Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Nơi làm việc đầy dẫy Đức Thánh Linh (Eph 6.5-9)



Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Nơi làm việc đầy dẫy Đức Thánh Linh
Êphêsô 6.5-9
1. Trong câu chuyện Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn của Walt Disney, mấy chú lùn nhỏ thó kia vừa diễu hành ra chỗ làm việc mỗi sáng, miệng họ vừa nghêu ngao hát: "Hi ho, hi ho, chúng ta đi làm mau lên kẻo trẽ". Đúng là một việc làm. Họ có một mỏ kim cương, trong đó có viên kim cương có kích cở của quả banh golf đã cắt rồi đặt nằm ở quanh khu mỏ! Thay vì một mỏ kim cương, hầu hết chúng ta đã lê bước đến với một công việc chẳng thoả lòng mấy mỗi ngày. Thay vì hát: "Hi ho, hi ho, chúng ta đi làm mau kẻo trễ", chúng ta có những cái nhãn gắn ở trước và sau xe của mình có ghi là: "Tôi mắc nợ, tôi mắc nợ, tôi đi làm mau kẻo trễ".
2. Hầu hết chúng ta đã tiêu pha ở đâu đó giữa 1/3 đến 1/2 đời sống của mình với công ăn việc làm. Chúng ta hiến nhiều lượng chính thì giờ, ta-lâng và năng lực của mình vào công ăn việc làm của mình. Những công việc bận rộn của chúng ta thường là những nguồn căng thẳng, thất bại, sợ hãi và các nan đề về sức khoẻ. Quí vị há chẳng vui sướng sao khi Đức Chúa Trời gắn một số sự dạy thực tiển của Ngài về việc làm và người làm công vào Lời của Ngài?
3. Tôi biết những gì quí vị sẽ nói: "Thưa Mục sư, phân đoạn Kinh thánh nầy nói tới hàng nô lệ cà chủ nhân, như vậy có liên quan gì đến chúng tôi chứ?" Đây là một câu hỏi rất hay. Chúng ta hãy để ra một phút xem xét vai trò của hàng nô lệ trong những thời kỳ Tân Ước.
A. Trong Đế Quốc La mã có khoảng 60 triệu nô lệ. Hơn một phần ba dân cư của đế quốc là nô lệ. Một người trở thành nô lệ ngay khi chào đời, để trả một món nợ, hay bởi bị bắt trong chiến tranh. Một số nô lệ có ăn học rất tốt và học vấn rất cao. Có người là bác sĩ, luật sư, giáo sư và nhạc sĩ. Tuy nhiên, phần lớn đều là những người làm công giãn đơn bình thường. Những người nầy bị coi là những công cụ con người.
B. Một số gặp rắc rối vì Kinh thánh không ngăn cấm tình trạng nô lệ. Sở dĩ như vậy là vì Lời của Đức Chúa Trời không phải là một quyển sách cải cách chính trị mà là quyển sách nói tới sự biến đổi cá nhân. Khi người ta đến với Đấng Christ và tiếp nhận các sự dạy của Ngài, xã hội khi ấy liền thay đổi.
C. Cơ đốc giáo hiển nhiên đã thủ tiêu tình trạng nô lệ. Khi sứ điệp yêu thương và ân điển của Chúa Jêsus lan rộng khắp nơi trên thế giới, tình trạng nô lệ bắt đầu chết dần đi. Việc buôn bán nô lệ ở châu Âu sang châu Mỹ đã không còn nữa bởi những người có lý tưởng Cơ đốc cao cả, William Wilberforce và William Pitt.
D. Tình trạng nô lệ cho người Rôma trong thế kỷ đầu tiên cũng còn tính người và văn minh hơn tình trạng nô lệ của người châu Phi ở phần đầu lịch sử của đất nước chúng ta (Mỹ).
E. Trong những thời kỳ Tân Ước, quí vị một là nô lệ hoặc là "người tự do". Đã có nhiều nô lệ và chủ nô trong Hội thánh đầu tiên. Cho nên chẳng có gì là lạ khi Phao-lô, một người tự do thường tự giới thiệu mình là nô lệ hay "tôi tớ của Đấng Christ".
4. Có nhiều điểm tương đồng giữa mối quan hệ của hàng tôi tớ và chủ nhân trong thế kỷ đầu tiên và người làm thuê và chủ thuê trong thế kỷ thứ 20. Là tín đồ, hết thảy chúng ta đều làm "tôi tớ" cho Chúa Jêsus.
5. Tất cả những mối quan hệ nầy trong sách Êphêsô (Đấng Christ/Hội thánh, chồng/vợ, cha mẹ/con cái và tớ/chủ) đều đặt cơ sở trên sự đầy dẫy Đức Thánh Linh cùng sự đầu phục lẫn nhau. Trừ phi chúng ta đã được "đầy dẫy [được điều khiển bởi] Đức Thánh Linh" (5.18) và "vâng phục nhau trong sự kính sợ Đức Chúa Trời" (5.21), chúng ta không thể tương giao với nhau cách đúng đắn cho được.
6. Sứ điệp nầy rất cần thiết cho nhiều đời sống. Tôi thường nghe nói về việc khó tìm được một việc làm tốt. Mặt khác, tôi nghe nói từ giới chủ nhân rất khó tìm được những công nhân tử tế lắm! Khi chúng ta xem xét phân đoạn Kinh thánh nầy, hãy tự hỏi mình hai câu: Thứ nhứt, Tôi sẽ làm việc như thế nào nếu Chúa Jêsus là chủ nhân của tôi? Thứ hai, Tôi làm "chủ" như thế nào nếu Chúa Jêsus làm việc cho tôi?
I. Những đặc điểm của hạng tôi tớ đầy dẫy Đức Thánh Linh (các câu 5-8).
A. Tín đồ cần phải trở thành người làm công CÓ LỄ ĐỘ (câu 5a).
1. Chúng ta cần phải "run sợ, lấy lòng thật thà mà vâng phục" đối với những kẻ bề trên chúng ta. Điều nầy không có nghĩa là phải khúm núm nơi chơn của chủ mình, hôn lấy hôn để ông ta vì sợ rằng một việc sai trái sẽ làm cho quí vị phải mất việc. Thay vì thế, ở đây đề nghị rằng Cơ đốc nhân phải kính nể và tôn trọng vì địa vị và uy quyền của chủ…sự đầu phục theo Kinh thánh.
2. Tôi biết những điều quí vị đang suy nghĩ: "Thưa Mục sư, ông không biết chủ của tôi đâu! Nếu ông ấy đáng kính trọng tôi sẽ kính trọng ông ấy". Tôi hiểu. Tôi đã sống ở đó. Kinh thánh đâu có phán: "tôn trọng ông ấy nếu ông ấy đáng tôn trọng", Kinh thánh dạy chúng ta phải kính trọng ông ấy dù là như thế nào. Trong thế kỷ thứ I, hầu hết “tôi tớ” Cơ đốc nhân ở đây đều có những chủ nhân không phải là Cơ đốc nhân. Cũng vậy, phần nhiều người trong số quí vị không phải là chủ nhân phi Cơ đốc.
3. Đặc biệt hãy chú ý ở câu 5 rằng họ là: "chủ mình theo phần xác". Về mặt thuộc linh, về mặt tình cảm, về lý trí chủ nhân của quí vị chẳng có quyền gì trên quí vị cả. Có nhớ lời lẽ của Chúa Jêsus: "Vật chi của Sê-sa hãy trả lại cho Sê-sa" (Mác 12.17) không? Cũng ý nghĩa đó, hãy tôn trọng chủ của quí vị và "trả" cho người (nam hay nữ) những gì quí vị đang mắc…công việc của một ngày tốt lành.
4. I Ti-mô-thê 6.1 chép: "Hết thảy những kẻ dưới ách đầy tớ phải coi chủ mình là đáng trọng mọi đàng, hầu cho danh hiệu và đạo lý của Đức Chúa Trời khỏi bị làm trò cho người phạm thượng". Dường như một số nô lệ đã ngăn trở công việc của Tin lành do chẳng tôn trọng chủ của họ.
5. Nếu chủ cũng là tín đồ, một vấn đề khác đã phát sinh. Là tín đồ, cả hai đều là "anh em", những kẻ đồng kế tự của Đức Chúa Trời. Hãy tưởng tượng xem nếu nô lệ là một giáo sư trong Hội thánh địa phương và chủ là người đang chịu dạy.
6. Nếu quí vị được ơn phục vụ dưới quyền một tín đồ, hãy tôn kính người càng hơn. I Ti-mô-thê 6.2 chép: "Ai có chủ là tín đồ, thì không nên lấy cớ anh em mà khinh dể, nhưng phải càng hầu việc hơn, vì kẻ được công của mình là tín đồ và người rất yêu dấu".
7. Một câu nói xưa cho rằng: "thân quá hoá lờn?" Nói cách khác, quí vị càng gần gũi với ai đó, quí vị càng thấy rõ lầm lỗi của họ? Trong thế kỷ đầu tiên, hạng nô lệ thường là một phần trong nhà chủ của họ. Họ có thể nhìn thấy những điều trước sau không như một của chủ. Quí vị không thể tưởng tượng những nô lệ nầy đang suy nghĩ: "Ông tưởng ông cao lắm hả, ông không cao lắm đâu. Tôi còn lịch sự hơn ông nữa đấy. Nếu tôi ở chỗ của ông, tôi sẽ…". Có bao giờ quí vị cảm nhận như thế đối với chủ của mình chưa?
Khi tôi ở tuổi thanh thiếu niên, tôi đến làm việc cho một Cơ đốc nhân được nhiều người tôn trọng lắm, một lãnh đạo trong Hội thánh. Tôi nghĩ thật là tuyệt vời khi làm việc cho một người như thế. Tôi tưởng làm việc cho ông ta thì cũng như là đi nhà thờ vậy thôi. Sai! Tôi mau chóng nhận ra rằng ông ta có nhiều nhược điểm lắm! Tôi rất thất vọng và vỡ mộng. Trong một thời gian dài, tôi thấy bối rối khi dành cho ông ta lòng kính trọng mà ông ta đáng được.
8. Không có một chỗ nào trong đời sống Cơ đốc dành cho tình trạng không chịu phục tùng và trơ tráo khinh miệt kín đối với một chủ nhân. Đây là một tội lỗi đối với một Cơ đốc nhân nào có thái độ xấu khi làm việc. Chúng ta cần phải phục vụ với sự tôn kính và với mọi giá tránh những người đã được biết như hay than phiền, rên rỉ và lười biếng.
B. Tín đồ cần phải trở thành người làm công THẬT THÀ (câu 5b).
1. Ở cuối câu 5, Phao-lô nói chúng ta cần phải "lấy lòng thật thà, như vâng phục Đấng Christ" mà làm việc. "Thật thà" ra từ một chữ Hy lạp có ý nói "không giả vờ hay tìm lợi riêng". Từ nầy mang ý tưởng phục vụ mà không có sự giả hình.
2. I Têsalônica 4.11 cho chúng ta biết phải "tập ăn ở cho yên lặng, săn sóc việc riêng mình, lấy chính tay mình làm lụng, như chúng tôi đã dặn bảo anh em".
Chữ "sincere" [thành thật] có gốc rễ từ chữ La tinh sine cere. Chữ nầy có ý nói "không có sáp". Cách đây nhiều năm, một người thợ gốm thường gắn con dấu, hay nhãn, lên trên một cái bình đã được làm xong rồi với hàng chữ sine cere đó. Điều nầy có ý nói rằng đối với sự hiểu biết của ông ta chẳng có một sai sót nào trong khi làm cái bình nầy. Nếu thợ gốm làm nứt bình, ông ta sẽ cẩn thận đắp vá chỗ nứt ấy bằng cách độn sáp vào đó. Khi ấy ông ta phải xem lại cái bình nầy. Nhưng nó không xứng đáng để gắn hàng chữ sine cere, "không có sáp", vì đấy không phải là cái bình không tì vết.
3. Cho nên, tín đồ cần phải cung ứng cho chủ của họ sự phục vụ thật thà và lương thiện. Điều nầy có ý nói chúng ta không phải tỏ ra lòng kính trọng ở ngoài mặt ("Thưa ông, tôi sẽ làm việc nầy đàng hoàng") và rồi rủa sả chủ của mình không kịp thở. Chúng ta cần phải tỏ ra "lòng thật thà". Tại sao vậy? Vì khi phục vụ chủ mình, thực sự chúng ta đang hầu việc Đấng Christ. Chúng ta cần phải làm công việc mình "như làm cho Đấng Christ vậy".
4. Chúng ta làm việc "như làm cho Đấng Christ?" bằng cách nào. Nếu quí vị lo nấu ăn, hãy nấu ăn giống như Chúa Jêsus sẽ ăn món đó. Nếu quí vị dọn dẹp, hãy dọn dẹp giống như Chúa Jêsus sẽ ngồi ở đó. Nếu quí vị quản lý, hãy lo liệu giống như đây là công việc của Chúa Jêsus vậy. Nếu quí vị đứng bán hàng, hãy bán hàng giống như quí vị đang bán cho Chúa Jêsus vậy. Nếu quí vị phục vụ khách hàng, hãy phục vụ họ như phục vụ Chúa Jêsus vậy. Cô-lô-se 3.23 chép: "Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta". Hãy tự hỏi mình: "Chúa Jêsus đã làm gì?"
C. Tín đồ cần phải trở thành người làm công TRUNG TÍN (câu 6).
1. Hãy chú ý câu 6. Chúng ta cần phải phục vụ với "lòng thật thà… không phải vâng phục trước mặt người mà thôi". Nếu quí vị từng tham dự lớp PE và nhìn thấy những vận động viên thôi không hít đất nữa lúc huấn luyện viên không nhìn, quí vị phải hiểu điều nầy! Có một vài việc mà chủ hay nhìn vào lắm đấy.
Tôi có đọc về một người Anh, ông nầy đang giám sát một công trình xây dựng trên dự án xây cầu ở Nam Mỹ. Ông dành nhiều thời gian gần gũi những người bản xứ đang làm việc, vì bao lâu ông quan sát, họ làm việc, nhưng khi ông xây đi chỗ khác, họ thôi không làm việc nữa. Hết lúc nầy tới lúc khác, ông sẽ trở lại với bối cảnh lao động đó để xem coi có nhân công nào ra ngồi nơi bóng mát không!?! Viên đốc công đặc biệt nầy có một con mắt phải đeo tròng kính. Ngày kia, ông ta tháo tròng kính ra rồi để nó ở chỗ gốc cây "quan sát" công nhân. Điều nầy giữ họ phải làm việc trong vài ngày. Tuy nhiên, khi ông trở lại một lần nữa ông thấy họ ở dưới bóng mát. Có người đã bò lên ra phía sau con mắt một cách cẩn thận rồi đặt cái mũ của ông ta trùm lên nó! Phần đạo đức của câu chuyện ấy, đó là tội lỗi đối với một Cơ đốc nhân trở thành loại nhân công khiến cho chủ mình phải móc con mắt ra! Chúa luôn luôn quan phòng đấy.
2. Chúng ta cần phải phục vụ với "lòng thật thà… không phải trước mắt" và chắc chắn không "kiếm cách làm đẹp lòng người ta". Quí vị biết rõ điều nầy có nghĩa gì rồi… luôn luôn tìm cách gây ấn tượng với chủ… trở thành một người "gọi dạ thưa vâng". Tôi đã thử nghĩ đến cách lịch sự để giảng vấn đề nầy ra trên toà giảng, nhưng không thể được. Quí vị biết rõ điều nầy có ý nói gì rồi!
3. Có nhớ Thí dụ nói tới các ta-lâng ở Mathiơ 25 không? Người nhận 5 ta-lâng đã chịu khó làm việc trong khi chủ đi vắng. Tương tự với người nhận 2 ta-lâng. Tuy nhiên, người đầy tớ với 1 ta-lâng đã đánh mất cơ hội của mình. Khi người chủ trở về, ông ta gọi tên đầy tớ nầy là "đầy tớ gian ác và biếng nhác".
4. Giả sử quí vị có một "việc làm cho đến chết" hãy làm công việc ấy "hết lòng như làm cho Chúa". Lâu lắm rồi, có một người khôn ngoan đến nói với tôi: "Hãy làm những gì ông phải làm nơi ông sinh sống với hết khả năng và Chúa sẽ đặt ông ở chỗ ông sẽ sống vào ngày mai". Đây là chức năng quản lý. Những gì chúng ta gặt là những gì chúng ta gieo ra. Những gì chúng ta đưa vào cuộc sống là những gì chúng ta lấy ra từ cuộc sống nầy.
5. Bất cứ là việc gì, Cơ đốc nhân phải nổi bật lên. Những người làm chủ sẽ công nhận họ không những vì sự thật thà và ngay thẳng của họ, mà còn vì nổ lực họ đặt vào… công việc khó nữa. Dù là việc gì, nếu chúng ta không thể hiện được như trên, chúng ta đang ở trong tội lỗi.
Tôi nghe kể về một câu chuyện nói tới nhà vua muốn để lại sau lưng một thứ thiết lập sự kế thừa ngai vàng cho đến đời đời. Ông cho triệu tập những người khôn ngoan lại, lo ghi chép sự khôn ngoan trong nhiều thế đại thành một quyển sách, nhưng phải đơn giãn đến nỗi ai cũng đọc được. Họ đã làm việc trong một năm, gồm một bộ 20 quyển. Quyển sách ấy quá dài, vì vậy ông bảo họ tóm tắt lại. Sau một năm khác, họ trở về với chỉ một quyển sách. Một lần nữa, ông bảo họ phải tóm tắt lại. Sau cùng, mất thêm một năm lao động nữa, họ trở lại với chỉ một câu nói tới sự khôn ngoan của nhiều thời đại. Nhà vua nói: "Đây chính xác là điều trẩm đang tìm … một câu bày tỏ ra sự khôn ngoan của nhiều thời đại". Câu ấy nói như sau: "KHÔNG MỘT BỮA ĂN TRƯA NÀO LÀ MIỄN PHÍ CẢ".
6. Hãy chú ý phần cuối câu. Chúng ta cần phải làm việc "như tôi tớ của Đấng Christ, lấy lòng tốt làm theo ý muốn Đức Chúa Trời". Một số người làm công chỉ làm có "nửa vời" thôi. Một tín đồ phải luôn luôn đặt tấm lòng của mình vào trong công việc, làm công việc ấy sao cho mỹ mãn. Tại sao vậy? Vì người làm việc hoàn toàn vì cớ Chúa Jêsus. Việc làm của người cũng phản ảnh Chúa Jêsus nữa.
7. Quí vị sẽ nghĩ: "Thưa Mục sư, điều nầy rất dễ cho Mục sư. Ông làm việc cho Chúa". Cũng một thể ấy cho quí vị nữa. Quí vị tiêu biểu cho Chúa mỗi ngày giống như những nhân công Cơ đốc làm việc trọn thời gian. Quí vị là một Mục sư ở chốn thương trường của mình. Hãy hành động như một tín đồ! Hãy làm việc như một tín đồ!
D. Tín đồ phải trở thành người làm công DỊU DÀNG VÀ THÂN MẬT (các câu 7-8).
1. Hãy chú ý cụm từ "hãy đem lòng yêu mến hầu việc" trong câu 7. Câu nầy sát nghĩa phải được dịch là "với sự tử tế hay dịu dàng thân mật". Bản Kinh thánh NEB dịch như sau: "Hãy dâng sự phục vụ vui vẻ cho người nào đang hầu việc Chúa, chớ không phải hầu việc loài người". Chúng ta phải hiểu chỗ nầy là "phục vụ với một nụ cười".
2. Tôi ăn uống trong những nhà hàng nhất định không phải vì đồ ăn là quá cao so với nhiều người khác, nhưng vì sự phục vụ rất tốt và những nhân viên nhà hàng, họ rất bặt thiệp và thân tình. Tôi tránh những nhà hàng khác, dù dọn đồ ăn ngon, nhưng những nhân viên phục vụ ở đấy là thô lỗ và bất cần.
3. Chúng ta hãy biến điều nầy thành thực tế, chúng ta phải đi thẳng vào thực chất của vấn đề. Nếu chúng ta làm việc đủ để đối phó, nếu chúng ta phải bị thúc đẩy và bị kích thích để làm công việc, nếu chúng ta phải làm việc với sự sừng sộ và cáu gắt, nếu chúng ta có tính thất thường và không cần ai khác, nếu chúng ta tỏ ra một thứ lý trí "nghèo nàn, xin thương xót tôi" KHI ẤY CHÚNG TA ĐANG VI PHẠM KINH THÁNH VÀ ĐANG PHẠM TỘI!
4. Hơn nữa, chúng ta đang đánh mất nhiều ơn phước. Có nhớ luật gieo và gặt không? Hãy nhìn vào câu 8: "vì biết rằng bất luận tôi mọi hay tự chủ, mỗi người đều sẽ nhận lãnh của Chúa tùy việc lành mình đã làm". Chắc quí vị không nhận được việc đó. Chắc quí vị không nhận được sự khuyến khích ấy. Chắc ông chủ của quí vị rất bất công và có tâm thần không ổn định. Quí vị không phải chịu trách nhiệm về ông chủ của mình. Quí vị chỉ chịu trách nhiệm về quí vị thôi. Khi quí vị làm việc với lòng yêu mến, quí vị sẽ "nhận lãnh của Chúa".
5. Cho phép tôi kết luận tiểu đoạn Kinh thánh nầy theo cách nầy. Chúng ta không phải là hạng nô lệ, chúng ta không phải là người làm công. Chúng ta có sự tự do thay đổi công ăn việc làm. Nếu quí vị KHÔNG THỂ làm việc ở nơi quí vị có sự tôn trọng, thật thà, trung tín và dịu dàng thân mật, hãy bỏ đi, từ chức đi và tìm việc làm khác. Việc tệ hại nhất quí vị có thể làm là ở lại đó và làm ra sự bất kính đối với Đấng Christ.
II. Những đặc điểm của hạng chủ nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh (câu 9).
A. Những ông chủ có đức tin cần phải công bằng trong những HÀNH ĐỘNG của họ (câu 9a).
1. Trước tiên dường như đây là lời khuyên có một chiều. Phao-lô đã dành bốn câu cho hạng nô lệ/người làm công và chỉ có một câu cho hạng chủ nhân/những người làm chủ. Tuy nhiên, có một lý do cho vấn đề đó.
2. Phao-lô nói: "Hỡi anh em là người làm chủ, hãy đối đãi kẻ tôi tớ mình đồng một thể ấy". "Đồng một thể ấy" là điều gì? "Đồng một thể ấy" những người làm công cần phải làm cho chủ nhân của mình. Sự tôn kính, sự thành thật, sự trung tín và sự dịu dàng thân mật. Những người làm chủ cần phải đối xử với người làm công cho họ theo đúng một cách thức như thế. Phao-lô đang bảo những "người làm chủ" phải nhớ lại những gì ông đã nói với hạng "tôi tớ" và phải áp dụng "đồng một thể ấy" vào trong đời sống của họ nữa.
3. Chúng ta phải đóng ngoặc đơn cụm từ nầy như sau: "Hỡi những người làm chủ, có phải quí vị đã đọc những gì tôi đã nói với những người làm công chưa? Quí vị đã đọc rồi à? Được lắm. Đây là lời tôi nói cho quí vị. NHƯ TRÊN!" Cô-lô-se 4.1 chép như sau: "Hỡi người làm chủ, hãy lấy điều công bình chánh trực đãi tôi tớ mình, vì biết rằng anh em cũng có một Chủ mình ở trên trời".
4. Giờ đây, những người làm chủ đã tiếp thu lời khuyên nầy. Không những quí vị phải tỏ ra sự tôn kính, thành thật, trung tín và dịu dàng thân mật, quí vị có trách nhiệm LÀM GƯƠNG CÁC ĐỨC TÍNH nầy cho tất cả những người làm công cho mình!
5. Quí vị chẳng có gì tốt hơn những người làm công cho mình. Quí vị hiện diện ở nơi quí vị đang sinh sống vì Đức Chúa Trời đã ban cho quí vị địa vị có quyền ấy. Chúa Jêsus đã phán trong Luca 12.48: "Vì ai được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều". Nếu quí vị muốn có những người làm công tử tế, quí vị phải chứng tỏ mình là một ông chủ giàu ơn.
Clarence Francis, ông là chủ tịch hội đồng quản trị của General Foods, đã nói: "Quí vị có thể mua thì giờ của một người; thậm chí quí vị có thể mua sự hiện diện theo phần xác của một người ở một nơi nhất định; thậm chí quí vị có thể mua một số người có cơ bắp khoẻ mạnh một giờ hay một ngày. Nhưng quí vị không thể mua được sự sốt sắng; quí vị không thể mua được sáng kiến; quí vị không thể mua được lòng trung thành; quí vị không thể mua được tấm lòng, lý trí và linh hồn biết kính nể. Quí vị phải truy tìm những thứ nầy".
B. Những người làm chủ cần phải công bằng trong MỌI THÁI ĐỘ của họ (câu 9b).
1. Phao-lô nói thêm rằng những người làm chủ "đừng có ngăm dọa" những người làm công. Mặc dù "ngăm doạ" sẽ có một ý nghĩa khác đối với hạng nô lệ, ngày nay ngăm doạ có ý nói tới việc đe doạ sa thải. Những người làm chủ không nên sử dụng quyền hành Đức Chúa Trời ban cho để ngăm doạ những người làm công cho mình. Phải thực thi sự công bằng, lương thiện và cao hơn nữa đối với những người làm công ấy.
2. Tại sao vậy? Thứ nhứt, vì quí vị cần phải "biết rằng mình với chúng nó đều có một chủ chung ở trên trời". Đức Chúa Trời đang quan phòng. Câu 8 chép: "vì biết rằng bất luận tôi mọi HAY TỰ CHỦ, mỗi người đều sẽ nhận lãnh của Chúa tùy việc lành mình đã làm".
3. Thứ hai, vì "trước mặt Ngài chẳng có sự tây vị ai hết". Trong ánh mắt của Đức Chúa Trời, người làm chủ và người làm công đều như nhau. Ở trên đất có nhiều giai cấp khác nhau, còn ở trên trời thì không phải như vậy đâu.
Khi người ta hỏi Harry Truman làm thế nào ông có thể đạt được sự thành công trong lãnh vực chính trị, ông chỉ ra một vài hình ảnh của gia đình tổ phụ rồi nói: "Tôi xuất thân từ một cái gốc tốt, và tôi phải sống theo cái gốc đó". Người làm công có đức tin, người làm chủ có đức tin, quí vị cũng xuất thân từ "cái gốc tốt" nữa. Quí vị đang sống trong ngôi "nhà đức tin", là gia đình của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy sống thực như chúng ta là ai vậy.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét