Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Gen 38.1-30: "Tiệm giặt đồ bẩn thỉu của Đức Chúa Trời"



"Tiệm giặt đồ bẩn thỉu của Đức Chúa Trời"

(Sáng thế ký 38.1-30)
Hôm nay, có lẽ bạn rất mong nghe Mục sư Keith giảng [Chương nầy dường như là chỗ ngắt ngang câu chuyện nói tới Giôsép, nhưng hãy nhớ rằng đây là câu chuyện nói Gia-cốp. Đây là câu chuyện nói tới những gì đã xảy ra cho cả gia đình ông, chớ không riêng cho Giôsép. Vấn đề trọng tâm mà chương nầy xử lý là tình trạng không con. Những sự cố trong chương nầy trải rộng ít nhất khoảng 20 năm — những năm tháng trong đó Giôsép thất lạc với gia đình mình (đối chiếu 37.2; 41.46-47; 45.6). Mục sư Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdf, 2005), 234]. Tuy nhiên, vị Mục sư của bạn đã yêu cầu tôi giảng cho bạn nghe. Ông tin rằng những gì tôi phải chia sẻ sẽ có một cái chạm đáng kể nơi bạn. Cho phép tôi tự giới thiệu mình. Tên tôi là Giuđa. Tôi là con trai trong 12 người con trai của Gia-cốp. Tên của tôi có nghĩa là: “ngợi khen”. Không may thay, đời sống của tôi không luôn thể hiện ra giống như cái tên của mình. Thành thực mà nói, tôi đã phạm nhiều lỗi lầm trong đời sống của tôi. Tôi có nhiều hối tiếc. Sáng thế ký 38 ghi lại một câu chuyện đáng hổ thẹn từ đời sống của tôi phô diễn ra một số điều kín đáo nhất của tôi. Tôi muốn chia sẻ câu chuyện nầy với bạn và truyền đạt một số bài học mà tôi đã tiếp thu được.
Cảnh 1 (38.1-11)
Để khởi sự, tôi có một việc rất bỉ ổi khi khuyên các anh em mình bán người em của tôi, là Giôsép, vào vòng nô lệ (37.26). Tôi đưa ra vấn đề nầy vì tôi muốn “lợi lộc” và không muốn giết chết Giôsép. Sau khi phạm vào hành động hung ác nầy, tôi rời khỏi nhóm anh em tôi (38.1) [Tại sao Giuđa rời đi? Đây là vài lý do khả thi: (1) Vì cớ tội lỗi của ông trong việc bán đứng Giôsép. (2) Vì cớ tình trạng đa hệ trong gia đình của ông. (3) Vì cớ nổi buồn không dứt của cha ông — đây là một môi trường dễ nãn lòng. Giuđa đã chọn thay đổi mối quan hệ của các anh em và cha mình rồi hiệp với dân Canaan bất kỉnh kia]. Tôi chỉ không muốn sống một đời sống nhạt nhẻo giống như ông nội của tôi, là Ysác, hay cha tôi, là Gia-cốp. Tôi muốn một chuyến phiêu lưu và tận hưởng từ cuộc sống của mình. Bây giờ tôi có thể nói cho bạn biết đây là một lỗi lầm chết người (đối chiếu I Côrinhtô 15.33). Thậm chí ngay thời điểm nầy các anh em tôi không phải là một nhóm người tin kính đâu, tôi đã lìa khỏi dân sự giao ước của Đức Chúa Trời. Trong việc làm nầy tôi đã đánh mất bất cứ hy vọng nào khả thi về trách nhiệm giải trình (đối chiếu Hêbơrơ 10.24-25).
Tôi dời sang Ađulam rồi phát triển một tình bạn với một người có tên là Hira. Trong xứ Ađulam, tôi gặp một thiếu nữ người xứ Canaan, con gái của Su-a (38.2). Đây là “ham muốn ở cái nhìn đầu tiên”. Nàng cực kỳ xinh đẹp, vì vậy tôi đã lấy nàng làm vợ [Từ ngữ Hy bá lai laqach (“lấy”) là cách nói thông thường về “cưới” (Sáng thế ký 4.19; 11.29). Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 509]. Thành thực mà nói, cái hấp dẫn của tôi đối với người nữ nầy hoàn toàn là theo phần xác. Nàng không tin kính đối với Đức Chúa Trời và chẳng lấy làm thích thú gì về những việc thuộc linh. Đúng là một lầm lỗi khi chung sống với người nữ nầy (đối chiếu II Côrinhtô 6.14-15). Buồn thay, tôi chẳng có ai để đổ thừa trừ ra chính mình tôi. Ông nội tôi là Ysác, và ông cố tôi là Ápraham, đã nói rõ rằng dân sự của Đức Chúa Trời không được lấy con gái xứ Canaan làm vợ (24.3; 28.1). Nhưng tôi phải tiếp thu bài học nầy cho chính mình. Tôi đạt tới mức hiểu rõ rằng một cuộc hôn nhân pha trộn về mặt thuộc linh sẽ làm xói mòn đức tin của một người.
Thế rồi, chúng tôi có ba người con trai. Êrơ, Ônan, và Sêla (38.3-5). Phải, Sêla là một trong mấy người con của tôi. Tên của nó có nghĩa là “một con trai của Giuđa”. Tôi tìm một người vợ cho con trai đầu lòng của tôi là Êrơ (38.6). Tên của con dâu là Tama. Buồn thay, Êrơ con trai tôi, đã sống “độc ác trước mặt Đức Giê-hô-va, nên Ngài giết người đi” (38.7) [Đây là phân đoạn Kinh Thánh đầu tiên nói tỉ mỉ rằng Đức Chúa Trời khiến ai đó phải chết. Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 434]. Kinh Thánh không nói điều gì hơn thế, vì vậy tôi cũng chẳng nói gì hơn. Nhưng cho phép tôi quyết chắc với bạn rằng Êrơ không phải là một thanh niên tin kính. Đức Chúa Trời đã thực thi sự công bình khi cất lấy mạng sống của nó. Vì vậy, tôi đến với người con trai kế, là Ô-nan, và yêu cầu nó cưới Tama làm vợ và sinh con cái cho người anh quá cố của nó (38.8). Trong khi điều nầy mới nghe thoạt thấy kỳ cục quá cho hai lỗ tai của bạn, điều nầy là cách làm thường xuyên ở vùng Cận Đông vào thời buổi mà tôi sống ở đó. Điều nầy cũng là một phần trong luật pháp của Đức Chúa Trời (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 25.5-10). Sự việc nầy được gọi là “hôn nhân levirate”. Chữ “levirate” ra từ chữ Latinh có nghĩa là “em chồng”. Trong cuộc hôn nhân với em chồng, người em sẽ làm cha một đứa con qua góa phụ của anh mình và đứa con sẽ mang danh của người chồng quá cố, chăm sóc mẹ mình trong lúc tuổi già, mang theo danh của người anh quá cố, và nhận lãnh hết thảy cơ nghiệp của người. Mục đích của tục lệ nầy là bảo đảm không một dòng giống nào bị tuyệt [Cách thực hành nầy còn tiếp tục cho đến thời của Chúa Jêsus (Mathiơ 22.23-30; Mác 12.18-25; Luca 20.27-35)].
Không may, Ônan con trai tôi không làm tròn bổn phận của nó là một người em ruột và em chồng (đối chiếu 38.8) [Sự thực cho thấy rằng động từ Hy bá lai được dịch: “thi hành bổn phận mình trong vai trò em chồng”, là một từ đơn ủng hộ ý kiến cho rằng đây là cách làm chuẩn mực vào thời bấy giờ. Xem S. Lewis Johnson, Jr., “Judah and the Messianic Succession,” Believers Bible Bulletin, Genesis Lesson 54. http.//www.believers-chapel.org/bulletins/genesis/genesis.html]. Đừng cho là tôi sai lầm; nó đã đến cùng Tama [Với ngoại lệ trong quyển Kinh Thánh NET, các bản dịch Anh ngữ không nói rõ đây là cách làm thường xuyên của ông. Chữ “khi” đã được dịch là “bất cứ khi nào”. Derek Kidner, Genesis. Tyndale OT Commentaries (Downers Grove, IL. Intervarsity, 1967), 188]. Nó bằng lòng làm thỏa mãn mọi thèm khát của mình, nhưng lại không chịu thực thi phần trách nhiệm. Nó từ chối không làm cho Tama thụ thai (38.9) [Có người cho rằng, đây không phải là một minh chứng chống lại việc hạn chế sinh đẻ hay sự thủ dâm]. Lý do của nó rất đơn giản. Bất cứ đứa con nào ra từ sự phối hiệp nầy sẽ chẳng thuộc về nó! Đây là vấn đề về sự thừa kế. Êrơ là con đầu lòng và được quyền thừa kế. Nếu nó không có con cái, quyền thừa kế sẽ chuyển sang cho Ônan. Tuy nhiên, nếu Tama sanh một con trai được coi là con trai của Êrơ, quyền thừa kế sẽ chuyển sang cho đứa con đó [John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 668]. Tất nhiên là Ônan không muốn điều nầy. Tấm lòng ích kỷ của nó chẳng có chút tình cảm gì đối với anh của nó cả. Thay vì thế, nó muốn những thứ được chuyển làm cơ nghiệp của anh mình.
Không cần phải nói, điều nầy quả là chẳng đẹp lòng Đức Chúa Trời, vì Ônan đã thất bại không làm ứng nghiệm các lời hứa của Ngài với Ápraham, Ysác, và Gia-cốp (đối chiếu 11.4). Dòng dõi rất quan trọng trong chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài. Kết quả là, Đức Giêhôva cũng đã cất lấy mạng sống của Ônan [Trong câu chuyện nầy, Giuđa giống như một người khó chịu và chai lì. Trước đó, ông đã đề nghị bán Giôsép vào vòng nô lệ để lấy tiền rồi dối gạt Gia-cốp bất chấp mọi phản kháng của Rubên (37.26-27, 29-30). Giờ đây, ông chẳng tỏ ra chút buồn rầu nào trước cái chết của hai người con của mình, đối chiếu với Gia-cốp là người đã khóc than thê thảm trước cái chết hiển nhiên của Giôsép (37.34-35). Về sau Giuđa cũng ra lịnh thiêu đốt con dâu của mình (38.24)].
Qua các hành động của Ônan con trai tôi, giờ đây tôi nhìn biết mình đã bị đối xử y theo cách thức mà tôi đã đối xử với người khác, đặc biệt là Giôsép. Tôi đã dạy các con trai tôi nghệ thuật sống ích kỷ … và chúng đã trả giá bằng sinh mạng của chúng. Tôi đã thất bại không dạy các con trai tôi nhìn biết và vâng theo Đức Giêhôva. Nuôi dạy con cái tin kính là một trong những đặc ân quan trọng nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho nhân loại. Hỡi những người làm mẹ, đừng bao giờ tin theo những lời nói dối của Satan về giá trị của mọi điều quí vị làm khi nuôi dạy con cái mình. Và những người làm chồng đừng bao giờ tin theo lời nói dối cho rằng nuôi dạy con cái là công việc của nữ giới! (Đối chiếu Êphêsô 6.4). Những người làm cha làm mẹ đều có một sự kêu gọi đặc biệt phải nuôi dạy con cái mình ở trong Chúa.
Sau khi mất hai đứa con trai là Êrơ và Ônan, tôi mới bắt đầu suy nghĩ. Hai trong mấy đứa con trai của tôi đều dính díu với Tama và cả hai đứa đều ngã chết! Tôi bắt đầu nhìn thấy một khuôn mẫu! Tôi kết luận rằng Tama là nan đề. Cô ta là một sự xui xẻo! Vì vậy tôi sai Tama về lại nhà bố mẹ cô ta và nói cho cô ta biết tôi sẽ trở lại với cô ta khi Sêla, đứa con trai sau cùng còn lại kia, khi nó đủ tuổi (38.11) [Có thể nào đây là những giây phút thành thực nhất của Giuđa, ông sợ rằng Sêla sẽ noi theo dấu chơn của Ônan và Đức Chúa Trời cũng sẽ giết luôn cả nó nữa].
Tôi đưa ra một lời hứa mà tôi chẳng tính giữ lấy. Tôi nhìn thẳng vào mắt của Tama rồi nói dối với cô ta! Tôi đã hứa Sêla là của nàng nhưng sẽ không để cho nó đến gần nàng. Tôi đã phạm tội nghịch lại Tama bằng cách buộc nàng ta phải sống như một người đàn bà góa. Tôi dám quyết rằng nàng có cơ hội hợp pháp để sanh con cái. Tôi phải chăm sóc cho người góa phụ không có phương tiện bảo hộ nầy. Tôi đã độc ác khi giữ lại đứa con trai thứ ba không đưa đến với Tama…và bây giờ tôi lại còn cư xử ác độc hơn nữa. Chúng ta từng khởi sự thỏa hiệp, sự thỏa hiệp nữa càng dễ, càng dễ dàng hơn trước. Trong câu chuyện nầy, tội ác đầu tiên của tôi dẫn đến tội ác thứ hai [Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 148].
Cảnh 2 (38.12-19)
Một thời gian trôi qua, vợ tôi đã qua đời (38.12). Tôi vào khoảng 50 tuổi lúc bấy giờ. Sau khi thời gian than khóc kết thúc, tôi quyết định đã đến lúc phải lo cho cuộc sống của mình rồi. Vì vậy bạn tôi là Hira và tôi đi đến mấy thợ hớt lông chiên của tôi tại Thimna. Bấy giờ tôi cần phải sống lương thiện và nói cho bạn biết rằng việc hớt lông chiên là thời điểm cho tiệc tùng và vui mừng (đối chiếu I Samuên 25.11, 36; II Samuên 13.23, 28) [Waltke, Genesis, 511]. Thực vậy, cám dỗ về tình dục có khắp mọi nơi thích ứng với người Canaan trong khả năng sinh sản, thực hành sự thông dâm với nghi thức thờ lạy hình tượng. Tôi đã bước vào sự hiểu biết đầy đủ những gì tôi sẽ gặp gỡ. Nhưng tôi sống có một mình và đang tìm kiếm một cuộc hò hẹn ngoài thành phố [Tôi không nghĩ Giuđa từng bị coi là ngủ với gái điếm nếu ông cứ ở tại nhà, nơi dân chúng đều biết rõ ông (xem Gióp 24.15)].
Trước khi tôi biết việc nầy, tôi đã đến với một cô gái điếm trên con đường đến Thimna. Cô ta ăn mặc loại y phục rất quyến rũ và có lúp che mặt của nàng. Ngay lập tức tôi bị kích thích liền. Tôi phải ngủ với nàng. Vì vậy tôi đến gặp nàng bên đường rồi gạ ăn nằm với nàng. Cô gái điếm nói: “Người sẽ cho tôi món chi đặng đi đến cùng tôi?” Tôi đáp: “Ta sẽ gởi cho nàng một con dê con của bầy ta”. Một con dê là đủ rồi! Tôi không thể tin mình đã cho nàng một con dê với lịch sử của gia đình mình. Gia-cốp, cha tôi, đã dối gạt ông nội tôi là Ysác, bằng cách mặc lấy lớp da dê (27.9-10, 16). Tôi đã dối gạt cha tôi bằng cách nhúng áo của Giôsép vào máu của con dê (37.31). Một con dê sao? Nhưng ngay giờ phút đó, các kích thích tố của tôi đã cai trị tôi và tôi chẳng nghĩ suy cho rõ ràng. Cô gái điếm kể lể: “Người sẽ cho tôi một của chi làm tin, cho đến chừng nào sẽ gởi con dê?” Tôi đáp: “Ta sẽ cho nàng của chi làm tin bây giờ?” Và nàng nói: “Con dấu, dây và cây gậy của người đang cầm nơi tay”. Dấu là con tem có chạm khắc với một dấu đặc biệt là của tôi. Đấy là lai lịch của tôi và được sử dụng cho mọi cuộc trao đổi. Tôi đeo con dấu ấy trên cổ của mình [Walton, Genesis, 669]. Tôi đã trao lai lịch của mình cho một cô gái điếm để đổi lấy thân xác của cô ta. Đúng là một trò hề. Sau khi tôi phạm vào hành động tội lỗi nầy, tôi cảm thấy hối hận quá; tuy nhiên, tôi có thể vượt qua được việc quen thuộc nầy cách mau chóng.
Cảnh 3 (38.20-26)
Một cách mau chóng, tôi nhìn biết mình cần phải trả công cho cô gái điếm và thu hồi lại con dấu, sợi dây và cây gậy của mình. Trong sự xấu hổ và lúng túng của tôi, tôi đã cậy Hira. Tôi không muốn ai đó nắm bắt được tôi dính dáng với hạng gái điếm.
Việc duy nhứt mà tôi lo đến là tiếng tăm của tôi. Hira cầm lấy con dê [Ba thế hệ lừa lọc giờ đây đã đủ rồi. Gia-cốp đã lừa Ysác bằng cách mặc lấy lớp da dê (27.9-10, 16). Giuđa đã lừa Gia-cốp bằng cách nhúng áo của Giôsép vào máu của con dê (37.31). Tama đã lừa Giuđa với một sự giả trang và một con dê. R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 454. Gia-cốp cũng sử dụng một cái áo xống để lừa cha mình là Ysác, và Giuđa cùng các anh em ông đã dùng một áp xống để lừa Gia-cốp (37.32). Giờ đây Tama đã sử dụng một chiếc áo để lừa Giuđa (38.14). Chúng ta gặt lấy những gì chúng ta gieo ra] — ông đồng ý với giá phải trả, nhưng ông không thể tìm được cô gái điếm (38.20). Khi ông hỏi thăm những người trong thành phố gái điếm của đền thờ ở đâu, họ nói cho ông biết chẳng có gái điếm nào của đền thờ sống trong khu vực đó (38.21-22).
Tôi phải làm gì đây? Tôi chẳng có một sự lựa chọn nào khác, đành phải để cho cô ả giữ lấy con dấu và cây gậy của mình. Tôi phải chịu thôi. Rốt lại, có thể nào gọi nhà cầm quyền báo cáo bị cướp cạn dưới những hoàn cảnh nầy? Tôi không muốn trở thành đề tài cho người ta cười nhạo mình (38.23).
Ba tháng sau, người ta đến cho tôi hay rằng con dâu của tôi, Tama, đã đóng vai gái điếm và đã có thai (38.23). Tôi đã điên tiết lên! Tôi đã cự tuyệt! Không một con dâu nào của tôi lại có thai cho được, nó không thể làm gái được! Trong cơn giận của tôi, tôi đã gào lên: “Hãy đem nó ra thiêu đi!” (38.24) [Theo luật Môise, án phạt thiêu đốt chỉ dành cho con gái thầy tế lễ đã phạm tội làm gái điếm (Lê vi ký 21.9). Cách chết thông thường là bị ném đá (Phục truyền luật lệ ký 22.20-24; đối chiếu Giăng 8.4-5)]. Tôi tiếp tục thốt ra những lời lẽ không hay. Tôi rất biết ơn, sau cùng đã bỏ được mối phiền toái nầy!
Khi Tama trên đường bị đem đi thiêu, cô ả gửi cho tôi một tin nhắn. Tin nhắn đi thẳng vào mục tiêu: “Xin cha hãy nhìn lại con dấu, dây và gậy nầy là của ai. Tôi thọ thai do nơi người mà có các vật nầy” (38.25). Tôi đã nín thở khi nghe lời giải bày của Tama. Tôi cảm thấy giống như thể tôi bị đá vào bụng vậy [Sự cố ý theo chủ nghĩa khoái lạc của Giuđa trong chương nầy ngược lại với sự tiết độ của Giôsép trong sự cám dỗ của dục vọng ở Sáng thế ký 39. Ở đây Giuđa bừa bãi đang nắm lấy sự dâng hiến đầy quyến rũ của Tama. Về sau Giôsép trong trắng đã kháng cự sự dâng hiến đầy quyến rũ của vợ Phôtipha rồi kết thúc sự nghiệp của mình (một cách tạm thời) ở trong tù. Đức Chúa Trời chỉnh sửa những ai bất chấp chương trình của Ngài và theo đuổi cuộc sống tự làm thỏa lòng thường sử dụng sự công bằng với tính cách sửa phạt (nghĩa là, gặt lấy loại sửa phạt y như tội lỗi mà chúng ta gieo ra) trong sự kỷ luật của Ngài]. Tôi liếc nhìn con dấu, sợi dây và cây gậy của mình. Bạn không thể tưởng tượng nổi kinh khiếp trong giây phút đó! (Đối chiếu II Samuên 12.5-7) Tôi nhìn biết mình là một kẻ giả hình hoàn toàn! (Xem Rôma 2.1; Luca 12.2-3) Tôi đã ngủ với con dâu mình! May thay, tôi đã đáp ứng rất tốt như tôi có thể. Tôi công nhận rằng Tama là công bình, chớ không phải tôi. Làm ơn hiểu cho rằng, tôi không nói Tama là công bình. Nói như thế khó lắm, dẫu thế nào, phải xem mọi hành động của nàng là công bình [Davis đưa ra những thắc mắc đầy thách thức sau đây: “Tama có đúng khi làm những điều mà nàng đã làm không? Nếu đúng, bạn có dám khích lệ người ta ngày hôm nay dính dáng vào một tội để đạt được điều phước quan trọng hơn không? Hãy chú ý. Tất nhiên, điều nầy giả định rằng những điều Tama làm bởi sự quan hệ tình dục với cha chồng của nàng là Giuđa, được coi là một tội lỗi. Tuy nhiên, chẳng có một sự xét đoán nào về các hành động của nàng trong phân đoạn Kinh Thánh nầy (so với sự bừa bãi của Giuđa và sự xét đoán sau đó nghịch lại nàng — 38.24) hay ở những chỗ khác trong Kinh Thánh.
Nếu không đúng, tại sao về sau trong lịch sử Israel các trưởng lão và những cư dân ở thành Bết-lê-hem lại kể hành động của Tama là một phần trong ơn phước của họ cho Bô-ô về hôn nhân của ông với Rutơ (Ruth 4.12)?” Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003)]. Nhưng trong sự so sánh đối với tôi, quả thực nàng là một thiên sứ! (Đối chiếu I Samuên 24.16-18)
Giờ đây tôi biết rõ bạn đang suy nghĩ gì rồi! Sao trong thế gian điều nầy lại xảy đến cho tôi? Phải, tôi đã chơi bời ở Thimna, nói xuông với Tama khi tôi phải lo hớt lông chiên mình. Khi nghe biết điều nầy, nàng đã cất bỏ áo xống góa bụa của mình [Đối chiếu Giuđa với Tama, là người vẫn ăn mặc như góa phụ từ những cái chết trước đây của hai người chồng. Waltke, Genesis, 511], mặc lấy loại áo mới, rồi lấy lúp che mặt mình lại. Rõ ràng nàng đã có ý biết rõ xu hướng về tình dục của tôi hay nàng sẽ không cố gắng bước vào chương trình liều lĩnh nầy [Rõ ràng là Tama hiểu rõ Giuđa đủ để nhìn biết sự thanh sạch đạo đức không phải là một trong những phẩm hạnh của ông và nếu nàng trông giống như một cô gái điếm, ông ta sẽ cắn mồi ngay. Thú vị thay, phân đoạn Kinh Thánh không khó khăn gì khi nói tới kẻ có kinh nghiệm đầu tiên của mình]. Không nghi ngờ chi nữa, nàng cảm thấy như nàng chẳng có một sự lựa chọn nào khác, vì con trai tôi là Sêla đã lớn và tôi không trao nàng cho nó như một người vợ (38.13-14). Trong tình trạng thảm hại và tội lỗi của tôi, tôi đã có vinh dự giữ bổn phận của mình với một cô gái điếm, nhưng chẳng giữ bổn phận với chính con dâu của mình [Waltke, Genesis, 513].
Mặc dù các hành động của Tama dường như là lạ lùng đối với bạn, có chứng cớ cho thấy rằng giữa vòng các dân tộc Asiri và Hê-tít xưa kia, một phần trong tục lệ là trách nhiệm levirate có thể chuyển sang người cha chồng của góa phụ, nếu không còn anh em nào khác để chu toàn bổn phận đó. Vì thế, Tama duy nhứt đang ra sức đòi hỏi, và nàng có quyền hạn trong sự hợp pháp [Cũng xem Susan Niditch, “The Wronged Woman Righted. An Analysis of Genesis 38,” Harvard Theological Review 72 (1979). 143-48]. Sau khi chúng tôi đã trao đổi những dịch vụ, nàng “đứng dậy mà đi, và cổi lúp ra và mặc quần áo góa bụa lại” (38.15-19; đối chiếu Châm ngôn 6.25-29, 32-33; 7.10).
Về Ta ma tôi phải nói — nàng đã trung thành với người chồng quá cố của mình, là con trai của tôi, bằng cách dấy lên dòng dõi của nó [Giống như trong Sáng thế ký 20 ở đây dòng dõi của Ápraham đã được bảo hộ bởi sự “công bình” (saddiq, 20.4; bảng Kinh Thánh NIV: “vô tội”) Abimêléc (cũng đối chiếu 26.9-11), chính người nữ Tama, chớ không phải tộc trưởng Giuđa, là người chịu trách nhiệm cho sự tồn tại của dòng dõi nhà Giuđa. John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed]. Nàng không lấy chồng khác người xứ Canaan [Waltke, Genesis, 512]. Hơn nữa, nàng đủ tư cách làm một tế bào bài tiết trong câu chuyện, vì nàng đã liều mọi sự để đòi cho kỳ được quyền làm mẹ trong gia đình của Giuđa và để bảo hộ cho gia đình [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 612].
Các tin tức tốt lành là đây: Tôi thành thực nói cho bạn biết rằng Đức Chúa Trời đã làm tan vỡ tôi qua sự cố thê thảm nầy. Tôi đã ăn năn và tôi chứng tỏ sự ăn năn của mình bằng cách không ngủ với Tama một lần nào nữa. Hơn nữa, cha tôi không loại trừ tôi ra khỏi việc nhận lãnh một ơn phước đặc biệt như ông đã làm với Rubên, Simêôn, và Lêvi. Vì tôi đã tự hạ mình xuống, Đức Chúa Trời đã dấy tôi lên để làm trưởng của nhà Israel và đã chúc phước cho những đứa con mà tôi đã làm cha chúng, mặc dù chúng là kết quả của tội lỗi tôi. Lần tới bạn sẽ đọc thấy tôi trong Sáng thế ký 43, ở đây tôi quay trở lại với các anh em và cha của tôi. Rồi trong Sáng thế ký 44, tôi đã nài xin vì ích cho em tôi là Bêngiamin, và hiến đời sống tôi như một lời thề để cứu lấy nó. Đức Chúa Trời đã xây đời sống tôi lại.
Cảnh 4 (38.27-30)
Tama và tôi có hai đứa con trai. Phê-rết và Sê-rách (38.27-30) [Một lần nữa, “đứa lớn phải phục đứa nhỏ”, vì chính đứa đưa tay ra đầu tiên là tổ phụ của Chúa Jêsus (xem Rutơ 4.18; Mathiơ 1.3; Luca 3.33). Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 24-50 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 77]. Tôi tin hai anh em sanh đôi là tặng phẩm của Đức Chúa Trời ban cho Tama để bù lại việc không có con từ hai người chồng trước đây. Thêm nữa, khi tôi mất hai đứa con trai vì sự gian ác, tôi nghĩ hai đứa con trai sanh đôi cũng là một dấu cho tôi thấy tội lỗi tôi đã được tha và một ngày mới đang ửng ánh bình minh dưới ân sũng của Đức Chúa Trời [Waltke, Genesis, 514]. Phê-rết là đứa đầu tiên trong lần sanh đôi nầy [Phêrết có nghĩa là một sự nhảy vọt hay một người tông mạnh qua. Môise đã kết những hoàn cảnh khác thường quanh sự ra đời của của anh em song sinh nầy trong bản tường trình để nhấn mạnh sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời về đứa con trai qua đó dòng dõi phước hạnh sẽ đến]. Mặc dù ra đời trong mối quan hệ tà dâm và loạn luân, Phê-rết đã trở thành tổ phụ của David (Rutơ 4.18-22), đổi lại David là người trở thành tổ phụ của Đức Chúa Jêsus Christ (Mathiơ 1.3) [Ba trong bốn người nữ của Cựu Ước được liệt kê trong bảng gia phổ của Mathiơ: Tama, Bátsêba, Raháp đã dự phần trong các mối quan hệ tình dục phi đạo đức. Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 250]. Tama và tôi không phải là những tấm gương của sự tin kính, nhưng cả hai chúng tôi ở trong dòng gia đình của Đức Chúa Jêsus Christ Đấng Mêsi, qua Phê-rết (Rutơ 4.12; Mathiơ 1.3) [Khi Đức Chúa Trời chọn sai phái Chúa Jêsus qua một trong những chi phái của Israel, Ngài không chọn chi phái được ưu đãi, là Giôsép. Ngài đã chọn chi phái Giuđa! (đối chiếu Khải huyền 5.5].
Đây chẳng phải là điều gây ngạc nhiên đâu! Tại sao trong thế gian Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho một dân đầy tội lỗi và bất trung như thế nầy với đặc ân được ở trong dòng dõi của Đấng Christ? Đây là một trường hợp vinh hiển của ân điển đáng kinh ngạc của Đức Chúa Trời! (Xem I Côrinhtô 1.26-31)
Có thể bạn sẽ hòa nhập với câu chuyện của tôi vì bạn cảm thấy mình có cả mớ lộn xộn trong cuộc sống. Bạn đã đưa ra những quyết định tồi. Bạn đã cố ý đi xuống một con đường xấu. Bạn đã phạm tội trong một phương thức rất kinh khủng và đã kết luận rằng Đức Chúa Trời không hề yêu thương bạn hoặc làm điều chi đó qua bạn. Tôi mong câu chuyện của tôi sẽ khích lệ bạn! Đức Chúa Trời là Đấng đã tha thứ tôi sẽ tha thứ cho bạn. Đức Chúa Trời là Đấng làm biến đổi tôi sẽ làm biến đổi bạn. Đức Chúa Trời là Đấng đã sử dụng tôi sẽ sử dụng bạn. Dù bạn đang ở đâu thì không phải là vấn đề. Bạn đã làm gì cũng không phải là vấn đề. Vấn đề là bạn hiện đang xây về hướng nào đấy thôi. Bất cứ ai tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ, sư tử của chi phái Giuđa, với những sự lê lết trong cuộc sống của họ sẽ được tiếp nhận và được dựng nên mới lại. Khi Chúa Jêsus chịu chết, Ngài đã chịu chết vì tội lỗi của bạn. Ngài đã chịu chết vì tội lỗi của tôi. Ngài đã trả giá hầu cho chúng ta có thể có một khởi đầu mới và một số phận mới! [Revised and adapted from Bob Hallman, How to Goof up Your Life (Genesis 38.1-30).
http.//www3.calvarychapel.com/kauai/teachings/genesis_pdf/gen_38_notes.pdf]. Làm ơn luôn luôn nhớ rằng ân điển của Đức Chúa Trời có thể che đậy tội lỗi của bạn và làm thay đổi bạn từ trong ra ngoài!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét