Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Galati 6.6-10: Luật Gieo Gặt



Tự do thực – Galati
Luật Gieo Gặt
Galati 6.6-10
Với cái nhìn đầu tiên, những câu nói trong phân đoạn Kinh Thánh nầy dường như là những câu nói dông dài, không mạch lạc, mơ hồ mà Phaolô đã thêm vào ở phần cuối bức thư. Sự tra xét kỹ lưỡng cho thấy rằng có một sự mạch lạc rất bình thường. Đan dệt suốt phân đoạn Kinh Thánh hôm nay là luật gieo gặt không thể sai sót được. Vị sứ đồ nói ra luật lệ nầy với sự nhấn mạnh trong câu 7: "vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy".
Sau nước lụt, Đức Chúa Trời đã hứa với Nôê: "Hễ đất còn, thì mùa gieo giống cùng mùa gặt hái [gieo và gặt], …chẳng bao giờ tuyệt được" (Sáng thế ký 8.22). Bao lâu chúng ta còn sống trên đất nầy, luật gieo gặt cứ còn mãi luôn. Những gì chúng ta trồng trong đời sống chúng ta sẽ kết trái trong đời sống chúng ta. Hãy viết ra ba lẽ thật không thay đổi từ luật gieo và gặt.
Trước tiên, CHÚNG TA GẶT LẤY NHỮNG GÌ CHÚNG TA GIEO RA. Chúng tôi muốn nói quí vị đã mua một nông trại rồi bước vào công việc đồng áng. Quí vị sẽ cày lật đất bằng những công cụ mới nhất và có những đường cày thật là thẳng. Quí vị có thể sử dụng giống, phân bón tốt nhất cho ruộng đồng của mình. Quí vị có thể tưới tiêu, cung cấp một lượng nước cần thiết. Tuy nhiên, trừ phi quí vị đã gieo giống, quí vị không thu hoạch được đâu. Hơn nữa, loại gặt hái quí vị thu được đều nương vào loại giống quí vị đã gieo ra. Nếu quí vị gieo hạt lúa mì, quí vị sẽ gặt lấy lúa mì. Nếu quí vị trồng bắp, quí vị sẽ thu hoạch bắp. Nếu quí vị bỏ hột đậu nành, quí vị sẽ thu hoạch đậu nành. Hơn thế nữa, nếu quí vị gieo giống tốt, quí vị sẽ thu hoạch tốt và nếu quí vị gieo giống xấu, quí vị chỉ có mong một mùa thu hoạch xấu mà thôi. Nếu quí vị gieo nhiều, quí vị sẽ mong một mùa bội thu. Nếu quí vị gieo ít, quí vị chỉ có mong một mùa gặt nhỏ mà thôi. II Côrinhtô 9.6 chép: "Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều".
Thứ hai, CHÚNG TA GẶT LẤY Ở CHỖ CHÚNG TA GIEO. Chúng tôi muốn nói nông trại của quí vị có hai phần, hai dặm vuông chia thành bốn thửa. Chúng tôi muốn nói ở thửa thứ nhứt quí vị gieo lúa mì, thửa thứ hai đậu nành, thửa thứ ba bắp, và thửa thứ tư đậu xanh. Quí vị không mong thu hoạch bắp trong thửa lúa mì hay đậu xanh trong thửa đậu nành. Tại sao chứ? Vì Đức Chúa Trời đã thiết lập trong luật gieo gặt thứ nào sản sinh ra "tùy theo loại" ấy (đối chiếu Sáng thế ký 6.20; 7.14).
Thứ ba, CHÚNG TA GẶT SAU KHI CHÚNG TA GIEO. Việc gặt luôn luôn theo sau việc gieo. Mùa gặt luôn luôn theo sau mùa gieo giống. Nói chung, nhà nông gieo vào mùa xuân và gặt lấy vào mùa thu. Mục đích, ấy là cần phải có một thời gian dài mới tới mùa gặt, nhưng mùa gặt luôn luôn đến.
Vì lẽ đó, nhà nông muốn có một mùa bội thu trong một cánh đồng đặc biệt, không những người gieo giống ấy trong cánh đồng đó, người ấy còn phải gieo giống tốt nữa. Người ấy phải gieo thật nhiều hột giống và rồi người ấy phải chờ đợi mùa gặt đến.
Một lần nữa, Phaolô nói: "Vì người gieo giống chi, ắt sẽ gặt giống ấy". Chính người gieo mới là người quyết định vụ mùa, chớ không phải người gặt. Điều chi vốn thực hữu ngoài đồng ruộng cũng rất thực trong từng lãnh vực của cuộc sống. Chúng ta gặt lấy những gì chúng ta gieo ra; chúng ta gặt lấy tại chỗ chúng ta gieo ra và chúng ta gặt hái sau khi chúng ta gieo trồng. Nếu chúng ta gieo ra hột giống đức tin, ân điển và tình yêu thương bằng đời sống của chúng ta, chúng ta có thể trông mong một mùa gặt phước hạnh. Nếu chúng ta gieo ra thứ "cỏ hoang" chúng ta chỉ trông mong gặt lấy gai góc và chà chuôm trong đời sống của mình mà thôi. Gióp 4.8 chép: "Theo điều tôi đã thấy, ai cày sự gian ác, và gieo điều khuấy rối, thì lại gặt lấy nó". Ôsê 8.7 chép: "Vì chúng nó đã gieo gió và sẽ gặt bão lốc".
Trong câu 7, trước khi vị Sứ đồ thốt ra luật gieo gặt, ông nói cách quả quyết: "Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu". Kinh Thánh thừa mứa những lời cảnh cáo chống lại sự dối gạt. Chúa Jêsus nói với chúng ta trong Giăng 8.44 rằng Satan là nguồn của mọi sự lừa gạt: "Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối". Chúa Jêsus phán trong Mác 13.5: "Hãy giữ mình kẻo có ai lừa dối các ngươi chăng". II Giăng 7 chép: "Trong thế gian đã rải nhiều kẻ dỗ dành…". Phaolô cảnh cáo chúng ta ở Êphêsô 5.6: "Đừng để cho ai lấy lời giả trá phỉnh dỗ anh em…". Phaolô quở người thành Galati ai đã "bùa ếm" họ trong 3.1. Trong 6.3 ông viết về người nào "dầu mình không ra chi hết, mà cũng tưởng mình ra chi” và “ấy là mình dối lấy mình”.
Ở đây trong câu 7, đấy chính xác là điều mà ông đã có trong trí, tự dối mình. Dân sự tự dối lấy mình. Họ tự mình sai lạc. Họ dại dột hay tự gạt gẫm mình. Dân sự tự dối họ về luật gieo gặt. Đừng lừa dối như thế! Hãy tỉnh thức đi! Hãy nhận biết đi! Quí vị gieo ra thứ gì hôm nay trong đời sống mình, ngày mai quí vị sẽ gặt lấy, dù tốt hay xấu!
Cũng trong câu 7, Phaolô nói rằng chúng ta không nên "tự dối mình" vì "Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu". Từ ngữ Hy lạp nói tới "khinh dễ" là làm cho choáng váng. Nó có nghĩa là: "day cái mũi lên trên, cười nhạo hay đối xử với thái độ miệt khinh". Có thể chúng ta thành công trong việc tự dối mình, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ qua mặt Đức Chúa Trời được. Luật gieo gặt, việc gieo và việc gặt là chắc chắn và nhất định. Chúng ta sẽ gặt lấy những gì chúng ta gieo ra.
Từ phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta sẽ áp dụng luật gieo gặt vào việc dạy đạo trong Hội thánh, vào sự nên thánh cá nhân và vào việc làm ra các việc lành.
I. Gieo gặt về sự giảng đạo (câu 6).
A. Dân sự cần phải ủng hộ Mục sư.
Phaolô nói: "Kẻ nào mà người ta dạy đạo cho, phải lấy trong hết thảy của cải mình mà chia cho người dạy đó". "Người nào dạy đạo" có nghĩa là "người nào chịu dạy dỗ trong đức tin". Luca đã sử dụng chính từ ngữ nầy để mô tả mối tương giao của ông với Thê-ô-phi-lơ trong Luca 1.4. Cho nên, người nào chịu dạy dỗ bằng Lời của Đức Chúa Trời cần phải ủng hộ cho người dạy đạo cho mình.
Có khi chúng ta được dạy dỗ trong đức tin theo cách một cặp một. Nếu quí vị đang học hỏi với một tín đồ đã trưởng thành theo cách thế đó, hãy "chia" "của cải tốt" mình có cho người ấy (nam hay nữ). Hãy bày tỏ ra tình yêu thương và sự tán thưởng của quí vị. Nếu quí vị ngồi nghe sự dạy dỗ của một người thông sáng trong lớp học Kinh Thánh, hãy "chia" "của cải tốt" mình có cho vị giáo sư đó. Hãy tỏ ra thái độ cảm tạ vì công việc của người (nam hay nữ) trong Chúa. Cũng một thể ấy, hội chúng các tín hữu trong các Hội thánh địa phương cần phải "chia" "của cải tốt" mình có cho quí Mục sư nào dâng đời sống của họ cho sự dạy dỗ và kỷ luật dân sự bằng Lời của Đức Chúa Trời.
“Dạy dỗ” tứ ngữ nầy theo cách riêng đối với tôi quả là rất nan giải, nhưng nó có mặt ở đây trong phân đoạn Kinh Thánh gốc và tôi không thể bỏ qua từ ngữ nầy được. Tôi rất biết ơn Chúa vì sự rời rộng mà Ngài đã đặt trong tấm lòng quí vị đã tiếp trợ cho tôi và gia đình tôi để tôi có thể dâng đời sống mình vào chức vụ thật là trọn vẹn. Tuy nhiên, khi chúng ta đề cập đến đề tài nầy, chúng ta hãy đào cho sâu thêm một chút nữa.
Dân sự cần phải ủng hộ vị Mục sư, môn đồ ủng hộ người làm công tác môn đồ hoá đã được đan dệt khắp cả Tân ước. Khi Chúa Jêsus sai 70 môn đồ ra đi, Ngài đã bảo họ "Hãy ở nhà đó, ăn uống đồ người ta sẽ cho các ngươi, vì người làm công đáng được tiền lương mình…" (Luca 10.7). Sứ đồ Phaolô đã sử dụng hình ảnh gieo gặt theo cách nầy trong I Côrinhtô 9.11: "Nếu chúng tôi đã gieo của thiêng liêng cho anh em, mà muốn thâu lại của vật chất của anh em, thì nào có phải một việc quá lẽ đâu?" Trong câu 14, ông nói thêm: "Cũng vậy, Chúa có truyền rằng ai rao giảng Tin Lành thì được nuôi mình bởi Tin Lành". Phaolô cũng sử dụng hình ảnh trong Kinh Thánh nói về một con bò trong sân đạp lúa, nó ăn hột lúa rơi ra do việc làm của nó. Khi trưng dẫn cả Luật pháp và Chúa Jêsus ông đã nhắc nhở Timôthê: "’Ngươi chớ khớp miệng con bò đang đạp lúa; và người làm công thì đáng được tiền công mình’" (I Timôthê5.18; đối chiếu I Côrinhtô 9.9).
B. Mục sư không được lợi dụng dân sự.
Bất cứ một hệ thống nào cũng đều có xu hướng lợi dụng và cũng một thể ấy trong Hội thánh. Vì một số Mục sư và các cấp lãnh đạo Hội thánh đều nắm lấy ưu thế trong hội chúng của họ, tất cả các Mục sư đều có sự thành công đó. Về mặt luật pháp, các vị Mục sư đều "tự chủ" đối với các thứ thuế. Họ cũng "tự chủ" trong điều kiện thực tế. Ít nhất trong hầu hết các Hội thánh, không có ai lập kế hoạch cho một vị Mục sư; không một ai giám sát công việc của ông. Ông đề ra chương trình nghị sự của mình rồi bước theo chương trình ấy.
Một số Mục sư lợi dụng dân sự của họ bằng cách biếng nhác và có một chương trình rất nghèo nàn. Họ thoải mái suốt cả tuần lễ rồi góp nhặt vào tối thứ Bảy lo ghi chép sơ sài một sứ điệp cho sáng Chúa nhựt. Tôi có biết một số người đã sử dụng thì giờ vào việc chơi golf hay nghỉ ngơi ở bờ hồ hơn là ngồi nghiên cứu.
Những người nắm lấy chức vụ mà tôi khâm phục hầu hết đều là những người phục vụ có hai nghề trong tay. Vị sứ đồ lỗi lạc Phaolô đã từ chối không nhận lương cho chức vụ của mình, nhưng đã kiếm sống như một người may trại để lo rao giảng Tin lành mà không bị ai nói. Có những người làm việc 40-50 tiếng đồng hồ trong một tuần lễ để nuôi sống gia đình họ và vẫn dâng mình để giảng dạy cho dân sự của Đức Chúa Trời, họ là hạng anh hùng đức tin thực sự!
Tuy nhiên, khi một Hội thánh có thể cung lương cho một vị Mục sư, thì Hội thánh nên làm việc ấy. Martin Luther đã viết: "Thật là khó cho một người lo lao động ngày đêm để kiếm sống, đồng thời lại dâng chính mình vào việc nghiên cứu, học hỏi mà chức vụ giảng dạy đòi hỏi".
I Timôthê 5.17 chép: "Các trưởng lão khéo cai trị Hội thánh thì mình phải kính trọng bội phần, nhất là những người chịu chức rao giảng và dạy dỗ". "Kính trọng bội phần" sát nghĩa là "trả lương gấp đôi". Từ ngữ "khéo cai trị" có nghĩa là người rất vất vả khó nhọc với Ngôi Lời. Vị mục sư giỏi luôn năng động trong việc học hỏi và dạy dỗ Ngôi Lời với cùng một quyết định giống như thợ nề với những viên gạch của mình hay như người thợ mộc với cây búa của người vậy. Chức vụ giảng dạy Ngôi Lời được thực thi mỹ mãn là một công việc rất khó và nó xứng đáng được trả lương thật rời rộng.
C. Dân sự không được lợi dụng vị Mục sư.
Mặc dù thì giờ thay đổi, nhiều Hội thánh đã không cung lương đầy đủ cho các cấp lãnh đạo của họ. Tôi có nghe nói thái độ ấy đã được tỏ ra qua câu nói nầy: "Quí vị làm cho ông ấy luôn hạ mình xuống, còn Chúa và chúng tôi luôn giữ ông ấy trong sự khốn khó". Trong khi nhiều tín đồ vui hưởng bông trái của sự thành công và sự dư dật, nhiều gia đình Mục sư đã bị bó buộc phải sống trong những hạn chế.
Một vị Mục sư đã gặp một Hội thánh mới trong một cuộc trao đổi rồi gọi điện về cho vợ mình. Ông nói: "Anh thực sự thấy khích lệ khi họ nói với anh rằng anh sẽ được trả 500USD một tuần. Như vậy có nghĩa là một giờ được 5USD!" Viên thủ quỹ của Hội thánh khác đã nói với vị Mục sư chủ toạ rằng: "Chúng tôi đồng ý công giá của Mục sư phải tính bằng vàng, nhưng chúng tôi không thể cung lương cho Mục sư bằng nhôm được".
Có những Hội thánh cũng lạm dụng Mục sư của họ bằng cách vận động. Họ sử dụng cách hăm he rất tinh vi để buộc ông giảng dạy những gì họ muốn ông giảng dạy. Họ nghĩ họ phải được cung ứng nhiều với sự chi trả thật ít. Để chi trả các hoá đơn của mình, một vị Mục sư không có đủ tài chính sẽ thường nhượng bộ trước các áp lực như vậy.
Trong một Hội thánh có đầy đủ, một vị Mục sư có thể mở Kinh Thánh ra rồi để cho đồng tiền rơi đúng chỗ nó muốn. Một hội chúng thuộc linh hiểu rõ Hêbơrơ 13.17: "Hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy, bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em".
D. Dân sự và Mục sư đồng công với nhau.
Từ ngữ "đồng công" theo tiếng Hy lạp koinonia có nghĩa là "tương giao" hay "kết hợp". Vị Mục sư chia sẻ những vụ việc thuộc linh với hội chúng và họ chia sẻ những thứ vật chất cho ông. Hội thánh không TRẢ TIỀN cho Mục sư mà họ kết hợp với ông trong sự hầu việc Chúa. Vị Mục sư gieo ra Lời của Đức Chúa Trời và gặt hái vụ mùa, ông phải có phần thu nhập. Dân sự gieo ra chức vụ quản lý thực giỏi và gặt lấy mùa gặt rao giảng tốt từ Ngôi Lời.
II. Gieo gặt về sự nên thánh (câu 8).
Chúng ta đã áp dụng luật gieo gặt theo một cung cách rất đặc biệt, sự kết hợp của Mục sư và dân sự của người. Chúng ta đã nắm bắt và áp dụng luật ấy theo một ý nghĩa chung chung, sự tranh chiến cá nhân để đạt tới sự nên thánh. Phaolô nói: "Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời".
Sự phấn đấu giữa "xác thịt" và "Thánh Linh" chẳng có gì mới mẻ đối với chúng ta là những người đã cùng nhau nghiên cứu thư tín nầy. Ở đầu chương 5, Phaolô đã mô tả đời sống Cơ đốc giống như một bãi chiến trường. Ở đây chúng ta thấy "xác thịt" và "Thánh Linh" giống như hai thửa ruộng mà chúng ta có thể gieo mầm sống trong đó. Những gì chúng ta gặt đều nương vào chúng ta chọn gieo ra ở thửa ruộng nào mà thôi.
A. Thửa ruộng xác thịt.
Phaolô nói: "Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát". Chúng ta biết rằng trong Kinh Thánh "xác thịt" có ý đề cập nhiều tới da thịt, xương cốt và cơ bắp của chúng ta. Nó cũng nói tới bản chất ích kỷ, tội lỗi trong mọi người nữa. Nếu chúng ta nhượng bộ hay gieo ra cho xác thịt, chúng ta sẽ gặt lấy "những việc làm của xác thịt" như đã liệt kê ra ở 5.19-21: "ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy".
Tôi thích cách John Stott mô tả việc gieo cho xác thịt như sau: "Đối với việc ‘gieo cho xác thịt’ là cố làm thoả mãn nó, chìu theo, ấp ủ và bơi theo nó, thay vì đóng đinh nó trên thập tự giá. Những hột giống chúng ta gieo ra đều là những tư tưởng và các việc làm. Mỗi lần chúng ta để cho lý trí mình neo vào một sự đố kỵ, ấp ủ một sự buồn rầu, giải trí theo một ý tưởng kỳ quặc, hoặc dầm mình trong sự tự thương hại, chúng ta đang gieo ra cho xác thịt. Mỗi lần chúng ta đeo bám vào một số bạn bè xấu, ảnh hưởng xảo quyệt của họ chúng ta biết rõ song chúng ta không thể kháng cự lại, mỗi lần chúng ta nói dối trên giường ngủ khi ấy chúng ta đáng phải chỗi dậy mà cầu nguyện, mỗi lần chúng ta đọc loại sách báo khiêu dâm, mỗi lúc chúng ta đâm liều lĩnh làm căng thẳng sự tiết độ của chúng ta, chúng ta đang gieo ra, gieo ra, gieo ra cho xác thịt. Một số Cơ đốc nhân đang gieo ra cho xác thịt mỗi ngày và lấy làm lạ không biết tại sao họ chẳng gặt lấy sự nên thánh. Nên thánh là một sự gặt hái; dù chúng ta gặt lấy nó hay không đều nương vào những gì và nơi chốn chúng ta gieo ra".
"Sự hư nát" có ý nói tới sự mục nát, sự đồi bại, những thứ gì đó đi từ chỗ tốt đẹp đến chỗ tệ hại. Nếu quí vị đặt các thứ thức ăn thừa thải từ bữa ăn hôm nay vào tủ lạnh, chúng sẽ đi từ chỗ ngon lành thành ra hư nát ngay. Quí vị càng để chúng ở đó lâu chừng nào, thì chúng sẽ rơi vào chỗ tệ hại hơn chừng nấy! "Sự hư nát" cũng được sử dụng trong Tân ước có ý nói tới một xác chết nữa (đối chiếu I Côrinhtô 15.42, 50). Phần mô tả hay nhất tôi có thể nghĩ tới về "sự hư nát" là khi quí vị lái xe vào xa lộ một ngày mùa hè nóng nực rồi ngửi thấy mùi thơm của nhựa đường! Khi một tín đồ "gieo ra cho xác thịt" người ấy sẽ GẶT LẤY NHỰA ĐƯỜNG cho xem!
Theo tin từ đài phát thanh, một trường trung học ở Oregon đã đối diện với nan đề có một không hai. Một số nữ sinh bắt đầu sử dụng son môi và đặt nó trong phòng tắm. Sau khi họ dùng son môi, họ đã ấn đôi môi của mình trên các tấm kính để lại hàng tá dấu môi son. Sau cùng vị Hiệu trưởng mới quyết định phải thực hiện một việc quan trọng. Bà cho mời các nữ sinh vào phòng tắm và một vị giám thị đã gặp họ ở đó. Bà giải thích các dấu môi son đã gây ra một nan đề chính cho viên giám thị, là người phải lau chùi cửa kính hàng ngày. Để chứng tỏ công việc ấy khó khăn là dường nào, bà đã yêu cầu vị giám thị chùi một trong các tấm kính ấy. Ông ta rút ra chiếc bàn chải có cán dài, nhúng nó vào bồn vệ sinh, rồi quét lên tấm kính. Kể từ đó không còn có dấu son môi nào trên các tấm kính nữa. Khi bị cám dỗ phải phạm tội, nếu chúng ta chỉ nhìn vào dấu bẫn thực sự mà chúng ta sẽ hôn, chúng ta sẽ không thấy bị lôi cuốn vào đấy nữa.
Earnest Hemingway đã được người ta tưởng niệm là một trong những nhà văn lỗi lạc nhất của châu Mỹ. Tuy nhiên, khi ông "lừa dối" và hoàn toàn học biết được "Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu". Ông tin rằng Kinh Thánh và đạo đức Cơ đốc đã lỗi thời và chẳng ai còn dùng đến nữa. Ông nghĩ các luật đạo đức đều là những điều tôn giáo dị đoan không thích nghi với con người hiện đại. Thậm chí ông còn viết ra một bài thơ nhái theo Lời cầu nguyện của Chúa: "Những người chúng ta hoang đường đang sống trong chỗ hoang tưởng". Dầu vậy, khi ông tìm kiếm khoái lạc và sự phu phỉ cho xác thịt không có Đức Chúa Trời, ông chẳng tìm được gì trừ ra thất vọng và vô vọng. Ông đặt một viên đạn vào trong óc của mình. Các nhà văn khác như Sinclair Lewis và Oscar Wilde đã hỉnh mũi của họ đối với Đức Chúa Trời và đã tìm gặp sự cuối cùng tương tự. Lewis đã chết một cái chết trong say xỉn thảm hại tại một bịnh viện cấp 3 ở Ý. Wilde tìm gặp mình lọt vào vòng tù tội đồng tính luyến ái, xấu hổ, tủi nhục. Gần cuối đời, ông viết: "Tôi quên rằng ở đâu đó trong cuộc đời những điều bạn làm trong chỗ kín nhiệm, một ngày kia chúng sẽ rao ra trên mái nhà cách lớn tiếng".
Quí bạn tôi ơi: "Đừng tự dối mình, vì Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu". Nếu có ai "gieo cho xác thịt" người ấy sẽ gặt lấy "sự hư nát" của một đời sống tàn lụi.
B. Thửa ruộng Thánh Linh.
Kế đó Phaolô nói: "song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời". Gieo cho Thánh Linh là cùng một việc với "bước đi theo Thánh Linh" (5.16), được "Đức Thánh Linh dẫn dắt" (5.18), "bước theo Thánh Linh" (5.25) hay được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" (Êphêsô 5.18).
Gieo cho Thánh Linh là tìm kiếm và theo đuổi Đức Chúa Trời. Ấy là "…tìm kiếm những việc ở trên cao…" và phải biết "ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất" (Côlôse 3.1-2). Philíp 4.8 chép: "Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến".
Chúng ta gieo cho Thánh Linh như thế nào? Chúng ta làm thế bằng những gì chúng ta có trong trí, bằng các quyển sách chúng ta đọc, bằng những cuốn phim cùng các buổi trình chiếu trên truyền hình mà chúng ta xem hay không xem. Chúng ta gieo cho Thánh Linh bằng cách phát triển những kỷ luật thuộc linh nhất định như cầu nguyện, suy gẫm, học thuộc lòng và nghiên cứu Kinh Thánh theo cách riêng. Có lẽ một trong những phương thức quan trọng nhất trong đó chúng ta gieo cho Thánh Linh nằm trong sự thờ phượng riêng, cách tốt hơn là "hướng tâm trí mình vào những việc ở trên cao". Khi chúng ta thờ phượng theo cách riêng, thờ phượng chung sẽ có tác động rất lớn.
Nếu một Cơ đốc nhân "gieo cho Thánh Linh" thay vì tính phân hủy của "sự hư nát" người ấy sẽ gặt lấy "sự sống đời đời". Điều nầy không có ý nói rằng chỉ có những tín đồ đầy dẫy Đức Thánh Linh mới vào trong thiên đàng. Người nào được sanh lại mới vào trong thiên đàng. "Sự sống đời đời" ở đây có ý nói tới tính chất sự sống hơn là thời gian sống. Nghĩa là, giống như "sự hư nát" là đi từ tốt hơn đến tệ hại hơn, "sự sống đời đời" có nghĩa là ngày càng được tốt đẹp hơn. Những giá trị đạo đức và thuộc linh của chúng ta sẽ lớn lên ngày càng mạnh mẽ hơn. Chúng ta sẽ ngày càng được "biến đổi ra giống theo ảnh tượng của Con Ngài" (Rôma 8.29). Chúng ta sẽ ngày càng ra giống theo Chúa Jêsus hơn! Mối giao thông của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ tăng lên cho tới một ngày kia sẽ được trọn vẹn trong cõi đời đời.
Dorothy Sayers đã viết: "Quả nhiên vậy, vì trong cõi đời đời ngoài thời gian, đúng kỳ mọi sự đều trở nên có giá trị, quan trọng, và có ý nghĩa. Vì lẽ đó, Cơ đốc giáo lấy điều nầy làm trọng: mọi sự chúng ta làm ở đây nhất nhất có quan hệ với tính cách đời đời của chúng ta. Sự sống đời đời là sự thừa nhận duy nhứt cho mọi giá trị của đời nầy".
Chúng ta phải nhận lấy thực tế ấy. Mỗi ngày chúng ta gieo ra nhiều hột giống. Một số hột giống chúng ta gieo ra trong thửa ruộng "xác thịt" của mình. Chúng ta gieo ra thật ích kỷ và tội lỗi. Từng hột giống đó sẽ tạo ra "sự hư nát" trong đời sống của chúng ta. Chúng sẽ không vùa giúp chúng ta, chúng sẽ làm hại cho chúng ta. Mỗi tư tưởng, lời nói hoặc biệc làm sẽ không dẫn tới việc "làm tôi vâng phục Đấng Christ" (II Côrinhtô 10.5) mà nó sẽ đem lại sự tàn lụi, thối rửa của "sự hư nát" trong đời sống chúng ta. Chúng ta đã bị "dối gạt" và chúng ta lao vào việc khinh dễ Đức Chúa Trời nếu chúng ta nghĩ chúng ta có thể không bị tội lỗi dỗ dành. Hãy viết ra điều nầy đi. Quí vị không thể bị tội lỗi dỗ dành. Quí vị không thể bị dính dáng với tội lỗi. QUÍ VỊ KHÔNG THỂ DÍNH DÁNG VỚI TỘI LỖI!
George Munzing nói: "Nếu bạn thực sự không chung thuỷ, bạn sẽ lừa dối trong trận đấu. Nếu bạn có sự gian lận ở trong đầu, bạn sẽ gian lận trong bài thi. Bạn không chung thuỷ với bạn gái, bạn lừa đảo trong công việc làm ăn. Bạn sẽ lừa dối người bạn đời của mình. Gieo ra một tư tưởng, gặt lấy một hành động. Gieo ra một hành động; gặt lấy một tật xấu. Gieo ra một tật xấu; gặt lấy một bản tánh. Gieo ra một bản tánh, gặt lấy một số phận".
Mỗi ngày chúng ta gieo ra nhiều hột giống. Chúng ta làm hết sức mình để gieo chúng ra đúng thửa ruộng để chúng ta còn gặt lấy vụ mùa "bông trái công bình và bình an" (Hêbơrơ 12.11).
III. Gieo gặt những việc lành (các câu 9-10).
Chúng ta đã xem xét việc gieo và gặt trong chức vụ của Hội thánh địa phương, gieo và gặt trong việc áp dụng sự thánh khiết vào đời sống chúng ta và giờ đây Phaolô đang nói tới "việc lành".
A. Đừng nhượng bộ (câu 9).
Chúng ta hãy đọc câu 9 cách chậm rãi và ráng nhận thức được điều gì đó ở bên kia giấy trắng và mực đen: "Chớ MỆT NHỌC về sự làm lành, vì nếu chúng ta KHÔNG TRỄ NẢI, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt". "Làm lành", phục vụ tha nhân có thể là một sinh hoạt rất dễ đem lại sự nhọc mệt. Rõ ràng người thành Galati, và có lẽ chính bản thân Phaolô [chú ý các nhân xưng đại danh từ] đã lấy làm mệt mỏi trong sự hầu việc Chúa của họ. Có lẽ họ đang suy nghĩ: "Vậy thì đâu là ích lợi?" Có thể họ đã sẵn sàng nhượng bộ rồi đấy.
Những người làm nông cũng lấy làm mệt mõi nữa. Sẽ ra sao nếu nhà nông gieo ra phân nửa thửa ruộng của mình và rồi lấy làm "mệt nhọc" mà bỏ cuộc. Mùa gặt cứ vẫn đến "đúng kỳ" nhưng người chỉ sẽ “gặt lấy” phân nửa ruộng mà thôi.
Chúng ta phải thật kiên nhẫn. Chúng ta đừng đầu hàng trong sự phục vụ lẫn nhau trong Chúa. Giacơ 5.7 chép: "Hỡi anh em, vậy hãy nhịn nhục cho tới kỳ Chúa đến. Hãy xem kẻ làm ruộng: họ bền lòng chờ đợi sản vật quí báu dưới đất cho đến chừng nào đã được mưa đầu mùa và cuối mùa". Hãy nhớ, chúng ta gặt lấy NHỮNG GÌ chúng ta gieo ra; chúng ta gặt lấy NGAY CHỖ chúng ta gieo ra, nhưng chúng ta cũng gặt hái SAU KHI chúng ta gieo. I Côrinhtô 15.58 chép: "Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu".
B. Làm điều thiện cho mọi người (câu 10).
Kế đó Phaolô nói: "đang lúc có dịp tiện" chúng ta cần phải "làm điều thiện cho mọi người". Anh em ơi, chúng ta có rất nhiều dịp tiện. Mọi người ở chung quanh chúng ta là những dịp tiện cho chúng ta "làm điều thiện". Mẹ tôi thường nói với tôi: "Có đi có lại". Bà có ý nói nếu tôi làm việc chi đó tốt đẹp cho người ta, nó sẽ trở lại với tôi thôi.
Chúng ta cần phải làm điều thiện "cho mọi người", những người tin Chúa và những kẻ chưa tin, già và trẻ. Chúng ta cần phải làm điều thiện "nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin". Tất nhiên "anh em chúng ta trong đức tin" là một hình ảnh khác trong nhiều hình ảnh của Kinh Thánh nói tới người được chuộc, người được cứu, thân thể của Đấng Christ, là Hội thánh. Nếu chúng ta không thể yêu thương người trong gia đình mình, nhất định chúng ta không sao yêu thương được người dưng nước lã ở bên ngoài.
Vào tháng 6 năm l955, Winston Churchill, ở gần cuối đời mình, được yêu cầu đưa ra lời phát biểu khai mạc tại đại học đường British. Lúc bấy giờ ông ốm yếu lắm rồi; người ta dìu ông lên bục. Khi ấy ông vịn lấy bục giảng gần như suốt thời gian đứng đó. Ông đứng đầu gục xuống luôn nhưng sau cùng ngẫn đầu lên, và giọng nói nhiều năm trước đó đã vực nước Anh từ bờ vực hủy diệt chỗi dậy lần cuối cùng trong lịch sử: "Không bao giờ đầu hàng. Không bao giờ đầu hàng. Không bao giờ đầu hàng". Với câu nói ấy, Churchill quay trở về lại chỗ ngồi của mình. Khi ấy mọi người đều im lặng phăng phắc, rồi giống như thể một người, toàn bộ khán thính giả đều đứng dậy vỗ tay tán thưởng ông, vì ông là một người mà toàn bộ lời nói và việc làm song hành với nhau.
Đúng là một câu nói dành cho chúng ta hôm nay, KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ ĐẦU HÀNG! Không bao giờ thôi làm điều thiện vì chúng ta đang gieo ra những hột giống một ngày kia sẽ tạo ra một mùa gặt thật trúng. Lời hứa của Đức Chúa Trời trong luật gieo gặt là không hề thay đổi.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét