Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Gen 46-47: "Một gia đình đông đúc, phước hạnh"



"Một gia đình đông đúc, phước hạnh "

(Sáng thế ký 46-47)
Có bao giờ bạn đưa cả gia đình đông đúc đi nghỉ hè chưa? Tôi đã từng rồi đấy. Khi tôi lớn lên, gia đình Krell đã thực hiện nhiều kỳ nghỉ lắm rồi. Nhưng có hai người đứng ngoài. Nếu bạn có thể tin điều nầy, gia đình của chúng tôi bốn người đã thực hiện hai (không phải một, mà là hai) kỳ nghỉ gia đình lâu 6 tuần lễ khắp nước Mỹ trong một Subaru. Phải, đúng như thế đấy, trong một Subaru! Không phải một chiếc xe tải, không phải loại nhà trên xe tải … một Subaru. Không cần phải nói, hai chuyến đi nầy dẫn tới một sự gắn bó gia đình rất trang trọng. Tôi không nghĩ có ai trong chúng ta đã từng khám phá trọn vẹn sự ấy.
Ở Sáng thế ký 46-47, Giacốp và gia đình ông dấn thân vào kỳ nghỉ gia đình riêng của họ. Bạn có thể gọi đấy là “Sự Hội Hiệp Của Gia Đình Trong Xứ Ai Cập”. Giacốp vừa nhận được tin tức nói rằng đứa con ông ưa thích là Giôsép, hãy còn sống. Vì vậy ông sửa soạn gia đình rời xứ Canaan rồi nhắm tới việc hội hiệp với Giôsép trong xứ Ai Cập [Giacốp đã có những cảm xúc hỗn hợp khi ông hướng tới trước để đi gặp lại Giôsép. Đồng thời, ông nhận ra ông đang rời phần đất đã được hứa cho gia đình ông bởi Đức Chúa Trời. Lần di chuyển nầy rất quan trọng cho Giacốp giống như chuyến đi của Ápram từ xứ Urơ (12.1-3), chuyến đi của Giacốp đến Phađan Aram (28.1-22), hay chuyến trở lại xứ Canaan của ông (31.3-54), Đức Chúa Trời đã khích lệ với những lần hiện thấy trong mọi sự đó].
Cảnh 1: Đức Chúa Trời dẫn dắt Giacốp và gia đình ông chuyển sang Ai cập (46.1-7). Câu chuyện của chúng ta bắt đầu ở 46.1: “Y-sơ-ra-ên [Giacốp]
[Sự thực cho thấy rằng các danh xưng “Israel” và “Giacốp” đã được sử dụng chéo nhau cho thấy các ý nghĩa tiêu cực của tên mà Giacốp lấy làm ưa thích (Sáng thế ký 31.11; 32.28; 35.10)] ra đi, đem theo các tài vật mình. Đến Bê-e-Sê-ba, người bày của lễ dâng cho Đức Chúa Trời của Y-sác, cha mình”. Giacốp được 130 tuổi khi ông ra khỏi Ai cập. Nếu ông còn sống ngày nay, ông sẽ nghỉ hưu và sống theo An Sinh Xã Hội trong hơn 65 năm. Đây là không phải là thời kỳ mà người ta bắt đầu đưa ra những thay đổi cơ bản trong đời sống của họ. Nhưng Giacốp sắp sửa mở ra một cuộc mạo hiểm đức tin đáng nhớ nhất trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên, để dự phần vào chương trình khó có thể tin được của Đức Chúa Trời.
1. Ông phải lìa bỏ mọi sự thân quen và an nhàn theo đời nầy. Làm theo chương trình của Đức Chúa Trời thường gồm có việc bước đi bởi đức tin và tỏ ra một sự liều lĩnh. Nếu Đức Chúa Trời kêu gọi bạn đến một địa điểm khác hay công ăn việc làm khác, liệu bạn có đi đến nơi Ngài hướng dẫn bất chấp mọi rủi ro cho sự an nhàn cá nhân của bạn không? [Nói theo con người, tái định cư ở Ai cập dường như ngược lại với lời hứa của Đức Chúa Trời, Ngài ban cho tuyển dân Ngài xứ Canaan. 215 năm trước, ông nội của Giacốp là Ápraham, đã đối mặt với một tình thế chẳng đặng đừng tương tự. Trong khoảng thời gian đói kém nghiệt ngã, ông đã xuống xứ Ai cập mà chẳng có cầu hỏi Đức Giêhôva và đã đem lại sự thiệt hại lớn cho gia đình ông như một kết quả của việc thất bại không tìm kiếm mưu luận của Đức Chúa Trời (12.10-20). Rồi sau đó, cha ruột của Giacốp là Ysác, đã xem xét việc xuống Ai cập trong một nạn đói khác. Nhưng khi ông cầu hỏi Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời đã dạy ông đừng xuống xứ Ai cập, mà chỉ tin cậy Ngài tiếp trợ cho các nhu cần của họ (26.2-3). Và Ngài đã tiếp trợ cho! Thật là dễ hiểu, Giacốp vốn quan tâm đến việc bước đi ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Vì vậy, thay vì phỏng đoán, hay nương vào sự hiểu biết riêng, ông đã cầu hỏi Đức Giêhôva. Đây là một bước đi khổng lồ cho Giacốp phải nắm lấy].
2. Ông phải tin rằng ông vẫn có một sứ mệnh từ Đức Chúa Trời. Khi hầu hết Cơ đốc nhân sẽ chuyển chức vụ cho thế hệ kế tiếp từ lâu, Giacốp lại thực thi những bước đức tin khổng lồ. Có phải bạn bằng lòng tìm kiếm những phương thức sáng tạo để giữ lấy sự phục vụ và chu toàn chương trình của Đức Chúa Trời cho đời sống của bạn không?
3. Ông đã bằng lòng vâng theo Lời của Đức Chúa Trời bất luận phải trả giá nào. Có phải bạn kính sợ Chúa đủ để chối bỏ mình, vác lấy thập tự giá mình mỗi ngày mà bước theo Ngài không (Luca 9.23-25)?
May thay, Giacốp khởi sự ngay tức khắc bằng cách trước tiên dâng của lễ cho Đức Chúa Trời! [Chuyến đi xuống Ai cập của Giacốp rất khác biệt đối với chuyến đi của các tổ phụ mình (chương 12)! Cả hai đều tìm kiếm sự an ninh của Ai cập vì cớ sự đói kém. Để cứu lấy bản thân mình, Ápraham đã dính dáng vào sự dối trá. Để cứu gia đình mình, Giacốp dấn thân vào sự phước hạnh. Pharaôn lúc chuyến thăm của Ápraham chỉ vui sướng không muốn nhìn thấy Ápraham quay trở lại với xứ sở của ông ta. Còn Pharaôn trong chuyến thăm của Giacốp khăng khăng rằng Giacốp phải ở lại và định cư trên một mãnh đất chọn lọc. Ápraham lui ra khỏi Ai cập. Đối với Giacốp, Ai cập là một quê hương mới. Ápraham rời khỏi Ai cập khi còn sống (và vui sướng khi ra khỏi đó!). Còn Giacốp sẽ qua đời mà rời khỏi Ai cập. Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 613]. Những thứ của lễ của Giacốp không phải là của lễ thiêu, mà là của lễ cảm tạ vì Giôsép còn sống và là những lời thề bước theo Đức Chúa Trời [Wenham lưu ý rằng từ ngữ “của lễ” (zebach) là một từ bao quát nói tới con sinh, thường được mô tả những của lễ bình an (xem Lêvi ký 3), là những của lễ được dâng khi đưa ra những lời thề, hoặc những hành động của sự cảm tạ. Động lực ấy rất thích ứng ở đây. Việc dâng của lễ đôi khi được xem là phần đầu cho sự cảm thúc tiên tri (Dân số ký 23.1, 14, 29; Thi thiên 50.5 Êsai 6.6). Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 414]. Một trong những việc là sự giúp đỡ cho tôi trong đời sống Cơ đốc là học biết dâng lên những lời cảm tạ trong mọi sự (I Têsalônica 5.18; Hêbơrơ 13.15). Tôi thách bạn nên dành thì giờ đầu đặn trong sự cầu nguyện mà chẳng xin một việc gì hết. Thay vì thế, hãy dành toàn bộ thì giờ cảm tạ Chúa vì Ngài là ai và những gì Ngài đã làm. Hãy hy sinh những thứ bạn ưa thích để cầu hỏi Ngài và chỉ để tỏ ra lời cảm tạ [R.T. Kendall, All’s Well that End’s Well. The Life of Giacốp (Carlisle, UK. Paternoster, 1998), 272]. Khi bạn làm theo như vây, bạn sẽ thấy những nổi thất vọng và thất bại trong cuộc sống gần như chẳng phải là rối rắm và bạn sẽ công nhận mọi sự đến nỗi bạn phải dâng lên lời cảm tạ.
Môise ghi lại rằng Giacốp đã dâng các thứ của lễ tại BêeSêba. Tại sao chứ? Bêesêba là đường biên giới phía cực nam của Israel. Thực vậy, đây là điểm không có chỗ quay lại. Trước khi Giacốp tiến vào vùng đất sa mạc phân rẽ xứ Canaan và Ai cập, ông đã quyết định cầu hỏi Đức Giêhôva để biết chắc rằng ông đã ở trong ý chỉ trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Bêesêba là địa điểm rất quan trọng đối với gia đình của Giacốp. Đây là nơi Ápraham đã đào một cái giếng, trồng một cây me, và kêu cầu danh của Đức Giêhôva (21.30-33). Thậm chí Ápraham đã sống tại Bêesêba sau khi dâng Ysác trên hòn núi Môria (22.19). Ysác cũng đã sống tại Bêesêba (26.23, 32-33) và xây một bàn thờ ở đó (26.24-25). Có lẽ tại chính bàn thờ nầy mà Giacốp giờ đây đã dâng lên những của lễ đó.
Chẳng sớm thì muộn, chúng ta sẽ tìm thấy chính mình tạo ra những giao điểm quan trọng trong cuộc sống khi chúng ta phải đưa ra những quyết định sống động sẽ có những hậu quả sâu xa trên chính đời sống của chúng ta và đời sống của nhiều người khác. Bạn đưa ra quyết định tại những điểm nầy như thế nào? Nhiều người chỉ đưa ra loại quyết định tốt nhứt họ có thể dựa theo phần thông tin mà họ có. Nhưng Kinh Thánh cảnh cáo chúng ta chống lại chiến lược nầy (Châm ngôn 3.5-6; Giacơ 1.5; 4.2).
Ở 46.2, Môise viết: “Trong một sự hiện thấy ban đêm kia, Đức Chúa Trời có phán cùng Y-sơ-ra-ên”. Kinh Thánh chỉ ra Đức Chúa Trời chủ yếu bày tỏ ý chỉ của Ngài ra cho các tín đồ qua Lời thành văn của Ngài (II Timôthê 3.16-17). Tuy nhiên, Ngài sẽ và đang truyền đạt qua nhiều phương tiện lắm, gồm có: sự cảm thúc bởi Đức Thánh Linh, mưu luận tin kính, các hoàn cảnh, những điềm chiêm bao và các sự hiện thấy (Giôên 2.28). Nhưng các phương tiện khải thị khác với các phương tiện nầy đã được đánh giá ngược lại với ý chỉ của Đức Chúa Trời đã tỏ ra được ghi lại trong Lời của Ngài. Bất cứ điều chi mâu thuẫn với Kinh Thánh thì phải bị chối bỏ. Kinh nghiệm cũng có thể là quan trọng, kinh nghiệm không hề là quân bài chủ của Kinh Thánh.
Trong sự khải thị nầy, Đức Chúa Trời hai lần gọi đích danh Giacốp: “Hỡi Giacốp! Giacốp!” (46.2) Đức Chúa Trời cũng đã làm điều nầy với Ápraham (22.11), Môise (Xuất Êdíptô ký 3.4), Samuên (I Samuên 3.10), Mathê (Luca 10.41), và Saulơ (Công Vụ các Sứ đồ 9.4). Nếu bạn không thể hình dung ra lý do tại sao có ai đó cứ kêu đích danh một người liên hồi, thì rõ ra bạn chưa có con cái. Giacốp thì mau lẹ hơn vì ông ấy ngay lập tức đã đáp ứng với lời kêu gọi đó: “Có tôi đây”. Đây chính là câu nói mà tổ phụ của Giacốp là Ápraham đã sử dụng khi Đức Chúa Trời kêu gọi ông (22.1). Khi Đức Chúa Trời phán, một là nghe thấy được hay qua Lời của Ngài thì đây là đáp ứng thích đáng duy nhất.
Giờ đây Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài ra. Ngài phán: “Ta là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời của cha ngươi” (46.3). Ngài đang phán: “Ta là thần linh chân thực đây”. Đây chính là phần giới thiệu Đức Giêhôva đã ban ra khi Ngài phán cùng Giacốp trong suốt sự hiện thấy cái thang bắc lên tận trời (28.13). Khi ấy Đức Chúa Trời yên ủi Giacốp bằng những lời nầy: “Hãy xuống Ê-díp-tô, đừng sợ chi” [Đây là lần thứ tư và là lần sau cùng lời yên ủi “đừng sợ chi” mà Đức Chúa Trời đã ban ra trong sách Sáng thế ký (đối chiếu 15.1; 21.17; 26.24)]. Tại sao Giacốp lại phải sợ chứ? Ông ấy đang có một cuộc gặp gỡ với Đức Chúa của vũ trụ. Đối với riêng lý do nầy, Giacốp có từng lý do để phải sợ hãi. Thực vậy, bất cứ khi nào Đức Chúa Trời tự tỏ chính mình Ngài ra cho con người theo một cách siêu nhiên, lời lẽ đầu tiên của Ngài luôn luôn là: “Đừng sợ chi!” Giacốp hay phạm sai lầm sẽ ảnh hưởng đến đời sống ông, đến những đời sống của mọi người trong gia đình ông, tương lai của dân tộc Israel, và sự ứng nghiệm các lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời. Vì vậy Đức Chúa Trời khẳng định các lời hứa của Ngài cho Giacốp (46.3b-4). Ngài tuyên bố ra mọi ý định tốt lành của Ngài trong việc đem cả gia đình của Giacốp xuống Ai cập.
1. Vì tại đó ta sẽ làm cho ngươi thành một nước lớn. Lời hứa nầy là một lời tái khẳng định giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Ápraham cùng dòng dõi của ông (12.2; 13.16; 22.17; 26.4; 28.14-15). Sự tái khẳng định nầy chứng tỏ sự thành tín vô điều kiện của Đức Chúa Trời.
2. Chính ta sẽ xuống đến đó với ngươi. Đức Chúa Trời báo cho Giacốp biết rằng Ngài sẽ cùng đi với ông vào lãnh thổ của kẻ thù nghịch. Ở đó, Đức Chúa Trời dẫn dắt, Ngài tiếp trợ…và bảo hộ. Chẳng cần gì phải lo sợ nữa.
3. Và chính ta cũng sẽ dẫn ngươi về chẳng sai. Đức Chúa Trời đang làm ứng nghiệm mọi lời lẽ mà Ngài đã phán ở 15.13-14 khi Ngài báo cho Ápraham biết rằng dòng dõi ông sẽ làm khách lạ trong một đất không thuộc về họ. Đức Chúa Trời phán rằng họ sẽ ở trong xứ ngoại bang đó trong 400 năm và rồi Đức Chúa Trời sẽ xét đoán dân lấn lướt họ, họ sẽ ở lại đó và dân sự của Đức Chúa Trời sẽ được buông tha. Lời của Đức Chúa Trời luôn luôn ứng nghiệm. Vì vậy cái điều bạn và tôi thực sự có cần là phải lắng nghe từ nơi Ngài.
4. Chính tay Giôsép sẽ vuốt mắt ông. Giacốp sẽ tận hưởng thêm 17 năm sống nữa. Rồi thay vì chết mà không có đứa con trai mình yên ủi, Đức Chúa Trời đã hứa với Giacốp rằng con trai ông là Giôsép, sẽ có mặt ở đó để vuốt mắt ông nhắm lại vào thời điểm ông qua đời. Đức Chúa Trời thường ban cho con cái Ngài điều lòng họ khao khát khi họ cố gắng tìm kiếm Ngài (Thi thiên 37.4).
Giacốp đã đối mặt với một quyết định sống động, làm thay đổi đời sống. Nhưng thay vì cứ tiến tới trước (giống như ông đã làm trong quá khứ) ông đã dừng lại rồi tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Khi đó ông đã nghe theo câu trả lời của Đức Chúa Trời. Khi ông nghe thấy câu trả lời rồi, ông tiến tới phía trước trong sự vâng phục và tin cậy. Đấy là kết quả. Tiến tới như thế chẳng có gì rắc rối hết. Chúng ta phải cầu hỏi, lắng nghe, và vâng theo. Nếu chúng ta làm theo y như thế, Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt, bảo hộ, và ban cho chúng ta sức lực để đối mặt với tương lai.
Sau khi lắng nghe Chúa một cách trực tiếp, Giacốp và gia đình ông đã rời Bêesêba và hướng sang Ai cập (46.5-7). Trong khi chuyến đi nầy phải là một nổ lực đầy thách thức, cũng đã có sự sôi nổi phủ lấy. Thật là dễ sôi động về chuyến đi. Có thể cuộc sống có một sự chán nãn và việc di chuyển đi là một cuộc mạo hiểm. Đấy là phương châm của U-Haul: “Mạo hiểm khi chuyển bánh”. Nếu bạn từng lái một chiếc U-Haul, bạn biết ngay phương châm ấy nói đến điều gì!
Có thể bạn rất mệt mõi vì các nan đề trong công việc làm ăn hay nơi ở và bạn sẵn sàng đánh đổi chúng để lấy một tình huống mới. Có thể chuyến đi đòi hỏi nhiều tiền bạc hơn, một sự thách thức lớn lao hơn nơi sở làm, một ngôi nhà lớn hơn, một địa điểm đáng ao ước hơn để sống. Nhưng nếu Đức Chúa Trời không hiện diện trong đó, đừng làm theo việc ấy! Hãy kềm hãm lại sự phấn khích của bạn để đem tấm lòng mình phục theo Ngài cách trọn vẹn, tìm kiếm Ngài, và cầu nguyện [Steven J. Cole: “Tôi sẽ đi, hay tôi phải ở lại?” (Genesis 46.1-30).
http.//www.fcfonline.org/site/search_methods.asp?search=1&search_method=advanced&sermon_book=Genesis]. Giacốp đã có một cuộc gặp gỡ trực tiếp và thiêng liêng từ Đức Chúa Trời. Ông biết rõ với lòng tin cậy rằng ông phải dời sang Ai cập. American Express đã cho chạy một loạt quảng cáo tuyên bố: “American Express: ‘Đừng ra khỏi cơ quan mà không có thư’”. Khi nói tới ý chỉ của Đức Chúa Trời thì cũng một thể ấy: “Đừng ra khỏi nhà mà không có ý chỉ của Đức Chúa Trời”.
Cảnh 2: Giacốp và gia đình ông sang xứ Ai cập (46.8-27). Tiểu đoạn thứ hai trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta nói tới một danh sách dài tên tuổi của những người mà chúng ta không biết gì hết về họ. Thậm chí điều nầy chẳng có ích lợi nếu bạn tìm kiếm những cái tên để đặt cho con của bạn, trừ phi bạn muốn có vài cái tên như Mópbim, Hốpbim, hay Arết (46.21). Nhưng Đức Chúa Trời lại thấy thích đáng để đưa danh sách ấy vào trong Kinh Thánh và chúng ta cần phải suy nghĩ cho biết lý do tại sao! Chúng ta cần phải nhớ rằng đối với độc giả đầu tiên của sách nầy, những cái tên nầy nói tới một việc nào đó quan trọng. Đây là danh sách của từng chi phái (và từng nhóm gia đình chính trong chi phái đó) mà về sau hình thành nên quốc gia Israel. Mỗi người Hêbơrơ đều biết rõ dòng họ gia đình mình. Sự phân chia lao động, tổ chức quân đội, và việc chia đất hết thảy đều dựa theo các chi phái. Thậm chí việc ngự đến của Đấng Mêsi phải qua chi phái đặc biệt Giuđa. Đường lối hành động của Đức Chúa Trời là kêu gọi những cá nhân đến với chính mình Ngài, giống như Ngài đã kêu gọi Ápraham. Qua những cá nhân đó, Ngài kêu gọi các gia đình, và qua các gia đình, những quốc gia được kêu gọi phải vâng theo Cứu Chúa. Chương trình của Đức Chúa Trời là chúc phước cho tất cả các nước qua dòng dõi của Ápraham (12.1-3). Đấy là lý do tại sao, ở 46.1, câu nầy nói rằng Giacốp đã dâng của lễ cho Đức Chúa Trời của cha mình là Ysác, rồi ở 46.3, Đức Chúa Trời bày tỏ ra lai lịch mình cho Giacốp là “Đức Chúa Trời của cha ngươi”, thay vì là “Đức Chúa Trời của Giacốp”. Tại sao chứ? Lý do rất đơn giãn vì đây là lịch sử giao ước — câu chuyện Đức Chúa Trời xử lý với dân sự của Ngài. Có một sự ưu ái cho tập thể, một ý thức về sự liên tục giữa các thế hệ. Đức Chúa Trời đang vận hành từ cá nhân đến gia đình đến quốc gia trong việc làm của Ngài.
Một trong những điểm chính của những người Mỹ Cơ đốc là sự tiếp cận cá nhân đối với đời sống Cơ đốc. Tôi không cho rằng chúng ta không cần một mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời. Tất nhiên là chúng ta cần đấy! Nhưng chúng ta đã làm cho Cơ đốc giáo ra riêng tư đến nỗi chúng ta đã đánh mất ý nghĩa thuộc về Hội Thánh trong vai trò dân giao ước của Đức Chúa Trời, gia đình của Ngài, giống như Israel là dân sự của Ngài vậy. Vì chúng ta không biết lịch sử Hội Thánh, chúng ta không có một ý thức về sự liên tục với những người đã đi trước chúng ta. Chúng ta đến nhóm và bước ra khỏi nhà thờ tùy theo những điều chúng ta thích hoặc không thích. Cũng vậy, nhiều người đến nhóm ở một ngôi nhà thờ nhiều năm trời lại chẳng quen biết ai trong số những người đến nhóm lại. Việc thiếu vắng sự tùy thuộc nầy khiến cho chúng ta dễ bị kẻ thù tấn công. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải ở trong cộng đồng. Còn bạn thì sao? Nếu thực vậy, bạn có mối quan hệ với dân sự Đức Chúa Trời ở cấp độ nào?
Danh sách những cái tên dễ gây nhàm chán nầy đã nhắc cho hạng độc giả của Môise về lai lịch của họ là dân sự của Đức Chúa Trời trong việc làm ứng nghiệm mọi mục đích của Ngài [Sailhamer lưu ý: “Khó mà đọc tiếp nếu không để ý con số các nước trong Sáng thế ký 10 cũng là ‘bảy mươi’. Giống như ‘bảy mươi quốc gia’ tiêu biểu cho hết thảy dòng dõi của Ađam, cũng vậy giờ đây ‘bảy mươi con trai’ tiêu biểu cho hết thảy dòng dõi của Ápraham, Ysác, và Giacốp — con cái Israel. Ở đây trong hình thái truyện tích là một sự tỏ ra lẽ đạo ở Phục truyền luật lệ ký 32.8, rằng Đức Chúa Trời đã phân chia những đường biên giới của các nước (Sáng thế ký 10) tùy theo số con cái của Israel. Vì thế tác giả đã vượt qua khoảng đường dài thật lớn để phác họa ra tân quốc gia Israel là một nhân loại mới và Ápraham là Ađam thứ hai. Ơn phước đến qua Ápraham cùng dòng dõi của ông là một sự phục hồi ơn phước nguyên thủy của Ađam, một ơn phước đã bị đánh mất do sự Sa Ngã”. John H. Sailhamer, The Pentateuch as Narrative (Grand Rapids. Zondervan, 1992), 225. Nếu có 70 dòng dõi thì tại sao Êtiên trong Công Vụ các Sứ đồ 7.14, lại trưng dẫn từ bản Kinh Thánh 70 Sáng thế ký 46 (bản dịch Hy lạp về Cựu Ước Hêbơrơ), chỉ ra rằng đã có 75 người thay vì 70? Vì bản dịch 70 nói luôn đến 5 đứa cháu nội của Giacốp sanh cho Giôsép trong xứ Ai cập (I Sử ký 7.14, 20)]. Thêm nữa, bảng danh sách nầy đã nhắc cho họ nhớ rằng công việc của mọi mục đích của Đức Chúa Trời phải có thì giờ, nhưng việc ấy tuyệt đối là chắc chắn. Khi Ápraham được 75 tuổi, Đức Chúa Trời bảo ông rằng Ngài sẽ lập ông thành một dân lớn. Ápraham được 100 tuổi trước khi Ysác chào đời. Ysác được 60 tuổi trước khi Giacốp và Êsau sanh ra. Cần phải mất 50 hay 60 năm cho Giacốp mới có 12 con trai và một con gái. Giờ đây Giacốp đã được 130 tuổi, và hết thảy đều là dòng dõi của Ápraham. Đấy chẳng phải là một khởi sự nhanh chóng đâu. Nhưng trong 400 năm hoặc là những năm tháng trải từ Giacốp đến Môise, con số đã phát triển nhanh như nấm từ 70 đến hơn 2 triệu người! [Israel sẽ rời khỏi xứ Ai cập với 603.550 người nam không kể đàn bà và trẻ em (Dân số ký 1.45-46)].
Tiểu đoạn nầy tỏ ra quyền phép của sự nhân rộng, thêm nhiều theo cấp số lũy thừa. Trong khi địa vị môn đồ thì chậm chạp đáng thương, sự thêm nhiều đang diễn ra. Một trong những vị tư vấn của tôi hay nói: “Nếu bạn làm việc theo đúng trình tự, thì trình tự sẽ diễn ra”. Không một chỗ nào điều nầy thực hơn với địa vị môn đồ. Địa vị môn đồ là chương trình A của Đức Chúa Trời (Mathiơ 28.19-20). Khi chúng ta trung tín thực hiện việc môn đồ hóa, Đức Chúa Trời làm thành ý chỉ Ngài. Đời sống chúng ta ngắn ngủi quá không thể đo được mục đích của Đức Chúa Trời. Công việc của chúng ta là hiểu rõ mục đích truyền giáo của Đức Chúa Trời cho thế gian (ban phước cho tất cả các nước qua dòng dõi của Ápraham) và dâng đời sống của chúng ta vào việc nhìn xem mục đích đó được thể hiện ra, thậm chí dường như Đức Chúa Trời rất chậm chạp về các lời hứa của Ngài (xem II Phierơ 3.3-13). [Cole, “Should I Move, Should I Stay?”].
Cảnh 3. Sự Giacốp hội hiệp với Giôsép (46.28-30). Môise viết: “Gia-cốp sai Giu-đa đi đến trước đặng xin Giô-sép [Sự hội hiệp nầy gợi nhớ lại lần gặp gỡ trước kia của Giacốp với Êsau (Sáng thế ký 32.3). Trong cả hai trường hợp, sau một thời gian dài phân rẽ, Giacốp đã sai một đoàn người đi trước để gặp người thân] đưa mình vào bờ cõi Gô-sen. Vậy, họ đều vào xứ Gô-sen”. Giacốp đã chọn Giuđa làm người dẫn đường cho thấy rằng ông đã tin tưởng vào con trai mình, điều nầy chỉ ra rằng có nhiều người đã nói cho cha của họ biết mọi sự và đã ở trong ơn tốt lành của ông nữa. Giờ đây Giacốp có thể nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời trong mọi sự đã xảy ra. Bất chấp mọi thất bại trong quá khứ của ông, giờ đây Giuđa đã tự minh chứng mình là trung thành, và dòng dõi ông hiển nhiên được kể là chi phái hoàng gia (49.8-12). Bất kể những gì bạn đã làm hay bạn đã sống thể nào, Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời của ân sũng và Ngài yêu thương tha thứ con cái của Ngài. Giống như Giuđa, ân điển của Đức Chúa Trời có thể đẩy bạn tiến tới phía trước. Ngài có thể tạo ra một sự thành công xuất phát từ những lần lê lết trong cuộc sống của bạn.
Giacốp và Giôsép được hội hiệp với nhau ở 46.29-30. Môise ghi lại mấy lời nầy: “Giô-sép thắng xe đi lên Gô-sen, đón Y-sơ-ra-ên, cha mình. Người ra mắt cha, ôm choàng lấy người và khóc một hồi lâu. Y-sơ-ra-ên nói cùng Giô-sép rằng: Chớ chi cho cha chết bây giờ đi! vì cha đã thấy được mặt con, và biết con vẫn còn sống”. Mười một anh em đã hội hiệp rồi với Giôsép, nhưng giờ đây Giacốp gặp người sau một sự phân ly những 22 năm. Trước đây, Giacốp đã nói rằng sự mất mát các con trai ông sẽ đưa ông xuống mồ mả trong sự khóc lóc (37.35; 42.38). Nhưng “sự sống lại” của Giôsép đã khiến cho cha của ông qua đời trong sự bình an. Tương tự thế, sự sống lại của một Giôsép cao cả hơn đã khiến cho nhiều người đối diện sự chết với lòng can đảm và trông cậy (đối chiếu Philíp 1.21-26; I Phierơ 1.3). Ở đây Giacốp đã trông thấy con trai ông, là cứu tinh nhất thời của ông, và ông nói giờ đây ông có thể qua đời. Cụ Simêôn đã nhìn thấy Đức Chúa Con, là Cứu Chúa đời đời của ông, và biết rõ mình sẽ qua đời trong sự bình an (Luca 2.29-30) [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 529].
Cảnh 4: Đức Chúa Trời tiếp trợ cho Giacốp đất đai và lương thực (46.31-47.12). [Sáng thế ký 46.31 là một chỗ không thích nghi cho chương nầy đi tới chỗ kết thúc; tiểu đoạn nầy kéo dài tới 47.12. Có vài chỗ trong sách Sáng thế ký là những sự phân chia chương không ở đúng chỗ tốt nhứt của câu chuyện (2.1, 4; 27.46; 29.31; 30.25). Dường như chỗ tốt nhứt cho sự kết thúc của chương 46 sẽ ở 47.1, với chương 47 bắt đầu với những gì được trình bày ở 47.13. Earl Radmacher, Ronald B. Allen, H. Wayne House, eds., New Illustrated Bible Commentary (Nashville. Nelson, 1999), 79] Môise viết: “Đoạn Giô-sép nói cùng anh em và người nhà cha mình rằng: Tôi sẽ lên trước tâu cho Pha-ra-ôn hay rằng: Anh em và cả nhà cha tôi, ở xứ Ca-na-an đã đến cùng tôi. Họ vốn làm nghề chăn chiên, nuôi bầy súc vật; có dẫn theo hết bầy chiên, bò và các tài vật của mình. Và khi Pha-ra-ôn truyền gọi anh em mà hỏi rằng: Các ngươi làm nghề chi? Thì hãy tâu rằng: Kẻ tôi tớ chúa cùng tổ phụ chúng tôi vẫn làm nghề nuôi súc vật từ thuở còn nhỏ cho đến giờ. Ấy hầu cho anh em đặng ở lại xứ Gô-sen, vì dân Ê-díp-tô có tánh gớm ghê hết thảy kẻ chăn chiên lắm”. Giôsép đã khích lệ gia đình mình phải thành thật trọn vẹn với Pharaôn (46.34). Sự bất trung lâu nay đã hành hại gia đình của Giacốp, nhưng giờ đây Giôsép đã dẫn dắt họ ra khỏi cách xử sự mang tính hủy diệt nầy. Những người tin Chúa cần phải đáp ứng với sự tể trị của Chúa bằng cách đưa ra mọi quyết định của họ khi đáp ứng với quyền hạn của các cấp lãnh đạo khôn ngoan của Ngài. Họ nên làm như thế với sự tin cậy vào các lời hứa của Ngài và nương theo sự dẫn dắt và sự tiếp trợ liên tục của Ngài [Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdf, 2005), 260].
Tại sao Giôsép đặt chú trọng nhiều vào việc cả gia đình ông phải đến sống ở Gô sen như thế chứ? Gôsen vốn có một số đồng cỏ tươi tốt nhất trong cả xứ Ai cập. Gôsen lại nằm gần cung điện của Giôsép (45.10). Gôsen sẽ giữ người Hêbơrơ cách xa và cách ly đối với xã hội và tôn giáo của Ai cập một khi người Ai cập đã xem loài chiên là bất khiết và gớm ghiếc người Hêbơrơ (43.32). Một trong những mối nguy hiểm lớn lao nhất đối với các lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời là mối hôn nhân khác chủng tộc giữa người Hêbơrơ và người Ai cập. Tại sao điều nầy lại nguy hiểm chứ? Vì hôn nhân khác chủng tộc sẽ dẫn tới chỗ thoả hiệp thuộc linh và sự thờ lạy các tà thần của người Ai cập không thể tránh được. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được giấu kín trong tiểu đoạn nầy! Nếu Đức Chúa Trời để cho dân Israel còn ở trong xứ Canaan, họ sẽ kết hôn với người xứ Canaan và trở nên sa đọa về mặt thuộc linh, và về đạo đức, điều nầy không thể tránh được. Vì thế Đức Chúa Trời đặt họ vào một trong những xã hội kỳ thị chủng tộc nhất trên đất vào lúc bấy giờ, vì thế bảo hộ họ tránh khỏi sự tà dâm thuộc linh và cho phép họ có thì giờ và cơ hội để thêm lên đến hàng triệu người [Bob Hallman, “The Best Is Yet To Come” (Genesis 46.1-34).
http.//www3.calvarychapel.com/kauai/teachings/genesis.html].
Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời rất lạ lùng! Ngài liên tục nhắc cho tôi nhớ rằng Ngài là Đấng bảo hộ và là Đấng tiếp trợ cho tôi. Điều nầy thường có ý nói rằng Ngài bảo hộ và tiếp trợ cho tôi bất chấp tôi như thế nào! Đức Chúa Trời của chúng ta giàu ơn như thế đấy. Ngài thường giải cứu chúng ta ra khỏi xác thịt và kẻ ác cho dù khi chúng ta ao ước muốn phạm tội và sống cho bản ngã mình. Dù khi bản thân Ngài không giải cứu chúng ta cách trực tiếp, Ngài tiếp trợ cho chúng ta với một phương thức tránh thoát (I Côrinhtô 10.13).
Ở 47.1-6, Giôsép giải thích cho Pharaôn biết các nhu cần của gia đình ông. Thậm chí ông giới thiệu năm trong số các anh em của ông cho Pharaôn. Sau khi mấy người anh trả lời câu hỏi của Pharaôn, họ xin phép Pharaôn đến sống trong xứ Gôsen. Pharaôn bảo Giôsép rằng gia đình ông có thể sống trong xứ Gôsen. Ngay cả ông cung ứng cho bất cứ người anh em nào có khả năng một việc làm nữa — lo chăn bầy chiên của Pharaôn.
Giôsép biết Đức Chúa Trời đang hiện diện, vì vậy ông đưa cha mình đến trước mặt Pharaôn và Giacốp chúc phước cho Pharaôn (47.7). Sự Giacốp chúc phước cho Pharaôn (47.7, 10) theo một ý nghĩa là bất thường một khi sự ấy ám chỉ (nghĩa là, là một trong những người được chọn của Đức Chúa Trời) Giacốp siêu việt đối với Pharaôn [Ý nghĩa cụ thể của động từ Hy bá lai dịch là “chúc phước” rất khó trong tiểu đoạn Kinh Thánh nầy, vì nội dung lời chúc phước của Giacốp đã không được đưa ra. Cách thể hiện chỉ cho thấy ông đã chào mừng Pharaôn, nhưng như thế vẫn chưa đủ trong bối cảnh nầy. Có lẽ Giacốp đã khen ngợi Pharaôn, vì động từ được sử dụng theo cách khen ngợi Đức Chúa Trời. Cũng có thể ông đã đưa ra một lời cầu nguyện hình thức chúc phước, cầu xin Đức Chúa Trời ban thưởng cho Pharaôn vì sự tử tế của ông ta. Xem NET Study Notes]. Pharaôn là một người nổi bật về quyền lực và ảnh hưởng của thế gian. Nhưng đây là một trường hợp “người bực cao chúc phước cho kẻ bực thấp” (Hêbơrơ 7.7). Câu chuyện nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng kẻ nhỏ nhất và kém cõi nhất trong con cái của Đức Chúa Trời có sự vượt trội hơn trong sự hiện diện của hạng người cao tột nhất trên thế gian.
Ở 47.8-9, Pharaôn nói với Giacốp: “Ngươi hưởng thọ được bao nhiêu tuổi? Gia-cốp tâu rằng: Những năm tôi sống ở đời phiêu lưu hết thảy là một trăm ba mươi năm; các năm của đời tôi lấy làm ngắn-ngủi và lại nhọc nhằn, chẳng bằng những năm bình sanh của tổ phụ tôi khi người ở phiêu lưu đó”. Khi chúng ta gặp Giacốp lần đầu tiên, ông đang tranh chiến trong lòng mẹ với người anh sanh đôi của mình. Khi chúng ta đến với phần cuối những ngày của Giacốp, ông đang vật vã vì mạng sống mình trong xứ Canaan đang bị tàn phá vì đói kém. Ở giữa những giây phút đầu và cuối nầy trong cuộc vật lộn là nhiều kinh nghiệm gắng sức của Giacốp. Cuộc đời ông đã có nhiều buồn rầu hơn là vui mừng [Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50, 612]. Tại sao phải là như thế chứ? Lời lẽ của Giacốp ở 47.9 cho thấy nổ lực của tác giả ngược lại với lời hứa về sau cho rằng người nào hiếu kính cha mẹ mình sẽ “sống lâu và có phước trên đất” (Phục truyền luật lệ ký 5.16). Giacốp, kẻ đã dối gạt cha mình và nhờ đó có được phước hạnh, không những phải qua đời ngoài Đất Hứa, chúng ta học biết ở đây, mà những năm tuổi của ông còn rất ít ỏi và khó nhọc. Từ lời lẽ của chính ông, chúng ta có thể nhìn thấy một sự đền bù sau cùng cho các hành vi của Giacốp trước đây có chép trong sách [Sailhamer, The Pentateuch as Narrative, 227].
Một tóm lược về đời sống của Giacốp.
1. Ông đã tranh chiến với anh mình trong bụng mẹ (25.21-26).
2. Ông được nuôi dạy bởi bố mẹ, họ có đời sống rất khác thường (25.28).
3. Ông lấy cắp ơn phước của cha mình bằng phương tiện dối gạt và buộc phải rời khỏi gia đình vì cớ sự thù hằn của Êsau (27.1-46).
4. Ông đã tiêu pha đời mình trong cuộc lưu đày, phục vụ cho cậu mình là Laban, là kẻ đã gian lận ông nhiều lần (29.13-30).
5. Ông định cưới một người vợ rồi kết thúc với bốn người (29.18), và hậu quả của sự việc nầy là sự tranh chiến và tranh cạnh liên tục (29.30…).
6. Sau cùng, ông đã trốn chạy khỏi cậu mình và hiển nhiên phải thực hiện hợp đồng không xâm lược với cậu mình một khi xung đột phát sinh (31.1-55).
7. Con gái duy nhứt của ông là Đina đã bị cưỡng hiếp tại Sichem (34.1-4).
8. Ông đã sống trong sợ hãi những kẻ láng giềng Sichem trả thù khi các con trai ông tàn sát người thành Sichem (34.30).
9. Ông mất người vợ yêu dấu mình là Rachên, ở tuổi còn trẻ (35.16-19).
10. Con trai trưởng của ông là Rubên, đã ăn nằm với hầu của ông (35.22).
11. Con trai ông yêu dấu là Giôsép, đã bị thất lạc cách thê thảm và bị xem là đã chết (37.33-34).
12. Và bây giờ ông đang ở bên lề mất mát mọi sự thích ứng với cơn đói kém rộng khắp những 7 năm. Đúng đây là một đời khó nhọc! [Bob Hallman, “… In Exchange For Your Soul?” (Genesis 47.1-31).
http.//www3.calvarychapel.com/kauai/teachings/genesis.html].
Ở 47.11-12, Giôsép đã lo cho cha và các anh em ổn định, rồi rời rộng tiếp trợ cho họ “một sở đất tốt nhứt trong xứ”. Đây là thời điểm ban thưởng dành cho Giacốp. Tất nhiên, đời sống của Giacốp có đầy dẫy những thăng trầm. Có những lúc phải dối gạt và không chín chắn. Có những lúc tự thương hại mình khi ông thề sẽ để phần đời còn lại trong sự than khóc. Nhưng hết thảy những ước ao của tấm lòng ông đều đã được ban cho ông. Tất cả những khổ đau và thử thách đều đan chéo vào nhau [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 24-50 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 110]. Tại sao chứ? Vì Đức Chúa Trời là giàu ơn và yêu thương muốn ban thưởng cho dân sự của Ngài. Ngài làm y như thế cho chúng ta khi chúng ta bước theo Ngài.
Cảnh 5: Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời về đất đai và lương thực cho Pharaôn (47.13-27). Tiểu đoạn nầy tỏ ra sự ứng nghiệm lời chúc phước của Giacốp giáng trên Pharaôn (46.31-47.6; 47.7-10). Giôsép có khả năng giải cứu Ai cập và vùng lân cận của nó ra khỏi một cơn đói kém rất nghiệt ngã và làm cho cảnh cùng khổ tuyệt vọng của người Ai cập được khuây khỏa. Pharaôn đã nhận lãnh tiền bạc từ xứ Ai cập và xứ Canaan (47.13-14), bầy súc vật (47.15-17), đất đai và nô lệ [Bản dịch MT đọc: “và dân chúng ông di dời vào các thành” không có ý nghĩa nhiều trong văn mạch nầy. Bản Ngũ Kinh Samari và bản 70 đọc: “người nô dịch hóa họ làm nô lệ”. Xem NET Study Notes] (47.18-21, 23, 25), và 20% các vụ mùa trong tương lai (47.23-26) [Một thứ thuế thể ấy không phù hợp với thứ thuế thông thường trong thời đó với vùng Cận Đông cổ xưa. Thực sự thứ thuế nầy rất nhỏ khi trung bình là 33 và 1/3 phần trăm. See Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 591; Brian Alexander McKenzie, “Jacob’s Blessing of Pharaoh. An Interpretation of Gen. 46.31-47.26,” Westminster Theological Journal 45 (Fall 1983). 386-99]. Đức Chúa Trời ban phước cho Pharaôn vì ông đã làm ơn cho người Israel với sở đất tốt nhứt của xứ Ai cập. Ở 47.22, Giôsép đưa ra sự đối xử ưu đãi đối với các thầy cả tà giáo người Ai cập. Điều nầy sẽ trở thành điều rối rắm nhất trong mọi vấn đề. Sự nhượng bộ nầy không nghi ngờ chi nữa phù hợp với nhóm người quyền lực mà các thầy cả đã có với Pharaôn. Vì thế, bất chấp những gì Giôsép muốn làm, điều nầy giống như Pharaôn đã hạn chế hai bàn tay của ông [Radmacher, Allen, House, eds. New Illustrated Bible Commentary, 80]: “Giô-sép nói cùng dân chúng rằng: Nầy, ta đã mua các ngươi và ruộng đất cho Pha-ra-ôn; đây, hột giống cho các ngươi đặng gieo mạ trong ruộng đó. Đến mùa gặt, phải nộp cho Pha-ra-ôn một phần năm, còn bốn phần kia để cho các ngươi làm giống gieo mạ, dùng lương thực cho mình, cho người nhà cùng cho các con nhỏ mình. Dân chúng nói rằng: Chúa đã cứu mạng chúng tôi! Cầu xin cho chúng tôi được nhờ ơn trước mặt chúa, thì sẽ làm tôi mọi cho Pha-ra-ôn. Về việc đó, Giô-sép bèn định một luật, cho đến ngày nay hãy còn, buộc đất Ê-díp-tô phải nộp thuế cho Pha-ra-ôn một phần năm hoa lợi mình. Chỉ đất ruộng của những thầy cả chẳng thuộc về Pha-ra-ôn. Vậy, Y-sơ-ra-ên trú ngụ tại miền Gô-sen thuộc về xứ Ê-díp-tô, gây được cơ nghiệp tại đó, sanh sản và thêm lên bội phần” (47.23-27).
Cảnh 6: Giacốp sửa soạn để an giấc (47.28-31). Câu chuyện của chúng ta bắt đầu kéo đến phần kết thúc ở 47.28: “Gia-cốp kiều ngụ trong xứ Ê-díp-tô được mười bảy năm, hưởng thọ được một trăm bốn mươi bảy tuổi”. Giacốp nghĩ ông không bao lâu nữa sẽ qua đời (45.28; 46.30; 47.9), nhưng ông đã sống thêm 17 năm nữa. Có người nghĩ họ đã ở ngưỡng cửa sự chết, nhưng Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ thêm nhiều năm nữa. Nhiều người khác nghĩ họ có thêm nhiều năm nữa, nhưng họ không biết mình đã ở ngay ngưỡng cửa sự chết. Khi chẳng ai trong chúng ta biết chúng ta sẽ còn sống bao lâu nữa, chúng ta cần phải sống mỗi ngày trong ánh sáng của cõi đời đời.
Tôi cũng thấy rất là thú vị khi để ý Giacốp đã tận hưởng những ơn phước của Đức Chúa Trời trong 17 năm — cùng số năm ông đã vui vẻ với Giôsép cho tới khi Giôsép bị bán đi làm nô lệ ở Ai cập bởi những người anh của ông (37.2). Tình cờ chăng? Tôi không nghĩ như thế đâu! Đức Chúa Trời rất giàu ơn và đầy lòng thương xót. Sáng thế ký đã im lặng về những năm tháng nầy, nhưng lướt nhanh đến tuổi 147 chỉ ra sự yên bình không gợn sóng cho cả cha và con. Những năm tháng ấy quả là tuyệt vời cho Giacốp và Giôsép. Không nghi ngờ chi nữa, những năm tháng nầy đã được dùng để dầm thấm và đào sâu Giôsép cho vai trò còn tiếp diễn mà ông sẽ đóng trong chương trình của Đức Chúa Trời [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 536].
Gia đình khác thường của Giacốp đang ở bên bờ hiệp một cùng nhau trong cộng đồng chân chính [Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50, 593]. Luôn luôn có hy vọng cho gia đình của bạn. Tôi không quan tâm điều chi đã diễn ra trong quá khứ; Đức Chúa Trời vẫn có thể làm cho gia đình bạn được hòa thuận và được phục hồi lại. Đừng bỏ qua hy vọng đó. Đức Chúa Trời yêu thương đem những người thân yêu dấu cùng nhau nhóm lại. Hãy bền đỗ trong mối hôn nhân và gia đình của bạn và chỉ hãy nhìn xem những gì Đức Chúa Trời sẽ làm cho.
Câu chuyện của chúng ta kết thúc ở 47.29-31: “Khi ngày gần chết, Y-sơ-ra-ên gọi Giô-sép, con trai mình, mà nói rằng: Nếu cha được nhờ ơn trước mặt con, xin hãy để tay lên đùi cha cậy hết lòng nhân từ và thành thực ở cùng cha, xin con đừng chôn cha tại đất Ê-díp-tô. Khi cha an-giấc cùng tổ phụ rồi, hãy đem cha ra khỏi Ê-díp-tô; chôn chung cùng mồ mả của người. Giô-sép thưa rằng: Con sẽ làm y theo lời cha dặn. Giacốp nói: Con hãy thề đi. Giô-sép bèn thề. Đoạn, Y-sơ-ra-ên quì lạy nơi đầu giường mình”. Tại sao Giacốp cứ khăng khăng về việc được chôn cất trong xứ Canaan? Ấy chẳng phải vì ông đã đầu tư rồi trong mãnh đất của gia đình. Sau khi nhìn biết rằng ngày phải ra đi của mình hầu gần, Giacốp đã khiến cái chết của mình thành một bằng chứng cho đức tin của ông và khuyến khích đức tin cùng sự vâng phục của dòng dõi ông. Giacốp đã thúc giục Giôsép, là đứa con ông tin cậy nhất, phải thề một lời thề trang trọng hứa rằng Giôsép sẽ không chôn cha mình ở Ai cập, mà trong xứ Canaan trong hang động Mặcbêla cùng với các tổ phụ mình (49.29-32; 50.24-25). Điều nầy sẽ góp phần như một sự nhắc cho các dòng dõi của ông nhớ rằng Ai cập không phải là quê hương, mà chỉ là một chỗ lạ cho tới khi nào Đức Chúa Trời đưa họ về lại “quê nhà” trong xứ Canaan, là đất hứa (Hêbơrơ 11.22).
Một số Cơ đốc nhân đưa ra nhiều ý tưởng cho cái chạm mà họ sẽ có sau khi họ đã về đến thiên đàng. Tuy nhiên, nhiều người nam người nữ đức tin sẽ sống giống như Abên là người “vẫn còn nói, dầu đã chết rồi” (Hêbơrơ 11.4). Đòi hỏi của Giacốp phải được chôn cất trong xứ Canaan sẽ nói với các thế hệ về sau sự thực ông đã sống trong sự trông đợi tương lai của Đức Chúa Trời nằm trong xứ Canaan bị xem khinh kia, chớ không phải trong xứ Ai cập xa hoa, đầy quyền lực nọ. Chúng ta cũng phải đưa ra ý tưởng cho những phương thức tác động nhiều thế hệ về sau.
Phân đoạn của chúng ta kết thúc với Giacốp đang thờ lạy Đức Chúa Trời (47.31). Đây là lần đầu tiên, Giacốp đã thôi không phấn đấu mà chỉ thờ lạy Đức Chúa Trời. Thờ phượng là ơn kêu gọi cao cả nhất của người tin Chúa và là một trong những mục đích chính của Đức Chúa Trời cho việc cứu rỗi con người. Ngài muốn làm đầy dẫy thiên đàng với những kẻ biết thờ phượng! Nguyện Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ân điển và sự khôn ngoan để trở thành những người nam người nữ, trong tuổi già của chúng ta, vẫn còn đang thờ lạy Ngài. Cũng cần phải chú ý rằng Giacốp đã quyết hầu việc Đức Chúa Trời thậm chí trong khi tuổi rất cao. Nếu Đức Chúa Trời cho phép chúng ta sống để trở thành người rất cao tuổi, chúng ta sẽ thấy rằng có những phương thức hầu việc Ngài thậm chí khi chúng ta mỏng mảnh và không còn có sức khỏe nữa [Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 24-50, 114].
Vì vậy, đoạn cuối của câu chuyện nầy là sống cho Chúa trong những năm cuối đời mình. Ngày nay, bất chấp bạn bao nhiêu tuổi, liệu bạn sẽ cam kết rằng bạn sẽ sống trọn những ngày của mình cho Chúa không? Đây là phương thức duy nhứt để sống đời sống của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét