Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 23.1-20: "Một khoản của lời hứa"



"Một khoản của lời hứa"

(Sáng thế ký 23.1-20)
[Mở bài hát của Jefferson]: “Chúng ta di chuyển tới…bờ phía Đông…đến một chung cư lộng lẫy trên bầu trời. Chúng ta di chuyển tới…bờ phía Đông…Sau cùng chúng ta nhận được một miếng bánh hấp”. Tôi lớn lên có xem câu chuyện nói về Jefferson. Tôi yêu mến George & Louise Jefferson và Florence, người hầu gái của họ. Tôi biết được một số cách “nói năng không ra chi” từ gia đình Jefferson. Nhưng tất nhiên những gì còn đọng lại với tôi trong tất cả những năm tháng ấy là giai điệu bài hát trên đây của họ. Dòng sau cùng là câu đã bắt lấy tôi: “Sau cùng chúng ta nhận được một miếng bánh hấp”. Bạn đã nghe từ ngữ “một miếng bánh hấp” rồi phải không? Mọi người đều muốn một miếng bánh hấp. Chắc chắn gia đình Jefferson đã nhận được nó. Họ muốn kinh nghiệm “lối sống của người giàu có và nổi tiếng”. Họ muốn được thành công trong công việc làm ăn, gia đình và đời sống cá nhân của họ. Nếu chúng ta thành thực, phần nhiều người trong chúng ta cũng muốn “miếng bánh hấp” của mình. Tuy nhiên, tôi muốn thách thức mỗi một người chúng ta và đưa ra một câu hỏi nhất định. Điều chi quan trọng hơn đối với bạn — một “miếng bánh hấp” hay một “khoản của lời hứa”?
Hãy suy nghĩ về một lời hứa mà bạn có từ Đức Chúa Trời, một lời hứa mà bạn tin Đức Chúa Trời sẽ đem đến. Có thể đó là thiên đàng, sự tha thứ những tội lỗi tối tăm nhất, sự yên ủi không bao giờ sống cô độc, mục đích đặc biệt Ngài đang dành cho đời sống bạn, ơn cứu rỗi cho một người thân, hay câu trả lời cho sự cầu nguyện. Bạn làm gì khi lời hứa đó chưa được ứng nghiệm sau nhiều năm tháng chờ đợi? Bạn làm gì khi một việc gì đó bạn cảm thấy Đức Chúa Trời chẳng làm chi hết? Khi các lời hứa của Đức Chúa Trời vẫn còn nằm trong tương lai, chúng ta sẽ làm gì để tỏ ra là chúng ta tin?
Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham nhiều điều, việc có một đứa con trong lúc tuổi già, lời hứa nầy đáng nhớ nhất và nó đã xảy ra. Nhưng Đức Chúa Trời cũng hứa với ông một mãnh đất cho dân tộc ông cho đến đời đời, thế mà Ápraham chưa làm chủ tới một mẫu đất. Ông đang sống trong lều trại và di chuyển hết chỗ nầy tới chỗ kia. Lời hứa nầy về đất đai chưa thành hiện thực. Trong Sáng thế ký 23, chúng ta sẽ khám phá cách thức Ápraham đã đáp ứng khi dường như Đức Chúa Trời chưa làm thành các lời hứa của Ngài. Đây là một chương rất bất thường, một chương đã làm bối rối các học viên Kinh Thánh trong nhiều thế kỷ. Ở cái nhìn đầu tiên, sức đẩy chính của tiểu đoạn nầy chưa được thấy rõ ràng. Hai câu đầu tiên ghi lại sự chết của Sara và 18 câu kế phải lo liệu với việc mua mãnh đất để chôn cất Sara ở đó [Chúng ta sẽ không bị sốc khi thấy cái chết của Sara được ghi lại như một phần trong ký thuật về Ápraham; tuy nhiên, trong 20 câu của chương nầy, ít nhất là hai câu trong số đó đề cập tới phản ứng về tình cảm của Ápraham trước cái chết của vợ mình. Không một ai theo chủ nghĩa lãng mạn có thể dung chịu được điều nầy!]. Cho nên, nhiều vị Mục sư giảng các bài về đề tài Cơ đốc nhân đối phó như thế nào với cái chết của người thân hoặc lấn cấn trong những phương thức làm ăn. Tôi không nghĩ các đề tài nầy một là sứ điệp chính của chương nầy. Thay vì thế, chúng ta phải tìm kiếm phần quan trọng nhất của sự dạy dỗ từ chi tiết quan trọng nhất của phân đoạn Kinh Thánh; trong trường hợp nầy, việc mua miếng đất trong đó chôn cất Sara [Cũng xem Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 317]. Tiêu điểm của câu chuyện nầy, ấy là Sara đã được chôn cất “trong xứ Canaan” (23.2, 19), và Ápraham đã tiến hành và trả giá để làm cho điều nầy ra chắc chắn. Điều nầy chứng tỏ thể nào các hành động của Ápraham phản ảnh một đức tin dành cho tương lai.
Ở 23.1-2, Môise viết: “Sa-ra hưởng thọ được một trăm hai mươi bảy tuổi [Sara mất ở Hếprôn, trung tâm của đất hứa. Kiriát Araba là tên gốc, đặt theo Araba, nhân vật quan trọng nhất của dân Anakim, một nhóm chiến binh đáng sợ (Giôsuê 14.15)]. Ấy là bao nhiêu năm của đời Sa-ra. Sa-ra qua đời tại Ki-ri-át-A-ra-ba, tức là Hếp-rôn, thuộc về xứ Ca-na-an. Áp-ra-ham đến chịu tang cho Sa-ra và than khóc người” [Dân Israel thời xưa đã đặt tầm quan trọng rất lớn vào địa điểm riêng của họ hay thổ mộ của các thành viên trong gia đình họ. Thật là một ước ao bình thường và rất long trọng khi được chôn cất trong đất thổ mộ của một người, ở đó có gốc rễ của gia đình họ. Sáng thế ký 22.20-24 nhắc cho chúng ta nhớ rằng gốc rễ gia đình của Ápraham và Sara là ở tại xứ Urơ (đối chiếu 11.31). Mặc dù tầm quan trọng của thổ mộ nầy, gốc rễ gia đình, và địa vị hiện tại của Ápraham, ông khẳng định việc chôn cất Sara tại xứ Canaan, dầu làm thế là phải trả giá rất đắt. Tại sao vậy? Vì Ápraham không nhìn lại đàng sau nơi xuất thân của mình, ông cũng không nhìn vào hoàn cảnh mình trong hiện tại — sống trong lều trại vì ông chưa làm chủ mẫu đất nào trong Đất Hứa. Ápraham đang nhìn tới trước, với đức tin, đến với những gì Đức Chúa Trời đã hứa! Cho nên mục đích chính của Sáng thế ký 23 không phải là những gì Ápraham đã làm mà đúng hơn tại sao ông đã làm điều đó]. Khi các nhà giải kinh trải qua nhiều thế kỷ đã lưu ý, Sara là người đàn bà duy nhất trong Kinh Thánh có số tuổi đã được ghi lại [Sara cũng là người đàn bà duy nhứt mà Đức Chúa Trời đã đổi tên (Sáng thế ký 17.15)]. Và ở tuổi 127 bà không còn là một người nữ trẻ tuổi nữa. Nhưng cái chết của Sara dường như sớm quá vì tính chất trẻ trung hiển nhiên của bà. Ngay khi ở tuổi 90, bà là một người đàn bà rất lôi cuốn đủ để bắt lấy ánh mắt của Vua Abimêléc (20.1-2). Dường như Sara đã tìm thấy dòng suối thanh xuân. Bà là Bà Oil of Olay. Tính chất trẻ trung cùng vẽ đẹp của bà đã giấu giếm sự thực cái chết sẽ đến trên bà [Cần phải lưu ý là chẳng có một chỗ nào trong Kinh Thánh thuật lại cho chúng ta biết phải nhìn vào Mary như một tấm gương của một phụ nữ tin kính. Nhưng hai lần chúng ta được thuật cho biết phải nhìn vào Sara như một tấm gương như thế (Êsai 51.1-2, I Phierơ 3.3-6). Những sự thực nầy cho chúng ta thấy mặc dù Sara chắc chắn có những lỗi lầm và thất bại, bà là một phụ nữ có đức tin và sự vâng phục rất phi thường ].
Hãy chú ý Sara đã chết “trong xứ Canaan”. Ápraham đã đến chịu tang và than khóc, ý nói rằng thêm vào với việc than khóc, ông đã theo tục lệ than khóc truyền thống trong thời của ông: xé áo xống, cắt râu, rải bụi đất lên đầu, và kiêng ăn [Mặc dầu Ápraham là một nhân vật quan trọng có đức tin, điều nầy không có nghĩa là cuộc sống của ông được miễn trừ những khó khăn lớn lao. Ông vẫn gánh chịu đau khổ, mất mát, và đau đớn khi Sara qua đời. Chúng ta biết từ sách Hêbơrơ rằng Ápraham bởi đức tin đã nhìn thấu vào cõi đời đời, nhưng điều nầy không giữ ông khỏi khóc than nơi sự chết của Sara. Thật là bình thường cho những tín đồ thổ lộ sự buồn rầu trước sự chết của một Cơ đốc nhân yêu dấu, dù họ biết và trông mong được ở với họ cho đến đời đời. Hình thức khắc kỷ (stoicism) nơi sự mất mát người thân không phải là một thái độ Cơ đốc]. Hết thảy sự than khóc nầy đã được thực hiện khi thi thể còn đó. Người Do thái có một quá trình rất tỉ mỉ và sâu sắc mà họ trải qua khi có người qua đời. Sáng thế ký 50 cho chúng ta biết về Giacốp, cháu nội của Ápraham. Khi ông qua đời, đã có một thời gian 40 ngày gia đình ông đã có mặt gần gũi. Khi xác ông được ướp, gia đình đã có thời gian than khóc và rồi họ đem chôn ông. Sau khi chôn ông rồi, trong 7 ngày khác họ cứ tiếp tục than khóc.
Sáng thế ký 23.2 là tường trình đầu tiên nói tới nước mắt của người chồng trong Kinh Thánh. Thật là thích hợp khi người chồng than khóc trước cái chết của người vợ trung thành của mình trong 60 năm. Cũng rất là đáng nhớ vì đây là lần duy nhứt Kinh Thánh cho chúng ta biết Ápraham đã khóc. Ông đã nếm trải nhiều thất vọng cay đắng, đau đầu trong cuộc đời của mình. Ông đã thất vọng khi Lót lìa khỏi ông (13.5-12). Ông tan vỡ cả lòng khi ông đuổi Íchmaên đi (21.9-14). Ông bị tàn phá khi ông phải dâng Y-sác làm của lễ (22.1-10). Nhưng lần duy nhứt Kinh Thánh tỏ ra ông đã khóc khi Sara qua đời. Điều nầy chỉ ra sự đớn đau sâu sắc và tình yêu mà ông dành cho người phụ nữ nầy [S. Lewis Johnson, Jr., “Sara’s Death and The Power of the Resurrection”. Genesis 23.1-20 http.//www.believers-chapel.org/bulletins/Genesis/38_Genesis_23_1-20.pdf, 5]. Tôi cũng muốn nói thêm là khi bằng lòng đặt Y-sác vào chỗ chết đã giúp cho Ápraham chấp nhận sự ra đi của Sara, vợ mình. Đức Chúa Trời đã sử dụng việc dâng Y-sác làm của lễ để sửa soạn cho Ápraham về sự chết của vợ ông.
Sự chết của một người thân luôn luôn là thời điểm để suy gẫm về cõi đời đời. Truyền đạo 7.2 chép: “Đi đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc; vì tại đó thấy sự cuối cùng của mọi người; và người sống để vào lòng”. Trong ánh sáng của tình huống nầy, hai trong số những thắc mắc quan trọng và có lợi nhất tôi nghĩ chúng ta sẽ đưa ra cho bản thân mình là: (1) Bạn muốn được ghi nhớ ở tang lễ của bạn như thế nào? (2) Bạn cần phải đi những bước nào khi điều đó xảy ra?
Tôi tin những câu nầy nhắc cho dân sự của Đức Chúa Trời nhớ rằng, khi chúng ta trải qua cuộc đời nầy đang trông đợi sự ứng nghiệm các lời hứa của Đức Chúa Trời trong tương lai, chúng ta sẽ trải qua những khó khăn. Kinh Thánh cho chúng ta biết trong Công vụ Các Sứ đồ 14.22, ở đây chép: “phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời”. Chúng ta sẽ gánh chịu nhiều khó khăn, nhưng chúng ta có thể chịu đựng chúng trong đức tin giống như Ápraham đã chịu vậy. Không những Ápraham khóc than, mà ông còn phản chiếu các lời hứa của Đức Chúa Trời về tương lai và đây là những gì đã tác động ông thực hiện nổ lực mua lấy mộ địa trong xứ Canaan. Chúng ta cần phải làm theo y như thế khi chúng ta gặp gỡ những khó khăn — chúng ta cần phải có đức tin nhìn về tương lai. Chúng ta cần phải giữ đức tin và tiêu điểm của mình về cõi đời đời vì các lời hứa của Đức Chúa Trời cùng chúng ta chủ yếu là những thực tại còn trong tương lai.
Ápraham đã công nhận và đã tin rằng các lời hứa của Đức Chúa Trời vẫn còn ở trong thì tương lai [Waltke bình luận: “Mặc dù câu chuyện tỏ ra hoàn toàn là phàm tục, chẳng có nói gì tới Đức Chúa Trời hết, tuy nhiên ở đây phần thần học lại rất cao. Sự vắng mặt của Đức Chúa Trời trong cuộc sống dường như là sự thiếu vắng Đức Chúa Trời lúc qua đời” Waltke, Genesis, 322]. Cái chết của Sara sẽ là một sự nhắc nhớ cho ông về thể nào ông thực sự nhận lãnh rất ít ỏi về các lời hứa của Đức Chúa Trời ngay thời điểm nầy. Ông cũng đã được nhắc nhớ rằng cái chết của ông cũng không còn xa lắm đâu. Đây có thể là giây phút thử thách cho đức tin của Ápraham. Tuy nhiên, câu chuyện nầy cho thấy rằng ông cứ tiếp tục tin tưởng cách trung tín về tương lai và hành động thích ứng, dầu có nhiều khó khăn. Ông đã trông mong Đức Chúa Trời làm phu phỉ từng lời hứa của Ngài. Theo cách nầy, Ápraham phục vụ như một tấm gương cho các Cơ đốc nhân ngày nay, là những kẻ cũng được ban cho “lời hứa rất quí rất lớn” mà chúng ta phải chờ đợi để được hưởng lấy (II Phierơ 1.4). Nói cách khác, phần lớn những việc lớn lao mà Đức Chúa Trời đã hứa với dân sự Ngài vẫn chưa nhận lãnh được trong đời nầy. Điều nầy là thực cho Ápraham và phần lớn các thánh đồ của Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 11.9-10, 13-16, 39) [Hết thảy những tham khảo nầy từ Hêbơrơ 11 về bản chất của đức tin nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn dành cho dân sự của Đức Chúa Trời là nhìn tới trước trong đức tin để thấy sự ứng nghiệm chính trong các lời hứa của Đức Chúa Trời. Họ cần phải nhìn qua phía bên kia mồ mả. Họ cần phải có đức tin nhìn về tương lai. Đây đúng là bản chất của đức tin: “là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy” (Hêbơrơ 11.1)]. Chúng ta phải có đức tin nhìn về tương lai; chúng ta phải có lòng tin cậy đặt nơi Đức Chúa Trời trổi hơn đời nầy để thấy được sự ứng nghiệm các lời hứa của Ngài. Chúng ta cần phải nhớ tới tấm gương của Ápraham và giữ đức tin của mình bằng cách nhớ rằng các lời hứa của Đức Chúa Trời chủ yếu là những thực tại còn trong tương lai.
Ở 23.3-6, Môise viết: “Đoạn, Áp-ra-ham đứng dậy trước người chết mình và nói cùng dân họ Hếch [Một số bản dịch Anh ngữ (thí dụ như, ESV, NIV, NRSV) dịch từ ngữ Hy bá lai “Hếch” là “Hê-tít” ở đây (cũng trong Sáng thế ký 23.5, 7, 10, 16, 18, 20), nhưng điều nầy gây ấn tượng là dân nầy là người Hêtít cổ xứ Anatolia. Tuy nhiên, chẵng có một sự liên quan nào giữa các con trai nầy của Hếch, rõ ràng là một sắc dân Canaan. Xem NET. undefined undefined undefined undefinedhttp.//www.bible.org/default.asp?scid=3] rằng: Ta là một khách kiều ngụ trong vòng các ngươi; xin hãy cho một nơi mộ địa trong xứ các ngươi, để chôn người thác của ta. Dân họ Hếch đáp rằng: Lạy Chúa, xin hãy nghe chúng tôi: giữa chúng tôi, chúa tức là một quân trưởng của Đức Chúa Trời; hãy chôn người chết của chúa nơi mộ địa nào tốt hơn hết của chúng tôi. Trong bọn chúng tôi chẳng có ai tiếc mộ địa mình, đặng chôn người chết của chúa đâu”. Lời nói đầu tiên của Ápraham là: “Ta là một khách kiều ngụ trong vòng các ngươi” (đối chiếu Lê vi ký 25.23; I Sử ký 29.14-15; Thi thiên 39.12). Ápraham đã nhìn nhận rằng Canaan không phải là quê hương của ông! Ông đang sống vì quê hương tương lai của mình ở bên kia mồ mả (Hêbơrơ 11.13-16)! Bạn có sống giống như thể quê hương của bạn là ở đây Thurston County không? Có phải bạn đã gây dựng cuộc sống mình ở đây và bây giờ bạn không còn sống vì cõi đời đời nữa chăng? Sống cho hôm nay thì thật là dễ quá, nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải sống cho ngày mai. Vì lẽ đó, luôn luôn là thích ứng khi tự nhắc nhớ cho bản thân mình rằng mục tiêu của chúng ta ở đây không phải là xây dựng một điền trang có tầm cỡ, mà sống đời sống của mình như một khách lữ hành đang trên đường đến với quê hương thật của mình — thành Jerusalem ở trên trời kìa [Johnson, “Sara’s Death and The Power of the Resurrection,” 2]. Cuộc sống đang ùa đến với một tốc độ rất là nhanh. Vì lẽ đó, thật là quan trọng khi chúng ta sống cho thế giới hầu đến.
Trước khi chúng ta tiếp tục, làm ơn lưu ý rằng các con trai của Hếch gọi Ápraham là: “giữa chúng tôi, chúa tức là một quân trưởng của Đức Chúa Trời”. Rõ ràng, ảnh hưởng của Ápraham có điều rất đáng kể đấy (đối chiếu 21.22-23). Còn bạn thì sao? Khi Đức Chúa Trời làm một việc gì đó siêu nhiên trong đời sống của bạn, người ta sẽ nhổm dậy mà để ý. Tôi tin chắc rằng một trong những lý do chúng ta tạo ra một ấn tượng nhỏ trong thế giới hiện tại của chúng ta, ấy là Đức Chúa Trời chưa làm điều gì trong đời sống của chúng ta; chúng ta đang ở trên cái máy lái thuộc linh tự động. Nếu Đức Chúa Trời thực sự tác động cách siêu nhiên trong đời sống của chúng ta, biến đổi chúng ta ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ (Rôma 8.29), rõ ràng đối với những người sống quanh chúng ta, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để chia sẻ sự sống và kinh nghiệm của chúng ta với họ. Có một câu nói xưa cho rằng người ta sẽ lái xe đi từ khắp mọi nơi đến để xem một ngọn lửa đang cháy. Cũng thực sự như thế với các Hội Thánh và đời sống cá nhân của chúng ta. Nếu chúng ta để cho Đức Chúa Trời hành động trong đời sống của chúng ta, người ta sẽ lái xe từ khắp mọi nơi đến để nhìn xem chúng ta đang nóng cháy để thấy được Đức Chúa Trời [Ed Dobson, Abraham. The Lord Will Provide (Grand Rapids. Fleming H. Revell, 1993), 157].
Ở 23.7-11, chúng ta đọc mấy câu nầy: “Áp-ra-ham bèn đứng dậy [Cuộc mặc cả đã được thực hiện. Khi Ápraham đứng dậy, tư thế nầy chỉ ra một việc rất quan trọng. Ápraham đang có một ngôi mộ đặc biệt trong lý trí ông], sấp mình xuống trước mặt các dân của xứ, tức dân họ Hếch, mà nói rằng: Nếu các ngươi bằng lòng cho chôn người chết ta, thì hãy nghe lời, và cầu xin Ép-rôn, con của Xô-ha giùm ta, đặng người nhượng cho ta hang đá Mặc-bê-la, ở về tận đầu đồng người, để lại cho đúng giá, hầu cho ta được trong vòng các ngươi một nơi mộ địa. Vả, Ép-rôn, người Hê-tít, đang ngồi trong bọn dân họ Hếch, đáp lại cùng Áp-ra-ham trước mặt dân họ Hếch vẫn nghe và trước mặt mọi người đến nơi cửa thành, mà rằng: Không, thưa chúa, hãy nghe lời tôi: Hiện trước mặt dân tôi, tôi xin dâng cho chúa cánh đồng, và cũng dâng luôn cái hang đá ở trong đó nữa; hãy chôn người chết của chúa đi”. Ápraham, trong đức tin, ao ước muốn “ghim cứng đòi hỏi của mình” trong Đất Hứa bằng cách mua một hang động thường được sử dụng để làm mộ địa. Các con trai họ Hếch hiện đang làm chủ khu vực nầy trong xứ Canaan, vì vậy Ápraham tiến hành việc hỏi thăm họ. Một lần nữa, đây là một sự nhắc nhớ Ápraham đã nhận rất ít trong số các lời hứa của Đức Chúa Trời vào thời điểm nầy. Ông chưa sở hữu thậm chí miếng đất nhỏ đủ để chôn vợ của mình, thay vì thế ông đã mua nó từ một dân bị Đức Chúa Trời rủa sả (xem 9.24; 10.15). Cũng thực như thế cho hôm nay, dường như là những kẻ không tin Chúa đang sống khoẻ khoắn hơn những người tin Chúa, nhưng dân sự của Đức Chúa Trời đã không ngã lòng về hoàn cảnh hiện tại của họ vì các lời hứa của Đức Chúa Trời cho chúng ta chủ yếu là những thực tại còn trong tương lai.
Ở 23.6, các con trai họ Hếch muốn cho Ápraham “mượn” bất cứ ngôi mộ nào mà ông muốn, nhưng Ápraham cho rằng ông muốn mua một ngôi mộ với “đúng giá” và vì lẽ đó “làm chủ” miếng đất (23.7-9). Điều nầy rất quan trọng đây. Ápraham đã dành dụm được một số tiền bằng cách mượn một thổ mộ. Tại sao ông cứ khăng khăng đòi mua một ngôi mộ chứ? Vì khi chúng ta mượn một thứ gì đó, nó nhất thời là của chúng ta và phải đem trả lại, nhưng khi chúng ta làm chủ một món gì thì nó là một của cải thường trực. Ápraham muốn tỏ ra rằng xứ Canaan sẽ trở thành quê hương của ông và không những là một nơi để dừng chân. Đây là một hành động của đức tin với sự ứng nghiệm trong tương lai của các lời hứa Đức Chúa Trời. Kế hoạch của Ápraham đã chứng tỏ đức tin của ông! Chúng ta cũng phải sống với cùng sự chắc chắn của các lời hứa Đức Chúa Trời sẽ đạt được dầu chúng dường như bất khả thi và xa xôi trong hiện tại. Chúng ta cần phải có đức tin cho tương lai vì các lời hứa của Đức Chúa Trời cho chúng ta chủ yếu là những thực tại còn trong tương lai.
Cơ đốc nhân thường quan niệm: làm một Cơ đốc nhân là một chính sách bảo đảm cứu chúng ta ra khỏi địa ngục và chắc chắn rằng chúng ta có một đời sống phước hạnh ở đây trên hành tinh quả đất, nhưng đấy chưa phải là quan niệm chính xác về ơn cứu rỗi. Chúng ta không hành động giống như thể ơn phước của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta hoàn toàn là cho đời sống chúng ta trong đời nầy. Phierơ nói: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường” (I Phierơ 4.12). Chúa Jêsus phán: “Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian” (Giăng 16.33). Chúng ta không nên trông mong một cuộc sống dễ dàng. Nhận định của chúng ta cần phải đặt vào sự vinh hiển ở bên kia mồ mả [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 12-23 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 126].
Ép-rôn đề nghị dâng cho Ápraham cánh đồng (23.10-11). Thực vậy, ông ta đưa ra câu nói có ba lần “tôi xin dâng” (23.11) [theo bản Anh ngữ]. Ápraham có cảm giác thoải mái. Tôi sẽ liếm môi khoái chí với viễn cảnh nầy. Rốt lại, ngay cả người giàu có cũng tán thưởng một “bữa ăn trưa miễn phí”. Nhưng chúng ta sẽ thấy Ápraham chắc chắn biết một việc mà chúng ta, những độc giả, không biết.
Ở 23.12-13, câu chuyện của chúng ta tiếp tục: “Áp-ra-ham sấp mình xuống trước mặt dân của xứ, và nói lại cùng Ép-rôn hiện trước mặt dân của xứ đang nghe, mà rằng: Xin hãy nghe, ta trả giá tiền cái đồng, hãy nhận lấy đi, thì ta mới chôn người chết ta”. Ápraham để khẩu súng của mình xuống. Ông đang nhắm vào việc mua mãnh đất nầy. Tại sao điều nầy rất quan trọng đối với Ápraham vậy? Câu trả lời sẽ rõ ràng trong một phút thôi.
Ở 23.14-15, Ép-rôn trả lời cho Ápraham, ông ta nói: “Ép-rôn đáp rằng: Thưa Chúa, hãy nghe lời tôi: một miếng đất giá đáng bốn trăm siếc-lơ bạc, mà tôi cùng chúa, thì có giá chi đâu? Xin hãy chôn người chết của chúa đi”. Nếu Ápraham đã được trả lời cách mau chóng như vậy, ông có thể trả lời Ép-rôn: “tôi cùng chúa có nghĩa gì?” với “Hỡi Ép-rôn! Số phần sao? Ông làm tôi cháy túi sao!” [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 310]. Giờ đây chúng ta có thể thấy “món quà” của Ép-rôn không thực sự là món quà đúng nghĩa mà chẳng có giá gì!?! Ông ta đang nói theo kiểu nhiều nhà truyền đạo trên vô tuyến truyền hình đã nói: “Hãy trao cho tôi 100USD, và tôi sẽ trao cho bạn quyển sách miễn phí nầy”. Nhà truyền đạo không thực sự ban cho bạn một thứ gì cả. Giống như nhà truyền đạo, Ép-rôn nói: “Tôi sẽ dâng cho ông miếng đất nầy”. Nhưng ông ta đã có một giá ở trong đầu rồi [Dobson, Abraham. The Lord Will Provide, 160]. Dầu Ép-rôn đề nghị dâng cho Ápraham miếng đất miễn phí, ông ta đặt một giá trị trên “tặng phẩm” đã được hiến cho. Điều nầy đạt được hai việc: (1) Đạt được một giá theo ông ta đặt ra, (2) gần như rất khó cho Ápraham mặc cả về giá trị, vì ông không phải là kẻ bần tiện. Rốt lại, nếu Ép-rôn rời rộng khi đề nghị dâng miếng đất cho Ápraham, làm sao Ápraham lại nhỏ mọn đi mặc cả về giá trị chứ? Ép-rôn đang tống tiền Ápraham. Mọi sự Ápraham muốn là cái hang động nhưng Ép-rôn đã thêm vào cánh đồng. Thêm tài sản, thì thêm tiền bạc! Ápraham vốn biết rõ như vậy nhưng ông không thể làm chi khác được. Ông đã chân thành với đề nghị trả “đúng giá” (sát nghĩa, “đúng số bạc”) cho mộ địa, nhưng Ép-rôn đã có thêm chút đỉnh ở trong trí [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 310].
Thay vì thế: “Áp-ra-ham nghe theo lời Ép-rôn, trước mặt dân họ Hếch cân bốn trăm siếc-lơ bạc cho người, là bạc thông dụng nơi các tay buôn bán. Vậy, cái đồng của Ép-rôn, tại Mặc-bê-la, nằm ngang [“Nằm ngang” có nghĩa là nó đối diện với Mam rê. Từ nầy cũng là từ được sử dụng cho việc chôn cất Sara ngoài đất ở của ông ta, nằm trong đất Mam rê] Mam-rê, nghĩa là cái đồng ruộng hang đá, các cây cối ở trong và chung quanh theo giới hạn đồng, [Hang Mặc bê la nầy khoa khảo cổ đã xác nhận rõ ràng. Ápraham đã chôn ở đó. Sara đã được chôn ở đó, và con cái của họ đã được chôn ở đó. Có một nhà thờ Hồi giáo ở tại đó ngày nay và bạn có thể đến tham quan bối cảnh. Việc mua mãnh đất nầy tiêu biểu cho năng lực trông cậy nơi Ápraham] đều trước mặt có các dân họ Hếch cùng mọi người đến cửa thành, nhận chắc cho Áp-ra-ham làm sản nghiệp” (23.16-18). Chắc chắn Ép-rôn không rời rộng đối với một người đang buồn khổ. Thực vậy, giá cả và hạn định của món hàng cho thấy rằng Ép-rôn rất tham lam và bất công. Người Ngoại nầy chỉ biết nhắm vào Ápraham chẳng gì khác hơn là tiền bạc, nhưng Ápraham lại xem mãnh đất là vô giá vì đối với ông nó có giá trị cao về mặt thuộc linh. Giờ đây ông đã có một phần trong cả đất hứa cho ông. Trước tiên, Ép-rôn khăng khăng cái hang và cánh đồng ông ta bán cho Ápraham. Ápraham chỉ cần cái hang ở cuối cánh đồng (23.9) còn Ép-rôn chỉ bất chính đối với Ápraham thôi. Thứ hai, giá cả Ép-rôn đòi cho cánh đồng là giá cắt cổ. Nhiều thế kỷ về sau Giêrêmi mua một cánh đồng chỉ có 17 siếc lơ bạc (Giêrêmi 32.9). David đã trả chỉ 1/8 con số đó — 50 siếc lơ bạc — để mua bối cảnh đền thờ từ A-rau-na (II Samuên 24.24) [Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 135]. Tuy nhiên, Ápraham đã mua cánh đồng theo giá cả và sự bất công cực kỳ.
Ép-rôn đã lường trước Ápraham sẽ cúi đầu một lần nữa rồi đưa ra mặc cả, nhưng Ápraham đã chấp nhận giá cả của Ép-rôn…và ông ta đã nhận đúng những gì ông ta muốn. Trước tiên, công việc mua bán được thực hiện tại cổng thành trước sự chứng kiến của nhiều người. Thứ hai, bản hợp đồng đã được đọc cho dân họ Hếch nghe, họ chứng kiến khi tiền bạc được giao nhận đầy đủ. Thứ ba, giá cả tuy rất cao, vì vậy chẳng một ai trong thành ấy tranh chấp quyền làm chủ của Ápraham [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 310]. Thật là quan trọng cho Ápraham có chủ quyền không ai tranh chấp và ông đã bằng lòng trả giá cao để mua miếng đất đó [Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 111]. Nếu bạn từng mua một ngôi nhà, ắt bạn hiểu rõ vấn đề nầy. Nếu bạn muốn ngôi nhà xấu đủ bạn sẽ trả giá cao để biết chắc sự trả giá của bạn được chấp nhận. Đây là mãnh đất đầu tiên Ápraham đã làm chủ trong Đất Hứa. Đức Chúa Trời đã hứa tất cả vùng đất ấy với ông (12.7; 13.13) hơn 77 năm qua; giờ đây, ông đang mua một miếng thổ mộ nhỏ. Đúng là đức tin! Ápraham đã tin các lời hứa của Đức Chúa Trời cho chúng ta chủ yếu là những thực tại còn trong tương lai.
Rõ ràng, phần đoạn Kinh Thánh nầy không nói cho Cơ đốc nhân biết phải mua bán như thế nào đâu!?! Tại sao Ápraham lại thực hiện một cuộc mua bán tồi như thế chứ? Vì một lý do và chỉ một lý do duy nhứt mà thôi, vì ông có đức tin nhìn về tương lai. Ông tin chắc dòng dõi của ông sẽ làm chủ hết mãnh đất ấy một ngày kia, vì vậy ông bằng lòng đầu tư vào phần đất nầy, bởi đức tin. Ông đã quyết định trả bất kỳ giá nào để Sara được chôn cất trong xứ Canaan, vì ông thực sự tin theo các lời hứa của Đức Chúa Trời. Cách thức chúng ta sử dụng tiền bạc nhất định là một biểu thị cho sức khoẻ đức tin của chúng ta!
Câu chuyện của chúng ta kết thúc ở 23.19-20, với những lời lẽ nầy: “Sau các việc đó, Áp-ra-ham chôn Sa-ra, vợ mình, trong hang đá của đồng Mặc-bê-la, nằm ngang Nam-rê tại Hếp-rôn, thuộc về xứ Ca-na-an. Đồng và hang đá đều có các người họ Hếch nhận chắc, để lại cho Áp-ra-ham dùng làm mộ địa”. Một lần nữa chúng ta được nhắc nhớ rằng Sara đã được chôn cất trong xứ Canaan, trong một cánh đồng và hang đá mà Ápraham đã mua và đã có chứng từ hẳn hoi [Đây là mộ địa đầu tiên được nhắc tới trong Kinh Thánh. Thật là thích ứng làm sao khi mộ địa ấy được dành cho Sara]. Sau đó, Ápraham đã được chôn ở đây (25.8-9), Y-sác, Giacốp, Rêbeca, và Lêa cũng vậy (49.30-33, 50.13). Chính sự kiện Ápraham chôn cất Sara trong xứ Canaan là minh chứng cho đức tin không đời đổi của ông. Với sự nhận biết dòng dõi của ông sẽ chịu khổ trong 400 năm nô lệ cay đắng trong một đất ngoại bang (15.13), ông đã nhìn qua phía bên kia để nhìn thấy sự ứng nghiệm trọn vẹn mọi lời hứa của Đức Chúa Trời. Hãy chú ý, Ápraham đã chôn cất Sara đối ngang “Mam-rê” (đối chiếu 23.17). Mam-rê là nơi Ápraham đã dựng một bàn thờ và thờ lạy Đức Chúa Trời (13.18). Chính ở đó Đức Giêhôva đã hiện ra cùng ông và lặp lại lời hứa về một con trai (18.1).
Câu 20, câu kết thúc của truyện tích nầy chép như sau: “Đồng và hang đá đều có các người họ Hếch nhận chắc, để lại cho Áp-ra-ham dùng làm mộ địa”. Điều nầy dường như kỳ lạ khi xuất hiện sau 23.19, giống như chú thích hợp lý để mà kết luận. Sự đặt để câu nầy ở đây chỉ ra rằng yếu tố chính trong chương nầy không phải là cái chết của Sara, mà là việc Ápraham giành được mãnh đất từ người ngoại. Cho nên, đây là một dấu hiệu cho nhiều việc sẽ đến sau [Hamilton, The Book of Genesis. Chapters 18-50, 136].
Cả hai hai hành động nầy, việc chôn cất Sara và việc Ápraham mua bán hợp pháp mãnh đất, nhắc cho chúng ta nhớ rằng Ápraham có đức tin nhìn về tương lai. Ông không nhìn vào hoàn cảnh hiện tại của mình mà nhìn vào tương lai mà Đức Chúa Trời đã hứa cho. Là tín đồ, chúng ta cũng nên nhìn về đáng trước với đức tin chớ không nhìn về đàng sau hay nhìn vào hoàn cảnh trong hiện tại [Mục sư Larry Sarver đã giúp đỡ rất nhiều cho tôi khi viết sứ điệp nầy. Xem “Faith for the Future”, Genesis 23.1-20. undefined undefined undefined undefinedhttp.//www.sermoncentral.com/sermon.asp?SermonID=46128&ContributorID=6030]. Ápraham có thể mua điều chi từ lâu trước khi mua mãnh đất nầy; ông là một người giàu có. Thay vì thế, ông đã sống trong lều trại, nhường mọi sự cho lời hứa. Hành động của ông ở đây không phải là đưa ra kế hoạch, mà thay vì thế đưa ra một hành động hiển nhiên, bày tỏ đức tin cho thấy Đức Chúa Trời đang hiện diện, dự phần. Bài học dành cho dân sự của Đức Chúa Trời là: Người nào tin hãy đầu tư vào những lời hứa của Đức Chúa Trời.
Như vậy, cần phải có một cái chết để Ápraham bắt đầu chiếm hữu các lời hứa của Đức Chúa Trời. Chúng ta chiếm lấy sự giàu có của Đức Chúa Trời qua cái chết của chúng ta với Đức Chúa Jêsus Christ (Êphêsô 2.3-7). Chúng ta phải sống hàng ngày với một nhận thức về sự chết (Galati 6.14; Luca 9.23). Chúng ta đầu tư vào lời hứa mỗi lần chúng ta dự Tiệc Thánh với sự hiểu biết và sự chơn thật [Một vài ứng dụng nầy đã đến từ John Henry Beukema, “Promised Land Living” (Gensis 23.1-20). http.//www.preachingtoday.com].
Có lẽ bạn còn độc thân và đang tìm kiếm một người chồng hay một người vợ đúng đắn. Vào những ngày phước hạnh, bạn tin Đức Chúa Trời đã đặt ước muốn nầy vào tấm lòng của bạn và có người đúng đắn cho bạn. Hãy thể hiện đức tin của mình bằng cách sắm một nhẫn kim cương như một biểu hiện thấy được bằng mắt thường, hiển nhiên khi bạn tin.
Phaolô viết cho Philêmôn: “Hãy liệu sắm nhà trọ cho tôi” hay một “phòng nghỉ” (Philêmôn 22). Ông đang ở trong tù, song hy vọng của ông, ấy là lời cầu nguyện sẽ được nhậm và ông sẽ được thả ra. Việc sửa soạn phòng là một sự đầu tư vào lời hứa.
Có thể bạn đang tìm một việc làm. Khi bạn tìm kiếm và chờ đợi, hãy đầu tư vào lời hứa. Hãy nắm lấy một hành động nào đó tỏ ra bạn đang tin Đức Chúa Trời sẽ cung ứng cho việc làm đó. Hãy mua một cặp da mới hay tờ lịch hoặc món gì đó tiêu biểu cho một mãng lời hứa.
Ai nầy đều tin người thân, thân thể họ bạn đặt vào lòng đất là một mãng lời hứa. Mỗi người là hột giống của sự sống lại, chứng tỏ rằng vì Chúa Jêsus sống, họ cũng sống. Qua hai hàng nước mắt buồn rầu và mất mát hãy lấy làm yên ủi vì vắng theo phần xác là ở trong sự hiện diện với Chúa. Có thể kẻ chết là: — con gái, con trai, hay chị em. Có lẽ là đứa con của bạn chưa ra đời. Trong nỗi đau khổ và đau đầu của sự mất mát ấy, hãy nắm lấy một mãng lời hứa khi bạn tin Đấng Tạo Hoá của muôn vật biết rõ Ngài đang làm gì và ngày hầu đến khi Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt của mọi mặt chúng ta. Bạn đang mua một mãng nhỏ của lời hứa hầu đến. Hãy nắm lấy một hành động làm biểu tượng để tỏ ra bạn đang tin. Hãy nắm lấy một nắm đất. Hãy giữ làm kỷ niệm.
Tôi tin Hội Thánh của chúng ta đã được định cho phải lớn lên. Tôi đang trông cậy vào lời hứa nầy dù sự việc ấy có xảy ra trong đời sống của tôi hay không!?! Với lời cầu nguyện của chúng ta ngày hôm qua ở thần học viện, tôi nhận ra rằng Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một câu để cầu xin cho Hội Thánh của chúng ta. Câu nầy là Công vụ Các Sứ đồ 16.31, ở đây Phaolô và Sila đã giảng đạo cho viên cai ngục thành Philíp: “Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi”. Hội Thánh của chúng ta đã mở ra một khải tượng đến với các em thiếu nhi, các thanh thiếu niên, và tráng niên với Tin Lành. Có thể Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta bước ra và tính toán ngân sách năm nay một số tiền lớn để hướng tới sự tấn tới của Hội Thánh chúng ta trong tương lai? Có thể đây là bước đức tin mà Đức Chúa Trời đang đòi hỏi chúng ta phải thể hiện không? Tôi tin như vậy đấy!
Đây là một số phương thức mà bạn và tôi có thể biểu hiện đức tin nhận biết các lời hứa của Đức Chúa Trời cho chúng ta chủ yếu là những thực tại còn trong tương lai. Chúng ta hãy đối diện với điều đó. Nếu đức tin của chúng ta là điều chẳng tạo ra một sự khác biệt nào to lớn , nếu đức tin ấy chẳng cụ thể đến nỗi chúng ta hay nhiều người khác tin theo, không có gì là lạ khi dường như nó làm nhạt nhẻo cho một số người trẻ của chúng ta. Bất cứ điều chi chúng ta không quan tâm nhiều thì chẳng có gì là hứng thú cả. Tuy nhiên, những việc chúng ta quan tâm đến, chúng ta đang đề cập tới. ...Nếu đức tin là thực, nó tìm cách thể hiện ra. Nó sẽ truyền đạt và xưng nhận. Nó sẽ có đầy tình cảm, năng lực [John F. Kavanaugh in The Word Encountered. Christianity Today, Vol. 40, no. 12].
Trong câu chuyện Ápraham, chúng ta có một nhận định trước về đời sống Cơ đốc. Nó bắt đầu với đức tin xưng nghĩa. Sự chúng ta được kêu gọi, được cứu rỗi vào cùng một thời điểm kêu gọi vào chức vụ và thừa tự. Đức tin là đặc điểm chính của đời sống Cơ đốc [Eaton, Genesis 12-23, 127].
Chúng ta bắt đầu bởi đức tin (Sáng thế ký 15.4-6).
Chúng ta sống mỗi ngày bởi đức tin (Rôma 4.18-20).
Chúng ta hoàn tất bởi đức tin (Hêbơrơ 11.11-13).
Ngày nay, liệu bạn có trở thành một người nam hay một người nữ có đức tin không? Liệu bạn sẽ sống đời sống của bạn với một phương thức bạn sẽ có mặt trong Đại Sảnh Đức Tin của Đức Chúa Trời không? Đời sống ấy bắt đầu hôm nay bằng cách bước ra và tin cậy vào các lời hứa của Đức Chúa Trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét