Êphêsô – Những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Viên kim cương trong chỗ hỗn độn
Êphêsô 1.7-12
1. Loại vật chất cứng nhất và có giá trị nhất trên thế giới là kim cương. Người ta nghĩ kim cương được hình thành bởi hơi nóng ghê gớm của tâm quả đất rồi được đẩy lên qua những miệng núi lửa có đá tan chảy được gọi là "kimberlite". Khi được tìm ra, một viên kim cương được đặt vào trong một cái khuôn bằng đá. Đây là những gì được biết là "một viên kim cương trông chỗ hỗn độn". Để được nhiều ích lợi như các loại đá quí, nó phải trải qua một quá trình luyện lọc, gọt dũa, và đánh bóng. Quá trình nầy cất bỏ những cặn bã vô giá trị và bày ra sự sáng láng rực rỡ của viên đá. Việc gọt dũa kim cương được thực hiện theo một quá trình hầu tiêu hủy các thứ bất toàn như những chỗ nứt nẻ, vết nhơ, tình trạng vẫn đục, và sẽ tạo ra một viên ngọc quý có cỡ lớn nhất, bề ngoại đẹp đẽ nhất, và vì thế có giá cao nhất.
2. Cũng một thể ấy, những tín đồ chơn thật, những người đã được sanh lại là những viên "kim cương trong chỗ hỗn độn". Đức Chúa Trời đã khiến chúng ta trở thành những hòn đá vô giá, nhưng chúng ta bị bỏ vào cái bọc xác thịt tội lỗi, sa ngã. Để trở thành những gì Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải trở thành, Ngài phải gọt dũa và đánh bóng chúng ta hầu cất bỏ đi từng sự bất toàn rồi nâng cao giá trị của chúng ta. Ngài nhìn qua bên kia cái bề ngoài vào thấu tận của báu ở bên trong.
3. Thành thực mà nói, tôi không luôn luôn cảm thấy mình giống như một viên kim cương đâu. Đôi khi tôi cảm thấy mình giống như một hòn đá vô giá trị vậy. Có lẽ quí vị cũng có cảm nhận y như thế. Vấn đề là, chúng ta thường không nhìn thấy mình giống như Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta đâu! Đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sách Êphêsô, để tỏ ra cho chúng ta thấy viên kim cương – giống như giá trị của từng tín đồ vậy. Tôi đã yêu cầu mọi người nên đọc hết quyển sách, một chương mỗi ngày từng tuần lễ nghiên cứu của chúng ta. Quí vị có đọc không?
4. Tuần qua, chúng ta đã học các câu 3-14 là một câu thật dài, thực sự đây là một bài hát, một bài thánh ca ngợi khen rất là hay. Tiểu đoạn Kinh Thánh hôm nay, các câu 7-12 là khổ thứ hai. Nam ca sĩ Jim Croce từng hát lên thật êm nhẹ: "Anh muốn nói anh yêu em trong một bài ca". Đấy là những gì chúng ta nhìn thấy ở đây. Phaolô đang ngợi khen Đức Chúa Trời trong bài hát nầy, nhưng Đức Thánh Linh đang dạy cho chúng ta biết Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta nhiều là dường nào!
5. Khi quí vị có một việc làm tốt, quí vị thường nhận được quỹ phúc lợi, bảo hiểm, tiền trợ cấp, tài khoản tín dụng, những kỳ nghỉ, xe cộ do công ty trợ cấp v.v…Quí vị nhận lãnh các phúc lợi nầy vì quí vị rất có giá trị đối với công ty. Tuy nhiên, khi quí vị tiếp nhận Đấng Christ, quí vị nhận lãnh còn nhiều phước hạnh lớn lao hơn vì quí vị rất có giá trị đối với Ngài.
6. Tuần vừa qua chúng ta đã lưu ý bốn lợi ích. Chúng ta là hạng thánh đồ (các câu 1-2). Chúng ta được phước (câu 3). Chúng ta được chọn (câu 4). Chúng ta được làm con nuôi (các câu 5-6). Tuần lễ nầy, chúng ta sẽ xét qua thêm 5 lợi ích nữa. Chúng ta được chuộc, được tha tội, được ban cho sự hiểu biết, lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời và chúng ta là những kẻ kế tự.
7. Câu 7 cho chúng ta biết rằng tất cả những lợi ích và ơn phước nầy là một phần trong "sự dư dật của ân điển Ngài". Trong các câu 1-6, chúng ta học biết mọi điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta trong quá khứ. Trong tiểu đoạn nầy, chúng ta sẽ học biết những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta ngay bây giờ, trong hiện tại.
I. Chúng ta được cứu chuộc (câu 7a).
A. Ý nghĩa của sự chuộc tội.
1. Câu 7 chép: "Ấy là trong Đấng Christ [Chúa Jêsus] chúng ta được cứu chuộc".
2. Từ ngữ "cứu chuộc" ra từ một chữ Hy lạp có nghĩa là "phóng thích ra khỏi tình trạng phu tù". Trong thế giới của Tân Ước, từ nầy có nghĩa là nộp giá chuộc để mua một nô lệ.
3. Trong thời của Chúa Jêsus, Đế quốc La mã có khoảng 6 triệu nô lệ. Có chợ nô lệ ở khắp mọi nơi. Nếu một người muốn giải phóng cho một nô lệ, có lẽ là một người thân hay một người bạn, người ấy phải bằng lòng chịu trả một giá chuộc, để mua sự tự do cho tên nô lệ.
4. Theo một ý nghĩa, hết thảy con người đều là nô lệ. Hết thảy chúng ta đều là nô lệ cho tội lỗi. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 8.34: "ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi". Giống như hạng nô lệ ở Rôma, Rôma 7.14 chép hết thảy chúng ta đều đã "bị bán cho tội lỗi".
5. Nếu chúng ta cần được buông tha ra khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi, thì có ai đó phải trả giá. Rôma 6.23 chép "tiền công [giá trị, giá cả] của tội lỗi là sự chết".
B. Cái giá của sự cứu chuộc.
1. Câu 7 chép rằng "chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài", nghĩa là sự chết của Ngài.
2. Nhân vật duy nhứt có thể trả giá ấy chính là Chúa Jêsus. Từng người khác đã bị vấy bẩn với tội lỗi. Vì Chúa Jêsus thực sự vừa là Trời vừa là Người, chỉ có Ngài mới có quyền chuộc lấy chúng ta mà thôi, Ngài mua lấy chúng ta ra khỏi chợ nô lệ và buông tha cho chúng ta được tự do.
3. Chúng ta ngợi khen Chúa Jêsus và nói cho Ngài biết rằng Ngài thật xứng đáng, và đúng thế, Ngài rất xứng đáng. Chỉ một mình Ngài đã và đang là một của lễ có giá trị cho tội lỗi của chúng ta.
4. Câu 6 chép: "Ngài làm cho chúng ta đáng nhận trong Con yêu dấu của Ngài". "Con yêu dấu?” có nghĩa gì và là ai? Con ấy có nghĩa là: "được Đức Chúa Trời yêu thương". Con ấy đề cập tới Chúa Jêsus. Chính phải qua "Con yêu dấu", là Con duy nhứt và có một của Đức Chúa Trời mà chúng ta đã được chuộc.
5. I Phierơ 1.18-19 chép: "vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít".
6. Các thứ của lễ có huyết thời Cựu Ước là của lễ có tính cách tượng trưng và vô quyền. Chúng làm hình bóng trước cho của lễ của Chúa Jêsus. Hêbơrơ 9.12 chép: "Ngài đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ hết, không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời".
7. Mác 10.45 chép: "Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người".
Một người tên là Max Walsh cư ngụ ở một nhà nghỉ trên vùng núi. Một ngày đẹp trời kia, ông ra ngoài đi dã ngoại. Tuy nhiên, thời tiết thay đổi và ông ta thấy mình đang ở trong cơn bão tuyết không sao thấy đường đi được nữa. Ông bị lạc hướng, rồi bị kiệt sức. Người chủ của nhà nghỉ bèn sai con chó mà ông ta rất cưng đi ra tìm kiếm Walsh. Khi nó tìm gặp người kia đang bất tỉnh, con chó ngoạm lấy tay áo của ông ta mà kéo đi. Walsh lần hồi tỉnh lại. Ông tưởng mình đang bị một con sói tấn công, vì vậy ông ta đã sả dao săn vào con chó. Bị thương hòng chết, con chó để người kia bị lạnh cóng lại trong tuyết rồi quay lại nhà nghỉ, ở đó nó gục chết nơi chơn của chủ mình. Sau khi xem xét vết thương, người chủ nhà nghỉ nhận biết điều gì đã xảy ra rồi lần theo dấu máu trở lại nơi ấy và giải cứu người khách trọ của mình. Chúng ta có thể cảm động trước cái chết của con chó, nhưng lại không cảm thấy cái chạm của cái chết của Chúa Jêsus. Ngài đã gặp chúng ta trong khu chợ nô lệ tội lỗi và đã đổ "chính huyết Ngài ra" để buông tha cho chúng ta được tự do.
II. Chúng ta được tha tội (câu 7b).
A. Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi của chúng ta.
1. Hết thảy mọi người đều là tội nhân. Seneca, nhà triết học lỗi lạc của Rôma đã gọi mình là "một người khó dung thứ". Phaolô gọi mình là "đầu của hạng tội nhân". Kinh Thánh nói rất đơn giản trong Rôma 3.23: "Vì hết thảy mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời".
2. Trong sự cứu rỗi, chúng ta thấy "sự tha tội" thật hoàn toàn. Khi Đức Chúa Trời cứu chúng ta, Ngài tha thứ HẾT THẢY tội lỗi của chúng ta, quá khứ, hiện tại và tương lai. Quí vị sẽ nói: "Đức Chúa Trời lau sạch cuộc đời tôi khi tôi được cứu, nhưng giờ đây tôi phải giữ cho nó được sạch luôn". Nói như thế nghe được lắm, nhưng giữ như thế khó quá. Quí vị không thể tốt đủ để được cứu và quí vị không thể tốt đủ để giữ mãi như thế đâu.
3. Một là quí vị được tha thứ, hai là quí vị chẳng được tha gì hết. Chỉ đơn giản thế thôi. Nếu chúng ta không được tha thứ từng tội một, chúng ta không được tha bất kỳ tội nào. Chúng ta đã bị hư mất.
Max Anders nói theo cách nầy: "Đức Chúa Trời tha thứ từng tội lỗi của chúng ta. Theo thời kỳ. Quá khứ, hiện tại, tương lai. Hết thảy. Không phải một ít, mà là tất cả. Không phải một vài, mà là cả thảy. Không phải hầu hết, mà là toàn bộ. Tất cả. Khi Đức Chúa Trời dựng nên thế gian, tội lỗi của quí vị còn ở trong tương lai. Ngài đã dựng nên thế gian không cứ cách nào. Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, hết thảy tội lỗi của quí vị đã ở trong tương lai. Chúa Jêsus đã chịu chết vì quí vị không cứ cách nào. Khi Chúa Jêsus ở trong mồ mả, hết thảy tội lỗi của quí vị còn ở trong tương lai. Đức Chúa Trời đã ban cho quí vị sự sống không cứ cách nào. Chẳng một điều chi quí vị đã làm hay có thể làm sẽ gây kinh ngạc cho Đức Chúa Trời toàn tri được. Và chẳng có một điều gì quí vị từng làm hay có thể làm sẽ kiếm được sự hoà thuận với Đức Chúa Trời được. Sự hoà thuận ấy chỉ đến qua Đấng Christ mà thôi. Chẳng có điều gì chúng ta có thể làm để kiếm được sự hoà thuận ấy, chẳng có điều gì chúng ta làm có thể rút lại sự hoà thuận đó, vì sự hoà thuận ấy nương vào Đấng Christ, chớ không nương vào chúng ta" (Anders, pp.36-37).
4. Quả là một lẽ thật đầy sự hưng phấn! Chúng ta được tha thứ một cách hoàn toàn. Sự cứu rỗi của chúng ta tuyệt đối là miễn phí… chúng ta không thể kiếm được ơn ấy, chúng ta không thể đánh mất nó! Mọi sự đều nương vào Ngài và chúng ta chắc chắn đang "ở trong Ngài".
B. Kinh Thánh nói nhiều về bổn tánh hay tha thứ của Đức Chúa Trời.
1. Thi thiên 103.12 chép: "Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu".
2. Êsai 44.22 chép: "Ta đã xóa sự phạm tội ngươi như mây đậm, và tội lỗi ngươi như đám mây. Hãy trở lại cùng ta, vì ta đã chuộc ngươi".
3. Giêrêmi 31.34 chép: "Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa".
4. Michê 7.19 chép: "Ngài sẽ còn thương xót chúng tôi, giập sự gian ác chúng tôi dưới chơn Ngài; và ném hết thảy tội lỗi chúng nó xuống đáy biển".
5. 1 Giăng 1.9 chép: "Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác".
C. Trong ân điển, Đức Chúa Trời đã không tiếc ơn tha thứ của Ngài đối cùng chúng ta.
1. Chúng ta được tha tội "theo sự dư dật của ân điển Ngài". Câu nầy chỉ rõ chúng ta được tha thứ như thế nào và tha thứ bao nhiêu. Câu 8 nói Ngài rải ơn nầy ra "đầy dẫy trên chúng ta". Ngài ban rải ơn ấy trên chúng ta.
2. Ân điển có nghĩa là nhận lãnh sự ưu ái của Đức Chúa Trời khi chúng ta chỉ đáng nhận lãnh sự bực bội của Ngài. Ân điển có nghĩa là Đức Chúa Trời đem chúng ta về lại thay vì trục xuất chúng ta đi, Ngài ban cho chúng ta sự sống thay vì sự chết, yêu thương thay vì thù ghét, phước hạnh thay vì rủa sả, tha thứ thay vì sự phán xét, bình an thay vì đau khổ, vui mừng thay vì buồn rầu và thiên đàng thay vì địa ngục.
3. Đức Chúa Trời đã chọn ban cho chúng ta ân điển nầy theo một phương thức rất đặc biệt. Ân ấy được ban ra "theo sự dư dật của ân điển Ngài". Giờ đây, Đức Chúa Trời có thể ban cho chúng ta ân điển Ngài từ chỗ sự giàu có của Ngài, hay theo sự giàu có của Ngài. Có một sự khác biệt rất lớn.
John D. Rockefeller, ông là một trong những người giàu có nhất trên thế gian, thường chụp ảnh với chiếc nón và chiếc áo choàng, ông bố thí một hào cho trẻ lang thang trên đường phố. Ông bố thí tiền bạc từ sự giàu có nổi tiếng của Rockefeller. Mặc dù ngày nay chuyện ấy dường như không có nữa, đối với một vài trong các đứa trẻ đó, đây là một vinh dự khi nhận lãnh bất cứ gì từ của cải của Rockefeller. Nhưng chỉ hãy tưởng tượng mình nhận lãnh theo tài sản của Rockefeller sẽ giống với việc gì. Thay vì một hào, ông ấy sẽ bố thí một căn hộ đẹp, đầy đủ đồ đạt, và thảm cỏ được cắt xén đàng hoàng. Đậu trước cửa nhà ấy phải là chiếc Rolls Royce. Có một sự khác biệt rất lớn trong việc nhận lãnh từ một tài sản và nhận lãnh theo một tài sản.
4. Đức Chúa Trời vốn có một kho chứa ân điển rất rộng lớn, không giới hạn. Và Ngài ban cho chúng ta ân điển của Ngài không có giới hạn. Ngài rải ân điển nầy trên chúng ta. Ngài không ban bố cho chúng ta một ít ân điển ấy đâu. Ngài rải ân điển trên chúng ta theo một phương thức thật rời rộng. Chúng ta không nhận các thứ thức ăn thừa, chúng ta nhận lãnh lần lượt các món ăn chính. Trong Đấng Christ Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta "sự chuộc tội" và "sự tha thứ", một sự tha thứ đầy trọn.
5. Chúng ta sẽ luôn luôn nhận được ân điển đáng kinh ngạc của Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ tới điều mà tác giả thánh ca John Newton đã có trong trí khi ông viết: "Khi chúng ta có mặt ở đó mười ngàn năm, chiếu sáng như mặt trời, chúng ta ca hát ngợi khen Đức Chúa Trời không kém gì lúc chúng ta mới bắt đầu lần đầu tiên".
III. Chúng ta có sự thông biết (các câu 7c-8).
A. Trong mọi tri thức của nó, thế gian có rất ít hiểu biết.
1. Nhà văn Pháp, Andre Maurois đã nói: "Vũ trụ rất dửng dưng. Ai đã tạo ra nó? Tại sao chúng ta có mặt ở đây trên đống bùn đang xoay tròn trong khoảng không gian bao la nầy? Tôi không có ý gì sáng láng lắm đâu, và tôi hoàn toàn tin rằng chẳng ai có ý gì hay hơn".
2. Đối với nhiều người giống như ông, cuộc sống nầy rất vô nghĩa. Chẳng có một mục đích nào cả, chẳng có một ý nghĩa nào dành cho lịch sử của nhân loại. Đối với họ, cuộc sống chỉ là những gì quí vị đã làm ra mà thôi.
3. Khi Đức Chúa Trời không tra tay Ngài vào, cuộc sống quả là vô nghĩa. Tại sao có quá nhiều thất vọng, chán nản trên thế gian vậy? Thế gian đang tể trị Đức Chúa Trời. Đây là triết lý về sự thất vọng mà nhiều người không biết đang nắm lấy. Không có Đức Chúa Trời, chẳng có nghĩa lý gì trong vũ trụ nầy, đời sống của chúng ta là vô mục đích, vì vậy người ta mượn triết lý nầy: "bạn chỉ đi một vòng thôi, bạn sẽ nắm bắt được hết mọi thích thú mà bạn có thể lãnh hội được".
4. Các tổ phụ của chúng ta không được ăn học đến nơi đến chốn, nhưng phần nhiều trong số họ đã có nhiều sự hiểu biết hơn dòng dõi của họ. Allan Bloom, trong quyển The Closing of the American Mind, ông mô tả sự khôn ngoan của ông bà "không có học hành" của mình đến từ quyển Kinh Thánh:
"Tôi không tin ở thế hệ của tôi, anh em tôi đã được ăn học theo phong cách Mỹ, hết thảy họ đều là Tiến Sĩ, Phó Tiến Sĩ. Khi họ nói về trời và đất, các mối quan hệ giữa nam nữ, cha mẹ và con cái, tình trạng của con người, tôi chẳng nghe thấy gì ngoài những câu sáo rỗng, thiển cận, rất mỉa mai. Tôi không nói ra điều gì nhàm chán để cuộc sống đầy đủ hơn khi người ta có nhiều chuyện thần thoại để sống với. Tôi muốn nói tới một đời sống dựa vào Quyển Sách là gần gũi với lẽ thật hơn, đời sống nầy cung ứng dữ kiện cho sự nghiên cứu sâu sắc hơn và tiếp cận bản chất thực của nhiều việc".
B. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự khôn ngoan và thông sáng.
1. "Khôn ngoan" ở đây ra từ chữ Hy lạp sophia từ chữ nầy chúng ta mới có những từ như "sophistication" [tinh vi]. Đức Chúa Trời ban cho những người tin Chúa một loại hiểu biết đặc biệt về mọi vật. Những người tin Chúa nhìn thấy các đề tài như sự sống và sự chết, Đức Chúa Trời và con người, sự công bình và tội lỗi khác hơn những người không tin.
2. "Thận trọng" có nghĩa là "thông sáng". "Khôn ngoan" nói tới hiểu biết về trí khôn, còn "thông sáng" nói tới hiểu biết trong thực tế, xử lý với các vấn đề về đời sống hàng ngày.
3. Khi lý trí của quí vị đầy dẫy với Lời của Đức Chúa Trời và đời sống quí vị đầy dẫy với các vụ việc của Đức Chúa Trời, quí vị đã có một nhận định cấp thế giới rất khác biệt. Không kể tới xuất xứ học vấn của chúng ta, Đức Chúa Trời ban cho những người tin Chúa sự hiểu biết mà hạng người không tin sẽ không bao giờ biết được.
4. I Côrinhtô 2.14-15 chép: "Vả, người có tánh xác thịt [chưa được cứu] không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng. Nhưng người có tánh thiêng liêng xử đoán mọi sự, và chính mình không bị ai xử đoán".
IV. Chúng ta có sự mầu nhiệm (các câu 9-10).
A. Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho chúng ta thấy lẽ mầu nhiệm tối hậu của Ngài.
1. "Sự mầu nhiệm" của Đức Chúa Trời không phải là khó giải thích đâu. Từ ngữ nầy nhắc tới một việc thường được che giấu, nhưng giờ đây đã được tỏ ra.
2. "Để làm sự định trước đó trong khi kỳ mãn", như đúng kỳ Đức Chúa Trời sẽ "hội hiệp muôn vật lại trong Đấng Christ" dù là những vật ở "trên trời" hay "dưới đất" hết thảy đều sẽ ở "trong Ngài".
3. Đấng Christ là trung tâm mọi mục đích của Đức Chúa Trời trong thế gian. Đức Chúa Trời sẽ hội hiệp muôn vật lại dưới quyền tể trị của Đấng Christ. Ngài sẽ đem hết thảy dân sự của Ngài và sự sáng tạo của mình đặt dưới chơn Đấng Christ. Khi ấy sẽ là một Trật Tự Mới!!!
4. Côlôse 1.16 chép: "Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả". Chúng ta hãy xem qua Rôma 8.19-21.
5. Trong lúc bây giờ, ngay cả thân thể của Đấng Christ, gia đình của Đức Chúa Trời không cứ cách nào đó đã bị phân chia ra. Chúng ta bị phân chia về mặt địa lý, về giáo lý, về hệ phái, và về phương pháp luận. Trong quyển Handbook of Denominations in the United States {Tài liệu về các hệ phái ở Mỹ] có liệt kê ra 28 nhóm Báptít.
6. Nếu Đức Chúa Trời hội hiệp muôn vật lại thành một, nói như thế có nghĩa là chúng ta cần phải phục theo những sự tin quyết và các tín điều theo Kinh Thánh? Không! Có phải nói như vầy có nghĩa là chúng ta phải chìu theo điều chi chúng ta biết là sự thực và theo đuổi sự hiệp một hoàn toàn với những ai xưng danh Đấng Christ sao? Không! Hãy lưu ý rằng câu 10 không nói hết thảy chúng ta sẽ hội hiệp lại đâu, mà "NGÀI sẽ hội hiệp muôn vật lại trong Đấng Christ".
B. Vì chúng ta đang có Sự Mầu Nhiệm, chúng ta không dự vào chủ nghĩa bi quan yếm thế của thế gian. Tuần lễ nầy tôi có xem một chương trình nói về các giấc chiêm bao và những lời tiên đoán của con người cho rằng thời kỳ thiên hi niên sẽ có nhiều tai hoạ khủng khiếp lắm. Tôi nghĩ: "Kinh Thánh nói trước rồi một số trong các việc ấy. Đối với tôi, đây là những tin tức tốt lành!"
V. Chúng ta là những kẻ kế tự (các câu 11-12).
A. Chúng ta có rồi một cơ nghiệp (câu 11).
1. Hãy để ý mệnh đề nầy ở thì quá khứ "chúng ta đã nên kẻ dự phần kế nghiệp". Trong Kinh Thánh, khi nói tới một biến cố trong tương lai ở thì quá khứ là một phương thức chỉ ra sự chắc chắn của biến cố ấy. Cơ nghiệp hiện thuộc về chúng ta rồi.
2. Trước khi Đức Chúa Trời dựng nên một cơ nghiệp, Ngài "đã định trước" từng người tin Chúa phải nhận lãnh phần cơ nghiệp nầy. Trong thí dụ của Chúa Jêsus nói tới sự phán xét các nước, Ngài phán, trong Mathiơ 25.34: "Bấy giờ, vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên hữu rằng: Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất".
3. Phần cơ nghiệp đã được định trước nầy trong mọi sự giàu có của Cha thiên thượng chúng ta là "theo mạng của Đấng làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán". Đức Chúa Trời sẽ và đang mong muốn ban hết mọi sự cho chúng ta!
B. Cơ nghiệp của chúng ta là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (câu 12). Người nào "đã trông cậy trong Đấng Christ trước nhất" đang chiếu ra "sự ngợi khen vinh hiển Ngài". Sự biến đổi đáng kinh ngạc của một tội nhân trở thành một thánh đồ, một kẻ kế tự của Đức Chúa Trời là công tác vinh hiển nhất của Đức Chúa Trời.
Hỡi người tin Chúa, Đức Chúa Trời nhìn thấy quí vị là một viên kim cương, dù những góc cạnh của quí vị đương còn là xù xì, hỗn độn lắm.
****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét