Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 21.1-21: "Nụ cười sau cùng"



"Nụ cười sau cùng"

(Sáng thế ký 21.1-21)
Hai thiếu nữ đang trò chuyện với nhau, một người nói nàng có 10 xu. Cô kia nhìn vào bàn tay cô nọ và chỉ thấy có 5 xu mà thôi. Vì vậy cô nói: “Chị chỉ có 5 xu thôi mà”. Cô kia đáp: “Tôi có 5 xu và cha tôi bảo tôi, ông sẽ cho thêm tôi 5 xu nữa tối nay. Vậy tôi có 10 xu chứ”. Cô nọ mới hiểu ra rằng lời hứa của cha cô kia sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh [Michael P. Green, Illustrations for Biblical Preaching (Grand Rapids. Baker, 1989), Electronic Ed].
Cha chúng ta ở trên trời có một tình cảm dành cho bạn và tôi phải trở nên giống như cô thiếu nữ nầy. Ngài ao ước chúng ta biết tiếp lấy Ngài nơi Lời của và tin cậy mọi lời hứa của Ngài sẽ được thực thi rất mỹ mãn [Một trường hợp kỳ diệu trong Tân Ước nói tới các lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ được thực thi rất mỹ mãn là Rôma 8.29-30: “Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em; còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển”. Năm từ được gạch dưới là những động từ bất định là những sự kiện đã đạt được]. Không may, chúng ta là kẻ hay hoài nghi. Chúng ta sống trong một kỷ nguyên các lời hứa chưa ứng nghiệm. Các quốc gia ký kết nhiều hiệp ước quan trọng và rồi cố ý phá vỡ chúng. Nhiều cặp vợ chồng tỏ ra chẳng màng chi đến lời thề hôn ước của họ. Những chủ nhân ông hứa một việc rồi lại đưa ra việc khác. Có nhiều lúc dường như chẳng có ai đáng tin cậy nữa hết — không một người nào thành thực —không một ai giữ lời của mình. Vì thế, chúng ta có câu châm biếm cho tính hoài nghi chán ngấy của mình: “Hứa hảo, hứa cuội!”
In Sáng thế ký 21.1-21, chúng ta sẽ bị thách thức với mệnh đề đáng tin cậy nầy: Đức Chúa Trời luôn luôn hoàn thành mọi lời hứa của Ngài. Vì lẽ đó, chúng ta có thể tin cậy nơi Đức Chúa Trời vì Ngài là thành tín, có quyền phép, tối thượng, và có lòng thương xót.
1. Tin cậy nơi Đức Chúa Trời vì Ngài là thành tín và có quyền phép (21.1-7). Các biến cố trong 21.1-7 có thể được xem xét theo ba chiều kích khác nhau [Tiểu đoạn Kinh Thánh nầy ghi lại sự ra đời của Y-sác theo câu chuyện kể từ Sáng thế ký 18.10]. Ở 21.1-2, chúng ta thấy chiều kích thiêng liêng trong sự ra đời của Y-sác. Các câu 3-5 ghi lại đáp ứng của Ápraham trước sự ra đời của con trai mình. Sau cùng, ở 21.6-7, chúng ta có nỗi hân hoan của Sara trước sự đến của đứa con đã chờ đợi lâu nay, nó là niềm vui mừng cho đời sống của bà [Robert Deffinbaugh, Genesis. From Paradise to Patriarchs. Lesson 22. What Happens When Christian’s Mess Up, Genesis 21.1-34 ( http://www.bible.org/http://www.bible.org/, 1997), 1].
Ở 21.1-2, chúng ta thấy chiều kích tihêng liêng. Môise viết: “Đức GIÊ-HÔ-VA đến viếng [Từ ngữ Hy bá lai dịch là “để ý” hay “viếng” (paqad) cũng xuất hiện khi Đức Chúa Trời can thiệp để giải cứu dân Israel ra khỏi vòng nô lệ ở Ai cập (Sáng thế ký 50.24-25; Xuất Êdíptô ký 4.31) và khi Ngài chấm dứt nạn đói kém (Rutơ 1.6). Nó cũng xảy ra khi Ngài làm cho Anne thọ thai (I Samuên 2.21) và khi Ngài đưa người Do thái về từ cuộc phu tù xứ Babylôn (Giêrêmi 29.10). Cho nên, sự hiện diện của nó ở đây làm cho sáng tỏ ý nghĩa sự ra đời của Y-sác. Tấn sĩ Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdf, 2005), 161] Sa-ra [Deffinbaugh lưu ý: “…đứa con dường như được ban cho vì ích của Sara ở đây hơn là vì ích của Ápraham. Môise viết: ‘‘Đức Giêhôva đến viếng Sara . . . và . . . làm cho nàng’ (câu 1). Tôi không nghĩ sâu xa khi cho rằng Sara muốn đứa con ấy nhiều hơn là Ápraham muốn. Bạn sẽ nhớ là Ápraham đã tìm kiếm Đức Chúa Trời vì ích cho Íchmaên, dường như chấp nhận Íchmaên là đứa con của lời hứa (đối chiếu 17.18). Dường như Ápraham cũng không xem trọng lời hứa về đứa con trai khi ông bằng lòng phó Sara vào những mối nguy hiểm trong cung điện của Abimêléc vào thời điểm nàng sắp sửa có thai đứa con của lời hứa (đối chiếu 17.21; 18.14). Và vì thế, mặc dầu Ápraham có thể không có ao ước về đứa con nầy nhiều cho bằng vợ của ông, Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa của Ngài”. Deffinbaugh, “What Happens When Christian’s Mess Up,” 2], theo như lời Ngài đã phán, và làm cho nàng như lời Ngài đã nói. Sa-ra thọ thai, sanh một con trai cho Áp-ra-ham trong khi tuổi đã già, đúng kỳ Đức Chúa Trời đã định”. Sau 25 năm, Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm Lời Ngài phán cùng Ápraham và Sara — đứa con lạ lùng ra đời (đối chiếu 17.16; 18.14). Môise tuyên bố: “ĐỨC GIÊHÔVA đến viếng Sara” (21.1a). Mệnh đề nầy tựu trung vào sự quan phòng và mối qaun tâm tối thượng của Đức Chúa Trời. Các bản dịch khác diễn tả mệnh đề nầy: Ngài “thăm viếng” Sara (NET, ESV, NKJV) hay “giàu ơn” đối với bà (NIV). Vì vậy ở đây, chúng ta nhìn thấy ân sũng và lòng thương xót của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra. Hãy chú ý từ ngữ “Đức GIÊHÔVA” đã được lặp lại hai lần trong câu đầu tiên nầy [bản Kinh Thánh Anh ngữ}. Mục tiêu cho thấy tất cả ở đây đều là công việc của Đức Chúa Trời. Thêm vào với ân điển của Đức Chúa Trời, có ba lẽ thật quan trọng, chúng sẽ kiến thiết lòng tin cậy của chúng ta đối với Đức Giêhôva.
Bạn sẽ tin cậy Lời của Đức Chúa Trời. Ba lần trong hai câu nầy có một tham khảo đến Lời của Đức Chúa Trời: “như Lời Ngài đã nói” (21.1), “như Lời Ngài đã phán” (21.1), và “đúng kỳ Đức Chúa Trời đã định” (21.2). Cần phải tốn những 25 năm cho lời hứa nầy phải ứng nghiệm những gì Đức Giêhôva đã hứa làm cho Sara — y như Ngài luôn thực thi vậy. Nhưng lời hứa về một con trai đã không ứng nghiệm vì Ápraham rất trọn vẹn trong sự vâng phục của ông…ông không trọn vẹn. Lời hứa đã ứng nghiệm vì Đức Chúa Trời là thành tín đối với Lời của Ngài.
Bạn có thể tin cậy vào quyền phép của Đức Chúa Trời. Sự ra đời của Y-sác là một sự xác minh chính đáng quyền phép của Đức Chúa Trời, quyền phép nầy phải kinh nghiệm được. Đức Chúa Trời bất chấp thiên nhiên và môn sinh vật học. Ngài can thiệp trong thân thể của Ápraham và Sara rồi hoàn thành một phép lạ. Đức Chúa Trời vẫn thực hiện nhiều phép lạ hôm nay, tuy nhiều người trong chúng ta không tìm kiếm sự can thiệp siêu nhiên của Ngài. Chúng ta đang cố sức kiểm soát hậu quả mọi tình huống của chúng ta.
Có bao giờ bạn nhìn thấy một người “belt-and-suspenders” chưa? Một người “belt-and-suspenders” là một người đeo cả hai thứ: một sợi dây nịt và dây móc để giữ vững hai ống quần của người ấy. Đeo như thế lỡ khi dây nịt bị đứt, thì người ấy vẫn không sao, quần không tuột. Nói cách khác, người ấy rất cẩn thận trong cuộc sống. Người ấy thích có một chiến lược xử lý với từng nan đề khả thi trước khi nó xảy ra [Ian M. Duguid, Living in the Gap Between Promise and Reality (Phillipsburg. P & R, 1999), 121].
Đang khi điều nầy dường như rất hợp lý trong lãnh vực tự nhiên, Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải thể hiện ra sự sống siêu nhiên. Ngài muốn chúng ta phải tin cậy vào quyền phép lạ lùng của Ngài thay vì luôn luôn cố sức bao che các sai lầm của mình.
Bạn có thể tin cậy vào kỳ hạn của Đức Chúa Trời. Tôi biết một số người không bao giờ đúng hẹn cả. Đi đâu đó đúng giờ là một điều rất khó thực hiện đối với họ. Không thể như thế được đối với Đức Chúa Trời. Ngài không hề sớm quá … Ngài không bao giờ trễ quá … Ngài luôn luôn đúng hẹn. Trong trường hợp của Ápraham và Sara, Đức Chúa Trời đã làm mọi điều Ngài đã hứa, không phải sớm một năm hay trễ một năm, chẳng phải sớm một ngày hoặc trễ một ngày đâu [Sự giải cứu con cái Israel làm nô lệ sau 400 năm là một minh hoạ khác rất hay]. Giờ đây Đức Chúa Trời không vận hành theo thời khoá biểu của chúng ta. Các chiếc đồng hồ đeo tay của chúng ta hay loại đồng hồ của phi công không chi phối được Ngài đâu. Thời điểm của Ngài có thể là bất tiện đối với chúng ta về mặt cá nhân và chẳng có ý nghĩa gì hết, nhưng nó luôn luôn “nằm trong kỳ định” [Ed Dobson, Abraham. The Lord Will Provide (Grand Rapids. Fleming H. Revell, 1993), 138-139].
Điều nầy có ý nói chẳng có một sự gì phiền muộn, rối rắm và hờn giận khi Đức Chúa Trời không vận hành theo kế hoạch của chúng ta. Thật là đáng phải nói: “Lạy Chúa, nguyện ý Ngài được nên theo kỳ định của chính Ngài và trong đường lối của Ngài” (Mathiơ 6.10). Hôm nay, tại sao không cầu xin Chúa ban cho sức mới và sự khôn ngoan thiêng liêng. Nhịn nhục là một trong những bông trái của Đức Thánh Linh (Galati 5.22). Nhưng cần có nhịn nhục để lớn lên, nó phải được thử nghiệm. Tôi thấy rằng Đức Chúa Trời cứ hay đặt tôi trong những tình huống đòi hỏi phải có sự nhịn nhục. Vậy, tại sao không tham gia vào công việc của Đức Chúa Trời thay vì khiến cho bản thân mình phải rơi vào chỗ khó xử?
Ba lẽ thật nầy chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời luôn luôn hoàn thành mọi lời hứa của Ngài. Lời của Ngài là vô tận. Tuy nhiên, cần phải dè chừng vì Lời ấy có trình tự. Không phải hết thảy mọi lời hứa trong Kinh Thánh đều có thể ứng dụng cho mọi người cả đâu. Có ít nhất ba câu hỏi bạn phải đưa ra trước bạn quyết định muốn có một trong những lời hứa của Đức Chúa Trời [Phần lớn tư liệu nầy ra từ Charles R. Swindoll, Abraham. The Friend of God (Fullerton, CA. Insight for Living, 1988), 103-104].
Có phải lời hứa có phạm vi phổ quát không? Một lời hứa là phổ quát khi có những từ như “hễ ai” hay “bất kỳ ai” được sử dụng. Trong Rôma 10.13, Phaolô viết: “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu”. Một trường hợp khác là Luca 9.23-24: “Đoạn, Ngài [Chúa Jêsus] phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống, thì sẽ cứu”. Những lời hứa bao quát như thế được duy trì cho bất cứ ai — bất cứ thời điểm nào — bất cứ đâu, ai làm theo lời khuyên nầy. Khi bạn tìm được một lời hứa như thế, hãy gạch dưới nó. Có thể bạn muốn gạch dưới lời hứa bằng một màu đặc biệt để bạn có thể tìm ra dễ dàng khi bạn lật những trang Kinh Thánh của mình.
Phải chăng lời hứa có theo cách riêng tư? Một lời hứa đặc biệt được ban ra cho ai đó không nhất thiết là dành cho bạn đâu! Thí dụ, hãy xem Lời của Đức Chúa Trời phán cùng Phaolô trong Công vụ Các Sứ đồ 18.9b-10: “Đừng sợ chi; song hãy nói và chớ làm thinh; ta ở cùng ngươi, chẳng ai tra tay trên ngươi đặng làm hại đâu; vì ta có nhiều người trong thành nầy”. Sáng thế ký 15.13-16 tỏ ra một lời hứa khác với tên tuổi rõ ràng: “Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Phải biết rằng, dòng dõi ngươi sẽ ngụ trong một xứ chẳng thuộc về chúng nó, làm tôi mọi cho dân xứ đó và bị họ hà hiếp bốn trăm năm. Nhưng, ta sẽ đoán phạt dân mà dòng dõi ngươi sẽ làm tôi mọi đó; rồi khi ra khỏi xứ, thì sẽ được của cải rất nhiều. Còn ngươi sẽ bình yên về nơi tổ phụ, hưởng lộc già sung sướng, rồi qua đời. Đến đời thứ tư, dòng dõi ngươi sẽ trở lại đây, vì tội lỗi của dân A-mô-rít chưa được đầy dẫy”. Đúng là một sự cám dỗ khi đòi hỏi sự yên ủi được dự trù cho người khác, nhưng hy vọng nơi những lời hứa không hề được lập ra cho bạn chỉ mời gọi sự thất vọng mà thôi.
Lời hứa có điều kiện không? Một số lời hứa phải nương theo hành động của cá nhân. Nghĩa là, nếu bạn chu toàn điều kiện, lời hứa sẽ theo sau. Giacơ 4.10 là một trong những lời hứa nầy: “Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên”. Điều kiện ở đây là hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu và khi chúng ta áp dụng điều nầy, Chúa sẽ nhắc chúng ta lên.
Trường hợp khác là Philíp 4.19, ở đây Phaolô viết: “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ”. Trong khi nhiều Cơ đốc nhân trưng dẫn câu Kinh Thánh nầy, câu nầy không phải là một lời hứa trắng, không có điều kiện đâu, vì nội dung nói rất rõ rằng điều nầy phải nương vào việc dâng hiến tiền bạc cách rời rộng (4.13-18). Vì vậy nếu bạn thấy một điều kiện, phải biến nó thành mục tiêu để vâng theo Lời Đức Chúa Trời hầu cho bạn có thể thưởng thức lời hứa của Ngài.
Ở 21.3-5, Môise ghi ra đáp ứng của Ápraham: “Áp-ra-ham đặt tên đứa trai mà Sa-ra đã sanh cho mình là Y-sác [Y-sác là một hình ảnh tuyệt vời hay hình bóng về cuộc đời của Đức Chúa Jêsus Christ.
 Cả hai đều là kết quả của một lời hứa.
 Cả hai đều ra đời sau một thời gian dài trông đợi.
 Cả hai người mẹ đều được quyền phép của Đức Chúa Trời bảo hộ (18.13-14; Luca 1.34, 37).
 Cả hai đều được ban cho những cái tên rất phong phú với ý nghĩa trước khi họ ra đời.
 Cả hai đều ra đời đúng kỳ định của Đức Chúa Trời (21.2; Galati 4.4).
 Cả hai sự ra đời đều là phép lạ và được Chúa hoàn tất.
 Cả hai sự ra đời đều có sự vui mừng kèm theo (Sáng thế ký 21.6; Luca 1.46-47; 2.10-11).
Mục sư Bob Hallman: “A Promise Fulfilled” (Lời hứa được ứng nghiệm, Sáng thế ký 21.1-34). Calvary Chapel Kauai http.//calvarychapel.com/kauai/teachings/genesis_pdf/gen_21_notes.pdf]. Đúng tám ngày, Áp-ra-ham làm phép cắt bì cho Y-sác theo như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn. Vả, khi Y-sác ra đời, thì Áp-ra-ham đã được một trăm tuổi”. Các câu 3-4 nhấn mạnh sự vâng lời của Ápraham. Cụm từ chìa khoá là: “theo như Lời Đức Chúa Trời đã phán dặn”. Nhơn sự ra đời của Y-sác, Ápraham ngay lập tức vâng lời bằng cách đặt tên cho con trẻ là “Y-sác” (21.3; đối chiếu 17.19) [Thú vị thay, chỉ có bốn đứa trẻ được ghi lại trong Kinh Thánh được đặt tên trước khi ra đời (Ích-ma-ên, Sáng thế ký 16.11; Si-ru, Êsai 44.28; Giăng Báptít, Luca 1.13; và Chúa Jêsus, Luca 1.31)]. Y-sác có nghĩa là: “nó cười” hay “nguyện Ngài [Đức Chúa Trời] mĩm cười”. Tên Y-sác phải đứng ngoài những trang lịch sử như một sự nhắc nhớ thường xuyên cho thế gian biết rằng, một mặt, mọi lời hứa của Đức Chúa Trời không phải là một chuyện để cười cợt. Ở mặt khác, đây là một lời hứa sẽ trở thành “một chuyện để cười” — Một sự kiện vui mừng vì nó bất khả thi theo nhận định của con người [Gene A. Getz, Abraham. Trials and Triumphs (Glendale, CA. Regal, 1976), 121]. Ápraham cũng vâng theo Đức Chúa Trời bằng cách làm phép cắt bì cho con trai mình “đúng tám ngày tuổi” (21.4). Đây là mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho Ápraham và là giao ước của Ngài với ông (xem 17.7-14).
Câu 5 kết thúc bằng cách nhấn mạnh tuổi tác của Ápraham (đối chiếu 17.1, 24). Tác giả thơ Hêbơrơ nói rằng Ápraham là “một người già yếu” (11.12). Và bạn có thể nghĩ là mình đang già yếu đấy! Khi Ápraham có thể rút ra số tiền trả từ An Sinh Xã Hội trong 35 năm, ông đã trở thành một người cha. Và ở tuổi 113 ông sẽ bước vào những năm niên thiếu của con trai mình. Hãy nói về khoảng thời gian đầy thách thức nầy!
Ở 21.6-7, bối cảnh chiếu vào Sara, bà nói: “‘Đức Chúa Trời làm cho tôi một việc vui cười; hết thảy ai hay được cũng sẽ vui cười về sự của tôi. Lại nói rằng: Há ai dám nói với Áp-ra-ham rằng Sa-ra sẽ cho con bú ư? vì tôi đã sanh một đứa trai trong lúc người già yếu rồi”. Tôi tưởng tượng mỗi lúc Ápraham và Sara gọi “thằng cười” trong mỗi bữa ăn, họ đã nhớ lại thể nào Đức Chúa Trời đã đổi tiếng cười vô tín của họ thành tiếng cười vui mừng! Sara đã 90 tuổi, làm một người mẹ và Ápraham làm cha ở tuổi 100! Đúng là một kết cuộc đầy sự vui mừng! [Steven D. Matthewson, The Art of Preaching Old Testament Narrative (Grand Rapids. Baker, 2002), 164].
[Như thường là trường hợp trong cuộc sống, sau kinh nghiệm cao như núi, người ta thường rơi xuống đồng trũng. Tiểu đoạn Kinh Thánh nầy ghi lại cơn khủng hoảng khác trong truyện tích thuật về Ápraham. Đây là một tiểu đoạn lạ lùng và đáng buồn nhất trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, trong tiểu đoạn nầy chúng ta tiếp thu khi chúng ta có thể …]
2. Tin cậy nơi Đức Chúa Trời vì Ngài là tối cao và có lòng thương xót (21.8-21) [Sailhamer viết: “Lễ kỷ niệm sự đến tuổi của Y-sác là cơ hội để nói tới câu chuyện tống khứ Ích-ma-ên đi. Những điểm tương đồng giữa chương nầy cùng những sự cố trong chương 16 khó mà thoát khỏi sự chú ý của hàng độc giả tinh mắt. Sự chú ý kỹ lưỡng của tác giả đến những điểm tương đồng trong các chi tiết của hai chương có lẽ được giải thích hay nhất bởi sự thường xuyên sử dụng ‘hình bóng’ để lôi kéo sự chú ý giữa hai truyện tích quan trọng. Trong trường hợp lời hứa của Đức Giêhôva cho Aga (16.11-12) đã được thuật lại với tư thế tương tự với tư thế ứng nghiệm của lời hứa (các câu 18-21). Lời hứa nói trước sự ứng nghiệm”. John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed]. Ở 21.8-9, Môise viết: “Đứa trẻ lớn lên, thì thôi bú. Chính ngày Y-sác thôi bú, Áp-ra-ham bày một tiệc lớn ăn mừng. Sa-ra thấy đứa trai của A-ga, người Ê-díp-tô, đã sanh cho Áp-ra-ham, cười cợt [khoảng 3 năm sau khi Y-sác ra đời, đối chiếu I Samuên 1.22-25]” (sát nghĩa “đang cười”) [Từ ngữ “cười cợt” (tsachaq) là một hình thái quá trớn của tên Y-sác — động từ “cười”. Phaolô trưng dẫn một phần của câu nầy để tỏ ra rằng chỉ có con cái của “lời hứa”, chớ không phải con cái “tự nhiên” mới là dòng dõi thật của Ápraham (Rôma 9.6-8). Nói cách khác, là dòng dõi theo phần xác của Ápraham không phải là một đảm bảo cho việc trở thành kẻ kế tự thuộc linh của ông, một tín đồ chân chính]. Mười bốn năm trước đó, Aga đã cho ra đời Ích-ma-ên và hầu hết trong khoảng thời gian xen giữa nầy Ápraham đã xem Ích-ma-ên là kẻ kế tự rồi. Đến lúc nầy, Ích-ma-ên là một thanh thiếu niên (15 hay 16 tuổi). Là một thiếu niên đang lớn và lanh lợi, không làm sao Ích-ma-ên quên được sứ điệp mà nó đã nghe. Bố mẹ nó thường nói cho nó biết, nó là dòng dõi đã được hứa cho rồi giờ đây nó dần dà bắt đầu nhìn biết rằng nhân thân nó đang ở trong chỗ sai lầm. Họ đã dối gạt nó cũng như chính mình họ. Nỗi cay đắng và giận dữ tràn dâng trong Ích-ma-ên khi Y-sác, từng chút từng chút một, bắt đầu thay thế nó [Íchmaên đã xem khinh Y-sác khi Aga khinh bĩ Sara (Sáng thế ký 16.4)]. Và không nghi ngờ chi nữa, bữa tiệc long trọng và lời lẽ vui mừng với sự vinh quang của Y-sác đã khiến cho những cảm xúc cay đắng nầy phản ảnh chúng qua sự cười nhạo và bắt bớ (21.9; đối chiếu Galati 4.29). Những gì Íchmaên làm và cách thức Íchmaên thể hiện ra nỗi cay đắng đó, chúng ta chỉ có thể ước đoán mà thôi. Nhưng có một việc là chắc chắn. Nỗi ghen tương của Ích-ma-ên đổi thành cười nhạo [Getz, Ápraham, 123].
Vì lẽ đó, Sara buộc phải có tối hậu thư cho Ápraham: “‘Hãy đuổi con đòi với con nó đi đi, vì đứa trai của con đòi nầy sẽ chẳng được kế nghiệp cùng con trai tôi là Y-sác đâu’. Lời nầy lấy làm buồn lòng Áp-ra-ham lắm, vì cớ con trai mình. Nhưng Đức Chúa Trời phán cùng Áp-ra-ham [Đây là lần thứ sáu Ápraham đã nhận được lời phán trực tiếp từ Đức Giêhôva, kể từ lúc đến tại đất Canaan] rằng: Ngươi chớ buồn bực vì con trai và con đòi ngươi. Sa-ra nói thể nào, hãy nghe theo tiếng người nói; vì do nơi Y-sác sẽ sanh ra dòng dõi lưu danh ngươi. Ta cũng sẽ làm cho đứa trai của con đòi [Trước đó, Aga đã được đề cập tới là tớ gái của Sara, còn ở đây Đức Chúa Trời gọi nàng là “con đòi ngươi”] trở nên một dân, vì nó cũng do nơi ngươi mà ra’” (21.10-13) [Getz viết: “Trước đó, Ápraham đã nắm quyền làm trưởng gia đình rồi mau chóng đặt gánh nặng trên Sara (Sáng thế ký 16.6). Ông sẽ không đối diện với trách nhiệm vì cớ lỗi lầm của ông. Nhưng lần nầy, thay vì nhận lấy lời khuyên của Sara, ông đã đối mặt với nan đề, một cách thẳng thắn và chờ đợi Chúa để có giải pháp. Và Đức Chúa Trời đã không quên ông. Đúng lúc, Đức Giêhôva xuất hiện cùng Ápraham với một sứ điệp trực tiếp và dứt khoát” Getz, Abraham, 124-125]. Sara đã lên tiếng trách cứ! Bà không muốn chia sẻ chồng với con đòi của mình. Sara công nhận rằng thật là khó cho một người nam bước vào mối quan hệ mật thiết với một người nữ và rồi khơi khơi bỏ đi. Mối quan hệ mà Ápraham đã có với Aga còn hơn quan hệ về thể xác nữa. Ápraham và Aga đã trở nên một. Tình dục còn hơn là một hành động của thể xác; đó là một hành động thuộc linh ảnh hưởng vào lý trí, tình cảm, và linh hồn. Bằng chứng của sự hiệp một về tình dục giữa Ápraham và Aga là Ích-ma-ên. Không những Sara không muốn chia sẻ chồng của mình, bà cũng không muốn chia sẻ Y-sác với Ích-ma-ên. Sara công nhận rằng Y-sác là dòng dõi được hứa cho (Rôma 9.6-9), vì vậy bà không muốn điều chi hay bất cứ ai ảnh hưởng bất lợi cho Y-sác.
Tất nhiên, hết thảy những điều nầy “lấy làm buồn lòng” Ápraham (21.11-12). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời tái bảo đảm với Ápraham rằng Ngài đã hướng dẫn mưu luận của Sara theo cách thiêng liêng [Thật là thú vị khi thấy rằng đang khi các động lực của Sara có thể là lấy cái tôi làm trọng, Đức Chúa Trời đang sử dụng bà để buộc tay của Ápraham trong việc gạt qua một bên đứa con sanh ra trong xác thịt của ông. Trường hợp khác về điều nầy, là khi dân Israel yêu cầu có một vị vua (I Samuên 8.6-9). Lời yêu cầu không lấy làm đẹp lòng Samuên, song Đức Giêhôva đã cho phép điều đó rồi sử dụng nhà vua để kỷ luật họ vì sự họ đã chối bỏ Ngài]. Hỡi người làm chồng, vợ của quí vị là ơn Đức Chúa Trời ban cho quí vị đấy (xem 2.18). Nàng cần phải được đối xử như một báu vật — giống như bất kỳ một món quà nào có giá trị. Hãy rút tỉa nơi sự khôn ngoan và nhận định đặc biệt của nàng. Hãy nuôi dưỡng và làm cho nàng được hạnh phúc. Kết quả là quí vị và gia đình quí vị sẽ được phước [Charles R. Swindoll, Abraham. The Friend of God (Fullerton, CA. Insight for Living, 1988), 112]. Hỡi người làm vợ, khi quí vị nói với chồng mình phải sống với sự tiết độ, hãy làm theo lời lẽ của Phierơ và tỏ ra một “tâm thần dịu dàng và im lặng” (I Phierơ 3.4).
Ở 21.14, Môise ghi lại những lời nói rất đau buồn nầy: “Áp-ra-ham dậy sớm [Giống như Abimêléc trong Sáng thế ký 20.8, Ápraham dậy sớm để tỏ ra mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Tác giả Thi thiên tuyên bố trong Thi thiên 119.60: “Tôi lật đật, không chậm trễ, mà gìn giữ các điều răn Chúa”. Vâng phục cách mau chóng là một trong những dấu hiệu của một đức tin trưởng thành], lấy bánh và một bầu nước, đưa cho A-ga; để các món đó trên vai [Kaiser viết: “Một số nhà giải kinh đã khẳng định sự thực Ích-ma-ên đã bị đặt lên hai vai của Aga khi nàng ra đi. Điều nầy ám chỉ rằng lúc bấy giờ một đứa nhỏ cần phải được mẹ nó cõng lấy. Thế rồi trong Sáng thế ký 21.15 ở đây cho biết nó bị đặt ở dưới một bụi cây. Giờ đây sau khi những nhà giải kinh nầy đã đạt tới những kết luận nầy về Ích-ma-ên là một đứa nhỏ, họ tiếp tục công bố rằng phần đánh giá nầy nằm trong sự xung khắc với Sáng thế ký 16.16, 17.25 và 21.5, ở đây đứa nhỏ dường như ít nhứt là 13 hay 14 tuổi, và đây là dấu hiệu của nhiều nguồn đa dạng, vì các tiểu đoạn Kinh Thánh không được ghi chép cách cẩn thận như chúng đáng phải có”. Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed] nàng, và giao đứa trai cho nàng, rồi đuổi đi. Nàng ra đi, đi dông dài trong đồng vắng Bê-e-Sê-ba” [Khi bạn xem xét câu chuyện nầy, thật là dễ nhận ra Ápraham từng đuổi Ích-ma-ên đi, ông không hề gặp nó lại bao giờ. Sự đổ vỡ sâu sắc trong gia đình không bao giờ được chỉnh đốn lại. Sara và Aga không bao giờ trở thành bạn hữu được. Và sâu xa như chúng ta biết, thời điểm duy nhứt mà Y-sác và Ích-ma-ên từng gặp lại nhau là ở hang đá Mặc-bê-la khi họ chôn cất Ápraham (25.9-10)]. Sự chia tay nầy phải rất là đau đớn [Vẫn còn có thắc mắc: Làm sao mà Đức Chúa Trời lại buộc Ápraham phạm vào điều ác nếu ly dị luôn luôn là tội lỗi? Câu trả lời, ấy là ly dị trong trường hợp nầy, một không phải là tội lỗi hoặc giả là điều ác kém hơn trong hai điều ác. See Joe M. Sprinkle, “Old Testament Perspectives on Divorce and Remarriage,” Journal of the Evangelical Theological Society 40.4 (December 1997), 535. Trong các trường hợp khác, nơi Đức Chúa Trời hiển nhiên đã truyền về ly dị, xem Phục truyền luật lệ ký 21.10-14 và Exơra 9-10. Khi Đức Chúa Trời lập ra những luật lệ, Ngài cũng có thể thay đổi chúng tùy theo ý định thiêng liêng của Ngài]. Tôi dám chắc rằng Ápraham không hề mơ rằng ngủ với Aga sẽ dẫn tới chỗ đau đầu và rắc rối như thế. Thực vậy, tôi dám chắc ông đã xưng công bình việc ấy trong chính lý trí của mình khi đấy là đường lối hay nhứt để làm cho vợ mình sung sướng và cũng “trợ giúp” cho Đức Chúa Trời giữ lời hứa của Ngài. Nhưng sự việc đã không tác động theo cách ấy. Sara đã sai lầm khi đưa ra ý tưởng và Ápraham còn sai gấp hai khi làm theo ý ấy. Nếu ông là loại lãnh đạo thuộc linh xứng đáng, cơn đau đầu ấy sẽ tránh được.
Khi chúng ta đem những tiêu chuẩn của mình ra mà thoả hiệp, làm hạ thấp những điều tin quyết của mình, hay khi chúng ta tìm cách bắt lấy con đường tắt đạo đức, nó sẽ không bao giờ có hiệu quả ở mức cuối cùng. Những sự lựa chọn đều có các hậu quả…và đôi khi chúng rất đau đớn. Là tín đồ, chúng ta cần phải tiếp thu kỹ bài học nầy. Chúng ta cũng cần phải biết chắc rằng con cháu của chúng ta tiếp thu bài học nầy một cách sớm sủa trong cuộc sống. Những sự lựa chọn đều có các hậu quả. Khi chúng ta phạm tội và xưng rằng tội lỗi chúng ta đã được tha, nhưng mọi hậu quả của những sự chọn lựa đó thường phải mang lấy luôn [Vài thí dụ đủ để đáp ứng:
 Người nào dính dáng vào tình dục bất hợp pháp sẽ đối diện với những hậu quả của bịnh tật, thai nghén, một mối quan hệ tan vỡ hay tội bỏ đi một thứ rất quí báu.
 Người nào nói dối phải tìm cách dựng lại sự tin cậy đã bị hủy diệt.
 Người nào có thói quen lạm dụng một chất nào đó phải đối mặt với những hậu quả của tác dụng mà chất đó có trên thân thể và mối quan hệ của họ.
 Người nào đang hay đã có những hình thức lừa dối với gia đình mình sẽ thấy khó mà thiết lập bất cứ loại quan hệ nào với những kẻ mà họ đã lạm dụng.
 Người nào thường xuyên nuôi dưỡng trong lý trí họ với hành động khiêu dâm sẽ có một thời khó nhọc gạt bỏ những hình ảnh đó khi họ tìm cách sống một đời sống thanh sạch.
 Người nào đã bị bẫy trong những khao khát tham lam vô độ những thứ vật chất sẽ có món nợ to tát phải chi trả.
See Rev Bruce Goettsche, “Necessary Losses” (Genesis 21.8-21). May 30, 1999.
http.//www.unionchurch.com/archive/061399.html]. Làm ơn đừng học bài học nầy theo cách khó nhọc. Hãy quyết định ngày nay bạn sẽ tiếp thu những kinh nghiệm của Ápraham và Sara (Rôma 15.4). Đừng gieo ra những hạt lúa hoang rồi cầu xin cho mùa màng mất ráo. Giống như là chưa gieo vậy.
Bây giờ hãy quay trở lại với câu chuyện của chúng ta. Ở 21.15-16, chúng ta đọc: “Khi nước trong bầu đã hết, nàng để đứa trẻ dưới một cội cây nhỏ kia, đi ngồi đối diện cách xa xa dài chừng một khoảng tên bắn; vì nói rằng: Ôi! tôi nỡ nào thấy đứa trẻ phải chết! Nàng ngồi đối diện đó, cất tiếng la khóc”. Ở đây chúng ta thấy tường trình đầu tiên về một người mẹ độc thân trong lịch sử [Gangel viết: “Dù chúng ta không nhìn thấy Aga nhiều trong sách Sáng thế ký, chúng ta có thể giả định rằng sự gặp gỡ thiêng liêng nầy đã đưa nàng đến với một đời sống phục vụ, và có lẽ hy sinh trong việc nuôi dạy con. Ảnh hưởng của nàng cứ tiếp tục cho tới khi con trưởng thành lúc nàng chọn một người vợ Ai cập cho con trai mình”. Kenneth O. Gangel, Genesis. Holman Old Testament Commentary (Nashville. Broadman & Holman, 2003), 186]. Giống như những người mẹ độc thân khác, nàng sống không có sự trợ cấp cho đứa con. Mọi sự nàng được chu cấp là một bầu nước và một bữa ăn picnic ban trưa. Giờ đây nàng đang ở chặng cuối cuộc phấn đấu của mình. Vì vậy nàng đã cất tiếng lên mà kêu gào [Pritchard bình luận: “Nhiều người đọc câu chuyện nầy đã lấy làm lạ về sự công bằng của Đức Chúa Trời. Ở một cấp độ, thật là dễ hiểu lý do tại sao Sara và Aga không cùng xoay sở và cũng dễ nhìn thấy lý do tại sao Ích-ma-ên và Y-sác có lẽ không lớn lên thành đôi bạn thân. Nhưng tại sao Đức Chúa Trời lại ra lịnh cho Ápraham phải trục xuất Ích-ma-ên và Aga bằng một phương thức quá lạnh lùng như thế chứ?
Có hai câu trả lời cho thắc mắc ấy. Một là, Đức Chúa Trời vốn biết rõ mọi sự mà Ápraham chẳng biết. Ông vốn biết rõ Ngài (Đức Chúa Trời) sẽ chăm sóc đặc biệt cho Ích-ma-ên ở ngoài sa mạc. Đức Chúa Trời không hề dự trù thấy Aga và Ích-ma-ên ngã chết trong nắng nóng mặt trời. Câu trả lời kia, ấy là Đức Chúa Trời muốn bảo hộ Y-sác vì Y-sác là dòng dõi được hứa cho Ápraham (21.12). Bao lâu Ích-ma-ên còn ở lại trong nhà, anh ta sẽ trở thành mối đe doạ cho chương trình của Đức Chúa Trời. Anh ta phải ra đi, thậm chí dù là nhọc nhằn và buồn bã lắm, và dù anh ta và Aga có lẽ không bao giờ hiểu được lý do tại sao điều đó lại xảy ra. Họ cảm thấy bị Sara và Ápraham từ khước — như quả thật vậy”. See Dr. Ray Pritchard, “God’s Good vs. God’s Best” Genesis 21.1-21.
http.//www.calvarymemorial.com/sermons/SMdisplay.asp?id=313]. Có thể bạn có liên quan với Aga đấy.
Ở 21.17-19, chúng ta đọc những lời nầy: “Đức Chúa Trời nghe tiếng đứa trẻ khóc, thì thiên sứ của Đức Chúa Trời từ trên trời kêu nàng A-ga mà phán rằng: Hỡi A-ga! Ngươi có điều gì vậy? Chớ sợ chi, vì Đức Chúa Trời đã nghe tiếng đứa trẻ ở đâu đó rồi. Hãy đứng dậy đỡ lấy đứa trẻ và giơ tay nắm nó, vì ta sẽ làm cho nó nên một dân lớn. Đoạn, Đức Chúa Trời mở mắt nàng ra; nàng bèn thấy một cái giếng nước [Thường thì trong các trang Cựu Ước, một dòng suối hay một cái giếng là biểu tượng cho sự cứu rỗi thuộc linh cũng như cho sự giải cứu thuộc thể (Êsai 12.3; Giêrêmi 2.13). Earl Radmacher, Ronald B. Allen, H. Wayne House, eds. New Illustrated Bible Commentary (Nashville. Nelson, 1999), 42], và đi lại múc đầy bầu cho đứa trẻ uống”.
Hãy lưu ý, ấy chẳng phải tiếng kêu khóc của Aga đã bắt lấy sự chú ý của Đức Chúa Trời đâu, mà là tiếng kêu khóc của đứa trẻ. Cho nên chẳng phải là tình cờ khi tên “Ích-ma-ên” lại có nghĩa là “Đức Chúa Trời nghe” (đối chiếu 16.11). Là một dòng dõi của Ápraham, Ích-ma-ên là đối tượng của sự chăm sóc đặc biệt của Đức Chúa Trời. Những tiếng kêu khóc của Ích-ma-ên đã mang lại sự can thiệp thiêng liêng. Đức Chúa Trời yêu thương con trẻ và Ngài cũng ao ước được làm Đức Chúa Trời của kẻ bị bỏ rơi, bị chối bỏ, bị ngược đãi, và sắp ngã chết [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 2002 [1988]), 381].
Những phân đoạn Kinh Thánh sau đây gợi lại thuộc tánh của Đức Chúa Trời:
Thi thiên 68.5-6: “Đức Chúa Trời ở nơi thánh Ngài, là Cha kẻ mồ côi, và quan xét của người góa bụa. Đức Chúa Trời làm cho kẻ cô độc có nhà ở, đem kẻ bị tù ra hưởng được may mắn; Song những kẻ phản nghịch phải ở đất khô khan”.
Êsai 54.5: “Vì chồng ngươi tức là Đấng đã tạo thành ngươi; danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân. Đấng chuộc ngươi tức là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, sẽ được xưng là Đức Chúa Trời của cả đất”.
Thi thiên 34.18: “Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương, Và cứu kẻ nào có tâm hồn thống-hối”.
Khi bạn đến mức cuối của mọi tài nguyên của mình, rồi bạn ngồi xuống để than thở, hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời có nhiều thứ lắm — Ngài lắng nghe, Ngài kêu gọi, rồi Ngài mở đường [Dobson, Abham, 143]. Tôi thích sự kiện Aga đã nhìn thấy cái giếng ở đàng kia. Chỉ có những giọt nước mắt và nỗi hãi sợ của nàng đã khiến cho nàng không nhìn thấy cái giếng ấy mà thôi. Đức Chúa Trời cung ứng nhưng thường thì chúng ta không nhìn thấy sự tiếp trợ đó. Chúng ta thường quá bận bịu kêu khóc và than vãn. Chúng ta không nhìn xem Đức Chúa Trời tiếp trợ với bất kỳ một sự hy vọng hay đức tin nào.
Ai trong các bạn đang bị ngược đãi về tình cảm hay thể xác mà cứ tiếp tục ở trong mối quan hệ vì bạn e sợ thiếu thốn về tài chính, tình cảm và thể xác, hãy xem kỹ hoàn cảnh của Aga. Mặc dầu nàng đã chịu khổ quá mức rồi, nhu cần chu cấp của nàng đã được tiếp trợ cho (17-21). Đức Chúa Trời không quên Aga. Ngài cũng không quên lời hứa của Ngài làm cho dòng dõi của nàng được thêm lên rất nhiều (16.10). Đức Chúa Trời đã có lòng thương xót về sự ra đi của Aga và đã trở giống như một người cha cho Ích-ma-ên.
Doug Edmonds, Trưởng ban chấp sự của Hội Thánh chúng ta trước đây, ông hay nói: “Đức Chúa Trời tiếp trợ cho”. Thậm chí ông ký tên trên email và thư từ theo cách đó. Bạn có tin Đức Chúa Trời tiếp trợ cho không? Hỡi người mẹ độc thân, Đức Chúa Trời có thể làm thoả mãn mọi nhu cần của quí vị đấy? Hỡi những người vợ đã thành hôn với người không tin Chúa, Đức Chúa Trời có thể trở thành người chồng của bạn không? Ngài có thể tiếp trợ cho bạn không? Hỡi người làm con hay bạn thanh thiếu niên nào đã là nạn nhân của ly dị, Đức Chúa Trời có thể tiếp trợ cho không? Phải, một ngàn lần, phải!
Câu chuyện của chúng ta kết thúc ở 21.20-21 bằng những câu nói đầy khích lệ như sau: “Đức Chúa Trời vùa giúp đứa trẻ; nó lớn lên, ở trong đồng vắng, có tài bắn cung. Nó ở tại trong đồng vắng Pha-ran; mẹ cưới cho nó một người vợ quê ở xứ Ê-díp-tô”. Đức Chúa Trời thể hiện quyền tối cao và lòng thương xót của Ngài. Môise nói rằng “Đức Chúa Trời vùa giúp đứa trẻ”. Một số người trong quí vị đã nhìn thấy con trai hay con gái đưa ra những quyết định và lựa chọn sai lầm. Đứa con ấy đã bước theo những hướng hủy diệt. Nó (nam hay nữ) đã tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời. Bạn nhìn thấy con cái mình đang đi vào trong sa mạc, và bạn thất vọng mong muốn chặn đứng nó lại. Bạn biết rõ mình sẽ chẳng thể làm sao được. Tấm lòng bạn tan vỡ, giống như tấm lòng của Ápraham. Nhưng tôi muốn nhắc cho bạn nhớ: (1) Đức Chúa Trời nghe tiếng kêu la của bạn, (2) Ngài có thể mở ra một con đường trong đời sống của đứa con hoang đàng của bạn, và (3) Ngài ở với đứa con của bạn [Dobson, Abraham, 143]. Bạn có thể tin cậy Đức Chúa Trời vì Ngài là Đức Chúa Trời tối cao và có lòng thương xót.
Khi con cái của chúng ta còn nhỏ, chúng ta luôn luôn đọc cho chúng nghe Tiểu sử của Narnia, câu chuyện thiếu nhi tuyệt vời nầy nói tới vùng đất kỳ lạ của Narnia. Trong quyển thứ hai, Hoàng tử Caspian, Lucy bước vào lại Narnia rồi gặp Aslan, con sư tử cao lớn. Nó không nhìn thấy Aslan trong một thời gian rất lâu, và vì thế chúng có một sự hội hiệp rất kỳ diệu. Lucy nói với Aslan: “Aslan, giờ đây bạn to lớn quá”. Aslan đáp: “Lucy, sở dĩ như thế là vì bạn cũng lớn đó. Bạn thấy đấy, Lucy, mỗi năm bạn lớn lên, bạn sẽ thấy tôi to hơn đấy” [Preaching Today Citation. “Rejoicing in Our Suffering,” Preaching Today, Tape No. 74]. Há đấy chẳng phải là trường hợp cho nhiều người trong quí vị sao? Đối với nhiều người trong chúng ta, mỗi năm chúng ta tấn tới về mặt thuộc linh, chúng ta thấy Chúa to lớn hơn trong sự thành tín, quyền phép, sự tể trị và lòng thương xót của Ngài. Tại sao chứ? Đức Chúa Trời luôn luôn là to lớn hơn bạn và tôi có thể thắc mắc hay tưởng tượng (Êphêsô 3.19-20). Đừng quên mấy lời nầy. Đức Chúa Trời luôn luôn hoàn thành những gì Ngài đã hứa. Bạn có thể tin cậy Ngài hôm nay. Và những lời hứa mà Ngài đã ban cho bạn, bạn có thể nương cậy luôn suốt những tháng ngày trong đời sống của bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét