Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Gen 42.1-38: "Khi Đức Chúa Trời đưa bạn đến với hai đầu gối của mình"



"Khi Đức Chúa Trời đưa bạn đến với hai đầu gối của mình"

(Sáng thế ký 42.1-38)
Có bao giờ bạn nghe nói đến một berkutchi không? Một berkutchi là một người Á châu chuyên huấn luyện chim ưng để đi săn. Việc bắt lấy, thuần hóa, huấn luyện, và giữ chim ưng có trình tự rất cao. Hầu hết những con chim ưng đều có một cuộc sống trải dài khoảng 40 năm, bị bắt khi còn nhỏ — một là bị bắt từ trong tổ hay bị bẫy trong cái tổ có mồi. Từng bị bắt, chim ưng bị trùm đầu lại và bị đặt trong cái chuồng với chỗ đậu chơn cứ đong đưa mãi hầu cho nó không thể nghỉ ngơi hay ngủ nghê được. Trong hai hay ba ngày, nó cũng không được cho ăn. Trong thời gian nầy, người berkutchi nói năng, ca hát, và hô những khẩu hiệu cho chim ưng trong nhiều giờ liền. Sau cùng, anh ta bắt đầu cho ăn và vuốt ve nó. Từ từ con vật yếu đuối kia đạt tới chỗ nương cậy vào chủ của nó. Khi người berkutchi quyết định rằng mối quan hệ của họ đã đến chỗ đủ chắc chắn rồi, việc huấn luyện mới bắt đầu. Không phải hết thảy những con chim ưng đều có thể được huấn luyện đâu, mà là con chim nào biết sống với chủ tỏ ra một sự trung thành rất mãnh liệt. Trong khi việc huấn luyện và làm cho chim ưng phải tan vỡ dường như rất tàn nhẫn, đây là một hình ảnh chỉ ra thể nào Đức Chúa Trời của chúng ta lập ra để kéo chúng ta đến gần với Ngài [Preaching Today Citation. Stephen Kinzer, “A Hunter Whose Weapon Is Also His Friend,” New York Times (11/4/99)].
Đức Chúa Trời sử dụng những thứ tan vỡ: vỡ đất để tạo ra một vụ mùa, mây tan ra để làm mưa, hột gạo vỡ ra để làm bánh, và bánh bẻ ra để cung ứng sức lực [Preaching Today Citation. Vance Havner, Leadership, Vol. 4, no. 1]. Ở Sáng thế ký 42, Đức Chúa Trời sẽ làm cho các anh Giô-sép phải tan vỡ bằng cách đánh thức lương tâm đang ngủ mê của họ. Họ là một nhóm người cứng đầu. Nhiều năm trước, dưới quyền lãnh đạo của Simêôn và Lê-vi, họ đã dối gạt cả một ngôi làng, đã giết hết những người nam, và bắt lấy những phụ nữ và trẻ em làm phu tù trong sự trả đủa việc một người cưỡng hiếp em gái của họ. Rubên, là anh cả, đã ngủ với hầu của cha mình. Giuđa có hai con trai độc ác đến nỗi Đức Giêhôva đã cất mạng sống của họ đi. Bản thân ông lại có dan díu với con dâu của mình, là Tama, còn nghĩ nàng là gái điếm nữa. Tất cả trong các anh em, trừ ra Bêngiamin, đã bán Giô-sép vào vòng nô lệ rồi kế đó chà nát tấm lòng của cha họ bằng cách nói dối rằng con ông đã chết. Giờ đây, đã qua 22 năm rồi. Trong tiến trình của câu chuyện nầy, lương tâm đang ngủ mê của họ đã thức tỉnh. Câu chuyện của họ cho chúng ta thấy thể nào Đức Chúa Trời lại sử dụng tính khắc nghiệt và ân điển để đánh thức lương tâm của chúng ta và đưa chúng ta đến với sự ăn năn. [Steven J. Cole, “When your Conscience says “Ow!”” (Genesis 42.1-28).
http.//www.fcfonline.org/site/search_methods.asp?search=1&search_method=advanced&sermon_book=Genesis].
Cảnh 1 (42.1-5). Bảy năm đói kém mà Giô-sép đã tiên đoán giờ đây đang trở thành hiện thực (xem 41.54-57). Nạn đói đã lan khắp và thế giới được biết thời bấy giờ (41.57), kể cả gia đình của Giô-sép trong xứ Canaan. Vì lẽ đó, ở 42.1-2 Môise viết: “Gia-cốp thấy xứ Ê-díp-tô có lúa bán ra, bèn nói cùng các con trai mình rằng: Sao bay ngơ ngẩn nhìn nhau vậy? Lại rằng: Nầy, cha nghe dưới xứ Ê-díp-tô có lúa bán; bay hãy xuống đó mua lúa cho chúng ta, hầu cho chúng ta sống và khỏi chết, chớ!” Trong một thời gian ngắn gia đình của Giacốp có lẽ sống còn với những gì họ đã tích lũy. Nhưng thời tiết không thay đổi và các nguồn cung cấp hầu như đã cạn kiệt. Tình trạng rất trầm trọng rồi. Giacốp nghe nói rằng có lúa bán trong xứ Ai cập, vì vậy ông khởi sự bàn bạc với các con của mình. Nhưng mỗi lần ông đưa vấn đề ra, không một người nào trong các con của ông chịu nhìn thẳng vào mặt ông cả. Họ ngơ ngẩn nhìn nhau. Rubên nhìn Simêôn, Simêôn liếc nhìn Giuđa, và ánh mắt của Giuđa chiếu sơ qua Lê-vi. Giacốp đang nãn lòng lắm [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 651]. Trong một tình trạng khủng hoảng, các con trai ông dường như không muốn làm gì hết [Davis viết: “Có hai tiểu đoạn chính trong sách Sáng thế ký, ở đó Giô-sép được thấy đang trao đổi với các anh mình: các chương 37 và 42–50. Tiểu đoạn 37 diễn ra trong xứ Canaan, tiểu đoạn kia diễn ra trong xứ Ai cập. Thú vị thay, ở phần đầu của mỗi tiểu đoạn chính đó, tác giả ghi lại bản tường trình không tốt về một số người hay cả thảy 10 người con trai không sanh cho Rachên, cho thấy rằng họ tỏ ra một bổn tánh không tốt (37.2; 42.1). Ở đây, trong 42.1, Giacốp thắc mắc tại sao các con trai của ông chẳng làm gì về việc bảo đảm lương thực để cung cấp cho cả gia đình trong lúc có đòi kém”. Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003)].
Tại sao các con trai của Giacốp không muốn xuống Ai cập? Về một việc, chuyến đi xuống Ai cập Ai cập rất là dài (250-300 dặm) và nguy hiểm, và chuyến đi vòng có thể tốn mất thời gian 6 tuần lễ. Thậm chí sau khi đến tại Ai cập, các anh em không thể biết chắc về một sự tiếp đón thân mật. Là “người ngoại quốc” đến từ xứ Canaan, họ sẽ lâm vào cảnh nguy hiểm và thậm chí sẽ bị bắt và bị đày làm nô lệ. Nếu điều đó xảy ra, sẽ chẳng còn ai lo chăm sóc các gia đình của họ và người cha già của họ [Warren W. Wiersbe, Be Authentic. Genesis 25-50 (Colorado Springs. Chariot Victor, 1997), 107-108]. Hơn nữa, chữ “Ai cập” xuất hiện giống như một quả bom nằm trong lương tâm tội lỗi của họ. Các anh em có thể nghe lại tiếng leng keng của những đồng bạc mà họ đã nhận từ tay các thương buôn khi họ bán đứng em họ vào vòng nô lệ. Họ có thể nhìn thấy chàng đang nài xin tha mạng khi chàng bị lôi đi. Họ nhớ lại nét kinh khủng trên gương mặt của chàng. Khi chuyến đi xuống Ai cập được nhắc tới, họ lấy làm kinh hãi khi nhớ lại khả năng giải một nhóm nô lệ và có lẽ đang nhìn thấy hố mắt sâu thẳm của em trai họ. Trong 22 năm trời, các anh em nầy đã tìm cách làm im tiếng lương tâm đang quấy rối của họ. Nhưng khi Đức Chúa Trời áp dụng áp lực của nạn đói, một đôi lần với từ “Ai cập”, những tên khỗng lồ đang ngủ mê đã bị khấy rối. Đối với 10 anh em nầy, thời gian không xóa mờ lương tâm tội lỗi của họ.
Bạn có thể chà sạch tội lỗi của mình dưới tấm thảm và hy vọng nhiều năm tháng đủ sẽ lo liệu cho nó, nhưng một ngày kia, có lẽ nhiều năm về sau, Đức Chúa Trời sẽ áp dụng một loại áp lực nào đó trong đời sống của bạn và lương tâm của bạn sẽ bị khuấy đảo. Có thể là một câu nói đơn sơ, được thốt ra tình cờ bởi ai đó: “Ai cập!” Tội lỗi của bạn loáng thật nhanh trong lý trí giống như thể nó mới vừa xảy ra hôm qua [Cole, “When your Conscience says “Ow!”]. Tốt hơn là rút ngắn câu chuyện lại rồi xử lý với tội lỗi trong lúc bây giờ hơn là để về sau. Tội lỗi pha trộn với một điều chi đó trầm trọng! Tốt hơn là trả giá nhanh đi, nếu có thể được.
Sau sự thúc giục của cha họ, mười người anh của Giô-sép: “bèn xuống Ê-díp-tô đặng mua lúa. Nhưng Gia-cốp không cho Bên-gia-min, em Giô-sép, đi cùng các anh; vì nghĩ rằng: Ta nên giữ chừng, kẻo xảy ra điều rủi ro cho nó” (42.3-4). Rõ ràng Giacốp là một người bị điều khiển không những bởi tính thiên vị, mà còn bởi sự sợ hãi nữa. Ông đã mất người vợ mà ông ưa thích. Rồi ông mất đứa con trai mà ông rất ưa thích. Ở đây ông quyết định ngăn không để cho mất Bêngiamin, là mối quan hệ sau cùng với Rêbeca. Thú vị thay, trải qua nhiều năm tháng, từ lúc cái chết của đứa con thứ 11, là Giô-sép, Giacốp hiển nhiên đã phát sinh thái độ nghi ngờ mười người con lớn của ông về tư thế Giô-sép “đã chết” hoặc mối quan hệ của những người con lớn đang có với Bêngiamin, là con út của Giacốp. Thái độ nghi ngờ nầy tự tỏ ra ở 42.4, ở đây ghi lại rằng Giacốp không sai Bêngiamin cùng đi với các anh nó sang Ai cập để mua lúa cho gia đình vì ông (Giacốp) đang “giữ chừng, kẻo xảy ra điều rủi ro cho nó”. Giacốp giữ chừng cái gì mới được chứ? Chẳng có một lý do nào cho ông phải nhất thiết tin rằng Bêngiamin đang ở trong bất kỳ mối nguy hiểm nào to lớn từ người Ai cập hay từ những toán cướp cạn dọc theo đường đi hơn bất cứ đứa con nào khác trong bầy con của ông. Vì thế, Giacốp có lẽ hoàn toàn không tin tưởng mấy đứa con lớn của ông đối xử tử tế với Bêngiamin. Cái điều cung ứng phần ủng hộ chắc chắn cho quan điểm Giacốp đang có thái độ nghi ngờ mọi sự mười người con lớn sẽ làm, ấy là ông không thể lo lắng Bêngiamin, là con út, sẽ tình cờ bị thương tích trên đường sang Ai một khi Bêngiamin không phải là đứa con còn nhỏ. Thực vậy, Bêngiamin, khoảng 23 tuổi vào lúc bấy giờ (đối chiếu 35.18; 37.2; 41.46, 53, 54; 45.6). Là thanh niên còn trẻ tuổi, Bêngiamin đi một chuyến hành trình dài thì chẳng có gì là khó cả — tuy nhiên sống quanh chàng là mười người anh lão luyện kia là một vấn đề khác [Davis, Genesis].
Bối cảnh đầu tiên của chúng ta kết thúc với câu nói: “Xứ Ca-na-an bấy giờ cũng đói, nên các con trai của Y-sơ-ra-ên cũng đổ xuống Ê-díp-tô mua lúa như các người khác” (42.5). Có thể là một cú sốc, Thi thiên 105.16 cho chúng ta biết rằng chính mình Đức Chúa Trời “Ngài khiến cơn đói kém giáng trong xứ, và cất hết cả lương thực” [Wiersbe viết: “Có điều Giacốp cùng các con trai ông không biết, ấy là Đức Chúa Trời Chí Cao đã vận hành để quyết chắc mười người anh phải sang Ai cập và sấp mình xuống trước mặt Giô-sép. Trong việc hoàn thành các mục đích thiêng liêng của Ngài, Đức Chúa Trời có thể sử dụng một nạn đói, một cuộc bắt cóc (II Các Vua 5.2-3), một cuộc thi sắc đẹp (Êxơtê 2), một cái chết đột ngột (Êxêchiên 24.15...), một giấc chiêm bao (Đaniên 2), một trận dịch (Giôên 1), và thậm chí một cuộc điều tra dân số của nhà nước (Luca 2.1-7). “Đức Chúa Trời chúng tôi ở trên các từng trời; Phàm điều gì vừa ý Ngài, thì Ngài đã làm” (Thi thiên 115.3). Wiersbe, Be Authentic, 108]. Thật là quan trọng khi nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời đang làm. Trong nhiều năm trời, Giacốp và các con trai đã sống đời sống không suy nghĩ về Đức Chúa Trời. Cuộc sống cứ tiếp diễn như thường nhựt. Họ ngủ dậy, lo làm công việc, về nhà, và ngày hôm sau đã khởi sự lại y như thế. Họ hài lòng trong lề thói hàng ngày của họ. Các nhu cần của họ đã được thỏa mãn; cuộc sống cứ tiếp diễn luôn như nó có. Nhưng với nạn đói nầy Đức Chúa Trời buộc họ phải chú ý. Tránh né Đức Chúa Trời khi chúng ta cảm thấy tự tín thì quá dễ dàng. Thật dễ dàng khi cảm thấy bạn chẳng cần gì đến cái chạm của Đức Chúa Trời khi mọi sự đang trôi đi xuông xẻ. Những người nầy đã sống an nhàn trong sự chối bỏ và lừa gạt của họ. Bao lâu tình trạng nầy kéo dài, họ sẽ không bao giờ thay đổi. Vì vậy Đức Chúa Trời đã gây ra một cơn khủng hoảng. Cơn khủng hoảng nầy vừa làm cho họ thấy khó nhọc hơn, vừa làm cho họ phải thức tỉnh [Không những Đức Chúa Trời sử dụng những cơn thử thách và nghịch cảnh trong đời sống của chúng ta … đôi khi Ngài là nguồn thử thách của họ nữa. Thắc mắc là: “Vì mục đích gì?” Ba mục dích đến với lý trí: (1) Để xây chúng ta ra khỏi tội lỗi và trở lại với Đức Chúa Trời (Amốt 4.6-8). (2) Làm vững mạnh phẩm chất của chúng ta (Giacơ 1.2-4). (3) Để thử nghiệm và làm mới lại đức tin của chúng ta (I Phierơ 1.6-7)].
Đức Chúa Trời có thể đã rửa tay Ngài đối với mấy người anh nầy. Ngài có thể phán: “Tốt, hãy quên việc ấy đi”. Nhưng đấy chẳng phải là điều Ngài đã làm với dân Israel và đấy chẳng phải là điều Ngài đang làm với bạn và tôi. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta quá nhiều không để cho chúng ta đi ra mà không đánh trận. Vì vậy, có nhiều lúc Ngài tỏ ra “khó yêu”. Ngài mang một cơn khủng hoảng vào đời sống chúng ta để buộc chúng ta phải thốt ra mọi nan đề. Đây có thể là một sự chẫn đoán bất ngờ, một sự cấp bách về tài chính, một hoàn cảnh phủ lút, hay một cơn khủng hoảng trong gia đình. Trong các tình huống nầy, Đức Chúa Trời thường tìm cách làm cho chúng ta phải thức tỉnh, phải ra khỏi tình trạng thờ ơ. Đức Chúa Trời trong tình yêu thương đặt Giacốp và gia đình ông ở giữa nạn đói kém để kéo họ đến với Ngài.
Có phải bạn đang nếm trải một thời điểm khó khăn? Phải phấn đấu trong cuộc sống trong lúc bây giờ sao? Có phải Đức Chúa Trời đang tìm cách lôi kéo sự chú ý của bạn chăng? Có phải Ngài đang tìm cách làm cho bạn phải tỉnh thức ra khỏi giấc ngủ thuộc linh của mình chăng? Có thể Đức Chúa Trời yêu thương bạn nhiều đến nỗi Ngài muốn bạn phải thuộc về Ngài với cường độ đó, Ngài sẽ chấm dứt không còn gì hết để xây lòng bạn quay về với Ngài chăng? [Revised from Bruce Goettsche, “God’s Methods for Changing Hearts” (Genesis 42.1-38).
http.//www.unionchurch.com/archive/013000.html].
Cảnh 2 (42.6-17). Giờ đây chúng ta chuyển cảnh từ ngôi nhà đến cảnh mấy anh em xuất hiện trước mặt Giô-sép ở Ai cập. Môise viết: “Vả, lúc nầy, chính Giô-sép cai trị trong nước, và bán lúa cho cả dân bản xứ. Các anh Giô-sép bèn đến, sấp mình xuống trước mặt người” (42.6). Trở lại ở 37.5-7, Giô-sép có hai điềm chiêm bao và nói trước rằng một ngày kia cả gia đình chàng sẽ sấp mình xuống trước mặt chàng. Và ở đây, lời tiên đoán bắt đầu trở thành hiện thực [Không có một tường trình nào về Giacốp sấp mình xuống trước mặt Giôsép hết]. Những gì Đức Chúa Trời phán sẽ trở nên hiện thực và bất cứ điều chi Đức Chúa Trời phán trong lời của Ngài, bạn có thể tin tưởng Lời ấy. Ngài là thành tín với mọi lời hứa của Ngài (II Côrinhtô 1.20). Ngày nay, nếu bạn đang mệt mỏi và không còn kiên nhẫn, hãy biết rằng Đức Chúa Trời sẽ làm ứng nghiệm Lời của Ngài cho bạn.
Ở 42.7 trở đi, chúng ta đến với thời điểm của hiện thực. Giô-sép đáp ứng như thế nào vậy? Ít nhất chàng đã có 20 năm để suy xét mình phải làm gì nếu và khi thời điểm nầy hiển hiện. Và giờ đây, thời điểm đã đến rồi! Bạn nhìn thấy sự thử nghiệm lớn lao nhất trong đời sống của Giô-sép không xảy ra khi chàng bị hạ thấp bởi sự bất công, trừ ra lúc chàng được trao cho quyền bính không giới hạn trên những người anh gian ác của mình. Lẽ nào chàng sử dụng quyền bính Đức Chúa Trời ban cho để tìm cách trả thù họ chứ? Hay chàng sẽ sử dụng quyền ấy vì mục đích giải cứu quốc gia Israel ra khỏi nạn đói kém? Như Abraham Lincoln từng phát biểu: “Tất cả mọi người gần như đứng trong nghịch cảnh, nhưng nếu bạn muốn thử tánh tình của một người, hãy ban cho họ quyền lực đi” [Bob Hallman, “The Testing Of Hearts” (Genesis 42.1-38).
http.//www3.calvarychapel.com/kauai/teachings/genesis.html]. Bạn sử dụng uy quyền mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn như thế nào? Hết thảy chúng ta đều có một địa vị uy quyền nào đó mà Đức Chúa Trời đã giao thác cho chúng ta (thí dụ, làm cha mẹ, giám thị, đốc công, mục sư). Bạn có sử dụng uy quyền của mình vì những cứu cánh ích kỷ hay vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời?
Mọi việc đều tỏ ra thú vị khi Môise viết: “Giô-sép thấy, nhìn biết các anh mình; nhưng giả làm mặt lạ cùng họ, nói một cách xẳng rằng: Các ngươi ở đâu đến? Đáp rằng: Ở xứ Ca-na-an đến đặng mua lúa. Vậy, Giô-sép nhìn biết các anh mình; nhưng họ nhìn lại chẳng ra” (42.7-8). Bạn có thể hình dung ra bối cảnh nầy không? Giô-sép, tuy mệt mỏi vì dòng người đang có cần nầy, ngước mắt nhìn lên thì thấy các anh mình. Chàng nhận ra họ tức thì. Họ là những người chăn chiên râu ria xồm xoàm, da rám nắng bị thời tiết làm cho suy sụp. Và có mười người trong số họ — tất cả các anh! Những người lớn tuổi hơn tóc đã đổi sang màu xám nhưng vẫn còn dễ nhận ra qua nét mặt, tướng đi và tất nhiên là thổ âm Hêbơrơ của họ [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 494. See also Gene A. Getz, Joseph. Finding God’s Strength in Times of Trial (Ventura, CA. Regal, 1983), 117]. Trong khi Giô-sép nhìn ra các anh mình, họ không nhận ra chàng. Điều nầy làm sao xảy ra được chứ? Hãy in trí, lần sau cùng các anh gặp Giô-sép, chàng là một gã thiếu niên 17 tuổi, vóc dáng yếu ớt, nài xin thương xót khi chàng bị những người Mađian lôi đi làm nô lệ, những kẻ đã mua chàng bằng 20 miếng bạc (37.2). Mặt khác, đứng trước mặt họ là một người:
Gần 40 tuổi (41.46, 53-54).
Nhân vật đang cai trị cả xứ Ai cập.
Râu tóc nhẵn nhụi, mặc loại y phục vương giả của một vị Vua Ai cập.
Đáng tin cậy, có quyền lực và nói năng theo ngôn ngữ người Ai cập (42.23).
Tôi e bạn cũng phép khép nép và có một thời gian khó nhọc để nhận ra người đã lớn tuổi. Hay có thể bạn phải chạy vào sảnh đường để gặp ai đó nhận ra bạn, nhưng bạn không nhận ra người ấy vì bạn đang gặp người nầy trong một bối cảnh khác thường. Chính sự việc ấy đã xảy ra cho các anh của Giô-sép.
Ở 42.9-17, câu chuyện dẫn tới điểm rất thú vị: “Giô-sép nhớ [Chữ “nhớ” (zakar) gợi lại những biến cố đáng nhớ trong Sáng thế ký khi Đức Chúa Trời đem lại ơn cứu rỗi (8.1; 9.15-16; 19.29; 30.22; cũng đối chiếu 40.14, 23). Kenneth A. Matthews, Genesis 11.27-50.26, Vol. 2 (Nashville. Broadman & Holman, 2005), 776] lại điềm chiêm bao mình đã thấy về anh em mình, liền thét rằng: Các ngươi là thám tử, đến đây đặng dòm hành những nơi yếu óp của xứ ta. Đáp rằng: Thưa chúa, chẳng phải vậy; các tôi tớ chúa đến đặng mua lúa mà thôi. Chúng tôi đây đều là con một cha, vốn nhà lương thiện, chẳng phải là thám tử đâu. Người đáp lại rằng: Chẳng phải; các ngươi đến đặng dòm hành những nơi yếu óp của xứ nầy. Đáp rằng: Kẻ tôi tớ chúa có mười hai anh em, con của một cha, nguyên xứ Ca-na-an; nầy một người đã đi mất biệt, còn người út hiện bây giờ hãy ở lại nhà cùng cha chúng tôi [Giờ đây tại sao tất cả họ đều nói ra những sự nầy? Trước hết, họ đang cố gắng sống thành thực. Thứ hai, họ đang bào chữa, nghĩ họ là thám tử là điều rất vô lý. Thám tử nào lại cùng đi với anh em mình và trong cả nhóm mười người! Muốn trà trộn vào, không để cho ai thấy là một thám tử giỏi] Giô-sép nói: Ấy quả thật như ta đã nói, các ngươi là thám tử; Đây là điều ta thử các ngươi: Ta chỉ mạng Pha-ra-ôn mà thề rằng, hễ em út các ngươi không đến đây thì chẳng bao giờ các ngươi ra khỏi chốn nầy được. Hãy sai một người nào trong bọn các ngươi về dẫn em út xuống; còn bao nhiêu thì phải ở tù lại đây. Lời các ngươi phải thử đã, rồi ta sẽ biết các ngươi nói đó có quả thật chăng. Nếu chẳng thật, thì ta chỉ mạng Pha-ra-ôn thề rằng, các ngươi là thám tử đó. Đoạn, Giô-sép truyền đem giam họ chung trong ngục ba ngày” [Các anh của Giô-sép đã nếm mùi vị trong ba ngày những gì Giô-sép đã nếm trải trong 13 năm! Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 547].
Tại sao Giô-sép lại làm như vậy chứ? Đây có phải là một hành động trả thù độc ác không — sản phẩm của 20 năm cay đắng và tức tối? Không! Kinh Thánh nói rất rõ ràng rằng Giô-sép không bao giờ hành động trong bất kỳ một sự tức tối nào nghịch lại người khác, dù họ đã làm tổn thương chàng (xem 45.5; 50.18-21). Mục đích của Giô-sép trong cách nói năng gay gắt và tố cáo họ là thám tử không bị tác động bởi sự cay đắng đâu, mà bởi một ước muốn để tìm ra thông tin về Giacốp, là cha và người em của mình là Bêngiamin có khỏe khoắn và mạnh giỏi hay không!?! Tôi cũng nghĩ Giô-sép (là người đã sống cuộc đời mình trong việc lắng nghe theo Đức Chúa Trời) nhận ra rằng đây là cơ hội để hoàn thành công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống của các anh mình. Qua một chương trình có chiến lược, được dẫn dắt của Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời sẽ đại dụng Giô-sép:
Đương diện với tội lỗi của các anh mình đã phạm nghịch cùng chàng trước đây 20 năm.
Buông tha tội phạm của các anh mình bằng cách hướng dẫn họ vào sự xưng tội và ăn năn.
Làm cho các anh phục hòa lại với mình, với Giacốp, và hoàn toàn với Đức Chúa Trời.
Loại năng lực nào có cần để làm cho chàng thanh niên nầy phải phục theo như thế chứ? Không có gì nhiều lắm đâu. Giô-sép không chơi games với các anh mình đâu. Chàng đang tái tạo lại chính tình huống đó. Chàng tra áp lực lên trên họ; chàng đang vặn cong họ. Giô-sép đã vận dụng đời sống của các anh mình mà không ai khác có thể làm được.
Tôi cũng dám cho rằng Giô-sép đang lặp lại với các anh mình đúng bối cảnh đã xảy ra cho chàng cách đấy 22 năm [Walton đưa ra thắc mắc: “Có phải các anh tố cáo Giô-sép về việc làm thám tử hay không (đối chiếu 37.2)?” John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 678]. Ở 37.2, Giô-sép đang mang đến cho cha mình một “tin xấu” nói về các anh mình. Ở 37.14-17, Giacốp sai Giô-sép trên một sứ mệnh phải tìm cho ra các anh đang ở đâu và họ đang làm gì! Khi Giô-sép tìm gặp các anh mình, họ đã khó chịu vì họ, không nghi ngờ chi nữa, đã nghĩ chàng đang dọ thám họ lần thứ nhì. Khi đọc giữa các dòng chữ ấy, quả đúng là các anh của Giô-sép đã tố cáo chàng hai việc: là “thám tử” và là “kẻ chỉ điểm!” Giờ đây, trong một biến cố bất thường đổi lại, Giô-sép tố cáo các anh mình đang làm thám tử. Không nghi ngờ chi nữa, chàng đã phản kháng mình không phải là thám tử, y như họ giờ đây đã phản kháng vậy. Họ đã trả lời chàng rất chói tai và không có cơ sở nào cho sự tố cáo họ hết, y như Giô-sép giờ đây trả lời với họ. Họ đã ném chàng vào một cái hố sâu, y như giờ đây Giô-sép ném họ vào ngục tù vậy. Những điểm tương xứng giữa sự đối đãi của họ với Giô-sép và sự đối xử mà họ giờ đây đang lãnh lấy là một tác nhân kích thích rất mạnh đối với lương tâm đang ngủ mê của họ. Giô-sép đang làm tất cả điều nầy với hy vọng rằng các anh của mình sẽ thức tỉnh đối với bản chất mọi hành động của họ. Chàng đang hy vọng cách đối xử nầy sẽ khiến cho họ “được sạch”.



Giô-sép (Sáng thế ký 37)
Các anh của Giô-sép (Sáng thế ký 42)
Bị tố cáo làm thám tử (37.2, 14-17)
Bị tố cáo làm thám tử (42.9, 12, 14, 16)
Chối bỏ lời tố cáo (ngụ ý)
Chối bỏ lời tố cáo (42.10-11, 13)
Phản ứng mạnh mẽ (ngụ ý)
Phản ứng mạnh mẽ (42.12, 14)
Bị ném vào hố sâu (37.23-24)
Bị bỏ vào tù (42.17)
Các anh của Giô-sép có lẽ không có nhiều suy tưởng về việc là một tù phạm trong một cái hố như thế nào cho tới khi Giô-sép bỏ họ vào tù. Chàng có thể bỏ họ ở đó để đạt được hai việc: cung ứng cho họ thời gian để suy nghĩ cũng như dành lấy một khoảng thời gian cho chàng suy nghĩ nữa. Khi Giô-sép suy nghĩ qua chương trình của chàng phải giữ hết thảy trừ một người trong chỗ tù đày, chàng đã nhận ra rằng cha già của mình sẽ không chịu nổi. Vì vậy, chàng thay đổi kế hoạch rồi quyết định chỉ giam giữ một người mà thôi. Song tác dụng của ba ngày trong tù đã khiến cho các người anh của chàng phải lưu ý. Họ bắt đầu suy nghĩ về lối sống của họ từ một viễn cảnh thuộc linh. Họ đã nghĩ lại về tội lỗi của chính họ và sự thực tội lỗi có nhiều hậu quả. Trước khi có hoàn cảnh nầy, họ đã nhún vai xem thường tội lỗi của họ giống như thể chẳng có gì phải thưa trình với Đức Chúa Trời hết. Nhưng giờ đây, khi ngồi trong tù ba ngày, họ đã lập được sự kết nối. Sự ăn năn triệt để thường cần có thời gian. Nó không kết nối nhanh chóng, dễ dàng và mau qua đâu.
Giô-sép không có gì là nghiệt ngã lắm. Đức Chúa Trời đang sử dụng những biến cố nầy để đánh thức lương tâm của các anh chàng. Chàng đã phải đội lốt giả vờ và vạch trần nổi kinh khủng ở bên trong. Các anh cần phải nhìn thấy, cảm nhận, hiểu rõ tình trạng gian ác của chính họ. Sự việc tuy không thích hợp nhưng phải thành thực nói rằng chúng ta thường không hiểu rõ tội lỗi cho tới khi chúng ta nhìn thấy phương thức nó gây tổn thương cho Đức Chúa Trời và hủy diệt nhiều người khác.
Ở 42.18-20, Môise viết: “Ngày thứ ba, Giô-sép nói cùng họ rằng: Ta kính sợ Đức Chúa Trời; hãy làm như điều nầy, thì được sống. Nếu các ngươi vốn nhà lương thiện, thì hãy để một người nào ở tù lại đây, còn bao nhiêu đem lương thực về nuôi đói cho nhà các ngươi. Đoạn, hãy dẫn em út xuống đây, thì lời các ngươi sẽ cho là thật, và các ngươi chẳng phải chết. Vậy, họ nghe theo”. Một sự cố khác gây sốc đã diễn ra khi Giô-sép sử dụng danh của Đức Chúa Trời theo tiếng Hêbơrơ (Elohim). Giô-sép cung ứng cho các anh mình một cái nhìn thoáng qua về hy vọng khi chàng nói cho họ biết: “Ta kính sợ Đức Chúa Trời”. Họ đã không trông mong từ ngữ nầy ra từ vị Thủ Tướng dường như rất khó chịu của người Ai cập. Nhưng đã có đủ hy vọng về sự đối xử công bằng trong những lời lẽ kia giữ cho họ không thất vọng và tỏ ra một sự dịu dàng ở bên dưới vẻ bề ngoài gay gắt của nhân vật nầy. Nếu chàng không tỏ ra gay gắt, chàng sẽ không nhận được sự chú ý của họ. Nếu chàng không tỏ ra cho họ một tia hy vọng của ân điển, chàng sẽ chà nát tâm linh họ. Ân điển của Đức Chúa Trời đang chiếu tỏa qua lòng thương xót của Ngài, là ơn đang nằm dưới sự kỷ luật của Ngài.
Ở 42.21-24, Môise ghi lại bối cảnh rất xúc động nầy: “Họ bèn nói với nhau rằng: Quả thật chúng ta cam tội cùng em ta rồi; vì lúc trước ta thấy tâm hồn nó buồn thảm khi nó xin nhờ ơn, nhưng ta không khứng cho; vậy nên tai vạ nầy mới xảy đến cho chúng ta. Ru-bên đáp rằng: Anh há không có nói cùng các em rằng: Chớ phạm tội nầy cùng đứa trẻ đó sao? Nhưng các em không nghe; nên bây giờ huyết nó đòi chúng ta thường lại. Vả, Giô-sép vẫn dùng người thông ngôn nói chuyện lại cùng các anh, nên họ tưởng Giô-sép chẳng nghe hiểu. Giô-sép xây mặt qua chỗ khác mà khóc. Đoạn xây mặt lại nói chuyện cùng họ; bèn bắt Si-mê-ôn trong vòng anh em, truyền trói lại trước mặt họ”. Ở 42.21-22, các anh bắt đầu trao đổi giữa vòng họ. Các anh của Giô-sép đã tin rằng thảm họa nầy đã giáng trả đúng đắn trên họ. Họ đang kinh nghiệm ân điển của tội lỗi — tội phạm về huyết. Họ biết rõ họ đã phạm tội và đáng phải chết. Mạng lịnh xưa kia của Đức Chúa Trời ban ra cho Nôê hãy còn reo vang trong lương tâm của họ: “Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại; vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình của Ngài” (9.6). [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 496].
Những gì cuộc trao đổi nầy chỉ ra là một việc rất quan trọng. Hai mươi năm đã trôi qua, đời sống của họ đã trôi theo song quá khứ tội lỗi của họ cứ tiếp tục ám ảnh họ. Tôi e họ đã nhất trí không bao giờ nhắc lại sự cố đó nữa. Nhất định họ đã giải quyết nhiều lần để “cho qua” và với nhiều hoàn cảnh, họ đã cho qua. Dường như quá khứ chẳng làm cho họ phải xiêu lòng. Nhưng giống như một việc tô vẽ trên bức tường — bạn có thể che đậy nan đề nhưng bạn không gột rửa sạch nó được.
Có phải trong bạn có một chỗ đã chất chứa mọi ký ức nầy không? Chúng ta tìm cách chôn vùi chúng, nhưng chúng cứ luồn trở lại trong lương tâm của chúng ta.
Chúng ta tìm cách quên những người mà chúng ta đùa giỡn khi còn nhỏ.
Chúng ta tìm cách quên những người mà chúng ta sử dụng cho lợi riêng của chúng ta.
Chúng ta tìm cách che giấu những lời nói dối mà chúng ta đã nói với những người chúng ta yêu thương.
Chúng ta tìm cách quên những người đang có cần mà chúng ta bất chấp họ.
Chúng ta tìm cách quên những việc mà chúng ta đã làm trong chỗ kín nhiệm mà chúng ta biết là sai.
Nhưng chúng ta không thể quên được. Từ từ, những việc nầy gậm nhấm sự vui mừng và tấm lòng của chúng ta. Có thể chúng ta chịu khó làm việc với hạng người tốt hơn, nhưng chúng ta không thể tránh né sự thực là nhiều người khác đang sống với những vết thẹo mà chúng ta phải chịu trách nhiệm. Chúng ta không thể tránh né sự thực là bất luận chúng ta giả vờ thánh khiết đến ngần nào, có một chứng ung thư được gọi là tội lỗi đang bị chôn kín ở bên trong chúng ta. Chúng ta tự thể hiện mình là nhơn đức và công bình trong khi sống trong sợ hãi có ai đó sẽ nhìn biết sự thực. Tuy nhiên, chúng ta là hạng người gian ác, là những kẻ đã phạm vào những việc kinh khủng, bất luận chúng ta đang sống nhơn đức thể nào khi che giấu những việc nầy. Cái điều chúng ta có cần là phải được tha thứ.
Chúng ta phải nhìn thấy những sai lầm trong quá khứ là tội lỗi. Chúng ta cần phải vạch trần các phủ nhận của chúng ta. Chúng ta cần phải đối diện với sự thực. Và nếu bạn không bằng lòng làm theo như thế, Đức Chúa Trời sẽ đuổi theo bạn. Ngài sẽ hành động để thu hút sự chú ý của bạn. Ngài sẽ ám ảnh bạn với quá khứ ấy. Ngài sẽ theo đuổi bạn với sự cương quyết không ngừng nghỉ. Không phải vì Ngài là nghiệt ngã mà vì Ngài yêu thương bạn, và vì Ngài biết rõ rằng cho tới chừng nào bạn công nhận rằng bạn bịnh hoạn, bạn sẽ không bao giờ được lành đâu.
Ở điểm nầy, những tình cảm dâng trào của Giô-sép đã phải lộ ra, vì vậy chàng đã bước vào phòng rồi bật khóc theo cách riêng tư. Đây là lần đầu tiên trong 6 lần kinh nghiệm như vậy. Giô-sép cũng khóc khi chàng nhìn thấy em chàng là Bêngiamin (43.29-30), khi chàng tự tỏ mình ra với các anh (45.2), khi chàng gặp lại cha mình trong xứ Ai cập (46.29), khi cha chàng qua đời (50.1), và khi chàng bảo đảm với các anh mình rằng họ đã thực sự được buông tha (50.17). Điều làm cho một người bật khóc chính là sự thử nghiệm rất hay về tánh tình.
Kinh Thánh không nói lý do tại sao Giô-sép lại chọn nhốt tù Simêôn thay vì bất kỳ ai khác trong số các anh. Có lẽ lý do nằm ở phần bàn bạc của các anh về tội lỗi của họ khi bán Giô-sép vào vòng nô lệ. Trong cuộc bàn bạc ấy, Giô-sép học biết lần đầu tiên rằng chính Rubên, anh cả của gia đình, đã giữ các anh khác không cho giết chàng (Giô-sép). Nếu Giô-sép đã tính bỏ tù người anh cả (nghĩa là, Rubên), thì chàng (Giô-sép) có thể có một sự thay đổi trong lòng về Rubên khi chàng (Giô-sép) hay được vai trò của Rubên trong việc giải cứu chàng (Giô-sép). Nếu đây là lý luận của Giô-sép, thì ứng viên kế đó chuẩn bị vào tù sẽ là người thứ hai, là Simêôn [Davis, Genesis. See also Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 261]. Simêôn, là người thứ hai, sẽ chịu trách nhiệm về tình trạng gian ác có tính chọn lọc của họ [Có một cơ hội là chính Simêôn là kẻ đầu sỏ trong việc ném Giô-sép vào cái hố sâu, ở đó dự tính của hắn ta là giết chết chàng. Hắn ta là lãnh đạo cuộc tàn sát người thành Si-chem. Trong lời lẽ sau cùng của Giacốp cho các con trai mình, ông chỉ đề cập đến thái độ bạo lực và giận dữ của Simêôn (49.5-7). Do việc bỏ tù Simêôn, Giô-sép sẽ ngăn cản ảnh hưởng sai trái của hắn ta đối với những người khác khi trên đường trở về và cũng mong rằng thời gian ở trong tù sẽ làm tan vỡ tấm lòng chai cứng của hắn ta]. Giô-sép chọn giữ hắn ta lại như tác dụng của đòn bẫy và để xem coi họ có bằng lòng bỏ Simêôn giống như họ đã bỏ chàng hay không!?!
Ở 42.25-28, câu chuyện của chúng ta tiếp tục: “Giô-sép truyền đầy tớ xúc lúa đổ đầy bao và để bạc lại trong đó cho mỗi người anh em, cũng để thêm lương thực dùng dọc đường. Đầy tớ làm y như lời. Đoạn, anh em chất mấy bao lúa lên lưng lừa, rồi đi. Đến quán, một người trong bọn mở bao ra cho lừa ăn thóc, thấy bạc mình ở tại miệng bao; bèn nói cùng anh em rằng: Bạc của tôi trả lại, hiện trong bao tôi đây! Các anh em nhát gan [Chữ được dịch là “nhát gan” “trembling” (charad) cũng chính là chữ được dùng để nói tới sự cảm động của Ysác khi ông hay được rằng mình đã bị dối gạt trong vấn đề quyền con trưởng của Êsau (27.33). Chữ nầy có ý nói “run rẩy với kinh hãi”], vừa nói với nhau, vừa run, mà rằng: Đức Chúa Trời đã làm chi cho chúng ta đây?” Tại sao Giô-sép lại làm như vậy chứ? Không nghi ngờ chi nữa, để thử các anh của chàng coi không biết họ có chịu đoạn mãi vói tiền bạc hay không!?! Giô-sép muốn biết rõ họ sẽ làm gì với Simêôn có giống như họ đã làm với chàng hay không!?! Tôi cũng nghĩ Giô-sép đã làm điều nầy như một sự chứng tỏ của ân điển. Động lực của chàng là tình yêu thương. Tôi e rằng chàng vốn biết rõ điều nầy sẽ làm cho họ bắt sợ hãi. Các anh đã hốt hoảng vì họ đã hình dung ra khi họ trở lại để mua thêm lúa, họ sẽ bị tố cáo là lấy cắp số tiền nầy trên chuyến đi thứ nhứt. Thú vị thay, các anh của Giô-sép chưa hề nhắc tới Đức Chúa Trời cho tới lúc nầy (đối chiếu 42.18). Chính sự tử tế của Giô-sép trong việc hồi lại tiền bạc, đã gây cho họ phải sợ hãi và kêu lên: “Đức Chúa Trời đã làm chi cho chúng ta đây?” Đức Chúa Trời đã sử dụng một sự kết hợp của sợ hãi và ân điển để lôi kéo sự chú ý của họ và đưa họ đến với hai đầu gối của họ.
Ở 42.29-34, các con trai của Giacốp đã chia sẻ với cha của họ những việc đã xảy ra. Ở 42.35-38, câu chuyện của chúng ta kết thúc: “Vả, đang khi các anh em trút lúa mì ra bao, nầy đâu, trong mỗi bao có gói bạc của mỗi người; cha và các anh em thấy những gói bạc mình, đều lấy làm sợ hãi. Gia-cốp, cha họ bèn nói rằng: Bay làm mất các con tao; Giô-sép đã mất biệt, Si-mê-ôn cũng mất biệt; mà bây giờ, lại muốn dẫn Bên-gia-min đi nữa sao! Các nông nỗi nầy đều đổ lại cho tao hết! Ru-bên thưa lại cùng cha rằng: Cha hãy giao em nơi tôi, tôi sẽ dẫn về cho. Ví bằng chẳng dẫn em về, thì cha hãy giết hai đứa con trai tôi đi. Nhưng Gia-cốp đáp rằng: Con út tao sẽ chẳng đi xuống với bay đâu; vì anh nó đã chết rồi, chỉ còn một mình nó mà thôi. Nếu điều rủi ro chi xảy đến cho nó nơi dọc đường bay đi, tức nhiên bay làm cho kẻ tóc bạc nầy đau lòng xót dạ xuống âm phủ”. Rubên đã ra sức yên ủi cha mình là Giacốp, nhưng ông lại có phương thức kỳ lạ khi nói ra sự yên ủi đó. Rubên hiến cho Giacốp cơ hội mất người thân của ông tăng lên bởi sự chết của hai đứa cháu nội của ông (là con cái của Rubên) nếu Giacốp cảm thấy mất đi đứa con út của mình là Bêngiamin. Một loại sắp đặt cái giá “ba đổi một” [Davis, Genesis].
Trong khi chúng ta dám thông cảm với mọi cảm xúc của Giacốp, ông đã không đáp ứng với một tư thế tin kính. Mà ngược lại, ông đã đáp ứng trong ba phương thức không thích đáng.
1. Giacốp đã đáp ứng với sự đổ thừa: “Bay làm mất các con tao!” (42.36) Ông không chấp nhận trách nhiêm về tính thiên vị của mình. Ông không công nhận rằng ông là một nhà lãnh đạo thuộc linh rất thảm hại. Thay vì thế, ông đã đánh ván cờ đổ thừa. Chúng ta có khuynh hướng làm theo giống như vậy đấy. Chúng ta đổ thừa bố mẹ, người bạn đời, con cái, ông chủ, và Hội Thánh. Chúng ta không chấp nhận trách nhiệm cho các hành vi của mình. Tuy nhiên, điều nầy tuyệt đối là chẳng có gì tốt lành hết! Chúng ta sẽ đi sâu vào tội lỗi của chính mình.
2. Giacốp đáp ứng với chủ nghĩa bi quan: “Các nông nỗi nầy đều đổ lại cho tao hết!!” (42.36) Trong khi đây là một câu nói đúng đắn từ quan điểm nhận định của con người, từ triễn vọng của Đức Chúa Trời mọi sự đã xảy ra hiệp lại vì ích cho Giacốp chớ không phải làm hại cho ông đâu (Rôma 8.28). Một số tín đồ sống y như Giacốp — rất bi quan và rất tiêu cực. Chúng ta có khuynh hướng suy nghĩ chúng ta là những người duy nhứt có nhiều nan đề. Khi ấy, chúng ta khuếch đại nan đề của chúng ta cho tới chừng dường như chúng không còn khắc phục được nữa. Kết quả, ấy là mọi sự chúng ta làm là than phiền và hành động rất tội nghiệp. Nhưng là môn đồ của Chúa Jêsus, chúng ta phải học biết tin cậy Ngài và bám lấy Ngài trong suốt thời điểm của nghịch cảnh.
3. Giacốp đáp ứng với sợ hãi: “Con út tao sẽ chẳng đi xuống với bay đâu” (42.38). Mối quan tâm của Giacốp là hợp pháp, nhưng không đến nỗi phải bị tê liệt vì sợ hãi. Giacốp vốn biết rõ rằng mình phải cho Bêngiamin đi. Ông chần chừ rõ ràng là điều không thể tránh được. Khi làm như vậy, ông đã trả một giá rất cao cho nổi sợ của mình:
Ông đã chậm trễ không cho con mình sang Ai cập để mua thêm lương thực.
Ông đã kéo dài tình trạng tù đày của con trai ông là Simêôn.
Ông đã trì trệ cuộc hội hiệp lạ lùng và tràn ngập vui mừng với con trai mình là Giô-sép.
Đây là bài học trong sự đối chiếu. Trong khi nghịch cảnh kéo Giô-sép đến gần với Đức Chúa Trời hơn, còn đối với Giacốp dường như ông muốn hủy diệt đức tin của mình. Giô-sép (người con) đã học biết từ Giacốp (người cha) mà chẳng noi theo tấm gương của ông.
Một chiếc thuyền đồ chơi của một thiếu niên kia đã ra khỏi tầm với và khởi sự trôi đi. Người nọ đứng gần ao khởi sự ném những hòn đá vào chiếc thuyền và thiếu niên ấy lấy làm sợ về những gì sẽ xảy ra. Nhưng rồi nó nhận ra những hòn đá kia đã được ném qua bên kia chiếc thuyền rồi tạo ra các làn sóng sau cùng đẩy chiếc thuyền trở lại bờ và trong tầm tay của cậu ta. Nhiều lần, khi chúng ta lạc khỏi Đức Chúa Trời, dường như rằng Ngài đang ném những hòn đá vào chúng ta. Nhưng Ngài thực sự sử dụng những làn sóng để đưa chúng ta trở lại quê nhà [Michael P. Green, Illustrations for Biblical Preaching (Grand Rapids, MI. Baker, 1989), Electronic Ed]. Giacốp tưởng Đức Chúa Trời đã ném các hòn đá vào ông, nhưng thực tế cho thấy Đức Chúa Trời chỉ ném các hòn đá quanh ông để tạo ra các làn sóng hầu đưa cả gia đình ông về lại với nhau.
Tôi lấy làm lạ vì những ơn phước kỳ diệu mà chúng ta đã làm cho trì trệ trong đời sống chúng ta vì chúng ta đang sống trong sợ hãi thay vì trong đức tin nơi Đức Chúa Trời. Vì thế, bạn thắng hơn sợ hãi bằng cách nào?
Xưng nhận những nổi sợ hãi với Đức Chúa Trời.
Hãy suy gẫm về sự thành tín của Đức Chúa Trời trong quá khứ.
Hãy học thuộc lòng và tin tưởng các lời hứa của Đức Chúa Trời (Rôma 4.20-21).
Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời luôn luôn ở cùng bạn đấy (Êsai 41.10).
Vào năm 2003, Mục sư Kevin đưa thanh niên của chúng tôi trên một chuyến hành trình ngắn hạn đến Honduras. Ông ấy đem về nhà một cái rựa. Tôi giữ cái rựa nầy trên kệ sách trong phòng làm việc của tôi. Tôi không muốn các con tôi chơi đùa với dụng cụ nầy. Cái rựa rất nguy hiểm. Tuy nhiên, cái rựa có một mục đích. Chúng thường được dùng để phát cỏ dày. Nghịch cảnh giống như một cái rựa vậy: một là nó phục vụ hay cắt đứt chúng ta, nương vào cách chúng ta sử dụng bề sóng hay bề lưỡi. Bạn sẽ vận dụng nghịch cảnh của mình như thế nào? Liệu bạn sẽ để cho nghịch cảnh phục vụ hay cắt đứt bạn đây?
Đức Chúa Trời muốn chỉ cho bạn thấy ân điển trong nghịch cảnh của bạn. Ngài cũng muốn chỉ cho bạn thấy ân diển khi bạn ăn năn tội lỗi của mình. Ngài sẽ sử dụng bất cứ phương tiện nào Ngài có thể để lôi kéo sự chú ý của bạn. Liệu bạn có đáp ứng với Ngài ngay hôm nay không?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét