Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Genesis: Tổng quan về sách Sáng thế ký



Tổng quan về sách Sáng thế ký
Tên sách
Gần hết Kinh Cựu Ước nguyên được viết bằng tiếng Hy bá lai, và sách Sáng thế ký không nằm ngoài ngoại lệ. Đề tựa nguyên thủy sách Sáng thế ký theo tiếng Hy bá lai là bereshit, có nghĩa là “vào lúc ban đầu” (xem 1.1a). Đây là một đề tựa rất thích đáng, vì là quyển sách nói tới mọi khởi đầu. Những quyển Kinh thánh Anh ngữ không ghi theo đề tựa Hy bá lai; chúng ta ghi theo đề tựa tiếng Hy lạp.
Kinh Cựu Ước Hy bá lai chắc chắn đã được chuyển dịch thành tiếng Hy lạp (khoảng 250 năm trước thời Đấng Christ). Các nhà dịch thuật Hy lạp khi ấy đã đưa ra đề tựa của chính họ, “Genesis” [Sáng thế ký] cho sách đầu tiên bản Cựu Ước kinh của họ. Từ ngữ Hy lạp geneseos có nghĩa là “nguyên thủy, nguồn gốc, gốc tích, hay ban đầu”. Geneseos là cách dịch từ ngữ Hy bá lai toledot (“gốc tích”, 2.4). Đề tựa nầy cũng thích ứng hoàn toàn vì Genesis [Sáng thế ký] thực sự là lịch sử của những nguyên thủy, những sự ra đời, các gia phổ, và những gốc tích.
Tác giả.
Mặc dù Genesis không trực tiếp nói tới tên của tác giả; Chúa Jêsus cùng những trước giả viết Kinh thánh rõ ràng đã tin rằng Môise chính là tác giả sách Pentateuch [Ngũ Kinh] (5 sách đầu tiên của Kinh thánh, cũng được gọi là sách “Luật pháp”; (xem Xuất Êdíptô ký 17.14; Phục truyền luật lệ ký 31.24; I Các Vua 2.3; Exơra 6.18; Nêhêmi 13.1; Đaniên 9.11-13; Malachi 4.4; Mác 12.26; Luca 16.29; Giăng 1.17; 5.44-47; 7.19, 23; Công vụ các sứ đồ 26.22; Rôma 10.5; II Côrinhtô 3.15, v.v…). Luca nhắc cho chúng ta nhớ rằng Môise đã được đào tạo với “sự khôn ngoan của Ai cập” (Công vụ các sứ đồ 7.22). Trong quyền tể trị của Đức Chúa Trời, Môise đã được sửa soạn để hội nhập và hiểu biết mọi thành tích, các văn bản, cùng những truyện tích truyền khẩu mà với đó ông đã viết ra sách Ngũ Kinh. Không có một người nào được sửa soạn hay đủ tư cách để nắm lấy phần việc lớn lao nầy khi viết ra lịch sử của Israel.
Niên đại/Bối cảnh.
Genesis mở rộng nhiều thời gian hơn bất cứ sách nào khác trong Kinh thánh. Thực vậy, nó bao phủ khoảng thời gian nhiều hơn 65 sách khác trong Kinh thánh cộng lại (khoảng 2400 năm). Toàn bộ khoảng thời gian kể từ lúc có sự sáng tạo (?) cho đến thời điểm dân Israel đến tại Ai cập rồi phát triển thành một nước (khoảng 1800 TC). Niên đại của sách Genesis có sau sách Xuất Êdíptô ký vào thế kỷ thứ 15 TC.
Bối cảnh của sách Sáng thế ký chia thành 3 khu vực địa lý: (1) The Fertile Crescent, 1-11; (2) Israel, 12-36; và (3) Ai cập, 37-50. Bối cảnh của 11 chương đầu tiên thay đổi nhanh chóng và nó trải rộng hơn 2000 năm và 1500 dặm. Phần giữa sách Sáng thế ký trải rộng khoảng 200 năm và chuyển từ Fertile Crescent đến xứ Canaan. Bối cảnh sau cùng trong sách Sáng thế ký được thấy ở Ai cập, tại đây Đức Chúa Trời đã có “70 linh hồn”.
Khán thính giả.
Khi quyển sách công bố mọi dân trên đất sẽ được phước qua Ápraham (12.3), dường như nó cũng kết luận rất công bằng rằng mọi người đều sẽ được ích qua câu chuyện của sách Sáng thế ký.
Mục đích.
Để tỏ ra thể nào tội lỗi của con người đã được thoả bởi sự can thiệp và cứu chuộc của Đức Chúa Trời.
Lẽ đạo.
Sự Đức Chúa Trời chọn lựa một dân qua đó Ngài sẽ ban phước cho mọi nước.
Những từ chính.
“Ban đầu” và “phước”.
Mệnh đề chính.
“…qua ngươi mọi dân trên đất đều sẽ được phước” (6 lần).
Những câu chính.
Sáng thế ký 1.1: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”.
Sáng thế ký 3.15: “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người”.
Sáng thế ký 12.1-3: “Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước”.
Chú thích chính.
Sáng thế ký được trưng dẫn hơn 200 lần trong Tân Ước. Thực ra các chương 1-11 được trưng dẫn hơn 100 lần trong Tân Ước. Không những nó được nhắc tới mà bạn sẽ thấy nó được trưng dẫn từng câu một hơn 165 lần trong Tân Ước.
Bài học chính.
Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta để hưởng phước và lựa chọn chúng ta để trở thành một nguồn phước cho cả thế gian.
Đấng Christ trong sách Sáng thế ký.
Sáng thế ký đi từ tổng quát đến đặc biệt trong các lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi. Đấng Christ là dòng dõi của người nữ (3.15), từ Sết (4.25), con trai của Sem (9.27), dòng dõi của Áraham (12.3), của Ysác (21.12), của Giacốp (25.23), và của chi phái Giu-đa (49.10).
Đấng Christ cũng được thấy có trong con người và các biến cố đóng vai trò như hình bóng (“hình bóng” là một sự kiện lịch sử minh hoạ cho một lẽ thật thuộc linh). Ađam là “người làm hình bóng của Đấng phải đến” (Rôma 5.14). Cả hai đã vào trong thế gian qua một hành động đặc biệt của Đức Chúa Trời làm người vô tội. Ađam là đầu của tạo vật cũ; Đấng Christ là Đầu của tạo vật mới. Của lễ đáng tiếp nhận của Abên là một của lễ bằng huyết chỉ về Đấng Christ, và có một sự tương ứng trong việc giết người của Cain. Mênchixêđéc (“vua công nghĩa”) được “dựng nên giống như Con Đức Chúa Trời” (Hêbơrơ 7.3). Ông là vua của Salem (“bình an”) ông đã đem dâng bánh và rượu và là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời chí cao. Giô-sép cũng là một hình bóng nói tới Đấng Christ. Giôsép và Đấng Christ cả hai là đối tượng của tình yêu thương đặc biệt bởi Cha của họ, cả hai đều bị anh em của họ ghét bỏ, vả hai đã bị chối bỏ không chấp nhận là người cai trị trên anh em của họ, cả hai đều bị mưu nghịch và bị đem bán để lấy bạc, cả hai đều bị kết án mặc dù vô tội, và cả hai đều đã được tôn lên từ sự hạ mình đến sự vinh hiển bởi quyền phép của Đức Chúa Trời.
Cấu trúc.
Cấu trúc của sách Sáng thế ký rất rõ ràng và được xây dựng qua 11 mục riêng biệt, mỗi mục đều bắt đầu bằng từ “gốc tích” trong cụm từ “Đây là gốc tích” hay “Sách của những gốc tích”.
1. Giới thiệu những gốc tích, 1.1-2.3
2. Trời và đất, 2.4-4.26
3. Ađam, 5.1-6.8
4. Nôê, 6.9-9.29
5. Các con trai của Nôê, 10.1-11.9
6. Sem, 11.10-26
7. Tha-rê, 11.27-25.11
8. Ích-ma-ên, 25.12-18
9. Y-sác, 25.19-35.29
10. Ê-sau, 36.1-37.1
11. Gia-cốp, 37.2-50.26.
Bố cục.
1. Nguồn gốc của vũ trụ. Bốn biến cố quan trọng (Sáng thế ký 1-11)
A. Sự sáng tạo (Sáng thế ký 1-2)
B. Sự sa ngã (Sáng thế ký 3-5)
C. Nước Lụt (Sáng thế ký 6-9)
D. Sự lộn xộn của các thứ tiếng nói (Sáng thế ký 10-11)
2. Nguồn gốc của dân Hêbơrơ. Bốn nhân vật quan trọng (Sáng thế ký 12-50)
A. Ápraham (Sáng thế ký 12-24)
B. Y-sác (Sáng thế ký 25-26)
C. Gia cốp (Sáng thế ký 27-36)
D. Giô-sép (Sáng thế ký 37-50)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét