Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 29.1-30: "Xoay vần trở lại!"



"Xoay vần trở lại!"

(Sáng thế ký 29.1-30)
Câu chuyện của chúng ta bắt đầu, ở 29.1-3, với một lời giới thiệu: “Đoạn, Gia-cốp lên đường, đi đến xứ của dân Đông phương [Nhiều hơn bất cứ sách nào khác trong Cựu Ước, Sáng thế ký nhấn mạnh đến Đông phương (xem 3.24; 4.16; 10.30; 11.2; 13.11; 25.6; 29.1) như phần chỉ ra một số tầm quan trọng. Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 252]. Người nhìn xem, thấy một cái giếng trong đồng ruộng, gần đó có ba bầy chiên nằm nghỉ, vì nơi nầy là chốn người ta cho các bầy chiên uống nước. Hòn đá đậy trên miệng giếng rất lớn. Các bầy chiên đều hiệp lại đó, rồi họ lăn hòn đá trên miệng giếng ra, cho các bầy uống nước; đoạn, lăn đá lại chỗ cũ, đậy trên miệng giếng”. Cụm từ “Đoạn Giacốp lên đường” sát nghĩa thì phải dịch là: “Thế rồi Giacốp nhấc chân mình lên”. Cụm từ bất thường nầy cho thấy rằng Giacốp giờ đây có niềm vui mới trong cuộc sống mà Đức Chúa Trời đã hứa với ông phước hạnh mà ông đã tìm cách có được bằng mọi nổ lực riêng của mình. Trước giấc chiêm bao ở Bêtên (28.10-22), tấm lòng của Giacốp đã đầy dẫy với sợ hãi; còn bây giờ ông đang bước đi với mùa xuân mới trong bước chân của ông. Trước đó, ông cảm thấy gánh nặng của quá khứ; còn bây giờ, ông phấn khích nhìn vào tương lai. Trước đó, ông chạy đi vì mạng sống mình; còn bây giờ, ông đang chạy để tìm một người vợ.
Trong khi dường như chẳng có một lỗ hỗng nào giữa 29.1 và 29.2, đừng dại dột thế. Vì cớ mực viết, Môise đã tiến khá nhanh trong câu chuyện nầy. Giacốp đang đi qua Charan, 400 dặm cách Bêtên. Đây là hành trình chính đối với ông, không xảy ra qua một đêm đâu. Sau nhiều ngày đường, Giacốp đến tại Charan. Ông dự tính ở lại đó trong vài tháng, tìm một người vợ, rồi trở về nhà lại ở Bê-e-Sê-ba. Ông không rõ Charan sẽ trở thành quê hương của ông trong 20 năm trường, hay những gì đang đợi ông là khoảng thời gian rất khó nhọc tại Charan.
Ở 29.4-9, Giacốp có một cuộc trao đổi với mấy người chăn chiên tại địa phương. Giacốp nói: ‘“Hỡi các anh! các anh ở đâu đây?’ Bọn đó đáp rằng: Chúng tôi ở Cha-ran đến. Người hỏi: Các anh có biết La-ban, con trai Na-cô, chăng? Đáp rằng: Chúng tôi biết’ Lại hỏi: Người đó được mạnh giỏi chăng? Đáp rằng: Người vẫn được mạnh giỏi, và nầy, Ra-chên, con gái người, đang đi đến cùng bầy chiên kia’” (29.4-6). Giờ đây, trước khi chúng ta đi xa hơn, thật là quan trọng khi hiểu rằng Rachên rất là xinh đẹp (đối chiếu 29.17). Hơn nữa, nàng có bầy chiên và vốn là người chăn chiên (29.9). Trong các thời kỳ của Kinh Thánh, bầy chiên là một dấu hiệu của sự giàu có. Bầy chiên khi ấy tương đương với một chiếc xe hơi đẹp kia. Ngay lập tức, Giacốp có ấn tượng ngay! Ông giống với hầu hết những người đàn ông, trước tiên họ để ý đến vẻ bề ngoài của người phụ nữ rồi kế đến là chiếc xe hơi mà nàng đang lái. Trong trường hợp nầy, Giacốp để ý đến vẻ bề ngoài của Rachên và bầy chiên mà nàng đang trông coi. Vậy, ông sẽ làm gì đây? Ở 29.7, ông giả nhân giả nghĩa nói với mấy tay chăn chiên kia: “Mấy anh ơi, bộ mấy anh không đưa bầy chiên đi ăn sao? [Tony Beckett, Here Come the Brides Finish Well—Lessons From Jacob.
http.//www.backtothebible.org/radio/today/19886]. Tôi thấy Rachên đang đến kia, và tôi muốn nói chuyện cùng nàng. Sao mấy anh không đưa bầy chiên đi mà cứ để chúng đứng đó kêu bebe hoài vậy?” Hãy nhìn vào câu nói nầy: “Nầy, trời hãy còn sớm, chưa phải là giờ nhóm hiệp các súc vật; vậy, các anh hãy cho bầy chiên uống nước, rồi thả đi ăn lại đi’. Đáp rằng: Chúng tôi làm như vậy chẳng được; phải đợi các bầy hiệp lại đủ hết rồi, bấy giờ mới lăn hòn đá trên miệng giếng ra, cho bầy uống nước được” (29.7-8). Vì một số lý do, mấy tay chăn chiên đang tụ tập bầy của họ lại bên giếng, ấy là để chờ đợi một nhóm người khác nữa, (“họ”) lăn hòn đá trên miệng giếng ra. Họ không thể lăn hòn đá chỉ để cho các bầy họ uống thôi. Tôi nghĩ họ muốn xía vào chuyện của Giacốp và họ cũng muốn ngắm nhìn Rachên nữa.
Cho nên, có chuyện như thế nên câu chuyện mới thấy là thích thú được. Giacốp giả vờ như chẳng nom thấy Rachên và không biết nàng là ai (mặc dù ông vốn biết rõ nàng sắp tới đến và ông biết rõ nàng là ai rồi!) Câu 10 kể tiếp: “Khi vừa thấy Ra-chên, con gái La-ban, cậu mình, thì người liền lại gần lăn hòn đá ra khỏi miệng giếng, cho bầy chiên của La-ban, cậu mình, uống nước” [Hai lần trong câu nầy, Môise viết cụm từ: “Laban, cậu mình”. Tạm thời thì cụm từ nầy chỉ ra động lực chính của Giacốp là để lấy lòng với Laban. Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 231]. Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi thấy một thanh niên rất mạnh mẽ khi người ấy muốn gây ấn tượng với một phụ nữ? Phần việc nầy phải cần đến vài người, song khi Giacốp nhìn thấy Rachên đang đến với bầy chiên của nàng, một tay ông đã lăn hòn đá ra [Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003)]. Ông muốn nàng phải thấy rõ ông tuyệt vời là dường nào! Ông quả là một thanh niên xốc vác, mạnh mẽ, có lòng giúp đỡ — khi Rachên đang đứng nhìn xem! Ông dời hòn đá ra trước khi ông lên tiếng chào hỏi nàng, mặc dù chào ai đó là việc rất thông thường trước khi bạn làm một việc gì khác. Nhưng Giacốp đã giả vờ mình có dự tính lăn hòn đá đi trước khi nàng đến! Khi đó ông đã cho bầy chiên của Rachên uống nước [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 24-50 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 38-39]. Tôi chỉ phải nói là: “Jake, mày quả là một con chó thiệt là quỉ quái”.
Chúng ta phải đưa ra thắc mắc: Tại sao ông Bộ Xương Biếng Nhác đổi thành ông Nhạy Cảm thế? Tại sao ông xốc vác trong công việc nầy thế? Câu trả lời rất rõ ràng: Ông phải tạo ra ấn tượng tốt trước tiên. Vì thế Giacốp tìm cách đẩy Rachên vào sự suy nghĩ ông quả thực là người đàn ông trong những người đàn ông, thay vì một thiếu niên chỉ biết bám sát bên hông mẹ. Hỡi quí ông, điều nầy nghe quen quá, phải không? Quí vị đã đã làm chính công việc ấy khi quí vị bước vào hò hẹn. Quí vị tìm cách làm cho người phụ nữ tin rằng quí vị là người mà thực sự quí vị không phải như vậy! Khi đó, quí vị từng bẫy nàng, quí vị đã tỏ ra cho nàng thấy sắc màu thật của quí vị.
Việc làm đầu tiên của tôi là làm việc ở Target. Tôi làm việc chung với nhóm vào lúc 5 giờ sáng. Đội nầy hình thành từ một nhóm thanh niên rất vui vẻ. Để thì giờ trôi qua và giữ mình không buồn ngủ, chúng tôi tạo ra nhiều loại tiếng ồn (lằm bằm, than vãn, reo hò) khi chúng tôi chất những thứ cả nặng và nhẹ. Chúng tôi gần như tự cười lấy — luôn luôn là thế, ngay cả khi những thứ nặng rớt trên ngón chân của mình. Đây là Giacốp. Ông thực sự chưa hề làm lụng khó nhọc bao giờ. Thay vì thế, ông từng là kế hoạch gia, là người trong lúc nầy phải nhảy vào công việc. Tôi dám chắc ông đã tạo ra một số tiếng ồn. Nếu ông giống như hầu hết những người đàn ông, tôi dám chắc ông đang màu mè với dáng bộ thể thao. Sau khi ông lăn hòn đá đi, tôi đoán ông gồng tay lên khoe và hôn lấy bắp thịt mình.
Tiếp đến, Giacốp oai vệ bước tới gần Rachên và tính hôn nàng. Câu 11a chép: “Gia-cốp hôn Ra-chên”. Nụ hôn nầy không phải là nụ hôn mà nhất thiết chúng ta đang tưởng tượng đâu. Nó không giống như ông ghì nàng xuống rồi hôn lên đôi môi của nàng đâu. Thực vậy, ông đã hôn trên hai gò má của nàng. Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng đây là trường hợp duy nhứt trong Kinh Thánh nói tới một người đàn ông hôn một người phụ nữ không phải là mẹ hay là vợ của mình. Vì vậy, có thể đây còn hơn là một nụ hôn “thánh khiết” nữa. Cho nên, đây là trường hợp đầu tiên được ghi lại về việc “anh em bà con cô cậu hôn nhau”. Đây là một trường hợp hiếm nói tới “yêu đương ở cái nhìn đầu tiên”. Nhưng kế đó, sau nụ hôn ấy, Giacốp “cất tiếng lên khóc” (29.11b). Không chính xác là chiến lược tình cờ! Giacốp đã tỏ ra hết mức về tình cảm, hết sức về phần thuộc thể, và phủ lút về mặt thuộc linh. Trong khi ông bật khóc vì vui mừng, ông đã không khen ngợi Đức Chúa Trời. Ông đã kết thúc hành trình của mình, giờ đây đã đến đúng nơi đúng chỗ, và đã gặp đúng người rồi, ông nghĩ như thế [Bối cảnh nầy chủ yếu nói tới sự lo xa của Đức Chúa Trời đối với thái độ không cầu nguyện của Giacốp. Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 402].
Ở 29.12: “rồi nói cho nàng biết rằng mình là bà con với cha nàng, tức con trai của Rê-be-ca. Nàng bèn chạy về thuật lại cho cha hay”. Sau chiêu âu yếm ngọt ngào ấy, Giacốp quyết định phải có một cuộc trao đổi với Rachên, ông biết rõ phụ nữ đánh giá cao sự trao đổi đó. Rachên là con gái của Laban, và Laban là anh của Rêbeca, mẹ Giacốp. Vì vậy Giacốp và Rachên hiển nhiên là anh em cô cậu — “anh em cô cậu hôn nhau”. Trong bất cứ trường hợp nào, hiển nhiên là Rachên đã thưởng thức cuộc trao đổi và nụ hôn nhiều đến nỗi nàng đã chạy về nhà thuật lại cho cha mình những gì đã xảy ra.
Ở 29.13-15, câu chuyện của chúng ta tiếp tục: “Vừa khi nghe nói Gia-cốp, con trai của em gái mình, thì La-ban chạy đến trước mặt người, ôm choàng lấy mà hôn, rồi mời vào nhà. Gia-cốp thuật lại cho La-ban nghe các việc đã xảy qua. La-ban bèn đáp rằng: Thật vậy, cháu là cốt nhục của cậu; rồi Gia-cốp ở một tháng cùng cậu. Đoạn, La-ban nói cùng Gia-cốp rằng: vì cớ cháu là bà con của cậu, cháu giúp công không cho cậu thôi sao? Tiền công bao nhiêu hãy nói cho cậu biết”. Laban tỏ ra mình là người cậu rất là trọn vẹn. Nhưng cần phải lưu ý rằng Giacốp đã làm việc cho Laban trong một tháng trọn trước khi họ bàn về sự đền bù về công lao động của ông. Điều nầy rất là khó nói đối với một gã trong túi chẳng có một đồng xu nào hết.
Ở 29.16-17, Môise cung ứng một câu nói đóng trong dấu ngoặc: “Vả, La-ban có hai con gái, con lớn tên là Lê-a [bò]; con nhỏ tên là Ra-chên [vật quí nhất] [Paul Wright, ed., Genesis. Shepherd’s Notes (Nashville. Broadman, 1997), 71]. Mắt Lê-a yếu, còn Ra-chên hình dung đẹp đẽ, vẻ mặt tốt tươi”. Có một điều rất kín nhiệm về đôi mắt của Lê-a. Một số bản dịch Anh ngữ hiểu đôi mắt của Lê-a là nét tốt nhứt của nàng, vì vậy họ dịch từ ngữ Hy bá lai nói tới “yếu” (rak) là “dễ thương” (NRSV), “đẹp” (NLT), hay “thanh tú” (NKJV). Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng đôi mắt của Lê-a không có lửa hay sắc sảo, một nét có giá trị nhất trong Đông phương [Wenham, Genesis 16-50, 235]. Nói theo thi ca của James Taylor, nàng không phải “là người đẹp với ánh mắt rực lửa” [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 368]. Mục đích, ấy là, về mặt thuộc thể, nàng không thể sánh với người em gái tuyệt đẹp của mình. Rachên thì “hình dung đẹp đẽ, vẻ mặt tốt tươi”. Đây là cách nói của Kinh Thánh về Rachên. Nàng tuyệt đẹp không cần phải tranh cãi — một người thật phi thường.
Vì thế, chúng ta sẽ làm gì đây với sự việc nầy??? Trước hết, chúng ta phải công nhận không phải tất cả phụ nữ đều được dựng nên đồng đẳng trong hình dung và vẻ mặt. Một số người nầy thì hấp dẫn hơn những người kia; tuy nhiên, được đẹp đẽ thì chẳng có gì là sai quấy cả. Trong thập niên 1980, dầu gội đầu Pantene đã có một loạt quảng cáo trên truyền hình sử dụng câu nói: “Đừng ghét bỏ tôi vì tôi xinh đẹp”. Buồn thay, một số người lại có xu hướng ghét cay ghét đắng những người nào dễ nhìn ấy. Trong Kinh Thánh, Sara (12.11), Rêbeca (24.15-16), và Rachên hết thảy đều xinh đẹp. Đây là phương thức mà Đức Chúa Trời đã dựng nên họ. Hỡi lớp người trẻ, có một chuyện thần thoại Cơ đốc cứ xoay vần hôm nay, cho rằng bạn không cần phải lôi cuốn người bạn đời của mình về phần thuộc thể. Nói như thế thì chẳng hay lắm đâu. Bạn sẽ phải nhìn vào vẻ mặt và hình dung ấy trong một thời gian dài. Thật là khôn ngoan khi dám chắc rằng bạn rất lôi cuốn đối với người mà bạn thành hôn với.
Thứ hai, chúng ta phải ưu tiên cho vẻ đẹp bề trong hơn cả vẻ đẹp bề ngoài. Vẻ đẹp bề ngoài không phải là cái nền trên đó mà người ta lượng định giá trị của một người. Một trong những mối nguy hiểm mà người đẹp đối diện với, ấy là có sự cám dỗ liên tục cần phải nuôi dưỡng điều chi đã được khen ngợi rồi — vẻ đẹp bề ngoài, và chẳng chú trọng nhiều đến các vấn đề quan trọng như tánh tình hay sự tin kính (I Phierơ 3.3-5). Đây là một lý do tại sao là quan trọng khi khẳng định vẻ đẹp bề trong của con gái và lớp thiếu nữ của chúng ta. Hôm qua, Jena đã ăn mặc như một cô công chúa rồi bước vào gặp tôi. Tôi bị choáng váng bởi nó trông rất hào nhoáng. Nhưng tôi cẩn thận nói: “Jena, trông con đẹp lắm. Nhưng vẻ đẹp thực sự của con đến từ bên trong kìa”. Thật là đáng giá khi cứ khẳng định liên tục vẻ đẹp của các thành viên trong gia đình của bạn. (Hỡi quí ông, điều nầy cũng gồm cả bà gia của quí vị nữa đấy nhé). Những người phụ nữ trong cuộc sống của chúng ta cần phải biết rằng chúng ta nghĩ họ rất xinh đẹp, bất chấp xã hội chúng ta nói cái gì đi nữa!?! Điều nầy đặc biệt rất quan trọng cho những người làm chồng, những người làm cha của mấy đứa con gái. Thí dụ, nếu một người muốn có một người vợ thực sự xinh đẹp — hãy bắt đầu bằng cách đối xử với nàng y như một người đẹp vậy! Hãy nói với vợ của bạn: “Anh rất sung sướng khi có mặt ở nhà. Chẳng có một chỗ nào khác để cho anh ở cả. Anh đang nghĩ về em”. Hỡi quí ông, hãy nhớ, việc quan trọng nhất quí vị có thể làm cho vợ mình là yêu mến nàng. Và hãy nhớ rằng việc quan trọng nhất quí vị có thể làm cho con cái mình là yêu thương mẹ của chúng.
Ở 29.18-20, chúng ta học biết rằng quả thực, Giacốp là một người đàn ông thực sự. Môise ghi lại những lời nầy: “Gia-cốp yêu Ra-chên nên nói rằng: Vì nàng Ra-chên, con út cậu, tôi sẽ giúp việc trong bảy năm. La-ban trả lời rằng: Thà cậu gả nó cho cháu hơn là gả cho một người khác; hãy ở với cậu. Vậy, Gia-cốp vì Ra-chên, phải giúp việc trong bảy năm: nhưng bởi yêu nàng, nên coi bảy năm bằng chừng đôi ba bữa”. Câu 20 thường bị hiểu sai. Không nhất thiết phải nói rằng thời gian đã qua mau. Cần phải nói rằng cái giá gần như là vô nghĩa khi đem sánh với những gì ông có được trong sự mặc cả kia [NET Study Notes]. Người phụ nữ chính chuyên là động lực quan trọng nhất cho một chàng thanh niên. Giacốp đã bằng lòng làm việc trong 7 năm để có thể lấy Rachên làm vợ. Ông bằng lòng tỏ ra sự kiên nhẫn và đầu phục. Tình yêu của ông dành cho nàng là tình yêu rất chân thật. Hỡi quí bà, nếu người đàn ông quí vị muốn thành hôn với không muốn chịu khó làm lụng vì quí vị, cần phải nói rõ rằng người ấy chưa thực sự yêu thương quí vị đâu. Sự thực nầy cũng áp dụng cho những người đàn ông đã thành hôn rồi nữa. Trong hầu hết các trường hợp, vợ của chúng ta sẽ đóng tai họ lại. Họ nấu nướng, tắm rửa, chăm sóc con cái, làm việc ở ngoài nhà, và hiến thân thể của họ cho chúng ta. Giờ đây, trong tâm trí tôi, nếu họ làm bất cứ việc gì trong các việc kia, thì sẽ rất ấn tượng đấy. Nhưng có một số người trong quí ông, những ai có một người vợ đang lo liệu tất cả những việc ấy. Thắc mắc của tôi là: Bạn sẽ là một người chồng và làm việc vì nàng chứ? Thay vì than vãn về việc làm mình, bạn có thể trở về nhà rồi nói: “Em yêu, một trong các công việc của anh trong đời là sắp đặt bánh trên bàn cho em!”
Sau 7 năm tận tụy đáng nhớ đó, Giacốp đến gặp Laban rồi nói: “Hạn tôi đã mãn rồi; đâu! xin cậu hãy giao vợ tôi lại đặng tôi đến gần cùng nàng” (29.21). Bạn có muốn đưa ra câu nói ấy cho cha vợ tương lai của mình không? WOW! Giacốp không nghĩ tới tình cảm lãng mạn; ông không tìm cách có một cuộc trao đổi với Rachên; ông muốn nằm với nàng. Bây giờ, hỡi quí bà, trước khi quí vị nghĩ xấu về Giacốp, làm ơn để ý rằng ông đã đợi những 7 năm để cưới Rachên trước khi ông ngủ với nàng. Trong thời buổi và kỷ nguyên của chúng ta, nhiều đôi vợ chồng không muốn chờ đến 7 ngày trước khi ngủ với nhau. Tuy nhiên, câu chuyện nầy dạy dỗ một nguyên tắc rất có giá trị. Tình yêu chân thật có thể được thử nghiệm với thời gian [R.T. Kendall, All’s Well that End’s Well. The Life of Jacob (Carlisle, UK. Paternoster, 1998), 58]. Giacốp đã đợi 7 năm trời, 364 tuần lễ. Nếu ông phải trả tiền cho mỗi hai tuần lễ, thì có tới 182 hoá đơn. Bây giờ, e quí vị sẽ quên cái chạm của sự chờ đợi nầy, Giacốp đã lao động 2.555 ngày để có được cô dâu của mình.
Điều nầy chứng tỏ thực tại tình yêu của Giacốp dành cho Rachên. Bất cứ người đàn ông nào yêu một phụ nữ như thế nầy không phải là một tên vô lại đâu — đấy thực là một người đàn ông!
Bây giờ hãy quay lại với câu chuyện của chúng ta. Ở 29.22-23: “La-ban bèn mời các người trong xóm, bày một bữa tiệc; đến chiều tối, bắt Lê-a, con gái mình, đưa cho Gia-cốp, rồi chàng đến cùng nàng”. Laban là một con chó bẩn thỉu! Đây là một trong những trò chơi khăm có ý nghĩa nhất từng được gán cho con người. Đây là chương trình có nhiều tập trên sân khấu. Tại sao có một người cha nào lại chơi trò bẩn thỉu như thế chứ? Tham lam! Laban bị tác động bởi tánh tham của mình muốn giữ Giacốp làm việc cho mình mà chẳng được gì (I Timôthê 6.9-10). Hãy hình dung cái chạm mà quyết định của cha nàng đã có trên Rachên. Nàng đã trông mong cái ngày nầy những 7 năm rồi. Bạn sẽ cảm nhận như thế nào, vào ngày cưới, có ai đó đã đứng vào chỗ của mình? (Sau khi sự việc xảy ra rồi, một số trong quí vị lại muốn điều đó xảy ra!)
Có nhiều thắc mắc chúng ta muốn đưa ra ngay thời điểm nầy, thắc mắc chính là đây: Làm sao một việc như thế lại xảy ra trong thế gian được chứ? Câu trả lời là: Việc ấy không thể xảy ra, nếu bạn noi theo tục lệ cưới xin của người Mỹ hiện đại. Không một người nào chịu dại dột theo cách nầy đâu!?! Nhưng cưới xin trong vùng Cận Đông xưa đã thực thi theo nhiều khuôn mẫu khác nhau. Sự giải thích, phần lớn cho thấy khi Laban đưa con gái mình là Lê-a, cho Giacốp, trời khi ấy đã xế, tối mịt, và nàng bị che kín từ đầu cho tới chân. Dường như tiệc cưới do Laban chiêu đãi là một thủ đoạn có chủ ý để làm cho ý thức của Giacốp bị mù mờ đi với rượu (29.22). Phân đoạn Kinh Thánh cũng bao gồm lời nói gợi ý rằng say sưa là một phần của câu chuyện [Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50, 262-263]. Trong bóng tối, không cứ cách nào đó Giacốp không biết người nữ nằm kề mình là Lê-a chớ không phải Rachên. Vì vậy cuộc hôn nhân đã hoàn thành … nhưng với người nữ khác! [Lê-a. Những lý do khả thi cho thấy Lê-a đã đồng ý lừa dối Giacốp.
 Nàng đã kín đáo yêu mến Giacốp.
 Nàng muốn cùng được xuất giá với Rachên người em xinh đẹp của mình.
 Nàng chịu dưới quyền tuyệt đối của Laban, cha mình.
 Nàng đã sợ không bao giờ lấy chồng được.
Rachên. Những lý do khả thi cho thấy Rachên đã đồng ý lừa dối Giacốp.
 Nàng chịu dưới quyền tuyệt đối của Laban, cha mình]. Những thắc mắc khác: Rachên đã ở đâu trong đêm đó? Phân đoạn Kinh Thánh gốc không nói cho chúng ta biết. Có phải nàng đã biết rõ về sự đánh đổi kia? Tại sao Lê-a lại bằng lòng về sự đánh đổi nầy? Phải chăng đây là trường hợp hai chị em đang tranh giành cùng một người đàn ông? Có phải Lê-a cảm thấy ghen tương với người em gái xinh đẹp, trẻ trung hơn mình? Chúng ta không biết chắc, nhưng Sáng thế ký 30 sẽ dẫn một người đến chỗ kết luận rằng sự ghen tuông giữa chị em là một phần của sự lừa dối nầy.
Ở 29.24, Môise viết: “La-ban lại cắt con đòi Xinh-ba theo hầu Lê-a, con gái mình”. Môise đã thêm câu nói được đặt trong dấu ngoặc đơn nầy để đưa độc giả bay bỗng lên. Hãy gọi đây là thời gian nghĩ xen giữa. Ở 29.25: “Sáng bữa sau, mới biết là nàng Lê-a, thì Gia-cốp hỏi La-ban rằng: Cậu đã đãi tôi cách chi vậy? Có phải vì Ra-chên mà tôi mới giúp việc cho nhà cậu chăng? Sao cậu lừa-gạt tôi?” Câu 25 nói cho chúng ta biết toàn bộ câu chuyện: “Sáng bữa sau, mới biết là nàng Lê-a!” Trong tiếng Hy bá lai, cụm từ nầy chứa hai chữ: “Nầy, Lê-a!” Ông thức giấc là một người chồng đã toại nguyện. Ông lăn qua để hôn Rachên. Nhưng gương mặt đang mĩm cười với ông không phải là Rachên — đó là Lê-a! Tôi lấy làm ngạc nhiên, ông chẳng lên cơn đau tim. Khi ấy, việc nầy đụng mạnh vào ông. Ông đã ngủ với người đàn bà khác. Làm sao mà việc nầy lại xảy ra được chứ? Thế rồi tư tưởng thứ nhì đụng đến ông: Laban! Vậy thì đúng là Laban rồi, vì Laban là người đã đưa “cô dâu” đến phòng của ông. Thú vị thay, động từ tiếng Hy bá lai dịch là “lừa gạt” là từ cùng gốc với danh từ được sử dụng ở 27.35 mô tả sự lừa dối của Giacốp đối với Ê-sau. Giacốp đang khám phá ra cái điều kia đang xoay vần trở lại.
Ở 29.26, Laban đáp: “Phong tục ở đây chẳng phải được gả em út trước, rồi chị cả sau”. Laban lạnh lùng đáp rằng ông buộc phải làm theo phong tục phải gả Lê-a trước vì nàng là chị cả. Đây là chỉ thị thứ hai ra bởi Đức Chúa Trời. Giacốp đã không xem trọng nguyên tắc quyền con trưởng bằng cách lừa đảo anh của mình để chiếm lấy quyền và ơn phước của quyền đó. Giờ đây Đức Chúa Trời buộc ông phải xem trọng nguyên tắc ông đã vi phạm bằng cách thành hôn trước tiên với Lê-a. Và Giacốp đã lừa dối ai? Y-sác, cha của ông. Bây giờ, kẻ lừa dối bị lừa đảo bởi cha vợ mình! Sự việc đang xoay vần trở lại.
Biết rõ gã khờ kia, Laban đi tiếp trong sự việc của mình ở 29.27: “Hãy ở với đứa nầy [Lê-a] trọn một tuần đi, rồi ta sẽ gả luôn đứa kia [Rachên] cho; về đứa kia cháu phải giúp công cho cậu thêm bảy năm nữa”. Laban cũng cho phép Giacốp lấy Rachên làm vợ, nhưng với một điều kiện nhỏ. Ông phải phục vụ Laban trong 7 năm khác nữa. Tất cả là 14! Cậu Laban sẽ làm thay đổi đời sống của Giacốp cho đến đời đời. Mãi cho tới điểm nầy, Giacốp đã sống bằng trí thông minh của mình. Ông đã sống còn bằng cách nương trên trí thông mình và khả năng tự lo cho mình trong bất cứ trạng huống nào. Thực vậy, có nhiều việc không luôn luôn thích ứng với ông, song dầu mọi việc có trở xấu đi nữa, không cứ cách nào đó Giacốp đã đứng vững chân mình ở trên đất. Giống như con mèo với 9 cuộc sống, Giacốp đã vào ra những chỗ khó khăn suốt cuộc đời mình. Đôi khi ông nhìn cuộc chơi ngoài đồng ruộng với con mắt đen lay láy, song dẫu thế nào đi nữa, ít nhất ông luôn bước đi với sức riêng của mình.
Mọi sự đó sắp sửa thay đổi vì nơi Cậu Laban, Giacốp sau cùng phải đối mặt với đối thủ của mình. Giacốp đã sống như một người chuyên bịp, chiếm ưu thế trên anh mình, và lừa dối cha mình với lớp da cừu giả mạo. Bạn sẽ nói: chơi khăm đấy! Nhưng không may, Giacốp đã chơi trong đội Little League. Khi ông đến gặp Laban, ông đang tham dự vào đội chuyên bịp. Laban sắp sửa đưa Giacốp tới chỗ trắng tay. Và Giacốp chẳng thể làm chi được về sự đó. Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Giacốp sắp sửa đăng ký vào ngôi trường xưa nhất mà ai cũng biết — Trường Hard Knocks. Và Cậu Laban sắp sửa cung ứng cho cháu trai mình, Giacốp, phần hậu tốt nghiệp của 20 năm học miễn phí [Ray Pritchard, Hard Times in Haran (Genesis 29).
http.//www.calvarymemorial.com/sermons/SMdisplay.asp?id=333].
Đức Chúa Trời đã tôi luyện Giacốp bằng cách để cho ông đối mặt với những tội lỗi riêng của ông có nơi người khác. Không lâu sau đó ông nhìn biết những gì Ê-sau đã cảm thấy khi ông bị gài bẫy ở một sự việc rất quí báu đối với ông. Gần như đây là trường hợp “mắt đền mắt; răng đền răng” vậy. Giacốp được đặt để vào chỗ như vậy mới thấy được mọi đường lối mưu mẹo của ông đều khó tả hết được. Hết thảy điều nầy là một phần trong sự dạy dỗ về đời sống của ông [Eaton, Sáng thế ký 24-50, 40]. Nếu Giacốp không cướp đi ơn phước của Ê-sau và kiên nhẫn chờ đợi sự can thiệp và thời điểm của Đức Chúa Trời, ông sẽ có những nguồn lực về tài chính để đòi hỏi Rachên ngay tức khắc, thay vì phải đầu tư 14 năm sống của mình, lao động để đón nhận bàn tay của Rachên trong hôn nhân. Bài học: Nắm lấy những thiếu sót và thất bại không tin cậy Đức Chúa Trời thì phải trả giá đắt lắm! Thường thì phải tốn nhiều năm sống của một người. Đúng là một cái giá rất cao mà tội lỗi đòi hỏi!
Ở 29.28: “Gia-cốp theo lời, ở cùng Lê-a trọn một tuần, rồi La-ban gả Ra-chên con gái mình, cho chàng”. Giacốp đã đồng ý với hợp đồng của Laban rồi khi đó Laban đã trao con gái mình cho Giacốp làm vợ. Tuần lễ cưới xin là tuần lễ tiệc tùng theo sau một cuộc hôn nhân (29.27; đối chiếu Các Quan Xét 14.12, 17). Giacốp đã nhận lấy Rachên 7 ngày sau khi ông qua cuộc hôn nhân với Lê-a (đối chiếu 29.28, 30). Giacốp đã lấy hai người nữ trong 8 ngày: “và cắt con đòi Bi-la theo hầu Ra-chên con gái mình. Gia-cốp đi lại cùng Ra-chên, thương yêu nàng hơn Lê-a. Vậy, người ở giúp việc nhà La-ban thêm bảy năm nữa” (29.29-30). Từ nhận định của Giacốp, ông đã bị Laban bóc lột và lừa đảo. Tuy nhiên, từ quan điểm của Đức Chúa Trời, mười bốn năm đó đã cứu Giacốp khỏi mọi dự tính giết người của anh mình là Ê-sau. Sự chối bỏ của Giacốp đã gây tổn thương cho Lê-a rất là sâu đậm. Không một ai ưa thích sự chối bỏ! Bạn cảm nhận ra sao, nếu sau tuần trăng mật, chồng mình đi cưới người khác ... ít nhiều gì qua chị em ruột của mình?
Những điểm tương ứng
Khi Giacốp lừa Y-sác bằng cách tận dụng cơ hội không có khả năng nhìn rõ của ông, thích ứng với thị lực kém cõi, cũng một thể ấy Laban đã gạt Giacốp bằng cách tận dụng cơ hội không thấy rõ trong lều tối.
Trước kia, Giacốp đã giả vờ gạt gẫm để trở thành con trưởng, và giờ đây Laban gài ông bằng cách thế em bằng người chị. Laban đã gạt Giacốp giống như Giacốp đã gạt Y-sác vậy.
Giacốp đã xử sự giống như cha mẹ mình, mỗi người đều thương một đứa con mình ưa thích, bằng cách yêu vợ nầy nhiều hơn vợ kia. Trong cả hai trường hợp, các nan đề nghiêm trọng trong gia đình đã nối theo sau.
Ê-sau buộc phải sống với những hậu quả của sự lừa gạt của Giacốp; giờ đây Giacốp buộc phải sống với mọi hậu quả trong sự lừa lọc của Laban.
Phải chăng câu chuyện nầy là trường hợp cho tục đa thê? Hoặc Giacốp hay Laban hoặc cả hai đổ thừa cho các hoàn cảnh đặc biệt? Nếu đây là tình trạng đa thê, thì đâu là trường hợp cho hay chống lại tình trạng đa thê? Tục đa thê không bao giờ là hợp pháp cho bất kỳ người nào trong Kinh Thánh. Không hề có một sự cho phép nào trong Kinh Thánh cho một sự sai lệch đối với mạng lịnh của Đức Chúa Trời như vậy. Đức Chúa Trời đã lập chế độ hôn nhân trong Vườn Ê-đen (2.21-24). Có ít nhất bốn phân đoạn có thể được giải thích là cung ứng sự cho phép tạm thời từ Đức Chúa Trời gạt qua một bên luật hôn nhân được thấy trong Sáng thế ký 2.24. Đấy là Xuất Êdíptô ký 21.7-11; Lê vi ký 18.18; Phục truyền luật lệ ký 21.15-17; và II Samuên 12.7-8 [Để xem sự bàn bạc đầy đủ về các phân đoạn Kinh Thánh nầy, hãy xem Walter Kaiser Jr., Toward Old Testament Ethics (Grand Rapids. Zondervan, 1983), 182-90]. Nhưng mỗi phân đoạn nầy chưa xác minh đủ điều chi giống như sự cho phép của Đức Chúa Trời được ưng chuẩn trong các phân đoạn nầy. Kinh Thánh không luôn luôn dừng lại để trình bày cho rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, chẳng cần thiết cho độc giả phải tưởng tượng Đức Chúa Trời nghĩ gì về tình trạng những vụ việc như thế, vì điều không may và tranh cạnh đến với đời sống của những người đa thê không được coi là một dấu hiệu của sự tán thưởng thiêng liêng. Sự thực cho thấy rằng Giacốp đã bị Laban lừa gạt, trong đêm tân hôn của Giacốp, nhưng điều nầy không xưng Giacốp là công bình trong khi nhất trí với kế hoạch xảo quyệt của Laban hầu buộc ông phải ở lại lao động trong 7 năm khác để biết chắc sự thịnh vượng được liên tục. Hai sai lầm trong trường hợp nầy không tạo ra được một sự đúng đắn [Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed. Sailhamer đưa ra lời bình nầy: Giacốp đã tính lấy Rachên làm vợ mình, còn Đức Chúa Trời muốn ông phải lấy Lê-a. John H. Sailhamer, The Pentateuch as Narrative (Grand Rapids. Zondervan, 1992), 195]. Galati 6.7 chép: “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy”. Giacốp đã gieo ra trong một thời gian rất là dài lâu. Ngày gặt đã đến. Ông đã gieo ra những hột giống lừa đảo, và mùa gặt sắp sửa đến. Tại sao Đức Chúa Trời đưa Giacốp qua thời điểm thử thách nầy? [Pritchard, Hard Times in Haran]:
1. Hầu cho Giacốp sẽ có nhiều thì giờ suy nghĩ về phương thức mà ông đã sống. Trong tất cả những năm ấy tại Đất Hứa, Giacốp đã kiếm được tước hiệu rất phong phú: “kẻ dối gạt”. Giờ đây Đức Chúa Trời đặt Giacốp trên chiếc ghế “hội ý” về mặt thuộc linh ở Charan. Trong 20 năm, Giacốp đã mất nhiều thì giờ để xem xét lại lối sống của mình.
Tất cả các bậc phụ huynh đều hiểu rõ điều nầy. Hầu hết chúng ta đều sử dụng chiếc ghế “hội ý” vì nó cung ứng cho con cái chúng ta thì giờ để suy nghĩ theo cách thầm lặng về những gì chúng đã làm. Hay có lẽ bạn sai con cái mình vào phòng của chúng. Làm như thế giúp cho một vài mục đích — gồm cả việc ngăn ngừa sự tự tử! — nhưng trên hết là cung ứng cho con cái một cơ hội để chùng xuống, nguội đi, và bắt đầu suy nghĩ.
Bao lâu Giacốp còn ở tại Bê-e-Sê-ba, ông chẳng tiếp thu được một điều gì. Nhưng ở tại Charan, Giacốp đang ở trên lãnh thổ ngoại bang. Đức Chúa Trời đã đưa ông vào một chỗ cách xa khu vực tiện nghi của mình, một nơi mà Giacốp buộc phải suy nghĩ về cuộc đời của mình. Đấy là những gì Đức Chúa Trời đang làm với chúng ta. Hết lúc nầy tới lúc khác, Ngài vừa ngồi xuống vừa nói: “Ngươi không cần công việc nầy đâu. Ngươi cần đôi chút thì giờ để suy nghĩ”. Hoặc Ngài phán: “Ta sẽ đặt ngươi vào một bịnh viện trong hai ba tuần lễ để ngươi sẽ có thì giờ để suy nghĩ”. “Ta sẽ làm cho các giấc chiêm bao của ngươi vụn nát ra để ngươi sẽ có thời gian xem xét lại lối sống của ngươi”.
2. Hầu cho Đức Chúa Trời hạ Giacốp xuống tới điểm mà ông nhận biết được. Nếu bạn hỏi Giacốp: “Đâu là điểm mạnh của ông?” không nghi ngờ chi nữa, ông sẽ đáp: “Tôi biết cách giải quyết mà. Tôi biết phải nắm bắt con người như thế nào mà. Tôi biết phải thương lượng một hợp đồng như thế nào mà”. Khi ấy, ông sẽ nói: “Tôi luôn nắm lấy quyền điều khiển. Không một ai làm tốt hơn tôi đâu”. Tuy nhiên, khi ông gặp Cậu Laban, tất cả sự khoe khoang của ông không lộ ra được một điểm nào cả. Đột nhiên ông không còn nắm lấy quyền điều khiển nữa. Ông không còn ở trên đỉnh cao nữa. Ông giải quyết vấn đề, và kết thúc trong mất mát. Ông thương lượng một hợp đồng, và cậu Laban đã đánh lừa ông.
Bạn có thấy những điều Đức Chúa Trời đã làm không? Ngài đã chạm vào Giacốp ở điểm mạnh của ông và đã hạ ông xuống. Đức Chúa Trời làm thế với bạn và tôi — chạm đến chúng ta ở điểm mà chúng ta cảm thấy mạnh mẽ nhất. Ngài hạ chúng ta xuống hầu cho chúng ta sẽ hiểu rõ thái độ tin cậy của chúng ta phải đặt nơi một mình Đức Chúa Trời. Ngài muốn chúng ta nhìn biết rằng sức lực của chúng ta phải đến từ Ngài.
3. Hầu cho bản chất tin kính sẽ phát triễn qua cách đối xử bất công. Có phải Giacốp bị đối xử bất công ở đây không? Phải. Không thắc mắc chi hết, Laban đã lợi dụng cháu trai của mình đến từ Bê-e-Sê-ba. Khi Laban đưa hai chị em cho Giacốp, điều nầy có công bằng không? Không, chẳng công bằng đâu. Đâu là cái giá mà Giacốp phải trả? Thêm 7 năm lao động cho cậu Laban. Có bất công không? Có đấy. Thế thì tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép điều nầy xảy ra? Vì Đức Chúa Trời biết rõ đấy là cách duy nhứt Ngài có thể phát triễn bản chất tin kính trong đời sống của Giacốp. Vì vậy, nhiều người nếm trải cuộc sống phát biểu như sau: “Sự việc không công bằng”. Thực vậy, nhưng Đức Chúa Trời không hề hứa cuộc sống là công bằng đối với bạn. Ngài không hề hứa rằng thế gian sẽ đối xử công bình với bạn. Nếu Đức Chúa Trời để cho Con của Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá trong khi Ngài sống vô tội chẳng phạm điều chi sai lầm, có phải bạn tưởng Ngài sẽ miễn trừ cho bạn tránh khỏi cách đối xử bất công sao? Không đâu. Mối nguy hiển lớn lao đối với chúng ta, ấy là khi phản ứng lại đối với cách xử sự bất công, chúng ta sẽ liên miên trở thành nạn nhân. Trước tiên chúng ta giận dữ, tiếp đến chúng ta cay đắng, rồi chúng ta tự nạn nhân hoá mình. Tôi biết một số người — ngay cả một số Cơ đốc nhân — họ nếm trải cuộc sống như hạng nạn nhân liên miên. Có ai đó luôn luôn xử sự bất công đối với họ, luôn luôn ngược đãi họ, và luôn luôn lấn lướt trên họ. Và họ nổi giận với Đức Chúa Trời vì đã cho phép điều ấy xảy ra.
Hầu hết thì bản chất tin kính không được phát triễn vào những lúc thuận tiện của cuộc sống, mà trong những lúc xấu xa. Bản chất tin kính được phát triễn trong đời sống của bạn khi bạn đáp ứng tích cực và sáng tạo đối với cách xử sự bất công. Há chẳng phải là điều mà Rôma 5.3-4 nói cho chúng ta biết sao? “Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy”. Việc nầy dẫn tới việc khác — và điều chi bắt đầu là bất công dẫn tới sự bền đỗ, sự bền đỗ dẫn tới bản tánh đưa tới sự trông cậy nơi Đức Chúa Trời. Nhưng nếu bạn nói: “Không có ai lợi dụng tôi” thì điều bạn nói sẽ là: “tôi sẽ để cho Đức Chúa Trời phát triễn bổn tánh của Ngài trong đời sống tôi”. Khi bạn ở trong cảnh rắc rối và bạn cảm thấy mọi hoàn cảnh đang chồng chất nghịch lại bạn, chìa khoá để tồn tại là: Phải trở thành một học viên, chớ không phải một nạn nhân. Một nạn nhân nói: “Tại sao điều nầy lại xảy ra cho tôi?” Một học viên nói: “Tôi học được gì từ điều nầy?”
4. Hầu cho các chương trình của Ngài trong tương lai sẽ được thể hiện ra qua sự yếu đuối của con người. Khi Giacốp đến tại Charan, ông cô độc, vô gia cư và không có một đồng xu dính túi. Khi ông rời khỏi đó 20 năm sau, ông là một người giàu có, với hai vợ, hai nàng hầu, 11 người con trai, một đoàn tôi tớ, và vô số gia súc, chiên và lừa. Ông đến chẳng có gì hết, nhưng ra đi là một người có đủ thứ. Tuy nhiên, giữa đó, ông đã chịu đựng sự sĩ nhục liên tục từ hai bàn tay của Laban.
Điều chi đang diễn ra ở đây vậy? Một mặt, Đức Chúa Trời đang sử dụng Laban để dạy cho Giacốp biết các bài học có giá trị. Mặt kia, Đức Chúa Trời đang giữ lời hứa của Ngài làm cho Giacốp được thịnh vượng và dấy lên nhiều dòng dõi sẽ mang lấy danh xưng của ông. Qua nghịch cảnh — và dù khó khăn nhiều về con người — Đức Chúa Trời đang giữ lấy lời hứa của Ngài. Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Giacốp đã được Đức Chúa Trời làm cho thịnh vượng vào chính thời điểm mà ông bị Đức Chúa Trời kỷ luật cho. Kết quả? Giacốp chẳng có gì để khoe mình khi ông rời khỏi Charan. Đức Chúa Trời đã làm hết thảy mọi việc. Ngài đã giữ lời hứa của Ngài và đã cho phép tôi tớ Ngài kinh nghiệm sự khó nhọc lớn lao. Giacốp sẽ không hề dám nói: “Tôi đã tạo được sự giàu có đó”. Ông chỉ có thể nói: “Đức Chúa Trời đã làm điều ấy cho tôi”. Như I Côrinhtô 1 chép: Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn, “để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời” (1.29).
Bất cứ điều chi Đức Chúa Trời muốn thực thi trong đời sống của bạn, hãy để Ngài làm việc ấy. Mục tiêu của tôi là dâng mọi sự tôi đang nắm giữ ở gần và yêu dấu đối với tôi cho Chúa, vì vậy Ngài không rút nó ra khỏi tôi, khi Ngài yêu thương kỷ luật và nắn đúc tôi. Chúa biết rõ thời điểm duy nhứt chúng ta sẽ được đầy dẫy trong đời nầy là khi Ngài là mọi sự trong mọi sự của chúng ta. Ngài sử dụng tất cả các loại sự vật sự việc để nắn đúc và kỷ luật chúng ta hầu cho chúng ta sẽ trở nên mọi sự mà Ngài dựng nên chúng ta phải trở thành. Hêbơrơ chương 12 dạy rằng Đức Chúa Trời kỷ luật những kẻ Ngài yêu. Đức Chúa Trời sẽ đưa chúng ta tới Charan, trong một ngày, một tuần hay một năm. Bất cứ điều chi nó hình thành là để cho chúng ta trở thành hạng người mà Ngài muốn chúng ta phải trở thành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét