Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Xin chào chiến tranh (Eph 6.10-12)



Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Xin chào chiến tranh
Êphêsô 6.10-12
1. Bố tôi lên tàu nhập ngũ vào ngày sau Lễ Giáng Sinh năm 1943. Vào đầu tháng Sáu, khi các lực lượng đồng minh đang đổ bộ vào các bờ biển đẫm máu Normandy, bố tôi có mặt trên chiếc tàu băng ngang biển Đại tây dương. Ông cập vào bờ biển Omaha tuần lễ đầu tiên của tháng 7 năm 1944. Ông mới được 21 tuổi và bắt tay lo công việc nhà nông. Ông nói ông nhớ nhất về những ngày đầu tiên của mình ở phía Bắc nước Pháp, ở đó nhiều thi thể… nhiều thi thể đã chết … những thương vong trong các trận đánh khủng khiếp trên bờ biển, trong những công sự và trong những chiếc hàng rào phòng thủ. Ông tự mình trở thành một thương binh chỉ trong mấy ngày sau đó. Xin chào chiến tranh, chàng thanh niên. Theo một ý nghĩa, đấy là đề tựa của phân đoạn Kinh thánh hôm nay, một lời chào đối với chiến trường thuộc linh, một sự hướng dẫn bước vào bãi chiến trường của mọi thời đại.
2. Hôm nay chúng ta bước sang tiểu đoạn cuối của sách Êphêsô. Trong các chương 1-3, chúng ta đã học về SỰ GIÀU CÓ của tín đồ. Trong 4-6.9, chúng ta đã học về CÁCH ĂN Ở của người tín đồ. Trong tiểu đoạn cuối cùng nầy, 6.10-24, chúng ta sẽ học về CHIẾN TRẬN của người tín đồ. Watchman Nee nói rằng sách Êphêsô có thể được khởi động với ba động từ. Chúng ta NGỒI trong các nơi trên trời với Đấng Christ, chúng ta BƯỚC ĐI với một tư thế xứng đáng trong sự yêu thương, sáng láng và khôn ngoan, và giờ đây chúng ta ĐỨNG chống lại kế sách một kẻ ác.
3. Nếu quí vị là một con cái của Đức Chúa Trời, được chọn từ cái nền của thế gian, được đưa vào làm con nuôi trong gia đình của Đức Chúa Trời, được cứu chuộc nhờ vào huyết của Ngài và được đóng ấn bởi Thánh Linh Ngài … Nếu quí vị đang bước theo Đấng Christ, được đầy dẫy Đức Thánh Linh và thuận phục với các tín hữu khác tìm kiếm sự bình an trong tất cả các mối quan hệ, trong Hội thánh, trong hôn nhân, với gia đình và trong sở làm của quí vị, quí vị phải biết chắc rằng Satan đang theo sau quí vị đấy. I Phierơ 5.8 chép: "Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được". Mặt khác, nếu quí vị chưa giáp chiến với kẻ thù, thế thì quí vị đang sống một đời sống phi luân hay nhàn rỗi. Hắn không tìm cách "nuốt" quí vị vì hắn đã có quí vị rồi!
4. Hỡi tín hữu, hãy lắng nghe nầy. Chiến trường thuộc linh không phải là một sự lựa chọn trong đời sống Cơ đốc. Nếu quí vị là một tín đồ, quí vị phải dấn thân vào cuộc chiến. Không một ai khác có thể đánh trận thay cho quí vị được. Không có một Cơ đốc nhân tinh nhuệ nào chuyên nghiệp trong việc quở trách ma quỉ. Không có một Lực Lượng Đặc Biệt, Lính Mũ Nồi Xanh hay Đội Hải Cẩu thuộc linh nào cả. Tôi đang có mặt trong bãi chiến trường. Quí vị đang có mặt trên bãi chiến trường… thích hay không, chúng ta phải đánh. Chúng ta không thể không biết chiến trường thuộc linh ấy.
5. Có một sự tranh chiến trong vũ trụ mắt thường không thấy được giữa thiện và ác, giữa sáng và tối, giữa Đức Chúa Trời và Satan. Những thương vong là những người nam người nữ, con trai con gái. Trong cuộc chiến nầy không có ngừng pháo, không có ngừng bắn, không có thời gian nghỉ, không có tù binh và không có doanh trại. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách hiểu biết cuộc chiến đấu của mình ở câu 12 và rồi trở lại với các câu 10-11 để xem xét năng lực và sự bảo hộ của chúng ta.
I. CUỘC CHIẾN ĐẤU của chúng ta trong chiến trường thuộc linh (câu 12).
A. Cuộc chiến đấu của chúng ta là chơn thật.
1. Trong câu 10 Phao-lô nói: "Vả lại, anh em…". Chúng ta có thể dịch một cách chính xác: "Từ giờ trở đi, anh chị em…". Trong câu 12, ông dùng nhân xưng đại danh từ "chúng ta". Về mặt cơ bản, nói như thế có nghĩa là hết thảy chúng ta đều phải dấn thân vào trong Cuộc Đại Chiến nầy giữa Đức Chúa Trời và kẻ thù.
2. Ý tưởng của con người về Satan thường rơi vào một trong hai thái cực.
a. Ở một thái cực, có những người không tin vào lãnh vực siêu nhiên. Họ chỉ thiên về lãnh vực vật chất và không thể thấy được bất kỳ sự sống nào ở bên kia cuộc sống vật lý nầy. Họ xem Satan là một biểu tượng của điều ác, chớ không phải là hiện thân của điều ác.
George Barna trong một hội nghị quốc gia đã phát biểu "Ma quỉ, hay Satan, không phải là một hữu thể sống động, mà chỉ là biểu tượng của điều ác". Giữa vòng những kẻ xưng mình đã được sanh lại, 32% đã mạnh mẽ đồng ý, 11 % đồng ý ở một mức độ nào đó và 5% không biết. Thế là, trong tổng số đáp ứng lại, 48% một là đồng ý Satan chỉ là biểu tượng hay không biết!
b. Thứ hai, ở thái cực kia là những người chuyên đổ thừa cho ma quỉ về mọi sự. Những người nầy nhìn thấy một con ma ở đàng sau từng bụi cây và quanh từng góc xó. Họ thường trục xuất cả bầy quỉ ra khỏi những máy tính bị đập nát và những ngọn đèn giao thông bị lỗi!
3. Đâu đó thuộc khu giữa là thực tại của Kinh thánh. Satan và các đạo binh ma quỉ của hắn đang sống động và mạnh giỏi trên hành tinh quả đất. Satan là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Vì hắn không thể làm gì với Đức Chúa Trời được, hắn chọn tấn công điều chi là quí báu đối với Đức Chúa Trời... ấy là chúng ta.
Tôi có xem một cuộn phim ngày kia chiếu về một đội bóng của trường đại học. Đội bóng đã bị thua một trận chính. Một nhóm cổ động viên đổ thừa cho huấn luyện viên. Họ không có quyền tranh chấp với huấn luyện viên cho nên họ sử dụng chiến thuật du kích để lôi kéo sự chú ý của ông ta. Họ đổ rác trên sân của ông ta, xịt sơn trước nhà của ông ta và cắt vỏ xe hầu làm cho ông ta phải bối rối. Đấy là những gì Satan đang làm. Hắn không làm chi được đối với Đức Chúa Trời nhưng hắn có thể làm nhiều việc đối cùng chúng ta.
B. Cuộc chiến của chúng ta rất riêng tư.
1. Hãy chú ý từ "đánh trận" hay "chiến đấu" trong câu 12. Từ nầy có ý nói chiến đấu tay trong tay, mano a mano, theo như người Tây ban Nha đã nói. Những hình ảnh theo từ nguyên học, chúng di động tới lui ghìm chặt trong cuộc chiến sinh tử. Hình ảnh nầy không tỏ ra những mũi tên, pháo binh hay đạn đạo đường dài, mà ở dưới bụi đất, máu, mồ hôi và nước mắt. Đây là cuộc chiến riêng tư dành cho mỗi một người chúng ta.
2. "Đánh trận" không giống như WWF. Nó có ý nói tới một cuộc chiến đánh cho tới chết. Trong một số trận đấu vật của người Hy lạp, hai mắt của kẻ thua phải bị móc ra.
3. Dù quí vị biết chiến đấu hay không, mỗi ngày quí vị đều bị ghìm trong một cuộc chiến riêng tư với các thế lực của sự tối tăm. Mỗi ngày kẻ thù đang tìm cách có được một cái nắm bắt mới đối với quí vị hoặc tấn công một lãnh vực yếu đuối nào đó.
4. Kẻ thù của chúng ta về mặt cá nhân đánh trận khiến cho quí vị phải kiêu ngạo thay vì khiêm nhường, chia rẽ thay vì hiệp một, đầy dẫy với tư dục thay vì tình yêu thương, bước đi trong tối tăm thay vì sáng láng, trong sự dại dột thay vì khôn ngoan, trong giận dữ thay vì tiết độ, trong cay đắng thay vì vui mừng, trong sự say rượu thay vì đầy dẫy Đức Thánh Linh, trong sự độc lập lo cho bản ngã thay vì thuận phục lẫn nhau.
C. Cuộc chiến của chúng ta là cuộc chiến siêu nhiên.
1. Phao-lô tiếp đến ông nói rằng cuộc chiến của chúng ta không phải là "đánh trận cùng thịt và huyết". Cuộc chiến tay trong tay nầy không phải đánh bằng các phương tiện thông thường. Chúng ta không thể chiến đấu với kẻ thù giống như chúng ta đánh với một con người được. Đấy là lý do tại sao câu 10 chép chúng ta cần phải "làm mạnh dạn TRONG CHÚA, nhờ SỨC TOÀN NĂNG của Ngài".
2. Quí vị không thể chống cự một cơn lũ bằng khẩu súng phun lửa được. Những ngọn lửa không có tác dụng gì đối với một bức tường nước. Quí vị không thể ngăn chận một nạn cháy rừng bằng ngọn đèn pha được. Chiếu đèn trên một ngọn lửa sẽ không ngăn chặn được nó. Cũng một thể ấy, chúng ta không thể tham dự một cuộc chiến thuộc linh với những chiến thuật đời nầy được.
3. Một trong những lý do chúng ta thua trận thường là vì chúng ta cố gắng để chiến thắng bằng sức lực của con người chúng ta. Đây là một lẽ thật rất quan trọng. Nếu quí vị tìm cách kháng cự điều ác bằng sức lực con người của quí vị, quí vị sẽ luôn luôn thua trận cho xem!
D. Cuộc chiến của chúng ta đang chống lại kẻ thù có quyền lực.
1. Cuộc chiến của chúng ta không phải chống lại "thịt và huyết", thay vì thế, cuộc chiến nầy là chống lại những kẻ thù có thế lực. Phần sau của câu 12 mô tả "các thần dữ ở các miền trên trời", là đạo binh gây chết chóc, không thấy được bằng mắt thường của Satan. Không những chúng ta đánh trận chống lại Satan, mà còn chống lại các đạo binh thiên sứ đã sa ngã của hắn nữa.
2. Phao-lô ở đây, như trong các phân đoạn Kinh thánh khác, mô tả các đẳng cấp và sự tổ chức của các thế lực gian ác siêu nhiên mắt thường không thấy được nầy. Có "chủ quyền, … thế lực, …vua chúa của thế gian mờ tối nầy" và "các thần dữ ở các miền trên trời" nữa. Họ ở "các miền trên trời", nghĩa là lãnh vực thuộc linh mắt thường không sao nhìn thấy được. Họ không tới được từng trời cao nhất nơi Đấng Christ đang ngự, mà họ xuống chà đạp trên loài thọ tạo. Êphêsô 2.2 chép chúng ta từng "học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung".
3. Những phân bố về đẳng cấp như thế nầy cho thấy rằng các lực lượng của Lucifer đã được tổ chức theo một hệ thống từ thấp lên cao, rộng khắp và rất hiệu quả. Từ Hy lạp ở đàng sau "thế lực" là kosmokratos hay cosmocrat có nghĩa là "các bậc cai trị của thế giới". Điều nầy có ý nói tới các thiên sứ có đẳng cấp cao đã sa ngã giống như các vua xứ Ba tư và Hy lạp, họ đã ngăn trở thiên sứ sứ giả được sai đến với Đaniên. (đối chiếu Đaniên 10.12-13,20).
4. Dù các tước hiệu nầy có nghĩa gì đi nữa, chúng ta dám chắc rằng chúng ta có những kẻ thù đầy thế lực đã dàn trận trong một đạo binh có kỷ luật và thiện chiến.
5. Họ thường xuyên có mặt trong trận đánh chống lại quí vị và tôi. Họ muốn làm cho chúng ta bị thương, hủy diệt và giết chết chúng ta nếu có thể được. Nếu họ không thể làm như thế, họ sẽ tính toán hủy hoại đời sống chúng ta với những gia đình tan vỡ, nghiện ngập, cay đắng, thất vọng, ngã lòng, bạo lực, v.v…
E. Cuộc chiến của chúng ta có những hàm ý quan trọng.
1. Thứ nhứt, Satan vốn có quyền lực rất khủng khiếp. Hắn không có quyền lực giống như Đức Chúa Trời có đâu. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá. Satan là một tạo vật. Tuy nhiên, hắn là một tạo vật có quyền lực. Hắn tạm thời đang thống trị thế gian. Không như Đức Chúa Trời, hắn chỉ có thể hiện hữu ở một địa điểm vào một thời khắc nào đó. Tuy nhiên, bộ phận lớn lao ma quỉ, các thiên sứ sa ngã, đang làm theo mệnh lệnh của hắn trên khắp thế gian.
a. 1 Giăng 5.19 chép: "Chúng ta biết mình thuộc về Đức Chúa Trời, còn cả thế gian đều phục dưới quyền ma quỉ".
b. Chúa Jêsus gọi hắn là "vua chúa của thế gian nầy" trong Giăng 12.31.
c. II Cô-rinh-tô 4.4 mô tả hắn là "chúa đời nầy" là kẻ "đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ … là ảnh tượng của Đức Chúa Trời".
d. Êphêsô 2.2 gọi hắn "vua cầm quyền chốn không trung tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch".
e. Công vụ các Sứ đồ 26.18 cung ứng cho chúng ta sứ mệnh của Phao-lô: "đặng mở mắt họ, hầu cho họ từ tối tăm mà qua sáng láng, từ quyền lực của quỉ Sa-tan mà đến Đức Chúa Trời".
f. Trong Khải huyền 9.11, hắn được mô tả bằng từ Hy bá lai "A-ba-đôn" ("một kẻ xấu") và từ Hy lạp là "Apollyon". Cả hai từ đều dịch là "kẻ hủy diệt".
2. Thứ hai, Satan rất độc ác kinh khủng. Rôma 1-3 dạy cho chúng ta biết rằng con người bởi tính di truyền hoàn toàn bị hư hỏng. Không một ai dạy chúng ta phải phạm tội cả. Từng phần trong bổn tánh của chúng ta đã bị hoen ố bởi tội lỗi. Tuy nhiên, nói như vầy không có nghĩa là chúng ta đều là xấu xa cả đâu. Chúng ta luôn luôn bị xem là ngày càng tệ hại hơn. Một số người rơi vào cấp độ đồi bại sâu hơn, giết người, hiếp dâm, gạ gẫm trẻ em, v.v… Tuy nhiên, không có ai, KHÔNG CÓ AI, đã rơi vào cấp độ của Satan. Hắn hoàn toàn rất độc ác. Hắn không có chút lương tâm nào cả, không có lòng thương xót, và không có sự hối hận. Hắn ăn nuốt đau thương và khốn khổ. Hắn vui thích trong đau khổ và ghê tởm.
3. Thứ ba, Satan vốn xảo quyệt kinh khủng. Câu 11 nói tới "mưu kế" hay những hoạch định của ma quỉ. Từ nầy ra từ chữ methodia – phương pháp, chiến lược. Satan đã mài các phương pháp của hắn trong hàng ngàn năm. Tôi không chắc lắm về con số ấy, nhưng nếu quí vị cung cứng cho tôi chừng hai ngàn năm để nghiên cứu, tôi có thể trở thành một nhà toán học, khoa học, triết gia, nhà ngôn ngữ học, v.v… Chúng ta hãy nhìn vào 3 trong số những kế sách của hắn.
a. Kế sách #1. ĐÁNH LẠC HƯỚNG. Ma quỉ là bậc thầy chuyên trốn ở đàng sau những bối cảnh. Khi hắn tấn công chúng ta, chúng ta thường không nhận ra chính là hắn … chúng ta đổ thừa cho người khác, hoàn cảnh, v.v…
b. Kế sách #2. CHIA RẼ. Phương châm của hắn là phân chia và chinh phục. Chúng ta cần lẫn nhau để đánh bại hắn.
c. Kế sách #3. LỪA GẠT. II Cô-rinh-tô 11.14 chép: "… chính quỉ Sa-tan mạo làm [giả dạng như] thiên sứ sáng láng". Hắn không tấn công nhiều vào những chỗ yếu như sức lực của chúng ta. Hắn buộc chúng ta phải nương cậy vào những ta-lâng hay sự được ơn riêng của chúng ta thay vì nương cậy vào Đức Chúa Trời là Đấng đã ban chúng cho chúng ta.
II. NĂNG LỰC của chúng ta trong chiến trường thuộc linh (câu 10).
A. Kẻ thù đánh bại chúng ta khi chúng ta nương cậy vào sức riêng của mình.
1. Nếu quí vị đang tin cậy vào năng lực và sức lực riêng của mình, quí vị đang đưa ra cho ma quỉ một lời mời đánh gục quí vị đi!
2. Việc dễ nhất cho chúng ta phải làm khi chúng ta đối diện với một sự khó khăn, thử thách hay vật vã là phải xử lý với nó bằng chính sức riêng của mình. Nếu quí vị đang suy nghĩ: "Tôi sẽ liệu việc nầy bằng sức riêng của tôi" quí vị sẽ bị đòn và thậm chí quí vị cũng không biết là mình bị đòn nữa.
B. Chúng ta đánh bại kẻ thù khi chúng ta nương cậy và quyền phép của Đức Chúa Trời.
1. Khi tôi còn là một đứa trẻ, bố tôi hay nói: "Phải quyết liệt, phải mạnh mẽ". Lời khuyên tốt dành cho một đứa trẻ… chớ không phải dành cho một tín đồ đã trưởng thành. Phao-lô nói: "Phải làm mạnh dạn TRONG CHÚA".
2. Tại sao vậy? Vì Đức Chúa Trời là lớn hơn Satan! Satan vốn có quyền lực, nhưng hắn không phải ở cùng một đẳng cấp giống như Đức Chúa Trời! 1 Giăng 4.4 chép: "… vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian".
3. Hãy nhớ bối cảnh trong Xuất Êdíptô ký 7 khi Môise và A-rôn đến trước mặt Pha-ra-ôn. A-rôn ném cây gậy xuống đất thì nó biến thành một con rắn. Các thuật sĩ của Pha-ra-ôn cũng làm được việc ấy. Rắn rất nhiều. Khi ấy con rắn của Đức Chúa Trời mới nuốt hết các con rắn khác!
4. Quan trọng hơn, Chúa Jêsus đã hoàn toàn đánh bại Satan tại thập tự giá! Cô-lô-se 2.14-15 nói thể nào Chúa Jêsus đã gánh lấy tội lỗi của chúng ta và "đóng đinh trên cây thập tự; Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ". Đó là bức tranh nói tới cuộc diễu binh đắc thắng của người La mã!
5. Với danh của Chúa Jêsus, các đạo binh của địa ngục run rẩy. Gia-cơ 2.19 chép: "ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ!" Khi các môn đồ nhìn thấy những tàn phá của ma quỉ tại xứ Gadarenes, tôi đoán họ đã lui lại trong sợ hãi. Tuy nhiên, ma quỉ trong con người ấy đã sợ hãi Chúa Jêsus! Martin Luther đã viết về sự ấy trong quyển Một đồn lũy mạnh mẽ là Đức Chúa Trời của chúng ta.
Kẻ thù xưa đang tìm cách gây khốn khổ cho chúng ta Quyền lực và sự quỉ quyệt của hắn rất lớn
và được trang bị với thù hận nghiệt ngã Trên đất chẳng có chi bằng hắn được.Vua của sự tối tăm rất tàn nhẫn,
chúng ta không run sợ đối với hắn;Chúng ta chịu được cơn giận dữ của hắn,
vì số phận hắn đã được định rồi;Chỉ một chữ thôi sẽ đánh gục hắn.
6. Satan đã nhắm thẳng vào Chúa Jêsus mà bắn và đã bị thua. Vì chúng ta đang ở trong Đấng Christ, chúng ta có sự đắc thắng hoàn toàn. Chúng ta chỉ phải chiến đấu mà thôi.
7. Đừng tin cậy vào sức riêng của mình. Phải làm mạnh dạn trong Chúa. Hãy đánh trận bằng hai đầu gối của mình. Hãy tìm sức lực của quí vị ở trong Ngài!
III. SỰ BẢO HỘ của chúng ta trong chiến trường thuộc linh (câu 11).
A. Sự bảo hộ của chúng ta đòi hỏi việc mang lấy khí giới của Đức Chúa Trời.
1. Phao-lô nói rằng chúng ta cần phải "mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời". "Khí giới của Đức Chúa Trời" là một ẩn dụ nói tới những bộ phận cấu thành đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh. Chúng ta sẽ xem xét sáu mẫu khí giáp vào tuần tới.
2. "Khí giới của Đức Chúa Trời" tiêu biểu cho sự bảo hộ siêu nhiên đang sẵn có cho từng tín đồ từ "Đấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp phạm" (Giu-đe 24).
B. Sự bảo hộ của chúng ta đòi hỏi việc sẵn sàng chiến đấu [hay lập một chỗ đứng]. Đây là thuật ngữ nhà binh, đề cập tới việc nắm lấy một địa vị cụ thể trong trận đánh … lập một chỗ đứng. Đây là ba chìa khoá cho việc lập một chỗ đứng chống lại kẻ ác.
1. Hãy nhớ rằng chúng ta đã được giải cứu. Cô-lô-se 1.13: "Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài". Cái nắm bắt duy nhứt mà Satan có trên quí vị chính là những gì quí vị đang trao cho hắn. Sự đắc thắng đã thuộc về chúng ta rồi.
2. Hãy nhớ chúng ta không thể đuổi quỉ đi được. Khi thốt ra "nhơn danh Chúa Jêsus" sẽ không nhất thiết làm cho mọi việc ra dễ dàng hơn đâu. Chúng ta đánh bại những đạo binh của địa ngục bằng cách đầy dẫy Đức Thánh Linh và sống trong sự thánh khiết và bình an. Gia-cơ 4.7 chép: "Vậy hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em".
3. Hãy nhớ chúng ta mạnh mẽ nhất khi chúng ta yếu đuối nhất. Khi chúng ta yên nghỉ trong Chúa, chúng ta được an ninh nhất. Đức Chúa Trời phán với Phao-lô trong II Cô-rinh-tô 12.9: "Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối". Tiếp đến Phao-lô nói: "… Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi… vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ".
Một vị Mục sư, cũng là một cựu chiến binh, đã chia sẻ câu chuyện lúc nhập ngủ, ông được phân công chỉ huy một Trung đội với một Trung sĩ đầy kinh nghiệm. Ông ta ra lịnh triển khai các tân binh mũ xanh trong một giao thông hào trên chiến trường. Ông ta lấy con dao găm rồi rạch những dấu hiệu trên đất theo hai bên hông của mỗi người. Rồi ông nói: "Hỡi binh sĩ, trận đánh của các anh đang hiện hữu giữa hai dấu hiệu nầy. Phần việc của các anh là bảo hộ 24 inches bãi chiến trường của các anh. Đừng lo về mọi sự và ai khác. Đó là việc của tôi. Đừng lo về toàn bộ trận đánh, đấy là việc của bộ chỉ huy. Các anh chỉ lo về 24 inches của mình, đấy là bãi chiến trường của các anh đấy". Đôi khi chúng ta bị áp đảo bởi cái va chạm lớn lao giữa sự công bình và điều ác đến nỗi chúng ta quên đi bãi chiến trường của cá nhân mình. Những cuộc chiến đã được đánh đấm và chiến thắng nhờ các cuộc chạm trán nhỏ. Có phải quí vị đang giữ lấy 24 inches của mình? Có phải quí vị đã sẵn sàng chiến đấu? Cho phép tôi để lại cho quí vị câu chìa khoá nầy, Rôma 16.20 chép: "Đức Chúa Trời bình an sẽ kíp giày đạp quỉ Sa-tan dưới chân anh em. Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jêsus chúng ta ở cùng anh em!"
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét