Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

Gen 6.9-8.22: "Trời mưa, mưa như trút nước, và Đức Giêhôva KHÔNG ngáy ngủ!"



"Trời mưa, mưa như trút nước, và Đức Giêhôva KHÔNG ngáy ngủ!"

(Sáng thế ký 6.9 - 8.22)
Hướng vào phần cuối của thế kỷ thứ 19, nhà hoá học người Thụy điển là Alfred Nobel đã thức giấc vào một sáng kia đọc thấy lời cáo phó nói về ông trên một tờ báo địa phương: “Alfred Nobel, nhà phát minh ra chất nổ, mới qua đời hôm qua, đã nghĩ ra một cách để nhiều người bị giết trong chiến tranh hơn trước đó, và ông đã qua đời là một người rất giàu có”. Chỉ có một vấn đề mà thôi: ấy là Alfred Nobel chưa chết. Chắc là vậy, chính người anh ruột của ông đã qua đời, nhưng phóng viên tờ báo không cứ cách nào đó đã sai trật. Bất chấp điều gì đã xảy ra, câu chuyện đã có một tác dụng trên Alfred Nobel. Ông quyết định muốn làm cho thiên hạ nhìn biết một việc gì đó khác hơn là việc phát triển phương tiện giết người quá hiệu quả và cho việc tích lũy sự giàu có. Vì vậy, ông đã khởi xướng Giải Thưởng Hoà Bình Nobel, phần thưởng cho các nhà khoa học, các học giả nào thúc đẩy sự hoà bình. Nobel nói: “Mỗi người cần phải có cơ hội điều chỉnh lại mộ chí của mình ở đoạn giữa rồi viết ra một câu mới” [Rodney J. Buchanan, Flood Insurance (Genesis 6.1-13) Preached at Mulberry Street United Methodist Church on January 9, 2000. http.//www.mulberryumc.org/Sermons/Jan09_00.htm].
Bạn sẽ được ghi nhớ như thế nào khi thì giờ của bạn ở trên đất không còn nữa? Khi bạn qua đi, những người khác sẽ mô tả đức tin của bạn nơi Đức Chúa Trời như thế nào? Bạn có sửa soạn cho sự phán xét của Đức Chúa Trời chưa? Câu chuyện nói về Nôê sẽ thách thức chúng ta trả lời cho các thắc mắc nầy. Ngày nay, chúng ta sẽ xem xét phần hay nhất trong ba chương vì câu chuyện sẽ kéo dài ở đây. Chúng ta sẽ đọc qua tiểu đoạn nầy vì chúng ta đánh giá cao việc học hỏi Lời của Đức Chúa Trời, nhưng một số tiểu đoạn cần phải được chú ý nhiều hơn.
1. Hãy viết mộ chí cho mình (6.9-12). Môise viết: “Nầy là dòng dõi của Nô-ê [Đây là phần dài nhất trong 10 đoạn chép về “toledot” (“đây là phần ghi lại về các thế hệ”) in Sáng thế ký (6.9-9.29)]. Nô-ê trong đời mình là một người công bình và trọn vẹn, đồng đi cùng Đức Chúa Trời. Nô-ê sanh ba con trai là Sem, Cham và Gia-phết” (6.9-10). Ở 6.8, Nôê “được ơn” hay “ân điển” nhờ đức tin [Hêbơrơ 11.7 chép: “Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy”]. Kế đó ở 6.9-10, chúng ta tiếp thu bốn việc quan trọng về Nôê. Thứ nhứt, Nôê là một “người công bình” [Cũng xem Giăng Báptít (Mác 6.20) và Simêôn (Luca 2.25)]. Từ ngữ được dịch là “công bình” (tsaddiq) bao hàm “phù hợp với tiêu chuẩn” [Kaiser viết: “Ý chính là “sống ngay thẳng”. Từ đây mới có ý tưởng nói tới một “tiêu chuẩn” và việc sống “ngay thẳng”. “Đức Giê-hô-va là công bình trong mọi đường Ngài, hay làm ơn trong mọi công việc Ngài” (Thi thiên 145.17). Vì vậy, các tiêu chuẩn và sự phán xét có trong Lời của Ngài đều là công bình (Thi thiên 119.144, 160, 172)”. Từ ngữ công bình có ý nói rằng ông chấp nhận và sử dụng tiêu chuẩn công bình cho lối sống và hành vi của ông. Công bình đó không ám chỉ sự trọn vẹn. Từ ngữ trong bản thân nó không thiết lập sự nhất trí hoàn toàn các hành vi, bất kỳ hành vi nào đạt hơn khi nối kết với Ta-ma trong Sáng thế ký 38.26. Kinh thánh chỉ ra một đánh giá về sự ngay thẳng có tính so sánh giữa Ta-ma và Giu-đa. Khi Giu-đa bị chỉ ra là kẻ tà dâm bởi cái thai của Ta-ma, ông nói: ‘Nàng phải (ngay thẳng) hơn ta’ — nghĩa là, trong lòng nàng vốn ngay thẳng khi hành động như nàng đã làm hơn Giu-đa trong những gì ông đã làm. Điều nầy khó trở thành một sự xác nhận hoàn toàn về Ta-ma hay về các hành vi của nàng. Cách sử dụng chính từ ngữ nầy cũng không phải là một sự xác nhận hoàn toàn về Nôê” (Author’s italics) Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed]. Trong trường hợp của Nôê, ông sống phù hợp với tiêu chuẩn do Đức Chúa Trời đề ra. Ông có khả năng làm như vậy vì Đức Chúa Trời ban ơn cho ông. Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng ân điển của Đức Chúa Trời luôn đến trước bất cứ việc gì. Thật là dễ suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta vì thực sự chúng ta được nắn nên bởi giống gì, vì những gì chúng ta đã làm, hay có thể trở thành. Nhưng Đức Chúa Trời không yêu thương chúng ta vì cớ đó, Ngài cũng không gia ơn cho chúng ta vì cớ đó. Ngược lại, Ngài yêu thương chúng ta chỉ vì Ngài yêu thương chúng ta mà thôi. Ngài gia ơn cho chúng ta chỉ vì Ngài yêu thương mà thôi (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 7.7-8). Đây là một lẽ thật cho chúng ta phải hiểu rõ. Chúng ta không kiếm được ân sũng hay sự ưu ái của Đức Chúa Trời (Êphêsô 2.8-9); Ngài hiến ơn ấy cho chúng ta vì ý thích riêng tốt lành của Ngài (Êphêsô 1.4-6). Không những Nôê là một người công bình, mà II Phierơ 2.5 còn nói cho chúng ta biết rằng ông cũng là “thầy giảng đạo công bình” nữa. Nôê đã rao giảng sự công bình theo cùng một phương thức mà tổ phụ ông là Hê-nóc đã rao giảng trước đó (Giuđe 1.14-15). Lý do ông có thể làm công việc nầy, ấy là chính mình ông là công bình. Lý do mà chúng ta không có sự rao giảng nhiều về sự công bình trong thời của chúng ta, ấy là những người tuyên xưng Đấng Christ thường không sống loại đời sống công bình [James Montgomery Boice, Genesis 1-11. Vol. 1 (Grand Rapids. Baker, 1982 [1998]), 323]. Có phải bạn đang sống với “sự công bình” không? Có phải đời sống của bạn thích ứng với những điều bạn tin quyết không?
Thứ hai, Nôê là “trọn vẹn” [Cũng xem Ápraham (Sáng thế ký 17.1) và Gióp (Gióp 1.1). Kaiser viết: “Kinh thánh có một tấm gương nổi bật về con người ‘trọn vẹn’. Gióp. Kinh thánh nói rằng ông vốn ‘trọn vẹn’ (Gióp 1.1). Ông cũng xưng rằng ông là ‘thanh liêm’ hay ‘trọn vẹn’ trong Gióp 9.21-22, 12.4 và 31.6. Ngay cả khi chịu cuộc tấn công nặng nề, ông vẫn dứt khoát về sự ‘trọn vẹn’ của mình (cùng chữ — Gióp 27.5). Và không phải chỉ có mình ông trong ý kiến nầy, vì vợ ông đã gán sự ‘trọn vẹn’ cho ông (Gióp 2.9). Thậm chí Đức Giêhôva ở trên trời đã đồng ý rằng quả thật Gióp là ‘trọn vẹn’ hay ‘ngay thẳng’ (Gióp 1.8; 2.3). Mặc dù tất cả những tiêu chuẩn cao cả nầy nói tới Gióp, ông vốn biết mình là một tội nhân, vì ông thắc mắc: ‘Nhưng làm thế nào cho loài người được công bình trước mặt Đức Chúa Trời?’ (Gióp 9.2). Ông còn công nhận sâu xa hơn về tội lỗi của mình (Gióp 10.6; 14.16-17). Cho nên, cách sử dụng từ trọn vẹn không ám chỉ một người đã đạt tới sự trọn lành hoặc một tình trạng trong đó người ta không có tội lỗi nữa. Thậm chí tạo vật trong vườn Ê-đen (có lẽ là Lucifer) đã được dựng nên ‘trọn vẹn’ lại được thấy là có khả năng phạm tội” (Êxêchiên 28.13-15). (Author’s italics) Kaiser, Hard Sayings of the Bible, Electronic ed]. Từ ngữ “trọn vẹn” (tamim) bao gồm ý tưởng về sự hoàn toàn. Nôê thích ứng với tiêu chuẩn do Đức Chúa Trời đề ra và đời sống ông là “trọn vẹn”, mà chẳng có một sự sai trật nào. Cụm từ bổ nghĩa “trong đời mình” chỉ ra mọi sự rất rõ ràng là sự công bình của Nôê và sự trọn vẹn đứng vững nghịch lại tình trạng tội lỗi của những kẻ đồng thời với ông. Không những Nôê sống công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời; ông cũng có một tiếng tăm đáng tin cậy giữa vòng dân sự trong thời của ông. Họ không thể chỉ ra một sự sai trái nhỏ nhặt nào nơi ông. Ông vốn trọn vẹn. Arthur Friedman từng nói: “Bậc thiên tài đã khâm phục. Bậc giàu có đã ghen tỵ. Bậc quyền thế lấy làm sợ hãi. Nhưng chỉ có hạng người nhơn đức mới đáng tin cậy mà thôi” [Bill Thrall, Bruce McNicol, and Ken McElrath, The Ascent of a Leader (San Francisco. Jossey-Bass, 1999), 73]. Nhân cách của bạn có đòi hỏi sự tin cậy của dân sự trong thời của bạn không?
Thứ ba, Nôê “đồng đi cùng Đức Chúa Trời” [Bản Hêbơrơ đặt chút ít nhấn mạnh vào sự thực chính Đức Chúa Trời là Đấng mà ông đã đồng đi với. Ở chỗ nầy đúng ra phải đọc như vầy: “Nôê đã bước đi với Đức Chúa Trời” (đối chiếu Hê-nóc trong Sáng thế ký 5.22, 24). Sailhamer viết: “Cùng cách lý giải việc cứu Hê-nóc ra khỏi sự chết (‘ông đồng đi cùng Đức Chúa Trời’) được dùng làm cơ sở cho sự giải cứu Nôê ra khỏi sự chết trong Nước Lụt. ‘Ông đồng đi cùng Đức Chúa Trời’. Cho nên trong câu chuyện nói về Nôê và Nước Lụt, tác giả đã lặp lại bài học nói về Hê-nóc. Sự sống đến qua việc ‘đồng đi cùng Đức Chúa Trời’” John H. Sailhamer, The Pentateuch as Narrative (Grand Rapids. Zondervan, 1992), 119]. Điều nầy có ý nói ông đã có mối tương giao hàng ngày, từng bước một với Đức Chúa Trời. Ông đã có Đức Chúa Trời là bạn đồng hành với ông khi ông bước đi qua cuộc sống [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 1-11 (Kent, England. Sovereign World, 1997), 126]. Loại tương giao mật thiết nầy không xảy có bởi sự thẩm thấu đâu; nó phải được gieo ra. Nó có được là do sống tin kính. Có phải bạn đang đồng đi với Đức Chúa Trời cách hứng thú không?
Sau cùng, Nôê đồng đi với Đức Chúa Trời trước mặt gia đình của ông [Matthews lưu ý: “Nôê được mô tả là Adam redivivus (phục sinh). Ông là nhân vật sống sót và là người kế tục Adam; cả hai đều ‘đồng đi’ với Đức Chúa Trời; cả hai đều là những kẻ nhận lãnh ơn phước được hứa cho; cả hai đều là những quản gia các tạo vật thấp kém hơn; cả hai đều là cha của ba người con; cả hai đều là những tay lao động đối với đất; cả hai đều phạm tội qua trái của cây; và cả hai đều là cha của một người con gian ác bị đặt dưới sự rủa sả”. Kenneth A. Matthews, Sáng thế ký 1.1-11.2, Vol. 1 (Nashville. Broadman & Holman, 1996), 351, cf. 359. See also Bruce K. Waltke, Genesis. A Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 127-130]. Sự tin kính của Nôê là sự tin kính của một con người có dính dáng với cuộc sống đời thường. Ông không lui đi khỏi xã hội. Sự tin kính thực chẳng phải như thế đó đâu. Nôê đã sống ngoài và về thế giới của Đức Chúa Trời. Ông đã chu cấp cho gia đình ông [Eaton, Genesis 1-11, 127]. Sự kết nối tên của mấy người con của ông với lối sống trung tín của ông chắc chắn chỉ ra rằng Nôê đã ảnh hưởng gia đình ông trong các vụ việc thuộc linh. Hiển nhiên, Nôê đã dạy dỗ gia đình ông phải tin theo Đức Chúa Trời …và họ đã tin! Thường thì khi một người chồng, người cha nắm lấy chức năng lãnh đạo thuộc linh trong gia đình, thì toàn bộ gia đình đáp ứng theo sự lãnh đạo của ông.
Tuy nhiên, thật là thú vị khi thấy rằng những kẻ trở lại đạo của Nôê chỉ là vợ, các con trai, và mấy người dâu của ông (6.18). Rõ ràng, không có một người nào ngoài gia đình ông chịu chú ý đến những gì ông đã nói. Ông đã rao giảng trong 120 năm mà chẳng có ai chịu tin theo, chỉ có chính gia đình ông tin theo mà thôi. Tuy nhiên, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Nôê đã chỉ làm được có thế. Buồn thay, tôi có biết nhiều người nam người nữ đã miệt mài trong việc đưa dẫn thế giới của họ đến với Đấng Christ, thế mà họ lại thất bại không dẫn đưa được chính gia đình của họ. Đây là một sự bôi bác! Ưu tiên một của chúng ta phải luôn luôn là ảnh hưởng các thành viên trong gia đình mình cho Đấng Christ. Đây là một trong các đòi hỏi cao nhất của chức năng lãnh đạo; con cái phải tin Chúa và quản trị giỏi gia đình mình (I Timôthê 3.4-5, 12; Tít 1.6). Có phải đây là sự tin quyết của bạn không? Có phải bạn đang đầu tư hết mức vào gia đình của mình không?
Tôi cần phải đi xa hơn. Tôi tin một nguyên tắc quan trọng đã được phác hoạ ra ở đây. Đức tin và sự vâng phục của Nôê đã kết quả trong sự cứu rỗi và sự vâng phục của gia đình ông. Nguyên tắc nầy cũng kết quả trong đời sống của chúng ta là bậc cha mẹ và ông bà. Không may thay, nhiều người trong chúng ta lấy làm ngạc nhiên tại sao con cháu chúng ta không hướng vào con đường mà chúng ta ưa thích. Thường thì chúng ta không dừng lại để thắc mắc liền: chúng ta đã đóng vai trò gì trong chỗ thiếu thốn thuộc linh của chúng? Chúng ta trông mong con cái chúng ta biết vâng phục như thế nào nếu chúng ta không vâng phục? Khi bậc phụ huynh Cơ đốc buồn rầu về đứa con hư mất chống nghịch lại Đức Chúa Trời, Lời của Ngài, Con của Ngài, và Hội thánh của Ngài, họ lấy làm lạ không biết chúng học nổi loạn ở đâu? Thường thì con trẻ học tập tại nhà, từ bố mẹ đã sống loạn nghịch ở một lãnh vực nào đó trong cuộc sống [John Phillips, Introducing People of the Bible. Volume Four (Neptune, New Jersey. Loizeaux, 1999), 12]. Hỡi những người làm bố mẹ, chúng ta phải sống theo tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời đã đề ra cho chúng ta nếu chúng ta hy vọng con cái chúng ta sẽ trở thành hạng môn đồ kết quả.
Trong 6.11-12, Môise tiếp tục viết: “Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời và đầy dẫy sự hung ác. Nầy, Đức Chúa Trời nhìn xem thế gian, thấy điều bại hoại, vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại”. Ba lần trong 6.11-12 chúng ta được truyền cho biết đất đã trở nên “bại hoại” là thể nào [Từ ngữ được dịch là “bại hoại” là một từ rất phong phú trong ý nghĩa của nó. Nó được sử dụng để mô tả một chiếc áo sơ mi bị vấy bẩn lắm không còn mặc được nữa hoặc một miếng đất sét bị tì trong quá trình sản xuất khiến nó không còn sử dụng được nữa] (đối chiếu 1.31). Từ nói tới “hung ác” được sử dụng nói tới cướp bóc, lấy vợ bằng bạo lực, và giết người. Toàn bộ khung xã hội đã bị phân hủy và đời sống con người không còn thánh sạch và đáng trọng nữa (xem Êsai 59.6-8). Hai từ “bại hoại” và “hung ác” (Thi thiên 14.1-3) cung ứng cho chúng ta theo thứ tự nhân cách và cách biểu lộ của tội lỗi, nhân và quả. Sự bại hoại đã dẫn tới sự hung ác, vì sự xấu xa luôn luôn dẫn tới hành động tàn ác không hình thức nầy thì cũng hình thức kia. Một đời sống nào sai trật với Đức Chúa Trời nhất thiết phải sai trật với đồng loại của nó [Trong khi Đức Chúa Trời đã chúc phước gia đình nhân loại với quyền phép của sự sinh sôi nẩy nở làm đầy dẫy đất (1.28; 9.1), những kẻ có tội nầy đã “đầy dẫy đất” bằng cách làm nẩy nở sự “hung ác” (đối chiếu 6.13; Êxêchiên 8.17; 28.16). Matthews, Genesis 1.1-11.2, 359].
Cần phải công nhận rằng Nôê đã sống trong thời buổi thật đáng kinh. Thế gian ở chung quanh ông vốn suy đồi và bại hoại; thế mà Nôê đã sống một đời sống không bị quở trách. Khi tất cả con người ở quanh ông đang chìm đắm trong điều ác và kiếm được sự thạnh nộ và sự phán xét của Đức Chúa Trời, Nôê đã để lòng mình bước theo con đường được tìm thấy trong Thân Vị và bổn tánh của Đức Chúa Trời. Ông đã đứng trên đất mình và không chịu ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra ở quanh ông. Nếu Nôê đã sống như thế, thì bạn cũng phải sống y như thế. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi sự “thuộc về sự sống và sự tin kính” (II Phierơ 1.3).
2. Vâng theo Lời của Đức Chúa Trời (6.13-22). [Youngblood bình luận như sau: “Từ ngữ Hy bá lai dịch là ‘tàu’ trong câu chuyện nói tới Nước Lụt đã được sử dụng trong Cựu Ước hầu như đề cập đến chiếc tàu của Nôê. Nó xuất hiện ở chỗ khác chỉ ở Xuất Êdíptô ký 2, ở đó nó được dịch là ‘rương’ (2.3, 5). Khi chiếc tàu cứu Nôê cùng 7 người khác khỏi mồ mả đại dương kia, cũng vậy, chiếc rương đã cứu con trẻ Môise khỏi một số phận tương tự” Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 89]. Ở 6.13, Môise viết: “Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nô-ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt-trừ họ cùng đất’”. Trong ba câu, lần thứ hai Đức Giêhôva nhắc tới sự “hung hăng” của nhân loại (xem 6.11; đối chiếu 49.5). Kế đó Ngài bảo Nôê rằng Ngài sắp sửa “diệt trừ” [Từ ngữ được dịch là “diệt trừ” (shachath) trong mệnh đề: “Ta sẽ diệt trừ họ cùng đất”, là cùng một chữ được dịch là “bại hoại” và “bị bại hoại” (shachath) ở 6.12. Nhân loại đã bại hoại theo đường lối của họ, và cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ làm cho bại hoại, nghĩa là, diệt trừ họ] hạng người hung hăng nầy “cùng đất” [Về sau Đức Chúa Trời bảo Ápraham rằng Ngài định hủy diệt thành Sô-đôm (Sáng thế ký 18.17-21)]. Tiểu đoạn nầy tỏ ra rằng đất và thiên nhiên phải chịu khổ vì cớ tội lỗi của con người (đối chiếu 3.17-19; 4.12; Rôma 8.20-21).
Trong 6.14-16, Nôê nhận lãnh những huấn thị rất chi tiết mà ông phải làm theo khi đóng chiếc tàu [Về sau Môise nhận lãnh những huấn thị rất chi tiết mà ông phải làm theo khi xây dựng đền tạm. Cả hai người đều noi theo những huấn thị ấy và đã nhận lãnh sự khen ngợi (6.22; Xuất Êdíptô ký 39.42-43; Lê vi ký 8.36; Dân số ký 27.22; Phục truyền luật lệ ký 34.9). Cả hai người đều đã khai mào cho một kỷ nguyên mới. Trong chỗ nầy, Môise là một Nôê khác. Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Sáng thế ký.pdf, 2004), 77]. Các thành phần là “cây gô-phe” (hoặc “gỗ bách”) và “chai”. Kích thước như sau: [Sailhamer viết: “Mục đích của tác giả là vẽ ra bảng danh sách những điểm đặc biệt dành cho chiếc tàu trong chương 6, như với các chi tiết của việc xây dựng đền tạm, không phải để cho độc giả có thể hình dung được chiếc tàu hay đền tạm giống như cái gì, mà thay vì thế, để cho độc giả hiểu được sự quan tâm rất tỉ mỉ mà với đó những cá nhân tin kính và mẫu mực nầy phải noi theo trong phần việc của họ vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Họ đã “hết lòng” vâng theo Đức Chúa Trời’” Sailhamer, The Pentateuch as Narrative, 125].
Kích thước
Tàu Nôê
Chỉ số tương đương hiện thời
Bề dài
450 feet
1½ sân bóng của Mỹ
Bề rộng
75 feet
7 chỗ đậu xe
Bề cao
45 feet
3 tầng
Hình khối
1.5 triệu feet3
800 toa xe lửa
Sức chứa
14.000 tấn trọng tải
Nữ vương Đông phương
Chúng ta có thể nói, chiếc tàu có hình thù giống như một cái hộp hình chữ nhật có mái che, với khoảng không 18 inch dưới mái che đó, để ánh sáng có thể lọt vào bên trong tàu từ mọi hướng. Thiết kế nầy sử dụng không gian rất hiệu quả. Chiếc tàu sẽ vững chắc trên mặt nước. Đúng chiếc tàu nầy là một con vật khổng lồ! Nôê có phần việc phải làm đủ để giữ ông phải lo liệu trong một thế kỷ. Hãy nhớ, chẳng có một chiếc xe tải, không có một cái cưa, và không có một chiếc cần trục nào cả [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 135].
Người ta đã đưa ra thắc mắc là: Làm sao chiếc tàu Nôê có thể giữ được hơn nửa tỉ loài vật được? Thứ nhứt, quan niệm hiện đại về “loài” không giống như “loại” trong Kinh thánh. Có lẽ chỉ có vài trăm “loại” khác nhau loài thú đồng ở trên đất đã được đưa vào tàu. Các sinh vật biển còn ở lại trong biển, và nhiều loài đã sống sót trong hình thái trứng. Thứ hai, Nôê đã tiếp các loài động vật lớn con trong dạng còn nhỏ tuổi. Thứ ba, như tôi đã nói rồi, chiếc tàu không phải là nhỏ đâu; nó là một cấu trúc đồ sộ — kích cở của một tàu thủy đi biển hiện đại. Hơn nữa, nó có tới ba tầng (6.16), khoảng không gian của nó tăng gấp ba tổng cộng có tới 1.5 triệu feet khối! Khi đưa ra những yếu tố nầy, có nhiều phòng cho tất cả các loài thú, đồ ăn cho chuyến hải hành, và 8 con người trên đó [Norman Geisler and Thomas Howe, When Critics Ask (Wheaton, IL. Victor, 1992), 42-43].
Sau khi cung ứng phần kích thước, ở 6.17, Đức Chúa Trời phán: “Còn ta đây, ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất, đặng diệt tuyệt các xác thịt có sanh khí ở dưới trời; hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ chết hết”. Câu nầy đặt phần nhấn mạnh lên vai trò cá nhân của Đức Chúa Trời trong cơn bão sắp xảy ra. Cụm từ: “Còn ta đây, ta” nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về các thảm hoạ trong thiên nhiên. Ngài là Đấng nắm quyền tối hậu của vũ trụ. Vì lẽ đó, chúng ta có thể tin cậy nơi Ngài và những gì Ngài mang lại cho đời sống của chúng ta và đời sống của nhiều người khác.
Tuy nhiên, ở giữa lời hứa về nạn lụt, có những tin tức tốt lành. Ở 6.18, Đức Chúa Trời phán với Nôê: “Nhưng ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, rồi ngươi và vợ, các con và các dâu của ngươi, đều hãy vào tàu”. Đây là lần xảy có đầu tiên của từ ngữ “giao ước” (berith) trong Cựu Ước [Trong Sáng thế ký , từ ngữ “giao ước” xuất hiện 27 lần. Trong 22 trường hợp, từ ngữ nầy được nối kết với sự rời rộng của Đức Chúa Trời đối với thế gian qua Nôê (6.18; 9.9, 11, 12, 13, 15, 16, 17) hay với dòng dõi của Ápraham qua Ápraham (15.18; 17.2, 4, 7, 9, 10, 11, 13, 14, 19, 21). Trong 5 phần tham khảo (14.13; 21.27, 32; 26.28; 31.44) con người thực hiện những lời thề với nhau. Eaton, Genesis 1-11, 131]. Ở đây, ở giữa sự phán xét, Đức Giêhôva đã cúi xuống đặng làm thoả mãn các nhu cần của tôi tớ Ngài (Thi thiên 40.1; 113.6) [Earl Radmacher, Ronald B. Allen, H. Wayne House, eds. New Illustrated Bible Commentary (Nashville. Nelson, 1999), 19]. Trong sự khuấy động của tai hoạ và thử thách của chúng ta, Đức Chúa Trời muốn làm y như thế cho chúng ta. Ngài ao ước phán cùng chúng ta qua Lời của Ngài. Ngài muốn chúng ta kéo đến gần Ngài. Có phải bạn chạy đến với Ngài hay lui đi khỏi Ngài? Câu nầy cũng minh hoạ cho một nguyên tắc Kinh thánh quan trọng khác. Trong khi Đức Chúa Trời ban hiến ơn cứu rỗi và tình yêu thương của Ngài cho những cá nhân, Ngài luôn quan tâm đến gia đình của họ nữa [Thí dụ, Sáng thế ký 17.7-27; Phục truyền luật lệ ký 30.19; Thi thiên 78.1-7; 102.28; 103.17-18; 112.1-2l Công vụ các sứ đồ 2.38-39; I Côrinhtô 7.14]. Công vụ các sứ đồ 16.31 tóm tắt nguyên tắc nầy: “Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi” [Youngblood, The Book of Genesis, 91]. Đức Chúa Trời yêu thương mới cứu nhiều gia đình.
Chương 6 kết thúc với lời lẽ nầy: ‘“Về các loài sanh vật, ngươi hãy dẫn xuống tàu mỗi loài một cặp, có đực có cái, có trống có mái, hầu cho ở cùng ngươi đặng giữ tròn sự sống; chim tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, côn trùng tùy theo loại, mỗi thứ hai con, sẽ đến cùng ngươi, để ngươi giữ tròn sự sống cho. Lại, ngươi hãy lấy các thứ đồ ăn đem theo, đặng để dành làm lương thực cho ngươi và các loài đó. Nô-ê làm các điều nầy y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn” (6.19-22).
Rõ ràng, tất cả các loài vật đều “đến cùng” Nôê một cách tình nguyện (6.20). Dường như là ông không phải săn tìm chúng hay tìm kiếm chúng ở những vùng sâu vùng xa. Bản năng tự nhiên của chúng vì sự tự bảo tồn, được thúc đẩy bởi một hành động đặc biệt của Đức Chúa Trời, đã đưa chúng không sai sót đến với chiếc tàu của Nôê [Youngblood, The Book of Genesis, 92].
Chìa khoá cho sự hiểu biết những truyện tích trong Kinh thánh là những điều được lặp đi lặp lại trong văn mạch. Ở 6.22, Môise ghi lại câu nói quan trọng nầy: “Nô-ê làm các điều nầy y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn”. Trong chương 7, khi ấy ông lặp lại câu nói nầy thêm ba lần nữa (7.5, 9, 16). Điều nầy cho chúng ta biết Đức Chúa Trời phải được tuân theo trong mọi huấn thị của Ngài nếu dân sự Ngài mong hưởng được bông trái của sự sống và phước hạnh (thí dụ, Phục truyền luật lệ ký 26.16-19; 28.1-14) [Matthews, Genesis 1.1-11.2, 363].
Trước khi chúng ta bước sang chương 7, chúng ta phải mau chóng đặt mình vào đôi giày của Nôê. Mặc dù ông bị đưa vào trang nhất của tờ báo trong thời của ông là một “thầy dạy đạo công bình” (II Phierơ 2.5), ông đã không nao núng khi sự chỉ trích đến. Không nghi ngờ chi nữa, ông bị người ta cho là dại dột và chẳng ra gì hết [Erwin W. Lutzer, When a Good Man Falls (Wheaton, IL. Victor, 1985), 35]. Hãy tưởng tượng xem có bao nhiêu lời nói đùa về Nôê trải hơn một thế kỷ! Nhưng ông cứ tiếp tục tin tưởng và làm việc. Nôê đã giữa lấy sự vâng phục, lo làm theo chính xác những gì Đức Chúa Trời đã phán dạy trong 25, 50, 75, 100 năm…cho tới khi chiếc tàu nằm như cổ quan tài to tướng ở trên đất [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 137]. Đúng là một sự nhắc nhớ đầy quyền lực mà đôi khi Đức Chúa Trời kêu gọi các tôi tớ của Ngài phải vâng theo Ngài thậm chí khi dường như lời kêu gọi ấy chẳng có ý nghĩa gì hết. Các tình huống như thế nầy, mọi sự chúng ta có thể làm là tin cậy vào những lời hứa của Lời Đức Chúa Trời.
Tiểu đoạn nầy cũng nhắc cho chúng ta nhớ rằng sống hiệp lẽ với Đức Chúa Trời là điều khả thi, dầu ở giữa bất công chung quanh. Đức Chúa Trời cũng y như thế hôm nay giống như Ngài đã ở cùng Nôê, và nếu chúng ta chịu sẵn lòng lo tròn mọi sự, chúng ta cũng sẽ đồng đi cùng Đức Chúa Trời và làm đẹp lòng Ngài.
3. Tin cậy nơi sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời (7.1-16). Môise viết: “Đức Giê-hô-va phán cùng Nô-ê rằng: Ngươi và cả nhà ngươi hãy vào tàu, vì về đời nầy ta thấy ngươi là công bình ở trước mặt ta. Trong các loài vật thanh sạch, hãy đem theo mỗi loài bảy cặp, đực và cái; còn loài vật không thanh sạch mỗi loài một cặp, đực và cái. Cũng hãy đem theo những chim trời, mỗi thứ bảy cặp, trống và mái, để giữ giống ở trên khắp mặt đất. Vì còn bảy ngày nữa, ta sẽ làm mưa xuống mặt đất, trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm; ta sẽ tuyệt diệt khỏi đất hết các loài của ta đã dựng nên. Đoạn, Nô-ê làm theo mọi điều Đức Giê-hô-va đã phán dặn mình”. Có bao nhiêu loài thú bước vào chiếc tàu? Sự thực cho thấy rằng chẳng có một sự tương hợp nào giữa hai đoạn Kinh thánh: Sáng thế ký 7.2-3 thì chính xác hơn 6.19-20 về thắc mắc bao nhiêu loại và số lượng loài thú, loài chim sẽ lên tàu. Huấn thị đầu tiên của Nôê là phải nhận từng cặp các loài tạo vật lên tàu để bảo tồn sự sống của chúng (6.19-20). Đây là công thức cơ bản. Thế rồi, ông nhận được nhiều huấn thị đặc biệt về việc nhận lãnh 7 cặp loài vật thanh sạch và 7 cặp từng loài chim. Mục đích của con số nầy trở nên rõ ràng chỉ sau khi nước lụt. Các loài chim sẽ được cần đến để thám sát đất (8.7-12), và loài vật thanh sạch [Đức Chúa Trời không tỏ ra cơ sở cho sự phân biệt của Ngài giữa loài vật thanh sạch và ô uế ở đây (7.2). Những kẻ láng giềng thờ lạy hình tượng của Israel cũng lưu ý phân biệt sạch và không sạch giữa các loài vật mặc dù họ ở những xứ khác nhau. Trong luật pháp Môise, Đức Chúa Trời phân biệt sâu xa giữa các thứ đồ ăn. Đức Chúa Jêsus Christ và sứ đồ Phaolô đã dạy rằng những phân biệt giờ đây không còn nữa, cái điều quan trọng là mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời (Mác 7.15, 19; đối chiếu Công vụ các sứ đồ 10.15; 11.9; Rôma 14.14)]. và các loài chim sẽ được dùng làm sinh tế dâng cho Đức Giêhôva (8.20). Nếu Nôê chỉ lấy một cặp của mỗi loài và rồi dâng làm tế lễ cặp nầy, những cặp đặc biệt nầy sẽ bị tuyệt chủng hoàn toàn [Kaiser viết: “Sự giải thích đơn giãn và thích ứng nhất, ấy là chương 6 của sách Sáng thế ký chứa những hướng dẫn tóm tắt chung chung — lấy hai con mỗi loài. Sau khi Nôê đã hiểu rõ những huấn thị nầy rồi, Đức Chúa Trời mới phán thật đặc biệt về vai trò của các loài thú và loài chim phải đóng. Kinh thánh không chỉ ra sự phân biệt như thế nào giữa “sạch” và “không sạch”. Về sau trong luật pháp Môise sẽ phê chuẩn sự phân biệt nầy và xác định nó theo hình thức. Nhưng chúng ta không nhận được bất kỳ một sự tỏ ra nào về nguồn gốc của sự phân biệt, giống như chúng ta bị bỏ lại trong tối tăm về cách thức và khi nào toàn bộ ý tưởng về các con sinh được tỏ ra. Ca-in and Abên cả hai đều đã dâng tế lễ, nhưng một sự công bố về hình thức khánh thành nghi thức nầy đã không được ghi lại”. Kaiser, Hard Sayings of the Bible, Electronic ed].
Đức Chúa Trời vẫn là một Đức Chúa Trời thánh khiết. Ngài vẫn thù ghét tội lỗi. Ngài vẫn chậm xét đoán. Ngài quan sát tội lỗi của con người và cảnh cáo rằng nó sẽ không được phép tiếp diễn và tiếp diễn cho đến đời đời. Đức Chúa Trời nói cho thế giới đó biết những điều Ngài sẽ làm. Thế giới của chúng ta cũng sẽ đi đến mức cuối cùng (II Phierơ 3.1-13). Chúng ta thấy được sự phán xét của Đức Chúa Trời đang trên đường tiến của nó [Eaton, Genesis 1-11, 128]. Trong ân điển của Ngài, Đức Chúa Trời cảnh cáo dân sự Ngài. Ngài nói cho chúng ta biết rồi đây hạng người tội lỗi không đáng được sống ở trên đất của Ngài. Đây là sứ điệp căn bản của Nạn Lụt trong sách Sáng thế ký.
Trong 7.6-16, Môise viết: “Vả, khi lụt xảy ra, và nước tràn trên mặt đất, thì Nô-ê đã được sáu trăm tuổi. Vì cớ nước lụt, nên Nô-ê vào tàu cùng vợ, các con trai và các dâu mình; loài vật thanh sạch và loài vật không thanh sạch, loài chim, loài côn trùng trên mặt đất, từng cặp, đực và cái, trống và mái, đều đến cùng Nô-ê mà vào tàu, y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn người. Sau bảy ngày, nước lụt xảy có trên mặt đất. Nhằm năm sáu trăm của đời Nô-ê, tháng hai, ngày mười bảy, chính ngày đó, các nguồn của vực lớn nổ ra, và các đập trên trời mở xuống; mưa sa trên mặt đất trọn bốn mươi ngày và bốn mươi đêm. Lại cũng trong một ngày đó, Nô-ê với vợ, ba con trai: Sem, Cham và Gia-phết, cùng ba dâu mình đồng vào tàu. Họ và các loài, thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, côn trùng trên mặt đất tùy theo loài, chimtùy theo loại, và hết thảy vật nào có cánh, đều từng cặp theo Nô-ê vào tàu; nghĩa là mọi xác thịt nào có sanh khí, một đực một cái, một trống một mái, đều đến vào tàu, y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn; đoạn, Đức Giê-hô-va đóng cửa tàu lại”. Câu chuyện về nước lụt tràn ngập đất có cả hai yếu tố: oai nghi và khủng khiếp. Môise vốn cẩn thận khi mô tả nước lụt theo những giới hạn hồi tưởng lại sự sáng tạo. Giống như Sáng thế ký 1, câu chuyện nói về nước lụt được cấu trúc bởi một cách kể chuyện đếm từng ngày rất cẩn trọng (tổng cộng 371 ngày) [Paul Wright, ed., Genesis. Shepherd’s Notes (Nashville. Broadman, 1997), 30].
7 ngày chờ nước lụt đến (7.4, 10),
40 ngày nước lụt dâng lên (7.12, 17),
150 ngày nước dâng cao (7.24; 8.3),
40 ngày nước rút xuống (8.6),
7 ngày chờ cho nước rút (8.10), và
Thêm 7 ngày chờ cho nước rút hết (8.12).
4. Ghi nhớ quyền phép của Đức Chúa Trời (7.17-24). Môise viết: “Nước lụt phủ mặt đất bốn mươi ngày; nước dưng thêm nâng hỏng tàu lên khỏi mặt đất. Trên mặt đất nước lớn và dưng thêm nhiều lắm; chiếc tàu nổi trên mặt nước. Nước càng dưng lên bội phần trên mặt đất, hết thảy những ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập. Nước dưng lên mười lăm thước cao hơn, mấy ngọn núi đều ngập. Các xác thịt hành động trên mặt đất đều chết ngột, nào chim, nào súc vật, nào thú rừng, nào côn trùng, và mọi người. Các vật có sanh khí trong lỗ mũi, các vật ở trên đất liền đều chết hết. Mọi loài ở trên mặt đất đều bị hủy diệt, từ loài người cho đến loài thú, loài côn trùng, cùng loài chim trời, chỉ còn Nô-ê và các loài ở với người trong tàu mà thôi. Nước dưng lên trên mặt đất trọn một trăm năm mươi ngày”. Nước lụt [Câu chuyện nước lụt chỉ ra trước cho Môise và sự tránh thoát của người Hêbơrơ qua Biển Đỏ. Điều nầy được chứng kiến một lần nữa bởi từ ngữ ‘đất liền’ (haraba) trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta (7.22) thay vì là ‘đất khô’ (yabasa) như thường lệ. Từ ngữ nầy xảy ra 8 lần, chỉ thêm một lần tại Xuất Êdíptô ký 14.21, ở đây nó mô tả sự biến đổi của biển thành ‘đất khô’ bởi một trận ‘gió đông mạnh’. Việc xuất Ai cập nầy tương đương được khẳng định bởi 8.1b, ở đây nói Đức Chúa Trời dẫn một trận ‘gió’ đến trên mặt nước. Về sau Israel tự xác định mình với Nôê và nhóm nhỏ những kẻ sống sót đã tránh thoát kẻ ác bởi những việc làm đáng sợ của Đức Chúa Trời. Matthews, Genesis 1.1-11.2, 381-82], phải là một sự nhắc nhớ cho chúng ta đến thực tại về sự phán xét sau cùng (Mathiơ 24.38-39; Luca 17.27; II Phierơ 2.5; 3.5-6) [John H. Walton, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 333]. Đức Chúa Trời buộc thế gian phải chịu trách nhiệm vì hành vi của nó. Sự thể ấy cho chúng ta biết Đức Chúa Trời rất đau buồn về tội lỗi của chúng ta và sự tổn hại mà nó gây ra cho nhiều người khác. Ngài sẽ không dụng chịu nó cho đến đời đời. Chúng ta đang sống trong một vũ trụ đạo đức, và đi ngược lại với luật đạo đức mà Đức Chúa Trời đã gây dựng trong thế gian là mời đón tai hoạ. Tội lỗi tác động vào đời sống cá nhân, gia đình, Hội thánh, cộng đồng, xứ sở, và toàn bộ thế giới của chúng ta. Kinh thánh nói rằng từng cái miệng sẽ im lặng và cả thế gian sẽ phải trình sổ với Đức Chúa Trời (Rôma 3.19). Chúng ta không thể tránh thoát được sự thực chúng ta phải chịu trách nhiệm với Đức Chúa Trời vì cách hành xử của chúng ta và rồi một sự phán xét trong tương lai sẽ xảy đến khi chúng ta phải trả lời về đường lối mà chúng ta sinh sống trong đó. Sự thực ấy sẽ tác động vào nhận thức của chúng ta trong cuộc sống và khiến cho chúng ta muốn sống trung tín với Đức Chúa Trời là Đấng luôn thành tín cùng chúng ta.
Có một sự tranh cãi quan trọng về trường hợp nước lụt xảy ra trên toàn thế giới hay chỉ ở một địa phương. Dường như nước lụt xảy ra trên toàn thế giới. Trong chỗ thứ nhứt, người theo thuyết phổ quát (the universalist) chìu theo ý tưởng nầy, với những từ ngữ đã được dùng ở số nhiều. Với bốn mươi ngày mưa trên đất, làm sao là địa phương cho được? Hơn nữa, nếu một người muốn mô tả nạn lụt cấp thế giới, một sự mô tả như thế sẽ khác thế nào với phần mô tả đã được đưa ra trong các chương nầy? Trong chỗ thứ hai, chiều sâu của nước lụt hướng về nạn lụt cấp thế giới. Núi A-ra-rát, trên đó chiếc tàu đã neo lại, cao hơn 17.000 feet, và nước lụt thì cao hơn 20 feet tất cả các ngọn núi (chú ý cách nói ở 7.19 với “hết thảy”).
Trong chỗ thứ ba, những lời hứa của Đức Chúa Trời không cho phép nước lụt cấp thế giới xảy có một lần nữa, vì có nhiều nạn lục tàn phá địa phương kể từ dạo ấy (đối chiếu 8.21; 9.11, 15; II Phierơ 3.6). Các trước giả Tân Ước dường như cũng hướng theo quan điểm nầy.
5. Vui mừng trong ân điển của Đức Chúa Trời (8.1-22). Ở 8.1-5, Môise viết: “Vả, Đức Chúa Trời nhớ lại Nô-ê cùng các loài thú và súc vật ở trong tàu với người, bèn khiến một trận gió thổi ngang qua trên đất, thì nước dừng lại. Các nguồn của vực lớn và các đập trên trời lấp ngăn lại; mưa trên trời không sa xuống nữa. Nước giựt khỏi mặt đất, lần lần vừa hạ vừa giựt; trong một trăm năm mươi ngày nước mới bớt xuống. Đến tháng bảy, ngày mười bảy, chiếc tàu tấp trên núi A-ra-rát. Nước cứ lần lần hạ cho đến tháng mười; ngày mồng một tháng đó, mấy đỉnh núi mới lộ ra”. Chữ “nhớ” (8.1) là đỉnh cao của câu chuyện nầy. Chữ nầy đề cập tới Đức Chúa Trời đang hành động hướng về một người vì cớ sự phó thác trước đây [Có 73 trường hợp trong Cựu Ước, ở đó Đức Chúa Trời được nhắc tới là đang “nhớ”. Hamilton bình luận như sau: “Khi Môise viết rằng Đức Chúa Trời nhớ đến ai đó, ông có ý nói Đức Chúa Trời muốn tỏ lòng thương xót người ấy (nam hay nữ) bằng cách giải cứu người ra khỏi sự chết (cũng xem 19.29) hay ra khỏi tình trạng son sẻ (30.22).” Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 1-17. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1990), 299. Sailhamer viết: “Sự Đức Chúa Trời giải cứu Nôê làm hình bóng trước sự giải cứu của Ngài đối cùng Israel trong sách Xuất Êdíptô ký” (đối chiếu 8.13-14 và Xuất Êdíptô ký 2.24; 14.21). Sailhamer, The Pentateuch as Narrative, 127]. Đức Chúa Trời nhớ lại con cái của Ngài.
Trong các thế kỷ 11 và 12SC, Núi A-ra-rát đã trở thành bối cảnh ai cũng biết là địa điểm neo tàu của Nôê. Tuy nhiên, câu 4, không ghi rõ đỉnh nào và ám chỉ chung chung địa điểm đó là “núi A-ra-rát”. Cuộc tìm kiếm xác tàu là việc làm từ thời trung cổ và hiện đại; nhưng đối với phái phê bình, bằng chứng ấy không thuyết phục, và đối với người tin Chúa, trong khi chưa thích đáng, đối với đức tin thì việc tìm kiếm nầy không cần thiết. Núi A-ra-rát ngày nay nằm ở biên giới giữa Thổ nhĩ kỳ và Armenia và bao quanh Thổ nhĩ kỳ, Nga sô và Iran — trung tâm của thế giới cổ. Buồn thay, người Armenian thờ lạy Núi A-ra-rát ngày nay. Tạo vật thờ lạy tạo vật thay vì Đấng Tạo Hoá (Rôma 1.21-23). Từ khu vực nầy dòng dõi của Nôê đã lan ra khắp cả đất.
Ở 8.6-17, Môise viết: “Được bốn mươi ngày [Có nhiều điều rất thú vị giữa sự Đức Chúa Trời kêu gọi Nôê ra khỏi tàu và sự Đức Chúa Trời kêu gọi Ápraham ra khỏi xứ U-rơ (đối chiếu 8.15 và 12.1; 8.16 và 12.1; 8.18 và 12.4; 8.20 và 12.7; 9.1 và 12.2; 9.9 và 12.7). Cả hai người: Nôê và Ápraham đều tiêu biểu cho những khởi đầu mới trong dòng các biến cố được ghi lại trong sách Sáng thế ký . Cả hai được đánh dấu bởi lời hứa của Đức Chúa Trời về ơn phước và sự ban hiến giao ước của Ngài. See John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan), Electronic ed] Nô-ê mở cửa sổ mình đã làm trên tàu, thả một con quạ ra [Con quạ khi tìm kiếm đồ ăn đậu trên từng xác động vật nào nó thấy, trong khi chim bồ câu chỉ đậu trên những gì là khô ráo và sạch sẽ. Chim bồ câu (8.8), là loài vật có màu trắng, sạch sẽ (Lê vi ký 1.14; 12.6) ngược lại với loài vật màu đen, không sạch (Lê vi ký 11.15; Phục truyền luật lệ ký 14.14), trở lại với chuồng khi chúng chẳng tìm được nơi đậu. Cây ôlive sẽ rụng lá khi bị ngâm nước]; quạ liệng đi liệng lại cho đến khi nước giựt khô trên mặt đất. Người cũng thả một con bò câu ra, đặng xem thử nước hạ bớt trên mặt đất chưa. Nhưng bò câu chẳng tìm được nơi nào đáp chân xuống, bèn bay trở về trong tàu cùng người, vì nước còn khắp cả trên mặt đất. Nô-ê giơ tay bắt lấy bò câu, đem vào tàu lại với mình. Đoạn, người đợi bảy ngày nữa, lại thả bò câu ra khỏi tàu; đến chiều bò câu về cùng người, và nầy, trong mỏ tha một lá Ô-li-ve tươi; Nô-ê hiểu rằng nước đã giảm bớt trên mặt đất. Người đợi bảy ngày nữa, thả bò câu ra; nhưng chuyến nầy bò câu chẳng trở về cùng người nữa. Nhằm năm sáu trăm một của đời Nô-ê, ngày mồng một, tháng giêng, nước đã giựt bày mặt đất khô; Nô-ê bèn giở mui tàu mà nhìn; nầy, mặt đất đã se. Đến tháng hai, ngày hai mươi bảy, đất đã khô rồi. Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nô-ê rằng: Hãy ra khỏi tàu, ngươi, vợ các con và các dâu ngươi. Hãy thả ra với ngươi mọi vật sống của các xác thịt đã ở cùng ngươi: nào chim, nào thú, nào côn trùng bò trên đất, hầu cho chúng nó sanh sản, và thêm nhiều trên mặt đất”. Chúng ta có thể nghe giai điệu “Hallelujah” đang rộ lên! Đúng là một ngày vui mừng! Đức Chúa Trời thành tín nhìn thấy Nôê đã qua khỏi [Anne Graham Lotz, God’s Story (Nashville. Word, 1999 [1997]), 204].
Ở 8.18-19, Môise viết: “Vậy, Nô-ê cùng vợ người, các con trai và các dâu người ra khỏi tàu. Các thú, rắn, chim cùng mọi vật hành động trên mặt đất tùy theo giống đều ra khỏi tàu” [Sailhamer lưu ý: “Có một điểm tương xứng giữa hình ảnh Đức Chúa Trời kêu gọi Nôê ra khỏi tàu (8.15-20) và sự kêu gọi. Ápraham (12.1-7).
Sáng thế ký 8.15-20 Sáng thế ký 12.1-7:
a. Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nôê (8.15) a. Đức Chúa Trời có phán cùng Ápram (12.1)
b. Hãy ra khỏi tàu (8.16) b. Hãy ra khỏi quê hương (12.1)
c. Vậy Nôê ra khỏi tàu (8.18) c. Rồi Ápram đi (12.4)
d. Nôê lập một bàn thờ cho Đức Giêhôva (8.20) d. Rồi tại đó Áp-ram lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va (12.7)
e. Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê (9.1) e. ‘ta sẽ ban phước cho ngươi’ (12.2)
f. ‘Hãy sanh sản, thêm nhiều’ (9.1) f. ‘Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn’ (12.2)
g. ‘Còn phần ta đây, ta lập giao ước cùng các ngươi …’ (9.9) g. ‘Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất nầy’ (12.7)
Cả hai: Nôê và Ápraham đều tiêu biểu cho những khời đầu mới trong dòng các biến cố đã được ghi lại trong sách Sáng thế ký. Cả hai đều được đánh dấu bởi lời hứa của Đức Chúa Trời về phước hạnh và Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất nầy ân ban giao ước của Ngài” Sailhamer, Genesis, Electronic ed]. Các câu 18 và 19 dường như là sự lặp lại không cần thiết đối với độc giả ngày nay, nhưng chúng chỉ ra sự vâng phục của Nôê đối với lời của Đức Chúa Trời, là điều Môise đã nhấn mạnh trong toàn bộ câu chuyện.
Tiểu đoạn Kinh thánh kết thúc với 8.20-22 bằng lời lẽ như sau: “Nô-ê lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va. Người bắt các súc vật thanh sạch, các loài chim thanh sạch, bày của lễ thiêu dâng lên bàn thờ. Đức Giê-hô-va hưởng lấy mùi thơm và nghĩ thầm rằng: Ta chẳng vì loài người mà rủa sả đất nữa, vì tâm tánh loài người vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ; ta cũng sẽ chẳng hành các vật sống như ta đã làm. Hễ đất còn, thì mùa gieo giống cùng mùa gặt hái, lạnh và nóng, mùa hạ cùng mùa đông, ngày và đêm, chẳng bao giờ tuyệt được’”. Việc đầu tiên mà Nôê đã làm khi ông ra khỏi chiếc tàu là việc gì? Có phải ông có khuynh hướng tìm đồ ăn, tìm nước uống, và dựng nhà để ở không? Việc đầu tiên mà Nôê đã làm khi ông ra khỏi tàu là lập một bàn thờ rồi dâng một của lễ cho Đức Chúa Trời (8.20). Điều nầy chứng tỏ sự dâng hiến và thái độ biết ơn của ông đối với Đức Chúa Trời. “Bàn thờ” của Nôê được nhắc tới lần đầu tiên trong Kinh thánh. “Của lễ thiêu” của ông nói đến sự thờ phượng. Là đầu của gia đình nhân loại mới, của lễ của Nôê tiêu biểu cho toàn thể nhân loại [Một số của lễ thiêu trong hệ thống thờ phượng của Môise đều có cùng một mục đích. Đặc biệt, một của lễ thiêu thực thi sự chuộc tội và tiêu biểu cho sự tin kính hoàn toàn riêng tư của người dâng đối với Đức Chúa Trời (đối chiếu Lê vi ký 1; Rôma 12.1-2)]. Đức Chúa Trời có thể xét đoán kẻ ác cách thê thảm và bắt đầu một kỷ nguyên tồn tại mới với những tín đồ trung tín.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét