Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 16.1-16: "Coi chừng đường tắt"



"Coi chừng đường tắt"

(Sáng thế ký 16.1-16)
Bạn là người có tánh kiên nhẫn, phải không? Một trong những cách tốt nhứt tôi biết rõ để quyết định cấp độ kiên nhẫn của bạn là yêu cầu bạn xem xét lại thói quen khi lái xe. Phải chăng giảm tốc độ đi trong vòng 25 dặm sẽ giết chết bạn không? Khi bạn chờ đợi để có chỗ trống trong bãi đậu xe luôn bận rộn, có phải nhịp tim bạn đập tăng thêm không? Khi bạn nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu vàng, có phải bạn cho xe vượt qua giao lộ không? Thật là dễ khi suy nghĩ bạn là một người có tánh kiên nhẫn cho tới chừng bạn tự hỏi mình những câu hỏi khó về các thói tật khi lái xe.
Richard Hendrix nói: “Cái khó thứ hai mà hầu hết chúng ta phải chịu đựng, là khi chờ đợi để gặp gỡ vị giáo sư lỗi lạc nhất trong sự tin kính, trưởng thành và thuộc linh chân thật”
[Preaching Today Citation. Richard Hendrix, Leadership, Vol. 7, no. 3]. Nếu Hendrix đúng, và tôi tin ông nói đúng, nếu chúng ta muốn tấn tới trong sự tin kính, chúng ta phải tấn tới trong sự kiên nhẫn. Chúng ta phải học biết chờ đợi nơi Đức Chúa Trời. Trong Sáng thế ký 16.1-16, [Sailhamer lưu ý: “Chương 16 chứa những lời ám chỉ đến ba phân đoạn Kinh thánh quan trọng khác trong Ngũ Kinh. Sáng thế ký 3.6; 12.3; và Phục truyền luật lệ ký 7.1-6. Bằng cách đưa các sự cố nói tới Aga và Ápram vào trong văn mạch của các phân đoạn nầy, tác giả mở rộng phần tham khảo đến câu chuyện nói tới Ápram và Aga là những cá nhân cùng ràng buộc các hành động của họ vào lẽ đạo của sách như một tổng thể”. John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed] chúng ta sẽ khám phá ra hai nguyên tắc, chúng sẽ giúp chúng ta tránh né sự cám dỗ muốn “phân xử thế nào, mặc ý”. Thứ nhứt…
1. Chờ đợi các lời hứa của Đức Chúa Trời (16.1-6). Môise bắt đầu chương nầy bằng những câu sau đây: “Vả, Sa-rai, vợ của Áp-ram, vẫn không sanh con; nàng có một con đòi Ê-díp-tô, tên là A-ga”. Câu 1 bắt đầu bằng cách nhận dạng Sarai là “vợ của Ápram”. Tại sao điều nầy là cần thiết chứ? Độc giả biết Sarai là ai rồi. Chúng ta sẽ mau chóng thấy rằng điểm nầy được đưa ra là để nhấn mạnh. Đức Chúa Trời đã hứa với Ápram một con trai (12.2). Nhưng trong sự mất kiên nhẫn của Ápram, ông đã dùng con trai của tớ gái mình làm con nuôi và đặt tên cho nó là Ê-li-ê-se, có nghĩa là: “Đức Chúa Trời của sự giúp đỡ” (15.2-3). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã từ chối Ê-li-ê-se và tái khẳng định lời hứa của Ngài ban cho Ápram một con trai ra từ gan ruột của ông (15.4). Nhưng mười năm sau đó, Ápram vẫn còn chờ đợi! Ápram đã 85 tuổi, còn Sarai được 75 tuổi rồi. Không nghi ngờ chi nữa, họ đã ngã lòng và vỡ mộng bởi nan đề son sẻ của Sarai (đối chiếu 11.30). Sarai thì cảm thấy như một sự thất bại…khi ấy thình lình bà nhớ lại tớ gái người Ai cập, là Aga. Gần như chắc chắn là Sarai đã kiếm được Aga trong khi hành trình sang Ai cập (đối chiếu 12.16).
Vì vậy Sarai nói với Ápram: “‘Nầy, Đức Giê-hô-va đã làm cho tôi son sẻ, vậy xin ông hãy lại ăn ở cùng con đòi tôi, có lẽ tôi sẽ nhờ nó mà có con chăng. Áp-ram bèn nghe theo lời của Sa-rai”. Lời lẽ của Sarai nghe rất kêu. Bà công nhận rằng Đức Giêhôva đã ngăn trở không cho bà sanh con cái. Tuy nhiên, bà đang gợi lên một giải pháp để trợ giúp cho Đức Chúa Trời. Thật là quan trọng khi nhìn biết rằng Đức Chúa Trời thực sự đã ngăn trở không cho bà có con cái, chớ không phải làm vỡ mộng Ápram và Sarai, để thử nghiệm họ và phát tán sự vinh hiển của Ngài. Nhưng Sarai đã để cho những cảm xúc bộc phát lên cao và bà phạm phải một lỗi lầm rất lớn. Bà đề xuất một thói tục theo người ngoại đạo thời ấy và Ápram sẽ có một đứa con qua Aga [Đây là một lời đề nghị mà những cháu dâu của bà là vợ của Gia-cốp, về sau đã lặp lại với ông (Sáng thế ký 30.3-4, 9)]. Sarai đang hành động không có ý thức, không có tầm nhìn xa, không có sự dẫn dắt, và không có sự đảm bảo. Bà chỉ có thể nói: “…có lẽ tôi sẽ nhờ nó mà có con chăng” (16.2). Câu nầy dường như là một biến thể rất xưa của câu nói: “Đức Chúa Trời phù giúp người nào biết tự cứu lấy mình!”
Vậy thì đâu là cơ sở hợp lý của Sarai? Thứ nhứt, Sarai nói: “Đức Chúa Trời lập lời hứa rằng ông, Ápram ơi, sẽ có một đứa con trai. Đặc biệt Ngài không phán rằng chúng ta sẽ có một đứa con trai”. Thứ hai: “Chúng ta già rồi! Cái đồng hồ sinh học của tôi đã ngừng chạy rồi! Nếu chúng ta không làm một việc gì đó trong lúc nầy, các lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ không ứng nghiệm đâu! Sau cùng, “Đây là cách làm đáng chấp nhận về mặt văn hoá, [Kaiser viết: “Khi dựng nên đôi vợ chồng đầu tiên, Đức Chúa Trời đã phán rất mạnh mẽ trường hợp những quan hệ có một vợ là bình thường cho hôn nhân. Sự tách rời đầu tiên ra khỏi tiêu chuẩn nầy đã xảy ra với La-méc trong Sáng thế ký 4.19, khi ông lấy hai người làm vợ. Nhưng các ngoại lệ cho điều luật có một vợ như thế nầy cho mỗi người đàn ông không phải là nhiều đâu. Các vua xứ Giu-đa và Y-sơ-ra-ên (họ sử dụng người vợ dân ngoại như con tin để bảo đảm sự phục tùng với các hiệp ước), có hơn một tá rưỡi trường hợp về các cuộc hôn nhân đa thê trong toàn bộ Cựu Ước” Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed], không ai trong chúng ta sẽ suy nghĩ được khác hơn”. Những tài liệu cổ xưa cho thấy rằng khi người đàn bà không thể sanh cho chồng mình một đứa con, nàng sẽ dâng tớ gái mình cho chồng làm một người vợ và xưng đứa con của mối kết hiệp nầy là con của mình [Kaiser tóm tắt: “Sự việc nầy được thấy có trên các tấm bảng bằng đất sét phát xuất từ thời kỳ nầy. Thí dụ, Bảng Hammurabi, bảng Nuzi, bảng Alalakh và bảng Mari (tất cả đều ở khu vực Cận Đông và khoảng hai, ba thế kỷ tính từ thời kỳ các tộc trưởng) cung ứng chính xác những gì được liệt kê ra ở đây. Một người vợ son sẻ làm chủ những đứa con mà người hầu gái sẽ sanh cho chồng mình. Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed]. Thế nhưng dầu là theo mặt văn hoá hay thậm chí theo luật đáng chấp nhận được không phải là đúng đắn đối với người tin Chúa [Constable viết: “Sarai đã tìm cách giục giã ý chỉ của Đức Chúa Trời bằng cách nắm lấy thế chủ động thay vì Đức Chúa Trời (đối chiếu 3.17). Bà và Ápram đã chọn phương tiện tiếp nhận kẻ kế tự được hứa cho thay vì chờ đợi nơi Đức Chúa Trời bởi đức tin (đối chiếu 25.21). Họ để cho sự lèo lái của văn hoá của họ dẫn dắt họ thay vì Đức Chúa Trời”. Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdf, 2005), 145]. Thí dụ: phá thai, tà dâm, và khiêu dâm hết thảy là hợp pháp nhưng chúng không phải là đạo đức hay Kinh thánh dạy.
Sarai đã yêu cầu Ápram, chồng của bà, phải phạm tội tà dâm và đa thê [Tục đa thê được đan dệt với tình trạng thiên vị, ghen tuông, và ngược đãi (thí dụ như, Sáng thế ký 25.28; 27.1-45; 35.22; 38.18-28; II Samuên 3.2-5; 13.1-29; 15.1; 18.33; I Các Vua 11.1-4)]. Buồn thay, Ápram cũng rất vui sướng đến nỗi buộc lòng làm theo. Có thể ông nói: “Được thôi, em yêu, nếu đấy là những gì em nghĩ là tốt nhứt, anh sẽ làm một sự hy sinh vì ích cho ơn phước của gia đình. Anh sẽ ngủ với hầu gái còn trẻ và hấp dẫn người Ai cập nầy [Không nghi ngờ chi nữa, Aga là một phụ nữ rất hấp dẫn. Pharaôn sẽ không ban cho Ápram một thiếu nữ nô lệ là một phần hồi môn nếu cô nàng trông không hấp dẫn]. Đây là một việc khó, nhưng anh đoán anh sẽ làm được”. Bây giờ, hỡi quí ông, quí vị sẽ làm gì đây? Trong những giây phút phấn khích của chúng ta, nhiều người trong chúng ta sẽ bước theo những dấu chân của Ápram. Liệu quí vị đã có phần kỷ luật và tiết độ đủ để từ chối lời yêu cầu của vợ mình không? Cụm từ “bèn nghe theo lời” là một thành ngữ Hy bá lai có nghĩa là “vâng theo” (đối chiếu 3.17). Ápram nghe theo lời của vợ mình rồi bất chấp những gì Đức Chúa Trời đã căn dặn ông rồi (xem Sáng thế ký 15). Đối với Ápram, đây là phần mở đầu cho thất bại. Cũng thực y như thế trong đời sống của chúng ta. Khi chúng ta chú ý nhiều đến lời nói của con người hơn là tiếng phán của Đức Chúa Trời, chúng ta đang đề ra bối cảnh cho sự thất bại thuộc linh. Bất chấp Đức Chúa Trời và tạo ra nhiều nan đề theo ý riêng của mình chỉ làm cho tình huống ra tệ hại hơn mà thôi. Những hậu quả có thể trở thành sự tàn phá (đối chiếu Galati 6.7-8) [Ed Dobson, Abraham. The Lord Will Provide (Grand Rapids. Fleming H. Revell, 1993), 88].
Ápram và Sarai có thể tránh được tình trạng khó xử nầy nếu họ chịu chờ đợi nơi Đức Chúa Trời. Không may, họ đã nắm lấy mọi vấn đề vào trong hai bàn tay của mình. Giống như Ápram và Sarai, thắc mắc đầu tiên chúng ta thường hay hỏi khi chúng ta đối diện với bức tường thất bại là: “Tôi có thể làm gì đây?” Chớ không phải: “Đức Chúa Trời muốn tôi phải làm gì đây?” [Gene A. Getz, Abraham. Trials and Triumphs (Glendale, CA. Regal, 1976), 83]. Có nhiều lúc, khi câu hỏi nầy không thể được trả lời cách mau chóng. Vì lẽ đó, chúng ta phải chờ đợi nơi Đức Chúa Trời.
Ở 16.3, Môise viết ra những lời lẽ định mệnh nầy: “Sau khi Áp-ram đã trú ngụ mười năm tại xứ Ca-na-an, Sa-rai, vợ người, bắt [Towns viết như sau: “Động từ Hy bá lai wattikach ở đây dịch chữ ‘bắt’ là một động từ được dành để mô tả hành động bạo lực bắt lấy những phu tù trên bãi chiến trường và ở những chỗ khác được dịch là bắt lấy, nắm chặt, bắt đi, bắt tù, và chế ngự”. Elmer Towns, History Makers of the Old Testament (Wheaton, IL. Victor, 1989), 100] A-ga, là con đòi Ê-díp-tô [Đặc biệt quan trọng trong cách nhìn nầy là những điểm tương tự giữa Sáng thế ký 16 và Phục truyền luật lệ ký 7.1-6, sự cấm đoán việc lấy những người vợ dân ngoại, một tiểu đoạn Kinh thánh có tầm quan trọng rất lớn cho các thế hệ Israel sau nầy (đối chiếu Exơra 9)] mình, đưa cho chồng làm hầu”. Có một sự đảo lộn rất mỉa mai ở đây. Đi xuống Ai cập, Ápram bất trung đang trao Sarai qua cho Pharaôn Ai cập (12.10-20). Còn bây giờ, trong xứ Canaan, Sarai bất trung trao Ápram cho người hầu gái Ai cập của mình. Thật là mỉa mai khi bảng biểu đổi chiều như vậy. Ở Sáng thế ký 12, sự vô tín của Ápram khiến cho ông phải chịu đau khổ trong khi Sarai còn ở trong cung điện của Pharaôn. Còn bây giờ, Sarai phải ở ngoài không biết điều chi đang diễn ra trong phòng ngủ của Aga. Sự thất bại của Ápram trong xứ Ai cập quả thực rất là đắt giá [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 239]. Aga được ban cho một chức vị. Trong khi Aga không có một chỗ đứng tương đương với Sarai, nàng đã trở thành một người vợ từ một nô lệ. Nếu nàng sanh ra một người kế tự, nàng sẽ trở thành người vợ chính thức trong con mắt của xã hội [See NET Study Notes. See http:///http://www.betbible.org/].
Biểu đồ sau đây vẽ ra vài điểm tương xứng giữa Sáng thế ký 16 và Sáng thế ký 3 [Sailhamer, Genesis, Electronic ed]:
Sarai nói với chồng mình là Ápram (16.2a)
Êva nói với chồng mình là Adam (3.2)
Ápram nghe theo lời vợ mình (16.2b)
Ađam nghe theo lời vợ mình (3.17)
Sarai đưa Aga đến với Ápram (16.3a)
Êva đưa trái cấm (3.6a)
Sarai trao Aga cho chồng mình (16.3b)
Eve trao trái cấm cho chồng mình (3.6b)
Những kết quả tội lỗi của Ápram và Sarai là kiêu ngạo (16.4), ghen tuông (16.5), khổ sở (16.6), và bất công (16.6) [W. H. Griffith Thomas, The Pentateuch (Grand Rapids. Kregel, 1985), 45]. Ở 16.4, Ápram “Người lại cùng con đòi, thì nàng thọ thai. Khi con đòi thấy mình thọ thai, thì khinh bỉ bà chủ mình”. Nếu Aga của Sarai tình nguyện thay thế Sarai làm cho chúng ta thấy chướng tai gai mắt, tình trạng thụ động của Ápram, cách xử sự dễ dãi của ông thậm chí làm gây chướng mắt thêm. Ông, chớ không phải Sarai, đã nghe thấy tiếng phán của Đức Chúa Trời. Ông đã dẫn họ ra khỏi xứ U-rơ. Ápram chẳng có một sự dẫn dắt thiêng liêng nào khi thuê mướn Aga. Mặt khác, ông phải nắm vững đường lối [Tình trạng thụ động của Ápram tương phản với hành động kiên quyết trước kia khi giải cứu Lót ra khỏi tay những kẻ bắt Lót làm phu tù (Sáng thế ký 14.13-16)]. Và Ápram vừa mới gặp gỡ Đức Giêhôva (15.12-21). Nhưng ông không thắc mắc về ý kiến của Sarai. Ông không chống cự [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 239].
Ápram phạm ít nhất bốn lỗi lầm:
1. Ápram đã thất bại do nghi ngờ lời hứa của Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 11.5-6). Hudson Taylor, một vị giáo sĩ nổi tiếng ở Trung hoa, ông nói: “Công việc của Đức Chúa Trời, được làm ra theo phương thức của Đức Chúa Trời, sẽ không bao giờ thiếu sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời”.
2. Ápram đã thất bại do nghe theo lời khuyên bất kỉnh của vợ mình. Sau khi nói như thế, tôi cũng phải nói rằng có nhiều cuộc hôn nhân đang lâm vào cảnh rắc rối vì người chồng không nghe theo vợ mình. Vợ của bạn là người giúp đỡ của bạn và bạn phải khôn khéo chú ý đến ý kiến của nàng.
3. Ápram đã thất bại không chịu thử lời khuyên và ý kiến của vợ mình có nghịch lại Lời của Đức Chúa Trời hay không!?! Nếu vợ của bạn đề nghị một việc gì đó ngược lại với những sự dạy rõ ràng trong Kinh thánh, khi ấy bạn phải từ chối ý kiến đó rồi làm theo những gì Ngôi Lời dạy dỗ (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 5.29).
4. Ápram đã thất bại không cầu nguyện xin sự khôn ngoan hay sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Đôi khi những quyết định thiếu sự cầu nguyện chúng ta đưa ra dường như là vô hại và vô ý nghĩa. Nhưng thường thì những quyết định thiếu sự cầu nguyện nầy quay trở lại ám ảnh chúng ta. Nếu Ápram thôi không suy nghĩ về tình huống nầy rồi cầu hỏi Đức Chúa Trời, ông sẽ không hề nếm trải nó. Ông sẽ nhìn biết hậu quả sẽ rất là tai hại.
Sau khi Aga có thai, Sarai bị “khinh bỉ”. [Động từ Hy bá lai qalal có ý nói “khinh khi; đối xử tệ bạc; đối xử với sự khinh miệt”. Sailhamer bình luận như sau: “Cách sử dụng được lặp đi lặp lại động từ ‘khinh’ (qalal) ở 16.4-5 cũng đánh dấu một sự kết hiệp có chủ ý phân đoạn Kinh thánh nầy với ơn phước của vị tộc trưởng ở 12.3 một khi qalal xảy ra với một ý nghĩa tương tự trong hai phân đoạn nầy trong sách Sáng thế ký. Chữ nầy được nhắc tới hai lần trong 16.4-5 rằng Aga, người Ai cập ‘khinh’ (qalal) Sarai, là việc duy nhứt mà 12.3 đã cảnh cáo sẽ kết thúc trong sự ruả sả của Đức Chúa Trời. ‘Hễ ai ruả sả [meqalleleka] ngươi, ta sẽ ruả sả lại ['a'or].’ (Cần phải chú ý là một trong những lần xảy ra khác của động từ là Phục truyền luật lệ ký 23.5, một tiểu đoạn Kinh thánh gắn với Phục truyền luật lệ ký 7.1-6 và lẽ đạo nói tới ‘vợ ngoai bang’ trong kinh điển Cựu Ước)”. Sailhamer, Genesis, Electronic ed]. Theo ý của Aga, Sarai đã bị hạ cấp. Điều nầy đã khởi sự tam giác rất khó chịu đầu tiên trong lịch sử Kinh thánh. Và sở dĩ nó xuất hiện là vì thiếu kiên nhẫn và bất tuân.
Châm ngôn 30.21-23 chép: “Có ba vật làm cho trái đất rúng động, và bốn điều, nó chẳng chịu nổi được: Là tôi tớ khi được tức vị vua; Kẻ ngu muội khi được no nê đồ ăn; Người đàn bà đáng ghét khi lấy chồng, và con đòi khi kế nghiệp bà chủ mình”.
Ở 16.5, Sarai đã trở thành ngọn núi lửa. Cái nền đất rúng động nổ ra trong sự then tuông đau khổ và đổ thừa rất kinh khủng [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 240]. Mặc dầu Sarai đã bật đèn xanh cho Ápram, hiện bà đang chiếu ra ngọn đèn đỏ thịnh nộ [Charles R. Swindoll, Abraham. The Friend of God (Fullerton, CA; Insight for Living, 1989), 53]. Trong cơn giận của bà, Sarai đã nói với Ápram: “‘Điều sỉ nhục mà tôi bị đây đổ lại trên ông. Tôi đã phú con đòi tôi vào lòng ông, mà từ khi nó thấy mình thọ thai, thì lại khinh tôi. Cầu ĐỨC GIÊ-HÔ-VA xét đoán giữa tôi với ông’” [Cách nói thời nay về câu nầy sẽ là: “Nguyện Đức Chúa Trời sẽ phạt ông về điều nầy”] [See NET Study Notes]. Rất hợp lý, Sarai đã sai khi trút hết mọi lỗi lầm lên Ápram. Rốt lại, đây là ý kiến của bà mà. Nhưng rồi bà đã đúng. Ông là vị tộc trưởng. Ông là đầu của gia đình. Đức Chúa Trời đã phán với ông, chớ không phải phán với bà. Ông không nên để xảy ra tình huống nầy. Ápram thực sự chịu trách nhiệm vì “sỉ nhục” (sát nghĩa: “bạo lực”) mà mà bà đang gánh chịu [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 240. Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 240].
Ápram đang ở giữa hòn đá của bia miệng và một chỗ rất khó chịu. Không may, ông lại chọn con đường thoát dễ dàng. Ở 16.6a, Ápram nói với Sarai: “‘Nầy, con đòi đó ở trong tay ngươi, phân xử thể nào, mặc ý ngươi cho vừa dạ’”. Để cho làm theo ý của Sarai là một sự lơ là bổn phận nơi phần của Ápram. Ông là kẻ đồng loã với tội lỗi nầy bằng cách từ chối không kháng cự lại đề nghị hay quở trách Sarai. Sự trách cứ nhức nhối cho Sarai sẽ là một lời kêu gọi tỉnh thức, nhưng nó chĩ góp phần khiến cho Ápram phải lùi lại xa hơn. Thay vì dẫn dắt vợ mình ra khỏi mớ hỗn độn, ông đã để cho chuyện xảy ra, ông tránh né trách nhiệm của mình, thích trao sự việc cho Sarai hơn. Tôi nghĩ phải nói như thế nầy, ở thời điểm nầy, Sarai đang mặc “quân phục” trong gia đình [Bob Hallman, “Making It Happen!” (Genesis 16.1-16)
http.//calvarychapel.com/kauai/teachings/genesis_pdf/gen_16_notes.pdfhttp.//calvarychapel.com/kauai/teachings/genesis_pdf/gen_16_notes.pdf, 4 (5/30/2005)]. Ápram trở nên một người đàn ông thụ động, yếu mềm đang từ bỏ quyền đứng đầu trong gia đình mình (Êphêsô 5.23).
Với Ápram “rửa tay mình” trong cuộc chiến giữa hai người vợ, Sarai bắt đầu đối xử gay gắt với Aga [Sailhamer viết: “Từ chìa khoá suốt cả chương nầy là ‘sầu khổ’ (`oni), nó xảy ra như một danh từ trong câu 11b và là một động từ trong câu 6 (watte`anneha ‘hành hạ’) và câu 9 (wehith `anni ‘lụy’). Aga bị Sarai hành hạ (câu 6); nàng được truyền cho phải trở về chịu lụy nổi khổ đó (câu 9); và Đức Giêhôva đã nghe thấy nổi sầu khổ của nàng (câu 11).” Sailhamer, Genesis, Electronic ed] (16.6b). Chữ được dịch là “hành hạ” được sử dụng về sau để mô tả cách mà những chủ nhân Ai cập sẽ đối xử với Israel. Như một kết quả cách hành hạ của Sarai, Aga đã trốn đi khỏi mặt người (16.6b). Bỏ chạy đối với những nan đề của chúng ta không bao giờ là câu trả lời. Barnhouse viết: “Nếu chúng ta tìm cách thay đổi hoàn cảnh của mình, chúng ta sẽ nhảy từ đống muối khô vào ngọn lửa. Chúng ta phải sống đắc thắng đúng nơi mình đang ở. Ấy chẳng phải chúng ta cần một sự thay đổi về khí hậu đâu, mà là một sự thay đổi của tấm lòng. Xác thịt muốn bỏ chạy đi, nhưng Đức Chúa Trời muốn chứng tỏ quyền năng của Ngài đúng ở chỗ chúng ta nhìn biết sự thách thức lớn lao nhất của mình” [Donald Grey Barnhouse, Genesis. A Devotional Exposition (Grand Rapids. Zondervan, 1984)].
Lần tới, bạn bị cám dỗ phải bỏ chạy tránh điều tốt nhứt Đức Chúa Trời dành cho bạn, hãy khởi động tình trạng chẳng đặng đừng của mình bằng những tờ chi phiếu nầy đây [Swindoll, Abraham. The Friend of God, 54]:
1. Hãy đi chậm lại. Hãy luyện tập sự kiên nhẫn. Đừng vội vã thông qua các chương trình của Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn. Hãy học biết luyện tập những nghệ thuật suy gẫm, yên lặng, và ở nơi vắng vẻ theo Kinh thánh.
2. Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban cho sự kiên nhẫn. Đề tựa quyển sách tôi ưa thích là I Prayed for Patience and Other Horror Stories (Tôi cầu xin sự kiên nhẫn và những câu chuyện rùng rợn khác). Chúng ta bật cười với đề tựa nầy chỉ vì chúng ta có thể có quan hệ với. Nhưng điều chi sẽ xảy ra nếu bạn và tôi đã khẫn thiết cầu xin Đức Chúa Trời sẽ ưng ban cho chúng ta sự kiên nhẫn lớn lao hơn để chu toàn ý chỉ của Ngài. Bạn có nghĩ đây là lời cầu nguyện mà Đức Chúa Trời sẽ nhậm lời chăng (Giăng 14.13-14; 1 Giăng 5.14-15)? Nhất định rồi!
3. Hãy tưởng tượng bối cảnh càng tệ hại hơn xem. Hãy suy nghĩ một quyết định nghèo nàn sẽ chạm đến bạn cùng nhiều người khác xem — không những ngắn hạn, mà còn dài hạn nữa. Những cơ hội là những sự phân nhánh của quyết định đó sẽ gây hại sâu xa hơn bạn có thể đoán được.
[Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải chờ đợi những lời hứa của Ngài. Giờ đây chúng ta sẽ học biết chúng ta cần phải …]
2. Để ý đến sự can thiệp của Đức Chúa Trời (16.7-16). Sau khi trốn khỏi chủ mình là Sarai, Aga tự nhiên hướng về phía đông, xứ Ai cập. Ở 16.7-8, chúng ta đọc: “Nhưng thiên sứ của Đức Giê-hô-va thấy nàng ở trong đồng vắng gần bên suối nước, nơi mé đường đi về Su-rơ (một chữ có nghĩa là “bức tường”) [Aga dừng lại tại một suối nước trên đường đến Su-rơ, một địa điểm nằm ở phía Đông xứ Ai cập (Sáng thế ký 25.18; I Samuên 15.7). Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 166], thì hỏi rằng: Hỡi A-ga, đòi của Sa-rai, ngươi ở đâu đến, và sẽ đi đâu? [Tôi thấy điều nầy rất thú vị khi Đức Chúa Trời phán với Aga trong chương nầy, nhưng không phán với Ápram hay Sarai. Thực ra (sâu xa như chúng ta biết) Đức Chúa Trời không phán với Ápram trong 13 năm trời (đối chiếu Sáng thế ký 17.1)] Nàng thưa rằng: Tôi lánh xa mặt Sa-rai, chủ tôi”. Ở đây trong Sáng thế ký 16 là lần hiện ra đầu tiên của “thiên sứ của Đức Giêhôva” trong Kinh thánh. Có một sự tranh cãi về thiên sứ nầy là ai ở đây, nhưng tôi tin Ngài là tiền thân của Đấng Christ. Câu Kinh thánh dường như ủng hộ cho kết luận nầy: Thứ nhứt, Ngài phán với uy quyền với thân vị ấy (16.10-12). Thứ hai, Sarai nhận ra Ngài là Đức Chúa Trời (16.13). Về sau trong sách Sáng thế ký, Giô-sép mô tả thiên sứ của Đức Giêhôva là “thiên sứ đã cứu tôi ra ngoài vòng hoạn nạn” (48.16). Nếu đây là Chúa Jêsus, thì điều nầy tương tự với thời điểm ở Giăng 4 khi Chúa Jêsus ngồi với người đàn bà bên giếng. Cả hai người đàn bà đều không phải là người Do thái và cả hai đều là hạng đàn bà phạm tội về tình dục. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã gặp gỡ họ cả hai với ân điển và sự thương xót (đối chiếu Thi thiên 34.17-18).
Những sự gắn bó giữa Sáng thế ký 16 và Sáng thế ký 3 cứ tiếp tục trong tiểu đoạn nầy của câu chuyện. Y như Đức Giêhôva đã tìm kiếm A-đam và Êva trong vườn sau sự sa ngã (3.9), thiên sứ của Đức Giêhôva đã đến tìm kiếm Aga trong sa mạc. Đức Giêhôva hỏi Ađam và Ê-va: “Các ngươi ở đâu?” cũng vậy, thiên sứ của Đức Giêhôva đã tìm gặp Aga trong đồng vắng rồi tiếp đón nàng với câu hỏi tương tự (16.8): “ngươi ở đâu đến, và sẽ đi đâu?” Vấn đề chính cần phải lưu ý, ấy là Đức Chúa Trời tích cực tìm kiếm con người dầu khi con người không muốn được tìm gặp. Khi con người bỏ chạy, Đức Chúa Trời đuổi theo người. Đức Chúa Trời ưa thích con người hơn là con người ưa thích Đức Chúa Trời.
Bạn có để ý thấy Đức Chúa Trời đã vắng mặt trong 6 câu đầu tiên cách lạ lùng không? Sự thực cho thấy rằng Đức Chúa Trời đã cho phép khi ngăn cản Sarai không có con cái (đối chiếu 16.2). Nhưng không một ai cầu hỏi Đức Chúa Trời hay tìm kiếm ý chỉ của Ngài. Không một người nào gợi nhớ lại lời hứa của Ngài cung ứng cho một đứa con trai. Sự thực còn kỳ lạ hơn nữa, Đức Chúa Trời đã không phán truyền trong tiểu đoạn Kinh thánh nầy. Dường như là khi con người đã chọn đi theo con đường riêng của mình, Đức Chúa Trời đã bước qua một bên để cho con người sống với những hậu quả của sự bất tuân. Chỉ với Aga mà Đức Chúa Trời đã phán dạy. Và Ngài đã tìm kiếm nàng trong khi nàng đang bỏ chạy. Đức Chúa Trời tiếp tục làm điều nầy trong đời sống của chúng ta ngày nay. Ngài là một Đức Chúa Trời thành tín, Ngài luôn theo đuổi con cái của Ngài.
Ở 16.9, thiên sứ của Đức Giêhôva phán cùng Aga: “Ngươi hãy trở về chủ ngươi, và chịu lụy dưới tay người”. Aga được truyền cho không những phải phục tùng uy quyền của Sarai, mà còn chịu lụy bất cứ điều chi khác nữa. Đức Chúa Trời kêu gọi Aga phải tự hạ mình xuống. Chúng ta không thể đọc mạng lịnh nầy mà không nhớ tới huấn thị của Phierơ cho các nô lệ Cơ đốc nhân trong thư tín đầu tiên của ông: “Hỡi kẻ làm tôi tớ, hãy lấy lòng rất kính sợ mà phục theo chủ mình, chẳng những phục những chủ hiền lành mà thôi, lại phải phục người chủ khó tánh nữa. Vì nhân cớ lương tâm đối với Đức Chúa Trời, mà chịu khốn nạn trong khi bị oan ức, ấy là một ơn phước. Vả, mình làm điều ác, bị đánh mà hay nhịn chịu, thì có đáng khoe gì: Nhưng nếu anh em làm lành, mà nhịn chịu sự khốn khó, ấy là một ơn phước trước mặt Đức Chúa Trời” (I Phierơ 2.18-20).
Khi Đức Chúa Trời thấy chúng ta đang đi lang thang, đây là điều mà Ngài thường hay phán: “hãy trở lại và đầu phục!” Có thể đó là một cuộc hôn nhân tồi tệ, một món nợ tài chính, hay các mối quan hệ tan vỡ. Tuy nhiên, một lời cảnh báo là cần thiết ở đây. Câu nầy không có ý nói rằng trong tình trạng của vợ chồng, nếu bạn bị ngược đãi về phần xác, bạn nên ở lại đó và chịu sự ngược đãi ấy. Đấy chưa phải là những gì câu nầy nói tới đâu. Nguyên tắc được dạy dỗ, ấy là bạn không thể chạy sang Ai cập để tránh né các nan đề của mình. Bạn không thể bỏ chạy khỏi chúng được đâu [Dobson, Abraham, 91].
Tôi tin lý do chính, ấy là Đức Chúa Trời kêu gọi Aga phải trở lại với Sarai là để Ích-ma-ên sẽ có một người cha trong những năm tháng thiếu thời của đời mình. Đức Chúa Trời kêu gọi Aga trở lại để Ích-ma-ên có thể có cha của nó. Đức Chúa Trời đang chăm sóc cho đứa trẻ. Ngài đang suy nghĩ tới đứa trẻ. Bạn có biết rằng 40% những đứa trẻ không có cha chăng? Đây là một thông tin bằng số liệu chưa hề được cải thiện. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời luôn luôn quan tâm đến những đứa trẻ, đặc biệt những đứa trẻ không có cha. Nếu bạn là một người cha, làm ơn suy nghĩ đến con cái của mình. Nếu bạn chưa phải là một người cha, hãy suy nghĩ đến con cái của ai đó. Một trong những mục đích chính của Hội thánh là phải bảm đảm rằng những đứa trẻ đang được chăm sóc và được phát triển ở trong Chúa. Bạn và tôi phải lo làm phần của mình.
Ở 16.10-11, thiên sứ của Đức Giêhôva phán cùng Aga: “‘Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều, đông đảo đến đỗi người ta đếm không đặng nữa. Lại phán rằng: Nầy, ngươi đang có thai, sẽ sanh một trai, đặt tên là Ích-ma-ên; vì Đức Giê-hô-va có nghe sự sầu khổ của ngươi’” [Một thiên sứ thông báo sự ra đời của con trai Aga giống như thiên sứ Gápriên trong Luca 1 công bố sự ra đời của Chúa Jêsus. Cả hai lời công bố đều được đưa ra cho người mẹ (Aga và Mary), cả hai phụ nữ đều được chào đón, cả hai đều nói rằng họ sẽ mang thai một con trai, cả hai đều được ơn của Đức Chúa Trời, cả hai đều được ban cho tên của con trai họ, những thành tựu trong tương lai của mỗi người con đều được hứa cho, và hai người nữ đều đáp ứng với lời cảm tạ Chúa]. Chỉ với sự trở về và sự đầu phục của nàng với Sarai mà Chúa đã ban cho Aga một điều phước. Ápram, Y-sác, và Gia-cốp đã được ban cho một lời hứa tương tự, nhưng Aga là người nữ duy nhứt đã được ban cho một lời hứa tương tự như lời hứa nầy. Nàng là một người nữ được tôn trọng. Tên Ích-ma-ên có nghĩa là “Đức Chúa Trời lắng nghe” hay “Đức Chúa Trời đã nghe”. Cái tên nầy góp phần như một sự nhắc nhớ cho Aga. Bất cứ khi nào nàng than thở hay ca hát ru con mình ngủ, nàng sẽ kỷ niệm sự cố nầy. Thậm chí cuộc sống khó khăn khi nàng gọi tên nó, nàng sẽ nhớ lại sự can thiệp của Đức Chúa Trời [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 242].
Ở 16.12, Đức Giêhôva tiếp tục phán rằng Ích-ma-ên “sẽ như một con lừa rừng; tay nó sẽ địch cùng mọi người, và tay mọi người địch lại nó. Nó sẽ ở về phía đông đối mặt cùng hết thảy anh em mình’”. Lời tiên tri không phải là một sự sỉ nhục. Con lừa rừng đã sống một cuộc sống đầy khó khăn trong hoang mạc xa cách xã hội. Ích-ma-ên sẽ mạnh mẽ, sống lang thang tự do, và như một người du cư; nó sẽ thưởng thức sự tự do mà mẹ nó đã tìm kiếm. Từ ngữ “tay” tiêu biểu cho sức mạnh. Lối sống lang thang tự do của nó sẽ đặt nó vào cuộc xung đột với những kẻ nào bước theo những quy ước của xã hội. Sẽ không có một cuộc chiến công khai nào, chỉ là tưởng tượng vì sự đối kháng của nó đối với lối sống của họ.
Ở 16.13-14, Aga kêu cầu danh Chúa là Đấng đã phán cùng nàng: “‘Nàng gọi Đức Giê-hô-va mà đã phán cùng mình, danh là "Đức Chúa Trời hay đoái xem," vì nàng nói rằng: Chính tại đây, tôi há chẳng có thấy được Đấng đoái xem tôi sao? Bởi cớ ấy, người ta gọi cái giếng nầy ở về giữa khoảng của Ca-đe và Bê-re, là giếng La-chai-Roi”. Đây là địa điểm duy nhứt trong Kinh thánh khi một người gọi tên Đức Chúa Trời. Aga gọi Đức Chúa Trời là El Roi — Đức Chúa Trời hay đoái xem [Xem II Sử ký 16.9 và Châm ngôn 15.3]. Danh xưng Hêbơrơ “Beer-lahai-roi” (Bêre-La-chai-Roi) có nghĩa là: “Cái giếng của Đấng hằng sống đoái xem tôi”. Câu gốc đề xuất rằng Đức Chúa Trời chú ý đến nguyên nhân của những kẻ bị hà hiếp. Ở giữa sự ghen tuông, nghiệt ngã, vô trách nhiệm, không kiên nhẫn, và tình trạng tội lỗi quá nhiều, ân điển của Đức Chúa Trời bước vào đời sống của cô gái nô lệ bị xem khinh nầy, và đã tỏ ra cho nàng thấy sự tử tế của Ngài. Từ điểm đó trở đi, nàng sẽ không bao giờ quên điều gì đã xảy ra với nàng. Giờ đây nàng đã nhìn biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng chăm sóc nàng suốt cuộc đời [Michael Eaton, Experiencing God (Carlisle, UK. OM Publishing, 1998), 83].
Đức Chúa Trời nhìn thấy bạn nơi bạn ở và Ngài chăm sóc cho bạn như hiện có [James Montgomery Boice, Genesis 12-36 Vol. 2 (Grand Rapids. Baker, 1985 [1998]), 569]. Đức Chúa Trời nhìn thấy các lỗi lầm của chúng ta và vẫn đối xử chúng với sự thương xót. Ngài nhìn thấy những đau khổ của chúng ta và theo thời điểm đã ấn định của Ngài có những chương trình để đem họ đến với một cứu cánh. Đôi khi chúng ta cảm thấy Đức Chúa Trời chẳng quan tâm gì đến chúng ta, nhưng Ngài rất thành tín và luôn luôn lắng nghe và “thấy” (Xuất Êdíptô ký 3.7) sự thống khổ của dân sự Ngài [Youngblood, The Book of Genesis, 167].
Chương Kinh thánh của chúng ta kết thúc với những câu nầy: “Rồi nàng A-ga sanh được một con trai; Áp-ram đặt tên đứa trai đó là Ích-ma-ên. Vả lại, khi A-ga sanh Ích-ma-ên cho Áp-ram, thì Áp-ram đã được tám mươi sáu tuổi” [Phaolô viết rằng câu chuyện nầy chứa (không chỉ là) một hình bóng (Galati 4.24). Aga tiêu biểu cho giao ước của Môise, và Ích-ma-ên là bông trái của nó (hàng nô lệ). Sarai là giao ước với Ápraham, và Y-sác là bông trái của nó (những đứa con tự do). Con cái của xác thịt bắt bớ con cái của lời hứa (Galati 4.29)] (16.15-16). Những câu nầy nói rõ rằng Aga đã vâng theo Đức Giêhôva và đã trở lại cùng Sarai. Khi trở lại, không nghi ngờ chi nữa nàng nói cho Ápram biết thể nào Đức Giêhôva đã gặp nàng trong đồng vắng bên con suối. Khi ấy Ápram mới chấp nhập phần làm chứng của Aga rồi đặt tên cho đứa trẻ là Ích-ma-ên theo lời yêu cầu của Aga [Boice, Genesis 12-36, 573]. Chẳng có một lần nhắc nhớ nào tới Sarai trong những câu kết thúc nầy. Thậm chí những đáp ứng của Ápram với Aga. Dường như sự xen vào của Sarai cùng sự ưng thuận của Ápram đã làm trì hoãn lời hứa trong khoảng 13 năm. Những con đường tắt không ngăn trở được các mục đích của Đức Chúa Trời [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 243].
Ích-ma-ên đã trở thành tổ phụ của tất cả dân Ả rập cho tới ngày hôm nay, là kẻ thù đối cùng con trai từ gan ruột Ápram ra là Y-sác, Y-sác trở thành tổ phụ của dân Israel. Thực vậy, cuộc khủng hoảng hiện nay ở vùng Trung đông có thể lần ngược trở lại với quyết định của Ápram muốn “phân xử thế nào, mặc ý” bằng cách giúp cho Đức Chúa Trời chu toàn lời hứa của Ngài về một đứa con trai.
Sự thật cho thấy có một số tội lỗi không thể không phạm phải trong thế gian nầy. Một số tội lỗi sẽ có những hậu quả tới sau. Vì vậy, trước khi bạn nắm lấy khẩu súng…hãy đứng lại. Hãy để ra chút thì giờ. Hãy đọc Lời của Đức Chúa Trời. Hãy suy gẫm. Hãy cầu nguyện. Rồi vâng theo ý chỉ đã được tỏ ra của Đức Chúa Trời [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 244].



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét