Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Gen 49.1-28: "Quyết định số phận của mình"



"Quyết định số phận của mình"

(Sáng thế ký 49.1-28)
Năm 1980 là một năm có nhiều sự kiện quan trọng. Ronald Reagan được bầu làm Tổng Thống thứ 40 của Hoa kỳ trong thắng lợi hoàn toàn. Núi lửa Saint Helens phun trào. Hewlett-Packard phát ra chiếc máy tính cá nhân đầu tiên. Jessica Simpson ra đời. Đội Philadelphia Phillies thắng giải World Series. Đội Pittsburgh Steelers đoạt giải Super Bowl. The Empire Strikes Back là cuốn phim hàng đầu. “Lady” do Kenny Rogers tốn nhiều thì giờ nhất nằm ở đầu biểu đồ của nước Mỹ. Những khán giả Mỹ bị kéo vào phim “Who Shot J.R.?” [In 1980 (năm bạn mới ra đời).
http.//www.blogthings.com/1980.html]. Ở mặt nầy, năm 1980 dường như dường như cách cả một đời, ở mặt kia, năm đó dường như mới ngày hôm qua.
Vào năm 1980, tôi là một thiếu nhi mới 9 tuổi. Ngày nay, tôi là cha của một đứa con trai 9 tuổi. Tôi có mặt ở đây để nói cho bạn biết, rằng thời gian đang trôi qua. Cuộc sống của chúng ta ở đây khoảnh khắc nầy rồi trôi mất ở khoảnh khắc khác. Đây là lý do tại sao Kinh Thánh sánh đời sống của chúng ta với loài cỏ (Êsai 40.6-8), hơi nước (Giacơ 4.14), và hơi thở (Thi thiên 39.5). Trong khi hầu hết chúng ta theo trí khôn sẽ công nhận bản chất mau qua của đời sống, cách chúng ta sống không xứng với niềm tin của mình [Seneca (5 BC - 65 AD), một kịch sĩ La mã, triết gia, và chính trị gia từng nói: “Chúng ta luôn luôn than phiền rằng thời thế của chúng ta vốn ít ỏi và hành động giống như chẳng có kết cuộc gì hết trong đó”. Preaching Today Citation. Seneca, Leadership, Vol. 4, no. 3]. Buồn thay, nhiều người trong chúng ta lại bị kích động về nhiều việc không ăn nhập gì hết với cõi đời đời. Tuy nhiên, như Matthew Henry (1662-1714) từng nói: “Đấy chính là công việc của mỗi ngày để sửa soạn cho ngày cuối cùng của chúng ta”. Hay như Martin Luther (1483-1546) tuyên bố: “Có hai ngày trên tờ lịch của tôi — ‘Hôm nay’ và ‘Ngày Ấy”. Thành thực mà nói, một ngày đang đến khi mọi sự sẽ thực là vấn đề ở chỗ bạn và tôi sống đời sống mình vì cớ cõi đời đời [Như John Tillotson (1630-1694), Tổng Giám Mục xứ Canterbury, từng nói: “Người nào lo toan trong đời nầy mà chẳng quan tâm gì đến cõi đời đời là khôn ngoan trong một phút nhưng rồ dại suốt cả cõi đời đời”].
Sáng thế ký 49 cung ứng một lời kêu gọi phải tỉnh thức, phải suy nghĩ cả cuộc sống trong hiện tại và tương lai. Trong 28 câu đầu tiên của chương nầy, chúng ta sẽ quan sát Giacốp đưa ra những lời lẽ sau cùng cho 12 đứa con trai [Ở cuối đời mình, Môise cũng chúc phước cho 12 chi phái Israel (Phục truyền luật lệ ký 33.1-29). Sự chúc phước của Môise là hồi tưởng sự chúc phước của Giacốp, nói thẳng với cuộc sống trong tương lai của từng chi phái trong xứ Canaan. Paul Wright, ed., Genesis. Shepherd’s Notes (Nashville. Broadman, 1997), 86. Phần nghiên cứu sâu hơn, hãy xem Joel D. Heck, “A History of Interpretation of Genesis 49 and Deuteronomy 33,” Bibliotheca Sacra 147.585 (January-March l990). 16-31]. Tất cả 12 con trai của Giacốp [Sáu con trai đầu được xem là dòng dõi của Giacốp và Lêa. Bốn con trai kế là con của hai nàng hầu của Rachên và Lêa. Hai người con sau cùng là con của Giacốp và Rachên, là người vợ ông ưa thích] chẳng màng đến tính chính xác họ có một tương lai với Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời chúc phước cho. Nhưng chỉ có những người trung chính sẽ có một cơ nghiệp ở trong xứ. Bài học rất rõ ràng. Những hành động của người tin Chúa quyết định các ơn phước của họ ở tương lai trong chương trình của Đức Chúa Trời. Những sự lựa chọn của người tin Chúa đưa ra ngày nay cũng sẽ tác động đến dòng dõi của họ trong những thế hệ hầu đến [Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdf, 2005), 269].
1. Phần giới thiệu (49.1-2). Môise bắt đầu câu chuyện với lời lẽ như thế nầy: “Gia-cốp gọi các con trai mình lại và nói rằng: Hãy hội lại đây, cha sẽ nói những điều phải xảy đến cho các con ngày sau. Hỡi các con trai Gia-cốp, hãy hội lại mà nghe; Nghe lời Y-sơ-ra-ên, cha của các con” [Sailhamer cho rằng phần thi văn trong Sáng thế ký 49.1-28 đóng một vai quan trọng trong cấu trúc lớn của Ngũ Kinh. “Ở ba mối nối của cấu trúc vĩ mô trong Ngũ Kinh, tác giả đã ghép một bài thơ vào phần cuối của câu chuyện (Sáng thế ký 49; Dân số ký 24; Phục truyền luật lệ ký 31). Quan sát phần tư liệu nằm ở giữa và nối câu chuyện với và các bài thơ chỉ ra sự hiện diện của một tầng sáng tác đồng nhất. Phần lớn chỗ nầy được đánh dấu bởi sự tái diễn của cùng thuật ngữ và chủ đề của câu chuyện. Trong từng mảng của ba mảng nầy, nhân vật chính của câu chuyện (Giacốp, Balaam, Môise) kêu gọi khán thính giả (mệnh lệnh: Sáng thế ký 49.1; Dân số ký 24.14; Phục truyền luật lệ ký 31.28) và những lời công bố (tập trung: Sáng thế ký 49.1; Dân số ký 24.14; Phục truyền luật lệ ký 31.28) những gì sẽ xảy ra (Sáng thế ký 49.1; Dân số ký 24.14; Phục truyền luật lệ ký 31.29) trong ‘những ngày sau rốt’ (Sáng thế ký 49.1; Dân số ký 24.14; Phục truyền luật lệ ký 31.29) … Tóm lại, chiến lược của tác giả trong ba mảng nầy cho thấy rằng một trong những mối quan tâm chính nằm ở đàng sau khuôn mẫu của Ngũ Kinh là một nổ lực tiết lộ ra mối quan hệ vốn có giữa quá khứ và tương lai. Đấy là những gì đã xảy ra cho dân sự của Đức Chúa Trời trong quá khứ báo trước các sự cố trong tương lai. Nói tới điều nầy theo cách khác, quá khứ được xem là một bài học cho tương lai…Câu chuyện nói tới các biến cố trong quá khứ được trình bày như những phương tiện chỉ ra các sự kiện trong tương lai. Các sự cố trong quá khứ làm hình bóng trước cho tương lai. Nhìn thấy một văn bản cổ như thế dẫn tới một hình thức hệ thống cách truyện kể lại thì chẳng có gì là khó. Vì thế, chúng ta phải tìm kiếm những dấu hiệu chỉ ra hệ thống ấy trong phần sáng tác những đơn vị nhỏ hơn của câu chuyện trong sách Ngũ Kinh cũng như trong phần sắp xếp tư liệu sao cho đúng đắn” Sailhamer, Genesis. EBC, Electronic ed]. Cụm từ “những điều phải xảy đến” chỉ ra tương lai còn ở đàng xa, gồm cả phần cuối của kỷ nguyên và thời kỳ thiên hi niên [Phần nghiên cứu NET cho rằng cụm từ “trong tương lai” (sát nghĩa: “những ngày sau rốt”) được thấy thường xuyên nhất trong các phân đoạn có tính tiên tri; cụm từ ấy có thể đề cập tới phần cuối rốt của kỷ nguyên, sự mạt thế, hay phần tương lai còn ở đàng xa. Nội dung của một số câu nói trong chương nầy trải dài từ những hoàn cảnh trước mắt đến thời điểm định cư trong xứ cho tới sự đến của Đấng Mêsi. Sailhamer viết: “Ở cuối bài thuyết giảng của Giacốp (câu 28), tác giả đi một khoảng đường dài vạch ra một con đường nối lời lẽ của Giacốp trong chương nầy với lẽ đạo ‘chúc phước’ là mối quan tâm chính của quyển sách kể từ 1.28. Ông làm điều nầy bằng cách lặp đi lặp lại từ ‘phước’ ba lần ở câu 28, ở đây sát nghĩa đọc là: ‘Và ông chúc phước [wayebarek] cho họ, mỗi người tùy theo sự chúc phước [kebirkato] của ông, ông đã chúc phước [berak] cho họ’. Bằng cách khoanh tròn câu nói sau cùng của Giacốp giữa câu 1 và câu 28, tác giả chỉ ra chỗ ông đặt những sở thích của mình. Lời lẽ của Giacốp nhìn về tương lai — “trong những ngày hầu đến” — và vạch lại quá khứ, nghĩa là, ơn phước của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Chính trong nội dung đó chúng ta cần phải đọc và hiểu lời lẽ của Giacốp trong chương nầy” John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed]. Lời khuyên gấp bằng hai cung ứng sự chú ý đến lời lẽ của Giacốp đặt sự căng thẳng vào tầm quan trọng của những điều ông sắp sửa nói. Lời lẽ của ông thì quan trọng gấp bằng hai [S. Lewis Johnson, Jr., “Jacob’s Last Words Part 1 (Genesis 49.1-12)”. http.//www.believers-chapel.org/bulletins/genesis/genesis.html, 3]. Với nhiều sự kính trọng, đây có thể được xem là một bức tranh nói tới cái NGÀY mà người tin Chúa đang đứng trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ. Vì vậy cho phép tôi hỏi bạn: “Có phải bạn đang sống cho NGÀY hầu đến ấy không?” Có phải bạn sống cho Đức Chúa Trời của mình và cho những dòng dõi sẽ đến sau bạn không? Việc làm của người tin Chúa trong đời nầy quyết định phạm vi ơn phước thiêng liêng mà dòng dõi của người sẽ nhận được trong tương lai.
Những lời lẽ mà chúng ta sắp sửa đọc đến không phải là những tư tưởng tự phát của một người sắp chết, mà là những lời lẽ được sửa soạn cẩn thận của một bài thơ có tính tiên tri. Những mục đích trong lời lẽ tiên tri của Giacốp là: (1) tỏ ra phần tương lai; (2) đóng vai trò như một lời cảnh cáo chống lại tội lỗi; (3) tác động chúng ta biết sống tin kính; và (4) nói trước đến đời sống và chức vụ của Chúa Jêsus Đấng Mêsi.
2. Ba người con lớn nhất của Giacốp bị tước quyền thừa kế vì sự bất trung của họ (49.3-7). [Steven J. Cole, “Problem Passions” (Genesis 49.1-7).
http.//www.fcfonline.org/site/search_methods.asp?search=1&search_method=advanced&sermon_book=Genesis]. Trong tiểu đoạn nầy, chúng ta học biết thứ tình cảm không kềm chế được dẫn đến sự hủy phá cá nhân và gia đình. Giacốp bắt đầu với người con lớn nhứt của mình, ở 49.3-4: “Hỡi Ru-bên! con là trưởng nam của cha, sức lực cha, và đầu tiên sự mạnh mẽ cha; Vốn có sự tôn trọng và quyền năng tột đỉnh. Con sôi trào như nước, nên sẽ chẳng phần hơn ai! Vì con đã lên giường cha. Con lên giường cha bèn làm ô làm dơ đó!” Giacốp khẳng định rằng Rubên giữ một vị trí đặc biệt trong lòng ông bởi giá trị của sự kiện Rubên là trưởng nam. Con trưởng nam bình thường có hai quyền hạn. Thứ nhứt, ông trở thành lãnh đạo của gia đình, vị tộc trưởng mới. Thứ hai, ông nhận phần sản nghiệp gấp bằng hai. Nhưng Rubên không được nhận lãnh ơn phước nầy vì ông đã “sôi trào như nước”.
Từ Hy bá lai dịch “không kềm chế được” nghĩa là “khinh suất hoặc hủy diệt” [Danh từ tiếng Hy bá lai pakhaz (“không kềm chế được”) chỉ xuất hiện ở đây trong Cựu Ước. Một động từ liên đới xảy ra hai lần trong các sách tiên tri (Giêrêmi 23.32; Sôphôni 3.4) nói tới các tiên tri giả sáng tác ra sứ điệp của họ, và một lần trong sách Các Quan Xét nói tới hạng người vô liêm sĩ hối lộ đặng giết người (Các Quan Xét 9.4). Từ nầy mô tả Rubên là “vô tích sự, sôi sụt, thay đổi thất thường” như nước. Bản 70 nói “trác táng”, bản Vulgate nói “tuôn trào”, và bản Tg. Onq. nói “ông đi theo đường lối của mình”. Đây là tham khảo đến cách xử sự sai trái của Rubên ở Sáng thế ký 35, nhưng là từ ví von và hiếm có mời mọc suy đoán. H. Pehlke nói “hủy diệt giống như nước” vì Rubên đã hành động với sự kiêu căng và ngạo mạn của ông; xem “An Exegetical and Theological Study of Genesis 49.1-28” (Th.D. dissertation, Dallas Theological Seminary, 1985). See NET Study Notes]. Bức tranh nói về nước tràn ra hai bên bờ và lan rộng không kiểm soát được. Hình bóng, sát nghĩa có ý nói tới một việc giống như nước đang sôi sụt, kích động tư dục, một môn bài thả lỏng. Kết quả là một bảng đánh giá về Rubên chỉ ra sự hoang đàng và yếu đuối, một đời sống vô kỷ luật [Johnson, “Jacob’s Last Words”, 4].
Tội lỗi của quá khứ đã khiến cho ông bị mất tư cách đối với ơn phước trong tương lai. Nếu bạn nhớ, sau khi Rachên qua đời, Rubên đã ngủ với hầu của Rachên — mẹ của các em người là Đan và Néptali (35.22). Tất cả các câu Kinh Thánh đó nói cho chúng ta biết Giacốp đã nghe biết về sự ấy. Chúng ta không biết chắc lý do tại sao Rubên đã làm điều nầy [Có người cho rằng Rubên hy vọng khiến Bila thành một kẻ bị cha mình xem khinh và Rubên, trong ý thức lệch lạc của mình đã hình dung rằng mẹ mình là Lêa khi ấy sẽ được yêu dấu nhất]. Sự kiện nầy đã xảy ra cách 40 năm. Rubên, con đầu lòng, phải nhận được phần bằng hai về cơ nghiệp. Ông sẽ trở thành lãnh đạo giữa vòng các em mình. Ông, trên hết các em mình, sẽ là người bảo vệ danh dự của cha mình, chớ không phải làm dơ bẩn danh dự ấy. Nhưng một hành động ham thích của ông đã cướp mất khỏi ông các đặc ân trong vai trò con trưởng. Giống như Vua David đã làm theo ông, ông ấy đã trả một cái giá khủng khiếp cho một đêm khoái lạc.
Tất cả tiềm lực trong thế gian sẽ chẳng làm ích cho bạn nếu bạn không phát triển sự tiết độ, đặc biệt trong lãnh vực cám dỗ về tình dục. Satan có nhiều thời gian để chờ đợi bạn vấp ngã. Hắn chỉ gài những cái bẫy rồi chờ cơ hội tốt của mình mà thôi. Hiển nhiên, hắn biết chắc rằng hắn sẽ khiến cho bạn vấp ngã. Có thể bạn xuất sắc nơi vẻ nghiêm trang đứng đắn và mạnh mẽ. Nhưng nếu bạn không thể chế ngự được giống như nước, vấn đề chỉ còn là thời gian cho tới khi ưu thế của bạn bị quét sạch bởi dòng lũ tư dục. Có thể bạn có tiềm năng ghê gớm lắm trong Chúa. Thế nhưng bạn lại quen có những tư tưởng đầy dục vọng tuôn đổ như một dòng suối. Ở điểm nầy thì mọi sự nằm trong đầu óc của bạn. Không một ai khác nhìn biết được và không ai khác nhận lấy sự thương tổn. Nhưng, các ân tứ lớn lao sẽ rơi vào chỗ vô giá trị nếu không có phẩm chất tin kính. Tôi biết nhiều vị Mục sư rất được ơn, họ đã ra khỏi chức vụ vì họ không xét đoán khát vọng của họ. Nếu bạn không học biết nắm lấy từng tư tưởng để phục theo Đức Chúa Jêsus Christ, vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi tiềm năng lớn lao của bạn bị sụp đổ bởi khát vọng táo bạo kia [Cole, “Problem Passions”, 2-3]. Rubên cung ứng một minh họa hấp dẫn cho thấy cảm xúc tư dục không kềm chế được dẫn tới hủy hoại.
Lời tiên tri của Giacốp là thực, chi phái Rubên không hề tạo ra một nhà lãnh đạo thuộc bất kỳ dạng nào cho Israel cả. Họ không hề bước vào Đất Hứa (Dân số ký 23). Họ đã xây những nơi thờ phượng không đúng cách (Giôsuê 22.10-34). Chúng ta biết rất ít về chi phái Rubên so với các chi phái khác. Chi phái nầy chẳng tạo ra một người có ý nghĩa, chẳng một quan xét, chẳng có vị vua nào, và chẳng có vị tiên tri nào hết. Từ lời tiên tri nầy, sự dạy dỗ rất là rõ nét cho thấy hành vi của một cá nhân tác động lên cả số phận của dòng dõi mình [Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 647]. Giờ đây Giacốp bước sang hai người con trai kế của ông.
Ở 49.5-7, Giacốp tuyên bố: “Si-mê-ôn và Lê-vi là anh em ruột. Thanh gươm chúng nó thật khí giới hung tàn. Cầu cho tâm hồn cha chớ có đồng mưu, Vinh hiển cha chớ hiệp cùng hội họ; Vì họ đã giết người trong cơn giận dữ, cắt nhượng bò đực vì ý riêng mình. Đáng rủa sả thay cơn giận dữ họ, vì thật là hung mạnh! Đáng rủa sả thay khí giận họ, vì dữ dằn thay! Ta sẽ phân chia họ ra trong nhà Gia-cốp, tan lạc họ trong dân Y-sơ-ra-ên”. Khi Giacốp nói hai người nầy là anh em ruột, ông không có ý nói anh em theo mặt sinh học đâu. Ông muốn nói họ là hai người cùng một loại. Anh chị em có thể vừa khích lệ nhau sống công nghĩa hay phạm tội. Hai anh em nầy đã đồng mưu tấn công người Sichem vì hoàng tử thành Sichem đã cưỡng hiếp em gái họ. Họ đã sử dụng giao ước cắt bì của Đức Chúa Trời, là ống dẫn ơn phước, làm phương tiện dối gạt và giết chóc tất cả những người nam trong thành ấy. Ở đây Giacốp đứng xa đối với sự phản bội và đưa ra một lời rủa sả giáng trên cơn giận của họ. Hai người con trai nầy dạy cho chúng ta biết rằng cảm xúc giận dữ không chế ngự được dẫn tới sự hủy hoại.
Thú vị thay, hơn 40 năm sau, Giacốp vẫn đánh giá hai con trai mình là hạng người giận dữ. Ông không nói: “Đáng rủa sả thay cơn giận dữ họ, vì thật [đã] là hung mạnh! Đáng rủa sả thay khí giận họ, vì [đã] dữ dằn thay!” Ông nói, cơn giận họ “là” [thì hiện tại] hung mạnh và dữ dằn thay. Họ vẫn còn là hạng người giận dữ. Cơn giận không kềm chế được kết quả trong sự hủy diệt con người và cơ nghiệp một cách vô ý thức. Hãy suy nghĩ về các gia đình hạng người nầy đã hủy hoại qua hành động giết chóc cách vô thức xem. Cụm từ “ý riêng” (49.6) có sắc thái của việc làm khi họ ưa thích. Họ không quan tâm về cảm xúc của ai khác trừ ra họ. Hầu hết giận dữ đều xuất phát từ sự ích kỷ. “Tôi không thích như vậy! Tôi đòi quyền lợi của mình!” Nhưng loại giận dữ ấy gây thương tổn cho mọi người, kể cả hạng người giận dữ đó.
Giacốp tự mình đứng xa đối với hai người con trai hay giận dữ nầy (49.6) và nói tiên tri rằng họ sẽ bị tan lạc và bị rãi khắp trong dân Israel. Lời nói ấy đã ứng nghiệm khi chi phái Simêôn về sau thừa tự phần đất nằm trong lãnh thổ của chi phái Giuđa (Giôsuê 19.1-9; cũng xem I Sử ký 4.28-33, 39, 42). Chi phái Lêvi trở thành dòng thầy tế lễ, họ chẳng có cơ nghiệp nào hết, nhưng bị tan rãi khắp phần đất còn lại của các chi phái [Ban đầu, chi phái Simêôn là chi phái lớn thứ ba trong dân Israel (Dân số ký 1.23). Nhưng chỉ 35 năm sau, chi phái Simêôn trở thành chi phái nhỏ nhất trong 12 chi phái (Dân số ký 26.14) và bị tan rãi trong chi phái Giuđa (Giôsuê 19.1; I Sử ký 4.27, 38-43). Mặt khác, chi phái Lêvi, đã không nhận được nhiều đất đai, nhưng Giôsuê đã ban cho họ mấy thành họ sống trong đó giữa vòng các chi phái khác (Giôsuê 21.1-40). Trong khi người Lêvi khởi sự từ chỗ nghèo khó, họ đổi sang một hướng mới khi họ chiếm được chỗ đứng với Môise chống lại sự thờ lạy bò con vàng (Xuất Êdíptô ký 32.26-28; Dân số ký 3.5-13; 18.6- 32). Hiển nhiên họ đã trở thành chi phái tế lễ, nhưng không hề có bất cứ mãnh đất nào riêng và thay vì thế họ bị tan rãi khắp trong dân Israel].
Mặc dầu ba chi phái đầu tiên nầy gánh lấy thiệt thòi vì cớ tội lỗi của họ, lời tiên tri của Giacốp nói về họ vẫn là một nguồn phước. Họ giữ một vị trí trong gia đình tuyển dân và tận hưởng những lợi ích trong các lời hứa của Đức Chúa Trời trong vai trò kẻ kế tự của Giacốp. Tuy nhiên, họ không đủ tư cách đối với phần thưởng có thể thuộc về họ vì cớ họ thất bại không ăn năn tội lỗi của họ (Dân số ký 32.23-24; Êxêchiên 18.30). Bằng cách hạ Rubên xuống một cấp vì cớ ông làm loạn và bị tình dục không chế ngự được lèo lái, Giacốp cứu Israel ra khỏi chức năng lãnh đạo khinh suất. Tương tự, bằng cách rủa sả tính nghiệt ngã của Simêôn và Lêvi, ông hạn chế tính hấp tấp nghiệt ngã của họ không được có ảnh hưởng lớn [Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 603].
Trụy lạc và giận dữ là hai tội lỗi mà loài người phải phấn đấu với nhiều nhất. Không may thay, cả hai tội lỗi nầy đã được truyền đi từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Thí dụ, nói về giận dữ xem! Thật là thú vị khi thấy Môise là dòng dõi của Lêvi. Nan đề nào đã giữ Môise không khởi sự công việc mình lúc ban đầu rồi kế đó không được bước vào Đất Hứa? Giận! Ông đã nổi giận và đã giết người Ai cập, kẻ đã ngược đãi dân Hêbơrơ và phải chạy trốn vào sa mạc trong 40 năm. Kế đó, ông đã nổi giận với dân sự và đã đập vào hòn đá để lấy nước, khi Đức Chúa Trời đã bảo ông phải phán với hòn đá. Vì tội lỗi đó, Đức Chúa Trời đã ngăn không cho Môise bước vào xứ Canaan. Môise là con trai của Lêvi.
Bài học quá rõ ràng. Những hành động của chúng ta quyết định các ơn phước trong tương lai của chúng ta trong chương trình của Đức Chúa Trời và những sự lựa chọn chúng ta đưa ra ngày nay sẽ tác động vào dòng dõi của chúng ta trong các thế hệ hầu đến. Chúng ta phải tiếp thu từ Rubên, Simêôn, và Lêvi để chúng ta không thể sống theo cách khinh suất được. Đức Chúa Trời, là quan án công bình nhìn thấy mọi sự. Có thể chúng ta cảm thấy chúng ta “xoay sở” được với việc gì đó, nhưng chúng ta không xoay sở được. Chúng ta không muốn “đối mặt với âm nhạc” tuy nhiên…chúng ta sẽ phải đối mặt với nó. Mặc dù chúng ta được bảo đảm trong Đấng Christ, vẫn có những hậu quả cho các hành vi của chúng ta [Làm thế nào người tin Chúa mất đi cả hai phần thưởng tạm thời và đời đời?
 Chúng ta có thể mất phần thưởng từ Đức Chúa Trời bằng cách tìm kiếm chúng từ con người (Mathiơ 6.5-6; Giăng 5.44).
 Chúng ta có thể có phần thưởng bị cất khỏi chúng ta vì cớ sự bất trung của chúng ta (Mathiơ 25.28-29).
 Chúng ta có thể không có đủ tư cách để nhận phần thưởng vì cớ thỏa hiệp đạo đức và thuộc linh (I Côrinhtô 9.27).
 Chúng ta có thể mất phần thưởng vì cớ một đời sống không kết quả và bất tuân (I Côrinhtô 3.15; Khải huyền 3.11).
 Chúng ta có thể mất phần thưởng do vô ý vô tứ (II Giăng 8)]. Chúng ta liên tục công nhận rằng một ngày kia chúng ta sẽ phải trình sổ (II Côrinhtô 5.10) [Sự an ninh và phần thưởng đời đời sẽ là hai mục tiêu cần phải nhắm tới trong đời sống người tin Chúa. Cái nhìn lại đầu tiên vào thập tự giá của Đấng Christ để có được sự bảo đảm; cái nhìn thứ hai hướng vào ngai phán xét của Ngài để mà trình sổ. Ed Underwood, “Determining Your Destiny. An Introduction to the Doctrine of Eternal Rewards. Genesis 49,” North Umpqua Bible Fellowship Nutshell Notes, 2/24/1991].
Tôi cảm kích sự Giacốp bằng lòng bước tới và kỷ luật chặt chẽ các con trai mình giữa bao nhiêu cặp mắt. Trước kia, ông là người rất thụ động, nhưng trong những ngày cuối đời, ông đã dõng dạc lắm. Là bậc phụ huynh, một trong những việc chúng ta phải làm là nói cho con cái mình biết sự thực. Xã hội của chúng ta đã bị kéo vào chỗ sống tự trọng. Chúng ta không muốn nói hay làm việc gì sẽ gây hại cho nhận thức về giá trị của bất cứ ai. Tuy nhiên, hạng người lành mạnh đã bị kỷ luật. Ai sống kiêu căng và loạn nghịch nhất đã từng sống động? Satan. Hắn luôn luôn tìm cách chạy theo đường riêng mình. Tách ra khỏi những đường biên giới mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho hắn, hắn làm bất cứ việc gì hắn ưa muốn. Hắn không hề xây lại. Hỡi quí phụ huynh, hãy kỷ luật con cái mình. Hãy thể hiện tình yêu thương cách cứng rắn xem. Có thể bạn cảm thấy giống như con cái của mình là có một ít khổ sở trong lúc bây giờ. Đúng đấy, chỉ hãy chờ xem. Nếu bạn không chọn kỷ luật chúng và thốt ra những lời lẽ khó chịu, bạn sẽ thấy rằng chúng sẽ trở thành những mối đe dọa cho xã hội đấy.
3. Bảy người con trai đáng hoan nghênh được trao cho nhiều trách nhiệm (49.13-21, 27). Trong mười câu nầy, Giacốp chia sẻ những lời lẽ vắn tắt với 7 trong số các con trai của ông. Quả thật đối với những chất lượng trong lời lẽ đó, đấy là các hình ảnh nói về số phận của những người con trai còn lại, trong phần lớn các trường hợp, căn cứ theo cách chơi chữ trong tên của người con. Lẽ đạo chính kết với từng hình ảnh nói tới sản nghiệp [Sailhamer, Genesis. EBC, Electronic ed]. Ở 49.13, Giacốp bắt đầu: “Sa-bu-lôn sẽ ở nơi gành biển, tức là nơi có tàu đậu; Bờ cõi người chạy về hướng Si-đôn”. Sabulôn về sau đã nhận được phần lãnh thổ giữa Biển Địa Trung Hải và Biển Galilê. Đây là một khu vực thương mại phồn thịnh mặc dù Sabulôn không hề có thường trực “tài sản ở gành biển”. Tuy nhiên, có thể là Sabulôn và Ysaca đã chia sẻ một vùng lãnh thổ (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 33.18-19), vì vậy Sabulôn đã đóng ở biên giới Biển Galilê. Có lẽ người của chi phái Sabulôn đã làm việc cho người Phênixi trong cuộc buôn bán ngành hàng hải của họ (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 33.19). Sabulôn sẽ trải dài ra tới biển trong thời kỳ thiên hi niên khi các đường biên giới của ông sẽ kéo dài tới tận Siđôn ở Biển Địa Trung Hải (Êxêchiên 48.1-8, 23-27). Một con đường thương mại quan trọng từ xứ Mêsôbôtami đi Ai cập đi ngang qua lãnh thổ của ông.
Ở 49.14-15, Giacốp nói: “Y-sa-ca là một con lừa mạnh mẽ, nằm nghỉ giữa chuồng; Thấy rằng sự yên ổn là tốt lành, và đất-đai đẹp lắm thay. Người đã rùn vai vác gánh nặng, phải vâng phục những điều sưu-dịch”. Ysaca thích lối sống nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp xuất ra hơn là uy thế chính trị giữa vòng các chi phái. Hiển nhiên là Ysaca rất có khả năng và mạnh mẽ, nhưng cũng thụ động và biếng nhác nữa. Ngược lại với Giuđa, ông chinh phục kẻ thù như một con sư tử, Ysaca đã tự mình phục theo như nô lệ cho người xứ Canaan.
Giacốp tiếp tục nói ở 49.16-18: “Đan sẽ xử đoán dân chúng mình, như một trong các chi phái Y-sơ-ra-ên. Đan sẽ là một con rắn trên đường, một con rắn lục trong chốn nẻo cùng, cắn vó ngựa, làm cho kẻ cỡi phải té nhào. Hỡi Giê-hô-va! tôi trông ơn chửng cứu của Ngài!” Đan sẽ trở thành một quan xét trong Israel. Lời tiên tri nầy đã trở thành hiện thực từng phần trong chức vụ quan xét của Samsôn (Các Quan Xét 13.2). Những chiến thắng của Đan đã làm ích lợi cho cả Israel. Tuy nhiên chi phái nầy đã dẫn Israel vào chỗ thờ lạy hình tượng (Các Quan Xét 18.30-31; I Các Vua 12.26-30) rồi được biết là trung tâm thờ lạy hình tượng trong Israel (Amốt 8.14). Vì thế, Giacốp đã ví Đan với một con rắn (49.17), chỉ ra lời tiên tri của Đức Chúa Trời là con rắn sẽ cắn gót chơn của đấng cứu tinh được hứa cho của Đức Chúa Trời, nhưng Đấng Mêsi sau cùng sẽ chà nát đầu nó rồi đem lại ơn chửng cứu từ lâu đã mong đợi (3.15) [Phần nghiên cứu NET cho rằng: “Sự ví sánh chi phái Đan với con rắn lục là muốn nói rằng Đan, mặc dù nhỏ, sẽ trở nên hiệu quả, kiếm được chiến thắng qua tài năng và sự lanh lợi của mình”]. Vì lẽ đó, thật là tự nhiên khi Giacốp kêu lên: “Hỡi Giê-hô-va! tôi trông ơn chửng cứu của Ngài!” (49.18). Giacốp vốn biết rõ tương lai của quốc gia Israel không nương vào 12 người con của ông, thay vì thế phải nương vào Đức Chúa Trời là Đấng một ngày kia sẽ sai phái một Đấng cứu tinh đến (Mathiơ 1.21).
Ở 49.19-21, Giacốp nói ra lời lẽ vắn tắt cho ba người con kế tiếp. Ở 49.19, ông nói: “Còn Gát sẽ bị một đạo binh xông đánh, nhưng người xông đánh lại và đuổi theo”. Chi phái Gát sẽ trở thành những chiến binh gan lì và sẽ thắng hơn mọi kẻ thù ngoại bang mà họ đối mặt với (Giêrêmi 49.1).
Ở 49.20, Giacốp nói: “Do nơi A-se có thực vật ngon, người sẽ cung cấp mỹ vị cho các vua”. Ase sẽ hưởng lấy vùng đất phì nhiêu nhất trong xứ Canaan (Phục truyền luật lệ ký 33.24-25; Giôsuê 19.24-31).
Ở 49.21, Giacốp nói: “Nép-ta-li là nai cái thả chuồng, nói bày nhiều lời văn hoa”. Chi phái Néptali sẽ được biết đến vì sản xuất ra những diễn giả có tài hùng biện và thi văn đẹp đẽ [Giacốp có ý nói rằng Néptali đổi lấy sự tự do của mình để lấy lối sống gia đình tĩnh kịch ở trong xứ, hoặc Néptali sẽ ăn ở thích nghi với dân xứ Canaan. Wenham, Genesis 16-50, 483. Phần nghiên cứu NET cho rằng: “Hầu hết từng chữ trong câu rất là khó. Có người nắm lấy hình ảnh cho rằng Néptali sẽ nhanh lẹ và lanh lợi (như nai cái), và thường có những sứ điệp rất hay (đọc là “lời lẽ đẹp đẽ”). Nhiều người khác cho rằng chi phái có tinh thần tự do (chạy nhảy tự do), nhưng rồi an định với con nhỏ của mình”]. Người nổi tiếng nhất trong số nầy là Đêbôra, bà đã sáng tác một bài thơ rất hay nói về chiến thắng quân sự ở Các Quan Xét 5.1-31. Cùng với đất đai của chi phái Sabulôn, lãnh thổ Néptali nằm gần Biển Galilê, khu vực mà Chúa Jêsus đã rao giảng và thi hành chức vụ (Mathiơ 4.15-16). Và không cần phải nói, chưa có một người nào đã nói ra nhiều lời lẽ ban sự sống, đẹp đẽ cho bằng Đức Chúa Jêsus Christ.
Người con đáng hoan nghênh thứ bảy là đứa trẻ bình thường “là một con chó sói hay cấu xé; Ban mai đi đánh chết mồi, chiều phân chia mồi đã được”. Chi phái Bêngiamin đã có danh tiếng hết sức khó chịu và hung hăng (Các Quan Xét 19-21) [Chúng ta có một số trường hợp nói tới cấp lãnh đạo hung hăng của Bêngiamin (Êhút [Các Quan Xét 3.15-23], Vua Saulơ [I Samuên 9.1, 14.47-52], và Sứ đồ Phaolô [Công Vụ các Sứ đồ 8.1-3])]. Ông đã sản sinh ra nhiều chiến binh trong lịch sử Israel (thí dụ, Êhút, Saulơ, Giônathan, v.v…) và đã tỏ ra bản chất ưa chiến tranh giữa vòng các chi phái (Các Quan Xét 5.14; 20.16; I Sử ký 8.40; II Sử ký 14.8; 17.17). Tôi đoán Bêngiamin đã học biết một số tính cách kiên cường từ 11 người anh của mình.
4. Hai người con trung tín nhất được trao cho trách nhiệm cao cả hơn (49.8-12, 22-26). Khi ba người anh đầu tiên không có đủ tư cách nắm lấy địa vị của họ, chiếc áo choàng rơi xuống người con thứ tư là Giuđa. Hãy nhớ, Giuđa không chính xác là một gã khỗng lồ thuộc linh. Ông đã vận động bán Giôsép vì lợi (37.26). Ông đã tự phân rẽ mình ra khỏi dân giao ước của Đức Chúa Trời (38.1). Ông gần gũi với hạng người bất kỉnh (38.12). Ông đã gian dâm (38.18). Ông thất bại không giữ lời với con dâu mình là Tama (38.26). Vì vậy tại sao Giacốp tuyên bố một nguồn phước phong phú như thế cho Giuđa? Ông đã xưng tội và ăn năn tội lỗi của mình (38.26). Ông đã lắm lấy trọn trách nhiệm về sự an toàn của Bêngiamin (43.8-10). Ông đã hiến mình là một sự thay thế cho Giôsép (44.18…). Ơn phước của Giuđa là một bức tranh đẹp đẽ nói tới ân sũng của Đức Chúa Trời cho những ai biết xưng tội và ăn năn tội lỗi của họ (Giêrêmi 15.19).
Ngày nay, nếu bạn có một lý lịch dài về tội lỗi, Đức Chúa Trời muốn ban cho bạn một bảng mô tả những việc làm mới. Ngài muốn bạn kinh nghiệm ơn tha thứ của Ngài. Ngài mong muốn bạn nên bắt đầu lại.
Lời lẽ của Giacốp cho Giuđa rất có quyền lực, thậm chí có lẽ gây choáng váng nữa. Giacốp công bố: “Hỡi Giu-đa! các anh em sẽ khen ngợi con, tay con sẽ chận cổ quân nghịch, các con trai cha sẽ quì lạy trước mặt con” (49.8). Giuđa sẽ nổi bật lên giữa vòng các anh em mình và họ sẽ ngợi khen ông. Đây là một cách chơi chữ từ khi tên Giuđa có nghĩa là “ngợi khen”. Bàn tay của ông sẽ chận cổ quân nghịch. Các anh em ông sẽ quì lạy trước mặt ông. Nhưng chức năng lãnh đạo sẽ không được nhìn biết rõ nét cho tới thời Vua David, khoảng 640 năm sau.
Giacốp tiếp tục ở 49.9-10: “Giu-đa là một sư tử tơ [Hình ảnh Giuđa là một con sư tử rất phổ thông trong Cựu Ước (thí dụ, Dân số ký 24.9; Êxêchiên 19.1-7; Michê 5.8). Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 278]; Hỡi con! Con bắt được mồi rồi tha về. Nó sụm gối, nằm khác nào sư tử đực, như sư tử cái; há ai dám khiến ngồi lên? Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Đấng Si-lô [Hình thái Hy bá lai shiloh là một vấn đề của sự diễn giải. Ít nhất có 4 ý chính (với nhiều sự khác nhau và ít sự lựa chọn). (1) Có người thích để nguyên chữ ấy, đọc là “Silô” và hiểu đấy là chỗ đặt hòm giao ước trong một thời gian ngắn trong thời Các Quan Xét. (2) Bằng cách xem lại câu gốc Kinh Thánh có người muốn dịch “cho tới chừng Đấng cai trị [hay “của Ngài”] hiện đến”, một tham khảo về Vua ra từ dòng David hay Đấng Mêsi. (3) Khả năng khác không đòi hỏi việc sửa lỗi trong đoạn văn, nhưng chỉ xác định là “cho tới khi đồ cống nạp được đem đến dâng cho Ngài” (như trong bản dịch NEB, JPS, NRSV), có lợi thế cung ứng sự tương xứng với dòng sau đây: “các nước sẽ vâng theo người”. (4) Sự giải thích trong bản dịch hiện có: “cây phủ việt thuộc về Đấng đó” (như trong bản dịch RSV, NIV, REB), căn cứ theo các bản dịch xưa. Một lần nữa, từ nầy đề cập tới triều đại David hay, hoàn toàn đến Đấng Mêsi. See NET Study Notes] hiện tới, và các dân vâng phục Đấng đó”. Giacốp đang nói cho Giuđa biết rằng ông sẽ trở thành dòng giống của Đấng Mêsi (Xachari 10.4; Hêbơrơ 7.14). Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giuđa (Dân số ký 24.17). Nếu bạn biết rõ lịch sử của Israel, bạn biết lịch sử ấy khởi sự với Saulơ, David, và Salômôn, mỗi vị vua đều xuất thân từ chi phái Giuđa. Và Mathiơ 1.2 nói rằng Chúa Jêsus ra từ chi phái Giuđa. Sau Đấng Christ, chẳng còn có một vua nào nữa. Vì vậy, ngay cả trong sách Sáng thế ký, Giacốp đang chỉ ra Chúa Jêsus là nhà vua hợp pháp. Ngài là Đấng không những là Vua trên Israel, mà còn trên các nước nữa! Ngài là Đấng mà Khải huyền 5.5 gọi là “Sư Tử của chi phái Giuđa”.
“Silô” (sát nghĩa, “kẻ mang sự yên nghỉ”) là một từ ngữ rất khó hiểu [Silô đề cập tới thành phố trong xứ Canaan theo chính tên ấy (I Samuên 4.12). Có người tin rằng Giacốp tính chỉ ra một thành trong tương lai (Silô) nơi Hòm Giao Ước yên nghỉ cho tới chừng thành ấy đi đến mức cuối cùng. Nhưng quan điểm nầy không đứng vững được. Giacốp đã nói tới “chân nó” và sự vâng phục là thuộc về người. Về đại danh từ dường như là một người, chớ không phải đồ vật như thành Silô. Hơn nữa, Kaiser viết: “Từ nầy không thể đề cập tới địa điểm mà đền tạm sẽ ở đó nhiều thế kỷ về sau. Nếu thực thế, Giacốp đang nói tiên tri về một địa điểm chẳng được biết đến vào thời ấy, và địa điểm đó hiếm khi được nhắc tới trong nền văn học của những năm sau đó, trừ ra một dấu hiệu của sự phán xét. Phần giải thích nầy cũng sẽ bao gồm sự thay đổi động từ ‘hiện tới’ thành ‘đến mức cuối cùng’, một ý nghĩa thêm vào và thắc mắc khác lại dấy lên: “Mức cuối cùng nào và tại sao?” Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed] có lẽ chúng ta phải dịch là “(cây phủ việt của vua) là của người” hay “cây phủ việt thuộc về người” thay vì dịch từ ấy là “Silô” (đối chiếu Êxêchiên 21.26- 27) [Ý kiến khác là: “cho tới chừng đồ cống nạp được đem đến dâng cho người”. Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 478]. Giacốp đang nói rằng cho tới chừng Đấng có uy quyền vua chúa thuộc về Ngài hiện đến, chi phái Giuđa sẽ luôn luôn có một đấng ban luật pháp trong hàng ngũ của chi phái ấy (Êsai 9.1-6). Silô, giống như “dòng dõi” ở Sáng thế ký 3.15, là một danh nói tới Đấng Mêsi hầu đến.
Những chữ nầy đang gây kinh ngạc! Chúng cho thấy rằng Đức Chúa Trời có một chương trình. Từ tội lỗi đầu tiên trong Sáng thế ký 3, Đức Chúa Trời đang chỉ cho dân sự Ngài thấy một Đấng Cứu Thế. Và Ngài chỉ cho chúng ta thấy trong cùng một phương hướng. Chúng ta có cơ hội làm chứng về sự sống, sự chết và sự sống lại của Đấng Christ. Chúng ta có chứng cớ của những người đã đồng hành với Ngài và được Ngài biến đổi cho. Tuy nhiên, ngay cả trong Sáng thế ký điểm nổi bật đều nhắm vào Chúa Jêsus. Ngài là Đấng mà nhân loại có cần. Đây không phải là việc mà ai đó mơ tưởng giống như hầu hết các tôn giáo trên thế gian. Đây là những gì Đức Chúa Trời đã sửa soạn từ khi sáng thế. Điều nầy khiến cho bạn và tôi càng tin cậy nhiều hơn vào Kinh Thánh. Đây là một quyển sách siêu nhiên và mang tính tiên tri đã trụ vững trong sự thử nghiệm của thời gian và vững vàng trước mỗi cuộc tấn công!
Ở 49.11-12, Giacốp nói: “Người buộc lừa tơ mình vào gốc nho, lừa con mình vào nhành nho tốt nhất. Người giặt áo xống mình vào rượu nho, cùng lấy huyết nho lau áo tơi mình. Mắt người đỏ vì cớ rượu, răng người trắng vì cớ sữa”. Hình ảnh rất trong sáng. Chi phái Giuđa sẽ là một chi phái đắc thắng. Dòng dõi của Giuđa sẽ đắc thắng trong chiến trận và sẽ trị vì trên các chi phái khác. Dòng dõi của Giuđa sẽ được thịnh vượng...thịnh vượng đến nỗi những gốc nho để làm rượu sẽ dư dật đến nỗi họ sẽ dùng chúng cho các mục đích thông thường như cột mấy con lừa hay giặt áo xống của họ (Thi thiên 16.11).
Về sau các trước giả Kinh Thánh rút tỉa từ hình ảnh của câu gốc ngắn ngủi nầy để phác họa ra sự trị vì của Đấng Mêsi hầu đến. Êsai 63.1-6 mặc khải sự đến của một vì vua đắc thắng áo xống người giống như áp xống của người đạp bàn ép rượu. Áo xống màu đỏ thẳm của người khi ấy được ví với áo xống màu đỏ nhuộm đầy máu của một chiến binh thắng trận. Ngài là Đấng đã đến để bày ra sự báo thù của cơn thạnh nộ Đức Chúa Trời giáng trên các nước không tin kính (Êsai 63.6). Trong sách Khải huyền, chính hình ảnh nầy được áp dụng cho sự tái lâm đắc thắng của Đấng Christ. Ngài là Đấng cỡi trên “con ngựa bạch” Ngài “mặc áo nhúng trong huyết … Có một lưỡi gươm bén ở miệng Ngài ra, Ngài sẽ lấy nó mà đánh các dân … Ngài giày đạp thùng rượu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời toàn năng” (Khải huyền 19.11, 13, 15) [Sailhamer, Genesis. EBC, Electronic ed].
Bây giờ, chúng ta đã nhìn vào Giuđa, còn đây là lúc để chuyển sang Giôsép. Ở 49.22-26, Giacốp nói: “Giô-sép là chồi [Walton, Wenham, và Hamilton hết thảy đều hiểu từ Hy bá lai ben có ý nói “con lừa” thay vì “cành cây” (con trai). See John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 718-19] của cây tươi tốt, mọc gần bên suối nước; Nhành nhánh phủ bao trên ngọn tường. Kẻ cầm cung đã ghẹo chọc người, bắn tên vào, và hãm đánh; Nhờ tay Đấng toàn năng của Gia-cốp, nên cung người vẫn bền-chắc; Nhờ Đấng Chăn chiên, là Đá của Y-sơ-ra-ên, nên hai tay người thêm mạnh [Hình thái động từ trong 49.23-24 được sử dụng theo lối khoa trương, mô tả các biến cố trong tương lai giống như thể chúng đã diễn ra rồi vậy], Đức Chúa Trời của Cha sẽ giúp đỡ con; Đấng toàn năng sẽ ban phước cho con, tức là phước lành ở chốn trời cao xuống, cùng phước lành ở nơi vực rộng thẳm lên, Phước lành của vú, và của lòng mẹ. Phước lành cha chúc cho con vượt lần lên cao hơn các phước lành của tổ phụ cha, cho đến các chót núi đời đời: Các phước nầy sẽ ở nơi đầu Giô-sép, Nơi trán của chúa các anh em mình”. Ơn phước của Giôsép đặc biệt rất dư dật. Hai chi phái mang tên hai con trai ông sẽ nhìn thấy sự ứng nghiệm ngay trong thời của ông, Giôsép đã đối mặt với nhiều sự chống đối. Giuđa đã nhận lãnh chức năng lãnh đạo các chi phái, còn Giôsép đã lãnh lấy phần bằng hai của quyền con trưởng (đối chiếu I Sử ký 5.2).
Làm thể nào Giôsép có khả năng bền đỗ qua những thách thức của cuộc sống chứ? Năm danh xưng Giacốp nói tới Đức Chúa Trời trong ơn phước nầy rất đáng phải chú ý:
1. “Đấng Toàn Năng của Giacốp” (đối chiếu Thi thiên 132.2; Êsai 1.24; 49.26; 60.16)
2. “Đấng Chăn Chiên” (28.8-9; 48.15; Thi thiên 23.1)
3. “Đá của Israel” (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 32.4, 18; Thi thiên 18.2; 19.14; Êsai 8.14)
4. “Đức Chúa Trời của Cha [Giôsép]” (31.5; 32.9-10; 46.3)
5. “Đấng Toàn Năng” (17.1)
Phước là một trong những từ chính trong sách Sáng thế ký, xảy ra khoảng 88 lần trong sách nầy. Ở đây, trong 49.25-26, từ nầy xảy ra 6 lần (động từ 1 lần, danh từ 5 lần) tạo thành một đỉnh cao sáng chói cho lời lẽ sau cùng của Giacốp. Những ơn phước Đức Chúa Trời ban cho trong tương lai sẽ rực rỡ hơn cho những ai đã kinh nghiệm rồi [Wenham, Genesis 16-50, 486].
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta kết thúc ở 49.28: “Các người đó là đầu trưởng của mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên; và đó là lời của cha họ nói đang khi chúc phước cho, chúc một lời phước riêng cho mỗi người vậy”. Giacốp đối xử với từng đứa con của ông rất khác biệt. Ông kỷ luật và chúc phước cho chúng rất thích đáng. Tuy nhiên, phân đoạn nầy kết thúc với ba thông lệ của từ “chúc phước”. Đức Chúa Trời sốt sắng tìm cách chúc phước cho dân sự của Ngài. Liệu bạn sẽ là người nhận lãnh ơn phước của Ngài hôm nay chăng?
Tối nay, chúng ta có giải thưởng Awana hàng năm. Mỗi đứa trẻ dự phần trong giải thưởng nầy đều được chúc phước. Nó (nam hay nữ) là một chi thể của gia đình Awana. Nhiều đứa là chi thể của gia đình Emmanuel. Tuy nhiên, tối nay chúng ta tưởng niệm không những là sự dự phần, mà còn sự thành tín nữa. Sẽ có một số trẻ em đã cần cù làm việc; đã có những đứa khác chẳng làm chi hết. Mỗi đứa trẻ sẽ được chúc phước, nhưng không phải mỗi đứa trẻ đều được phước như nhau đâu. Có người đã chỉ trích giải Awana và đề nghị nó nên “thực thi sự công bình”. Không một điều gì vượt quá lẽ thật được. Awana sửa soạn các em và người lớn cho Ngày mà Đức Chúa Jêsus Christ sẽ tra xét tỉ mỉ đời sống của chúng ta. Vào Ngày đó, Ngài sẽ tìm kiếm sự công bình. Liệu bạn sẽ được tìm thấy là công bình không? Liệu bạn sẽ bước vào trọn giải thưởng của mình hay bạn sẽ không xứng đáng nhận phần thưởng có thể là của bạn?
Trong I Côrinhtô 10.11, Phaolô nói cho chúng ta biết rằng những truyện tích trong Cựu Ước là những tấm gương đã được ghi lại để cảnh báo cho chúng ta. Liệu bạn sẽ lưu ý đến lời cảnh báo từ Giacốp và các con trai của ông? Liệu bạn có công nhận mọi hành vi của bạn quyết định các ơn phước trong tương lai của bạn trong chương trình của Đức Chúa Trời và những sự lựa chọn bạn đưa ra ngày nay sẽ tác động đến dòng dõi của bạn trong các thế hệ hầu đến chăng? [Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdf, 2005), 269].



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét