Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Galati 5.13-15: Mục đích của sự tự do



Tự do thực – Galati
Mục đích của sự tự do
Galati 5.13-15
Khi tôi còn nhỏ, người ta đã dạy tôi về chủ nghĩa yêu nước. Vào lúc bắt đầu buổi học trong lớp cấp 1 của Bà Langston, chúng tôi đặt hai bàn tay của mình lên ngực rồi thốt ra lời thề trung thành, sự đầu phục của chúng tôi đối với lá cờ nước. Khi tôi lớn lên, tôi học biết rằng chúng tôi những người Mỹ vốn xem trọng sự tự do vì đã được nó rất khó nhọc từ nước Anh. Ở những địa điểm giống như Đồi Bunker, Brandywine và trũng Forge, những người yêu nước đã chịu đựng nhiều nổi khó nhọc khôn tả xiết, họ đã đổ máu, đã ngã chết để bảo đảm cho sự tự do của chúng ta. Các tổ phụ của chúng ta không những đã đánh trận để kiếm được sự tự do, mà còn gìn giữ sự tự do của chúng ta nữa. Trên những bãi chiến trường gần và xa, hết thế hệ nầy tới thế hệ khác, các chiến binh Mỹ đã dâng mạng sống của họ để bảo vệ sự tự do của chúng ta. Là một thanh niên, tôi nhận ra chủ nghĩa yêu nước nầy đã được khắc sâu vào chính gia đình của chúng tôi. Anh của tôi đã thi hành nghĩa vụ ở Việt nam. Bố tôi đã đánh trận ở Normandy trong suốt Đệ II Thế Chiến. Ông nội tôi đã chịu đựng với quyết tâm cao trong các giao thông hào đổ máu ở nước Pháp trong suốt Đệ I Thế Chiến. Tôi có những tổ phụ đã đánh trận trong Cuộc Nội Chiến. Tình yêu tự do ăn sâu trong xứ sở nầy và sẽ được truyền cho con cái và cháu chắt của chúng tôi. Chúng tôi đứng chào lá quốc kỳ. Chúng tôi phải cảm tạ Đức Chúa Trời mỗi ngày vì đặc ân được sống trong quốc gia rộng lớn nầy. Ngày nay chúng ta là một dân tự do vì các tiền nhân của chúng ta đã đem lại sự tự do cho chúng ta.
Khi chúng ta tiếp tục trong Galati 5, sứ đồ Phaolô bắt đầu tiểu đoạn nầy bằng cách nói. "Hỡi anh em, anh em đã được gọi đến sự tự do". Hãy gạch dưới chữ "được gọi". Quí vị không ĐẠT được sự tự do thuộc linh của mình. Quí vị không THỪA KẾ sự tự do thuộc linh của mình. Quí vị được "GỌI" đến với sự tự do thuộc linh đó. Đời sống của chúng ta trong Đấng Christ không bắt đầu với quyết định theo Chúa Jêsus mà với sự kêu gọi giàu ơn của Ngài trong đời sống của chúng ta .
Là những người Mỹ, chúng ta nhìn lại với lòng tự hào đối với những nhân vật như George Washington, Nathan Hale, Robert E. Lee, Sergeant Alvin York, Douglas MacArthur… bảng danh sách còn tiếp diễn và nhiều nữa. Chúng ta có lòng tự hào với sự thực rằng chúng ta đã đạt được những sự tự do về chính trị và về kinh tế của mình. Tuy nhiên, chúng ta không đạt được sự tự do về mặt thuộc linh, Chúa Jêsus đã đạt được sự tự do đó. Ngài ban cho chúng ta sự tự do đối với tội lỗi, tự do đối với luật pháp, tự do đối với sự phán xét, tự do đối với quyền lực và án phạt của tội lỗi. Chúng ta không chọn lấy sự tự do nầy cho tới chừng Ngài lựa chọn chúng ta.
Phaolô nhắc cho chúng ta nhớ và sách Galati ở 1.6 rằng Đức Chúa Trời đã "gọi anh em bởi ơn của Đức Chúa Jêsus Christ". Phaolô đã đạt tới mức hiểu biết Đức Chúa Trời đã "gọi" ông từ lâu trước khi ông nghe thấy tiếng của Chúa trong ánh sáng làm mù mắt trên con đường đến thành Đa-mách. Ông đã nói ở 1.15-16a rằng: "Nhưng khi Đức Chúa Trời, là Đấng đã để riêng tôi ra từ lúc còn trong lòng mẹ, và lấy ân điển GỌI TÔI, vui lòng bày tỏ Con của Ngài ra trong tôi…". Vì chúng ta được "kêu gọi đến với sự tự do" chúng ta cần phải "đứng vững…trong sự tự do mà Đấng Christ đã buông tha chúng ta….và chớ lại để mình dưới ách tôi mọi nữa" (5.1).
Mỉa mai thay, có nhiều người không nhìn thấy Cơ đốc giáo là tự do; họ nhìn thấy Cơ đốc giáo là nô lệ cho tôn giáo gồm danh sách những điều phải làm theo và những điều không nên làm theo. Chúa không hề dự trù cho chúng ta phải sống trong vòng nô lệ. Ngài đã ban cho chúng ta sự kêu gọi của ân điển. Không những sự kêu gọi nầy dành cho một số tín đồ thôi đâu, mà là dành cho hết thảy mọi người nữa. Đấy là lý do tại sao Phaolô nhắc cho người Galati nhớ rằng "Hỡi anh em, anh em đã được gọi đến sự tự do". Chúa đã giàu ơn "kêu gọi" từng anh chị em có lòng tin hãy sống theo và "đứng vững" trong sự tự do thuộc linh đó.
Điều nầy làm dấy lên một thắc mắc quan trọng, tại sao chúng ta được "kêu gọi đến với sự tự do?" Đâu là MỤC ĐÍCH của sự tự do của chúng ta? Trong các câu 13-15, vị sứ đồ giải đáp cho thắc mắc đó. Cả hai mặt tiêu cực và tích cực, Phaolô nói cho chúng ta biết lý do tại sao Đức Chúa Trời đã "kêu gọi" chúng ta đến với sự tự do về mặt thuộc linh.
Trước khi chúng ta hiểu điều chi là quan trọng chúng ta phải hiểu điều gì là không quan trọng. Trước khi chúng ta có thể hiểu mục đích của sự tự do, chúng ta hãy hiểu điều chi chẳng phải là mục đích đã.
I. Mục đích sự tự do của chúng ta không phải là phục vụ bản ngã (câu 13a).
Sau khi nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta đã được "gọi đến sự tự do", Phaolô truyền cho chúng ta đừng "lấy sự tự do đó làm dịp cho anh em ăn ở theo tánh xác thịt".
Trong Kinh Thánh, đặt biệt là Tân Ước, "xác thịt" không đề cập nhiều tới cơ bắp và da thịt của chúng ta như nó đề cập tới bổn tánh con người, tình trạng tư kỷ của tấm lòng chúng ta. Mỗi một người chúng ta ra đời với ý thức bẩm sinh về sự ích kỷ tự tỏ ra trong tánh tham lam, ganh tỵ, và miệt mài trong đủ thứ tội lỗi. Chúng ta thừa hưởng bản tánh tội lỗi nầy từ cha mẹ, họ đã nhận lãnh nó từ cha mẹ của họ và cứ thế mà trở lại với Ađam và Êva và sự Sa Ngã. Chúa Jêsus đã "buông tha cho chúng ta được tự do" nhưng mục đích của Ngài trong việc khiến cho chúng ta được tự do không phải để cho chúng ta nuôi dưỡng, ấp ủ những ham muốn tìm kiếm cái ngã của "xác thịt" chúng ta.
Hãy lưu ý cụm từ "làm dịp ăn ở theo tánh xác thịt". Cụm từ nầy ra từ một chữ Hy lạp đã được sử dụng trong phạm trù quân sự để mô tả một căn cứ của cuộc hành quân, một tiền đồn, một địa điểm mà từ đó mở ra một cuộc tấn công. Êphêsô 4.26-27 mang cùng một ý tưởng: "Ví bằng anh em đang cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn, và đừng cho ma quỉ nhân dịp". Các tín đồ không nên dùng sự tự do của họ làm một sự bào chữa cho tội lỗi. Chúng ta không nên nhường cho kẻ thù một "chỗ" hay một cánh cửa "cơ hội" trong đời sống của chúng ta.
Lên tới điểm nầy trong sách Galati, Phaolô đã đánh trận với KHUYNH HƯỚNG QUAY VỀ VỚI LUẬT PHÁP, tôn giáo thiên về với hình thức, tuân thủ các nội quy và điều lệ. Giờ đây, ông đang nói tới mặt kia của đồng tiền, MÔN BÀI. Tự điển định nghĩa môn bài là "sự tự do cho phép hay được sử dụng với tinh thần vô trách nhiệm, chẳng đếm xỉa gì đến cách ứng xử cá nhân. Phóng túng".
Sự tự do thuộc linh có thể trở nên nguy hiểm khi đem áp dụng không đúng. Có người nhìn thấy ơn cứu rỗi của họ là một loại chính sách bảo hiểm thuộc linh. Họ tưởng họ có thể làm bất cứ điều chi họ muốn vì họ đã được "bảo kê". Họ biết rõ Chúa Jêsus đã trả giá cho tội lỗi của họ và họ sẽ được lên thiên đàng khi họ qua đời, vì vậy họ cảm thấy mình được tự do làm bất cứ điều chi làm cho họ thấy vui sướng trong lúc bây giờ.
Tôi có một người bạn Mục sư rất được ơn, ông nầy có phước với một người vợ rất đẹp, mấy đứa con xinh tốt và một chức vụ rất tấn tới. Dường như ông ấy có mọi sự trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, các ơn phước dư dật của Đức Chúa Trời không đủ cho ông ấy. Ông muốn nhiều hơn nữa. Ông bị một thiếu nữ trẻ tuổi lôi cuốn, cô nầy ở trong hội chúng của ông và bắt đầu tình tự với nàng. Tội lỗi đã đến gõ cửa khi ông nhận thấy cuộc hôn nhân của nàng không phải là một cuộc hôn nhân suông sẻ. Trước đó lâu lắm, họ đã vụng trộm hẹn hò với nhau. Đây không phải là một chuyện tình cảm đâu; MÀ ĐÓ LÀ TÀ DÂM! Khi họ bị cuốn vào nhau không thể tránh được, họ đã phá hủy hai cuộc hôn nhân, đời sống của mấy đứa con khi tuổi chúng còn niên thiếu và khiến cho một Hội thánh tốt đẹp phải đến với hai đầu gối của họ. Tác dụng mạnh của tội lỗi ông, sự ông không thể kềm giữ được "xác thịt" của mình đã chạm tới hàng trăm đời sống. Khi tôi trao đổi với ông ấy, ông than thở với thái độ không ăn năn: "Tôi biết Đức Chúa Trời yêu thương tôi, anh không nghĩ là Đức Chúa Trời muốn tôi sống sung sướng sao?"
Có điều chi sai với hình ảnh nầy? Đây là một người đã sử dụng sự tự do của Chúa “làm dịp ăn ở theo tánh xác thịt”. Ông đã sử dụng sự tự do thuộc linh của mình để cho ma quỉ mở ra cuộc tấn công vào đời sống của ông.
Quí vị hãy lắng nghe đây! Chúa Jêsus đã chịu thương khó và chịu chết trên thập tự giá để buông tha cho quí vị thật được tự do ở ngoài tội lỗi chớ không phải ban cho quí vị sự tự do để phạm tội đâu! Ngài ban cho quí vị sự tự do để hầu việc Đức Chúa Trời và tha nhân chớ không phải để chìm đắm trong sự ích kỷ của chính mình!
I Phierơ 2.16 chép, chúng ta cần phải ăn ở "như người tự do, nhưng chớ dùng tự do làm cái màn che sự hung ác, song phải coi mình là tôi mọi Đức Chúa Trời". Cái "màn" là một sự che đậy, giống như áo khoác ngoài. Tôi có một chiếc áo khoác bằng len dày mà tôi đã mặc trong thời tiết cực lạnh. Nó che phủ tôi từ cổ xuống tới đầu gối. Nó che phủ tôi mọi thứ mà tôi đang mặc. Trong các cuộn phim xưa, những tay cao bồi hay mang súng, sẽ đem theo súng của họ dưới lớp áo choàng hầu cho chẳng ai nhìn thấy chúng được. Phierơ cho chúng ta biết rằng chúng ta không cần phải che đậy "tội ác" hay tình trạng tội lỗi bằng “sự tự do thuộc linh” của mình. Chúng ta không cần phải che đậy tội lỗi của mình và tha thứ cho nó bằng cách nói rằng: Đấng Christ đã buông tha cho chúng ta được tự do”.
Có người xưng nhận mình là Cơ đốc nhân và tin họ có thể uống rượu, sử dụng ma túy, đắm mình trong phim ảnh và sách báo khiêu dâm, rồi sống trong một sự dửng dưng tôn cao cái tôi rồi lấy mình làm trọng. Họ sẽ báo cho quí vị biết rằng họ dám chắc họ đã được cứu và Chúa Jêsus đã buông tha cho họ thực được tự do. Tôi rất nghi ngại, người nào cứ khăng khăng với một lối sống như thế chưa hề được cứu trong chỗ đầu tiên. Rôma 6.18 chép: “Vậy, anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi, trở nên tôi mọi của sự công bình rồi”. Rôma 13.14 chép: “nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó”. Rôma 15.3 chép: "Vì Đấng Christ cũng không làm cho đẹp lòng mình…".
Tự do không phải là tấm môn bài. Nó không phải là tự do muốn làm gì thì làm. Nó không phải là một lời cáo lỗi cho xác thịt. Nếu chúng ta nhượng bộ đối với tư dục của mình, chúng ta bị ràng buộc bởi một hình thức nô lệ rất tồi tệ. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 8.34: "Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi".
II. Mục đích của sự tự do là phục vụ tha nhân (các câu 13b-15).
Giờ đây, chúng ta biết rõ rằng sự tự do không phải là phục vụ bản thân mình, không được sử dụng "làm dịp cho xác thịt", vậy thì mục đích của sự tự do là gì? Ấy là phục vụ tha nhân. Phaolô nói như thế ở cuối câu 13. Về mặt tiêu cực, chúng ta không nên sử dụng sự tự do của mình để phục vụ cho "xác thịt". Về mặt tích cực, chúng ta phải sử dụng sự tự do của mình để "lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau".
Yêu thương tác động vào sự phục vụ
Sự tự do Cơ đốc không phải là sự tự do làm bất cứ điều chi chúng ta muốn làm mà chẳng quan tâm gì đến người khác. Ngược lại, chúng ta cần phải "yêu thương" họ và "làm đầy tớ" họ nữa. Thường thì chúng ta nhìn xem người ta theo các giới hạn những gì họ làm cho chúng ta khi chúng ta nên nhìn xem họ theo những giới hạn những gì chúng ta có thể làm cho họ.
Là một Mục sư, tôi thích nhìn xem người mới bước vào mối tương giao của chúng ta. Không những hội chúng của chúng ta đang tăng trưởng theo độ lớn; nó còn tăng trưởng theo chiều sâu nữa. Mỗi người tín đồ đều góp phần vào sự hình thành Hội thánh nhà đều có một hỗn hợp các ân tứ và nhiều khả năng. Người ấy (dù nam hay nữ) đã sử dụng các ân tứ và khả năng đó để hầu việc Đức Chúa Trời ở đây trong Hội thánh của chúng ta. Học biết tân tín hữu có những khả năng nào đưa vào trong Hội thánh của chúng ta là một điều đem lại nhiều khích lệ. Tuy nhiên, tôi phải rất cẩn thận vì tôi không xem họ theo cách họ có mặt ở đây để phục vụ tôi và các chức vụ của tôi. Ngược lại, tôi đang nhìn bằng những phương thức để chúng ta có thể phục vụ cho họ.
Cụm từ "làm đầy tớ" trong câu nầy ra từ chữ Hy lạp có nghĩa là, "trở thành một nô lệ". Vì cớ "tình yêu thương" chúng ta cần phải hạ mình xuống tới mức phục vụ tha nhân giống như một nô lệ vậy. Tôi không phải là một ông chủ với nhiều nô lệ, mà là một nô lệ thấp hèn với nhiều ông chủ! Đúng là một tư tưởng cấp tiến! Sẽ ra sao nếu mọi người trong hội chúng của chúng ta đều có ý đồ ấy? Sẽ ra sao nếu mỗi một người chúng ta đi vòng quanh tìm kiếm những phương thức để phục vụ người khác? Các nhu cần của mọi người sẽ được làm cho thoả mãn. Mọi người sẽ được phu phỉ. Không sơ sót một người nào. Mọi người đều biết rằng họ đáng được yêu thương.
John Stott đã viết: "Sự tự do Cơ đốc là phục vụ không có tình trạng ích kỷ. Đây là một sự nghịch lý. Vì từ một nhận định, sự tự do Cơ đốc là một hình thái nô lệ -- không phải nô lệ cho xác thịt, mà cho người lân cận của chúng ta. Chúng ta được tự do trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời, nhưng là nô lệ trong mối quan hệ với tha nhân".
Trong Luca 22, một sự "tranh cãi" phát sinh giữa vòng các môn đồ về "ai trong số họ sẽ là lớn hơn hết". Dường như cuộc tranh cãi nầy là dại dột, là ấu trĩ cho những lỗ tai của thế kỷ thứ 21 lắm. Tuy nhiên, có phải chúng ta đánh giá mình ngược lại với những người khác? Có phải chúng ta cứ liên tục phân tích theo cách chê bai? Trong các câu 25-27 Chúa Jêsus đáp ứng với tính nhỏ nhen của họ: "Các vua của các dân ngoại lấy phép riêng mình mà cai trị, những người cầm quyền cai trị được xưng là người làm ơn. Về phần các ngươi, đừng làm như vậy; song ai lớn hơn trong các ngươi phải như kẻ rất nhỏ, và ai cai trị phải như kẻ hầu việc. Vì một người ngồi ăn với một người hầu việc, ai là lớn hơn? Có phải là kẻ ngồi ăn không? Nhưng ta ở giữa các ngươi như kẻ hầu việc vậy". Chúa Jêsus là lớn nhất trong mọi người vì Ngài đã tự lập mình làm đầy tớ của mọi người! Ngài phán trong Mác 10.45: "Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người".
Phaolô viết trong Philíp 2.5-7: "Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người".
Nếu chúng ta yêu nhau, chúng ta sẽ làm đầy tớ cho nhau; nếu chúng ta làm đầy tớ của nhau, chúng ta đang yêu nhau. Chúng ta hãy biến sự nầy ra thực tế đi. Chúng ta thể hiện sự phục vụ do tình yêu thương tác động như thế nào đây? Hãy mở ra ở I Côrinhtô 13, là “chương yêu thương” rất quan trọng trong Kinh Thánh. Chúng ta hãy đọc phần mô tả nầy về sự phục vụ bằng tình yêu thương ở các câu 4-8a: "Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhơn từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ".
Thành thực mà nói, câu Kinh Thánh nầy âm vang của nó giống như một thái độ quí vị đang có hướng về anh chị em mình trong gia đình của Đức Chúa Trời. Quí vị đáp ứng ra sao khi một buổi thờ phượng quá hiện đại hay quá cũ kỹ cho vị nếm của quí vị? Có phải tình yêu thương khiến cho quí vị chịu khổ lâu dài, chớ không tìm kiếm lợi ích riêng và gánh vác lấy mọi sự không? Hay, có phải quí vị than phiền lớn tiếng hay ngồi giả vờ khoanh tay trước ngực từ chối không tìm cách thờ lạy Đức Chúa Trời?
Khi quí vị nghe lời đồn đại về một tín hữu khác thì sao nào? Có phải quí vị tin điều tệ hại nhất rồi mau mắn chuyền nó qua cho nhiều người khác hoặc có phải quí vị nghĩ chẳng có gì xấu rồi từ chối vui mừng nơi tội lỗi của người khác? Có phải quí vị đào sâu để tìm các chi tiết hay có phải quí vị bắt đầu cầu nguyện cho người kia?
Khi quí vị nhìn thấy ai đó có thêm ân tứ và tài khéo hơn mình, có phải quí vị ganh tỵ hay có phải quí vị từ chối không muốn dính vào sự ganh tỵ đó? Có phải quí vị thích thầm lặng hay có phải quí vị từ chối không muốn phô trương ra khả năng của mình? Có phải quí vị làm việc hết hơi với những gì quí vị biết hay có phải quí vị là một người học việc rất sẵn lòng?
Có phải quí vị giao du riêng với chỉ một vài người hay có phải quí vị luôn luôn tìm kiếm những mối quan hệ mới, người mới để yêu thương và phục vụ? Có phải quí vị mau mắn tha thứ cho kẻ làm mất lòng hay có phải quí vị đang ngấu nghiến mối ác cảm trong một thời gian dài? Có phải quí vị sốt sắng chia sẻ chức vụ của mình với nhiều người khác hay có phải quí vị nghĩ mình là nhân vật duy nhứt có thể làm bất cứ việc gì không?
Có phải quí vị than phiền và kêu ca trong khi không hề tình nguyện làm bất cứ việc gì hay có phải quí vị bằng lòng dâng chính mình giúp đỡ và giúp lời nói khích lệ cho nhiều người khác không?
Ôi quí vị ơi! Loại tự phân tích cái tôi nầy rắc rối lắm… thế mà rất cần thiết đấy. Hãy cầu nguyện đi, hãy để cho Đức Thánh Linh nắm lấy tấm lòng của quí vị và tỏ ra bất kỳ một sự thiếu thốn tình yêu thương và sự phục vụ nào đó.
Rõ ràng là người Galati chưa làm đầy tớ cho nhau với tình yêu thương. Hãy xem lại câu 15: "Nhưng nếu anh em cắn nuốt nhau, thì hãy giữ, kẻo kẻ nầy bị diệt mất bởi kẻ khác". Đây là một bức tranh diễn đạt bằng lời nói mô tả hai con chó hoang đang đối mặt nhau, chúng chuẩn bị đánh nhau. Tôi đã nhìn thấy một số cuộc ấu đã như chó hay đánh nhau trong các Hội thánh Tin lành!
Gốc rễ của những lần xung trận nầy là gì? Thiên về với luật pháp. Hãy suy nghĩ về sự ấy xem. Hầu hết những cuộc tranh chiến trong nhà thờ đang diễn ra trong các Hội thánh thiên về với luật pháp. Người ta thường tẩy chay nhau trong các Hội thánh thiên về với luật pháp. Quí Mục sư và Ban Trị Sự thường “nổ” vào nhau trong các Hội thánh thiên về với luật pháp. Khi chúng ta chú vào các bảng danh mục những việc phải làm theo và không phải làm theo, thay vì yêu thương chúng ta lại có những nan đề vì ai nấy đều có bảng danh mục khác nhau! Quí vị có bao giờ nhìn thấy một kẻ ăn thịt đồng loại thuộc linh thể hiện cách giải quyết một vấn đề khó khăn với các anh chị em thuộc linh của mình chưa? Đây là một tai vạ rất khủng khiếp. Sự ích kỷ đang nắm lấy quyền hành. Chúa Jêsus không cứu chúng ta vì sự ấy đâu!
Tôi có hai đứa con gái nhỏ ở nhà. Một đứa được 8 tuổi và đứa kia 10 tuổi. Đôi khi chúng làm cho mẹ của chúng và tôi phải bực bội trước tình hình đôi co của chúng. Một đứa mặc loại quần áo Barbie của đứa kia. Đứa nầy lấy cái kẹp tóc của đứa kia. Đứa nầy dám bước vào phòng của đứa kia mà không cần xin phép. Có lần cả mẹ chúng và tôi gần như phải nhuốm bịnh vì mọi chuyện ấy. Chúng tôi phải làm nguội và kết thúc việc la lối lớn tiếng khi chúng đôi co với nhau! Chẳng lẽ quí vị không nghĩ Cha chúng ta ở trên trời phải nhuốm bịnh vì những lần tranh luận, đôi co ích kỷ của chúng ta sao? Nếu Ngài bỏ đi tánh nguội lạnh của Ngài, quí vị sẽ còn thoải mái sao?
Cho nên chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Kinh Thánh đề cập tới chúng ta là "con cái của Đức Chúa Trời" vì chúng ta dám hành động như con cái trọn đời mình.
Luật pháp được phu phỉ trong tình yêu thương
Trong câu 14, vị sứ đồ viết: "Vì cả luật pháp chỉ tóm lại trong một lời nầy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình". Suốt cả bức thư Phaolô đã luận chứng nghịch lại sự tiếp cận Đức Chúa Trời bằng cách tuân thủ theo luật pháp. Rất nhiều lần ông đã lặp đi lặp lại rằng chúng ta đến với Đức Chúa Trời bởi ân điển nhờ đức tin. Giờ đây, dường như ông có sự ưu ái đối với luật pháp khi ông nói cho chúng ta biết rằng "cả luật pháp chỉ tóm lại trong một lời nầy".
Trước khi chúng ta đi xa hơn, chúng ta cần phải hiểu rõ một lẽ thật quan trọng. Mối quan hệ của tín đồ với Luật pháp không bị giải thể khi Chúa Jêsus ngự đến; mối quan hệ ấy đã bị thay đổi. Chúa Jêsus đã làm phu phỉ và hoàn tất mọi phương diện về nghi thức của luật pháp nhưng các nguyên tắc đạo đức tổng quát vẫn còn hiệu lực. Ao ước của Đức Chúa Trời dành cho sự nên thánh của chúng ta và các tiêu chuẩn của Ngài về điều chi đúng sai không hề thay đổi.
"Đấng Christ đã buông tha cho chúng ta được tự do" khỏi các luật lệ và nghi thức của Cựu Ước. Chúng ta không còn chạy theo những điều răn nữa, mà chạy theo các nguyên tắc đã được minh hoạ trong Cựu Ước và được áp dụng trực tiếp trong Tân Ước. Giờ đây Phaolô nói cho chúng ta biết rằng "cả luật pháp", tất cả các nguyên tắc đã được "phu phỉ" hay được tóm lại trong "một lời" hoặc một câu nói: "ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình" (một trưng dẫn của Lêvi ký 19.18).
Phaolô rút ra câu nói ấy từ Chúa Jêsus. Trong Bài Giảng Trên Núi ở Mathiơ 7.12 Chúa phán: "Ấy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri". Nghĩa là, cả Cựu Ước được tóm tắt lại trong nguyên tắc ấy.
Trong một dịp khác, ở Mathiơ 22, "Có một thầy dạy luật trong bọn họ hỏi câu nầy để thử Ngài". Ông ta đưa ra một câu hỏi thường bị tranh cãi giữa vòng các nhà thần học Do thái: "Trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?" Chúa Jêsus đáp lại trong các câu 37-40: "Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra". Đức Chúa Trời luôn luôn kêu gọi dân sự Ngài biết kính sợ Ngài và yêu thương làm đầy tớ cho nhau.
Khi chúng ta trở lại với Rôma 13.8-10 chúng ta thấy Phaolô trau chuốt sự dạy của Chúa Jêsus: "Đừng mắc nợ ai chi hết, chỉ mắc nợ về sự yêu thương nhau mà thôi, vì ai yêu kẻ lân cận mình, ấy là đã làm trọn luật pháp. Vả, những điều răn nầy: Ngươi chớ phạm tội tà dâm, chớ giết người, chớ trộm cướp, chớ tham lam, mà mọi điều răn khác nữa, bất luận điều nào, đều tóm lại trong một lời nầy: Ngươi phải yêu kẻ lân cận mình như mình. Sự yêu thương chẳng hề làm hại kẻ lân cận; vậy yêu thương là sự làm trọn luật pháp".
Nếu chúng ta dành thì giờ đi từng câu một qua sách Lêvi ký, chúng ta sẽ thấy hàng tá mạng lịnh dạy phải đối xử với kẻ lân cận theo cung cách yêu thương. Giờ đây thay vì ban cho chúng ta những điều răn rất chi tiết, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một nguyên tắc đơn giãn phủ lấy các điều răn. Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.
Cho phép tôi cung ứng cho quí vị một một trường hợp về điều tôi muốn nói tới. Chúng ta hãy xem xét đề tài về việc uống rượu. Kinh Thánh đã nói nhiều về việc uống rượu. Thí dụ, Êphêsô 5.18 chép: "Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh". Châm ngôn 20.1 chép: "Rượu khiến người ta nhạo báng, đồ uống say làm cho hỗn láo; Phàm ai dùng nó quá độ, chẳng phải là khôn ngoan". Mặc dù có nhiều lời răn chống lại việc say sưa, không một chỗ nào Kinh Thánh tuyệt đối cấm không cho chúng ta uống. Chúng ta có một số tự do trong lãnh vực nầy. Vẫn có nhiều lý do tại sao chúng ta chọn không uống rượu. Tôi không muốn nhơn cơ hội để đi uống rượu hay thậm chí trở thành tay nát rượu. Chủ yếu tôi không uống vì cớ tình yêu thương dành cho người khác. Quí vị cảm thấy như thế nào nếu quí vị thấy tôi ở một trận đấu bóng đá với một ly bia trên tay? Điều đó tác động vào quí vị như thế nào? Con cái quí vị nghĩ sao nếu chúng thấy tôi nhắp rượu ở một nhà hàng Mễ Tây Cơ mà tôi ưa thích? Còn riêng tư hơn nữa, con cái của tôi sẽ nghĩ như thế nào? Chúng sẽ còn muốn noi theo gương của tôi không? Quí vị đoán xem. Tôi chẳng uống gì cả, không phải vì cớ một mạng lịnh, mà vì cớ một nguyên tắc. Tình yêu thương đang kềm chế tôi.
Câu nầy đưa chúng ta vào một chu kỳ trọn vẹn trong sách Galati. Trước tiên, chúng ta thử tìm cách đạt được sự tán thưởng của Đức Chúa Trời bằng cách tuân giữ luật pháp của Ngài hay sống nhơn đức xem. Tuy nhiên, chúng ta thấy khó mà giữ được luật pháp. Kế đó, chúng ta nghe giảng tin lành nói tới ân điển của Đức Chúa Trời và đã tin theo Đấng Christ. Chúng ta được Đức Chúa Trời tán thưởng bởi đức tin, chớ không phải bởi tuân giữ luật pháp. Trong Đấng Christ chúng ta đã được buông tha ra khỏi việc tuân thủ theo luật pháp. Tuy nhiên, mục đích của Chúa Jêsus trong sự tự do của chúng ta không phải ở chỗ chúng ta nên yêu thương nhau và minh chứng tình yêu ấy bằng cách phục vụ cho nhau. Cái điều nghịch lý, ấy là khi chúng ta thực sự yêu thương như yêu bản thân mình, chúng ta thôi không còn làm cho tấm lòng và linh hồn mình đầy luật pháp mà Đấng Christ đã buông tha cho chúng ta ra khỏi đó.
Khi nói tới sự tự do thuộc linh, Stott viết: "Tự do không phải là chiều theo xác thịt, mà là điều khiển xác thịt; tự do không phải là lợi dụng kẻ lân cận, mà là phục vụ cho người lân cận; tự do không phải là bất chấp luật pháp, mà là làm phu phỉ luật pháp. Người nào thực sự đã được Đức Chúa Jêsus Christ buông tha cho được tự do đang bày tỏ ra sự tự do theo các phương thức nầy, trước tiên là tiết độ, kế đó là phục vụ người lân cận với lòng yêu thương, và thứ ba là vâng phục luật pháp của Đức Chúa Trời mình".
Ngay sau khi Đức Chúa Trời ban cho Môise Mười Điều Răn trong Xuất Êdíptô ký 20, Ngài đã ban ra một mạng lịnh ở chương 21 rằng hầu việc là một minh họa rất hay cho những gì Phaolô đã dạy dỗ trong thư Galati. Cho phép tôi đọc 2-6: "Nếu ngươi mua một người đầy tớ Hê-bơ-rơ, nó sẽ hầu việc cho sáu năm; nhưng qua năm thứ bảy nó sẽ được thả ra, không phải thối tiền. Nếu nó vào ở một mình, thì sẽ ra một mình; nếu có vợ, thì sẽ ra với vợ. Nếu người chủ cưới vợ cho, và nếu vợ sanh được con trai hay gái, thì nó sẽ ra một mình, vợ và con thuộc về chủ. Nếu kẻ tôi mọi nói rằng: Tôi thương chủ, vợ và con tôi, không muốn ra được tự do, thì người chủ sẽ dẫn nó đến trước mặt Đức Chúa Trời, biểu lại gần cửa hay là cột, rồi lấy mũi dùi xỏ tai; nó sẽ hầu việc người chủ đó trọn đời".
Ngày nay người ta dùng nhiều kiểu cách đâm dùi các chi thể khác nhau trong thân thể họ. Trong những ngày xa xưa ấy, một người có lỗ tai bị dùi giống như một dấu hiệu của tình yêu thương, tình yêu dành cho chủ của mình. Đó là những gì Đức Chúa Trời đang yêu cầu chúng ta phải làm theo. Ngay khi Ngài buông tha cho chúng ta được tự do, Ngài yêu cầu chúng ta phải từ bỏ sự tự do phục vụ bản ngã mình để bằng lòng hầu việc Ngài. Rôma 6.22 chép: "Nhưng bây giờ đã được buông tha khỏi tội lỗi” chúng ta “trở nên tôi mọi của Đức Chúa Trời".
Có thể ngày nay quí vị sẽ cầu nguyện giống như tôi đã cầu nguyện sau khi nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy. Có thể quí vị sẽ cầu nguyện đại loại như sau: "Lạy Chúa, Ngài đã buông tha cho con được tự do, nhưng con đã phung phí sự tự do đó do phục vụ những khao khát ích kỷ của riêng mình. Ngày nay con nhìn biết từ Lời của Ngài rằng mục đích Ngài buông tha cho con được tự do, ấy là con phải hầu việc Ngài và tha nhân bằng tình yêu thương. Lời của Ngài và Thánh Linh của Ngài đã dùi vào tấm lòng của con, ôi lạy Chúa. Giống như gã nô lệ người Hêbơrơ xưa kia đã đưa tai của mình để chịu dùi là một dấu hiệu của tình yêu thương và lòng trung thành, lạy Chúa, con xin dâng lòng con cho Ngài. Ôi lạy Chúa, xin dùi đi. Xin giúp con biết chu toàn mục đích của sự tự do của con".
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét