Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Chuẩn bị cho chiến trận – Phần 1 (Eph 6.13-15)



Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Chuẩn bị cho chiến trận – Phần 1
Êphêsô 6.13-15
1. Cách đây nhiều năm, hôm ấy là buổi tối Chúa nhựt. Một Hội thánh tôi rất quen thân tại Dallas sắp sửa bắt đầu buổi thờ phượng tối của họ. Những bài hát đã được hát lên. Những quyển thánh ca của họ đặt ở trên giá đỡ. Mấy cái đĩa tiền dâng được đưa qua và vị Mục sư sắp sửa đọc câu gốc bài giảng của ông. Ngay khi ấy, hai tên cướp có vũ trang đột nhập vào qua ngả phòng chờ. Chúng đã áp đảo những chấp sự đang lo đếm tiền dâng. Một cuộc hỗn chiến nổ ra và có hai người đang ngồi ở phía sau đã nhảy xổ vào mấy tên cướp cạn kia rồi bắt lấy chúng cho tới khi cảnh sát đến. Wow! Hãy nói về việc xảy ra trong buổi thờ phượng tối Chúa nhựt đi! Sẽ ra sao nếu việc ấy xảy ra ở đây sáng nay? Nếu có cơ hội, quí vị sẽ làm những gì hai người dũng cảm kia đã làm chăng? Quí vị sẽ chiến đấu để bảo vệ gia đình Hội thánh của mình khỏi bị thiệt hại chăng? Còn gia đình riêng của quí vị thì sao? Quí vị sẽ chiến đấu nếu có ai đó đến tấn công người bạn đời hay con cái của quí vị chứ? Tất nhiên là quí vị sẽ chiến đấu đấy thôi! Tôi cũng vậy đấy. Tôi sẽ phó mạng sống tôi để bảo vệ họ.
2. Quí vị biết không, có một kẻ thù có nhiều quyền lực hơn những kẻ tội phạm nầy đã giang tay ra hòng hủy diệt Hội thánh, gia đình, cuộc hôn nhân, con cái của quí vị. Satan, kẻ thù của chúng ta đang muốn "ăn nuốt" quí vị đấy. Khi quí vị cãi nhau với vợ của quí vị, hắn đang kiếm lý do đấy. Khi Cơ đốc nhân ly dị, hắn đang đẩy vấn đề ra xa thêm. Khi một lãnh đạo Cơ đốc rơi vào tội tình dục, một trận đánh đã được định đoạt. Khi một Hội thánh bị rạn nứt và phân rẽ, hắn đang đổ muối vào các vết thương của Cứu Chúa.
3. Trong việc xem xét các câu 10-12 tuần vừa qua, chúng ta đã học biết rằng tất cả các tín đồ đều bị kéo vào cuộc Đại Chiến giữa Đức Chúa Trời và Satan. Kẻ thù không thể có được linh hồn của chúng ta, nhưng hắn sẽ dừng lại không làm chi hết để hủy diệt đời sống của chúng ta. Hắn có hai thứ vũ khí. Thứ nhứt là thế gian và những lời nói dối của nó, là thứ vũ khí ngoại tại. Thứ hai là xác thịt và những ham muốn của nó, vũ khí nội tại.
4. Chúa Jêsus đã thắng cuộc chiến rồi. Ngài đã sống lại trong đắc thắng ra khỏi mồ mả. Điều đó không ngăn chặn Satan ngưng chiến đấu với chúng ta ngày nay. Đấy là lý do tại sao Phaolô bảo chúng ta phải "đứng vững". Chúng ta thấy rằng trong các câu 10, 13 và 14. Đứng vững là sẵn sàng chiến đấu. Ngược lại của sẵn sàng chiến đấu là đầu hàng. Chúng ta hãy xem kỹ câu 13.
A. Phaolô nói: "Vậy nên", nghĩa là: "vì anh em hiểu rằng anh em đã dấn thân vào cuộc chiến quan trọng nầy …"
B. Chúng ta cần phải "lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời". Có lẽ đã bị xiềng vào một tên lính La mã khi ông viết bức thư nầy. Mặc dù lính gát không được trang bị đầy đủ mọi thiết bị cho tác chiến, Phaolô đã quen biết nhiều binh lính La mã. Ông đã sử dụng hình bóng trang thiết bị của một người lính để giải thích trang thiết bị thuộc linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta để đánh bại kẻ thù.
C. Chúng ta cần phải sử dụng "mọi khí giới". Chúng ta không thể chọn lấy trang thiết bị của mình. Chúng ta cần từng thứ vũ khí.
D. Chúng ta cần thứ vũ khí để chúng ta có thể "đứng vững vàng trong ngày khốn nạn". Khi nào là "ngày khốn nạn?" Mỗi ngày chúng ta đang vật vã với tội lỗi và "cự địch lại" với các thế lực của địa ngục đều là "ngày khốn nạn".
E. Đấng Christ đã đoạt được chiến thắng hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta phải đánh trận. Chúng ta dám nói rằng chúng ta đã "thắng hơn mọi sự rồi". Khi Martin Luther bị kết án là kẻ bội đạo trước giáo quyền của thành Worms vì dám công bố rằng chỉ một mình Đấng Christ đem lại sự cứu rỗi, ông nói: "Lương tâm tôi bị bắt phục trước Lời của Đức Chúa Trời … Nầy tôi đang đứng đây, tôi không thể làm cái gì khác được". Chúng ta cũng không thể làm chi khác được nữa.
5. Phaolô mô tả ơn cứu rỗi và sự nên thánh của chúng ta bằng những thứ vũ khí. Sáu loại đặc biệt đã được nhắc đến. Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu 3 loại đầu tiên.
I. Lẽ thật làm dây nịt lưng (câu 14a).
A. Lẽ thật là điều TỐI QUAN TRỌNG.
1. Binh lính La mã đeo dây nịt bằng da rất dày. Dây nịt giữ lấy thanh gươm và nhiều quân dụng khác giống như dây đai của người lính bộ binh hiện đại. Nó thắt chặt ngang lưng và khiến cho người lính di động thoải mái trong chiến trận. Khi người "thắt lưng" hay siết chặt sợi dây nịt lại, người đã sẵn sàng đánh trận. Sợi dây nịt nầy là một thứ vũ khí quan trọng, không thể thiếu được.
2. Cũng một thể ấy, lẽ thật là thứ cốt lõi, quan trọng nhất trong vũ khí của người Cơ đốc. Chúng ta phải bắt rễ và lập nền trong lẽ thật, hoặc khác đi đời sống của chúng ta sẽ vô nghĩa.
3. Kinh thánh liên tục nói tới bản chất không thể thiếu của lẽ thật. Châm ngôn 23.23 chép: "Hãy mua chân lý, sự khôn ngoan, sự khuyên dạy, và sự thông sáng; chớ hề bán đi". I Cô-rinh-tô 13.6 chép tình yêu thương: "… chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật". Phi-líp 4.8 bảo chúng ta phải: "phàm điều chi chân thật… thì anh em phải nghĩ đến". Châm ngôn 3.3 chép: "Sự nhân từ và sự chân thật, chớ để lìa bỏ con; Hãy đeo nó vào cổ, ghi nó nơi bia lòng con".
B. Lẽ thật là BẤT DI BẤT DỊCH.
1. Bất di dịch là một từ ngữ về cơ bản có nghĩa là "không thay đổi một điều nào" hay "không bao giờ thay đổi". Những khám phá mới hay thông tin mới không hề làm thay đổi điều chi là sự thật.
2. Chúa Jêsus là cốt lõi của lẽ thật. Ngài phán: "Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống". Hê-bơ-rơ 13.8 chép: "Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi".
3. Trong Hê-bơ-rơ 1.11-12 tác giả nói tới các từng trời và đất, công việc của tay Đức Chúa Trời: "Trời đất sẽ hư đi, nhưng Chúa hằng có; Trời đất sẽ cũ đi như cái áo; Ngài sẽ cuốn nó lại như cái áo choàng, Rồi trời đất sẽ biến đổi, Nhưng Chúa vẫn y nguyên, các năm của Chúa không hề cùng".
4. Mọi lẽ thật đều là lẽ thật của Đức Chúa Trời. Lẽ thật là bất di bất dịch vì Đức Chúa Trời không thề thay đổi.
C. Lẽ thật là KHÔNG THỂ SỬA ĐỔI ĐƯỢC.
1. Không thể sửa đổi được có nghĩa là "không thể cải tiến". Chúng ta thường sử dụng từ ngữ nầy theo một ý tiêu cực nói về một tội phạm không thể sửa đổi được, không thể phục hồi được. Chúng ta cũng có thể sử dụng nó về mặt tích cực khi chúng ta nói đến lẽ thật. Lẽ thật của Đức Chúa Trời không thể cải tiến hay làm chi khác được. Lẽ thật ấy rất trọn vẹn như nó vốn có vậy!
2. II Samuên 22.31 chép: "Còn Đức Chúa Trời, các đường của Ngài vốn là trọn vẹn, Lời của Đức Giê-hô-va là tinh tường. Ngài là cái thuẫn cho mọi người nương náu mình nơi Ngài". Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 24.35: "Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi".
D. Lẽ thật là KHÁCH QUAN.
1. Khi nói lẽ thật là quan trọng, bất di dịch và không thể cải tiến được nữa, nói như thế có ý nói lẽ thật là tuyệt đối … lẽ thật rất khách quan. Lẽ thật có thể thẩm tra được. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 8.32: "các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi".
2. Khi Satan, đội lốt con rắn trò chuyện với Êva, việc đầu tiên hắn đã làm là thắc mắc lẽ thật của Đức Chúa Trời. Khi nói tới trái cấm, Êva nói họ không được ăn hay đụng tới trái cây ấy hoặc là họ sẽ chết. Satan đáp liền: "Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác" (Sáng thế ký 3.4-5). Hắn vẫn còn đang làm y như thế.
3. Nếu chúng ta muốn đứng vững trong chiến trường thuộc linh, chúng ta phải dầm thấm trong sự khách quan của lẽ thật – Lời của Đức Chúa Trời. Phaolô mô tả Lời của Đức Chúa Trời là "gươm của Thánh Linh". Không những đó là một thứ vũ khí để tấn công, mà còn là một thứ vũ khí để phòng thủ nữa.
4. Quí vị có còn nhớ những lần Chúa Jêsus bị cám dỗ không? Mỗi lần kẻ thù đưa ra lời hứa tự phụ trống rỗng, Cứu Chúa của chúng ta trưng dẫn Kinh thánh cho hắn nghe. Ngài phán: "Như có chép rằng…" Quả là một chiến lược đúng đắn!
5. Có bao giờ quí vị để ý thấy rất khó khởi sự việc học hỏi Kinh thánh không? Có biết tại sao không? Đây là một cuộc chiến tranh. Kẻ thù đang tấn công quí vị mỗi lần quí vị nghĩ tới việc mở quyển Kinh thánh ra. Đây là lý do tại sao học thuộc lòng Kinh thánh là một việc rất quan trọng. Thi thiên 119.11 chép: "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa!"
6. Thí dụ, khi quí vị bị cám dỗ về tư dục, hãy mở Thi thiên 101.3 ra rồi đọc: "Tôi sẽ chẳng để điều gì đê mạt trước mặt tôi". Khi quí vị bị cám dỗ phải giữ im lặng về Chúa Jêsus, hãy trưng dẫn Rôma 1.16: "Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc". Khi quí vị bị cám dỗ phải nói dối, hãy trưng dẫn Êphêsô 4.25: "Như vậy, mỗi người trong anh em phải chừa sự nói dối, hãy nói thật với kẻ lân cận mình, vì chúng ta làm chi thể cho nhau".
E. Lẽ thật là THỰC TẾ.
1. Không những chúng ta cần phải biết rõ lẽ thật một cách khách quan, chúng ta cần phải thể hiện sự chơn thật như một lối sống nữa. Chúng ta cần phải làm cho người ta biết mình là những người nói ra lẽ chơn thật.
2. Trong Giăng 8.44, Chúa Jêsus phán rằng Satan là kẻ nói dối và là cha của sự nói dối. Khi chúng ta nói dối, bất cứ lời nói dối nào, chúng ta đang bắt chước và hành động vì ích của vua chúa sự tối tăm.
3. Khi chúng ta nói dối chúng ta đang tháo sợi dây nịt lưng lẽ thật ra rồi bỏ nó xuống đất. Giờ đây, quí vị đeo thanh gươm ở chỗ nào? Làm sao quí vị có thể cầm lấy thanh gươm lẽ thật khi nó bị bọc trong cái bao dối gạt được?
4. Khi chúng ta nói dối, chúng ta tự treo cổ mình. Lẽ thật chắc chắn sẽ được nhiều người nhận biết. Satan đang khích lệ chúng ta nói dối rồi kế đó cười nhạo chúng ta khi những hậu quả sự chúng ta dối gạt lòi ra trong đời sống của chúng ta.
5. Nói ra lẽ chơn thật không đến với chúng ta dễ dàng đâu. Truyền thuyết cho biết tổ phụ của xứ sở chúng ta nói: "Ta không thể thốt ra một lời dối trá" khi bị hỏi về một cây anh đào. Vị Tổng Thống đương kim của chúng ta đã lắc ngón tay ông ở trước mặt chúng ta và chẳng chút áy náy nói dối với cả nước.
6. Quí vị có muốn đánh thắng trận chiến riêng của mình chống lại ma quỉ không? Bước thứ nhứt là nịt lưng bằng lẽ thật. Hãy tự dầm thấm mình bằng lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời và đối xử chơn thật với người khác. Khi quí vị nói ra lẽ chơn thật, quí vị đang sĩ nhục thẳng mặt Satan!
II. Áo giáp bằng sự công bình (câu 14b).
A. Hãy tìm hiểu áo giáp bằng sự công bình. "Áo giáp" là một thứ vũ khí quan trọng bao che bộ ngực và lưng, giống như vũ khí tùy thân của cảnh sát hiện đại. Mục đích của áo giáp là bảo hộ một người lính tránh khỏi tên, giáo hay gươm đâm thẳng vào các bộ phận quan trọng … nghĩa là tấm lòng. Tấm lòng của Cơ đốc nhân là mục tiêu chính của ma quỉ. Đấy là lý do tại sao Châm ngôn 4.23 chép: "Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra". Điều chi bảo hộ tấm lòng của chúng ta tránh khỏi cuộc tấn công của kẻ thù? Sự công bình!
1. Ở đây không đề cập tới việc tự xưng công bình. Đây không phải là giữ luật, những điều nên và không nên làm. Đây không phải là sự tự mãn đang nuôi dưỡng cái tôi xác thịt. Thực vậy, Êsai 64.6 chép: "mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp". Tự xưng công bình là một trong những sự dối gạt lớn lao nhất của Satan.
2. Ở đây không đề cập tới sự công bình theo kiểu bị gán ghép. Khi một người đã được sanh lại, Đức Chúa Trời cất bỏ khỏi người mọi tội lỗi của người – quá khứ, hiện tại và tương lai rồi gắn cho người sự công bình trọn vẹn của Đấng Christ. II Cô-rinh-tô 5.21 chép: "Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời". Đức Chúa Trời khoác lên chúng ta sự công bình đó ngay giây phút chúng ta được cứu. Sự công bình gán ghép không phải là đề tài ở đây vì Phaolô không bảo chúng ta phải "mặc lấy" điều chi Đức Chúa Trời đã mặc rồi cho chúng ta. Sự công bình gán ghép cứu chúng ta ra khỏi địa ngục, nhưng nó không bảo hộ chúng ta tránh khỏi Satan ở đây và bây giờ.
3. Ở đây không đề cập tới sự công bình thực tế. "Áo giáp bằng sự công bình" có nghĩa là sống một đời sống thánh khiết và vâng phục đối với Đức Chúa Trời, chớ không phải sự công bình được gán cho hay được truyền đạt cho. Hãy xem lại 4.22-27. Chúng ta cũng đọc Cô-lô-se 3.9-14. Trong Phi-líp 3.9-12 Phaolô mô tả ba loại công bình.
Tony Evans thuật lại câu chuyện kể về một thiếu niên đi câu cá. Trong khi tìm kiếm mồi câu, nó tìm được cái tổ sâu nhỏ màu đỏ. Khi nó nhặt từng con sâu lên rồi móc vào lưỡi câu, con sâu cắn nó. Cái cắn ấy gây đau đớn, nhưng thằng bé nhún vai chịu đau, thả sợi câu xuống nước và không bao lâu sau đó câu được một con cá lớn. Nó bắt một con sâu khác và con sâu nầy cũng cắn nó. Lần nầy nỗi đau không tệ lắm và không lâu sau đó nó bắt được một con cá khác nữa. Nó lặp đi lặp lại điều nầy mấy lần. Sau một lúc, nó bắt đầu cảm thấy khó chịu và hai bàn tay của nó bị đau nhiều lắm. Nó quyết định đi về nhà. Khi nó ra đến đường cái, nó cảm thấy mệt lắm, nó bèn ngồi xuống với sợi nhợ móc đầy cá. Một tay lái mô tô đi ngang qua rồi đề nghị chở nó đi. Ông ta tò mò không biết thằng nhóc nầy làm sao câu được nhiều cá như vậy. Cậu thiếu niên kia mới nói cho ông ta biết về loài sâu màu đỏ mà nó đã tìm được, và khi người nầy nhìn vào hai bàn tay của nó, ông ta biết ngay điều gì đã xảy ra. Ông ta vội vã đưa nó vào bịnh viện, nhưng đã quá trễ, thằng nhỏ đã chết trên đường đi. Loài sâu kia chắc chắn là loài rắn chuông nhỏ. Mỗi vết cắn, dù ít đau đớn, đã thêm nhiều nọc độc gây chết chóc vào hệ thần kinh của nó cho tới chừng nó xuội lơ. Đấy là cách thức Satan tấn công tấm lòng của chúng ta. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần phải mặc lấy "áo giáp" bằng sự công bình thực tế.
B. Mặc lấy áo giáp bằng sự công bình.
1. Áp dụng sự công bình thực tế có nghĩa là sống từng phút một trong sự vâng phục đối với Đức Chúa Cha. Đức Chúa Trời mặc lấy cho chúng ta bằng sự công bình gán ghép cho (giống như chúng ta mặc đồ cho đứa con mình vậy) nhưng chúng ta phải mặc lấy sự công bình thực tế mỗi ngày nữa. I Phierơ 1.15-16 chép: "Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh".
2. Áp dụng sự công bình thực tế có nghĩa là sống trong sự vui mừng. Nói về Tin lành, Giăng viết: "Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy" (1 Giăng 1.4). John MacArthur viết:
Cơ đốc nhân hầu hết kinh nghiệm nhiều nan đề về tình cảm và quan hệ là vì họ thiếu sự thánh khiết về mặt cá nhân. Phần nhiều thất vọng và ngã lòng của chúng ta không xuất phát từ các hoàn cảnh hay từ người khác, mà từ tội lỗi chúng ta không xưng ra và chưa được thanh tẩy. Và khi hoàn cảnh và người khác khống chế cướp khỏi chúng ta hạnh phúc, sở dĩ như thế là vì chúng ta không được bảo hộ bởi vũ khí của một đời sống thánh khiết. Dù là trường hợp nào đi nữa, nguyên nhân tình trạng bất hạnh của chúng ta chính là tội lỗi của chính chúng ta… Sống bất khiết không cướp mất sự cứu rỗi của chúng ta, nhưng nó cướp mất niềm vui mừng của ơn cứu rỗi ấy (trang 353).
3. Áp dụng sự công bình thực tế có nghĩa là Kết quả. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 15.5: "Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được".
4. Áp dụng sự công bình thực tế là đem lại nhiều phần thưởng. Trong nhiều phân đoạn Kinh thánh, Tân Ước dạy chúng ta rằng tín đồ nhận được nhiều phần thưởng ở trên trời vì sự trung tín trong lúc bây giờ. Cô-lô-se 2.18 chép: "Chớ để cho những kẻ kia cướp lấy phần thưởng chạy thi". Satan vốn thích làm việc ấy!
5. Áp dụng sự công bình thực tế đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Tít 2.10 đề nghị rằng sự công bình thực tế sẽ "làm cho tôn quí đạo Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, trong mọi đường".
6. Áp dụng sự công bình thực tế đánh bại ma quỉ.
III. Đôi giày bình an (câu 15).
A. Hãy tìm hiểu đôi giày của Tin Lành bình an.
1. Hôm nay chúng ta đặc biệt hoá đôi giày cho từng sinh hoạt có thể hình dung được.
2. Đôi giày của một người lính La mã cũng rất là đặc biệt. Chúng là giày ống/sandals (caliga). Josephus nói rằng chúng "được trang trí với nhiều mũi đinh nhọn" giống như những cái nêm vậy. Loại giày cho chiến trận nầy giúp cho người lính bộ binh bám chặt và sẵn sàng chiến đấu.
3. Hãy chú ý thứ tự "anh em có thể cự địch lại" chúng ta “được đứng vững vàng” khi "dùng sự sẵn sàng của Tin lành bình an mà làm giày dép". "Sẵn sàng" có ý nói tới đã chuẩn bị sẵn. Một đôi giày ủng làm cho người lính sẵn sàng hành quân, tấn công và chiến đấu. Bản Kinh thánh NIV nói chúng ta cần phải làm cho "chân chúng ta vừa khít với sự sẵn sàng đến từ Tin lành bình an".
4. Khi Phaolô nói tới "tin lành" ở đây, ông không nói tới việc đem Tin lành cho thế gian, mà nói tới việc đứng vững vàng mà thôi. Ông không nói tới việc làm chứng đạo, mà nói tới một chiến trận thuộc linh.
5. Vì chúng ta đã tiếp nhận tin lành, chúng ta đã hoà thuận lại với Đức Chúa Trời. Rôma 5.1 chép: "Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta". Chúng ta từng có mặt trong cuộc chiến với Đức Chúa Trời, nhưng nhờ vào sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá giờ đây chúng ta đã được phục hoà rồi. Chúng ta hiện ở trong sự hoà thuận lại với Ngài.
6. Tôi sẽ không hề quên giây phút đầu tiên tôi ý thức được sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời!
B. Áp dụng sự bình an của Đức Chúa Trời vào chiến trường thuộc linh.
1. Giống như sự công bình được gán cho, chúng ta nhận được sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời ngay giờ phút chúng ta được sanh lại. Phaolô đang nói tới một việc chúng ta cần phải "mặc lấy" mỗi ngày – sự bình an của Đức Chúa Trời.
2. Vì cớ "tin lành bình an" giờ đây chúng ta đang ở trong sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và có thể yên nghỉ trong sự bình an đó, sự tin cậy đó. Chúng ta có sự bình an của Đức Chúa Trời vì chúng ta đứng vững trong sức lực của Ngài, chớ không phải của chúng ta.
a. Phierơ đã không e dè khi rút thanh gươm của ông ra trong vườn Ghết-sê-ma-nê vì ông đã nhìn thấy mấy tên lính ngã xuống đất bởi lời nói của Chúa Jêsus.
b. Ghi-đê-ôn chổi dậy chống lại một lực lượng 32.000 quân Ma-đi-an với 300 người vũ trang bằng đuốc và bình đất sét (Các Quan Xét 7).
c. Giô-sa-phát sai những kẻ ca hát đi trước đạo binh và đã chiến thắng một trận đánh lớn mà chẳng phải sử đụng đến vũ khí.
3. Hãy nhìn vào Phi-líp 4.6-7. Hỡi quí tín hữu, quí vị có sự hoàn thuận lại đời đời với Đức Chúa Trời, nhưng quí vị phải hàng ngày mặc lấy sự bình an của Đức Chúa Trời … nếu không kẻ ác sẽ ăn nuốt quí vị trong bữa ăn trưa đấy.
Với một ý nghĩa chơn thật, Chúa Jêsus là lẽ thật. Ngài là sự công bình của chúng ta. Ngài là sự bình an của chúng ta. Mặc lấy áo giáp thuộc linh là mặc lấy Đấng Christ mỗi ngày. Mặc lấy như thế là thở từng hơi thở và nắm bắt từng giây phút một trong sự hầu việc Ngài. Khi chúng ta làm như thế, chúng ta đang vô hình ở trước mặt kẻ thù của chúng ta!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét