Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

Gen 3.8-24: "Ăn bụi đất CỦA TA!"



"Ăn bụi đất CỦA TA!"

(Sáng thế ký 3.8-24)
Buổi sáng Lễ Giáng Sinh vừa qua (2004), một thanh niên 22 tuổi đã cướp trạm Chevron và rồi dẫn cảnh sát Poulsbo, Washington vào một cuộc truy đuổi tốc độ cao. Sau khi lấy hết tiền mặt, tên cướp và đồng bọn đã lấy đi một chiếc Honda màu đỏ và không lâu sau đó cảnh sát từ bốn thị trấn đã có mặt trong cuộc truy bắt. Cả đoàn xe đã phóng tới trên 100 dặm/giờ qua những con đường ở phía Tây Puget Sound, ở đó những đoạn đường cong và nhiều ngả rẽ có thể làm cho mất phương hướng. Sau một thời gian, những kẻ đào tẩu đã đánh lạc hướng những người truy đuổi trong bóng tối nhưng họ cũng chẳng biết rõ họ hiện đang ở đâu nữa. Đấy là khi tên cướp lao chiếc Honda của hắn vào trong trạm Chevron để hỏi thăm hướng đi về Seattle — không biết rõ đấy chính là nơi mà hắn vừa thực hiện vụ cướp bóc. Cảnh sát bắt lấy chiếc Honda đó liền khi ấy[Jan. 7 Fox News story].
Đôi khi, chơi trò trốn tìm không có gì hay lắm. Bạn có bao giờ chơi trò trốn tìm với Đức Chúa Trời chưa? Có bao giờ bạn phạm tội và rồi tìm cách bỏ trốn khỏi Ngài trong nỗi xấu hổ không? Nếu có, có lẽ bạn đã nhìn biết rằng bất luận bạn đang trốn tránh giỏi đến ngần nào, bạn không thể trốn được Đức Chúa Trời. May thay, Đức Chúa Trời không chơi trò trốn tìm, mà Ngài chơi trò “tìm và trốn”. Ngài là nhân vật truy đuổi rất giỏi và luôn luôn lần ra dấu của người nam hay người nữ của Ngài. Ngày nay, nếu quí vị cảm thấy mình xa cách Đức Chúa Trời, tôi có một lời hy vọng dành cho bạn đây. Đó là Sáng thế ký 3.8-24. [Trong 3.1-7, chúng ta đã học biết cách thức thu phục tội lỗi bằng cách thắng hơn sự cám dỗ. Giờ đây trong 3.8-24, chúng ta sẽ tiếp thu cách thức phục hồi lại từ tội lỗi bằng cách xưng nhận mọi tội lỗi của mình và học tập từ kỷ luật. Làm cách nào tôi có thể phục hồi lại từ tội lỗi? Trong câu chuyện nầy, chúng ta sẽ thấy được hai đơn thuốc rất rõ ràng].
1. Hãy xưng ra tội lỗi của bạn mà đừng đổ thừa Đức Chúa Trời hay ai khác (3.8-13). Trong 3.8, Môi-se ghi lại: “Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời [Sailhamer viết: “Cụm từ ‘tiếng của Giêhôva Đức Chúa Trời’ (qol yhwh 'elohim) rất phổ thông trong sách Ngũ Kinh, đặc biệt là Phục truyền luật lệ ký (5.25; 8.20; 13.18; 15.5; 18.16; 26.14; 27.10; 28.1, 2, 15, 45, 62; 30.8, 10) ở đây — cùng với động từ ‘nghe/vâng theo’ và giới từ b (shama` beqol yhwh 'elohim) — đây là hình thức thông thường chỉ ra sự kêu gọi phải vâng lời của Chúa. Tác giả bày ra một bối cảnh rủa sả có mục đích với một sự nhắc nhớ tinh vi, đau đớn về sự đòi hỏi phải nhận lấy ơn phước của Đức Chúa Trời. “Nghe/vâng lời là giọng nói của Giêhôva Đức Chúa Trời’ (lishmo` 'eth -qol yhwh 'elohenu; đối chiếu câu 8).” John H. Sailhamer, Sáng thế ký. EBC (Grand Rapids. Zondervan), Electronic ed] đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời” [Ross viết: “Trong câu chuyện của Sáng thế ký không có điều gì chỉ ra những ngắt quãng lâu lắc giữa các sự cố. Câu chuyện cho thấy rằng sự cám dỗ và sự sa ngã đã diễn ra ngay tức khắc sau khi A-đam and Ê-va được dựng nên và được đặt vào trong vườn, có lẽ vào ngày thứ bảy, và ngay sau khi phạm tội đã có sự hiện diện của Đấng biết rõ phải đưa ra những câu hỏi nào! Bước chân khiến cho khó chứng minh ý tưởng thông thường cho rằng con người đã tận hưởng một thời gian dài mối tương giao không có gì phá vỡ với Giêhôva Đức Chúa Trời ở trong vườn” Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 2002 [1988]), 143]. “Tiếng của Giêhôva Đức Chúa Trời” tiêu biểu cho ân điển của Đức Chúa Trời đang với ra cho con người trong một tình thế khủng hoảng. “Lối chiều” có thể được dịch, sát nghĩa, là “gió” hay “linh” của ban ngày. Trong Kinh thánh, gió/linh là biểu tượng cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời (xem 1.2) [Bruce K.Waltke, Sáng thế ký (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 92]. Đức Chúa Trời đã đến với A-đam và Ê-va trong ngọn gió nầy [Đức Chúa Trời đã đến trong một ngọn gió trước đó trong sự sáng tạo (Sáng thế ký 1.2) rồi sau đó với Gióp (Gióp 38.1), Israel (Xuất Êdíptô ký 20.18-21; đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 5.25), và Ê-li (I Các Vua 19.11)]. Ngài bắt đầu cuộc tìm kiếm họ; tuy nhiên phân đoạn Kinh thánh gốc cho thấy rằng họ “đã ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giêhôva Đức Chúa Trời” [Trốn như thế nầy quả là dại dột giống như Giôna, ông tưởng ông có thể tránh khỏi sự hiện diện của Đức Giêhôva (Giôna 1.2-3). Tuy nhiên, như tác giả Thi thiên công bố: “Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó, ví tôi nằm dưới âm-phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó” (Thi thiên 139.7-8)]. Một sự biến đổi cách hoàn toàn khó tưởng tượng được. Độ tin cậy về sự vô tội bị thay thế bởi nỗi sợ hãi tội lỗi. Những cây cối mà Đức Chúa Trời đã dựng nên cho con người trông coi và vui hưởng (2.9) giờ đây là nơi ẩn trốn để cản không cho Đức Chúa Trời tìm gặp họ [Gordon Wenham, Sáng thế ký 1-15. WBC (Waco, TX. Word, 1987), 76].
Ở giữa trò chơi trốn tìm nầy, Đức Chúa Trời gọi người nam vì người là nhân vật đang có quyền hành, người đầu tiên đã được dựng nên (I Côrinhtô 11.3). Ngài chịu trách nhiệm về nơi họ đang sinh sống và lý do tại sao [Thật là thú vị khi thấy rằng lúc tội lỗi nầy được đề cập tới khắp cả Kinh thánh, nó chẳng có ý nói tới như là tội của Ê-va — mà đúng hơn, như là tội của A-đam! Cụm từ trong 3.6, “đứng gần mình”, dường như có ý nói rằng A-đam đã đứng bên cạnh Ê-va khi Satan cám dỗ nàng. Là khâm sai theo thần quyền của Đức Chúa Trời, và là đầu của gia đình, chính trách nhiệm của A-đam là phải canh chừng Ê-va và phải bảo đảm rằng nàng đang ở trong sự thuận phục theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Nhưng A-đam đã thất bại trong trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao cho và đã cho phép Ê-va ăn trái cấm. Tuy nhiên, A-đam không bị lừa gạt (I Timôthê 2.14). Ông đã phạm tội với hai mắt ông mở rộng ra (3.6b). Tội của Ê-va là tội chủ động trong khi tội của A-đam là tội ngầm bằng lòng (Hamilton, The Book of Genesis, 191). Quá nhiều kích động bởi một người nữ và quá thụ động bởi một người nam vẫn là những khuynh hướng tội lỗi của từng phái tính. Sự chết “đã trải qua trên hết thảy mọi người” (Rôma 5.12) khi A-đam phạm tội vì A-đam, chớ không phải Ê-va, là đầu của dòng giống nhân loại dưới quyền quản trị của Đức Chúa Trời. Làm ơn xem qua phân đoạn sau đây: “Nếu tôi có che tội mình như A-đam, mà giấu sự gian ác mình ở trong lòng, tại vì tôi kinh hãi chúng đông, và e sợ bị họ hàng khinh bỉ, đến đổi ở yên lặng, chẳng dám bước ra khỏi cửa” (Gióp 31.33-34). Cũng hãy chú ý những gì tiên tri Ôsê đã viết: “Vì ta ưa sự nhân từ mà không ưa của lễ, ưa sự nhìn biết Đức Chúa Trời hơn là ưa của lễ thiêu. Nhưng, theo cách người ta [A-đam; Ép-ra-im và Giu-đa] chúng nó đã phạm lời giao ước, và ở đó chúng nó đã phỉnh dối ta” (Ôsê 6.6-7)]. Đức Giêhôva phán: “Ngươi ở đâu?” (3.9). Câu hỏi của Đức Giêhôva mang sức mạnh của “lý do tại sao” ngươi lại ở đó. Đức Chúa Trời hỏi: “Có chuyện gì thế? Điều gì đã xảy ra?” Tất nhiên, Chúa biết rõ rồi, nhưng lại đòi hỏi rằng người nam phải trình sổ về mọi hành vi của mình. Ngài muốn A-đam phải gánh chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Hết thảy mọi điều nầy đều là ân điển. Thậm chí trong tội lỗi của A-đam, Đức Chúa Trời yêu thương cố sức thuyết phục A-đam quay trở lại với chính mình Ngài. Ngài đang tìm kiếm một lời xưng tội.
Trong 3.10, A-đam trả lời cho thắc mắc “lý do tại sao” bằng lời lẽ như sau: “Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lõa lồ, nên đi ẩn mình”. Không bao lâu sau khi A-đam nghe thấy được sự hiện diện của Đức Chúa Trời, ông nhớ tới sự sống thuộc linh và mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Giờ đây ông nhận biết rằng nổ lực để che đậy tình trạng mất phương hướng của mình với Ê-va đã ở trong sự hư không. Ông nhìn biết rằng chính cái mất mát đời sống thuộc linh mới là nguyên nhân của tình trạng mất phương hướng đó với Ê-va và chẳng còn gì phải làm nữa. Đấy là lý do tại sao ông vẫn thấy mình trần truồng, thậm chí sau khi che đậy rồi. Và đấy là lý do tại sao ông sợ hãi. Chính sự trần truồng “thuộc linh” mới đúng là nan đề. Giải pháp duy nhứt ông có thể nghĩ ra là chối bai bãi và tránh né. Ông đi ẩn mình, song tất nhiên sự ấy chẳng được tích sự gì. Vì dòng giống con người bị trần truồng, chẳng có một cứu cánh nào trong mọi nổ lực của họ để tránh né lẽ thật nói tới ân điển của Đức Chúa Trời. Chối bỏ và đổ thừa là chứng cớ cho sự trần truồng của con người xuyên suốt lịch sử.
Trong 3.11, Đức Chúa Trời đáp lời A-đam trong hình thức một câu hỏi khác. Ngài phán: “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lõa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng?” Đức Chúa Trời quả quyết rằng họ hiểu đúng những gì đã xảy ra. Ăn từ cây mà Đức Chúa Trời đã truyền cho A-đam không nên ăn là phương thức duy nhứt ông trở nên xa lánh với Đức Chúa Trời và Ê-va. Đức Chúa Trời đang nói rõ rằng thất bại nằm trong sự không vâng theo Lời của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, hãy in trong trí, Đức Chúa Trời đã nắm lấy quyền chủ động trong việc tìm kiếm những tội nhân để tái lập lại một mối giao thông với họ. Bằng chứng của sự Đức Chúa Trời yêu thương là thái độ không chịu từ bỏ những kẻ mà Ngài yêu thương, thậm chí khi họ thất bại không làm theo ý chỉ của Ngài. Ngài là một Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót và đầy ơn lành.
A-đam đáp lại câu hỏi của Đức Chúa Trời bằng câu nói: “Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi” (3.12). Hãy nhớ trạng thái đê mê của A-đam khi lần đầu tiên ông hướng mắt mình nhìn về Ê-va? “Nầy là thịt bởi thịt tôi, xương bởi xương tôi mà ra” (2.23a). Giờ đây ông hướng về nàng giống như một nữ thần báo tử vậy! Đúng là một sự phản bội đáng hổ thẹn! Ở đây, A-đam ám chỉ rằng một Đức Chúa Trời nhơn từ không nên cung ứng Ê-va cho ông [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 79]. Ông tự miễn thứ cho mình rồi chơi trò đổ thừa.
Một thiếu nữ đi dọc theo bờ biển khi cô vấp phải ngọn đèn Thần. Cô nhặt nó lên, lau sơ nó, và vị Thần xuất hiện. Cô thiếu nữ đầy kinh ngạc khi hỏi không biết mình có được phép có ba điều ước hay không!?! Vị Thần nói: “Không. Không được tham. Ta chỉ nhận cho ngươi một điều ước mà thôi. Cho nên, hãy ước đi?” Cô thiếu nữ không chần chừ. Cô nói: “Tôi muốn hoà bình ở vùng Trung đông. Ông có nhìn thấy tấm bản đồ nầy không? Tôi muốn những quốc gia nầy thôi đừng đánh nhau nữa”. Vị Thần nhìn vào tấm bản đồ rồi hô lên: “Thưa cô nương, những quốc gia nầy đã ở trong chiến tranh trong hàng ngàn năm qua. Tôi rất ưng ý song ước NHƯ THẾ không tốt đâu! Hãy đưa ra lời ước khác”. Cô thiếu nữ suy nghĩ trong một phút rồi nói: “Được rồi, tôi chưa hề gặp một người đứng đắn. Ông biết đấy, một người có ý tứ và vui vẻ, thích nấu nướng và phụ giúp với việc làm sạch nhà cửa, đa tình, hoà thuận với gia đình tôi, không xem các chương trình thể thao suốt ngày, và sống thủy chung. Đấy là những gì tôi ao ước — một người chồng trọn vẹn”. Vị Thần thở dài và nói: “Chờ tôi xem lại tấm bản đồ một lần nữa” [Preaching Now Vol. 4, No. 5 2/8/05].
Sau khi nghe lời đáp của A-đam, Giêhôva Đức Chúa Trời bước tới gần người nữ rồi hỏi: “Ngươi có làm điều chi vậy?” (3.13a). “Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành [Constable viết: “Sứ đồ Phaolô viết rằng Ê-va đã bị lừa gạt (I Timôthê 2.14). Điều nầy không có ý nói nữ giới bởi bản tánh dễ làm đối tượng cho sự lừa gạt hơn là nam giới. Không một chỗ nào trong Kinh thánh cho rằng người nữ thua kém hơn người nam trong bất kỳ chiều hướng nào hay dễ bị ảnh hưởng đối với sự cám dỗ hơn người nam. Kẻ cám dỗ chú tâm vào người nữ, có lẽ không phải vì nàng cởi mở đối với sự cám dỗ và có khuynh hướng phạm tội, vì đấy là quan niệm ở một chỗ nào đó của Cựu Ước. Lý do có thể đặt vào đây, ấy là người nữ không nhận lãnh điều cấm kỵ từ Đức Chúa Trời theo cách riêng, như A-đam đã nhận. Ê-va bị dỗ dành vì Đức Chúa Trời đã ban ra điều cấm cho A-đam (2.16); nàng đã nhận lãnh Lời của Đức Chúa Trời qua A-đam. Có lẽ Satan đã trêu ghẹo Ê-va vì nàng không những ở dưới quyền của Đức Chúa Trời mà còn ở dưới quyền của chồng mình nữa, rồi vì lẽ đó, có khuynh hướng nghĩ Đức Chúa Trời đang cầm giữ lại điều chi đó không ban cho nàng” Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis(http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Sáng thế ký.pdf, 2004), 50], tôi và tôi đã ăn rồi” (3.13b). Câu hỏi của Chúa mang ý nghĩa: “Ngươi đã làm gì trong thế gian vậy?” hay “Ngươi có biết ngươi đã làm gì không?” Thay vì chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, người nữ đã đổ thừa cho con rắn. Bạn có thể nhìn thấy tiến trình ấy chưa? A-đam đổ thừa cho người nữ, rồi kế đó đổ thừa Đức Chúa Trời vì đã ban nàng cho ông. Ê-va đổ thừa cho con rắn. Đây là kiểu cách của bản tánh con người. Tội nhân đổ thừa cho mọi người trừ ra mình. Có câu nói: “Sai trái là con người; đổ thừa việc ấy cho người khác và cho Đức Chúa Trời còn con người hơn nữa”.
A-đam và Ê-va phạm tội “đổ trách nhiệm” và đổ thừa cho người khác. Con người đã phạm vào cách ứng xử nầy. Đôi khi chúng ta đổ thừa Đức Chúa Trời vì đã đặt chúng ta vào những hoàn cảnh để chúng ta quan tâm quá nhiều về mình. Một số sinh viên nói dối, hợp lý hoá rằng Đức Chúa Trời bị đổ thừa vì đang cung ứng cho họ một vị giáo sư quá khó và một chương trình học quá bận rộn. Một số trộm cướp, đổ thừa Đức Chúa Trời và cuộc sống cho việc họ đi ăn cướp: “Đức Chúa Trời ơi, Ngài biết mọi yếu đuối của chúng tôi, nhưng sao cái đó nó lại có ở đấy. Sao Ngài lại cho phép nó ở đó mà chi?” Hãy xem xét người phạm tội tà dâm kia đang đổ thừa Đức Chúa Trời vì những yếu tố dẫn đến tội lỗi của ông ta — sự đè nén, nhận thức nghèo nàn về bản thân, người nữ kia, tình trạng cô độc của ông ta [Hughes, Sáng thế ký. Beginning & Blessing, 80]. Con người thích tìm ra ai đó hoặc một vật gì đấy để đổ thừa cho hành vi của họ (thí dụ như, người bạn đời, cha mẹ, anh chị em ruột, con cái, bạn đồng sự, ông chủ, thời tiết, con chó của kẻ lân cận).
Tuy nhiên, nếu bạn chuyên “đổ thừa”, tại sao không đổ nó cho Chúa Jêsus? Kinh thánh nói cho chúng ta biết rằng A-đam thứ hai gánh lấy mọi tội lỗi của thế gian trên chính mình Ngài và chịu chết để che phủ án phạt dành cho tội lỗi (Rôma 5.17). Bạn đã thôi không còn đổ trách nhiệm nữa rồi sao? Bạn đã tự hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời và tha nhân rồi nói chỉ một mình bạn phạm sai lầm vì tội lỗi của bạn ư? Rồi kế đó, bạn đã đổ tội ấy qua cho Chúa Jêsus? [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 81]. Khi bạn đạt tới chỗ nhận biết rằng bạn đã phạm tội và có một án phạt dành cho tội lỗi của bạn, nếu Đức Chúa Trời đang kéo bạn đến với chính mình Ngài, bạn cũng sẽ công nhận nhu cần tới một Cứu Chúa của mình. Giây phút bạn tin cậy Đấng Christ, bạn bước vào một mối giao thông với Đức Chúa Trời không còn bị hư mất nữa. Đúng là hy vọng! Quả là phước hạnh! [Trong trường hợp trước đây bạn là Cơ đốc nhân hay đang là Cơ đốc nhân, bạn có thể phục hồi lại từ tội lỗi bằng cách xưng ra lỗi lầm của mình với Cha yêu thương của bạn. Đơn thuốc thứ hai dành cho sự phục hồi lại từ tội lỗi là phải…].
2. Tin cậy nơi sự quan phòng của Đức Chúa Trời khi bạn đối diện với các hậu quả (3.14-24). Những hậu quả của tội lỗi đã được nói rất chi tiết trong 3.14-19. Trước tiên, Đức Chúa Trời xử lý với con rắn. Kế đó, Ngài xử lý với người nữ, rồi sau cùng, với người nam. Sự xét đoán của Đức Chúa Trời đối với từng kẻ vi phạm (con rắn, người nữ, và người nam) bao gồm hai phần: chức năng trong cuộc sống và một mối quan hệ. Trong mỗi trường hợp án phạt tương xứng với bản chất của tội lỗi. Trong 3.14, Môi-se viết: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời”. Con rắn vốn “quỉ quyệt” ('arum), nhưng giờ đây nó bị “rủa sả” ('arur). Trong Kinh thánh, “rủa sả” có ý gợi lên sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên ai đó, thường vì một sự vi phạm đặc biệt nào đó [Wenham, Gensis 1-15, 78]. Chữ nầy ngược lại với “chúc phước”. Phân đoạn Kinh thánh gốc nói con rắn phải bò bằng bụng. Một số nhà giải kinh lấy theo nghĩa đen nầy rồi kết luận rằng con rắn đã có chân trước khi Đức Chúa Trời rủa sả nó. Nhiều người khác sử dụng theo nghĩa bóng, như một tham khảo đến tình trạng bị xem khinh của con rắn. Tôi chọn cách nầy đây. Tôi tin loài rắn nguyên thủy không đi trên chân của chúng. Đây đúng là cách nói sự té ngã của con rắn là chắc chắn [Điều nầy giống như chiếc cầu vồng. Nó đã được dựng nên “lúc ban đầu” (1.1) nhưng sau nước lụt, nó trở thành một dấu hiệu (9.13)]. Điều nầy đã được khẳng định bởi mệnh đề “ăn bụi đất trọn cả đời” [Êsai 65 vẽ ra toàn bộ sự sáng tạo trích từ những tác dụng của sự sa ngã, ngoại trừ loài rắn, là loài sống trong chỗ hèn hạ liên tục, ứng nghiệm với bản án “trọn cả đời” — rồi vì thế nói tiên tri về số phận của con rắn không còn có sự giải cứu nữa]. Trong Kinh thánh, điều nầy mô tả sự hạ mình và thất bại hoàn toàn [Đối chiếu Thi thiên 44.25; 72.9; Êsai 25.12; 49.23; 65.25; Michê 7.17]. Tóm lại vấn đề nầy, hãy công nhận Even Indiana Jones đã sợ loài rắn. Kể từ khi con người sa ngã, loài rắn tiếp tục giữ hình ảnh loạn nghịch của Satan ở trước mắt chúng ta. Trong khi Đức Chúa Trời rủa sả mọi loài thú đồng và toàn bộ sự sáng tạo vì cớ sự sa ngã (Rôma 8.20), Ngài khiến cho con rắn thành ra thứ bị khinh dễ nhất trong mọi loài thú đồng vì vai trò của nó trong sự sa ngã.
Trong 3.15, chúng ta có một trong những câu quan trọng nhất trong toàn bộ Kinh thánh. “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau [Walton viết: “Có người nghĩ điều nầy thật kỳ quặc (hay về phương diện tiên tri) khi nói tới dòng dõi của người nữ vì nữ giới không phải là những người cung cấp dòng dõi. Thế giới thời xa xưa không biết về các chi tiết của quá trình thụ thai và chẳng biết gì về quả trứng được tạo ra bởi người nữ. Tiến trình ấy ai cũng tin là do người nam gieo giống của mình vào trong người nữ, là người chẳng cung ứng điều chi trừ ra cái lò ấp trứng. Tuy nhiên, khi giống đã được cấy vào rồi, nó được xem là dòng dõi của người nữ, như Sáng thế ký 16.10 và 24.60 cho thấy” John H. Walton, Sáng thế ký (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 225]. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người”. Từ ngữ “nghịch thù nhau” có ý nói “thù nghịch và đối kháng”. Sẽ có đối kháng giữa con rắn và dòng giống con người (3.15a). Điều nầy hiển nhiên đang tồn tại giữa loài rắn và con người, nhưng dự tính của Đức Chúa Trời trong câu nầy dường như kể con người ở đàng sau con rắn (Satan) thậm chí nhiều hơn chính con rắn.
“Dòng dõi” của con rắn có ý nói tới con người tự nhiên, là những kẻ mà nó đã dẫn vào sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời. “Dòng dõi” của người nữ có ý nói tới những dòng dõi của Ê-va [Waltke viết: “Con người giờ đây bị chia thành hai cộng đồng. Kẻ được chọn, là người yêu mến Đức Chúa Trời, và kẻ bị đày, là những kẻ yêu mến bản ngã (Giăng 8.31-32, 44; I Giăng 3.8). Mỗi đặc điểm của Sáng thế ký cho thấy dòng dõi của người nữ sinh ra có xu hướng thuộc linh của nàng, hay dòng dõi của con rắn mặc lấy sự vô tín của nó” Waltke, Sáng thế ký, 93-94]. Dòng dõi của Ê-va là tuyển dân Do thái. Tuy nhiên, “dòng dõi” của người nữ trong 3.15 cũng có ý nói tới một cá nhân đặc biệt, chớ không nói tới một nhóm người [Trong Cựu Ước tiếng Hy lạp, danh từ trung tính “dòng dõi” được xem là giống đực khi nói tới Đấng Mêsi. William J. Dumbrell, The Search for Order (Grand Rapids. Baker, 1994), 27]. Từ ngữ nầy có ý nói tới Đấng Mêsi, là Đấng sẽ ra từ dân Do thái [Hầu hết những nhà giải kinh đều công nhận câu nầy là lời hứa đầu tiên trong Kinh thánh nói tới sự tiếp trợ ơn cứu rỗi (protoevangelium hay “tin lành đầu tiên”). Phần còn lại của cả sách, trong cả Cựu Ước, cứ dẫn tới dòng dõi ấy]. Giây phút con rắn nhảy vào cắn gót chân của Đấng Mêsi cũng chính là giây phút đầu nó bị chà nát trong đó (đối chiếu Galati 3.16, 19; Hêbơrơ 2.14-15; I Giăng 3.8; Khải huyền 19.1-5) [Sailhamer viết: “Con rắn, đối với tác giả, là đại biểu cho ai đó hoặc vật gì đó. Con rắn được tiêu biểu bởi ‘dòng dõi’ của nó. Khi ‘dòng dõi’ đó bị chà nát, cái đầu của con rắn bị chà nát. Độc giả nhìn biết ngay là kết quả của phân đoạn Kinh thánh ngắn nầy. Một chương trình đã được đề ra. Một cốt chuyện đã được lập ra đưa tác giả đi xa hơn là con rắn và ‘dòng dõi’ của nó. Chính cái điều con rắn và ‘dòng dõi’ nó tiêu biểu nằm ngay trọng tâm mục tiêu của tác giả. Với ‘mục tiêu’ ấy, ‘kẻ thù nghịch’ phải bị chà nát” John H. Sailhamer, Sáng thế ký. EBC (Grand Rapids, 1990), Electronic Ed. See also Mathews, 246-48]. Kinh thánh nối cái chết của Đức Chúa Jêsus Christ với sự thất bại của Ma quỉ (Giăng 12.21-33). Satan sẽ cắn gót chân Ngài, nhưng kỳ thực mang ý nói rằng Đức Chúa Con sẽ đấm một cú chí tử vào Satan. Chúa Jêsus đã chịu thương khó rất khủng khiếp nhưng tạm thời (Giăng 12.31; Côlôse 2.15). Satan chỉ làm cho Đấng Christ phải đi khập khiểng mà thôi. Đấng Christ sẽ xử lý tai hoạ do Satan gây ra. Những thế lực của Satan không biết rằng chương trình của Đức Chúa Trời hiển nhiên sẽ được kích thích và làm ứng nghiệm bởi sự chết của Đấng Christ. Sự rủa sả của Đức Chúa Trời giáng trên Satan có nghĩa là Con độc sanh của Ngài một ngày kia sẽ trở thành một sự rủa sả cho chúng ta. Ân điển bắt rễ trong sự đắc thắng của Đấng Christ [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 88]. Lần phán xét đầu tiên nầy giáng trên tội lỗi đã kêu lên với hy vọng, một việc đang tuần hoàn khắp Kinh thánh (đối chiếu 6.5-8), và ơn thương xót của Đức Chúa Trời nặng hơn cơn thạnh nộ của Ngài (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 20.5-6) [D.A. Carson, et al., The New Bible Commentary (Downers Grove, IL. Inter-Varsity, 1994), Electronic Ed].
Giờ đây trong 3.16, Đức Chúa Trời hướng sự chú ý của Ngài vào người nữ. Ngài phán cùng người nữ: “Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén [Ê-va sẽ kinh nghiệm cơn đau đớn càng lúc càng tăng khi sanh con. Rõ ràng đã có cơn đau đơn trong quá trình sanh con trước sự sa ngã. Ê-va và các con gái của nàng sẽ kinh nghiệm cơn đau đớn thêm nhiều đó]; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”. Đức Chúa Trời phán cùng Ê-va về vai trò làm mẹ (3.16a) và làm vợ (3.16b) của nàng. Nói theo Kinh thánh, có hai điểm chỉ ra một người nữ kinh nghiệm phần hành cao nhất của mình. Và ở hai điểm nầy, sẽ có đau đớn và sự phục tùng [Walter A. Elwell, ed., Evangelical Commentary on the Bible (Grand Rapids. Baker, 1989), Electronic Ed]. Sự “đau đớn khi sanh con” có ý nói tới toàn bộ quá trình từ mang thai đến khi sinh. Điều nầy bao gồm cả trường hợp không biết nàng sẽ có thai hay không, nỗi lo sợ ấy đến với mọi sự bất tiện về phần xác khi mang thai, nỗi lo sợ về sức khoẻ của đứa con trong thai, và nỗi lo sợ không biết mẹ và con có sống hay không trong quá trình sanh nở [Walton, Genesis, 227].
Đức Chúa Trời cũng phán về “dục vọng” của người nữ đối với chồng của nàng. Dục vọng là một nguồn xung đột giữa những người làm chồng và những người làm vợ, giống như tội ham muốn để thống trị và điều khiển vậy (4.7) [Waltke nói: “Người nữ sẽ ham muốn thống trị mối quan hệ với chồng của mình. Nhận định nầy nằm trong cấu trúc của người Hy bá lai trong 4.7. Sự ‘rủa sả’ ở đây mô tả phần khởi sự trận chiến của hai phái tính. Sau Sự Sa Ngã, người chồng không còn cai trị cách dễ dàng nữa; người phải phấn đấu để nắm lấy quyền lãnh đạo của mình. Dục vọng của người nữ là muốn điều khiển chồng mình (chiếm lấy chức năng lãnh đạo đã được Chúa chỉ định), và chồng phải làm chủ nàng, nếu chồng có thể. Tội lỗi đã làm băng hoại cả hai: sự thuận phục bằng lòng của người vợ và chức năng lãnh đạo yêu thương của người chồng. Và vì thế luật yêu thương đã được thành lập trong địa đàng bị thay thế bằng sự đấu tranh, chuyên chế, thống trị và lôi kéo” Waltke, Genesis, 94]. Đây là trận chiến đầu tiên của hai phái tính. Mỗi bên đang tranh đấu để nắm lấy quyền điều khiển và cũng chẳng sống vì ích tốt nhứt cho nhau (Philíp 2.3-4). Vai trò của người nữ và vai trò của người nam cả hai đã bị dùng sai. Người nữ có khuynh hướng muốn điều khiển người nam. Người nam có khuynh hướng muốn thống trị và chuyên chế [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 1-11 (Kent, England. Sovereign World, 1997), 90]. Cộng sự thành ra đối thủ. Sự việc cứ như thế kể từ lúc có sự sa ngã.
Hỡi những người làm vợ, quí vị nổ lực hòng chiếm lấy quyền của chồng mình bằng những phương thế nào? Có phải quí vị cằn nhằn không? Có phải quí vị phê phán không? Có phải quí vị chỉ trích cay độc không? Có phải quí vị sử dụng tình cảm của mình để thống trị chồng rồi làm theo ý mình cho là phải không? Trong khi cách xử sự nầy là một trong những hậu quả của sự sa ngã, quí vị không nên sử dụng câu nầy như một sự miễn trừ hầu xưng công bình cách xử sự của quí vị. Thay vì thế, quí vị được kêu gọi phải công nhận rằng chồng là cái đầu thuộc linh của mình, vì lẽ ấy, quí vị phải tỏ ra “tâm thần dịu dàng im lặng” (I Phierơ 3.4).
Trong 3.17-19, Đức Chúa Trời hướng lời lẽ sau cùng của Ngài vào A-đam. Sự phán xét giáng trên A-đam đã được đưa ra sau cùng vì, là người đã phạm tội mà không bị lừa gạt, sau khi có đủ các yếu tố, ông mang lấy trách nhiệm rất lớn. Đức Giêhôva phán: “Vì ngươi nghe theo [Từ ngữ “nghe theo” là thành ngữ Hy bá lai có ý nói “vâng lời”] lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” [Sáng thế ký 3.19 không gắn nguyên nhân của sự chết cho kết cấu nguyên thủy của thân thể con người, cho nên con người sẽ phải chết không cứ cách nào, mà chỉ nói tới một trong những hậu quả của sự chết. Khi thân thể của con người được hình thành từ bụi đất, nó sẽ, nhơn sự chết, mà trở về lại với đất]. Án phạt hay kỷ luật của Đức Chúa Trời xứng đáng với tội ác. Một hình thức của từ ngữ “ăn” đã được sử dụng không tới 5 lần khi đáp ứng với tội lỗi của A-đam về việc ăn [Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 1-17. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1990), 202]. Cũng cần phải để ý là, trong từng câu trong ba câu nầy, Đức Chúa Trời phán cùng A-đam: “ngươi sẽ ăn”. Đồ ăn do người nam làm ra sẽ lo liệu cho những đời sống do người nữ sanh ra, và nó sẽ lo liệu cho chính đời sống của họ nữa [Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 58]. Thậm chí trong phần kỷ luật của Ngài, Đức Chúa Trời đang tỏ ra ân điển.
Đức Chúa Trời phán với A-đam về vai trò của ông như một người làm lao động. Đây là chỗ mà người nam nếm trải phần ứng nghiệm cao nhất của mình. Và dành cho ông, cũng có phần đau đớn nữa. Rôma 8.20 giải thích cõi thọ tạo bị bắt phục trong sự hư không. Đây là luật vật lý. Luật thứ hai về nhiệt động lực (thermodynamics) cho thấy rằng có một khuynh hướng nhắm vào sự hư hoại và rối loạn trong vũ trụ. Chúng ta hiện đang kinh nghiệm hậu quả của sự rủa sả nầy.
Trong ba câu nầy, mối quan hệ tự nhiên và nguyên thủy của con người với đất — cai trị đất — đã bị đảo lộn; thay vì phục theo ông, nó kháng cự và còn nuốt lấy ông nữa (2.7; Rôma 8.20-22) [Sailhamer lưu ý: “Khi vẽ ra một sự đối ngược giữa tình trạng của đất trước và sau sự sa ngã, tác giả chỉ ra rằng tình trạng hiện tại của đất không phải là tình trạng mà nó đã được dự trù cho. Mà đúng hơn, tình trạng của đất là kết quả của sự con người loạn nghịch. Khi viết như vậy, tác giả đã lót đường cho một chủ đề trung tâm của cấu trúc thuyết mạt thế trong Kinh thánh, niềm hy vọng về một ‘trời mới đất mới’ (đối chiếu Êsai 65.17; Rôma 8.22-24; Khải huyền 21.1).” Sailhamer, The Pentateuch as Narrative, 109]. Trong Cựu Ước, đặc biệt, sinh thái của đất từng phần đều nương vào tình trạng đạo đức của con người [Xem Sáng thế ký 4.12; 6.7; Lê vi ký 26; Phục truyền luật lệ ký 11.13-17; 28; Giôên 1-2. Waltke, Genesis, 95]. Tội lỗi luôn luôn chêm một cái nêm giữa những sự vật hay con người trong Sáng thế ký 3. Nó chêm một cái nêm giữa Đức Chúa Trời và con người, giữa người nam và người nữ, giữa người nam và bản thân người, và giờ đây giữa người nam và đất [Elwell, ed., Evangelical Commentary on the Bible]. Có những hậu quả mà chúng ta phải đối diện với.
Trong 3.20-21: “A-đam gọi vợ là Ê-va, vì là mẹ của cả loài người. Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng A-đam, và mặc lấy cho”. A-đam bày tỏ lòng tin cậy nơi lời hứa của Đức Chúa Trời về “dòng dõi của người nữ” khi ông gọi vợ mình là “Ê-va”, có nghĩa là “mẹ của cả loài người” hay “nàng là người cung ứng sự sống”. Tôi không nghĩ cái tên nầy chỉ có ý nghĩa như thế đâu vì cả dòng giống loài người sẽ ra từ nàng. Điều nầy là thực, nhưng đấy chưa phải là mục đích của cái tên đó. Chắc chắn đây là một sự bày tỏ đức tin nới lời hứa của Sáng thế ký 3.15. A-đam tin rằng không cứ cách nào đó, qua dòng dõi của Ê-va, sự sống sẽ đến với dòng giống con người [Eaton, Genesis 1-11, 91-92; Waltke, Sáng thế ký, 95]. Đây là niềm hy vọng ở giữa sự phán xét.
Trước đó, A-đam và Ê-va đã lấy “lá cây vả đóng khố che thân” (3.7). Đây là nổ lực của họ hầu giải quyết những hậu quả có tức thì của tội lỗi họ. Đức Chúa Trời đã cung ứng quần áo đặc biệt cho họ thay vì mấy cái lá vả của họ. Ngài đã sử dụng “da thú” [Một số nhà giải kinh tin câu nầy nhắm tới những con sinh làm của lễ là phương thức đặc biệt của Đức Chúa Trời khi xử lý với tội lỗi của chúng ta] rồi mặc cho họ [Việc quan trọng ở đây là áo xống làm bằng da thú. Đức Chúa Trời cung ứng một sự che đậy cho đôi vợ chồng trần truồng nầy, nhưng đây là một sự che đậy của Đức Chúa Trời, chớ không phải một sự che đậy của con người (câu 7b). Khắp cả Cựu Ước, một trong những ý nghĩa của “chuộc tội” là “che đậy”. Cho nên không có gì phải ngạc nhiên khi thấy sự công bình của Đức Chúa Trời được sánh với việc mặc quần áo cho, như là sự không chánh đáng (“áo xống bẩn thỉu”). Thật là quan trọng khi thấy rằng Đức Chúa Trời che đậy cho đôi vợ chồng nầy trước khi Ngài trục xuất họ. Ở đây, ân điển của Ngài được đặt trước luật pháp. Elwell, ed., Evangelical Commentary on the Bible]. Vì thế với bản án mà Ngài đã đưa ra, Đức Chúa Trời làm cho đôi vợ chồng nầy những gì mà họ không thể làm được cho bản thân mình. Họ không thể xử lý được với nỗi xấu hổ của họ. Nhưng Đức Chúa Trời có thể, sẽ, và đang [Walter Brueggemann, Sáng thế ký. IBC (Atlanta. John Knox, 1982), 50]. Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời về áo xống là một phương thức tỏ ra sự thực, ấy là khi chúng ta tin, Ngài mặc cho chúng ta với áo xống cứu rỗi (II Côrinhtô 5.21) [Cần phải lưu ý rằng áo xống ấy đòi hỏi cái chết của con vật thay thế. Bởi sự chết của con sinh, áo xống đến từ con sinh ấy. Bởi sự chết của Con Đức Chúa Trời, chúng ta đến để được mặc cho với sự công bình của Con Đức Chúa Trời].
Trong 3.22-24, Giêhôva Đức Chúa Trời phán: “Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng. Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông [Sailhamer ghi lại: “Sự tác giả nhắc tới phương hướng ‘hướng đông’ không phải là một chi tiết đơn thuần theo địa lý đâu. Khắp trong sách Sáng thế ký, tác giả cẩn thận báo cho độc giả biết về phương hướng di chuyển của các nhân vật. Khi làm như thế, ông sắp xếp manh mối của câu chuyện theo ý nghĩa của các biến cố mà ông đang tường thuật lại. Ở điểm nầy trong câu chuyện, ‘hướng đông’ chỉ có ý nghĩa ‘ở bên ngoài vườn’. Tuy nhiên, về sau trong sách, tác giả mang ý nghĩa nầy cách sâu xa hơn bằng cách chỉ ra ‘hướng đông’ phải là hướng của ‘thành Ba-by-lôn’ (11.2) và ‘thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ’ (13.11). Hơn nữa, ông sẽ chỉ ra sự trở lại từ hướng đông là quay lại với Đất Hứa và trở lại với ‘thành Salem’ (14.17-20). John H. Sailhamer, The Pentateuch as Narrative (Grand Rapids. Zondervan, 1992), 110-111] vườn Ê-đen các thần chê-ru-bin với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống”.
Tác giả sử dụng lối nói mỉa mai để chỉ ra rằng khi dòng giống con người, họ được dựng nên giống như Đức Chúa Trời (1.26), đã tìm cách “trở nên giống như Đức Chúa Trời” (3.5-7), họ đã tìm gặp chính họ, sau sự sa ngã, không còn ở với Đức Chúa Trời nữa. Hạnh phúc của họ không bao gồm việc giống như Đức Chúa Trời nhiều khi họ còn ở với Đức Chúa Trời [Sailhamer, The Pentateuch as Narrative, 110]. Mục tiêu luôn luôn là, được ở “với Đức Chúa Trời”. Chẳng có gì tốt hơn là vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời (đối chiếu Thi thiên 16.11).
Cụm từ “một bực như chúng ta” có lẽ có ý nói tới giống như các hữu thể thiên thượng (Đức Chúa Trời và các thiên sứ; đối chiếu 1.26) [Wenham, Genesis 1-15, 85; Waltke, Sáng thế ký, 95]. Chê-ru-bin, trong Cựu Ước, vây quanh và làm biểu tượng cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng tương tự như những vệ sĩ của Đức Chúa Trời vậy. Môi-se đã phác hoạ chúng ở đây đang bảo vệ Cây Sự Sống với gươm lưỡi chói loà [Về sau chê-ru-bin canh giữ Hòm Giao Ước giống như chúng đã canh giữ cây sự sống ở trong vườn vậy. Hai bảng luật pháp chứa trong hòm giao ước là nguồn sự sống dành cho dân Israel. Ngọn đèn làm bằng vàng trong đền tạm tiêu biểu cho cây sự sống và sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Wenham, Genesis 1-15, 86]. Chê-ru-bin [Chê-ru-bin là những tạo vật siêu nhiên thường có chức năng là vệ sĩ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng được nhắc tới hơn 90 lần trong Cựu Ước] tại Vườn Ê-đen giữ con người không được ăn trái của cây sự sống. Điều nầy phải chắc chắn vì Cây Sự Sống duy trì sự sống theo phần xác mãi mãi trong môi trường trọn vẹn của ngôi vườn. Khi người nam có được một bổn tánh tội lỗi trong thân thể xác thịt, con người đã khởi sự tiến trình hư hỏng về phần xác, điều nầy sẽ dẫn tới sự chết của phần xác cách chắc chắn. Nếu con người ăn Cây Sự Sống vào lúc nầy, cái ăn đó sẽ duy trì sự sống theo phần xác của họ đời đời với sự hiện diện của bổn tánh tội lỗi. Và mặc dầu con người hiện đang xây lưng lại với mối quan hệ với Đức Chúa Trời, nhờ đức tin nơi lời hứa về một Đấng Cứu Thế hầu đến, duy trì sự sống theo phần xác với bổn tánh tội lỗi, sẽ duy trì sự méo mó của linh hồn và chối không tiếp cận với mối giao thông đầy trọn với Đức Chúa Trời. Vì thế, Đức Chúa Trời đã cấm con người ăn Cây Sự Sống và trục xuất con người ra khỏi sự hiện diện của Ngài.
Chê-ru-bin cũng canh chừng con người không cho đến gần Cây Sự Sống để nhắc cho họ nhớ rằng phần gia tài của con người là sự chết, do tội lỗi gây ra [Chê-ru-bin canh chừng Cây Sự Sống trước khi có nước lụt. Sau nước lụt, Cây Sự Sống không còn hiện hữu ở trên đất nữa. Nó được chuyển về thiên đàng để được sử dụng trong thể trạng “đời đời” (Khải huyền 22.2)]. Và nếu con người xem chê-ru-bin như kẻ thù của mình, sở dĩ như thế là vì con người đã quên rằng kẻ thù tệ hại của bản thân mình là chính mình. Sau nầy nhà sản xuất phim hoạt hình Walt Kelly thường bày tỏ vấn đề nầy ra qua một trong những xuất phẩm của ông. “Chúng ta đã gặp được kẻ thù, và hắn chính là chúng ta” [Youngblood, The Book of Genesis, 58].
Vậy thì chúng ta sẽ tiếp tục như thế nào đây? Phân đoạn Kinh thánh nầy cung ứng vài ứng dụng:
1. Hãy hạ mình xuống và gánh lấy trách nhiệm vì tội lỗi của mình (3.8-13).
2. Hãy sửa soạn để nhận lấy sự đau đớn của kỷ luật (3.14-19).
3. Hãy sống bởi đức tin mặc dù có thất bại (3.20).
4. Hãy tin cậy khả năng của Đức Chúa Trời cất bỏ đi sự xấu hổ (3.21).
Hãy tin cậy sự bảo hộ yêu thương của Đức Chúa Trời chống lại những hậu quả không thấy được bằng mắt thường từ tội lỗi của bạn (3.22-24) [Revised and adapted from Ed Underwood, Genesis Sermon Notes (Unpublished, 11/10/1989)].
Những điểm tương ứng trong Sáng thế ký 1-3 và Khải huyền 20-22
Sáng thế ký
Khải huyền
Ban đầu (1.1)
Ta là . . .đầu tiên và cuối cùng (21.6)
Đức Chúa Trời dựng nên trời đất (1.1)
Tôi thấy trời mới đất mới (21.1)
Phải có sự sáng (1.3)
Đức Chúa Trời ban sự sáng (21.23)
Sự tối Ngài gọi là “đêm” (1.5)
Vì ở đó không có ban đêm (21.25)
Nơi nước tụ lại Ngài gọi là “biển” (1.10)
Biển không còn có nữa (21.1)
Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn (1.16)
Không cần mặt trời/mặt trăng (21.23)
Ngài cũng làm các ngôi sao (1.16)
Sao Mai sáng chói (22.16)
Bắt phục [đất]. Quản trị (1.28)
Và chúng sẽ trị vì đời đời (22.5)
Đức Chúa Trời ban phước cho ngày thứ bảy (2.2-3)
7 thiên sứ, 7 bát, 7 tai nạn cuối cùng (21.9)
[Đức Chúa Trời] đặt ngày thứ bảy là ngày thánh (2.3)
Thành Thánh (21.2, 10; 22.19)
Cây Sự Sống (2.9)
Con người không được hái trái cây sự sống (3.22-23)
Cây Sự Sống (22.2)
Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về Cây Sự Sống (22.19)
Một con sông tưới vườn (2.10)
Sông Nước Sự Sống (22.1)
Nhận lấy nước sự sống cách nhưng không (22.17)
Có vàng (vàng của đất ấy là vàng ròng) (2.11-12)
Cây sậy bằng vàng (21.15)
Thành xây bằng vàng ròng (21.18)
Đường phố làm bằng vàng ròng (21.21)
Bích ngọc (2.12)
Hột châu, mỗi cửa một hột châu nguyên khối (21.21)
Mã não (2.12)
Mã não (21.20)
Ngươi chắc sẽ chết (2.17)
Hay ngươi sẽ chết (3.3)
Sẽ không có sự chết (21.4)
Người nam sẽ dính díu cùng vợ mình (2.23-25)
Cô dâu vợ của Chiên Con (21.9-10)
Con rắn. . .vốn quỉ quyệt (3.1)
Ma Quỉ, là đứa đã dỗ dành chúng (20.10)
Ngôi vườn mà tội lỗi đã bước vào đó (3.6-7)
Một thành mà tội lỗi không thể bước vào (21.27)
Giêhôva Đức Chúa Trời. . .đang bước đi trong vườn (3.8)
Các dân sẽ đi giữa sự sáng của Ngài (21.24)
Sự đồng đi giữa Đức Chúa Trời và con người bị đứt quãng (3.8-10)
Sự đồng đi của Đức Chúa Trời và con người được khôi phục lại (21.3)
Tôi xấu hổ lắm [trần truồng] (3.10)
Ai tin không xấu hổ (21.27)
Đắc thắng tạm thời của con rắn (3.13)
Đắc thắng tối hậu của Chiên Con (20.10; 22.3)
Bị rủa sả . . .rủa sả(3.14, 17)
Chẳng còn có sự nguyền rủa nữa (22.3)
Dòng dõi của Ê-va (3.15)
Dòng dõi của David (22.16)
Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần (3.16-17)
Không còn có đau đớn nữa (21.4)
Giêhôva Đức Chúa Trời kết áo rồi mặc cho họ (3.21)
Phước thay cho kẻ giặt áo mình (22.14)
Đức Chúa Trời trục xuất người (3.23)
Chúng sẽ được thấy mặt Chúa (22.4)
Ngài đuổi người ra khỏi vườn (3.24)
Tôi cũng thấy thành thánh (21.2)
Chê-ru-bin. . .giữ con đường (3.24)
Trên những cửa có 12 vị thiên sứ (21.12)
Gươm lưỡi chói loà (3.24)
Hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng (21.8)
Ý nghĩa của những điểm tương ứng trong Sáng thế ký 1-3 và Khải huyền 20-22
1. Tính bất biến. Trong khi chúng ta có khuynh hướng hay thay đổi, Đức Chúa Trời không thay đổi (Malachi 3.6a). Thậm chí khi chúng ta không có đức tin, Ngài vẫn thành tín cho đến đời đời (II Timôthê 2.12). Trong những cách xử sự đầu tiên của Ngài với con người, Ngài đã cung ứng của lễ để làm thoả mãn mọi nhu cần của A-đam và Ê-va trong tình trạng sa ngã (nghĩa là, da thú, xem Sáng thế ký 3.21). Trong những biến cố tới sau, Ngài đã cung ứng của lễ của mọi nhu cần của dân sự Ngài (nghĩa là, Chiên Con, xem I Phierơ 1.18-19).
2. Phục hưng. Thế giới như chúng ta hiện nhận biết đây không phải là thế giới mà Đức Chúa Trời đã dự trù. Mà đúng hơn, thế giới của chúng ta là kết quả của sự sa ngã của con người (Sáng thế ký 3.1-24; Rôma 5.12-21). Tuy nhiên, Khải huyền 20-22 hứa với chúng ta rằng chương trình nguyên thủy của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại một ngày kia sẽ ứng nghiệm.
3. Tiến trình. Trời mới đất mới là một sự đổi mới hơn cả vườn Ê-đen trong đó không có biển, không có ban đêm, không có mặt trời, không có mặt trăng, v.v… (Khải huyền 21.1, 23-27).
4. Đắc thắng. Mục đích của Đức Chúa Trời không bao giờ bị phá ngang bởi bất kỳ ai hay bất cứ việc gì (Rôma 9.6-29). Mặc dầu có những việc trông rất ảm đạm trong Sáng thế ký 3, Khải huyền 20-22 minh chứng rằng Đức Chúa Trời đắc thắng một cách tối hậu đối với con rắn. Hiển nhiên, ba vấn đề lớn (tội lỗi, sự đau khổ, và sự chết) sẽ được xử lý cho đến đời đời. Đây là một trong những lý do mà sách Khải huyền được viết ra. Không có sách ấy, chúng ta sẽ bị treo mãi. Nhưng may mắn thay, Đức Chúa Trời vùa giúp cho sự hiểu biết của chúng ta và chia sẻ với chúng ta tương lai vinh hiển của Ngài.
5. Đầu tiên và cuối cùng. Trong Khải huyền 21.6, Đức Chúa Trời phán: “Xong rồi! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng”. Bất cứ một sự so sánh nào về hai phân đoạn Kinh thánh nầy đều chứng thực rằng Ngài là Đấng điều khiển mọi sự từ đời đời cho đến đời đời. Như Chúa Jêsus đã phán: “Đừng sợ chi, ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng” (Khải huyền 1.17). Chúng ta có thể thoải mái trong sự tể trị của Đức Chúa Trời cao cả của chúng ta.
6. Sự nhất quán trong chương trình của Đức Chúa Trời. Sáng thế ký 3.15 chỉ ra chương trình mà Đức Chúa Trời phải đánh bại Satan qua dòng dõi của người nữ. Sách Khải huyền chỉ ra sự hoàn thành của chương trình đó trong công tác đã hoàn tất của Chiên Con (5.6-14). Vì thế, nếu Đức Chúa Trời có một chương trình từ lúc ban đầu và có khả năng thể hiện chương trình ấy ra ở phần cuối của lịch sử, thì Ngài phải nắm lấy quyền tể trị lịch sử của con người. Và Ngài phải là Đấng xứng đáng với sự Ngài xưng nhận!
7. Sự nhất quán của Kinh thánh. Bởi những điểm tương ứng rộng lớn như thế nầy (cả thuận và nghịch), chúng ta thấy rằng có sự gắn bó rất mật thiết giữa hai sách trong Kinh thánh, được viết ra cách nhau nhiều thế kỷ, bởi những tác giả con người khác nhau, họ đã ghi lại những lời của Đức Chúa Trời, là Đấng Tác Giả vĩ đại, lỗi lạc, thấy xa trông rộng. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể dàn dựng được sự nhất quán nầy của Kinh thánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét