Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Gen 36.1-37.1: "Câu chuyện về người có nhiều lông"



"Câu chuyện về người có nhiều lông"

(Sáng thế ký 36.1-37.1)
Trong thì giờ rãnh rỗi, đâu là việc lôi cuốn nhất của bạn? Tất nhiên là nghiên cứu bảng gia phổ của bạn rồi! Trong khi đây là ý của bạn về việc sử dụng một bữa tối, có một sở thích ngày càng tăng giữa vòng nhiều người muốn lần theo gia phổ của gia đình họ, để có ý thức rõ nét hơn về chính lai lịch của mình, để khám phá xem họ thích ứng thế nào với bức tranh rộng lớn hơn trong lịch sử của nhân loại. Đối với nhiều người, nghiên cứu lại gia phổ gia đình họ là một sở thích. Đối với nhiều người khác đây là một nổi ám ảnh! Thực vậy, một số trang người ta thường hay lui tới nhất trên Internet ngày nay là những trang giúp cho người ta tìm lại với lịch sử gia đình của họ.
Giờ đây, tôi sẵn sàng với khả năng nghiên cứu bảng gia phổ của một người, đó có thể là một kinh nghiệm để có thêm kiến thức, nhưng nghiên cứu gia phổ của người khác có thể trở nên chán ngắt và không có sự sống. Tuy nhiên, Kinh Thánh có nhiều bảng gia phổ lắm. Không những các bảng gia phổ nầy đặc biệt thách thức phải dạy dỗ, thay vì thế, còn phải tinh tế khi đọc chúng vì cớ những cái tên khó đọc. Dù vậy, chúng ta sẽ nghiên cứu gia phổ của Ê-sau trong Sáng thế ký 36. Bây giờ, nếu bạn đọc Kinh Thánh, tôi đoán Sáng thế ký 36 là một chương mà bạn phải để ra nhiều thời gian suy gẫm tới. Đây là một trong những chương khiến cho bạn phải kinh ngạc, nếu bạn thành thực, tại sao nó lại nằm trong Kinh Thánh!?! Có một số tên tuổi chẳng có ý nghĩa chi hết với chúng ta và về chúng thì chúng ta biết rất ít. Họ đã sống và đã chết cách đây gần 4.000 năm, gắn bó với dòng dõi của Ê-sau. Giống như đọc quyển điện thoại niên giám theo một ngôn ngữ lạ vậy. Vì những lý do nầy, Sáng thế ký 36 là một trong những chương mà hầu hết Cơ đốc nhân đều cho qua và quí Mục sư gần như từ chối không muốn giảng đến. Nhưng sự thực cho thấy rằng Đức Chúa Trời đã xem bảng gia phổ của Ê-sau là quan trọng đủ để đưa vào trong kinh điển của Kinh Thánh (II Timôthê 3.16-17). Thắc mắc là: “Tại sao?” Tôi muốn đưa ra ít nhất là bốn lý do:
Để ghi lại sự ứng nghiệm các lời hứa của Đức Chúa Trời cho Ê-sau. Mặc dù sự thực cho thấy rằng Ê-sau đã đánh mất quyền con trưởng và ơn phước của mình, Đức Chúa Trời đã quyết rằng ông phải có lai lịch, dân tộc và tiểu sử gia đình riêng của mình (17.5-7). Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời thành tín đáng tin trong việc giữ mọi lời hứa của Ngài.
Để bảo hộ dòng dõi của Ê-sau. Quí độc giả đầu tiên của chương nầy là dân Israel, họ sắp sửa băng qua sông Giô-đanh để chiếm lấy xứ Canaan và để tiêu diệt dân Canaan (Phục truyền luật lệ ký 1.8; 20.16-18). Tuy nhiên, đã có một số người không muốn bị tấn công hay bị tiêu diệt. Giữa vòng họ là những kẻ Đức Chúa Trời bảo hộ là một dân được gọi là Ê-đôm, dòng dõi của Ê-sau (Phục truyền luật lệ ký 2.2-5). Và vì thế, để ngăn ngừa mạng lịnh nầy không bị vi phạm, thật là quan trọng cho dân Israel trong thời của Môi-se phải biết rõ dân Ê-đôm đã và đang có một tài liệu thành văn rất cẩn thận nói tới các dòng dõi của Ê-sau (nghĩa là, Sáng thế ký 36).
Để minh chứng rằng Đấng Mêsi sẽ đến qua một gia đình rất đặc biệt. Các bảng gia phổ trong Kinh Thánh bao gồm một số dân nầy và loại trừ một số dân khác, chỉ kết thúc với nhánh gia đình còn lại của David [Ở đầu thế kỷ thứ nhứt, chẳng có một nổ lực nào bởi bất kỳ ai từ chối lời xưng nhận cho rằng Chúa Jêsus là một dòng dõi của David. Có những bản tường trình rõ ràng đã được lưu giữ cho tới năm 70 SC và sự hủy diệt thành Jerusalem. Thậm chí với lượng ác ý của họ nghịch lại Đấng Christ cùng các môn đồ Ngài; và vì họ không thể chối được, chúng ta có thể xác nhận cách an toàn không một người Do thái nào có thể chối được hết. Vì thế nền tảng đứng vững chắc mãi cho tới ngày nay]. Đây là gia đình mà Chúa Jêsus đã ra đời trong đó. Hết thảy các bảng gia phổ phụ giúp tính đến và loại trừ những ai sẽ trở thành một phần trong phổ hệ của Ngài. Hãy chú ý: ở đầu thế kỷ thứ nhứt, chẳng một ai nổ lực để chối bỏ lời xưng nhận Chúa Jêsus là một dòng dõi của David hết. Đã có những bản tường trình rõ ràng đã được giữ cho tới năm 70 SC và sự huỷ diệt thành Jerusalem. Vì thế, nền tảng đứng vững chắc cho tới ngày nay.
Để nhắc cho chúng ta nhớ rằng từng người đều được kể đến trong ánh mắt của Đức Chúa Trời. Gia phổ của người khác có thể không làm cho bạn thích thú bao nhiêu, nhưng đối với sắc dân và những gia đình mà nó tiêu biểu cho, thì nó quả là quí giá lắm. Từng cái tên trong số nầy tiêu biểu cho đời sống của một người nam hay một người nữ — những cá nhân được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, họ có hy vọng, ước mơ, và nhiều khát vọng giống như bạn và tôi [Ba trong số các mục đích nầy (1, 2, và 4) đã được duyệt lại từ Bob Hallman, tác giả quyển Cây gia đình của Êsau [Ê-sau’s Family Tree] (Sáng thế ký 36.1-43).
http.//www3.calvarychapel.com/kauai/teachings/Genesis _pdf/gen_36_notes.pdf].
Khi chúng ta nghiên cứu bảng gia phổ nầy, tôi hy vọng rằng bạn sẽ bị thách thức phải dừng lại và suy nghĩ về ý nghĩa đích thực của cuộc sống và sự thành công. Vì nếu chúng ta thành công theo các tiêu chuẩn của đời nầy, nhưng lại thất bại với Đức Chúa Trời, chúng ta thất bại ở chỗ thực sự là vấn đề. Ê-sau và dòng dõi của ông đã thành công trong đời nầy nhưng lại thất bại khủng khiếp trong ánh sáng của cõi đời đời. Sáng thế ký 36 tỏ ra bốn nguyên tắc mà chúng ta có thể tiếp thu:
1. Một gia đình đẹp đẽ và thành công bởi các tiêu chuẩn của thế gian không bằng một gia đình được Đức Chúa Trời chúc phước cho (36.1-6, 9-14) [Trong bài giảng nầy, tôi có khuynh hướng nghiêng về các nguyên tắc và sự thông sáng của Steven J. Cole, tác giả quyển Một người thành công đã thất bại với Đức Chúa Trời [A Successful Man who Failed with God] (Sáng thế ký 36.1-43).
http.//www.fcfonline.org/site/content/1/sermons/051197m.pdf]. Câu 1 bắt đầu với: “Đây là dòng dõi của Ê-sau, tức là Ê-đôm vậy”. Danh Ê-sau có nghĩa là “Đỏ”. Đây là một tham khảo và nhắc nhở đến quyết định dại dột của Ê-sau đã bán đi quyền con trưởng và ơn phước của cha mình, để đổi lấy một tô canh có màu đỏ (25.30). Ê-sau là một người đã sống cho sự thỏa lòng có thời hạn ngắn ngủi. Điều nầy dẫn tới nhiều sai lầm buộc ông phải trả giá rất đắt.
Một trong những lỗi lầm quan trọng mà Ê-sau đã phạm phải được thấy có ở 36.2-3. Môi-se cho chúng ta biết: “Ê-sau cưới các vợ trong bọn con gái xứ Ca-na-an” (36.2a). Trước tiên, chúng ta phải lưu ý rằng Ê-sau đã lấy nhiều hơn một người vợ. Thành thực mà nói, đây không là một quan niệm tốt bao giờ. Hơn nữa, chúng ta biết từ các phần nghiên cứu trước đây rồi, loại sắp đặt nầy không nằm trong ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ngay từ ban đầu, Đức Chúa Trời đã kêu gọi A-đam và Ê-va là “người nam” và “người nữ” để họ dính díu với nhau. A-đam và Ê-va là một đơn vị gia đình duy nhứt. Không có một Evone, Evette, và Eva Jane…chỉ có Ê-va mà thôi! Hỡi quí ông, dự định của Đức Chúa Trời là một người nữ cho trọn cuộc đời của một người. Bạn có thể nói: “Hãy nghe đây, tôi không phải là kẻ theo chủ nghĩa đa thê. Tôi vẫn chỉ cưới có một vợ mà thôi”. Tuy nhiên, tôi muốn hỏi: Có phải bạn đã cam kết với nàng bằng đôi mắt của bạn? Hay có phải bạn đang có hậu cung riêng của mình? Kinh Thánh kêu gọi mỗi một chúng ta phải trở thành “chồng chỉ một vợ” thôi (I Ti-mô-thê 3.2). Dù đã lập gia đình hay còn độc thân, Đức Chúa Trời kêu gọi bạn và tôi phải với tới một cấp độ thanh sạch cao hơn.
Trong bảng gia phổ nầy, Môi-se ghi lại ba trong số các người vợ của Ê-sau. Không nghi ngờ chi nữa, mấy người vợ của Ê-sau là những phụ nữ rất xinh đẹp, theo như tên của họ chỉ ra [Tên của họ tiêu biểu cho một nan đề, trong đó những cái tên được cung ứng trong các chương trước không phù hợp với những cái tên được nêu ra ở đây. Ở 26.34, ở đây nói rằng Ê-sau đã lấy Giu-đít, con gái của Bê-ê-ri người Hê-tít và Bách-mát, con gái của Ê-lôn, cũng người Hê-tít. Ở 28.9, ở đây chép rằng ông đã thêm Ma-ha-lát, con gái của Ích-ma-ên, em của Nê-ba-giốt. Còn ở 36.2-3, tên của nhiều thiếu nữ khác đã được kết với cha của từng người. Giải pháp tốt nhất cho nan đề nầy, ấy là những người vợ có lẽ mang nhiều tên khác nhau, một là khi họ dời từ xứ Canaan sang Ê-đôm, hay với những thay đổi nơi họ trải qua thời gian (một cách làm rất phổ thông; Ê-sau ai cũng biết là “Đỏ” [“Ê-đôm”] qua sự kiện tô canh màu đỏ mà ông đã bán quyền trưởng nam của mình)]. Những cái tên không được ghi ra chỉ vì chúng nghe êm tai đâu — chúng có ý nghĩa đấy:
A-đa (“mỹ miều”, “người mỹ miều”),
Ô-hô-li-ba-ma “lều cao”, nghĩa là, (“cao ráo, nghiêm trang”),
Bách-mát (“người thơm tho”)
Hãy chú ý mỗi cái tên của họ đều nhắm vào dáng vẻ bề ngoài của nét đẹp hay khoái lạc nhục dục. Ê-sau là một người ham thích các phụ nữ đẹp. Ông đã chọn những người nữ quyến rũ nhất để cưới làm vợ. Tuy nhiên, không nghi ngờ chi nữa, ông đã học biết rằng có nhiều thứ với một phụ nữ hơn là vẻ bề ngoài của nàng. Hỡi quí ông, tôi hy vọng chúng ta tiếp thu bài học ấy nhiều lần rồi. Nếu bạn còn sống độc thân, bạn nên tìm kiếm một người mà bạn bị cuốn hút với, nhưng phải “thắt lưng lại” và đừng để họ cai trị bạn. Hãy tìm kiếm một người nữ với một tâm thần dịu dàng và im lặng (I Phierơ 3.4). Hãy tìm kiếm một người nữ khêu gợi về mặt thuộc linh. Hỡi quí ông đã có gia đình rồi, điều nầy cũng áp dụng cho quí vị đấy. Đừng nhắm vào trọng lượng mà vợ bạn đã có. Đừng để cho những nếp nhăn và từng sớ thịt của nàng làm cho bạn bối rối. Nếu đây là một sự vật vã đối với bạn, tôi chỉ có một phương thuốc chữa … hãy nhìn mình trong gương xem. Tôi xin lỗi, nhưng điều nầy đang chỉ ra tôi cách thẳng thắn. Nhiều ông than phiền về bề ngoài của vợ mình khi họ nhìn thấy bản thân mình cũng chẳng kém gì hơn! Hỡi người làm chồng, hãy yêu thương và chăm sóc vợ mình.
Thảm thương nhất, Ê-sau đã cưới những người vợ của mình từ dân Canaan, thậm chí hôn nhân với người xứ Canaan lại bị cấm đoán rất nghiêm ngặt. Áp-ra-ham, là tổ phụ của Ê-sau, đã đi một con đường dài để tìm một người vợ thích đáng cho Y-sác, khiến tôi tớ ông là Ê-li-ê-xe, thề rằng ông ta không được cưới một người vợ cho Y-sác từ dân xứ Canaan (24.1-9). Nhưng Ê-sau đã khạc nhổ trên điều nầy khi, trong sự bất chấp công khai, ông đã lấy nhiều người vợ từ dân Hê-tít chuyên thờ lạy hình tượng rồi đưa họ vào lều của mình trong trại, ở đó họ là “một sự cay đắng lòng cho Y-sác và Rê-be-ca” (26.35). Về sau, vẫn còn thiếu phân biệt về mặt thuộc linh, ông đã cưới một người vợ từ dòng dõi của Ích-ma-ên (28.9). Sự lựa chọn của một người trong hôn nhân chỉ ra những giá trị và luôn luôn là yếu tố quyết định trong con đường sống của riêng mình. Ê-sau đã biến cái giường của riêng mình — thành cuộc sống [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 428]. Hỡi quí ông và quí bà, làm ơn hãy chọn người bạn đời trong tương lai của mình cách khôn ngoan. Kinh Thánh nói rõ rằng người tin Chúa cần phải cưới xin “chỉ ở trong Chúa” (I Côrinhtô 7.39).
Từ những sự hội hiệp nầy, đã có đến 5 người con trai (36.4-5). Mấy người con của Ê-sau sanh ra để trở thành những nhà lãnh đạo — có tài và mạnh sức. Tuy nhiên, chẳng có một điều gì tỏ ra rằng Ê-sau đã nuôi dạy chúng phải nhìn biết Chúa cả. Trong chương nầy, có 81 cái tên được liệt kê ra, tuy nhiên chỉ có hai cái tên có niềm tin theo Đức Chúa Trời chơn thật. “Rê-u-ên” (36.4, 10), là con trai của Ê-sau do Bách-mát, có nghĩa là “bạn của Đức Chúa Trời”; “Giê-úc” (36.5, 14), con trai của Ô-hô-li-ba-ma, có nghĩa là: “Đức Giêhôva vùa giúp cho”. Ê-sau, cháu nội của Áp-ra-ham tin kính, đứa con ưa thích của Y-sác bình an, là một người thành công, các con cháu sau người đều là hạng người thành công, theo các tiêu chuẩn của đời nầy. Song hết thảy họ đều thất bại ở nhiều vấn đề vì họ đã gạt Đức Chúa Trời ra khỏi đời sống của họ.
Việc quan trọng nhất bạn có thể truyền đạt cho con cái của mình không phải là làm thế nào để đạt được thành công theo đời nầy. Khích lệ con cái mình thành công theo những chiều hướng sai lầm là điều rất dễ. Có thể chúng lập một đội bóng đá hay làm nữ hoàng trong gia đình. Chúng có thể lập thành tích cao và nhập vào các trường đại học tốt nhứt và có những việc làm được trả lương hậu hĩ. Nhưng nếu chúng thất bại với Đức Chúa Trời, mọi thứ ấy đều chẳng là gì hết. Chúng ta cần phải làm cho con cái mình thấm nhuần thành công với Đức Chúa Trời có ý nghĩa như thế nào. Hỡi những người làm Bố và làm Mẹ, điều nầy có ý nói rằng bạn phải khích lệ con cái mình về mặt thuộc linh. Con cái của bạn có thích đi nhà thờ không? Có phải chúng gần gũi với nhóm thanh niên không? Chúng có những sự tin kính cá nhân chưa? Nếu thực thế, hãy nói cho chúng biết bạn tự hào nơi chúng là dường nào!?! Hãy dành cho chúng những cái ôm hôn về những khao khát thuộc linh! Hãy làm việc với con cái mình trong ca đoàn thiếu niên của chúng cùng các dự án Awana. Hãy ủng hộ chúng trong từng phương thức mà bạn có thể với mọi nổ lực thuộc linh của chúng! Hãy tìm kiếm những phương thức sáng tạo mà bạn có thể kích thích chúng biết yêu thương và làm việc lành (Hêbơrơ 10.25).
Thật là quan trọng khi chẳng có một sự nhắc nhở nào đến những người vợ son sẻ khi đến với dòng dõi của Ê-sau. Áp-ra-ham đã có lời hứa của Đức Chúa Trời về nhiều dòng dõi, nhưng vợ ông là Sara lại son sẻ. Y-sác đã có cùng những lời hứa đó, nhưng Rê-be-ca không thể mang thai trong 20 đầu cuộc hôn nhân của họ. Người vợ được yêu thương của Gia-cốp là Ra-chên, lại son sẻ trong một thời gian rất lâu. Nhưng những người vợ của Ê-sau đã sanh cho ông năm người con trai và một số con gái mà chẳng gặp một rắc rối nào (36.4-6).
Ê-sau tiêu biểu cho con người thiên nhiên — mạnh mẽ, tài năng, độc lập, có khả năng đối phó với những nan đề trong cuộc sống với mọi năng lực riêng của chính ông. Ai cần nương cậy vào Đức Chúa Trời về những việc mà tự mình lo liệu được chứ? Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, cùng những người vợ son sẻ của họ, tiêu biểu cho phương thức làm việc của Đức Chúa Trời. Ngài hạ sự kiêu ngạo của chúng ta xuống bằng cách làm cho chúng ta phải im miệng với những nan đề mà chúng ta bất khả giải quyết — những nan đề như những người vợ son sẻ trước bề mặt của những lời hứa biến chúng ta thành một dân lớn. Tiếp đến, khi chúng ta kêu cầu Ngài, Ngài tự mình chứng mình là mạnh sức có quyền cứu.
Ê-sau đã có một gia đình rất đẹp đẽ bởi các tiêu chuẩn của đời nầy. Song đến cuối cùng, tôi dám chắc ông sẽ đổi nó đi để lấy một gia đình hợp lẽ với Đức Chúa Trời.
2. Thịnh vượng về vật chất không bằng với thịnh vượng về thuộc linh (36.6-8). Ở 36.6-8, Môi-se viết về sự di dời của Ê-sau: “Ê-sau dẫn các vợ, con trai, con gái mình, mọi người nhà, các bầy chiên, lục-súc, và tài vật mình đã gây dựng tại xứ Ca-na-an, dời qua xứ khác, cách xa Gia-cốp, em mình. Vả, vì cớ hai anh em của cải nhiều, bầy súc vật đông, xứ đang kiều ngụ không đủ đất dùng nữa, nên ở chung nhau chẳng được. Vậy, Ê-sau, tức là Ê-đôm, ở trên núi Sê-i-rơ” [Ê-đôm và dân Ê-đôm đã được nhắc tới hơn 130 lần trong Kinh Thánh. Họ là một nhóm quan trọng trong những “láng giềng” với Israel. Khi dân Israel đến tại đồng vắng sắp vào Đất Hứa trong thời của Môi-se, dân Ê-đôm đã từ chối không cho họ đi ngang qua xứ của họ (Dân số ký 20.21). Đây là một lý do cho sự ngã lòng rất lớn cho dân sự (Dân số ký 21.4). Vì thế, Đức Chúa Trời ra lịnh đối xử đặc biệt với dân Ê-đôm ở giữa vòng dân Israel. “Chớ lấy làm gớm ghiếc người Ê-đôm, vì là anh em mình” (Phục truyền luật lệ ký 23.7). Một vài tiên tri đã nói tới và nói nghịch Ê-đôm, kể cả Giêrêmi (Giêrêmi 49.17-18) và Êxêchiên (Êxêchiên 25.12-14). Từ thời Hồi giáo chinh phục vùng Trung đông, khu vực chưa bị chiếm đóng trong sự ứng nghiệm những lời tiên đoán của Đức Chúa Trời qua tiên tri Áp-đia]. Câu chuyện nầy nghe như một cuộc bắt thăm giống như trong câu chuyện giữa Áp-ra-ham và Lót (13.1-13). Ê-sau đã bắt đầu ổn định giữa vòng các mối quan hệ của mấy người vợ, ở Sê-i-rơ, trước khi Gia-cốp đến từ Phađan-Aram, nhưng sau cái chết của cha ông, giờ đây ông biến cuộc di dời thành ra thường trực. Có hai lý do cho vấn đề nầy. Thứ nhứt, không có đủ nước và đồng cỏ cho cả bầy chiên của Ê-sau và của Gia-cốp và các bầy gia súc. Thứ hai, Ê-sau sau cùng đã phải chấp nhận rằng đất hứa Canaan mà Đức Chúa Trời đã lập giao ước với Áp-ra-ham sẽ được chuyển cho Gia-cốp.
Ê-sau đã trở thành một người rất giàu ơn. Có lần ông đã đe dọa giết em mình vì sự lừa đảo của hắn, nhưng giờ đây khi sự thịnh vượng chung của họ, ông đã giàu ơn chuyển ra khỏi con đường của em mình. Ê-sau đã chấp nhận như thế. Nhưng, buồn thay, ông không có một sự hiện thấy nào về các lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham về xứ Canaan. Kể từ lúc Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham, Ngài đã nhấn mạnh luôn xứ Canaan là phần đất mà Ngài sẽ ban cho dòng dõi của Áp-ra-ham. Nhưng đối với Ê-sau, bất kỳ một vùng đất nào đẹp đẽ nào cũng được. Ông chẳng có một mặc khải thuộc linh nào hết. Ông đã sống cho bản thân mình, chớ không sống cho mục đích của Đức Chúa Trời. Ông rất giàu có về vật chất, nhưng rất nghèo nàn về mặt thuộc linh.
Đối với tấm lòng của mình, Ê-sau không tham lam. Khi ông gặp Gia-cốp, sau 20 năm xa cách nhau, ông đã từ chối không nhận các món quà của Gia-cốp bằng câu nói: “Anh có nhiều rồi, em ơi. Hãy giữ lại mấy thứ nầy đi”. Trở thành hạng người rời rộng, thỏa lòng, là điều rất khả thi, nhưng vẫn phải sống vì của cải vật chất, chớ không sống cho Đức Chúa Trời. Mối nguy hiểm, ấy là sự thịnh vượng vật chất làm cho nhận thức của chúng ta phải mờ đi không màng đến nhu cần đến Đức Chúa Trời của chúng ta. Chúa cảnh cáo Hội thánh Lao-đi-xê: “...Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ” (Khải huyền 3.17). Chúng ta những Cơ đốc nhân Hoa kỳ, là những người rất được phước về của cải vật chất, cần phải cẩn thận để trở nên giàu có đối với Đức Chúa Trời bằng cách chứa của cải ở trên trời (Luca 12.13-34).
3. Quyền lực chính trị không bằng quyền phép với Đức Chúa Trời (36.15-43). Ê-sau và các dòng dõi của ông là hạng người có quyền lực chính trị rất lớn. Họ được gọi là “trưởng tộc” (36.15; 40) và “các vua” (36.31). Những người nầy đã cai trị như các vua trong xứ Ê-đôm trước bất cứ một vua nào cai trị trong Israel (36.31) [Những người chỉ trích nương theo câu nầy như minh chứng rằng Sáng thế ký phải được viết ra sau sự khởi đầu của chế độ quân chủ, khoảng 300 năm sau Môi-se. Nhưng ở chương đứng trước, Đức Chúa Trời đã nói tiên tri với Gia-cốp rằng các vị vua sẽ ra từ ông (35.11), một lời hứa cũng đã được lập với Áp-ra-ham (17.6, 16)]. Các con trai của Ê-sau, họ đã đi cách xa với Đức Chúa Trời, đã có danh hiệu vua chúa rất lâu trước khi tước hiệu nầy được hứa cho các con trai của Gia-cốp. Trong khi các con và cháu của Ê-sau sẽ trở thành những nhà cai trị, những con trai của Gia-cốp chỉ là hạng chăn chiên thấp hèn trong nhiều thế hệ (47.3). Các con trai của Ê-sau có thể nhìn thẳng vào con trai của Gia-cốp và khinh dễ: “Đức Chúa Trời của các ngươi cùng mọi lời hứa của Ngài ở đâu?”
Há chẳng thường là như vậy sao — người thế gian đang thắng hơn, trong khi dân sự của Đức Chúa Trời đang thua thiệt? Chúng ta sẽ trị vì với Đấng Christ một ngày kia, nhưng đồng thời Hội thánh thường bị bắt bớ và coi thường bởi các cấp lãnh đạo quyền lực chính trị, họ đã cười nhạo Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng thế lực chính trị và quyền phép với Đức Chúa Trời là hai việc khác nhau. Giờ đây người thế gian có thể khoe khoang về thế lực chính trị của họ, nhưng Ngài là Đấng đang ngồi trên thiên đàng phải bật cười; Đức Giêhôva xem khinh họ (Thi thiên 2.4). Chính Chúa là Đấng “bỏ và lập các vua” (Đaniên 2.21). Trong khi rất là tốt cho hạng người Cơ đốc dính dáng với chính trị, chúng ta cần phải giữ mọi việc trong triễn vọng. Thế lực chính trị luôn luôn là đối tượng cho Ngài là Đấng “cai trị trong nước của loài người”, Ngài “muốn ban cho ai tùy ý” (Đaniên 4.17). Quyền lực thật là có quyền với Đức Chúa Trời. Nói ngắn gọn, dân Ê-đôm đã trở thành trưởng tộc và các vua trong đời nầy, nhưng trong giới hạn lâu dài, dòng dõi của Gia-cốp sẽ trở thành vua và thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao. Cho nên rất là quan trọng cho bạn và tôi phải có sự kiên nhẫn chờ đợi sự ứng nghiệm chương trình của Đức Chúa Trời.
Ê-đôm, vương quốc của Ê-sau, về sau đã gây rắc rối cho Israel. Thường hay có chiến tranh giữa hai nước. Ê-đôm rất ưa thích những kẻ đến tấn công dân sự của Đức Chúa Trời (Thi thiên 137.7). A-ma-léc, cháu nội của Ê-sau (36.12), trở thành nhà sáng lập của một dân vĩnh viễn là kẻ thù của dân Israel (Xuất Êdíptô ký 17.8-16). Có phần nhấn mạnh được lặp đi lặp lại trong Sáng thế ký 36, rằng Ê-sau là Ê-đôm (36.1, 8, 9, 19, và 43). Ý nghĩa của điều nầy, nói cách khác, là sự lặp đi lặp lại không cần thiết, dường như Đức Chúa Trời muốn dân sự Ngài phải nhìn thấy đâu là kết quả khi một người sống xa cách Ngài. Từ con người nầy, là Ê-sau, một người nhơn đức bề ngoài, một người dễ yêu, một người thành công từ nhận định của thế gian, đã trở thành xứ Ê-đôm bất kỉnh, thường hành hại dân sự của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Đức Chúa Trời phán: “Hãy nhớ, Ê-sau tức là Ê-đôm!”
4. Tiếng tăm nhất thời không bằng sự công nhận đời đời bởi Đức Chúa Trời (37.1). Môi-se viết: “Gia-cốp, tại xứ của cha mình đã kiều ngụ, là xứ Ca-na-an” (37.1). Trong khi Ê-sau đang lo chinh phục xứ Ê-đôm, sáng lập một nước, làm cha của nhiều vua, và tự mình tạo ra một sự thành công rất lớn theo đời nầy, Gia-cốp yên tĩnh sống trong một xứ thậm chí chẳng phải thuộc riêng về mình, là vùng đất mà tổ phụ ông đã phiêu bạt. Trong khi các dòng dõi của Ê-sau là các trưởng tộc mạnh mẽ, nổi tiếng trong thời của họ, các dòng dõi của Gia-cốp lại đi xuống Ai cập, làm nô lệ cho Pha-ra-ôn. Đến thời của Môi-se (hơn 400 năm sau), Israel là một dân nô lệ non nớt, mới vừa ra khỏi Ai cập, chẳng có mãnh đất nào làm thuộc riêng cho mình. Ê-đôm là một vương quốc đã được thiết lập rồi, nó có quyền lực từ chối không cho Israel đi ngang qua đất của họ. Nhưng chuyến đi nầy qua Sáng thế ký 36 cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời, chớ không phải con người, viết ra chương lịch sử sau cùng. Những danh xưng một thời nổi tiếng chẳng có nghĩa lý gì cho thế giới của chúng ta ngày nay, nhưng danh xưng Israel đang có mặt trên tin tức gần như là hàng ngày. Những người nầy, thành công bởi sự đánh giá của thế gian, đã qua đi không còn ở trên bối cảnh và không lâu sau đó đã bị quên lãng khi nhiều dân khác hò hét chiếm lấy chỗ của họ. Ngày nay, chúng ta không biết điều gì về họ hơn những gì đã được ghi ra ở đây. Danh tiếng là thứ trôi nổi, bềnh bồng. Chủng tộc Ê-đôm đã tồn tại cho tới thời của Đấng Christ, khi họ được biết là người Y-đu-mê. Họ đã biến mất khỏi lịch sử vào năm 70 SC, khi thành Jerusalem bị hủy diệt.
Vấn đề thực sự là được Đức Chúa Trời công nhận, chớ không phải bởi thế gian nầy. Chúng ta đang sống trong một xã hội đang thờ lạy tiếng tăm. Nếu một vận động viên, một nhạc sĩ, hay một nam hay nữ nghệ sĩ trở thành một Cơ đốc nhân, chúng ta mau mau đưa đời sống của người ấy vào máy in và đưa người ấy lên các chương trình truyền hình. Người lớn có thể trở thành một con trẻ ở trong Đấng Christ, là kẻ chẳng biết gì về Kinh Thánh, nhưng chúng ta lắng nghe từng lời nói của người giống như thể người ấy là có thẩm quyền về mặt thuộc linh vậy. Nhưng sự công nhận đáng kể không bao lâu nữa sẽ đến, khi chúng ta đứng trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ và nghe Ngài phán: “Được lắm, hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín kia. Hãy đến hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi” (Mathiơ 25.21, 23). Trong ngày đó, sự thành công và thất bại thật sẽ được tỏ ra. Cho tới khi ấy, chúng ta cần phải cẩn thận đừng quá lo về sự thành công hay thất bại đời nầy. Chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng biết rõ ai thực sự thành công và ai không (I Côrinhtô 4.1-5).
Chúng ta phải nói gì về Ê-sau? Trước giả Hêbơrơ cung ứng phần bình giải nầy về quyết định có hậu quả quan trọng của Ê-sau: “Khá coi chừng kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng. Hãy coi chừng, cho trong anh em chớ có ai gian dâm, cũng đừng có ai khinh lờn như Ê-sau, chỉ vì một món ăn mà bán quyền con trưởng. Thật vậy, anh em biết rằng đến sau, người muốn cha mình chúc phước cho, thì lại bị bỏ; vì dẫu người khóc lóc cầu xin, cũng chẳng đổi được ý cha mình đã định rồi” (Hêbơrơ 12.15-17) [Trong thư riêng, Tấn sĩ Barry Davis, đưa ra câu hỏi sau đây: Phải chăng “không tìm được chỗ ăn năn” có ý nói (1) “trong mình” (nghĩa là, Ê-sau không thể đưa mình đến chỗ hối tiếc đủ mọi hành vi của mình rồi vì thế thay đổi cách xử sự của mình), (2) “trong Đức Chúa Trời” (nghĩa là, Ê-sau đã tìm kiếm Đức Chúa Trời để thay đổi tâm ý mình. Quyền hưởng đặc ân con trưởng của Ê-sau, nhưng Đức Chúa Trời không cho phép), hay (3) “với Y-sác” (nghĩa là, Ê-sau muốn Y-sác thay đổi tâm ý ông về việc chối bỏ [Ê-sau] không thừa hưởng ơn phước gắn với quyền trưởng nam)].
Phần lớn những nhà giải kinh bàn luận vấn đề đều tin rằng Ê-sau là một linh hồn vô tín, hư mất. Lý do chính được thấy trong phân đoạn Kinh Thánh đã được kể rồi trong sách Hêbơrơ. Nhưng thắc mắc là: Có phải điều nầy đề cập tới toàn bộ đời sống của Ê-sau? Có phải đây là tấm bia đời sống của ông không? Hay nó áp dụng vào sự cố đầu đời khi ông bán đi quyền con trưởng và mất hết ơn phước của mình — một thời điểm khi đời sống ông được đánh dấu bằng cách xử sự phi luân và bất khiết. Như câu nói nổi tiếng được trưng dẫn trong Rôma 9.13: “Ta yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau”, Phaolô đã sử dụng để minh họa sự chọn lựa khôn ngoan của Đức Chúa Trời Gia-cốp phải hơn Ê-sau, cần phải nhớ rằng đây là phần trưng dẫn từ Malachi 1.2-3, là lời thề phán xét nhiều thế kỷ về sau nghịch lại dân Ê-đôm vì sự họ ngược đãi dân Israel [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 430].
Khi mọi sự đã xem xét, tôi nghĩ có khả năng Ê-sau thực sự đã trở thành một tín đồ. Sau 20 năm chia cách với Gia-cốp, Ê-sau đã tỏ ra tình yêu và sự tha thứ siêu nhiên. Một ngày kia tấm bảng đá luật pháp thứ hai sẽ được tóm tắt lại bằng lời kêu gọi phải yêu kẻ lân cận như mình (Lê vi ký 19.18), còn ở đây Ê-sau dường như đã thể hiện điều đó. Có lẽ ông làm được như thế là vì trước hết ông đã đạt được sự kính mến Đức Chúa Trời.
Nếu điều nầy thực như thế, phân đoạn Kinh Thánh nầy cần phải được áp dụng hơn. Dù bạn là người tin Chúa hay chưa tin, phung phí đời sống của bạn là điều khả thi đấy. Đấy là lý do tại sao tự hỏi mình câu nầy là điều rất quan trọng: “Tôi đang sống vì cái gì đây?” Đúng là một sự xấu hổ khi sống đời sống mình giống như Ê-sau, lấy làm lạ: “Sẽ ra sao...?” Khi chúng ta vẫn còn sống, hết thảy chúng ta đều có một sự lựa chọn: hiệp với Gia-cốp và dòng dõi của ông trong sự nhịn nhục chờ đợi Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm mọi lời hứa giao ước của Ngài cho chúng ta, khi chúng ta lao động vì Nước hầu đến của Ngài, hoặc nhìn xem Ê-sau, đang thịnh vượng trong thế gian, và hiệp với ông trong sự theo đuổi thành công đời nầy. Nếu chúng ta thành công bởi các tiêu chuẩn đời nầy song thất bại với Đức Chúa Trời, chúng ta đã thất bại đúng chỗ thực sự là vấn đề. Dù chúng ta thất bại hay thành công theo các tiêu chuẩn của đời nầy, nếu chúng ta thành công với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ có sự thành công thật và sau cùng. Bạn đang viết ra lịch sử. Mỗi ngày bạn sống, những sự lựa chọn bạn đưa ra, những điều bạn nói, và các hành động bạn thực thi đang trở thành một phần của lịch sử. Bạn đang ảnh hưởng đến số phận của nhiều người khác (cách nầy hay cách kia). Bạn tự xử sự như thế nào trong mối hôn nhân của mình, với con cái, trong sở làm, và trong cộng đồng là rất quan trọng! Bạn đang để lại di sản cho những kẻ sẽ nối theo sau bước chân của bạn đấy (Châm ngôn 20.7). Tôi khuyên bạn, làm ơn sống đời sống của mình với cõi đời đời ở trong trí (Êphêsô 5.15-16).
Những bài học thêm từ cây gia đình của Ê-sau:
Đời sống của bạn là vấn đề ở trước mặt Đức Chúa Trời (Mathiơ 10.29-31).
Có một giá rất cao cho sự thỏa hiệp thuộc linh (Galati 6.7-8).
Bạn có thể mất đi những ơn phước có thể là thuộc về bạn (Sáng thế ký 25.29-34; đối chiếu II Giăng 8).
Nhịn nhục trong khi người khác thịnh vượng là một sự bày tỏ ra thái độ trung tín.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét