Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Khích lệ cho đến cuối cùng (Eph 6.21-24)



Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được được tỏ ra
Khích lệ cho đến cuối cùng
Êphêsô 6.21-24
1. Tuần vừa qua, bố tôi đã bị một tai nạn xe cộ trầm trọng. Xe của ông bị một chiếc xe khác tông ngang hông và xe của ông phải lăn ba vòng rồi kẹt vào một cái hố sâu. Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, một người bạn thân nhất của tôi đi ở phía sau xe ông. Anh ấy đã giúp bố tôi ra khỏi xe và gọi 911. Bố tôi chỉ bị gãy mấy chiếc xương sườn mà thôi. Nhưng sự thực cho thấy rằng Gary có mặt tại chỗ đã khiến cho ai nấy được yên tâm hơn. Tôi quen Gary suốt cả đời sống tôi. Chúng tôi cùng lớn lên với nhau. Chúng tôi cùng đạp xe đi học. Chúng tôi cùng nhau cắt cỏ. Chúng tôi cùng nhau đi săn. Chúng tôi cùng nhau đi câu cá. Tôi đến với Đấng Christ khi được 14 tuổi. Khi chúng tôi lên 16, tôi đã hướng dẫn Gary đến với Đấng Christ. Chúng tôi là những kẻ ngoại đạo và đã dạy đạo cho nhau. Mặc dầu chúng tôi sống cách nhau 500 dặm, chúng tôi vẫn là bạn thân với nhau. Chúng tôi còn có nhiều người bạn nữa, chúng tôi là anh em. Chẳng có điều gì nhỏ mà anh ấy không lo cho tôi và chẳng có điều chi nhỏ mà tôi không lo cho anh ấy. Gary có mặt ở đó lo cho bố tôi sau khi tai nạn xảy ra, sau đó tôi mới có mặt.
2. Mọi người đều cần ít nhất một người bạn có lòng trung thành. Ai nấy đều cần có một Gary trong cuộc sống của mình. Tôi được phước có vài người, nhiều người ở đây trong Hội thánh nầy. Tại sao chúng ta cần nhiều bạn bè tốt như vậy chứ? Vì qua những lúc thăng trầm, họ luôn luôn đứng đấy để khích lệ chúng ta.
A. Châm ngôn 17.17 chép: "Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn; Và anh em sanh ra để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn". Chẳng có một điều gì giống như một người bạn trung thành ngay thời điểm có rắc rối. Một trong những thử thách tệ hại nhất của Gióp, ấy là những người được gọi là bạn bè đã rời bỏ ông.
B. Châm ngôn 18.24 chép: "Người nào được nhiều bằng hữu sẽ làm hại cho mình; Nhưng có một bạn tríu mến hơn anh em ruột". Mặc dù các giáo sư dạy Kinh thánh thường sử dụng câu nầy để nói tới Chúa Jêsus, hết thảy chúng ta đều cần có ai đó "bầu bạn!" vốn "tríu mến hơn anh em ruột".
C. Châm ngôn 27.6 chép: "Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín; Còn sự hôn hít của kẻ ghen ghét lấy làm giả ngụy". Một người bạn nói cho quí vị biết sự thật cho dù sự thật ấy làm đau lòng.
D. Châm ngôn 27.17 chép: "Sắt mài nhọn sắt. Cũng vậy người bổ dưỡng diện mạo bạn hữu mình". Bạn bè lo gây dựng cho nhau. Quí vị có thể nói nhiều về ai đó bằng cách nhìn xem bạn bè của họ.
3. Chúng ta thường nghĩ tới Phaolô là kẻ cô độc… điều nầy chẳng đúng với sự thực đâu. Ông không phải là một thánh đồ siêu hạng chẳng cần ai và chẳng cần một điều gì. Ngược lại, trong các câu 19-20, đặc biệt ông yêu cầu bạn bè ông ở thành Êphêsô nên cầu thay cho ông để ông được "tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin Lành". Ông vốn rất thuộc linh, ông rất trưởng thành, ông bước đi sát sao với Chúa, Phaolô cần sự ủng hộ, những lời cầu nguyện và tình bạn của các anh chị em trong Chúa. Ông không thể làm gì được một mình và chúng ta cũng thế. Đức Chúa Trời đã ấn định cho chúng ta, ấy là chúng ta cần đến nhau. Tân Ước vốn dư thừa những câu nói với cụm từ “với nhau” đó.
4. Quí vị có một người bạn trung thành giống như Gary không? Quí vị có ai đó luôn luôn đứng cạnh để yêu thương, cầu thay và khích lệ quí vị không? Nếu chưa, tôi hy vọng Đức Chúa Trời sai đến quí vị một người giống như thế. Trong tiểu đoạn cuối của sách Êphêsô, chúng ta thấy phần mô tả của Phaolô về người bạn có lòng trung thành nầy, Ti-chi-cơ và những lời khích lệ chia tay với Hội thánh Êphêsô.
I. Sự khích lệ của một người bạn trung thành (các câu 21-22).
A. Ti-chi-cơ – Lai lịch ngắn gọn.
1. Trong các câu 21-22, Phaolô nhắc tới Ti-chi-cơ người bạn của ông. Ti-chi-cơ được nhắc tới chỉ có 5 lần trong Tân Ước (Công vụ các Sứ đồ 20.4; Êphêsô 6.21; Cô-lô-se 4.7; II Ti-mô-thê 4.12; Tít 3.12). Dù Ti-chi-cơ chỉ xuất hiện thoáng qua trong lịch sử của Hội thánh đầu tiên, sự thể cho thấy rõ ràng là ông và Phaolô là bạn đồng công lo cho linh hồn người ta.
2. Trước tiên chúng ta gặp Ti-chi-cơ ở phần kết của chuyến hành trình truyền giáo lần thứ ba của Phaolô. Công vụ các Sứ đồ 20.4 cho chúng ta biết ông quê ở "cõi A-si" hay từ Á châu trong đó Êphêsô là một thành phố chính. Chắc chắn ông là một người trở lại đạo khi Phaolô hầu việc Chúa lâu dài ở đó. Khi Phaolô trở về thành Jerusalem với của dâng gom góp được từ tất cả các Hội thánh, Ti-chi-cơ đã cùng đi với ông, giúp đỡ ông mang theo tiền bạc.
3. Ti-chi-cơ cùng với Bác sĩ Luca và nhiều người khác nữa đã cùng đi với Phaolô khi ông bị bắt tại thành Jerusalem. Ông đã ở với Phaolô suốt chuyến hành trình tới Rôma. Ông đã giúp đỡ cho vị Sứ đồ trong khi bị tù ở Xê-sa-rê và các cuộc thử thách trước mặt các vua và những quan tổng đốc. Ông đi cùng với Phaolô trên chuyến hành trình nguy hiểm, chịu đắm tàu trên đảo Malta. Ông đã ở lại với Phaolô khi chịu tù lúc viết ra thư tín nầy.
4. Chúng ta hãy trở lại với II Cô-rinh-tô 11.24-28. Ở đây Phaolô mô tả những hoàn cảnh nguy hiểm và khó khăn của chức vụ ông. Ti-chi-cơ đã ở với ông từng bước của chuyến đi. Điều chi là thực cho Phaolô đều là thực cho Ti-chi-cơ. Ông là một kỵ binh!
5. Phaolô vốn tin cậy Ti-chi-cơ nên mới giao bức thư nầy gửi cho người thành Êphêsô cũng như bức thư gửi cho người thành Cô-lô-se và bức thư mật gửi cho người thành Lao-đi-xê. Ông đã trao tận tay thứ vô giá, có giá trị hơn của lạc hiến cho các thánh đồ nghèo ở tại thành Jerusalem, về mặt cá nhân ông đã trao phó Lời thành văn của Đức Chúa Trời!
6. Trong Tít 3.12, chúng ta học biết rằng Phaolô đã tính sai một là A-tê-ma hay Ti-chi-cơ đến Cờ-rết để thế chỗ cho Tít để Tít có thể hiệp với Phaolô tại Ni-cô-bô-li. Điều nầy có ý nói Ti-chi-cơ sẽ giám sát mọi Hội thánh trên quần đảo Địa Trung Hải.
7. II Ti-mô-thê 4.12 cho chúng ta biết Phaolô cũng sai người bạn thân của ông đến để lãnh đạo Hội thánh tại thành Êphêsô hầu cho Ti-mô-thê sẽ hiệp với ông ở Rôma.
8. Rất nhiều lần, Ti-chi-cơ đã tự minh chứng mình là một người bạn trung thành và đáng tin cậy. Mặc dù tên của ông đã được nhắc tới rất ít, sự đóng góp của ông là không thể tính được.
B. Ti-chi-cơ – Một người bạn trung thành.
1. Một số học giả tin rằng Phaolô đã viết bức thư nầy và thư tín Cô-lô-se gửi cho Ti-chi-cơ. Điều nầy chỉ có thể thôi. Có thể là Phaolô đã cầm viết bằng tay của mình ghi thêm lời chào một cách cá nhân. Ông đã mĩm cười với người bạn thân của mình rồi viết: "Ti-chi-cơ, anh em rất yêu dấu của chúng ta, là tôi tớ trung thành của Chúa, sẽ báo tin mọi sự cho anh em".
2. Ông gọi Ti-chi-cơ là "anh em rất yêu dấu". Phaolô yêu thương Ti-chi-cơ giống như một người em ruột vậy. Ông ấy được Hội thánh tại Rôma và tại Êphêsô "yêu mến". Ti-chi-cơ không phải là một vì vua, một nhà triệu phú hay một kẻ môi giới quyền lực, mà ông là một kẻ rất "yêu dấu". Có ít người dám xưng mình giàu có như vậy.
3. Phaolô cũng mô tả người bạn của ông là một "tôi tớ [Mục sư] trung thành của Chúa". I Cô-rinh-tô 4.2 chép: "Vả lại, cái điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải trung thành". Một trong những mục tiêu chính của tôi cho cuộc sống là phải "trung thành". Quí vị đã từng thấy một nhà buôn nói: "Tôi muốn nên giống như Mike", tức là Michael Jordan. Tôi muốn giống như "Ti-chi-cơ!"
C. Ti-chi-cơ – Một sứ giả đáng tin cậy.
1. Phaolô nói trong câu 21 rằng ông sai Ti-chi-cơ đến với người thành Êphêsô để họ có thể "biết những sự thuộc về tôi và việc tôi làm" và để "báo tin mọi sự cho anh em báo tin mọi sự cho anh em". Trong câu 22 ông nói ông đã sai người đi "có ý cho anh em biết tình cảnh chúng tôi là thể nào" và để Ti-chi-cơ có thể "yên ủi lòng anh em".
2. Trên đỉnh cao của công tác quan trọng lo gửi các thư tín của Phao-lô đi, Ti-chi-cơ còn phải cung ứng cho các Hội thánh phần làm chứng cá nhân của Phaolô. Ông cần phải đưa ra một tường trình theo cách tâm tình nữa.
D. Ti-chi-cơ – Một tấm gương rất khích lệ.
1. Một người bạn khích lệ là người bạn KHIÊM NHƯỜNG. Ti-chi-cơ không được kể là một trong những anh hùng đức tin. Tên của ông không hề được liệt kê với tên tuổi của Giô-suê, Nêhêmi, Phierơ hay Êtiên. Khi tên của ông được nhắc tới, nó được nhắc tới trong chỗ lờ mờ. Tuy nhiên, không có Ti-chi-cơ và những người khác giống như ông, sẽ chẳng có một Phao-lô nào hết. Ông không phải chỉ huy dàn nhạc, nhưng bằng lòng chơi thứ nhạc cụ khó nhất trong cả ban nhạc ấy … địa vị phụ thuộc. Chỉ có cõi đời đời mới tỏ ra hết được giá trị của sự phục vụ mà ông đã có.
Mất một mũi đinh, mất cái móng ngựa;mất cái móng ngựa, mất con ngựa;mất con ngựa, mất một chiến binh;mất một chiến binh, thua trận đánh;thua trận đánh, thì mất nước.
2. Một người bạn khích lệ là người bạn biết YÊN ỦI. Phaolô là một con người. Khi ông ngã lòng, Ti-chi-cơ đã có mặt ở đó để đỡ ông dậy. Khi Phaolô cảm thấy muốn thối lui, Ti-chi-cơ thúc ông đi tới. Khi Phaolô nói trong II Ti-mô-thê 4.7: "Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin". Ti-chi-cơ đã giúp cho Phaolô cứ giữ lấy cuộc chạy. Hết thảy chúng ta đều cần những người bạn như thế.
3. Một người bạn khích lệ là người bạn CÓ THỂ TIN CẬY. Dù bị đòn, chìm tàu, tù đày hay bị đoàn dân đông áp đảo, Phaolô luôn luôn nương tựa vào Ti-chi-cơ. Ông luôn luôn có mặt ở đó. Bạn tôi là Gary chỉ cần một cú điện thoại thôi. Hội thánh của chúng ta có đầy hạng người như thế.
Trong quyển Thà mạnh khoẻ còn hơn đau bịnh, Bruce Larson đã mô tả một phụ nữ, theo lời khuyên của bác sĩ, đã đến gặp một vị Mục sư nói cho bà nầy biết về việc tham gia vào Hội thánh. Bà nầy mới vừa làm phẩu thuật căng da mặt và khi bác sĩ từ chối bà ta, ông đã đưa ra cho bà ta lời khuyên nầy: "Thưa bà, tôi đã làm một việc phi thường trên gương mặt của bà, như bà có thể nhìn thấy trong gương. Tôi đã đề nghị với bà một số tiền lớn và bà đã vui lòng trả số tiền ấy. Nhưng tôi muốn đưa ra cho bà một lời khuyên. Hãy tìm một nhóm người biết kính sợ Đức Chúa Trời và họ sẽ yêu thương bà đủ để giúp bà xử lý với những tình cảm tiêu cực ở trong lòng bà. Nếu bà không nghe theo, bà sẽ trở lại văn phòng của tôi trong một thời gian ngắn với gương mặt của bà trong một hình thù còn tồi tệ hơn là trước đây nữa".
II. Bốn chữ khích lệ sau cùng (các câu 23-24).
-- Phaolô đã nhận được nhiều khích lệ từ rất nhiều bè bạn giống như Ti-chi-cơ. Ông có cả hai: nhận lãnh và cung ứng sự khích lệ. Trong những câu sau cùng nầy của thư tín, ông đưa ra bốn từ, bốn ao ước về sự khích lệ cho họ và cho chúng ta.
-- Quí vị có thể nói rất nhiều về một người bởi những gì người ấy ao ước. Phaolô không ao ước chúng ta sẽ được mạnh khoẻ về phần xác hay thậm chí mạnh khoẻ về phần thuộc linh. Những ao ước của ông, lời cầu thay của ông dành cho chúng ta là ao ước lớn lao nhất, những ơn phước dồi dào có thể tưởng tới được.
A. Khích lệ #1: SỰ BÌNH AN (câu 23a).
Tôi thích câu chuyện được thuật lại cách đầy mấy năm về một đôi vợ chồng đã nghỉ hưu, người ta báo cho họ biết về mối đe doạ của chiến tranh nguyên tử. Họ đã nghiên cứu những nơi ở trên địa cầu và thử quyết định nơi nào ít bị tác động bởi chiến tranh nguyên tử nhất, một nơi có sự bình an và an ninh hoàn toàn. Sau cùng, họ đã tìm được một nơi rồi di chuyển đến đó. Đó là quần đảo Falkland. Một thời gian ngắn sau khi họ đã đến đấy, quần đảo đã trở thành bãi chiến trường cho cuộc chiến nhỏ nổ ra giữa Anh quốc và Argentina!
1. Phaolô đã ao ước "anh em được sự bình an". Quí vị không thể tìm được loại bình an ấy trong quần đảo Falkland hay trong bất kỳ một chỗ nào khác. Bình an là một trạng thái của tấm lòng, chớ không phải là một vị trí trên cơ thể.
2. Rôma 5.1 cho chúng ta biết chúng ta được "hoà thuận với Đức Chúa Trời" khi chúng ta được cứu. Chúng ta đã được phục hoà lại với Ngài. Phi-líp 4.6-7 cho chúng ta biết chúng ta có thể có "Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết" bằng cách trao phó mọi sự cho Ngài trong sự cầu nguyện.
3. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 14.27: "Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi".
4. Sự bình an của Đức Chúa Trời không có ý nói thiếu vắng xung đột, mà là một nhận thức về cuộc sống an lành hay lành mạnh, những gì người Do thái đã tỏ ra qua chữ shalom của họ. Chúng ta thấy điều nầy trong lời chào biệt của Arôn (Dân số ký 6.24-26). Hãy cùng xem với tôi ở Giêrêmi 29.11.
5. Không những chúng ta cần sự bình an theo chiều thẳng đứng, mà chúng ta cũng cần sự bình an theo chiều ngang nữa … hoà thuận với Đức Chúa Trời và hoà thuận với nhau. Trong 2.14, Phaolô giải thích thể nào Chúa Jêsus "là sự bình an của chúng ta". Ông ghép chung người Do thái và dân Ngoại vào trong một Thân, là Hội thánh. Cô-lô-se 3.15 chép: "Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến đặng hiệp nên một thể; lại phải biết ơn".
6. Tôi cầu thay cho quí vị, hỡi anh em yêu dấu, để quí vị được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời, sự hoà thuận với Đức Chúa Trời và hoà thuận với nhiều người khác trong Thân của Đấng Christ.
B. Khích lệ #2. SỰ YÊU THƯƠNG (câu 23b).
1. Phaolô cũng ao ước “sự yêu thương” cho chúng ta nữa. Tình yêu thương là một lẽ đạo chính xuyên suốt sách Êphêsô. Nó xuất hiện khoảng 14 lần và 7 trong số đó nó đề cập tới tình yêu thương của chúng ta dành cho nhau.
2. Trong 1.15-16, Phaolô nói: "Vậy nên, sau khi tôi có nghe đức tin anh em hướng về Đức Chúa Jêsus và tình yêu thương đối với các thánh đồ, thì tôi vì anh em cảm tạ không thôi, thường nhắc đến anh em trong khi cầu nguyện".
3. Thật là dễ yêu thương một thánh đồ nào đó, nhưng rất khó yêu thương hết thảy họ. Tôi thích một bài thơ xưa nói rằng: "Sống với các thánh đồ ở trên cao mà chúng ta thương mến sẽ là ân điển và vinh hiển, còn sống với các thánh đồ ở dưới thấp mà chúng ta hiện đang nhìn biết, giờ đây đó là một câu chuyện khác!"
4. Rôma 5.5 cho chúng ta biết rằng là tín đồ "sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta". Trong quyền phép của Đức Thánh Linh chúng ta CÓ THỂ yêu thương tất cả những người tin Chúa. Chúng ta có khả năng yêu thương giống như 1 Giăng 4.19 chép: "vì Ngài đã yêu chúng ta trước".
5. 4.3-4 chép, chúng ta cần phải "lấy lòng thương yêu mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh". Cô-lô-se 3.14 chép: "Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành".
6. Đôi khi chúng ta cố ý "khoác lấy" tình yêu thương. Giống như chúng ta phải cố ý mặc lấy chiếc áo khoác ngoài, với một số người chúng ta phải cố thực thi một nổ lực để yêu thương họ. Tuy nhiên, chúng ta càng "mặc lấy" tình yêu thương, việc ấy sẽ càng ra tự nhiên hơn. Chúng ta có thể yêu nhau. Ao ước của Phaolô, ấy là chúng ta phải yêu nhau.
C. Khích lệ #3. ĐỨC TIN (câu 23c).
1. Chúng ta cần phải có "sự yêu thương cùng đức tin ban cho bởi Đức Chúa Trời, là Cha, và bởi Đức Chúa Jêsus Christ!" Đây cũng là một đề tài chính xuyên suốt thư tín, được sử dụng 8 lần trong 8 câu.
2. "Đức tin" là một từ rất thường được sử dụng đến nỗi có khi chúng ta chẳng nhớ được nó có nghĩa gì nữa. Đức tin chân chính có hai yếu tố. Tin tưởng và tin cậy.
3. Phaolô muốn chúng ta phải có sự TIN TƯỞNG mạnh mẽ và tấn tới nơi các lẽ thật của Kinh thánh. Tiếp đến khi chúng ta học biết phải tin tưởng, chúng ta cần phải TIN CẬY vào những điều chúng ta đã học biết về Đức Chúa Trời.
4. Khi làm như vậy, chúng ta đã giơ cao "thuẫn đức tin" và đánh bại kẻ thù của mình. Chúng ta phải "trao gánh nặng của mình" cho Chúa.
D. Khích lệ #4. ÂN ĐIỂN (câu 24).
1. Sau cùng, Phaolô ao ước "ân điển" cho chúng ta. Ân điển là từ thứ nhứt trong lời chào thăm của bức thư và là từ sau cùng của lời chào kết thúc. Chữ nầy được dùng 12 lần trong 12 câu.
2. Ân điển là “ơn ban cho kẻ không đáng được” của Đức Chúa Trời, ơn Ngài ban cho kẻ không đáng được. Sự bày tỏ lớn lao nhất về ân điển của Đức Chúa Trời tất nhiên là sự cứu rỗi của chúng ta. 2.5 và 2.8 cho chúng ta biết "bởi ân điển mà anh em được cứu".
3. Chẳng có một sự giàu có nào lớn hơn ân điển của Đức Chúa Trời. Edwin Arlington Robinson đã mô tả một người có mọi sự nhưng không có ân điển trong bài thơ của ông với đề tựa là "Richard Cory"
Bất cứ khi nào Richard Cory xuống phố, Chúng ta đứng bên vệ đường ngắm xem anh ta.Anh ta là một người đứng đắn từ trên xuống dưới,Sạch sẽ, và dáng vẽ sang trọng.Anh luôn luôn kín đáo gây ấn tượng,Anh luôn là con người khi nói năng;Nhưng khi nói giọng thốt ra mạnh mẽ,"Xin chào", anh vừa chào lại vừa đi tới.Và anh rất giàu – phải, giàu hơn một vì vua – Anh rèn tập trong từng thứ ơn.Đúng vậy, chúng ta nghĩ rằng anh là mọi sự Khiến chúng ta phải ao ước
phải chi mình được như anh ấy.Vì vậy, khi chúng ta đi làm, rồi chờ cho đèn sáng,Và đi làm không có thịt, rồi rủa sả bánh;Còn Richard Cory, một tối yên tĩnh mùa kè kia,Trở về nhà rồi cắm một viên đạn vào đầu mình.
4. Quí vị ơi, có Richard Cory ở chung quanh chúng ta đấy. Họ có sự giàu có, quyền lực, và địa vị, nhưng tách ra khỏi ân điển của Đức Chúa Trời thực sự họ chẳng có gì cả. Những gì quí vị có trong ân điển của Đức Chúa Trời là có giá trị hơn bất cứ điều chi thế gian ban hiến cho.
5. Giăng 1.16 chép: "Vả, bởi sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều có nhận được, và ơn càng thêm ơn".
6. Phaolô ao ước ơn nầy cho "hết thảy những ai thành thực kính mến Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta". Chúa Jêsus nói cho người Pharisi biết mạng lịnh lớn lao nhất là: "Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi" (Mathiơ 22.37).
Một người giàu có mất vợ mình khi đứa con duy nhứt của họ hãy còn nhỏ. Một bà vú được thuê đến để chăm sóc cho đứa nhỏ, nó chỉ sống đến tuổi thiếu niên mà thôi. Tan vỡ tấm lòng do sự mất mát lần thứ nhì, người cha đã qua đời một thời gian ngắn sau đó. Không còn một người thân, chẳng có di chúc nào, vì vậy nhà cầm quyền mới bán đấu giá tài sản của người nầy. Bà vú già rất nghèo, nhưng bà muốn mua một tấm ảnh của cậu bé đặt trong một cái khuôn rất xinh đẹp. Chẳng có ai muốn bức hình ấy, vì vậy bà ta đã mua nó có mấy xu mà thôi. Khi bà đánh bóng tấm kính lên. Có một tờ giấy lòi ra. Đây là di chúc của người chủ nhà, và trong đó ông nói rằng mọi sự giàu có của ông sẽ về tay người nào yêu mến con trai ông đủ để mua bức hình đó. Tài sản kế thừa của thiên đàng và những sự giàu có không hề cạn kiệt của tình yêu Đức Chúa Trời thuộc về hết thảy những ai tin cậy và yêu mến Con của Ngài.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét