Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010

“QUÊN ĐI NHỮNG THẤT BẠI!”



“QUÊN ĐI NHỮNG THẤT BẠI!”
Phi-líp 3.12-14; 4.8-9
PHẦN GIỚI THIỆU. Chúng ta đang sống trong một kỹ nguyên mà ở đó mọi người đều nhìn về quá khứ để giải thích các nan đề hay để cáo lỗi về cách xử sự của họ trong hiện tại. Trong khi chúng ta đã dựng nó thành một khoa học chuyên đào bới quá khứ để chúng ta hiểu rõ chỉ có Đức Chúa Jêsus Christ mới có thể chữa lành quá khứ ấy và khiến cho chúng ta sống trong hiện tại và tương lai với một đời sống mới.
Trong khi thế gian xem trọng cái nhìn lui lại, Đấng Christ xem trọng cái nhìn tới phía trước. Giờ đây chúng ta là những con người đã được dựng nên mới, sự cũ đã qua đi và những con người mới trong Đấng Christ với một khởi sự hoàn toàn mới cả thảy! Không một nhà khoa học nào trên thế giới có thể làm được điều nầy!
Vậy thì người ta làm sao quên được quá khứ? Quí vị không thể quên được quá khứ ấy; nhưng quí vị có thể tiếp thu từ nó và cứ tiến tới trước. Chữ “quên” khi Phaolô sử dụng, nó có ý nói tới “không một đánh giá nào về quá khứ có chút ảnh hưởng gì trên quan điểm hay cách ứng xử thuộc linh trong hiện tại của quí vị” (đây là ý nghĩa của từ Hy lạp được dịch “quên” ở đây, Phi-líp 3.13). Đây không phải là một vấn đề thuộc chức năng nhớ của bộ óc, đây là một vấn đề về sự thúc đẩy phải vượt qua lịch sử và đừng để nó ngăn trở.
Thánh Linh của Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta sức lực và quyền phép để tiến tới bất chấp những thất bại trong quá khứ. Tình yêu thương của Ngài đem sự chữa lành tới cho các nỗi đau trong quá khứ; tình yêu thương của Ngài ưng chuẩn sự tha thứ hoàn toàn cho mọi tội lỗi trong quá khứ, chúng ta được tự do về mặt tình cảm để bắt đầu lại, tươi mới và toàn bộ – mặc dầu chúng ta chưa hề phạm tội trước đó!
Kinh thánh dạy chúng ta rằng trong Đấng Christ chúng ta được tự do để kinh nghiệm một đời sống mới, những tội lỗi cũ và các sự cố đau đớn trong quá khứ không còn bám lấy kinh nghiệm trong hiện tại của chúng ta. Hạng người khoẻ mạnh học biết để tiến tới, học biết từ quá khứ và cứ “nhắm” thẳng tới tương lai. Đấng Christ cung ứng cho chúng ta quyền phép để thực hiện điều nầy!
I. TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI ( 3.12)
A. Thành tích (3.12a)
1. Phaolô đang đánh giá tình trạng hiện tại của cuộc sống ông bằng cách công bố sự thực là trong hiện tại ông vẫn chưa đạt tới sự trọn lành!
a. Thành tích của ông trong hiện tại vẫn là bất toàn, ông chưa được làm cho trọn lành, tuy nhiên ông cũng không phải là ngừng ở đó, dù là như vậy nhưng Đức Chúa Trời đã tuyên bố ông hoàn toàn trọn vẹn trong Đấng Christ!
(1. Ông được trọn vẹn ở chỗ ông đã được “xưng công bình trong Đấng Christ” – được tuyên bố là “xưng công bình trọn vẹn” bởi việc làm của Đấng Christ.
(2. Tuy nhiên, ông đang tấn tới cách tiệm tiến, đây là công việc của “sự nên thánh” – công tác của Đức Thánh Linh, trở nên người mà ông đã được công bố ra!
b. Mấy câu đứng trước đã được ghi ra để nhắc tới quá khứ của ông, thể nào ông đã để quá khứ qua một bên và thể nào giờ đây ông đã vòng tay ôm lấy một đời sống mới, một đời mới vẫn chưa được trọn vẹn!
2. Ông đã đi một con đường dài và đã đạt được một sự tiến bộ rất lớn so với quá khứ ghê khiếp của ông, nhưng vẫn còn có chỗ phải đi tới nữa!
3. Mục tiêu của ông rất đơn sơ.
a. Ông đã thắng hơn nỗi đau trong quá khứ của mình, mặc dù thỉnh thoảng sự đắc thắng của ông tới chỗ nầy nó tỏ ra cho thấy vẫn còn có sai sót.
b. Ông đã mạnh mẽ nhưng chưa đủ để khoe khoang, ông vẫn còn nhiều chỗ phải tấn tới!
c. Cho nên những lỗi lầm trong quá khứ không áp đảo ông, ông cũng không tự hào về sự tiến bộ, ông chỉ biết ơn về sự tiến bộ ấy rồi tìm cách kinh nghiệm nhiều hơn nữa!
4. Thành tích của Phaolô là thành tích của sự tiến bộ, sự đắc thắng không đến ngay lập tức hoặc không có nổ lực và ông vẫn chưa có hết thảy những giải đáp, mọi sự ông đang nhìn biết, ấy là trong thực tế ông muốn đạt tới cấp độ đứng vững trong con mắt của Đức Chúa Trời!
a. Mục tiêu của ông là cứ bươn tới đàng trước mà không có sự kiêu ngạo.
b. Tiến bộ là cả một quá trình!
B. Theo đuổi! (3.12b)
1. “Tôi đang chạy” ... từ ngữ Hy lạp được dùng ở đây được rút từ một chữ đã được sử dụng để mô tả một thợ săn và một lực sĩ, đặc biệt là những vận động viên điền kinh. Từ ngữ sát nghĩa có ý nói “săn đuổi và bắt lấy”.
a. Khi được dùng nói tới đi săn, từ nầy có nghĩa là theo đuổi cuộc săn và bắt được mồi, chớ không bỏ nửa chừng, cứ đuổi theo cho tới chừng nào nắm được con mồi!
b. Khi được sử dụng nói tới vận động viên điền kinh, từ nầy có ý nói cứ chạy cho tới chừng quí vị nắm được vị trí đầu tiên ... quí vị tự đuổi theo và bất chấp mọi sự khác trừ ra giải thưởng đó!
2. Ý nghĩa của Phaolô ở đây rất rõ ràng, trong khi cảm thấy ghê tởm về quá khứ của mình là điều rất dễ dàng đối với ông; hãy nhớ ông đã giết nhiều Cơ đốc nhân trước khi ông được cứu, ông đã phá tán toàn bộ nhiều gia đình những người nhơn đức, ông bỏ tù những người làm mẹ làm cha nào đã tuyên xưng Đấng Christ là Chúa, nhưng giờ đây ông không có thì giờ hay năng lực để hồi tưởng lại cái quá khứ tồi tệ ấy! Cái giá của việc trụ lại ở đó sẽ làm trì trệ cách ăn ở trong hiện tại của ông với Đức Chúa Trời!
a. Ông nói ông “cứ bươn tới” đem theo sứ điệp của mình chạy ngang qua quá khứ tối tăm đó.
b. Không có việc quay trở lại, tại sao phải mất thì giờ tìm cách xoá bỏ những gì không thể xoá bỏ được!
c. Việc duy nhứt phải làm với những thất bại trong quá khứ là cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho rồi tiếp nhận ơn tha thứ ấy rồi bươn tới đàng trước!
d. Thực vậy ... HÃY BƯƠN TỚI ĐÀNG TRƯỚC!
MINH HOẠ. Cấp độ kỷ luật Phao-lô đang nói tới chỉ có thể hiểu được khi quí vị nhận rõ việc ông nhập cuộc từ lãnh vực “người chạy thi” và “thợ săn”. Những kỳ thế vận mùa đông hầu như khuấy đảo chúng ta; những người nào sẽ tranh tài, họ sẽ dâng đời sống của họ để đạt cho kỳ được huy chương vàng. Phần nhiều trong số họ đã hy sinh thời thơ ấu; toàn bộ sinh hoạt của họ trong quá khứ đã được bỏ ra cho mục tiêu nầy. Những thất bại trong quá khứ phải bị quên đi khi họ nhập cuộc vào những kỳ thế vận, việc duy nhứt họ phải nghĩ tới là chiến thắng! Hãy hỏi bất kỳ ai trong số họ xem, họ sẽ sinh hoạt như thế nào và họ sẽ nói cho quí vị biết họ chỉ nhắm đến chiến thắng mà thôi! Mọi sự khác đều trở thành tôi tớ cho một mục tiêu nầy – đạt được huy chương vàng! Nếu họ đã từng kêu khóc về sự thua cuộc trước đây, bây giờ họ phải quên đi việc ấy. Họ phải tập trung vào việc chiến thắng! Không có thì giờ để hồi tưởng lại quá khứ đâu, bây giờ là giây phút họ sống, chiến đấu để đạt cho kỳ được mục tiêu đó, và cũng một thể ấy đối với chúng ta! – Nguồn vô danh
3. Mục tiêu khác của Phaolô là tương tự thế, ông không được tự mãn với sự tiến bộ của mình, vì khi tự mãn ông không tiến tới được nữa để có được sự cải thiện sâu xa hơn mặc dù ông đã có nhiều thắng lợi so với quá khứ của mình; ông vẫn phải chạy tới vì ông vẫn chưa đạt tới sự trọn lành!
4. Ông không thể bị lấn áp với một vài thành công và vì vậy phải quên nhắc tới các nhu cần khác trong cuộc sống của mình, ông cứ tiếp tục bươn tới đàng trước!
MINH HOẠ. Giống như con ngỗng, nó sẽ trung tín ấp ủ cả tá hoặc nhiều quả trứng mà không cử động vì có ai đó hoặc việc gì đó. Nhưng sau khi 3 hay 4 quả trứng nở thành công rồi, nó sẽ bị áp đảo với sự thành công ấy với 3 hay 4 lần nở đến nỗi nó sẽ bước ra trong khi 8 hay 9 quả trứng kia đang chờ nở ra. Nó không hoàn thành công việc! Những kết quả thường là thảm hại! – Nguồn vô danh
II. CHƯƠNG TRÌNH RIÊNG ( 3.13)
A. Dự phần (3.13a)
1. “Hỡi anh em, về phần tôi” ... giờ đây Phaolô xưng nhận nhu cần của mình về sự tiến bộ xa hơn và rồi chia sẻ với chúng ta bí quyết cho thấy làm sao ông tiến xa như thế để nhiều người khác học theo ông và sự phấn đấu của ông hầu thắng hơn quá khứ kia.
a. Phaolô không tuyên bố một công thức có tính ma thuật nào để đạt tới mức thành công ở đây, ông không cho rằng kinh nghiệm ở con đường lên thành Đa-mách đã kết thúc cuộc phấn đấu của ông để đạt tới sự trọn lành, thực ra ông đang công nhận thẳng thừng ở đây kinh nghiệm với Đấng Christ, thậm chí là một kinh nghiệm lạ lùng không thể tin được, đã không kết thúc cuộc phấn đấu của ông muốn tấn tới ở trong Đấng Christ!
b. Ông là một người dự phần vào việc tấn tới trong Đấng Christ!
2. Ông không ở trên anh chị em mình, ông đang cùng với họ trên chuyến hành trình!
3. Ông không tìm một “cây đủa thần” sẽ lập tức chữa lành nỗi đau của ông trong quá khứ hay chữa lành cho ông về những ham muốn xấu xa, tuy nhiên, cái điều ông đã tìm được là bí quyết để trưởng thành; và ông sắp sửa chia sẻ một việc đã giúp cho ông biết thắng hơn quá khứ của mình và lót đường cho sự tấn tới của ông, một sự tấn tới mà ông vẫn còn đang kinh nghiệm!
a. Những phép lạ không luôn luôn giải quyết mọi nan đề của chúng ta; La-xa-rơ đã sống lại từ kẻ chết và sau đó đã chết! Người nào được Chúa Jêsus chữa lành cho chắc chắn cũng đau bịnh rồi sau đó cũng chết! Trong khi phép lạ vùa giúp chúng ta, chúng không loại bỏ nhu cần phải học biết tấn tới và trở nên khôn ngoan, biết đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn và trưởng thành!
b. Phaolô không đặt tất cả áp lực cho việc ông tấn tới cho Chúa Jêsus, ông nhận rằng ông phải dự phần vào việc chọn lấy đường lối của Chúa Jêsus trên mọi thứ của thế gian nầy, đắc thắng trong Chúa Jêsus không phải là một quá trình thụ động hay tiêu cực, chúng ta tham dự vào trong quá trình đó!
4. Đức Chúa Trời cung ứng đường lối, Đức Chúa Trời cung ứng sức lực, Đức Chúa Trời cung ứng Thánh Linh của Ngài, còn chúng ta cung ứng ý chí và sự đầu phục theo các đường lối của Ngài!
a. Đức Chúa Trời không muốn một ai bị bị hư mất, nhưng sẽ có những người bị hư mất, không phải vì Đức Chúa Trời không thể cứu lấy họ, mà vì họ không được cứu!
b. Trở thành một Cơ đốc nhân không loại bỏ sự phấn đấu và các kết quả, một số Cơ đốc nhân sống một đời sống đáng thương, chúng ta phải năng động phục theo luật pháp và đường lối của Đức Chúa Trời nếu chúng ta muốn kinh nghiệm những lời hứa của Ngài!
c. Chúng ta là những người tham dự rất năng động với chất lượng kinh nghiệm Cơ đốc và sự bày tỏ kinh nghiệm ấy ra cho thế gian!
5. Khi chúng ta chọn lựa một cách khôn ngoan, danh Đức Chúa Trời sẽ được tôn cao, khi chúng ta chọn lựa không khôn ngoan toàn bộ danh tiếng Cơ đốc giáo sẽ bị gạch dưới ngay!
MINH HOẠ. Auschwitz là trại tập trung đầu tiên của người Đức trở thành một trại hủy diệt. Những phòng hơi ngạt nằm trong sự sử dụng thường xuyên, nhưng vì khối lượng lớn tù nhân mới nhập vào mỗi ngày, quân phát xít Đức bắt đầu sử dụng những đội sử dụng súng lửa cũng như những phòng hơi ngạt. Một ngày kia viên chỉ huy chọn 10 người từ một trại kia để đưa đi hành quyết bởi đội lính bắn súng phun lửa. Một trong những kẻ được chọn là cha của một gia đình rất đông con. Khi ông bị đẩy ra khỏi hàng, ông té ngã xuống đất, nài xin viên chỉ huy tha mạng cho ông vì gia đình ông. Viên chỉ huy không đáp trả chi hết cho tới chừng người đứng kế cận ông ta, một linh mục công giáo có tên là Maximillian Kolbe bước tới phía trước dâng mạng sống mình đổi lại cho mạng của người nầy. Thật ngạc nhiên, viên chỉ huy đã đồng ý cho một sự sắp xếp như thế. Người kia được tự do, nhưng linh mục Kolbe đã bị dẫn đi rồi bị ném vào một xà lim nhỏ rất ẩm ướt, ở đó viên chỉ huy đưa ra những lịnh lạc cho lính gát không được bắn ông, mà để cho ông đói khát đến chết qua mấy ngày sau. Tại đó linh mục Kolbe đã chịu đựng đau khổ khủng khiếp của một cái chết từ từ bởi đói khát. Ông đã đưa ra một sự lựa chọn thêm vào sự ông phục theo Đấng Christ, Chúa Jêsus không đẩy ông ra khỏi hàng, ông đã chọn dự phần vào sự kêu gọi của Đấng Christ chịu phó mạng sống mình. Kết quả của sự hy sinh ấy vẫn còn được hàng triệu người ca ngợi ngày nay trên khắp châu Âu. Giống như Chúa Jêsus đã chọn dự phần vào việc giải cứu chúng ta, chúng ta phải chọn dự phần vào việc bắt chước theo lối sống của Ngài trong thế gian nầy, cuộc sống ấy không phải là tự động đâu! – Nguồn vô danh
B. Chỉ ra! (3.13b)
1. Giờ đây Phaolô chia sẻ bí quyết duy nhứt đã giúp ông có được sự tiến bộ, ông đã làm một việc rất đặc biệt: “quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước…”
a. Sự sống rất quí báu không nên quá thiên về quá khứ! ... Phaolô vốn có những ký ức rất đau đớn trong quá khứ; giết người, dối trá, bức bách người vô tội, đem lại đau khổ cho hạng người nhơn đức, v.v…
b. Quí vị sẽ tính sao với quá khứ như thế nầy? Đối với Phaolô, ông “quên lửng sự ở đàng sau!” không phải ở chỗ “mất ký ức” mà ở chỗ không để cho nó hiện lên trong hiện tại hoặc tương lai; không xem nó là một việc cần phải chú ý nhiều nữa!
2. Bỏ đi quá khứ là bỏ đi đừng nói nhiều về nó nữa!
a. Thật là nâng đỡ nhiều lắm khi có một vị tư vấn làm việc với quí vị về quá khứ, để giúp cho quí vị hiểu quí vị đã ra từ chỗ nào...
b. NHƯNG nếu mọi sự quí vị làm là chỉ nói về nó hay trụ lại ở đó, quí vị chẳng cải thiện đâu! Quí vị cũng phải hành động nữa!
3. Không như các vị sứ đồ khác, Phaolô phải tự minh chứng mình, trước tiên là kiếm được lòng tin tưởng của họ đã, điều nầy đã mất chừng hai năm! Những hậu quả của mọi hành động của ông trong quá khứ chống lại Cơ đốc nhân đòi hỏi ông phải thực hiện điều nầy, nhưng Phaolô đã phục theo quá trình mà không than phiền về nó và cứ bươn tới đàng trước!
4. Có quá nhiều việc phải làm không phải bận tâm nhiều về quá khứ, vì vậy việc tốt nhứt phải làm là quên nó đi! Phaolô cũng không làm cho anh em phải lo lắng, khi họ cần có thì giờ để nhìn thấy sự thay đổi thực sự trong đời sống của ông, họ cũng biết rõ quá khứ của ông nữa.
a. Hiển nhiên đây là điều Đức Chúa Trời đang làm với quá khứ của chúng ta khi chúng ta trình những thất bại của chúng ta cho Ngài – Ngài tha thứ và quên đi quá khứ ấy theo cùng ý nghĩa quên ở đây, Đức Chúa Trời vẫn biết rõ mọi sự, nhưng Ngài quên nó đi theo giới hạn không nhớ tới nó nữa, nó không còn chống chúng ta nữa đâu, giống như nó chưa từng xảy ra vậy – điều nầy được gọi là ÂN ĐIỂN!
b. Đây không những là một sự ăn ở rất đơn sơ của Phaolô... mà tự nhiên nó còn rất thực tế nữa!
5. Phaolô vẫn còn đang học hỏi, chính bài học nầy ông tiếp tục thực hành vì ông vẫn còn phạm nhiều sai lầm.
a. Bổn tánh sa ngã điên cuồng của chúng ta làm cho chúng ta có khuynh hướng làm ra những việc lố bịch và chúng ta tiếp tục phải lớn lên!
b. Thật là ngạc nhiên, chúng ta đáng phải câm nín dường bao!
MINH HOẠ. Giống như một bà kia, bà thuộc về “Hội thánh đầu tiên”. Môt vị bác sĩ đã đến với một nhóm phụ nữ trong nhà thờ rồi dạy cho họ biết phần trợ giúp khẫn cấp của tổ chức hồng thập tự. Một tối kia, một tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra ở trước mặt một trong các phụ nữ nầy khi lớp học vừa tan. Ở buổi nhóm hồng thập tự kế đó, bà nầy chia sẻ tai nạn khủng khiếp như thế nào, mô tả cảnh đổ máu ghê gớm, nhiều cái xương bị gảy và nhiều vết bầm tím nơi các nạn nhân. Khi ấy bà ta nói thêm: “Tôi rất vui sướng khi học được cách trợ giúp khẫn cấp”. Giáo viên hỏi bà ta: “Bà có thể sử dụng những điều tôi đã dạy cho bà không?” Bà ta đáp: “Ồ có ạ, tôi đặt đầu tôi giữa hai chân và thở thật sâu, và chưa bao giờ tôi cảm thấy mình bị choáng khi nhìn thấy mọi điều nầy xảy ra!” Không cứ cách nào đó, bà ta đã quên mục tiêu chính của bài học, nhưng tôi dám chắc bà ta đã xem lại phải làm gì vào lần tới! – Nguồn vô danh
6. Quá khứ sẽ trở thành vùng đất huấn luyện cho chúng ta, những sự cố tốt hay xấu sẽ được xem xét với quan niệm học hỏi từ nơi chúng, không phải xem như một nhà tù hay xà lim tiếp tục giữ chúng ta trong cảnh phu tù!
a. Liệu pháp tốt cho rằng một quá trình chữa lành phải có cả hành động!
b. Chẳng có gì sai với việc nói về quá khứ thật lâu, chẳng ai tìm cách giữ quí vị cứ sống trong quá khứ đó hoài!
7. Từ những thảm hoạ, chúng ta phải rút tỉa điều gì tốt ra khỏi chúng nếu có thể được và cứ tiến tới!
MINH HOẠ. Một người có tên là John Claypool chia sẻ vào năm kia có một trận bão kinh khiếp lắm quét qua nông trại ở miền Nam Kentucky có gia đình 6 thế hệ đã ở đó. Trong vườn ngọn gió đã thổi trốc gốc một cây táo đặc biệt đã mọc ở đó từ lâu ai cũng có thể nhớ. Ông nội của anh ta rất buồn vì mất cây ấy, trên cây đó ông đã từng leo trèo khi còn thiếu niên và trái của ông đã ăn gần suốt cuộc đời mình. Một người hàng xóm đến nói: “Ông ơi, tôi thực sự rất buồn khi thấy cây táo của ông bị trốc gốc rồi, cây ấy đầy những trái ông ạ!” Ông nội của John đáp: “Tôi cũng buồn lắm, cây ấy là một phần quá khứ của tôi”. Người hàng xóm hỏi ông cụ: “Vậy bây giờ ông sẽ làm gì?” Ông nội John dừng lại trong một phút rồi nói: “Tôi sẽ hái trái rồi đốt phần còn lại”. Đây là cách rất khéo léo để nắm lấy quá khứ của chúng ta, lấy phần tốt ra khỏi nó và thưởng thức nó, rồi kế đó thiêu đốt phần còn lại – quí vị đừng chỉ ngồi đấy mà nhìn hết năm nầy sang năm khác! – Nguồn vô danh
8. Tất nhiên là quí vị sẽ chú ý xem Phaolô mô tả sự năng động của việc làm nầy với quá khứ của chúng ta như thế nào: “quên” và “bươn tới”.
a. Điều nầy ám chỉ đây không luôn luôn là một quá trình dễ dàng!
b. Nó sẽ đòi hỏi nhiều nổ lực được lặp đi lặp lại giống như những vận động viên điền kinh nhiều kinh nghiệm vậy!
c. Nó sẽ đòi hỏi nổ lực rất lớn giống như các vận động viên điền kinh.
d. Nó sẽ đòi hỏi sự bền đỗ giống như một vận động viên điền kinh.
e. Nó sẽ đòi hỏi sự khôn ngoan và sự vùa giúp khả thi từ nhiều người khác nữa!
f. Nhưng quá trình nầy là khả thi!
III. THEO ĐUỔI GIẢI THƯỞNG! (3.14; 4.8-9)
A. Bươn tới! (3.14; 4.8-9a)
1. Một lần nữa Phaolô dùng từ ngữ “bươn” ... khăng khăng ngoan cố!
2. Điều nầy ám chỉ sự thực rằng nó sẽ đòi hỏi nhiều hơn là một nổ lực đơn sơ!
3. Hướng của “bươn” là “THEO SỰ Ở ĐÀNG TRƯỚC” ... chớ không phải ở đàng sau!
a. Có người bươn theo hướng không đúng khi họ bị hành hại bởi lỗi lầm hay đau khổ về quá khứ, hướng thẳng về phía trước, chớ không phải phía sau!
b. Người bươn tới nhắm vào việc chiến thắng!
4. Điều nầy có ý nói học lại một việc gì đó, cởi mở với việc làm theo những sự việc theo chiều hướng khác, không để phạm lại chính lầm lỗi kia nữa!
a. Nếu một con đường đã thất bại không thấy có gì mới mẻ, hãy lắng nghe những ai đã đắc thắng, họ có thông tin quan trọng rất cần thiết!
b. Chiến đấu với bản năng ở điểm nầy và hãy lắng nghe ai đó từng thành công!
MINH HOẠ. Ben Patterson, một nhà văn viết về kinh nghiệm leo núi của mình trên đỉnh Lyell. Ông đã thiếu kinh nghiệm khi bạn đồng hành của ông là một tay leo núi rất giỏi. Họ đã đến một điểm kia trên sông băng; người bạn có kinh nghiệm của ông đã đi trước ông trên một con đường dài quanh các bức tường của sông băng. Vì Ben muốn chứng minh ông có thể tiến tới mặc dù chưa kinh nghiệm, ông nghĩ đây là cơ hội của ông để ông rút lại thời gian đã mất và đi con đường tắt qua sông băng. Chỉ có một phần băng trên đường đi, ông có thể nhìn thấy rặng đá ở bờ bên kia, vì vậy ông thấy có hy vọng khi bám lấy vầng đá ... Nhưng ông phải trở xuống đi trên băng, ông bị kẹt trên mép rặng đá của sông băng nầy, mép đá và băng chỉ cách nhau có 10 feet mà thôi, nhưng ông không biết phải đi như thế nào để được an toàn trong 10 feet đó. Phía dưới ông là một bức tường băng rất phẳng, nghiêng ở một góc 45o. Ông lo hoảng và quyết định không thử một điều gì hết cho tới khi mấy người bạn của ông đến xem điều chi đã xảy ra cho ông. Khoảng một giờ đồng hồ sau, 2 người bạn của ông tới gần. Một trong hai người nghiêng mình qua rồi đóng cọc vào băng tạo thành hai vết lõm để chân ông bước theo đó. Khi ấy họ mới đưa ra cho ông một lời khuyên như sau: “Nầy Ben, ông phải bước ra khỏi chỗ ông đang đứng rồi đặt chân ông nơi dấu chân thứ nhứt ấy. Khi chân ông chạm vào dấu ấy, không một chút ngần ngừ hãy nhấc cái chân kia lên rồi đặt nó xuống bước chân kế tiếp. Khi ông đi như thế ra khỏi đây thì tôi sẽ nắm lấy tay ông rồi đưa ông đi an toàn”. Mọi sự tiến triển như thế, ông thấy yên tâm; phần kế tiếp mới là khó cho ông. Bạn ông cứ tiếp tục: “Khi ông thực hiện những bước nầy, đừng nương theo núi dù đấy là phản ứng tự nhiên của ông, thực ra đừng nương bên ngọn núi, nếu không ông sẽ trượt trên băng vì ông quá nghiêng theo bên ngọn núi đó. Nhoài ra ngoài sẽ làm cho chân ông đạp sâu vào cái lổ ở trong băng và sẽ bước tới vững hơn!” Ông nhắc lại thật khó khi làm theo lời chỉ dẫn nầy, những sợ hãi tự nhiên của ông đã làm cho ông muốn ôm lấy ngọn núi đó, nhưng làm thế chỉ khiến cho thất bại càng tăng thêm lên, ông cần phải nghe theo lời khuyên của mấy người bạn có kinh nghiệm dầu sự việc có lạ lùng đối với ông, sau hết họ đã có mặt ở đó trước và đã sống còn. Vì vậy ông chọn phải nghe theo và ông đã được an toàn! Chỉ có 2 giây đồng hồ mà thôi, nhưng ông phải bước theo lời khuyên của người khác! – Nguồn vô danh
5. Quá trình có thể trở thành “bươn theo sự ở đàng trước” theo lời bình của Phaolô ở đây, nhưng sự liên tục của nổ lực đó sẽ đem lại sự thành công!
a. Một lần nữa, giống như người chạy thi, việc duy nhứt ông nhìn thấy khi ông đang chạy là đường ranh mục tiêu, cặp mắt của ông nhắm vào điểm đó và ông băng mình nhắm thẳng vào mục tiêu ấy!
b. Người chạy thi không nhìn quanh quất và xem xét từng chi tiết trong khi mình đang chạy đua; người không thể làm như thế mà hy vọng đến được đích trước tiên!
6. Trong những giới hạn thực tế, Phaolô trụ lại trên đường chạy như thế nào? Ông nhắm đích đến như thế nào? (xem 4.8-9a)
a. Tiêu điểm của ông được chia sẻ trong chương kế đó, ông thấy “điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến!” (4.8)
b. Khi ấy ông mời khán thính giả của mình kiểm tra ông và học theo kinh nghiệm của ông khi làm theo điều nầy và rồi ĐƯA ĐIỀU NẦY VÀO THỰC HÀNH! “…thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở cùng anh em!” (4.9)
7. Những vận động viên điền kinh không thể trụ lại nơi những thất bại, hay những cái xương bị gãy, hoặc chậm tiến; giống như Nancy Kerrigan, cô chổi dậy tự đứng dậy xoay đầu gối lại, mục tiêu vẫn còn ở đàng kia và đấy là một mục tiêu tốt lành, cô phải phấn đấu và không được bỏ cuộc!
B. Giải thưởng! (3.14b; 4.9b)
1. Giải thưởng mà Phaolô đang đề cập tới vẫn còn ở tương lai – sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời!
a. Ông sẽ cứ bươn tới nhắm vào mục tiêu!
b. Ông muốn trở thành một người chiến thắng, chớ không phải một người thua cuộc, sự nầy đòi hỏi phải chạy và phải nổ lực thường xuyên!
c. Không những ông nhìn thấy giải thưởng trong tương lai, ông đã nói rồi ở 4.9b rằng cũng có một giải thưởng trong hiện tại dành cho những ai nhắm vào mục tiêu và cứ chạy ... thì “SỰ BÌNH AN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ Ở CÙNG CHÚNG TA!”
2. Chấn thương trong quá khứ có thể trở thành đắc thắng! Lời của Đức Chúa Trời và bản tánh của Ngài minh chứng điều đó!
a. Đắc thắng đòi hỏi nổ lực, thậm chí nổ lực bền bĩ ...“bươn tới” y như Phaolô đã nói.
b. Nhưng các kết quả có thể là tuyệt vời; Bình an trong lúc bây giờ, sau đó là sự sống đời đời!
3. Tại sao không chạy vì vàng, những con đường bằng vàng kia kìa! Hãy cứ bươn tới đi các thánh đồ ơi!
4. Hãy quên quá khứ đi và cứ bươn tới trước – hãy tiếp tục bươn tới đi!
PHẦN KẾT LUẬN. Mọi người đều có những thất bại trong đời sống quá khứ của họ. Nếu quí vị trụ lại nơi quá khứ quí vị sẽ ù lì ở đó! Chúng ta cần phải tiếp thu từ quá khứ, chớ đừng sống trong quá khứ! Sự kêu gọi của Phaolô là hãy “quên lửng sự ở đàng sau” có ý nói đừng để cho quá khứ ảnh hưởng cách ứng xử trong hiện tại và tương lai của quí vị, hãy để giải thưởng ở phần cuối đời ảnh hưởng vào cách ứng xử trong hiện tại và tương lai của quí vị. Hãy nhắm mục đích mà chạy! Khi quí vị chạy thi một cuộc đua, quí vị đang nhắm vào đâu sẽ tạo ra một sự khác biệt, hãy nhìn thẳng về đàng trước, nhắm ngay đường ranh đích đến mà chạy!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét