Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Galati 5.16-18: Bước đi theo Thánh Linh



Tự do thực – Galati
Bước đi theo Thánh Linh
Galati 5.16-18
Tấn sĩ Bill Bright trong Chiến dịch truyền giảng Tin lành cho Đấng Christ thuật lại câu chuyện nầy nói về một cánh đồng dầu hoả nổi tiếng được gọi là Yates Pool. "Trong lúc chưa được khai khẩn, cánh đồng nầy là một trại nuôi cừu do một người có tên là Yates làm chủ. Ông Yates lại không có đủ khả năng hoạt động chăn nuôi để trả vốn và lời cho tài sản đã được thế chấp, vì thế ông đang rơi vào chỗ nguy hiểm có thể mất hết đồng ruộng của mình. Với một ít tiền để mua quần áo và thức ăn, gia đình ông (giống như nhiều gia đình khác) phải sống nhờ vào trợ cấp của nhà nước. Hết ngày nầy sang ngày khác, khi ông nhìn vào bầy chiên của mình đang thả ăn trên vùng đồi núi phía Tây Texas, không nghi ngờ chi nữa ông thấy bối rối nhiều, không biết làm sao để chi trả các tờ hoá đơn. Khi ấy, một nhóm nhân viên đo đạc địa chất từ một công ty dầu hoả vừa đến trong khu vực rồi nói cho ông biết trong đất của ông có dầu. Họ xin phép khoan thử một miệng giếng, và ông đã ký một hợp đồng cho họ thuê đất. Ở độ sâu 1.115 feet họ khoan đụng một giếng dầu có dự trữ rất lớn. Giếng đầu tiên thu hoạch được khoản 80.000 thùng mỗi ngày. Nhiều giếng khác được khoan sau đó có thu hoạch gấp đôi giếng kia. Thực vậy, 30 năm sau khi khoan thử một trong những giếng dầu cho thấy mãnh đất ấy có một trữ lượng 125.000 thùng một ngày. Và Ông Yates đã làm chủ hết thảy số dầu đó. Cái ngày mà ông mua mãnh đất ấy, ông đã nhận được dầu hoả và những quyền lợi của khu mỏ. Tuy nhiên, ông đã sống trong tình trạng được trợ cấp. Một nhà triệu phú đang sống trong cảnh nghèo khó. Vấn đề ư? Ông không biết dầu hoả đã có ở đó, dù ông làm chủ mãnh đất ấy".
Tôi chẳng có gì phải nghi ngờ khi hầu hết chúng ta đã cố gắng sống một đời sống Cơ đốc nhơn đức. Chúng ta đã cố gắng để thắng hơn sự cám dỗ. Chúng ta đã cố gắng muốn gạt bỏ đi những ham muốn tội lỗi của mình. Chúng ta đã cố gắng để yêu thương tha nhân. Chúng ta đã cố gắng để có một thái độ tốt về sự phục vụ tha nhân. Chúng ta đã cố gắng tỏ ra thái độ biết ơn. Chúng ta đã cố gắng để nghiên cứu Kinh Thánh. Chúng ta đã cố gắng để duy trì một đời sống cầu nguyện có kỷ luật. Tuy nhiên, thành thật mà nói, chúng ta đã gặp phải nhiều thất bại trong các nổ lực nầy hơn là thành công. Chúng ta thường rơi vào chỗ bị cám dỗ hơn là thắng hơn nó. Chúng ta thường kết thúc trong giận dữ với tha nhân hơn là tha thứ cho họ. Chúng ta xem TV hay đọc các thứ tài liệu khác hơn là đọc Kinh Thánh. Chúng ta thường mộng mơ nhiều hơn là chúng ta cầu nguyện. Tại sao chứ? Chúng ta thất bại vì chúng ta đang sống theo năng lực của mình, chớ không theo quyền phép của Đức Thánh Linh. Giống như Ông Yates, chúng ta có một lượng khó tin về sự giàu có và năng lực đang nằm bên dưới bề mặt đời sống của chúng ta. Là những tín đồ chân chính, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ngự ở trong lòng chúng ta. Chúng ta cần phải nắm lấy các tài nguyên của Ngài để có sự đắc thắng.
Chúng ta quay trở lại với tiểu đoạn Kinh Thánh trong tuần vừa qua ở các câu 13-15. Ở đây chúng ta học biết MỤC ĐÍCH của sự tự do, ấy là cung ứng cho chúng ta một "cơ hội". Chúng ta không nên sử dụng sự tự do của mình làm "dịp ăn ở theo tánh xác thịt", nghĩa là chúng ta không nên sử dụng sự tự do của mình làm một sự bào chữa đối với tội lỗi và chìu theo sự ích kỹ. Thay vì thế, sự tự do thuộc linh của chúng ta cung ứng cho chúng ta một "cơ hội" để chúng ta "lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau". Không những đây là một lời đề nghị dành cho người tin Chúa, mà còn là một MẠNG LỊNH nữa. Thực vậy, đây là mạng lịnh tối thượng, rất trọn vẹn của luật pháp. "Vì cả luật pháp chỉ tóm lại" trong "một lời" nầy, có nghĩa là: "Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình" rồi vì lẽ đó đừng bao giờ "cắn nuốt nhau".
Trong một bài giảng vào sáng Chúa nhựt, âm vang ấy nghe thì hay lắm, nhưng đưa vào thực hành thì rất là khó vào sáng thứ Hai. Có bao nhiêu người trong số quí vị đã học hỏi tiểu đoạn Kinh Thánh nầy cùng với tôi tuần qua và rồi thấy dễ dàng áp dụng tất cả vào tuần qua? Nói thật với quí vị, đối với tôi khi trải qua một ngày mà không để cho "xác thịt" cai quản tôi quả là việc rất khó đấy; việc ấy dường như khó đấy. Đối với tôi thức dậy vào buổi sáng rồi bắt đầu ngày mới của mình cảm thấy quan tâm đến các nhu cần của quí vị giống như nhu cần của tôi là vượt quá khả năng của tôi rồi. Quan tâm đến quí vị nhiều như tôi quan tâm đến bản thân tôi dường như không sao nghĩ tới được vậy. Tôi càng cố gắng sống theo các mạng lịnh nầy, tôi càng thấy thất vọng nơi mọi thất bại của mình.
Nếu "Đấng Christ đã buông tha cho tôi được tự do", tại sao tôi vẫn cảm thấy mình bị làm nô lệ vậy? Câu trả lời rất đơn giãn. Tôi không sao trở thành người mà Đức Chúa Trời muốn tôi phải trở thành mà không có quyền phép của Đức Thánh Linh. Tôi không thể thắng hơn “xác thịt” mà không có Đức Thánh Linh. Tôi không thể có cùng mối quan tâm dành cho tha nhân như tôi đã có cho bản thân mình mà không có quyền phép của Đức Thánh Linh. Tôi luôn luôn "cắn nuốt" người khác khi không có Đức Thánh Linh. Tôi sẽ không bao giờ phục vụ, học hỏi, cầu nguyện hay có bất kỳ một sự đắc thắng thuộc linh nào mà không có Đức Thánh Linh. Mạng lịnh phải yêu thương không phải là một gánh nặng mới sắp được gán trên lưng của chúng ta, mà đúng hơn, là “bông trái” đầu tiên của một đời sống biết đầu phục mỗi ngày trước Thánh Linh của Đức Chúa Trời (câu 22). Sự tự do của chúng ta được gắn với Đức Thánh Linh. Ngài đã được nhắc tới 8 lần trong chương nầy.
Người nào tìm cách thắng hơn sự cám dỗ và tội lỗi mà không có Đức Thánh Linh luôn luôn kết thúc bằng thất bại ở chỗ tốt nhất và đạo đức giả ở chỗ tệ hại nhất. Người nào tìm cách yêu thương mà không có việc nương cậy vào Đức Thánh Linh sẽ kết thúc trong việc tìm cách làm đầy dẫy nỗi trống không của họ thay vì chia sẻ sự đầy dẫy mà họ đang có. Sự thắng hơn tội lỗi và yêu thương nhau không phải là dễ dàng cho chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng ta học hỏi, đấy không phải là công việc của chúng ta mà chủ yếu là công việc của Đức Thánh Linh. Chúng ta phải học biết "bước đi trong Đức Thánh Linh".
Vì lẽ ấy, hôm nay tôi muốn đưa ra và giải đáp cho ba câu hỏi từ câu gốc Kinh Thánh của chúng ta, bước đi theo Thánh Linh có ý nghĩa như thế nào?Tại sao bước đi theo Đức Thánh Linh là quan trọng và chúng ta phải bước đi theo Đức Thánh Linh bằng cách nào?!?
I. Bước đi theo Thánh Linh có ý nghĩa như thế nào? (câu 16a).
A. Bước đi theo Thánh Linh là được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh.
Phaolô bắt đầu bằng cách cung ứng cho chúng ta một MẠNG LỊNH. Ông nhấn mạnh mạng lịnh nầy với câu nói: "Vậy tôi nói rằng…". Nói cách khác: "Vì anh em cần phải thắng hơn xác thịt, vì anh em cần phải dùng tình yêu thương mà làm đầy tớ lẫn nhau và yêu người khác như anh em yêu chính bản thân mình vậy, vì anh em không nên cắn nuốt nhau, cách duy nhứt anh em có thể đạt được điều nầy là phải BƯỚC ĐI THEO THÁNH LINH".
"Bước đi" ở đây ra từ một chữ Hy lạp được sử dụng theo thì hiện tại có ý nói tới "một hành động đều đặn, liên tục … một cách quen sống". Từ nầy ám chỉ một sự tấn triển, đi từ chỗ quí vị đang hiện hữu tới chỗ quí vị sẽ trở thành. Câu nói có tính cách truyền giáo cho rằng chúng ta hiện hữu như một Hội thánh là để "gặp gỡ mọi người như họ đang hiện hữu rồi giúp họ trở thành điều mà Đức Chúa Trời muốn họ phải trở thành". Vì lẽ đó, mục tiêu chính của chúng ta trong vai trò một Hội thánh là dạy dỗ dân sự phải "bước đi theo Thánh Linh".
"Bước đi theo Thánh Linh" nghe như thuật ngữ thông dụng Cơ đốc mà các tín đồ hay nói vậy. Nói như thế có nghĩa gì? Tôi nghĩ chúng ta nên tiếp thu một số trợ giúp cho câu nầy từ câu 18, ở đây nói chúng ta cần phải được "Đức Thánh Linh chỉ dẫn". Cho nên, muốn "bước di theo Thánh Linh" và muốn được "Đức Thánh Linh chỉ dẫn" đều cùng là một việc thôi.
Từ ngữ Hy lạp ở đàng sau "chỉ dẫn" được sử dụng để nói tới một nhà nông đang chăn bầy gia súc, về một người chăn chiên đang dẫn dắt bầy chiên, về những người lính đang hộ tống một tù phạm đến nhà tù và về ngọn gió đang đẩy đưa con tàu.
Chúng ta có thể hiểu rõ việc được "chỉ dẫn". Khi chúng ta bước vào một nhà hàng, một nữ tiếp viên sẽ dẫn chúng ta đến bàn của mình. Cô ấy đang chỉ dẫn; chúng ta đi theo sau. Khi một khách mời bước vào nhà thờ của chúng ta, những người trong ban tiếp tân sẽ đưa người ấy đến một lớp học Kinh Thánh hay đến khu vực chính của sự thờ phượng. Những người trong ban tiếp tân đang chỉ dẫn, người khách kia đang theo sau. Đối với quí vị là những người hâm mộ NASCAR, một cuộc đua ô tô đang khởi sự khi chiếc xe dẫn đầu đang hướng dẫn các tay đua chạy vòng quang đường đua.
Được "Đức Thánh Linh chỉ dẫn" rất là khác biệt. Khi nữ tiếp viên nhà hàng chỉ dẫn cho tôi, tôi bước theo sau cô ấy theo quyền của tôi. Khi khách mời đi theo sau người tiếp tân, người ấy đi theo bằng sức lực riêng của mình. Khi một xe đua chạy theo chiếc xe dẫn đường, nó chạy theo bằng năng lực của máy móc tốt của riêng nó. Tuy nhiên, khi tôi được "Đức Thánh Linh chỉ dẫn" tôi không bước theo bằng sức riêng của tôi. Đức Thánh Linh giống như một đầu máy xe lửa vậy. Ngài dẫn chúng ta vào đường ray ý chỉ của Đức Chúa Trời và chúng ta bước theo khi được quyền phép của Ngài thúc đẩy, chớ không phải bằng sức riêng của chúng ta.
"Bước đi theo Thánh Linh" rồi được "Đức Thánh Linh chỉ dẫn" đều có ý nói chúng ta cần phải được cặp đôi với quyền phép của Chúa.
B. Bước đi theo Thánh Linh là mang lấy Trái Thánh Linh.
Câu 22 tô điểm một bức tranh khác về sự bước đi theo Thánh Linh. Câu nầy chép như sau: "Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an…". Nếu sự ăn ở Cơ đốc, đời sống Cơ đốc phải được đánh dấu bằng tình yêu thương, sự vui mừng và bình an, thì "bước đi theo Thánh Linh" cũng y như việc mang lấy "trái Thánh Linh" vậy.
Tôi nghĩ Phaolô lấy hình ảnh ông nói về "trái Thánh Linh" từ Chúa Jêsus. Chúa phán trong Giăng 15.4-5: "Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được".
Vì lẽ ấy, "bước đi theo Thánh Linh" là phải "ở trong" hay gắn bó với Chúa Jêsus. Nếu chúng ta gắn bó với Chúa Jêsus chúng ta sẽ "đậu nhiều trái", đời sống chúng ta sẽ phản ảnh đời sống của Ngài. Nếu chúng ta tìm cách sống đời sống Cơ đốc mà tách khỏi việc bước đi theo Thánh Linh, chúng ta sẽ luôn luôn thất bại. Chúa Jêsus phán: "Vì ngoài ta các ngươi chẳng làm chi được".
C. Bước đi theo Thánh Linh là chọn theo Đức Thánh Linh thay vì chọn theo xác thịt.
"Bước đi" là một từ chỉ hành động, một động từ. Nó ám chỉ không những chức năng lãnh đạo của Đức Thánh Linh, mà còn chỉ sự "theo sau" của những người tin Chúa nữa. Chúng ta không bị Đức Thánh Linh mê hoặc trong trạng thái thụ động, mà là chủ động tích cực bước theo Ngài. Trong tiểu đoạn nầy, chúng ta thấy cụm từ "bước đi theo Thánh Linh" cả trong câu 16 và trong câu 25. Trong bản Kinh Thánh tiếng Anh hai câu nầy giống nhau, nhưng có những khác biệt trong tiếng Hy lạp. Câu nói ở câu 25 có nghĩa là "bước song hành với" hay "sống hiệp với". Bản Kinh Thánh NIV chép: "giữ đồng bộ với Đức Thánh Linh".
Đức Thánh Linh đang dẫn dắt chúng ta bởi quyền phép của Ngài giống y như chiếc đầu máy xe lửa kéo cả đoàn tàu bởi năng lực của nó. Tuy nhiên, các toa xe do đầu máy kéo đi phải góp phần với đầu máy xe lửa. Chúng phải ở trên đường ray và chỗ nối của chúng phải gắn liền với nhau. Đức Thánh Linh không thể dẫn dắt chúng ta một khi chúng ta trì gót chân lại mà từ chối không chịu theo sau.
Một số giáo sư dạy Kinh Thánh nhấn mạnh công tác của Đức Thánh Linh nơi đời sống của người tin Chúa đến nỗi họ từ chối bất kỳ một trách nhiệm nào về mặt con người. Hết thảy chúng ta đều đã nghe các câu nói đại khái như: "Cứ tự nhiên và để cho Đức Chúa Trời làm việc" hay "mọi sự bạn cần phải làm là đầu phục". Trong lối suy nghĩ của họ, đời sống Cơ đốc không làm gì cả mà chỉ thụ động thuận phục theo Đức Chúa Trời. Sự dạy nầy đã được hệ phái Quaker khuyến khích giữa vòng các hệ phái khác và được gọi là quietism. Quietism [chủ nghĩa ẩn dật] dạy một sự thụ động thuận phục Đức Chúa Trời đối với sự ngăn chận hoàn toàn hành động và ý muốn của con người.
QUYỀN PHÉP dành cho đời sống Cơ đốc hoàn toàn đến từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời, giống như QUYỀN PHÉP của sự cứu rỗi hoàn toàn ở trong Con Đức Chúa Trời vậy. Tuy nhiên, giống như ý muốn của con người bị thu hút vào ơn cứu rỗi, cũng một thể ấy ý muốn của con người bị thu hút vào sự nên thánh. Chúng ta phải chọn "bước đi theo Thánh Linh" và chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn ấy mỗi ngày.
Chúng tôi nói rằng quí vị đang xem TV. Khi quí vị lướt qua các kênh với bộ phận điều khiển từ xa, quí vị tìm một chương trình mà ở đó có người phụ nữ xinh đẹp, ăn mặc hở hang đang lôi cuốn cánh đàn ông. Tôi biết tôi đã làm cho phân nửa hội chúng phải phân tâm! Quí vị ơi, quí vị phải đưa ra một sự lựa chọn. Quí vị có thể thôi không liếc mắt theo cách dâm dật nữa, quí vị có thể chuyển qua một chương trình khác hay hơn hoặc quí vị có thể tắt máy. Quí vị sẽ làm gì đây? Một cách tiếp cận thụ động sẽ là: "Được thôi, nếu Đức Thánh Linh không muốn tôi xem chương trình nầy, Ngài sẽ làm cho sợi cáp bị hư đi" hay "có thể Đức Thánh Linh muốn tôi phát triển một chiến lược chứng đạo cho các trẻ em tắm biển đang mặc bikini". Không hay rồi! Đức Thánh Linh đang dẫn dắt quí vị phải luyện tập sự "tiết độ" (câu 23) và tắt bỏ chương trình dâm dật kia đi! Thắc mắc không phải là Đức Thánh Linh đang dẫn dắt quí vị phải làm gì, mà có phải quí vị đang bước đi theo Thánh Linh hay không?!? Bước đi theo Thánh Linh không phải là bào chữa thụ động mà là chọn lựa năng động. Trong đó, có cả QUYỀN PHÉP của Đức Chúa Trời và SỰ BẰNG LÒNG của người tin Chúa nữa.
Rôma 6.11-13 chép: "Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó. Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình".
Chúng tôi nói rằng quí vị đã có một nan đề với một chị em khác trong Hội thánh. Quí vị nghĩ cô ấy cung ứng cho quí vị một cái nhìn không được tốt hay cô ấy nói chuyện gì đó về ai đấy mà quí vị không ưa thích. Quí vị không thể chịu được cách ăn mặc và đi đứng của cô ta. Cô ta kém cõi và thô thiển. Tôi có nghe kể về một vị Mục sư nói hạng phụ nữ thể ấy đang chịu khổ từ hội chứng PMS… PRETTY MEAN SISTER SYNDROME [người xấu xí mà được xem là đẹp]! Quí vị sẽ xử lý thế nào đối với người nữ thể ấy? Quí vị sẽ chẳng làm chi hết với nàng ta và tuyệt đối không đếm xỉa gì đến nàng ta sao? Quí vị sẽ than phiền về nàng ta ở sau lưng nàng ta sao? Quí vị sẽ ngồi lê đôi mách về nàng ta sao? Quí vị sẽ khiến cho nhiều người khác chống lại nàng ta ư? Một cách tiếp cận thụ động sẽ là: "Đức Thánh Linh không dẫn dắt tôi phải làm chi đó với nàng ta cho tới khi nào nàng ta thay đổi" hay "Đức Thánh Linh đang dẫn dắt tôi hướng dẫn nhiều người khác xa lánh nàng ta hầu cho họ không bị tổn thương". VỚ VẨN!!! Đức Thánh Linh đang dẫn dắt quí vị "nhơn tình yêu thương mà làm đầy tớ" cho người phụ nữ đó. 6.10 chép: "Vậy, đang lúc có dịp tiện, HÃY LÀM ĐIỀU THIỆN CHO MỌI NGƯỜI, nhất là CHO ANH EM CHÚNG TA TRONG ĐỨC TIN". Đừng sử dụng sự tự do của quí vị làm một cớ bào chữa cho tội lỗi rồi đổ thừa tội ấy cho chức năng lãnh đạo của Đức Thánh Linh. "Bước đi theo Thánh Linh" luôn luôn là một sự tự do theo lương tâm. Hãy chọn lựa.
II. Tại sao bước đi theo Thánh Linh là việc quan trọng? (các câu 16b-18).
A. Khi chúng ta bước đi theo Thánh Linh, chúng ta không làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt.
Hãy xem lại câu 16. Chúng ta nhìn thấy cả nhân và quả. Khi quí vị "bước đi theo Thánh Linh" thì kết quả là "anh em không hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt". Cả hai bên không thể ví sánh và hổ tương với nhau được. Nếu quí vị có ý muốn làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt, quí vị sẽ không bước đi theo Thánh Linh được. Nếu quí vị cứ giữ nhịp song hành với Đức Thánh Linh, bước theo sự dẫn dắt của Ngài trong đời sống của quí vị, quí vị không cần phải làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt. Chúng ta không thể thực hiện cả hai trong cùng một lúc được.
Chúng ta xem kỹ hơn cụm từ đó, "những điều ưa muốn của xác thịt". Bây giờ tôi biết quí vị đang nghĩ gì rồi. Vì cớ cách sử dụng cụm từ "những điều ưa muốn" và đặc biệt khi chúng đi đôi với "xác thịt" chúng ta suy nghĩ một cách máy móc tới những tư dục, tình dục của xác thịt. "Những điều ưa muốn của xác thịt" chắc chắn gồm cả việc nhìn vào người khác với tư tưởng về thoả mãn tình dục cá nhân; tuy nhiên, câu nói ấy còn chứa đựng nhiều hơn thế. Trong Tân Ước, "xác thịt" không luôn luôn có ý nói tới bắp thịt, da và mô tế bào, phần thuộc thể của chúng ta, mà đúng hơn là lòng thèm khát, ham muốn nơi bề trong chìu theo tánh ích kỹ. Như tôi đã nói trong tuần vừa qua, lòng thèm khát nầy được gọi trụy lạc hoàn toàn có tính di truyền. Hết thảy chúng ta đều ra đời với tánh thèm khát ích kỹ đối với cái tôi và tội lỗi. Chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ và đó là một phần của các con trai con gái của Ađam. "Xác thịt" là một phần của chúng ta, nó tìm kiếm khoái lạc và sự thoả mãn mà không cần tới Đức Chúa Trời. Đây là phần trống không của quí vị, nó thèm khát sự thoả mãn nhưng không phục theo Đức Chúa Trời.
Khi con gái tôi, Ashlea là một đứa bé mới biết đi, câu nói mà nó ưa thích là: "Tự con làm được việc ấy". Nếu chúng ta tìm cách cột giây giày của nó, nó nói: "Tự con làm được việc ấy". Nếu chúng ta tìm cách giúp cho nó biết sử dụng nỉa thay vì mấy ngón tay, nó nói: "Tự con làm được việc ấy". Nếu chúng ta tìm cách cài nút áo cho nó, cột tóc lại hoặc đánh răng cho nó, nó sẽ đáp: "Tự con làm được việc ấy".
"Xác thịt" nói ra cùng một việc đó. Đức Chúa Trời phán: "Ta muốn ban cho các ngươi một sự vui mừng sâu lắng bên trong các cảnh ngộ của các ngươi", xác thịt đáp: "Ồ không, cảm tạ Chúa, con tìm được hạnh phúc của riêng mình rồi". Đức Chúa Trời phán: "Ta muốn dẫn dắt các ngươi và đưa các ngươi xuống con đường bình an"; xác thịt nói: "Không, cảm tạ Chúa, con sẽ tìm được con đường của riêng mình mà". Đức Chúa Trời phán: "Ta yêu các ngươi nhiều lắm và Ta chỉ muốn chúc phước cho các ngươi và ban cho các ngươi mọi sự các ngươi cần trong cuộc sống"; xác thịt đáp: "Cảm tạ Chúa, nhưng con tự bảo trọng mình được mà".
Phaolô tiếp tục cung ứng cho chúng ta một danh sách "các việc làm của xác thịt" trong các câu 19-22: "gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy…”. Chúng ta sẽ khám phá chúng rất chi tiết vào tuần sau.
Bây giờ hãy quay trở lại câu 17. Ở đây chúng ta thấy cuộc tranh chiến lớn lao nơi từng người tin Chúa chân chính. Ở đây chúng ta thấy nguồn chiến tranh ở bên trong, cuộc chiến lớn lao, rất thô lỗ: "Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều của Thánh Linh, Thánh Linh có những điều ưa muốn trái với của xác thịt; hai bên trái nhau dường ấy". Bản Kinh Thánh NCV dịch câu nầy như sau: "Những cái tôi tội lỗi của chúng ta mong mỏi cái điều nghịch lại Đức Thánh Linh, và Đức Thánh Linh muốn điều chi nghịch lại với cái tôi tội lỗi của chúng ta. Hai bên trái nhau dường ấy".
Hãy viết ra câu nầy: MỌI CƠ ĐỐC NHÂN ĐỀU KINH NGHIỆM CUỘC TRANH CHIẾN BỀ TRONG NẦY! Chỉ vì quí vị tranh chiến với xác thịt tội lỗi cũ không có nghĩa quí vị không phải là một Cơ đốc nhân. Thực ra, sự có mặt của cuộc tranh chiến nầy bên trong quí vị là bằng chứng đáng tin cho thấy rằng quí vị là tín đồ chân thật! Cơ đốc nhân không phải là một con người không có chút tư dục nào; một Cơ đốc nhân là một người bởi quyền phép của Đức Thánh Linh có mặt tại cuộc chiến với các điều ham muốn đó!
Những người không tin Chúa có thể tranh đấu với những vấn đề thuộc phạm vi đạo đức và lương tâm, nhưng có một cuộc chiến thuộc linh đang tiếp diễn bên trong từng tín đồ mạnh mẽ. Êphêsô 2.1-3 mô tả đời sống của chúng ta trước khi chúng ta được cứu: "Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch. Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác".
Khi quí vị được cứu, Đức Chúa Trời đã ban cho quí vị tặng phẩm Đức Thánh Linh. Ngài đã đến ngự thường trực ở trong lòng quí vị và Ngài mở ra một cuộc tấn công toàn diện vào xác thịt của quí vị! Nếu linh hồn của quí vị cảm thấy giống như một bãi chiến trường, quí vị đã được khích lệ rồi đấy. Đức Chúa Trời đang chiếm lấy vùng đất ngay tuyến đầu của tấm lòng quí vị! Ngài đang đào giao thông hào và sẽ không nhượng bộ cho tới khi thắng cuộc chiến đó! Chúng ta có sự bảo đảm từ Kinh Thánh rằng một ngày kia chính xác thịt của chúng ta sẽ được làm cho vinh hiển hay được làm cho trọn vẹn! Cho tới khi đó, cuộc chiến bên trong cứ sẽ tiếp diễn dài dài.
Quả đúng như thế vì đang có một chiến trận ở bên trong, vì "Đức Thánh Linh" và "xác thịt" "trái nhau dường ấy" nên quí vị thường "không làm được điều mình muốn làm". Trong Rôma 7, Phaolô giải thích cuộc chiến sẽ còn tiếp diễn luôn ở bên trong ông. Ông nói trong các câu 22-23: "Vì theo người bề trong, tôi vẫn lấy luật pháp Đức Chúa Trời làm đẹp lòng; nhưng tôi cảm biết trong chi thể mình có một luật khác giao chiến với luật trong trí mình, bắt mình phải làm phu tù cho luật của tội lỗi, tức là luật ở trong chi thể tôi vậy". Mặc dù ông có ao ước muốn làm theo điều phải, ông không luôn luôn làm theo điều chi là phải. Đôi khi ông có ao ước muốn làm quấy nhưng lại không làm theo điều quấy. Đôi khi Đức Thánh Linh gạt bỏ xác thịt và có lúc xác thịt gạt bỏ Đức Thánh Linh
Một bé gái 5 tuổi đã không vâng theo cha nó và bị buộc phải trở về phòng của mình. Sau vài phút, bố nó bước vào trò chuyện với nó về những gì nó đã làm. Nó hỏi với đôi mắt đẫm lệ: "Tại sao chúng ta lại làm theo điều quấy hả bố?" Bố nó đáp: "Có khi ma quỉ bảo chúng ta làm theo điều chi là quấy, và chúng ta nghe theo hắn. Thay vì thế, chúng ta cần phải nghe theo Đức Chúa Trời". Nghe xong, nó thổn thức: "Ước gì Đức Chúa Trời nói lớn tiếng hơn!"
Bây giờ, hãy nhớ lại câu 13 có chép: "chớ lấy sự tự do đó làm dịp cho anh em ăn ở theo tánh xác thịt". Chúng ta đừng bao giờ bào chữa cho tội lỗi của mình bằng cách nói: "Ồ phải rồi, xác thịt thắng hơn trong lúc đó". Mặc dù có cuộc chiến theo phép tiệm tiến, sự thắng hơn xác thịt luôn luôn là khả thi. Rôma 8.2 chép: "vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết". Chúng ta có thể có sự đắc thắng bằng cách nương cậy, giữ sự đồng bộ với và bước đi theo Thánh Linh.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra một số người đã được định cho rất xuất sắc về các bộ môn điền kinh. Theo các nghiên cứu của họ, bộ gene A.C.E. trong các lực sĩ điền kinh nhiều hơn so với những người không nhanh nhẹn, hay ngang bằng trong các động tác của họ. Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng người nào ra đời với gene A.C.E. nhiều hơn đó, họ phải tập luyện để nắm lấy ưu thế về tiện ích di truyền của họ. Tương tự, người nào tiếp nhận Đấng Christ đều có khả năng có được một đời sống đắc thắng về mặt thuộc linh. Khi chúng ta trở thành một Cơ đốc nhân và nhận lãnh Đức Thánh Linh, chúng ta có quyền nói không với tội lỗi và có với sự công bình. Nhưng giống với những ai đã đạt tới sự thành công trong môn điền kinh, chúng ta phải "tập luyện".
B. Khi chúng ta bước đi theo Thánh Linh, chúng ta không còn ở dưới luật pháp nữa.
Bây giờ, hãy nhìn vào câu 18: "Nhưng, ví bằng anh em nhờ Thánh Linh chỉ dẫn, thì chẳng hề ở dưới luật pháp". Tất nhiên nói như vầy không có nghĩa là chúng ta không làm trọn luật pháp của Đức Chúa Trời. Các câu 13-14 cho chúng ta biết rằng chúng ta cần phải "lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau" và "cả luật pháp đều tóm lại trong một lời nầy" ấy là "ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình".
Rôma 8.3-4 chép: "Ngài [Đức Chúa Trời] đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh". Ở đây bước đi theo Thánh Linh không có nghĩa là chúng ta không phải làm trọn luật pháp, mà làm trọn những gì luật pháp đòi hỏi, Đức Thánh Linh tạo ra, nghĩa là tình yêu thương. Hãy nhớ lối lý luận lòng vòng mà tôi đã mô tả trong tuần qua không? Luật pháp không thể cứu chúng ta vì chúng ta không thể giữ được luật pháp. Tuy nhiên bởi đức tin trong Đấng Christ chúng ta giữ được luật pháp ấy bởi quyền phép của Đức Thánh Linh.
Chính "trái Thánh Linh" đầu tiên trong câu 22 là "lòng yêu thương". Câu 14 nói lòng yêu thương làm trọn "cả luật pháp". Ở cuối bảng danh sách các trái Thánh Linh, Phaolô nói: "không có luật pháp nào nào cấm các sự đó". Hãy nghĩ tới câu nói ấy theo cách nầy, chúng ta thể nào đã ở dưới gánh nặng của luật pháp khi chính những việc luật pháp đòi hỏi đang bắt đầu nảy nở trong đời sống của chúng ta giống như một trái mới hình thành trên nhánh của một cây kia?
III. Chúng ta bước đi theo Thánh Linh bằng cách nào?
A. Chúng ta bước đi theo Thánh Linh khi chúng ta làm cho chết xác thịt.
Rôma 13.14 chép: "nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó". Cho phép tôi trình bày câu nầy theo cách đơn giãn hơn. Ao ước của chúng ta là những tín đồ được đầy dẫy Đức Thánh Linh sẽ là đánh trận chống lại xác thịt theo cách hung tợn. Chúng ta nói nhiều về cuộc chiến nầy khi chúng ta bước sang câu 24. Tuy nhiên, mục tiêu ấy là chúng ta không nên "tiếp trợ" cũng không để cho xác thịt "nhơn dịp". Nếu chúng ta không đặt mình vào một tình huống chịu cám dỗ, chúng ta gần như sẽ luôn luôn chiến thắng. Hãy thù ghét xác thịt! Hãy xem khinh xác thịt! Đừng ấp ủ nó và hãy để cho nó bị đói khát mà chết đi.
B. Chúng ta bước đi theo Thánh Linh khi chúng ta vui mừng trong Chúa.
Hết thảy chúng ta đều đang tìm kiếm hạnh phúc và sự thoả mãn bằng hàng trăm cách thức. Ở mặt tích cực, tôi tìm thấy hạnh phúc trong mối quan hệ của tôi với vợ tôi, trong khi tôi quan sát con gái tôi chơi bóng rỗ hay đang tận hưởng buổi sáng thật đẹp trong một ngôi nhà thật xinh. Hết thảy những việc tốt lành nầy Chúa đã ban cho tôi. Nếu tôi không cẩn thận, có thể tôi cũng sẽ tìm kiếm hạnh phúc trong những việc tiêu cực như, khoe khoang ngạo mạn về các thành tựu của mình, kiêu ngạo về mọi của cải hay tài năng của mình, chìu theo những việc ấp ủ xác thịt hay lấy làm vui sướng nơi sự rủi ro của người khác. Có hàng trăm mãnh vỡ của thế gian mà chúng ta đang tìm cách nhồi nhét thành mẫu giải đáp theo kích cở của Đức Chúa Trời trong tấm lòng của chúng ta. Chẳng một mãnh nào trong số đó vừa vặn cả.
Chúng ta chỉ tìm thấy hạnh phúc và sự thoả mãn sau cùng khi chúng ta vui mừng trong Chúa. Cả quyển sách Philíp đang nói tới sự vui mừng trong Chúa. Phaolô nói: "Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa, hãy vui mừng đi!" (Philíp 4.4). Ở đây trong thư Galati, vị sứ đồ nói ra một câu tương tự ở 2.20: "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi". Phaolô đang nói với chúng ta rằng mỗi ngày ông đã tìm thấy sự vui mừng trong sự tin cậy Chúa. Hết ngày nầy sang ngày khác, ông đã phó sự lo lắng cho Ngài. Hết ngày nầy sang ngày khác, ông đã làm cho bản thân mình được tự do không còn bị ràng buộc với tội lỗi, sợ hãi và tham lam nữa, bằng cách bước song hành với Đức Thánh Linh, giữ sự đồng bộ với Ngài.
Chúng ta không thể vui mừng trong Chúa mà không có sự hiểu biết, không suy gẫm luôn về các lời hứa của Đức Chúa Trời. Satan là kẻ lừa dối bậc thầy, nhưng lẽ thật của Đức Chúa Trời luôn luôn buông tha cho chúng ta được tự do. Những Cơ đốc nhân thất bại và ngã lòng là những kẻ không chịu suy gẫm luôn về các lời hứa quí báu của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Người ta làm hầu hết mọi việc trừ ra suy gẫm Ngôi Lời. Tuần lễ nầy tôi đã thấy một truyền đạo đơn khích lệ tôi nên đăng ký Học Kinh Thánh ở Beverly Hillbillies! Tôi lấy làm lo! Nếu chúng ta chịu phục theo Đức Thánh Linh và mở quyển Kinh Thánh ra mỗi ngày, điều nầy sẽ đem lại sức sống mới cho đời sống của chúng ta!
George Muller từng viết: "Tôi đã nhìn thấy rõ ràng hơn bao giờ hết, ấy là công việc quan trọng trước tiên và chính yếu mà tôi phải giữ hàng ngày, là để cho linh hồn tôi được vui mừng trong Chúa. Việc đầu tiên cần phải quan tâm đến không phải là tôi sẽ hầu việc Chúa bao nhiêu, hay tôi phải làm vinh hiển Chúa như thế nào; mà tôi phải làm sao đưa linh hồn mình vào một tình trạng vui sướng, và người bề trong của tôi phải được ấp ủ như thế nào… Bây giờ, đâu là thức ăn cho người bề trong đây? Không phải là cầu nguyện đâu, mà là Lời của Đức Chúa Trời".
Hudson Taylor, nhà sáng lập Hội Truyền Giáo Nội Địa Trung Hoa, từng nhận lãnh lời lẽ chống đối gần một trạm truyền giáo. George Nichol, một trong những giáo sĩ hàng đầu hay huýt sáo bài thánh ca của ông: “Tôi yên nghỉ trên sự vui mừng, Ngài chính là sự vui mừng đó”. "Hudson Taylor đã học biết điều đó cho ông ấy, một đời sống duy nhứt, đời sống được phước yên nghỉ và vui mừng trong Chúa dưới mọi cảnh ngộ, trong khi ông đối phó với những khó khăn cả trong lẫn ngoài, cả lớn và nhỏ".
Thực vậy, khi chúng ta nói có với sự bước đi theo Thánh Linh, chúng ta sẽ gạt đi sự buồn rầu và xấu hổ mà tiếp lấy niềm vui mừng trong Chúa.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét