Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

"GIEO SỰ TRANH CẠNH!"



"GIEO SỰ TRANH CẠNH!" hay
"LOẠI BỎ SỰ CHIA RẼ = THÊM & TĂNG CÁC ƠN PHƯỚC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI!"
Châm ngôn 6.19b; 29.22; Thi thiên 133.1-3; Tít 3.9-11
GIỚI THIỆU.
Xã hội Tây phương bị ám ảnh với chủ nghĩa cá nhân. Xã hội Đông phương thì nhắm vào nổ lực của tập thể hay cộng đồng, chính vì thế nên chủ nghĩa Cộng sản mới có khả năng bắt rễ ở Đông phương trong khi chủ nghĩa tư bản đã trở thành điểm chuẩn trong xã hội Tây phương. Một trong những trở ngại cho chủ nghĩa cá nhân của chúng ta là thiếu sự hiệp một mà đôi lúc nó cỗ vũ, đang giá cao cá nhân như sự thành công tối thượng.
Hội thánh đầu tiên đã nhìn thấy những tháng ngày đẹp đẽ nhất khi họ ở "trong sự hiệp một" và một ít ngày tệ hại nhất khi họ chia rẽ, giống như Hội thánh Côrinhtô. Hội thánh Côrinhtô đã ở trong mối nguy hiểm của việc mất đi sự làm chứng, sự thờ phượng, thậm chí cả sinh hoạt của họ nữa vì cớ sự chia rẽ đã hủy diệt sự hiệp một trong Hội thánh. Mặt khác, Hội thánh trong Công vụ các sứ đồ mặc dù nhỏ đã có một cái chạm rất lớn vì họ hết thảy đều "hiệp một với nhau". Có quyền năng rất lớn trong SỰ HIỆP MỘT, và sự hủy diệt rất lớn trong CHIA RẼ … và vì thế, Đức Chúa Trời ghét "… kẻ gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em".
Sức mạnh của sự hiệp một có thể thấy được trong cõi thiên nhiên.
MINH HOA.
Trở lại điểm xoay chiều của thế kỷ, đã có một trận dịch cào cào ở vùng đồng bằng của Hoa kỳ. Trong vòng mấy ngày bầy cào cào đã quét sạch các bang Nebraska, Iowa, và Kansas. Không đầy một tuần lễ, chúng đã ngốn hết 500 triệu USD, đây là cái giá của thiệt hại (tính theo tiền tệ lúc bấy giờ). Cào cào không có vua để đưa chúng vào trong tổ chức. Chúng chẳng có ủy ban để sắp xếp đẳng cấp. Theo bản năng, cào cào biết nó phải ở trong cộng đồng với những con cào cào khác. Khi điều đó diễn ra, chúng có khả năng lật đổ nhiều vương quốc. Sự khôn ngoan của cào cào là sự khôn ngoan dạy cho chúng ta biết chúng ta phải có tập thể -- Haddon Robinson, "The Wisdom of Small Creatures," Preaching Today, Tape No. 93.
Đức Chúa Trời không hành động một mình … Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh là MỘT! Chúa Jêsus phán Ngài không hành động một mình, mà chỉ làm theo những gì Cha của Ngài mong muốn, Đức Thánh Linh không nói về chính mình Ngài mà chỉ nói tới Đức Chúa Con. Sự hiệp một trọn vẹn của Ba Ngôi Đức Chúa Trời là một sự bày tỏ ra quyền phép của sự hiệp một theo ý nghĩa cao nhất của nó.
Kinh thánh dạy cho chúng ta biết rằng sự hiệp một là ý định của Đức Chúa Trời dành cho Hội thánh của Ngài, chúng ta không thể hoàn thành sứ mệnh của Ngài nếu không có sự hiệp nhất trong Hội thánh, và chúng ta không thể lớn lên cách cá nhân khi chúng ta không ở trong sự hiệp một với Đức Chúa Trời và thân thể của Ngài.
I. ĐỨC CHÚA TRỜI GHÉT CHIA RẼ! (Châm ngôn 6.19b; 29.22; Tít 3.9-11)
A. Phân tích (Châm ngôn 29.22; Tít 3.9).
1. Giận thường là nền tảng của sự chia rẽ.
a. Chính nó đã đẩy mọi người đến chỗ bất hoà.
b. Nó là gốc rễ của nhiều tội lỗi như Salômôn đã nói ở đây.
c. Chúng ta không bao giờ hoàn thành được các mục đích của Đức Chúa Trời khi chúng ta rơi vào chỗ chia rẽ.
2. Đúng là một nỗi lo khi nhận ra Châm ngôn 6.19b nói rằng ĐỨC CHÚA TRỜI GHÉT "… KẺ gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em" (phần nhấn mạnh là của tôi).
a. Gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em đặt chúng ta ở ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời!
b. Điều nầy dường như nặng nề quá, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng trọn vẹn hiệp một không thể chấp nhận kẻ nào hủy diệt sự hiệp một trong Thân của Ngài, Ngài chống nghịch họ!
3. Thường thì kẻ nào gây rắc rối tự tôn mình lên làm nguồn của mọi khôn ngoan và tri thức … họ là những kẻ luôn luôn đúng.
a. Đúng là một chỗ tai vạ và … thất bại!
MINH HOẠ.
Bạn không thể vỗ tay với một bàn tay -- Vern McLellan, The Complete Book of Practical Proverbs and Wacky Wit (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1996).
b. Nhiều tội phạm tệ hại nhất đều là "những kẻ thui thủi một mình".
c. Khi chúng ta hành động có một mình, chúng ta tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời và ra khỏi chính những người mà Đức Chúa Trời có thể sử dụng để phát triển đời sống tâm linh và sự được ơn của chúng ta.
4. Chúng ta không thể ở "ngoài mối tương giao" với Thân của Đấng Christ, cũng không thể gieo sự tranh cạnh trong Thân của Đức Chúa Trời được.
a. Kẻ nào thành công trong việc làm chia rẻ một Hội thánh đang hủy diệt sự làm chứng của chính họ và sự làm chứng cho Tin lành.
b. Rồi vì cớ đó, Đức Chúa Trời phán Ngài ghét kẻ nào gieo ra sự tranh cạnh đó!
5. Phân tích về sự chia rẽ chẳng có gì khác hơn là thái độ ích kỷ tội lỗi đang gây ra nhiều cuộc tấn công vào thân thể của Đấng Christ, và gây thiệt hại cho sự làm chứng của Tin Lành!
a. Phaolô giải thích sâu hơn phần phân tích sự chia rẽ trong bức thư ông gửi cho Tít … "Nhưng hãy lánh những điều cãi lẽ dại dột, những gia phổ, những sự cạnh tranh nghị luận về luật pháp, vì mấy sự đó đều là vô ích và hư không" (Tít 3.9).
b. Tranh cãi trở thành một phương thức sống cho những ai khuyến khích sự tranh cạnh giữa vòng những người khác.
c. Cơ đốc nhân KHÔNG phát triển những đặc tính nầy, chúng sẽ mau chóng phân rẽ chúng ta ra khỏi Thánh Linh của Đức Chúa Trời vì chúng đi ngược lại với chính mình Đức Chúa Trời!
B. Sự độc hại (Tít 3.10-11)
1. Thói quen gieo ra sự tranh cạnh có khuynh hướng khó quay trở lại …
a. Những thói quen ấy rất khó phá vỡ một khi chúng đã đào hào chung quanh.
b. Mặt thiệt hại khi trở thành kẻ gieo ra sự tranh cạnh, ấy là một người như thế hay tìm những phương thế để gieo ra sự tranh cạnh.
2. Tai hại thay, rơi vào cái bẫy của sự bất hoà thì rất dễ thay, chỉ nhắm vào việc xằng bậy rồi quên phứt đi mục đích và sứ mệnh chính của Hội thánh!
MINH HOẠ.
Những thắc mắc mà dân sự trong thời của chúng ta đưa ra là đây: Đâu là ý nghĩa của cuộc sống? Đâu là mục đích nằm ở đàng sau đời sống và số phận của tôi? Là nhà truyền giáo chúng ta đang đưa ra những câu hỏi nào? Có phải khiêu vũ là tội lỗi không? Chúng ta có nên lai rai, uống một chút hay say mèm được không? Ai là ứng viên hợp pháp cho Antichrist? Trong khi chúng ta bận rộn tại những hội nghị, trao đổi về nhu cần cho môn thể dục nhịp điệu Cơ đốc, hay tiếp cận với bốn bước mới mẻ cho đời sống Cơ đốc đắc thắng, thế gian cũng đang thực hiện công việc của nó ở khắp mọi nơi – với những thương buôn áp dụng triết lý của họ vào những thắc mắc quan trọng của đời sống con người -- Michael Scott Horton in Mission Accomplished. Christianity Today, Vol. 31, no. 7.
3. Hãy chú ý Phaolô bảo cho Tít biết là một Mục sư phải "khuyên bảo kẻ theo tà giáo một hai lần rồi, thì hãy lánh họ" (Tít 3.10).
a. Phaolô dường như công nhận rằng một nổ lực cá nhân xử lý với một người theo tà giáo sẽ không luôn luôn là thích ứng.
b. Đây là bản chất độc hại của một kẻ hay gây rối.
c. Đối với ai đó điều nầy trở thành một phương thức sống, không những nó làm cho đời sống của họ ra nghèo nàn, mà còn gây như thế cho những ai sống quanh họ nữa.
4. Phaolô giải thích bản chất của kẻ theo tà giáo. Tít 3.11: "vì biết rằng người như thế đã bội nghịch mà cứ phạm tội, thì tự đoán phạt lấy mình".
a. Đây là một nan đề thường xảy có trong Hội thánh đầu tiên … và nó là một nan đề xuyên suốt các thời đại bên trong Hội thánh.
b. Hầu hết các Hội thánh đều không bị hủy diệt từ các thế lực ở bên ngoài, nhưng thường thì họ không chịu nổi với các thế lực đang xảy ra ở bên trong chính Thân thể của Đấng Christ!
5. Đức Chúa Trời ghét kẻ nào gây chia rẽ Hội thánh, họ đang gây chia rẽ Thân thể của Đấng Christ.
a. Đức Chúa Trời ghét tội lỗi đang hoành hành nơi những cá nhân và trong thân thể của Ngài … vì vậy Ngài sử dụng loại ngôn ngữ mạnh mẽ để khẳng định vấn đề.
b. Trong Hội thánh Côrinhtô thất bại không phân biệt được thân của Đấng Christ qua sự chia rẽ, bất hoà khiến cho một số người phải ngã chết và đau bịnh … hãy chú ý lời lẽ của Phaolô ở đây. I Côrinhtô 11.28-31: "Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy; vì người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình. Ấy vì cớ đó mà trong anh em có nhiều kẻ tật nguyền, đau ốm, và có lắm kẻ ngủ. Nếu chúng ta biết xét đoán lấy mình, thì khỏi bị xét đoán".
c. Chúng ta mau mắn nói tới tội lỗi của thế gian, trong thế gian chỉ có đồi bại, v.v… mà quên đi bản chất hiệp một trong thân của Đấng Christ và tội lỗi đang diễn ra BÊN TRONG thân của Đấng Christ!
d. Đức Chúa Trời không quên tầm quan trọng của sự hiệp một trong thân thể của Ngài, chúng ta cũng cần phải chú ý đến sự ấy nữa!
II. SỰ TIN KÍNH (Thi thiên 133.1-3).
A. "Tốt đẹp" (133.1).
1. Sự hiệp một là một lẽ đạo xuyên suốt cả Kinh thánh, từ đầu đến cuối.
a. Đây là nền móng cho tội lỗi đầu tiên, Ađam và Êva đã phá vỡ sự hiệp một của họ với nhau, và với Đức Chúa Trời!
b. Satan đã gieo rắc sự tranh cạnh vào đôi vợ chồng đầu tiên, vì vậy mới có sự sa ngã của dòng giống con người.
2. Đức Chúa Trời hứa sai con một của Ngài để phục hồi sự hiệp một của chúng ta với Đức Chúa Trời, và với nhau.
a. Sự chữa lành nầy đến qua Chúa Jêsus, Ngài hiệp chúng ta lại với Cha của Ngài khi chúng ta đến với danh của Ngài.
b. Phép báptêm chỉ ra sự hội hiệp của chúng ta với Đấng Christ … và nhờ đó chúng ta được hội hiệp với Đức Chúa Trời.
c. Đây là lý do tại sao phép báptêm là quan trọng, và không nên bị coi là một "sự tùy chọn" cho ai đó muốn bày tỏ đức tin nơi Đấng Christ … đây là một mạng lịnh!!!
3. Hãy chú ý lời mở đầu của David về sự hiệp một: "Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau Thật tốt đẹp thay!"
a. Có một sự vui mừng thật và ơn phước đến khi chúng ta hiệp một!
MINH HOẠ.
Thị trấn nằm ở biên giới Ba lan Cieszyn có một cái tên rất thú vị. Đó là dạng rút gọn của một câu nói Ba lan có ý nghĩa là "Tôi rất sung sướng". Theo truyền thuyết, thì có ba anh em, họ sống xa nhau đã lâu ngày. Họ đã tái hiệp tại chỗ nầy và nói: "Tôi rất sung sướng", và thị trấn có cái tên ấy. Nó nhắc cho chúng ta nhớ tới Thi thiên 133.1: "Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau Thật tốt đẹp thay!" -- Robert C. Shannon, 1000 Windows, (Cincinnati, Ohio. Standard Publishing Company, 1997).
b. Thật là TỐT ĐẸP cho mọi người, cho Đức Chúa Trời và cho chúng ta.
c. Một Hội thánh có sự hiệp một THỰC là một niềm vui khi nhóm lại, và người nào đến thăm viếng Hội thánh ấy có thể nhận ra sự vui mừng đang tồn tại trong thân thể các tín đồ đó!
d. NGƯỜI TA nhận ra SỰ HIỆP MỘT THỰC ngược lại với việc chỉ "nói" khi họ đến thăm viếng Hội thánh … và nếu điều nầy là thực, họ sẽ muốn trở thành một chi thể trong đó!
4. Một Hội thánh phân rẽ là một chốn thờ phượng rất đáng thương, nhưng một Hội thánh hiệp một có sự vui vẻ, và sự vui nầy rất hay lây cũng như rất cuốn hút.
a. Có quyền năng trong sự hiệp một … Hội thánh trong Công vụ các sứ đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần đã nhìn thấy hơn 3.000 người được cứu … họ thảy đều "hiệp một" và một nhóm nhỏ không bao lâu sau đó đã trở thành một nhóm lớn những con người biết yêu thương và hiệp một.
b. Chỉ khi nào Hội thánh có sự tranh cạnh trong đó, Hội thánh sẽ mất đi quyền phép và sự làm chứng.
c. Quả là đáng kinh ngạc khi chúng ta có những Hội thánh không hề làm một điều gì cho Đấng Christ khi họ quá bận rộn lo tranh đấu với nhau suốt.
5. Kinh nghiệm sự hiệp một là một việc rất ĐẸP ĐẼ!
B. Lan tràn (133.2-3).
1. Hãy chú ý phần lý giải của David về cách sự hiệp một chạm đến mọi người: "Ấy khác nào dầu quí giá đổ ra trên đầu, chảy xuống râu, tức râu của A-rôn, chảy đến trôn áo người; Lại khác nào sương móc Hẹt-môn sa xuống các núi Si-ôn…"
a. Hãy chú ý dầu ấy chảy từ đầu xuống!
b. Không một Hội thánh nào có sự hiệp một nếu nó không có sự hiệp một nơi cấp lãnh đạo của Hội thánh!
c. Hiệp một phải bắt đầu với các cấp lãnh đạo, là đầu.
2. Dầu có thể làm biểu tượng của Đức Thánh Linh ở đây, và nó sẽ chảy từ đầu của thân thể … cho tới tận chân.
a. Có lẽ đây là lý do tại sao thầy tế lễ bị đẫm với dầu khi dâng tế lễ, vì vậy mới có từ ngữ "đấng chịu xức dầu".
b. Sự hiệp một của những lãnh đạo có thể tạo ra hay phá vỡ sự hiệp một của Hội thánh.
3. Quyền phép và vẽ đẹp của một thân thể hiệp một gồm những Cơ đốc nhân rất đáng sợ!
MINH HOẠ.
Sự cộng tác sẽ giải quyết nhiều nan đề. Ngay cả những đốm tàn nhang sẽ trở thành nét đẹp nếu chúng hiệp lại với nhau -- Vern McLellan, The Complete Book of Practical Proverbs and Wacky Wit (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1996).
4. Đức Chúa Trời chắc chắn "BAN ƠN PHƯỚC CỦA NGÀI" trên một Hội thánh hiệp một, hãy chú ý David đã lưu ý: "Vì tại đó Đức Giê-hô-va đã ban phước, tức là sự sống cho đến đời đời" (133.3b).
a. Đức Chúa Trời ghét sự chia rẽ và tranh cạnh vì nó ngăn trở Ngài không chúc phước cho Hội thánh của Ngài, một việc mà Đức Chúa Trời rất thích làm!
b. Đức Chúa Trời thực muốn chúc phước cho dân sự của Ngài, nhưng Ngài đòi hỏi sự hiệp một!
5. Có quyền phép lớn lao trong sự hiệp một, phần thưởng và sự tươi mới … là một sự làm chứng thật kỳ diệu cho một thế giới dễ có khuynh hướng lao tới sự bất hoà và đang ao ước sâu sắc muốn trở thành một chi thể của điều chi có sự hiệp một.
a. Tại sao quí vị nghĩ người ta bị hấp dẫn với hệ thống thờ lạy hình tượng … họ không cho phép một sự bất hoà nào, và trong khi họ tổ chức điều gì, sự hiệp một là điều mà người ta thấy rất hấp dẫn, và mong muốn trở thành chi thể của điều chi có sự hiệp một mạnh mẽ.
b. Có một sự ao ước muốn trở thành một chi thể trong điều chi lớn lao hơn bản thân mình, và Đức Chúa Trời muốn Hội thánh của Ngài phải nên mạnh mẽ, yêu thương và hiệp một … cũng một thể ấy, chúng ta sẽ trở thành mọi sự mà chúng ta sẽ trở thành ở trong Ngài!
c. Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta được ích rất nhiều từ việc trở thành chi thể trong một Hội thánh hiệp một, chúng ta được nên mạnh mẽ trong loại hiệp một nầy không cứ cách nào.
MINH HOẠ.
Mùa thu nầy, khi bạn nhìn thấy bầy ngỗng trời đang hướng về Nam vì cớ mùa đông, chúng bay theo hình chữ V, bạn sẽ thấy thú vị khi biết khoa học đã khám phá ra lý do tại sao chúng bay theo cách đó. Người ta đã khám phá được rằng mỗi con chim vỗ đôi cánh của nó, khi ấy nó tạo ra một độ nâng cho con chim bay sau. Bằng cách bay theo hình chữ V, cả bầy thêm ít nhất 71% lực bay nếu mỗi con chim cứ bay theo sức riêng của nó. (Cơ đốc nhân nào đi cùng hướng và có ý thức về cộng đồng có thể tiến mau và dễ dàng hơn, vì họ đang đi theo sức đẩy của nhau). Bất cứ khi nào một con ngỗng tách ra khỏi đội hình, đột nhiên nó cảm thấy lực cản khi tìm cách bay một mình, và nhanh chóng quay trở lại với đội hình để hưởng ưu thế sức nâng của con ngỗng đang bay trước nó. (Nếu chúng ta có ý thức như con ngỗng, chúng ta sẽ ở lại trong đội hình với những người đang đi trước cùng hướng đi với chúng ta). Khi con ngỗng bay dẫn đầu thấm mệt, nó vòng lại phía sau và để cho con ngỗng khác bay dẫn đầu. (Để đảm nhận những công việc khó – với con người trong Hội thánh hay với bầy ngỗng đang bay về phương Nam). Tiếng kêu của con ngỗng từ phía sau khích lệ những con bay trước cứ giữ lấy tốc độ của chúng. (Chúng ta nói gì khi chúng ta kêu lên từ phía sau?) Sau cùng, khi con ngỗng đau bịnh, hoặc bị thương khi bị bắn và tách ra, hai con ngỗng tách ra khỏi đội hình theo nó đáp xuống để trợ giúp và bảo hộ cho nó. Chúng sẽ ở lại với nó cho tới khi nó có khả năng bay trở lại, hoặc cho tới khi nó ngã chết, rồi khi ấy chúng sẽ bay lên theo sức riêng của chúng hay với một đội hình khác để bắt kịp nhóm trước kia của chúng. (Nếu con người biết chúng ta sẽ đứng bên cạnh họ giống như thế trong Hội thánh, họ sẽ xô đổ các bức tường nầy để bước vào). Bạn thấy đấy, mọi sự chúng ta phải làm để lôi cuốn những ai đang lạc lối trở lại với Hội thánh là để bày tỏ cho thế gian thấy rằng chúng ta có ý thức giống như bầy ngỗng ở đây trong Hội thánh. Dường như đấy là cái giá đủ trả để đem người hư mất về với Chúa và phục vụ nhau. Ngay cả bầy ngỗng còn có ý thức đủ để biết trở lại với đội hình có tác động như thế nào rồi" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) pp. 125-126.
6. Quí vị thuộc loại tín đồ nào? Quí vị đang tạo ra sự hiệp một hay gây ra sự tranh cạnh?
a. Đúng là phá tán thì dễ dàng hơn là gây dựng, nhưng sau khi phá tán quí vị chỉ còn là một đống rác!
b. Muốn gây dựng thân thể của Đấng Christ thì cần có một tình yêu chân chính dành cho tha nhân, một tình yêu dành cho Đấng Christ sẽ tạo ra một tình yêu dành cho cô dâu của Ngài nữa, khi chúng ta thấy khó yêu được người khác, chúng ta sẽ thấy khó mà yêu được Đức Chúa Trời nữa!
c. Và đây là lý do khác Đức Chúa Trời ghét những kẻ nào gieo ra sự tranh cạnh, đây là một sự tấn công thẳng vào chính mình Đức Chúa Trời!
7. Chúng ta có thể chọn phước hạnh hay sự rủa sả … dân Israel cũng khám phá ra điều nầy. Quí vị sẽ đưa ra sự chọn lựa nào?
PHẦN KẾT LUẬN. Một trong những đặc điểm quan trọng của Đức Chúa Trời là sự "có một" của Ngài. Có sự hiệp một trọn vẹn trong Đức Chúa Trời, và trước khi phạm tội con người đã vui hưởng sự hiệp một trọn vẹn với người bạn đời của mình và với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ghét sự chia rẽ và chống lại kẻ nào gieo rắc sự bất hoà vì nó đi ngược lại với bổn tánh của Ngài VÀ chương trình của Ngài dành cho Hội thánh. Thân thể của Đấng Christ được gọi là "một" – yêu thương nhau cách sâu sắc. Chia rẽ làm tổn thương mọi người – ngay cả danh của Đấng Christ nữa. Quí vị là người tạo ra sự hiệp một hay gây chia rẽ?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét