Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Chuẩn bị cho chiến trận – Phần 2 (Eph 6.16-17)



Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Chuẩn bị cho chiến trận – Phần 2
Êphêsô 6.16-17
1. Người lính kia bước ra khỏi chiếc xe bằng sắt rồi đưa ra lời thách thức là một cảnh tượng rất khó tin. Anh ta chỉ cao có 9 feet – một gã khỗng lồ giữa những người khác. Trọng lượng của anh ta khoảng 400 pounds và bên dưới làn da của anh ta, người ta có thể thấy được những bắp thịt cuồn cuộn. Anh ta mặc một "chiếc áo giáp" nặng khoảng 125 pounds. Anh ta mang một cây giáo dài chừng 14 feet và mũi sắt của nó nặng chừng 15 pounds – giống như cây sào của vận động viên nhảy sào vậy. Mặc dù cây giáo dài như thế, nó chỉ nặng chừng 30 pounds. Dĩ nhiên, tôi đang nói về nhân vật nổi tiếng đến từ xứ Gát, gã khỗng lồ Gô-li-át. Khi thiếu niên chăn chiên, David bước ra đánh nhau với hắn, Vua Saulơ đã ban cho David bộ khí giáp của nhà vua. Khi David thử mặc chúng, chàng nói: "Tôi không thể đi đứng với các thứ nầy, vì tôi chẳng mặc chúng đâu". Quí vị biết rõ câu chuyện rồi. David đã sử dụng nhiều thứ khí giới khác nhau với một chiến lược khác nhau. Kết quả rất đáng ngạc nhiên và tên khỗng lồ kia ngã chết. David gạt bỏ thứ khí giáp thông thường và đã chọn y phục và các thứ khí giới thích ứng cho cuộc chiến thật đặc biệt của mình.
2. Chúng ta đánh trận với một kẻ thù còn to lớn hơn và thông minh hơn gã khỗng lồ Philitin kia nhiều lắm. Giống như David, chúng ta không sử dụng các thứ vũ khí thông thường để đánh nhau với một kẻ thù đường bệ kia. Phaolô đã nói trong câu 12: "Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết". Nếu Đức Chúa Trời chỉ cho phép chúng ta một cái nhìn thoáng qua kẻ thù, nếu chúng ta trong một phút quan sát Lucifer cùng các lực lượng đạo binh ma quỉ của hắn, chúng ta sẽ thôi không đánh nhau với hắn bằng sức riêng của mình cho đến đời đời. Chúng ta sẽ chạy đến kho khí giới của Đức Chúa Trời rồi khoác vào "mọi khí giới của Đức Chúa Trời" để chúng ta có thể "đứng vững" và đánh trận trong "ngày tội ác".
3. Phaolô nói trong cả câu 11 và câu 13 rằng chúng ta cần phải mặc lấy "mọi khí giới của Đức Chúa Trời" hầu cho chúng ta “sẵn sàng chiến đấu” chớ không hàng phục đối với kẻ thù của mình. Tuần qua, chúng ta đã xem xét ba thứ khí giới đầu tiên trong 6 thứ thuộc bộ khí giới của Cơ đốc nhân. Chúng ta hãy xem xét chúng một lần nữa một cách vắn tắt rồi kế đó hãy đào sâu vào ba thứ khí giới sau cùng.
A. Thứ nhứt, có DÂY NỊT LẼ THẬT. Chúng ta cần phải dầm thấm trong lẽ thật tuyệt đối của Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta phải học thuộc lòng Kinh thánh để chúng ta có thể nói với kẻ thù: "Như có chép rằng…" giống như Chúa Jêsus đã nói khi Ngài bị cám dỗ. Chúng ta cũng cần đến lẽ thật thực tế. Chúng ta phải trở thành hạng người nói ra lẽ chơn thật và sống một phong cách sao cho đáng tin cậy.
B. Thứ hai, có ÁO GIÁP CÔNG BÌNH. Điều nầy chắc chắn không phải là sự tự xưng công bình với những việc làm hay không nên làm chiếu theo luật pháp. Đây không phải là sự công bình gán ghép vì Đức Chúa Trời không bảo chúng ta phải mặc lấy những gì Ngài đã mặc cho chúng ta rồi. Thay vì thế, ở đây đề cập tới sự công bình thực tế, canh giữ tấm lòng của chúng ta chống lại tội lỗi.
C. Thứ ba, có GIÀY BÌNH AN. Rôma 5.1 bảo chúng ta rằng khi chúng ta được cứu chúng ta đã nhận lãnh "sự hoà thuận với Đức Chúa Trời". Tuy nhiên, chỉ nhờ vào sự cầu nguyện mà chúng ta mặc lấy "sự bình an của Đức Chúa Trời" (Phi-líp 4.6-7).
I. Thuẫn đức tin (câu 16).
Trong một thời gian dài, tôi thấy mình bị cuốn vào những câu chuyện nói về các tù binh chiến tranh từ cuộc chiến ở Việt Nam. Trong nhiều người còn sống sót qua những kinh khiếp cuộc đời phu tù của họ, hầu hết mọi người đều có hai việc chung nhất. Họ đã phát triễn một cái thuẫn lý trí và họ kiên trì nắm giữ những gì họ biết là sự thật. Mỗi ngày người Bắc Việt nam sẽ phát lớn những cái loa tuyên truyền của họ. Họ nói với những người Mỹ nầy rằng chính phủ của họ là đồi bại, rằng quân đội đã lìa bỏ họ, rằng những người vợ của họ đã ly dị họ và đã tái hôn. Những tù nhân dũng cảm nầy đã phát triễn nhiều phương thức khác nhau để loại bỏ những lời dối trá. Một người là một tay dương cầm. Anh ấy đã chơi những buổi hoà nhạc trong lý trí của mình. Người khác là một tay kiến trúc, anh phác hoạ ra hàng trăm toà nhà trong đầu của mình. Cũng có người khác là một tay chơi golf. Mỗi ngày anh ta đã chơi trong lý trí những lần đánh golf. Họ đã loại bỏ những lời dối trá của kẻ thù với những cái thuẫn lý trí của họ và đã đánh trận với những lời nói dối bằng cách tự nhắc nhớ đến lẽ thật. Họ đã thôi không đánh trận bằng vũ khí thực nữa, nhưng không hề thôi dự một trận chiến của lý trí và tâm linh. Đấy là những gì mỗi tín đồ đang làm trong chiến trận thuộc linh.
A. Thuẫn của người tin Chúa là sự nương cậy cá nhân của mình nơi Chúa Jêsus.
1. Những binh lính La mã đã sử dụng hai loại thuẫn. Một là nhỏ và nhẹ. Khi đánh nhau họ cầm thuẫn nầy nơi tay. Còn thứ kia được gọi là scutum hay thuẫn chiến đấu cao khoảng 4 feet rưỡi và rộng khoảng 2 feet rưỡi. Thuẫn nầy có kích cỡ của cánh cửa nhỏ. Câu nói đời xưa cho rằng "bạn trở về từ chiến trường, một là với cái thuẫn hay là nằm trên cái thuẫn đó".
2. Thuẫn được chế tạo bằng cây ép lại bọc bằng da thô và đính kim loại ngoài rìa mép của nó. Thường có một sự trang trí bằng sắt ở ngoài mặt. Chúng phải lớn như thế để người ta có thể quì gối xuống và nép người ở đàng sau nó.
3. Những cái thuẫn nầy cũng được kết lại với nhau để hình thành một bức tường di động. Để đánh mạnh vào cổng thành, chúng phải được kết lại với nhau tạo thành một "bức màn sắt" cung ứng sự bảo hộ phía trên cao. Kinh thánh sử dụng một cái “thuẫn” như thế làm hình bóng cho “đức tin”.
4. Phaolô nói "nhờ đó" hay "thêm vào" với dây nịt lẽ thật, áp giáp công bình và giày bình an, quí vị cũng cần đến "thuẫn đức tin" nữa.
5. “Đức tin” là gì. Đề tài ở đây không phải là "đức tin" – bộ tín điều Cơ đốc mà là đức tin cá nhân, lòng tin cậy của chúng ta nơi Đức Chúa Trời, tin tưởng những gì Đức Chúa Trời đã phán và phục theo chúng.
6. Mỗi người, tin Chúa hay không tin Chúa đều thực thi đức tin. Chúng ta có đức tin rằng cây cầu sẽ không sụp xuống bên dưới chúng ta, rằng đồ ăn trong một nhà hàng sẽ không bị độc, rằng một chiếc ghế sẽ chịu được trọng lượng của chúng ta, rằng chiếc phi cơ sẽ không bị rơi xuống đất.
7. "Thuẫn" chống lại sự tấn công của ma quỉ là đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời sẽ giữ các lời hứa của Ngài, rằng Ngài sẽ thành tín đối cùng chúng ta.
8. Trong một vài phân đoạn, Kinh thánh chép: "Người công bình thì sống bởi đức tin". II Cô-rinh-tô 5.7 chép: "vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy". Hình ảnh của Chúa là cái thuẫn của những người có lòng tin cậy Ngài được thấy có trong nhiều, nhiều phân đoạn Kinh thánh. Sau đây là vài phân đoạn ấy:
a. In Sáng thế ký 15.1: Đức Giêhôva phán với Ápraham: "Hỡi Ap-ram! ngươi chớ sợ chi; ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn".
b. II Samuên 22.31 chép: "Còn Đức Chúa Trời, các đường của Ngài vốn là trọn vẹn, Lời của Đức Giê-hô-va là tinh tường. Ngài là cái thuẫn cho mọi người nương náu mình nơi Ngài" (đối chiếu Thi thiên 18.30).
c. Thi thiên 3.3 chép: "Nhưng, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là cái khiên chở che tôi; Ngài là sự vinh hiển tôi, và là Đấng làm cho tôi ngước đầu lên".
d. Thi thiên 5.12 chép: "Vì hỡi Đức Giê-hô-va, chính Ngài sẽ ban phước cho người công bình, lấy ơn vây phủ người khác nào bằng cái khiên".
e. Thi thiên 91.4 chép: "Ngài sẽ lấy lông Ngài mà che chở ngươi, và dưới cánh Ngài, ngươi sẽ được nương náu mình; Sự chân thật Ngài là cái khiên và cái can của ngươi".
f. Thi thiên 119.114 chép: "Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; Tôi trông cậy nơi lời Chúa".
g. Châm ngôn 2.7 chép: "Ngài dành ơn cứu rỗi cho người ngay thẳng; Ngài là thuẫn đỡ của người làm theo sự đoan chánh".
h. Châm ngôn 30.5 chép: "Các lời của Đức Chúa Trời đều đã thét luyện: Ngài là cái thuẫn đỡ cho người nương cậy nơi Ngài".
B. Những mũi tên của kẻ thù là những sự cám dỗ để không tin theo Chúa Jêsus.
1. Câu 16 cũng nói rằng với cái "thuẫn đức tin" chúng ta có khả năng "dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ". "Tên lửa" là gì? “Dập tắt” chúng, nói như thế là nghĩa gì?
2. Trong thời của Phaolô, những mũi tên của các cung thủ thường được quấn bằng vải nhúng trong dầu thô. Loại dầu nầy có thể bắt lửa và mũi tên sẽ được bắn vào kẻ thù. Khi trúng đích, dầu sẽ vung vảy ra và đốt cháy bất cứ thứ chi chậm bắt lửa.
3. Những cái thuẫn rộng của người La mã đặc biệt có hiệu quả trong việc ngăn chặn các mũi tên đang hực lửa kia. Phải nói rằng trong cơn sôi động của chiến trường, những cái thuẫn thường bị phủ dày với những mũi tên bốc khói giống như mấy con nhím vậy.
4. Mỗi ngày Satan cùng với các tay sai gian ác của hắn phóng ra hàng tá "tên lửa" vào chúng ta. Trong cả cuộc đời của chúng ta là những tín đồ, chúng ta đối diện với hàng trăm ngàn mũi tên hực lửa từ địa ngục. Chúng ta hãy xem xét các trường hợp sau:
a. Satan bắn mũi tên THẤT VỌNG. Quí vị đã thành hôn một vài năm và cảm thấy không thoả lòng trong mối quan hệ. Tuy nhiên, Lời của Đức Chúa Trời dạy chúng ta rằng bất cứ một cuộc hôn nhân nào có thể xuông xẻ nếu chúng ta áp dụng các nguyên tắc của Kinh thánh.
b. Satan bắn mũi tên TƯ DỤC. Hết thảy quí vị nào sống một mình trong phòng motel và có phim khiêu dâm chiếu trên TV… bạn cùng làm việc với quí vị dường như hấp dẫn và hiểu biết nhiều hơn người bạn đời của mình … Lời của Đức Chúa Trời phán đấy là tội lỗi và nó có thể hủy diệt đời sống của quí vị.
c. Satan bắn mũi tên NGHI NGỜ. Quí vị đã trải qua một cuộc ly dị… quí vị đã mất việc làm… quí vị đang đối diện với bịnh tật ghê khiếp… quí vị đang thắc mắc: "Đức Chúa Trời chẳng quan tâm sao?" Ngôi Lời dạy chúng ta rằng hầu hết mọi cơn thử thách đều đến từ những sự chọn lựa nghèo nàn của chính chúng ta. Đức Chúa Trời vẫn yêu thương đồng đi với chúng ta qua trũng bóng chết.
d. Satan bắn mũi tên CHỈ TRÍCH, PHÊ BÌNH. Đôi khi Satan sử dụng anh chị em của chúng ta để bắn những tên lửa gây chết chóc của hắn. Thi thiên 64.3 chép: "Chúng nó đã mài lưỡi mình như thanh gươm. Nhắm mũi tên mình, tức là lời cay đắng". Chúng ta muốn trả đủa, nhưng chúng ta nhớ đến Rôma 12.21: "Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác".
e. Satan bắn mũi tên KIÊU NGẠO. Gia-cơ 4.6-7 chép: "Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Vậy hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em".
5. Khi chúng ta giơ cao thuẫn đức tin lên, khi chúng ta từ chối không chịu tin theo lời dối trá của kẻ ác và thay vì thế tin cậy luôn nơi lẽ thật của Đức Chúa Trời, những mũi tên lửa bị chệch hướng chẳng hề gây hại được. 1 Giăng 5.4 chép: "… và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta".
6. Đức tin của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng ta hiệp một lại. Khi kẻ thù của Rome thấy những hàng thuẫn rộng lớn đó, họ thường tan hàng trong kinh khiếp. Giống như tấm "lá chắn" khi chúng ta xây dựng những mối tương giao mạnh mẽ với các tín hữu khác, chúng ta canh giữ phần lưng của nhau.
II. Mão cứu chuộc (câu 17a).
A. Sự cứu rỗi trang bị cho chúng ta với một SỰ BẢO ĐẢM BÌNH TỊNH.
1. Những binh lính La mã đã đội loại mão làm bằng da dày được bọc bằng kim loại. Có loại đai dày bảo hộ cho phần trán và hai bên gò má. Kim loại che phủ dài xuống tới lưng bảo hộ cho cổ. Khi đội mão ấy vào, thì che kín lại phần đầu hết, trừ ra hai mắt, mũi và miệng.
2. Loại mão ấy rất vô giá trong chiến trận. Hãy tưởng tượng đang đứng giữa rừng tên lửa xem, những thanh gươm và giáo đang đâm tới mà chẳng có cái gì để bảo hộ đầu của quí vị. Một cú đánh mạnh vào thân thể có thể gây thương tích hay bị thương nặng, nhưng một cú đánh mạnh vào đầu sẽ giết chết ngay tức khắc.
3. Phaolô nói chúng ta cần phải "lấy sự cứu chuộc làm mão trụ". Điều nầy không đề cập tới sự sanh lại. Hãy nhớ, Phaolô đang nói với những kẻ đã được cứu rồi (đối chiếu các chương 1-3). Thay vì thế, điều nầy có ý nói tới việc yên nghỉ trong sự bảo đảm của ơn cứu rỗi đã thuộc về chúng ta rồi.
4. Quí vị có từng quan sát một đứa nhỏ 8 tuổi đội lấy nón bảo hộ khi chơi bóng dã cầu không? Chúng trở thành những kamikazes ngay! Tại sao vậy? Vì chúng cảm thấy vô địch trong mấy cái mũ bảo hộ ấy. Cũng một thể ấy "mão" của "sự cứu chuộc" cung ứng cho chúng ta lòng tin cậy vì chúng ta biết bất luận điều chi xảy ra, chúng ta sẽ hoàn toàn đoạt được chiến thắng! Sự cứu rỗi truyền cho chúng ta với sự lạc quan rằng chiến thắng đã được bảo đảm!
5. Hãy để cho kẻ thù tấn công. Hãy để cho các lực lượng cuồng nộ của địa ngục chống lại chúng ta. Hãy để cho chúng bắn ra những "tên lửa". Có thể chúng ta sẽ bị thương. Có thể chúng ta chịu khổ bị bại trận nhất thời. Có thể chúng ta chậm chạp và vấp ngã. Tuy nhiên, vì cớ thập tự giá, chiến thắng sẽ hoàn toàn thuộc về chúng ta!
6. Là những tín đồ mặc lấy khí giáp thuộc linh, chúng ta đòi hỏi lời hứa ở Rôma 8.31, 35-39.
B. Sự cứu rỗi cam kết với chúng ta một SỰ TRÔNG CẬY HẠNH PHƯỚC.
1. Một phần của sự bảo đảm đến từ ơn cứu rỗi là sự hy vọng về cuộc sống ở bên kia đời nầy. Trong một câu Kinh thánh quen thuộc ở I Têsalônica 5.8: "Nhưng chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy dè giữ, mặc áo giáp bằng đức tin và lòng yêu thương, lấy sự trông cậy về sự cứu rỗi làm mão trụ”. Tít 2.13 bảo chúng ta phải "chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ".
2. Không những tôi có sự bảo đảm đến nỗi tôi sẽ “sẵn sàng chiến đấu” trong chiến trường hiện tại, tôi có "sự trông cậy hạnh phước" một ngày kia chiến trận sẽ qua đi! 1 Giăng 3.2 chép: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy".
3. Nhà truyền đạo da đen tuyệt vời E.V. Hill giảng một sứ điệp đề tựa là "This Ain’t It". Đừng để cho chiến trận nầy đánh hạ quí vị vì một ngày kia chiến trận sẽ qua đi!
4. Sự trông cậy nầy có ý nghĩa như sau: khi chúng ta ngã lòng, khi chúng ta gặp rắc rối, khi chúng ta phạm tội, khi chúng ta cảm thấy mình bị từ bỏ, khi chúng ta nghĩ chúng ta không thể tiếp tục, hãy nhớ rằng chúng ta có một sự cứu rỗi ĐỜI ĐỜI. Trọn đời nầy chỉ là một khoảng khắc khi đem sánh với cõi đời đời đó.
5. Hê-bơ-rơ 6.11 chép: "Nhưng chúng ta mong rằng mỗi người trong anh em tỏ lòng sốt sắng như vậy, đặng giữ lòng đầy dẫy sự trông cậy cho đến cuối cùng". Galati 6.9 chép: "Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt".
III. Gươm của Thánh Linh (câu 17b).
A. Gươm của chúng ta giống với điều gì?
1. Ngôi Lời là một thứ vũ khí THUỘC LINH. "Gươm" từ đó Phaolô đưa ra phần loại suy nầy là thanh gươm ngắn của quân đội La mã. Nó dài chừng 18" và bén ở hai lưỡi. Đây là một vũ khí tầm gần. Phaolô gọi đó là "gươm Thánh Linh" và ví nó với "Lời của Đức Chúa Trời". Vì Kinh thánh là "do Đức Thánh Linh", Kinh thánh không do những tác giả con người ấn định mà được "cảm thúc" hay được "Đức Chúa Trời hà hơi". Không những đây là một quyển sách, mà còn là một thứ vũ khí thuộc linh nữa!
Mục sư người Tô cách Lan là Thomas Guthrie đã viết: "Kinh thánh là một kho vũ khí thiên thượng, một xưởng bào chế gồm nhiều loại thuốc cực kỳ chính xác, một cái mỏ giàu có không hề cạn kiệt. Đây là một quyển sách hướng dẫn cho mỗi con đường, một hải đồ cho từng đại dương, một thứ thuốc cho từng bịnh tật và một thứ dầu xức cho từng vết thương. Lấy đi khỏi chúng ta quyển Kinh thánh thì bầu trời của chúng ta không còn có mặt trời nữa" (MacArthur, trang 368).
2. Ngôi Lời là một thứ vũ khí CÓ QUYỀN PHÉP. Mùa xuân vừa qua tôi đến tham quan Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân. Phần thú vị nhất của khoá học là có một cơ hội ra trường bắn với đội SWAT. Tôi bắn khẩu H&K MP-5, là thứ vũ khí tấn công hiệu quả nhất tự động hoàn toàn! Thật ngạc nhiên thay! Quí vị có biết rằng Lời của Đức Chúa Trời là một thứ vũ khí có quyền phép nhiều hơn không? Chúa Jêsus đã sử dụng "gươm của Thánh Linh" để chống đỡ những lần tấn công của Satan trong cuộc gặp gỡ của họ trong đồng vắng. Ngài đã phán mỗi lần: "Như có chép rằng". Hê-bơ-rơ 4.12 chép: "Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng". Với thứ vũ khí đầy quyền phép của chúng ta, chúng ta có thể lấy máu của chính Satan! Khi hắn tấn công quí vị, hãy trưng dẫn Kinh thánh thì hắn sẽ trốn mất.
3. Ngôi Lời là thứ vũ khí rất CẦN THIẾT. Gần như hết thảy chúng ta đều sẽ nói "Amen" với những gì tôi đã dạy về Lời của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta có thực sự tin theo Lời ấy không? Nhiều nhà thờ xưng nhận ủng hộ, trung thành với Ngôi Lời, nhưng rao giảng với quyển Kinh thánh đóng kín như bưng. Người ta la hét đòi treo 10 điều răn trên giảng đường, nhưng không thể kể ra được 5 điều trong số đó. Họ xin cho có sự cầu nguyện ở học đường nhưng lại không cầu nguyện. Họ khăng khăng họ biết rõ Đức Chúa Trời, nhưng không thể nói cho quí vị biết 3 trong 4 sách Tin lành. Quí vị không thực sự nhìn biết Đức Chúa Trời cho tới khi nào quí vị nhìn biết Lời của Ngài!
B. Thanh gươm của chúng ta được sử dụng như thế nào?
1. Thứ nhứt, chúng ta phải ĐỌC Ngôi Lời. Làm sao xưng mình là Cơ đốc nhân mà lại không đọc Kinh thánh chứ? Tôi đã nghiên cứu nhiều sách của Kinh thánh từng câu một và tôi quên nhiều câu lắm. Khi tôi quay trở lại, tôi học được nhiều việc mà tôi đã bỏ sót lần vừa qua. Quí vị phải, quí vị PHẢI đọc Ngôi Lời hàng ngày hoặc Satan sẽ nuốt lấy quí vị trong bữa ăn trưa của hắn.
2. Thứ hai, chúng ta phải SUY GẪM Ngôi Lời luôn. Điều nầy có nghĩa là đọc chậm rãi, suy nghĩ xem câu ấy nói gì. Khi người ta hỏi Billy Graham ông sẽ làm điều gì khác biệt nếu ông có sức sống hoài, ông nói: "Hãy dành nhiều thì giờ với Kinh thánh". Thi thiên 1.2 nói về người nào được "chúc phước cho". Câu nầy chép như sau: "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".
3. Thứ ba, chúng ta phải NGHIÊN CỨU Lời. Phaolô đã viết cho Timôthê: "Hãy chuyên tâm [nghiên cứu] cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật" (II Ti-mô-thê 2.15).
4. Thứ tư, chúng ta phải HỌC THUỘC LÒNG Ngôi Lời. Thi thiên 119.11 chép: "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa!" Học thuộc lòng Ngôi Lời giống như đang mang một thứ vũ khí phòng thủ chống lại ma quỉ! Hãy dùng vũ khí ấy mà đánh hắn!
Chàng thiếu niên David đã có trang bị đúng đắn và chiến lược đúng đắn để đánh bại Gô-li-át. Chàng nói với hắn: "Khắp thế gian sẽ biết rằng Y-sơ-ra-ên có một Đức Chúa Trời; và quân lính nầy sẽ thấy rằng Đức Giê-hô-va không giải cứu bằng gươm, hoặc bằng giáo; vì Đức Giê-hô-va là Chúa của chiến trận, và Ngài sẽ phó các ngươi vào tay chúng ta" (I Samuên 17.47). Tôi đề nghị, khi quí vị cầu nguyện mỗi ngày, quí vị hãy mặc lấy "mọi thứ khí giới" luôn. Quí vị sẽ không thể bị thất bại đâu!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét