Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Gen 35.1-29: "Trên đường về quê nhà"



"Trên đường về quê nhà"

(Sáng thế ký 35.1-29)
Trong kinh nghiệm lái xe, có bao giờ bạn đổi hướng sai chưa? Tôi đã từng đấy. Khi tôi còn ở thần học viện tôi ở nội trú trong một nhà thờ tại Vancouver (WA). Một trong những trách nhiệm của tôi là chạy theo những người đến nhóm tại nhà thờ. Một tối kia, tôi lái xe ra phía Bắc Vancouver vào một vùng phụ cận xa xôi và không quen thuộc. Cuộc thăm viếng của tôi đã kết thúc lâu hơn mong đợi và vì vậy tôi phải vội vã khi phải quay về nhà. Không may, tôi đã đổi hướng không đúng. Sự đổi hướng không đúng nầy đã đưa tôi đến những ngã rẽ sai cho tới khi tôi bị lạc hoàn toàn. Mặc dù tôi chỉ cách căn hộ của mình ở Đông Nam Portland chừng 30 dặm, tôi phải lấy làm lạ sao mình lại đi lạc như thế!?! Tôi càng khó tìm đường trở về nhà, nơi phải đến càng mập mờ thêm. Tuy nhiên, lý do cho cảnh ngộ nầy chính là sự thiếu hiểu biết của bản thân tôi. Tôi đã lạc hướng … tôi có rắc rối không đọc trên bản đồ.
Giờ đây, giống như tôi, Gia-cốp có thể đọc được bản đồ. Ông đã thề rằng ông sẽ trở về lại Bê-tên, (28.20-22), và Đức Chúa Trời đã nhắc cho Gia-cốp nhớ tới lời thề của ông (31.3, 13). Thú vị thay, ở Sáng thế ký 35, ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi Gia-cốp đưa ra lời thề đó. Hai mươi trong số những năm tháng ấy đã được sử dụng để phục vụ cho cha vợ của ông là Laban, và mười năm sống trong thành phố bất kỉnh Si-chem, việc nầy gần như đã hủy diệt gia đình ông [Chúng ta có thể suy ra rằng một thời gian đã trôi qua từ hai dòng thẩm tra. Thứ nhứt, từ tuổi của Đi-na ở trong Si-chem được đem sánh với tuổi của nàng ngay thời điểm Gia-cốp ra đi. Khi Gia-cốp rời Pha-đan Aram, nàng hãy còn trẻ lắm, vì Đi-na chào đời sau khi Lê-a đã sanh cho Gia-cốp sáu người con trai (đối chiếu 30.21). Đến lúc Gia-cốp vào ở trong Si-chem, Đi-na đã ở tuổi cập kê (đối chiếu 34.1...). Thứ hai, chúng ta biết Giô-sép đã được 17 tuổi khi chàng bị bán đi làm nô lệ, và điều nầy dường như không lâu lắm sau khi Gia-cốp đến tại Bê-tên lần thứ nhì (37.2). Khi chúng ta biết Giô-sép ra đời ở cuối hợp đồng 14 năm của Gia-cốp với Laban (30.25-26), chàng sẽ khoảng sáu tuổi khi Gia-cốp rời Pha-đan Aram (đối chiếu 31.41). Vì thế, có một khoảng thời gian gần mười năm giữa lần ra đi của Gia-cốp ra khỏi Pha-đan Aram và lần đến sau cùng của ông tại Bê-tên. Xem Robert Deffinbaugh, Genesis. From Paradise to Patriarchs. Lesson 36. The Way Back (Genesis 5.1-29). http:///http://www.bible.org/http://www.bible.org/, 1997, 2]. Từ điểm nhận định về mặt thuộc thể như vầy, chỉ có 30 dặm phân cách Gia-cốp đối với Đức Chúa Trời và nơi đến đã được ấn định của Ngài là Bê-tên. Ba mươi dặm ấy đã phân cách ông với ý chỉ của Đức Chúa Trời trong 30 năm! Và trong mười năm qua, ông đã ở gần Bê-tên song chẳng gần gũi với Đức Chúa Trời của Bê-tên. Từ điểm nhận định về mặt thuộc linh, Gia-cốp đã xa cách những một triệu dặm. Tình trạng của Gia-cốp không phải là khác biệt với nhiều Cơ đốc nhân ngày hôm nay. Về bề ngoài, chúng ta dường bước đi gần gũi với Chúa lắm, nhưng bề trong chúng ta đã thiếu sót chưa hết lòng đối với Ngài. Mỗi một người chúng ta sẽ đối diện nhiều lần khi chúng ta lạc sai đối với sự đồng đi mật thiết và vâng phục với Đức Chúa Trời, Sáng thế ký 35 cung ứng cho chúng ta một tấm bản đồ để tìm được lối mà về nhà.
Có khi sau lúc bị các con trai mình làm bẽ mặt (34.30-31), Đức Chúa Trời phán với Gia-cốp và nói: “Hãy chổi dậy, đi lên Bê-tên [Nhà của Đức Chúa Trời] mà ở, và hãy lập nơi đó một bàn thờ cho Đức Chúa Trời, là Đấng hiện ra cùng ngươi đang lúc chạy trốn khỏi Ê-sau, anh ngươi” (35.1) [Mạng lịnh của Đức Chúa Trời giống với lời kêu gọi Ápraham lúc đầu phải khởi sự với việc bước đi bởi đức tin (Sáng thế ký 12.1), và với mạng lịnh phải lên núi Mô-ri-a để dâng của lễ thiêu (22.2). Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 137. Đây là lần đầu tiên Đức Chúa Trời truyền cho vị tộc trưởng phải xây một bàn thờ]. Đức Chúa Trời phán: “Jake, hãy bắt lấy con đường đó!” Thực vậy, có hai mạng lịnh trong 35.1: “Hãy chổi dậy” và “đi lên” [Cách sử dụng từ “đi lên” (alah) rất đặc biệt nầy là một lời kêu gọi bước vào một chuyến hành hương tôn giáo. Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 323]. Có một ý khẫn cấp nữa. Đức Chúa Trời đang phán: “Ngươi đã trì hoãn quá lâu rồi, giờ đây ngươi phải làm thành lời hứa nguyện của ngươi. Không thể chần chừ thêm được nữa. Ngươi phải đi lên Bê-tên”. Tại sao Đức Chúa Trời truyền cho Gia-cốp phải đi lên Bê-tên? Chính ở Bê-tên mà Gia-cốp đã có sự gặp gỡ đầu tiên với Đức Chúa Trời. Chính ở Bê-tên mà Gia-cốp lần đầu tiên được truyền cho biết về chương trình của Đức Chúa Trời muốn ban phước cho ông. Chính ở Bê-tên mà Gia-cốp lần đầu tiên dựng lên một bàn thờ để thờ lạy Đức Giêhôva.
Đức Chúa Trời đã không phán với Gia-cốp kể từ khi Ngài truyền cho ông phải rời khỏi Pha-đan Aram mà trở về lại Bê-tên (31.3, 13), chừng mười năm trước đó. Tại sao lại có mười năm yên lặng thế? Mãi cho tới bây giờ Gia-cốp vẫn chưa sẵn sàng để lắng nghe. Giờ đây Gia-cốp đang đối mặt với một cơn khủng hoảng và ông đang có “tai để nghe”.
Đi-na, con gái duy nhứt của Gia-cốp đã bị cưỡng hiếp.
Các con trai của Gia-cốp (Si-mê-ôn và Lê-vi) đã tàn sát dân sự thành Si-chem trong cơn báo thù của họ.
Các con trai của Gia-cốp đã cướp bóc thành phố cùng bắt phụ nữ và trẻ em làm phu tù.
Kết quả là, bà con và vùng phụ cận của dân sự thành Si-chem không nghi ngờ chi nữa đã mở ra một cuộc phản công dữ dội và chết chóc!
Thật là kinh ngạc khi thấy một cơn khủng hoảng cá nhân có thể cải thiện việc lắng nghe thuộc linh của một người. Thường thì phải rơi xuống tận đáy trước khi chúng ta sẵn sàng lắng nghe theo Đức Chúa Trời. Ngài đã đưa chúng ta đến với hai đầu gối của chúng ta vì không còn một chỗ nào khác để nhờ đó mà nhìn lên được. Giống như nhiều người trong chúng ta trong vai trò làm cha mẹ, Đức Chúa Trời không kêu la, ồn ào lên trước sự bất tuân của con cái Ngài. Tất nhiên, Ngài rất đau lòng bởi sự bất tuân đó, nhưng Ngài sẽ để cho chúng ta đi theo con đường riêng của mình và phải gặt lấy cái giá đau đớn của tội lỗi (Galati 6.7-8). Rồi khi ấy, lúc chúng ta chịu đòn rồi và chẳng còn có lối nào khác để xây qua, Ngài sẽ phán cùng chúng ta một lần nữa, Ngài nhắc cho chúng ta nhớ đến những gì Ngài đã phán dặn rồi trước đây [Deffinbaugh, The Way Back, 2-3].
Đức Chúa Trời kêu gọi Gia-cốp phải chu toàn lời hứa nguyện mà ông đã đưa ra khi ông “chạy trốn khỏi Ê-sau” (27.42-45; 28.20-22). Cụm từ nầy được chỉ ra và được dự trù để nhắc cho Gia-cốp nhớ rằng ông phải nhắm tới Bê-tên cách đây một thời gian rất lâu rồi. Ông đã để mất thì giờ, ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nếu bạn dự tính đi một con đường vòng đến Bê-tên, hãy để lời nầy ở trong lòng. Bạn sẽ không bao giờ tìm được những điều bạn muốn tìm. Bạn sẽ đánh mất nhiều năm tháng quí báu đến nỗi bạn sẽ không có khả năng để quay trở lại nữa. Việc ấy chẳng có giá trị gì đâu! Hơn nữa, Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ lại đến với bạn rồi kêu gọi bạn quay lại chỗ mà bạn đã xem là chỗ đầu tiên đó. Tại sao phải tốn nổ lực đi xa xa ngoài ý muốn của Ngài và rồi phải kẻ lại những dấu chơn của mình trở lại chốn mà Ngài nguyên muốn bạn đến đó?
Lần nầy Gia-cốp đã tiếp thu bài học của mình và đáp ứng với mạng lịnh của Đức Chúa Trời với sự vâng phục đúng đắn. Ở 35.2-3, Môi-se viết: “Gia-cốp bèn nói cùng vợ con và mọi kẻ đi theo mình rằng: Hãy dẹp các tượng thần ngoại bang khỏi giữa các ngươi, làm cho mình được thanh sạch và thay áo xống đi. Đoạn, chúng ta hãy chổi dậy, đi đến Bê-tên, nơi đó ta sẽ lập một bàn thờ cho Đức Chúa Trời, là Đấng đã trả lời ta trong lúc nguy hiểm, và đã phù hộ ta trong khi đi đường”. Sau cùng, Gia-cốp làm đúng. Thay vì tiêu cực và im lặng, ông chứng tỏ quyền lãnh đạo về mặt thuộc linh bằng cách nắm quyền chủ động và dẫn dắt gia đình mình vào sự công bình. Ở 35.2, ông nói với cả đoàn hành hương của mình phải “dẹp các tượng thần ngoại bang”. “Các tượng thần ngoại bang” nầy đã đến từ sự chọn lọc của Laban (31.19) và những chiến lợi phẩm trong thành Si-chem (34.27-29). Thờ lạy các tượng thần của các nước tà giáo luôn luôn là một sự thử thách cho dân Israel. Môi-se phải cảnh cáo họ về sự thờ lạy hình tượng trước khi họ bước chân vào xứ (Phục truyền luật lệ ký 7.3-6, 25-26) và Giô-suê phải thách thức dân Israel phải từ bỏ các thần tượng của họ sau khi họ chinh phục đất hứa (Giôsuê 24.14, 23-24). Ngay cả Samuên đã đối mặt với nan đề nầy trong thời của ông (I Samuên 7.2-4). Không phải nhắc tới, các vị tiên tri sau Samuên thường quở trách xứ sở về việc dựng lên những nơi cao mà họ đã hầu việc các tà thần ở đó.
Dù biết sự vật vã của Israel với các hình tượng, thật là dễ suy nghĩ: “Điều nầy không áp dụng cho tôi. Tôi không có một hình tượng nào hết — tôi là một Cơ đốc nhân, chớ không phải kẻ theo tà giáo!” Nhưng hình tượng không phải là những bức tượng nhỏ nhỏ mà bạn phải quì gối xuống đâu. Một hình tượng là thứ gì đó bắt lấy sự chú ý và sự tin kính của bạn xa khỏi Đức Chúa Trời, một thứ đang tranh đua với sự thờ phượng Đức Chúa Trời của bạn, hoặc một thứ chi có nhiều ảnh hưởng trong đời sống của bạn hơn cả Đức Chúa Trời.
Đối với một số người, hình tượng là thành công sự nghiệp. Đây là sự khao khát nung nấu muốn kiếm được sự thăng tiến về quyền lực, làm ra nhiều tiền bạc, và có sự tôn trọng của bạn đồng nghiệp. Mọi sự khác, thậm chí gia đình, đều ở hàng dưới đối với mục tiêu thành công sự nghiệp.
Đối với nhiều người khác, đó là sự giàu có. Góp nhặt mọi thứ ở Đại Lộ Madison cho chúng ta biết chúng ta cần phải sống sung sướng hoặc tiêu pha một lượng thời gian nghiên cứu thị trường chứng khoán hay hoạt động vào các sự đầu tư.
Có người thờ lạy sự phu phỉ riêng tư, dù phải ly dị người người bạn đời của họ.
Đối với một số người, đây là sự theo đuổi khoái lạc. Không còn có thì giờ cho sự tin kính cá nhân hay gia đình nữa. Không có thì giờ qua lại với những người lân cận đang bị hư mất. Không có thì giờ để phục vụ trong nhà thờ hay cộng đồng, nhưng có thì giờ để xem TV, các phim bộ, trò chơi video, các môn thể thao, hay những sở thích khác [Steven J. Cole, Getting Out of a Spiritual Slump (Genesis 35.1-29).
http.//www.fcfonline.org/site/content/1/sermons/050497m.pdfhttp.//www.fcfonline.org/site/content/1/sermons/050497m.pdf, 3-4].
Mạng lịnh thứ hai cung ứng cho Gia-cốp là: “làm cho mình được thanh sạch và thay áo xống đi” (35.2). Nghe câu nầy thì dường như rất lạ lùng cho hai cái lỗ tai hiện đại của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải in trong trí rằng phần lớn người ta ngày nay đã quen với hệ thống nước máy trong nhà, xà bông thơm, và tủ quần áo thời trang, vì vậy chúng ta quên rằng dân tộc du cư thời xưa trong các vùng đất Kinh Thánh đã không có một tiện nghi nào trong các thứ nầy. Vì thế, lối sống vệ sinh hiện đại và nhiều tiện nghi của chúng ta hoàn toàn họ không biết đến, ngay cả trong nền văn minh Tây phương, trong hầu hết phần lịch sử của nó. Những gì chúng ta gọi là cần thiết sẽ bị xem là xa hoa bởi các tổ phụ của chúng ta. Cho nên, trong Kinh Thánh, làm sạch thân thể và thay đổi áo xống hoàn toàn rất quan trọng. Việc nầy biểu hiện làm một sự khởi đầu mới mẻ. Giống như bụi đất, tội lỗi đang làm ô uế và phải được làm cho sạch (Thi thiên 51.2, 7; Êsai 1.16; II Côrinhtô 7.1; I Giăng 1.9). Những cái áo cũ của chúng ta là mẫu mực cho đời sống cũ với những thất bại của nó (Êsai 64.6), nhưng Đức Chúa Trời trong sự thương xót xủa Ngài ban cho chúng ta “áo mới” để chúng ta có thể thực hiện một sự khởi đầu mới (3.21; Xuất Êdíptô ký 19.9-15; Êsai 61.10; Xachari 3.1-5; Luca 15.22; Ê-phê-sô 4.22-24; Khải huyền 3.18) [Warren W. Wiersbe, Be Authentic. Genesis 25-50 (Colorado Springs. Chariot Victor, 1997), 68]. Đối với một số người trong chúng ta điều nầy có ý nói tới cách xử sự mới mẻ. Chúng ta quên đi hành vi phóng đãng. Đối với nhiều người khác, điều nầy có ý nói một tủ quần áo mới. Chúng ta thôi không khoe về da nữa. Đối với nhiều người khác, điều nầy có ý nói tới một thái độ mới, môn giải trí mới, những ưu tiên mới, v.v...
Thật là quan trọng khi Gia-cốp gọi Đức Chúa Trời là Đấng “đã trả lời ta trong lúc nguy hiểm, và đã phù hộ ta trong khi đi đường” (35.3b). Cụm từ này góp phần như một tóm tắt thích đáng bức tranh vẽ Đức Chúa Trời nổi bật lên từ câu chuyện của Gia-cốp. Gia-cốp đã ở trong lo lắng thường xuyên; tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, Đức Chúa Trời đã giữ lòng thành tín đối với lời hứa của Ngài và đã giải cứu ông [John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed]. Dù bạn có biết rõ trường hợp ấy hay không, nếu bạn là một tín đồ trong Đấng Christ, đây là câu chuyện nói tới đời sống của bạn. Đức Chúa Trời đã ở với bạn bất cứ đâu bạn đi đến, thậm chí trong những lúc bạn bất tuân và phạm tội. Và Ngài là Đấng trả lời cho bạn trong thời kỳ bạn gian nan.
Gia đình và người nhà của Gia-cốp phản ứng ra sao trước các lịnh lạc của ông? Môi-se ghi lại mấy lời nầy: “Họ bèn đưa cho Gia-cốp các tượng thần ngoại bang của mình, và các vòng đeo nơi tai; rồi người chôn [Walton đưa ra những lời bình rất hay như sau: “Chôn các tượng thần kia không giống như hủy diệt chúng đâu. Thực vậy, phân đoạn Kinh Thánh nói rõ rằng Gia-cốp giấu chúng, chớ không phải ông chôn chúng. Động từ Hy bá lai được sử dụng cùng một động từ khi Acan giấu các chiến lợi phẩm ông chiếm được từ thành Giê-ri-cô bằng cách chôn chúng ở trong trại (Giôsuê 7.21-22)” John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 631. Thật là khó mà biết được sự chôn nầy là như thế nào. Hầu hết các nhà giải kinh đều hiểu việc chôn tượng thần của Gia-cốp là một phản ứng tích cực] mấy vật đó dưới gốc cây dẻ bộp, gần thành Si-chem” (35.4). Có một đáp ứng ngay tức thì về sự vâng phục. Câu 4 tỏ ra hậu quả tự nhiên của quyền lãnh đạo về mặt thuộc linh. Ở 35.2-3, Gia-cốp đã thực thi quyền lãnh đạo về mặt thuộc linh còn gia đình và người nhà ông đều đã vâng theo. Hỡi những người làm chồng, làm cha, vợ con của chúng ta đang trông mong chúng ta bước tới và lãnh đạo. Họ muốn làm theo. Họ muốn tôn trọng chúng ta. Điều nầy lúc đầu không dễ dàng đâu. Có một thời gian cho sự chuyển biến. Nhưng kể từ khi đây là dự tính và thiết kế của Đức Chúa Trời, nếu chúng ta nắm lấy bởi các luật lệ của Ngài, chúng ta có thể trông mong chắc chắn mọi mục đích của Ngài sẽ đạt được trong gia đình của chúng ta. Hỡi những người làm chồng, làm cha, ngày nay quí vị phải ý thức sự thuyết phục của Đức Thánh Linh. Quí vị biết rõ quí vị không phải là cấp lãnh đạo thuộc linh mà Đức Chúa Trời kêu gọi quí vị phải trở thành. Tôi có bốn từ nầy cho quí vị đây: “Muộn còn hơn không!” Đây là ngày của quí vị đó. Giống như Gia-cốp, quí vị có thể viết hoa hết NGÀY NAY! Trong khi quí vị không thể kéo lại những năm tháng mà quí vị đã đánh mất, quí vị có thể chuộc lại thời gian và bắt đầu hôm nay trở làm người mà Đức Chúa Trời muốn quí vị phải trở thành (Ê-phê-sô 5.15-16).
Trước khi tiếp tục, hãy chú ý là gia đình và người nhà đã trao hết tượng thần của họ cho Gia-cốp và chính Gia-cốp là người đã giấu hay chôn các tượng thần nầy. Trở lại ở 31.34, Ra-chên đã lấy các tượng thần của gia đình rồi đặt chúng dưới bành lạc đà rồi ngồi lên chúng. Còn ở đây bây giờ, việc chôn chúng dưới cây dẻ bộp của Si-chem là giễu cợt các tượng hình nầy là vô giá trị và là các thứ phiếm thần thực sự chẳng là thần chi cả [Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 375]. Hai bàn tay và những ngón tay của Gia-cốp đã lấm với bụi đất do đào lỗ cho các tượng thần kia, tuy nhiên bụi đất và những vết chai mô tả một con người đầy kế họach tự tín và là kẻ mưu mẹo đã được biến đổi thành một tôi tớ biết nương cậy [Robert B. Chisholm Jr., From Exegesis to Exposition. A Practical Guide to Using Biblical Hebrew (Grand Rapids. Baker, 1998), 247].
Ở đây, cây dẻ bộp dường như đề cập tới cây dẻ bộp ở Mô-rê (sát nghĩa: “giáo sư”) ở đó Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng Ápraham một thời gian ngắn sau khi ông bước vào đất hứa (12.6). Ở điểm nầy, có lẽ được thúc giục bởi tấm gương của Gia-cốp, Giô-suê đã phát ra lời kêu gọi tương tự cho dân Israel. Ở Giôsuê 24.15, Giô-suê truyền cho dân Israel phải “…chọn ai mà mình muốn phục sự”. Sau đó, ở Giôsuê 24.23, ông nói: “…hãy cất các thần ngoại bang khỏi giữa các ngươi đi, hãy xây lòng về cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời Y-sơ-ra-ên”. Tại đây, đã đến lúc chúng ta phải gạch một đường ranh trên cát. Bạn đã gạch đường ranh của mình chưa?
Ở 35.5, Môi-se viết: “Đoạn, chúng khởi hành. Đức Chúa Trời bèn giáng sự kinh hãi cho các thành ở chung quanh đó, nên họ chẳng dám đuổi theo các con trai của Gia-cốp”. Việc đưa cụm từ “các con trai của Gia-cốp” vào cho thấy rằng các thành phố khác đã đem lòng sợ hãi các chàng trai của Gia-cốp (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 11.25) vì cớ những gì họ đã làm cho dân cư thành Si-chem. Tuy nhiên, dường như đây cũng là bằng chứng cho thấy rằng khi Gia-cốp vâng theo Đức Giêhôva, Đức Giêhôva đã bảo hộ cho Gia-cốp và gia đình ông bằng cách tạo ra một sự kinh khủng rất lớn giáng trên các thành ở chung quanh [Cụm từ “kinh hãi đối với Đức Chúa Trời” rõ ràng đề cập tới (1) một sự kính sợ đối với Đức Chúa Trời (đối tượng khách quan; Đức Chúa Trời là đối tượng của nổi kinh sợ của họ). (2) Những cụm từ ấy có ý nói tới “kinh sợ đối với Đức Chúa Trời”, nghĩa là, nổi sợ mà Đức Chúa Trời đã đặt ở trong họ (đối chiếu bản Kinh Thánh NRSV “một sự kinh khủng đến từ Đức Chúa Trời”). Ý khác (3) ấy là danh thiêng liêng đã được sử dụng một mức cao nhất ở đây, có ý nói tới “sợ hãi kinh hoàng” (đối chiếu bản Kinh Thánh NEB “bị sợ hãi chiếm lấy”; bản Kinh Thánh NASB “một sự kinh khủng lớn lao”). See NET Bible Notes]. Phải nhìn nhận, đây là một sự châm biếm. Suốt cuộc đời của ông, Gia-cốp đã phải đấu tranh với những nổi sợ riêng tư của ông — sợ Đức Chúa Trời (28.17), sợ Laban (31.31), và sợ Ê-sau (32.7, 11). Chẳng một ai ở trong nổi lo sợ về ông hết … giận dữ, có đấy; sợ hãi, không [Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50, 377]. Tuy nhiên ở đây, chính sự kinh khủng Đức Chúa Trời đã bảo hộ cho ông. Đúng là một sự thực đầy năng quyền. Đức Chúa Trời có thể nhờ các phương tiện quyền năng của Ngài mà đạt được nhiều hơn là chúng ta có thể có được qua tất cả kế sách tội lỗi của chúng ta.
Như một kết quả của sự kinh khủng nầy: “Gia-cốp cùng mọi kẻ đi theo đến tại Lu-xơ (là thành Bê-tên), thuộc về xứ Ca-na-an. Người lập tại đó một bàn thờ, đặt tên chốn nầy Ên-Bê-tên, vì là nơi Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng người trong lúc chạy trốn khỏi anh mình” (35.6-7). Gia-cốp trung tín hoàn thành lời hứa nguyện của mình với Đức Chúa Trời tại Lu-xơ, ông đặt lại tên Bê-tên là nhà của Đức Chúa Trời, (35.15). Ông đặt tên vị trí bàn thờ của mình là Ên-Bê-tên (Đức Chúa Trời của Bê-tên, 35.7) trong khi nhớ lại sự khải thị đầu tiên của Đức Chúa Trời cho ông ở đó.
Trong 35.8, chúng ta đọc mấy lời nghiêm trang nầy: “Khi đó Đê-bô-ra, mụ vú của Rê-be-ca, qua đời, được chôn thân dưới thành Bê-tên tại gốc dẻ bộp; nhân đó người ta gọi là cây A-lôn-Ba-cút [cây dẻ bộp than khóc]”. Đê-bô-ra (đối chiếu 24.59) đã trở thành một thành viên quan trọng trong gia đình của Gia-cốp xứng đáng với cách ghi chú nầy. Bà là mụ vú được ưa chuộng nhất, là người đã rời Bê-e Sê-ba với Gia-cốp hay đã tham gia cùng với ông sau đó, sau cái chết của Rê-be-ca. Phần tham khảo đến Đê-bô-ra có lẽ là một cách nhắc cho độc giả nhớ đến Rêbeca và ám chỉ đến cái chết của nàng ở một tư thế che giấu. Điều nầy được tán thưởng với nhận định Rêbeca đã dối gạt Y-sác (chương 27) [Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 473]. Đúng là không thiên vị! Hỡi quí bà, điều nầy góp phần như một sự nhắc nhớ quan trọng: đừng dối gạt chồng mình.
Câu nầy nói tới cái chết thứ nhứt trong ba cái chết được nhắc tới trong chương nầy. Điều nầy được dự trù để chứng tỏ rằng bước đức tin mới của Gia-cốp không ngăn trở ông không kinh nghiệm những nan đề và thử thách mới. Là một Cơ đốc nhân đắc thắng không có nghĩa là tránh thoát được những khó khăn trong cuộc sống và tận hưởng chỉ những ngày thảnh thơi đâu. Thay vì thế, nó có ý nói việc bước đi với Đức Chúa Trời bởi đức tin, với sự nhìn biết Ngài đang ở cùng chúng ta, và tin cậy Ngài vùa giúp chúng ta vì ích cho chúng ta và vì sự vinh hiển của Ngài, bất luận những khó khăn mà Ngài cho phép xảy đến trên đường lối của chúng ta. Cơ đốc nhân trưởng thành không cầu nguyện: “Làm sao tôi thoát ra khỏi cảnh nầy?” mà “Điều chi giúp tôi thoát ra khỏi cảnh nầy?” [Wiersbe, Be Authentic, 66]. Có phải ngày nay bạn đang lọt vào giữa một cơn thử thách nghiêm trọng không? Tôi nguyện rằng điều nầy sẽ là phản ứng của bạn khi bạn tiếp tục sống trung tín với Chúa.
Ở 35.9-12, Chúa tái khẳng định giao ước của Ngài với Gia-cốp: “Khi ở xứ Pha-đan-A-ram đến, Đức Chúa Trời lại hiện ra cùng Gia-cốp nữa, ban phước cho người” (35.9). Chiếu theo sự vâng phục của Gia-cốp, một lần nữa Đức Chúa Trời hiện ra cùng Gia-cốp và khi ấy chúc phước cho ông theo ba cách.
Thứ nhứt, Đức Chúa Trời đặt tên lại cho Gia-cốp. “và phán rằng: Tên ngươi là Gia-cốp, sau nầy sẽ chẳng gọi Gia-cốp nữa, nhưng sẽ đặt là Y-sơ-ra-ên. Rồi Ngài đặt tên người là Y-sơ-ra-ên” (35.10) [Sailhamer viết: “Lần thứ hai tên của Gia-cốp được đổi thành ‘Israel’ (35.10; đối chiếu 32.28). Tại sao phải hai lần? Thật là quan trọng khi chẳng có một lời giải thích nào về cái tên ‘Israel’ trong việc đặt tên lần thứ hai. Rõ ràng là ý nghĩa tiêu cực của danh Israel (‘vật lộn với Đức Chúa Trời’, 32.28) đã bị bỏ sót. Có lẽ mục đích của sự đặt tên lần thứ hai là xóa đi ý nghĩa tiêu cực của cái tên đã được đặt lần đầu tiên. Ở điểm nầy, Gia-cốp không phải là chính Gia-cốp là kẻ ‘đã vật lộn với Đức Chúa Trời’ và loài người. Mục đích của lần đặt tên thứ nhì là cung ứng cho tên ‘Israel’ một ý nghĩa trung tính hay thậm chí một ý nghĩa tích cực — ý nghĩa của nó cho phần còn lại của Kinh Torah. Đặt lại như thế là cất bỏ quan niệm ‘vật lộn’ kết hợp với việc chơi chữ ở 32.28 rồi khiến nó đứng vững như một ngọn đèn sáng, đối chiếu nó với tên ‘Gia-cốp’ (ya`aqob), một cái tên thường gắn bó suốt câu chuyện nầy với những lần lừa dối của Gia-cốp (đối chiếu lời bình ở 27.36). Trong những cái tên nối tiếp nhau của Gia-cốp, chúng ta có thể nhìn thấy phần đánh giá của tác giả về chỗ đứng của Gia-cốp trước mặt Đức Chúa Trời” Sailhamer, Genesis]. Tại sao Đức Chúa Trời đặt tên lại cho Gia-cốp lần thứ hai (32.28)? Vì những người nam người nữ có khuynh hướng hay quên. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ lai lịch của chúng ta không được nắn đúc bởi quá khứ mà bởi tương lai của chúng ta. Lai lịch ấy không dựa vào thành tích của chúng ta; lai lịch ấy dựa theo thành tích của Đấng Christ.
Thứ hai, Đức Chúa Trời hứa với Gia-cốp nhiều dòng dõi. “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn năng [El Shaddai] [Cách Đức Chúa Trời sử dụng danh xưng “Đức Chúa Trời toàn năng” (El Shaddai), rất quan trọng trong nhận định những gì Đức Chúa Trời đã hứa cho Gia-cốp. Chính Đức Chúa Trời toàn năng mới làm thành những lời hứa nầy (đối chiếu 17.1-2)]; ngươi hãy sanh sản và thêm nhiều; một dân cho đến nhiều dân đều sẽ do nơi ngươi mà sanh, cùng các vua sẽ do nơi mình ngươi mà ra” (35.11). Lời của Đức Chúa Trời: “sanh sản và thêm nhiều” gợi lại rõ ràng ơn phước nguyên thủy về sự sáng tạo (1.28) và, vì vậy, tỏ ra Đức Chúa Trời vẫn đang “vận hành” trong việc ban phước cho toàn thể nhân loại qua Gia-cốp. Thêm nữa, ở lần đầu tiên kể từ 17.16 (“những vua của các dân tộc sẽ do nơi nàng mà ra”), sự nhắc nhở được lập ra về nét vương giả (“các vua”, 35.11) trong dòng dõi được hứa cho.
Thứ ba, Đức Chúa Trời hứa đất đai với Gia-cốp. “Xứ ta đã cho [Động từ Hy bá lai dịch là “đã cho” có ý nói tới lời hứa cho Ápraham về đất đai. Tuy nhiên, sự chiếm hữu phần đất ấy còn nằm ở tương lai. Mạng lịnh của Đức Giêhôva lập điều nầy là chắc chắn; nhưng nó có ý “đã hứa cho”. See NET Bible Notes] Áp-ra-ham và Y-sác thì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi” (35.12). Lời hứa về đất đai của Đức Chúa Trời trước tiên đã được ban cho Ápraham rồi kế đó là Y-sác, và được làm cho mới lại ở đây với Gia-cốp. Ơn phước của Đức Chúa Trời ban cho Gia-cốp khi sự dâng mình của ông đã hoàn tất, minh họa cho phần đáp ứng của Đức Chúa Trời với những ai vâng phục Ngài cách trọn vẹn.
Ở 35.13-15, Môi-se ghi lại đáp ứng của Gia-cốp đối với các lời hứa của Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời bèn ngự lên khỏi nơi Ngài đã phán cùng Gia-cốp. Người dựng một cây trụ đá tại nơi Đức Chúa Trời đã phán cùng mình, dâng lễ quán và tưới dầu vào. Đoạn, Gia-cốp đặt tên nơi Đức Chúa Trời đã phán cùng mình là Bê-tên”. Gia-cốp làm cho cơ hội nầy được long trọng bằng cách dựng lên cây trụ thứ nhì (đối chiếu 28.18) để nhớ mãi ký ức về sự thành tín của Đức Chúa Trời vì ích cho dòng dõi của ông. Không những ông biệt riêng trụ đá ấy rất đặc biệt, bằng cách đổ dầu trên nó như ông đã làm trước đó 30 năm, mà ông còn dâng lễ quán cho Đức Chúa Trời tại đó và đặt tên lại cho chỗ ấy là “Bê-tên”. Gia-cốp đang tôn vinh Đức Chúa Trời. Ông công nhận điều nầy là bởi quyền phép của Đức Thánh Linh. Đây là một hình ảnh của đời sống Cơ đốc. Đời sống ấy phải là một đời sống tôn vinh thể hiện ra dưới ảnh hưởng của Đức Thánh Linh (Ê-phê-sô 5.18-21).
Gia-cốp đang lên cao dần. Nhiều việc đang diễn ra tốt đẹp. Ông đang ở trên một nơi cao tột về mặt thuộc linh. Mọi nan đề của Gia-cốp vẫn không còn ở sau lưng ông. Có người đã nói rằng người có những nan đề ở sau lưng mình (nam hay nữ) có lẽ là một tài xế xe bus! [Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis (http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdf, 2005), 224].
Ở 35.16a, đoàn hành hương của Gia-cốp “ở từ Bê-tên đi”. Trước khi chúng ta đi xa hơn, thật là quan trọng khi nhìn biết rằng Gia-cốp không phải là bất tuân đối với Đức Chúa Trời trong việc rời khỏi Bê-tên. Những huấn thị của Đức Chúa Trời phải đi đến Bê-tên “mà ở” (35.1) rõ ràng là những huấn thị phải cư ngụ ở đó trong khi ông chu toàn lời hứa nguyện của mình. Đức Chúa Trời không bảo phải cư trú thường trực ở đó. Môi-se nói tiếp: “…họ còn cách Ê-phơ-rát chừng vài thôi đường, thì Ra-chên sanh nở. Việc sanh nở của người thật đau đớn. Trong khi khó sanh, bà mụ nói rằng: Đừng sợ chi, vì nàng còn một con trai nữa. Vả, bởi Ra-chên gần trút linh hồn, vì đang cơn hấp hối, nên người đặt đứa con trai đó tên là Bê-nô-ni; còn cha nó lại đặt tên là Bên-gia-min” (35.16b-18). Bên-nô-ni có nghĩa là “con trai của sự đau buồn ta” (35.18) [Từ ngữ Hy bá lai oni có nghĩa một là rối rắm hoặc là giàu có]. Bạn có thể tưởng tượng được điều nầy không? “Tên của bạn là gì?” “Tên của tôi là ‘Phiền Muộn’”, “Bạn sống ra sao, Phiền Muộn?” “Kinh khủng lắm”. Đối với Ra-chên, sự ra đời của Bên-gia-min là một kinh nghiệm rất đau đớn. Tuy nhiên, sự ra đời của đứa con thứ mười hai của ông làm cho buồn khổ của Gia-cốp được vơi đi đối với cái chết của Ra-chên. Vì vậy, ông đặt tên Bên-gia-min cho con trai mình, có nghĩa là: “đứa con của tay hữu ta”. Một việc mà những võ sĩ quyền anh cần biết rõ là phải để ý tay phải! Tay trái phải che chắn cho tay phải. Gia-cốp đang nói: “Đứa con nầy của ta sẽ rất có quyền lực và có ý nghĩa đối với ta”. Đây là đứa con duy nhứt mà Gia-cốp đặt tên cho, cho thấy quyền lãnh đạo mới mẻ của ông trong gia đình. Bên-gia-min đã ra đời trong xứ mà về sau trở thành một phần trong sự phân phối đất đai cho chi phái của ông. Sự ra đời của Bên-gia-min đã cung ứng cho mình tước hiệu ấy. Bên-gia-min cũng ra đời gần chính thị trấn mà Chúa Jêsus đã giáng sinh (Mathiơ 2.1). Thật là ngạc nhiên khi nhìn thấy Kinh Thánh rất thích ứng là dường nào!
Ở 35.19-21, chúng ta đọc mấy câu nầy: “Vậy, Ra-chên qua đời, được chôn bên con đường đi về Ê-phơ-rát, tức là Bết-lê-hem. Gia-cốp dựng một mộ-bia; ấy là mộ-bia của Ra-chên đến ngày nay hãy còn di tích. Kế đó, Y-sơ-ra-ên đi, đóng trại ở ngoài nơi tháp Ê-đe” [Tháp Ê-đe (hay Migdal Eder) chỉ là một tháp canh được dựng lên để giúp cho những người chăn chiên để bảo hộ bầy chiên của họ tránh những tên cướp (đối chiếu II Các Vua 18.8; II Sử ký 26.10; 27.4). Kể từ thời Jerome, giáo phụ Hội thánh đầu tiên là người đã sống tại thành Bết-lê-hem, truyền khẩu cho rằng Ê-đe ấy ở rất gần với thành Bết-lê-hem]. Gia-cốp đã chôn Ra-chên gần Ép-pha-ta, một tên xưa nói tới Bết-lê-hem (“nhà đầy bánh”) [Cả Bết-lê-hem và Ki-ri-át Giê-a-im ai cũng biết là Ép-pha-ta vì thị tộc Ép-pha-ta đã định cư ở cả hai nơi (đối chiếu I Sử ký 2.50). Constable, Notes on Sáng thế ký , 225]. Mỉa mai thay, Ra-chên, là người đã kêu khóc trong sự tuyệt vọng với Gia-cốp: “Hãy cho tôi có con, bằng không, tôi chết” (30.1), đã chết trong khi cho ra đời một đứa con. Một lần nữa, Gia-cốp phải buồn khổ qua cuộc sống của mình khi đồng đi với Đức Chúa Trời. Hỡi quí ông, một ngày kia quí vị có thể chôn cất vợ mình. Hãy sống cuộc sống hôn nhân của mình cho đáng sống. Hãy cầu nguyện rằng quí vị sẽ sống lâu hơn vợ mình để bạn có thể cung ứng cho nàng trọn những ngày trong cuộc đời của nàng.
Ở 35.22a, Môi-se viết ra những lời lo âu nầy: “Vả, nhầm khi Y-sơ-ra-ên ngụ tại xứ nầy, thì Ru-bên [Ru-bên là con trai đã đem quả phong già về cho Ra-chên, vì vậy đóng một vai nhỏ trong sự phục hồi quá ngắn ngủi mọi quyền lợi làm vợ của mẹ mình (Sáng thế ký 30.14)] có đến nằm cùng Bi-la, vợ lẽ [Một người vợ lẽ đôi khi là một nô lệ với họ người chủ đã có một số quan hệ về tình dục. Bà ta đã hưởng một số đặc ân của một người vợ, và người ta đôi khi gọi bà ta là một người vợ trong thời kỳ tộc trưởng, nhưng bà ta không phải là một người vợ đủ nghĩa của từ ấy] của cha mình; Y-sơ-ra-ên hay được việc đó”. Đây không phải là một hành động của tình cảm hay tư dục. Thay vì thế, Ru-bên đang tìm cách đạt được hai việc: Thứ nhứt, Ru-bên muốn ngăn cản nàng hầu của Ra-chên là Bi-la, không nối nghiệp Ra-chên là người vợ được cha mình yêu thương. Bằng cách biến Bila ra đáng ghét đối với Gia-cốp, Ru-bên hy vọng rằng ông sẽ xây sang mẹ của mình là Lê-a. (Lấy vợ lẽ của cha một người là cách xưng mình là chủ mới của người đàn bà). Thứ hai, Ru-bên muốn khẳng định địa vị của mình là kẻ kế tự hợp pháp của Gia-cốp [Hành vi của Ru-bên được thiết lập như một lời xưng nhận nghịch lại (một thách thức đối với) cha mình cũng như đấy là một hành vi phi đạo đức (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 22.30; II Samuên 16.21-22; I Các Vua 2.13-25). Wenham, Genesis 16-50, 327]. Trong vùng Cận Đông thời xa xưa, người nào muốn khẳng định tính ưu thế của mình trên người khác phải làm như thế, bằng cách có quan hệ tình dục với vợ hay hầu của người kia [Vì con trai lấy vợ của cha trong tư thế nầy là một lời công bố rằng giờ đây anh ta là đầu của gia đình. Khi Áp-ne lấy vợ lẽ của Sau-lơ, con trai và là kẻ kế tự của Sau-lơ là Ích-bô-sết đã phản kháng vì như thế có nghĩa là Ápne đã chiếm đoạt ngai vàng (II Samuên 3.6-11). Khi David nối ngôi Sau-lơ làm vua, ông đã xem những người vợ của Sau-lơ là vợ mình (II Samuên 12.8). Ápsalôm loạn nghịch đã tự tuyên bố mình làm vua bằng cách lấy vợ lẽ của cha mình (II Samuên 16.20-23), và yêu cầu của A-đô-ni-gia phải lấy A-bi-sác làm vợ mình cũng y như thách thức quyền bính của Sa-lô-môn đối với ngai vàng (I Các Vua 2.13-25)].
Ru-bên hành động như trưởng nam khi những người con khác bản thân họ không đủ tư cách. Giấc mơ của Ru-bên, ấy là có hai người quyền lực nhất trong Israel sẽ là Ru-bên và mẹ của anh ta. Tuy nhiên, hành động tội lỗi nầy sẽ trở lại ám ảnh Rubên. Cuối cùng, anh ta đã mất đi quyền lợi của mình là con trưởng nam của Gia-cốp (49.3-4). Giu-đa đã nhận được quyền cai trị là đầu của gia đình, và Lê-vi đã nhận được quyền làm thầy tế lễ của gia đình. Phần cơ nghiệp bằng hai của cha mình chuyển sang cho Giô-sép, là người đã nhận biết điều đó qua hai con trai của mình, là Ép-ra-im và Manase. Ru-bên cũng mất đi đặc ân là dòng dõi trực tiếp của Đấng Mêsi đã được hứa cho (I Sử ký 5.1-2) [Davis bình luận: “Câu 22b và mấy câu kế đó (35.23-26), thực sự xác định lai lịch của Ru-bên là con đầu lòng của Gia-cốp trong danh sách tất cả các con trai của Gia-cốp. Vẫn không có bình luận gì về những điều Ru-bên đã làm hay về phản ứng của Gia-cốp đối với việc làm của Ru-bên với nàng hầu của người vợ mà Gia-cốp ưa thích. Trong 13 chương kế đó, tác giả giữ cho độc giả luôn ngạc nhiên về ý nghĩa mọi hành động của Ru-bên. Sau cùng, ở 49.3-4, cơn thạnh nộ của Gia-cốp giáng trên con đầu lòng mình vào lúc quyết định nhất — vào lúc mà Gia-cốp công bố sự chúc phước của ông trên mấy người con. Ở 49.3-4, Gia-cốp không cho Ru-bên là người con có quyền con trưởng (đối chiếu 25.27-34). Ru-bên đã được ban cho quyền con trưởng; ông cũng là người mà qua ông Đấng Mêsi sẽ ngự đến, nhưng ông đã đánh mất các đặc ân quan trọng đó vì giây phút dại dột, tội lỗi ghê gớm nhất”. Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003)].
Tội lỗi luôn luôn có những hậu quả rất là đắt giá. Đến cuối cùng, nó chẳng có một giá gì hết. Vì thế, mục tiêu là cần phải sống với sự cuối cùng ở trong trí. Hôm nay, hãy suy gẫm xem tội lỗi đã đưa bạn tới đâu. Bạn sẽ trả một giá rất là cao đấy, có phải không?
Trong khi Gia-cốp đã thực hiện một số bước rất dài trong chương nầy, một lần nữa ông chứng tỏ tính tiêu cực của mình. Môi-se chỉ ra tính tiêu cực đó ở đây: “Israel [Danh Israel, thay vì Gia-cốp, có thể cho rằng ở đây vị tộc trưởng đã phản ứng đúng (là Israel, chớ không phải lão gia “Gia-cốp”) cho tình huống nầy] hay được việc đó”. Gia-cốp đã hay biết mọi hành động tội lỗi của Ru-bên nhưng đã chẳng làm gì về điều đó. Ức đoán của tôi, ấy là tội lỗi của chính Gia-cốp trong việc cướp lấy quyền con trưởng và ơn phước của Ê-sau, là con đầu lòng của Y-sác, đã ngăn trở ông không nắm lấy hành động kỷ luật nghịch lại con ruột của mình. Cũng một thể ấy tội lỗi của Vua David với bà Bát-sê-ba đã ngăn ông không nắm lấy hành động nghịch lại con trai mình là Ápsalôm, là đứa con đã ngủ với các nàng hầu cha nó (II Samuên 16.21-22).
Ngạc nhiên thay, bất chấp những hoạt động bất thường trong gia đình của Gia-cốp, chương trình của Đức Chúa Trời vẫn sẽ tác động trong lịch sử nhân loại qua 12 người con của Gia-cốp (xem I Côrinhtô 1.26-29). Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta kết thúc ở 35.22b-29: “Vả, Gia-cốp có được mười hai con trai. Con của Lê-a là Ru-bên, trưởng nam của Gia-cốp; kế nữa là Si-mê-ôn, Lê-vi, Giu-đa, Y-sa-ca và Sa-bu-lôn. Con của Ra-chên là Giô-sép [Sailhamer lưu ý: “Giống như Ápraham có hai con trai và chỉ một người là con của lời hứa, và giống như Y-sác có hai con trai và chỉ một người là con của ơn phước, cũng vậy giờ đây Gia-cốp, dù ông có mười hai con trai, có hai vợ (Lê-a và Ra-chên); và mỗi người đều có một con trai (Giu-đa và Giô-sép) có thể đấu tranh hợp pháp về phước hạnh. Trong truyện tích nối theo sau, tác giả giữ cả hai người con nầy, Giô-sép và Giu-đa, trước mặt quí độc giả là những kẻ kế tự hợp pháp của lời hứa. Như truyện tích Gia-cốp đã lượng trước rồi, đến cuối cùng thì chính là Giu-đa, con của Lê-a, chớ không phải Giô-sép, con của Ra-chên, đã kiếm được ơn phước đó (49.8-12).” Sailhamer, Genesis] và Bên-gia-min. Con của Bi-la, đòi của Ra-chên là Đan và Nép-ta-li; và con của Xinh-ba, đòi của Lê-a, là Gát và A-se. Ấy đó là các con trai của Gia-cốp sanh tại xứ Pha-đan-A-ram [Bên-gia-min không ra đời ở Pha-đan Aram mà ở gần thành Bết-lê-hem (35.16-18). Vì thế câu nói cho rằng 12 người con của Gia-cốp ra đời ở Pha-đan Aram (35.26) phải được hiểu như một tổng thể] Gia-cốp đến cùng Y-sác, cha mình, ở Mam-rê, tại thành Ki-ri-át-A-ra-ba, tức là Hếp-rôn, nơi Áp-ra-ham và Y-sác đã kiều ngụ. Y-sác hưởng thọ được một trăm tám mươi tuổi. Người tuổi cao tác lớn, thỏa mãn về đời mình, tắt hơi [Với tường trình Gia-cốp đang bước vào sản nghiệp của cha mình, lịch sử cuộc đời của Y-sác kết thúc. Ông đã được chôn trong hang đá Mặc-bê-la gần Hếp-rôn (49.29-31). Y-sác đã sống 12 năm sau khi Gia-cốp về ở tại Hếp-rôn. Ông đã dự phần vào nổi buồn của Gia-cốp về cái chết của Giô-sép, nhưng đã chết một thời gian ngắn trước khi Giô-sép thăng quan ở Ai cập], được về cùng tổ phụ. Ê-sau và Gia-cốp, hai con trai, chôn người”. Gia-cốp đã rời khỏi Bê-e Sê-ba với chỉ một cây trượng trong tay mình. Giờ đây ông trở lại với 12 người con trai, một gia đình đông đúc, và nhiều bầy gia súc. Qua 12 người con của Gia-cốp, Đức Chúa Trời sẽ làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài.
Phần cuối truyện tích Gia-cốp được đánh dấu bằng sự chết của cha ông là Y-sác [Y-sác đã sống 180 năm và rồi đã qua đời. Phân đoạn Kinh Thánh cho thấy ở đây chúng ta có ấn tượng rằng Y-sác đã qua đời một thời gian ngắn sau khi Gia-cốp trở về. Không phải như vậy đâu! Nhưng ông đã sống thêm 12-13 năm]. Mục đích của phần lưu ý nầy không chỉ là tường trình lại sự chết của Y-sác mà thay vì thế để tỏ ra sự ứng nghiệm trọn vẹn lời hứa của Đức Chúa Trời cho Gia-cốp (28.21). Theo lời hứa nguyện của Gia-cốp, ông đã xin rằng Đức Chúa Trời quan phòng ông trong suốt chuyến đi và chuyến về của ông thật là an toàn ở nhà cha mình. Vì thế, phần kết thúc của câu chuyện đánh dấu sự ứng nghiệm sau cùng những lời nầy giống như Gia-cốp đã trở về lại nhà cha của mình là Y-sác, trước khi cha ông qua đời [Sailhamer, Sáng thế ký]. Kinh Thánh nói rằng khi ông qua đời ông đã “tuổi cao tác lớn, thỏa mãn về đời mình, tắt hơi, được về cùng tổ phụ”. Tư tưởng ấy, “được về cùng tổ phụ” là gợi ý về sự sống sau khi chết. Thật là tình cờ, đây là lần tường trình sau cùng cho biết Gia-cốp và Ê-sau gặp nhau. Nhiều năm trước họ đã phân cách nhau vì cha của họ; giờ đây họ đã xúm lại để lo chôn cất cha mình (35.27-29).
Giống như Gia-cốp, bạn có để ra 30 năm sau cùng chỉ cách ý chỉ của Đức Chúa Trời có 30 dặm không? Sự phục hòa lại của Gia-cốp với Đức Chúa Trời tại Bê-tên, đòi hỏi vài hành động nơi phần của Gia-cốp. Thứ nhứt, ông phải đến với địa điểm mà ở đó ông thôi không chạy theo đường lối riêng tội lỗi của mình và một lần nữa vâng theo những gì ông biết rõ là ý chỉ của Đức Chúa Trời. Thứ hai, ông phải dẹp bỏ đi các tượng thần ngoại bang mà ông đã có, là thứ làm mất lòng Đức Chúa Trời. Sau cùng, ông phải làm hòa lại với các thành viên trong gia đình mình, những người mà ông đã gây tổn thương và làm phật lòng bởi tội lỗi của ông (Mathiơ 5.23-24; 18.15-17). Thật là quan trọng khi dân sự của Đức Chúa Trời biết làm theo và tuân giữ những sự ký thác mà họ đã lập về việc dự phần vào chương trình của Ngài. Khi họ tự ký thác với Ngài trong sự thanh sạch và thờ phượng, Ngài phó thác chính mình Ngài vào việc chúc phước cho họ.
Bạn có bao giờ học ngoại ngữ chưa? Ngoại ngữ ấy thật khó và dễ nãn lòng lắm. Sau vài tháng học hỏi, có một sự cám dỗ muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, thật là quan trọng khi quay lại với phần mở đầu của chương trình. Khi lần đầu tiên chúng ta nhìn vào tiếng Hy lạp, tiếng Tây ban Nha, tiếng Pháp, hay tiếng Đức, ngay cả mẫu tự giống như gà mổ vậy. Chúng ta thấy rất yên ủi khi nhớ lại mình tiến bộ là dường nào.
Cũng thật như thế trong đời sống thuộc linh. Có những lúc khi chúng ta nhìn lại cách ăn ở thuộc linh của mình giống như thể chúng ta chẳng đi tới đâu hết. Chúng ta có thể cảm thấy bị phủ lút bởi những thất bại và sự chúng ta bất khả không làm chủ được đời sống Cơ đốc. Đấy là những lúc mà chúng ta cần phải dừng lại rồi xem xét coi chúng ta có thể kiếm được một sự tán thưởng Đức Chúa Trời đã đem chúng ta đi bao xa. Đức Chúa Trời không đòi hỏi sự trọn vẹn ngay tức thì đâu, nhưng Ngài đang dẫn dắt chúng ta từng chút một, thực hiện những cuộc đột nhập vào trọng tâm cái tôi của chúng ta và làm công việc của Ngài trong đời sống chúng ta từng hồi từng lúc một [Adapted in part from Walton, Genesis, 640].


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét