Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

Gen 10.1-11.26: "Sự mở rộng của các nước"



"Sự mở rộng của các nước"

(Sáng thế ký 10.1-11.26)
Một hành khách đi máy bay chia sẻ câu chuyện nói tới người kia đi từ Bombay, Ấn độ, trên chuyến tham quan lần đầu tiên đến nước Mỹ. Khi có người đến phục vụ, ông ta gật đầu nói: “Tận đáy lòng tôi, tôi cảm ơn ông”. Hành khách kia mới hay rằng đây là một trong những câu Anh ngữ duy nhứt mà ông ta biết, và hoàn toàn tự hào khi thốt ra câu nói đó với điệu bộ: “Tận đáy lòng tôi, tôi cảm ơn ông”. Vị hành khách kia nói: “Bây giờ, nếu tôi cảm ơn mọi người tận đáy lòng mình, tôi dám chắc họ sẽ rất khó chịu. Tôi nghĩ ông ta đang cố gắng nói ra câu nầy: ‘từ đáy lòng của tôi’, nhưng chúng ta chẳng có cách nào để cho người nầy biết nói như vậy là sai. Mặc dù chúng ta có một câu chuyện vui, tôi dám chắc ông ta đã dùng chuyến đi sang Mỹ với sự cảm tạ mọi người tận đáy lòng mình” [Preaching Now Vol. 4, No. 3 (1/18/05)].
Tôi thích câu chuyện nầy …có lẽ vì tôi có thể hiểu được và thông cảm. Trong các lần ra nước ngoài của tôi, tôi dám chắc mình cũng nói ra những câu hơi kỳ lạ nữa. Trong Sáng thế ký 10.1-11.26, Đức Chúa Trời sẽ giải thích cách thức các thứ ngôn ngữ và các nước khác nhau đã bước vào trong hiện thực. Trong 58 câu nầy, chúng ta sẽ nhìn thấy khuynh hướng hay phạm tội của chúng ta và xu hướng tiếp trợ của Đức Chúa Trời cho dân sự của Ngài. Khi chúng ta có nhiều điều để che đậy, chúng ta sẽ có một cái nhìn khái quát phần lớn phân đoạn nầy mà không chút tập trung vào các chi tiết đặc biệt. Khi bạn nhìn vào một vài trong những câu nầy, bạn sẽ cảm ơn tôi vì không bị sa lầy trong cái đầm lầy gồm những cái tên và các chi tiết kia. Thí dụ, ở 10.17, dòng dõi của Canaan nghe như danh sách của một nhà côn trùng học nói tới một thứ sâu bọ cho nhân viên tiêu diệt côn trùng biết vậy — “họ Hê-vít, họ A-rê-kít, họ Si-nít” và họ mối [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 157]. Thật là quan trọng khi cả Kinh thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn (II Timôthê 3.16), tôi tin rằng mấy câu nầy sẽ trở thành nguồn trợ giúp lớn lao cho chúng ta.
[Lẽ thật đầu tiên mà chúng ta cần phải nhìn vào phân đoạn nầy là …]
1. Đức Chúa Trời khiến cho thế gian trở thành một đại gia đình (10.1-32).
Đối với nhiều người, chương nầy dường như rất buồn tẻ cần phải bỏ qua. Nhưng chương nầy cung ứng cho chúng ta phần thông tin rất quan trọng.
Nó cung ứng cho chúng ta bằng chứng có thẩm quyền rằng thế giới hậu-nước lụt được tải xuống từ một đôi vợ chồng con người (nghĩa là, Nôê và vợ của ông).
Nó cung ứng cho chúng ta với một câu chuyện lịch sử nói tới nguồn gốc của các nước trên thế giới và thể nào họ đã được rãi rộng ra trên bề mặt quả địa cầu.
Nó cung ứng cho chúng ta với một sự hiểu biết về mối quan hệ. Nó cung ứng cho chúng ta giữa dân Israel và các dân cùng những nước khác trên thế giới.
Nó cung ứng cho chúng ta với sự hiểu biết chúng ta là ai và chúng ta ra từ đâu.
Nó cung ứng cho chúng ta các nhánh chính của cây gia phổ nhân loại sẽ lên tới cao điểm trong từng bảng gia phổ của Kinh thánh — thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ.
Chương nầy về mặt kỷ thuật không phải là bảng gia phổ đâu (người nầy sanh ra người kia, và cứ thế) [Tại sao tác giả đưa ra bảng gia phổ khác vào lúc nầy? Mục đích của tác giả được thấy ở Sáng thế ký 10.32: “lại cũng do nơi họ mà các dân chia ra trên mặt đất sau cơn nước lụt”. Về hình thức, đây là phổ hệ đã được thay đổi, và nó sử dụng các từ lại cũng do nơi họ mà các dân chia ra trên mặt đất sau cơn nước lụt “con trai” và “cha” linh động hơn các bảng gia phổ ở Sáng thế ký 4, 5, và 11. “Con trai” trong Sáng thế ký 10 có thể mang ý nghĩa “dòng dõi”, “kẻ kế tục”, hay “dân”, và “cha” có ý nói tới “tổ phụ”, “tiền nhiệm, tiền bối” hay “người sáng lập”. Trong văn mạch, Sáng thế ký 10 mô tả các kết quả của việc tan rãi nhân loại ra khắp nơi tại tháp Ba-bên. Bảng gia phổ được cấu trúc rất cẩn thận phù hợp với khuôn mẫu đặc biệt. Con số 70 quyết định khuôn mẫu nổi bật kia (Sáng thế ký 46.27; Xuất Êdíptô ký 1.5; I Sử ký 1.5-23). Con số 70 trong số liệu của Kinh thánh thường tiêu biểu cho sự trọn vẹn. Đã có 70 trưởng lão được Môise tuyển chọn và sau đó 70 người phục vụ trong Toà Công Luận. Trong cả hai trường hợp, những người nầy tiêu biểu ít nhất về mặt thần học cho số dân. Quan trọng thay, Chúa Jêsus cũng chọn lọc 70 môn đồ đi rao giảng Tin Lành (Luca 10.1), có lẽ làm biểu tượng cho nổ lực truyền giáo về sau của cả Hội thánh để đến với toàn thế giới. Mục đích trong cách dùng con số 70 của tác giả là “tất cả các dân tộc” tìm thấy nguồn gốc của họ nơi ba con trai của Nôê]. Nó được gọi là một bảng danh sách các dân vì nó lần theo nguồn gốc được kết nối bởi các dân khác nhau [Ross viết: “Bảng ghi các dân là một bảng gia phổ ‘dài cho đến tận chân trời’ thay vì là bảng gia phổ ‘từ trên xuống’ (đối chiếu Sáng thế ký 5 và 11). Mục đích của nó chủ yếu không phải là lần theo dấu tổ phụ; thay vì thế, nó tỏ ra những mối quan hệ hình thành theo chính trị, địa lý và dân tộc giữa vòng các chi họ vì những lý do khác nhau, đáng kể nhất là cuộc thánh chiến. Những chi họ được tỏ ra có quan hệ ‘họ hàng’ sẽ gắn bó, liên minh với nhau. Vì vậy bảng nầy sắp các chi tộc nổi bật hơn vào và quanh khu đất được hứa cho dân Israel. Những cái tên nầy bao gồm cả những nhà sáng lập ra các chi tộc, họ hàng, thành phố và lãnh thổ” Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 2002 [1988]), 42. WenCham bình luận như sau: “Khi đối chiếu với bảng gia phổ ở chương 5, chương 10 không có ghi tuổi tác. Nó chứa địa điểm và nhóm tên tuổi, được trình bày như các tổ phụ của địa điểm hay nhóm khác, cũng như những cái tên của các cá nhân. Đức Chúa Trời xây dựng các nước từ những gia đình. Vì vậy, đây là bảng danh sách chọn lọc rất rõ ràng, không bao hàm toàn diện” Gordon J. WenCham, Genesis 1-15. WBC (Waco, TX. Word, 1987), 213]. Đúng là rất nổi bật khi các nước trong thế gian hết thảy đều đến từ cùng một chỗ …từ một trong ba con trai của Nôê (10.1, 32). Nói cách khác, Đức Chúa Trời đã lập chúng ta thành một đại gia đình. Mặc dù chúng ta có ngôn ngữ, văn hoá và vị trí địa lý khác nhau, chúng ta vẫn được in dấu với hình ảnh của Đức Chúa Trời và dự phần vào sự oai nghi. Một phần nhấn mạnh vào những khác biệt về sắc dân và văn hoá làm hủy hoại sự thống nhất nầy và mở máy chống lại với ý chỉ của Đức Chúa Trời cho chúng ta. Ngài hiện hữu trong sự đa dạng và phong phú về văn hoá của chúng ta, là điều mà Ngài đã dựng nên. Chúng ta cần phải học biết làm theo y như vậy [Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 62].
Dòng dõi của Gia-phết (10.2-5) [Thứ tự trong đó Môise xử lý với ba con trai của Nôê phản ảnh mục đích và cách nhấn mạnh của Môise. Gia-phết được xử lý đầu tiên vì ít nhất ông quan trọng với lẽ đạo đang được phát triển. Kế đó Cham được nhắc tới vì vai trò quan trọng mà dân Canaan đã đóng trong lịch sử dân Israel. Sem được nhắc tới sau cùng vì ông là nhân vật chính của chương. Ông là nhân vật qua ông “dòng dõi của người nữ” sẽ đến (đối chiếu Sáng thế ký 3.15). Dòng dõi tin kính sẽ được bảo tồn qua Sem]. Sự phân chia nầy của chương, tựu trung vào Gia-phết, là phần ngắn nhất và nổi bật của 14 dòng dõi của Gia-phết [Trong trường hợp nầy, mẫu chọn lọc của tác giả được thấy rất rõ ràng trong danh sách các con trai của Gia-phết. Mười bốn cái tên đã được liệt kê ra tất cả: 7 con trai của Gia-phết (10.2), 7 cháu nội (10.3-4). Tác giả đã bỏ sót 5 trong số 7 con trai của Gia-phết và chỉ liệt kê ra các con trai của Gô-me và Gia-van (10.3-4). Vì thế, dự tính của bảng danh sách chỉ mang tính tiêu biểu mà thôi. Điều nầy đạt được trong cách sử dụng con số 7. Trong tất cả bảng gia phổ, tác giả có một khuôn mẫu và mục đích trong những gì ông nhập vào và loại ra]. Nhà Gia-phết chia thành hai nhóm: một nhóm định cư tại Ấn độ và nhóm kia tại châu Âu. Họ cùng nhau hình thành những gia đình hay các dân tộc được biết là “Ấn-Âu”. Họ trở thành các dân sống dọc theo bờ biển, các dân tộc thuộc dân Ngoại (10.5). Chủ yếu trong khu vực nầy của thế giới mà Hội thánh thời Tân Ước mở rộng, dưới thời sứ đồ Phaolô. Câu 5 cũng dạy rằng sự chiếm lấy các vùng đất nối theo sau việc làm lẫn lộn tiếng nói tại tháp Ba-bên.
Dòng dõi của Cham (10.6-20). Ở đây chúng ta có câu chuyện nói tới dòng dõi của Cham. Các dân được kết nối với Cham định cư ở phía Tây Bắc châu Phi, vùng biển phía Tây Bán đảo Ả rập, và khu vực Fertile Crescent từ Ai cập đến Mesopotamia [Paul Wright, ed., Genesis. Shepherd’s Notes (Nashville. Broadman, 1997), 36]. Một số trong các dân nầy được phác hoạ chủ yếu trong truyện tích Kinh thánh là kẻ thù của dân Israel, đặc biệt “Ba-bên” [Lịch sử chứa đầy những nổ lực của con người hầu thống nhất thế giới. Rủi thay, từ khi con người phạm tội trong mọi sự tưởng tượng của mình...tất cả những nổ lực tìm kiếm sự thống nhất không có Đức Chúa Trời ở trung tâm. Trong Sáng thế ký 10.8-12, chúng ta đọc về một người có tên là “Nim-rốt”. Ba lần ông được gọi là “can đảm”. Nhưng Nim-rốt không phải là một lãnh tụ cao thượng. Một cuộc xem xét thấu đáo về ngôn ngữ dường như cho thấy rằng khi nói: “Người là một tay thợ săn can đảm trước mặt Đức Giê-hô-va”, câu nầy có ý nói rằng ông đã đương đầu với Đức Chúa Trời! Phải, ông là một thợ săn, nhưng rõ ràng, ông là thợ săn người nổi tiếng vì sự không thương xót và can đảm chiến đấu, cũng như toà nhà đế quốc của ông. Bạn thấy đấy, những đế quốc gian ác, loạn nghịch, những nước nào dám coi thường Đức Chúa Trời, thường bắt đầu với một vị lãnh tụ ngạo mạn, loạn nghịch. Ba-bên đã như thế. Và có bao nhiêu trường hợp đã xảy ra xuyên suốt lịch sử?] Nhưng, một lần nữa, tất cả các dân bị tan rãi nầy đều là dòng dõi của Cham, ông là một trong ba anh em, dòng dõi của Nôê [Sự phân chia con người trên đất thành dân tộc, tiếng nói, và các nhóm lãnh thổ được mô tả trong Kinh thánh với ba động từ Hy bá lai phân biệt. Động từ thứ nhứt là palaq (10.25) (bê-léc] có nghĩa là “chia ra”. Trong khi một số học giả tin chữ nầy có ý nói tới sự phân chia theo tiếng nói của các gia đình tại tháp Ba-bên, cách sử dụng động từ để mô tả những sự phân chia và là động từ gốc của tên Bê-léc cho thấy nó đề cập tới những sự phân chia về mặt thuộc thể và do nạn đại hồng thủy trên đất theo diện rộng. Khi Bê-léc trong tiếng Hy bá lai có nghĩa là “chia ra” hay “tách ra” thì y như rằng ông đã nhận lấy tên của mình để ghi nhớ biến cố nầy. Động từ Hy bá lai thứ nhì được sử dụng để mô tả sự phân chia nầy là parad (10.5, 32) có ý nói tới chia ra trong sự phán xét. Sự phân chia con người tại tháp Ba-bên là một hành động của sự phán xét nơi phần của Đức Chúa Trời. Động từ Hy bá lai thứ ba mà Môise sử dụng để mô tả sự phân chia tại tháp Ba-bên là nachal (Phục truyền luật lệ ký 32.8) có ý nói tới việc phân chia để có một sản nghiệp. Đây là sự suy gẫm về bổn tánh của Đức Chúa Trời là Đấng giàu ơn trong sự phán xét]. Không làm sao tránh được sự đó. Đức Chúa Trời lập thế gian thành một đại gia đình!
Dòng dõi của Sem (10.21-32). Dòng dõi của Sem (sát nghĩa, “tên”) là dân Semitic, họ định cư tại vùng đất ở phía Đông. Là Iraq, Iran, và phía Đông Saudi Arabia ngày nay. Gia phổ của Sem chia ra ở các con trai của “Hê-be” (10.25) [Như đã được ấn định trong văn mạch, câu chuyện nói tới việc sáng lập Ba-by-lôn rơi vào phần cuối danh sách mười bốn tên tuổi ra từ dòng Giốc-tan (10.26-29). Tuy nhiên, ở cuối danh sách mười tên tuổi của dòng Bê-léc, là câu chuyện nói tới sự kêu gọi của Ápraham (11.27-12.10). Vì vậy hai dòng họ quan trọng thuộc dòng dõi Sem phân chia thành hai con trai của Hê-be (10.25). Một chấm dứt tại Ba-by-lôn, còn người kia ở trong Đất Hứa. Sailhamer, The Pentateuch as Narrative, 134]. Từ Hê-be, chúng ta có từ ngữ “Hebrew” (Hêbơrơ). Dòng dõi của con trai Hê-be “Giốc-tan” đã được cung ứng trong 10.26-32, trong khi dòng dõi của con trai khác của ông “Bê-léc” được thấy trong Sáng thế ký 11. Chính dòng dõi của Bê-léc dẫn tới Ápraham và hiển nhiên đến dân Israel (11.18-26) [Wright, ed., Genesis. Shepherd’s Notes, 36]. Đây là gia đình mà Đức Chúa Trời sẽ xử lý với xuyên suốt cả kinh Cựu Ước. Đây là dân Hêbơrơ, dân Israel. Tiểu đoạn nầy cho thấy rằng chính chương trình của Đức Chúa Trời chúc phước cho dòng giống con người bằng cách phân chia gia đình của con người bởi tiếng nói, địa điểm, và cấp lãnh đạo. Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời đã chúc phước cho đất bằng cách chia sự sáng ra đối với sự tối, đất với các từng trời, và đất đối với biển (Sáng thế ký 1).
Vì vậy, tại sao điều nầy là quan trọng? Sự thống nhất dòng giống con người nầy tạo nên những khác biệt nào? Phải, chúng ta không có sự thích thú khi quan tâm phần còn lại của thế gian. Hết thảy họ đều là anh em của chúng ta! Mọi nhu cần, hy vọng, giấc mơ, nan đề, những phấn đấu của gia đình, các thành công, cùng những thất bại của họ thực sự không khác biệt nhiều đối với chúng ta! Tất cả con người, thậm chí có những lai lịch dân tộc và xã hội khác biệt đều thuộc về một gốc, đều có cùng nét trang trọng, và thuộc về cùng một thế giới. Đây là một trong những lý do mà chúng ta cần phải phó thác vào sự cầu nguyện cho Hội thánh bị bắt bớ. Hội thánh ở hải ngoại được hình thành bởi các anh em ở xa của chúng ta, các anh chị em thuộc linh của chúng ta. Nguyên tắc nầy cũng là lý do tại sao chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện để cửa sổ 10/40 được mở ra [Số dân trên thế giới mà Tin lành chưa đến được với họ ở trong khung cửa sổ có hình chữ nhật được gọi là cửa sổ 10/40, trải dài từ Tây Phi châu đến Đông Á, từ 10o Bắc đến 40o Bắc của đường xích đạo. Khu vực đặc biệt nầy bao quanh đại đa số người Hồi giáo, Ấn độ giáo và Phật giáo trên thế giới — hàng tỉ những linh hồn nghèo khó thuộc linh]. Từ khi Đức Chúa Trời có một tấm lòng cho thế gian, chúng ta cũng phải có tấm lòng ấy. Suy nghĩ như thế nầy theo Kinh thánh cắt ngắn mọi sự bất hoà của con người dựa theo dân tộc, xã hội, và chủng tộc. Tuy nhiên, dầu sự bất hoà về dân tộc và xã hội có phong phú đến ngần nào đi nữa, nó sẽ không hề được phép che phủ sự thực cơ bản rằng tất cả nhân loại đều có phần cùng một bổn tánh, thở cùng thứ không khí, sống trên cùng trái đất, và mắc nợ sự sống của họ đối với cùng một Đức Chúa Trời (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 17.26).
[Mặc dù Đức Chúa Trời lập thế gian thành một đại gia đình …]
2. Thế gian sẽ không bao giờ thưởng thức sự hiệp một nếu không có Đấng Christ (11.1-26). Nếu chương 10 tô điểm một bức tranh nói tới một thế giới thống nhất — tất cả các dân đều ra từ một gia đình — điều gì đã xảy ra? Thế giới đã bị phân chia như thế bằng cách nào? Đấy là mục đích của Sáng thế ký 11.1-9. Ở đây giải thích điều gì đã khiến cho các dân bị tan rãi đi [Kaiser viết: “Kinh thánh không tự mô tả vấn đề của nó theo chuỗi sự kiện thuộc niên đại. Thường thì Kinh thánh thích trình bày chuỗi sự kiện theo đề tài. Thí dụ, ba sự cám dỗ Chúa Jêsus trong các sách Tin lành được thấy trong ba sự sắp xếp khác nhau vì mục đích của tác giả là trình bày chúng sao cho biến sự rao giảng và dạy dỗ thành quan điểm thần học mà mỗi sự cám dỗ có. Tương tự, tác giả sách Sáng thế ký bước ra mô tả ngay những gì đã xảy ra cho dòng dõi của ba con trai Nôê, thậm chí nó vượt xa câu chuyện mà ông đã tóm tắt trong chương 11. Kỷ thuật nầy là khuôn mẫu của tác giả sách Sáng thế ký” Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed]. Tiểu đoạn nầy mô tả tình trạng chia rẽ giữa vòng dòng dõi của Nôê đã kết quả từ biến cố tháp Ba-bên nhưng không ngăn cản được ơn phước mà Đức Chúa Trời đã dự trù cho nhân loại [Kenneth A. Matthews, Genesis 1.1-11.26, Vol. 1 (Nashville. Broadman & Holman, 1996), 427]. Việc thể hiện các bảng gia phổ ở Sáng thế ký 10 xảy ra sau các sự cố ở tháp Ba-bên (đối chiếu 11.1 với 10.5, 20, 31). Khi câu chuyện nầy được rãi ra (11.1-9) chia hai bảng gia phổ của Sem (10.21-31; 11.10-26), lót đường cho mối liên kết đặc biệt giữa tộc Tha-rê (Áp-ra-ham) và gia phổ Semite (11.27). Câu chuyện nói tới cái tháp cũng nhìn tới trước bằng cách tán thưởng vai trò mà Áp-ram (12.1-3) sẽ đóng trong việc phục hồi lại ơn phước cho các dân đã bị phân tán ra [Matthews, Genesis 1.1-11.26, 428]. Bằng cách đặt sự cố tháp Ba-bên ngay trước các câu chuyện nói tới Áp-ram cùng dòng dõi của ông, tác giả của Kinh thánh đang chỉ ra, trong chỗ thứ nhứt, rằng nhân loại hậu-nước lụt gian ác như nhân loại tiền-nước lụt. Thay vì gửi đến một việc tàn phá như nước lụt để hủy diệt nhân loại, tuy nhiên, Đức Chúa Trời giờ đây đặt hy vọng của Ngài vào một giao ước với Áp-ra-ham như một giải pháp có đủ thẩm quyền đối với tình trạng tội lỗi của nhân loại. Nan đề nầy (Sáng thế ký 11) và giải pháp (Sáng thế ký 12) được bày ra cạnh nhau ngay lập tức, và tính thuyết phục mạnh mẽ của cấu trúc nầy sẽ bị mất đi nếu Sáng thế ký 10 được đặt giữa hai đoạn kia [Victor P. Chamilton, The Book of Genesis Chapters 1-17. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1990), 347-48].
Điều nầy dẫn thẳng tới câu chuyện Tháp Ba-bên ở 11.1-9. Ở 11.1, Môise viết: “Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng”. Sau nước lụt, cả đất đã nói cùng một thứ tiếng. Nhưng tội lỗi theo thói quen của con người đã dẫn tới hàng rào ngôn ngữ.
Ở 11.2, chúng ta đọc câu nói định mệnh nầy: “Nhưng khi ở Đông phương dời đi, người ta gặp một đồng bằng trong xứ Si-nê-a, rồi ở tại đó”. Từ ngữ “đông phương” đã được rút gọn cách cố ý trong Kinh thánh, giúp chúng ta nhìn biết rằng một người hay một nhóm đang di chuyển ngược lại với ý muốn của Đức Chúa Trời. Trong câu chuyện của Sáng thế ký, khi con người đi theo hướng “đông”, người ấy đang rời bỏ vùng đất phước hạnh (Ê-đen và đất Hứa) mà đi đến một vùng đất ở đó hy vọng lớn lao nhất trong mọi hy vọng của người sẽ đổi thành hủy hoại (Ba-by-lôn và Sô-đôm) [John H. SailChamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan), Electronic ed]. Làm ơn cũng để ý rằng họ đã “ở” tại Si-nê-a. Ở 9.1, Đức Chúa Trời rõ ràng đã truyền cho Nôê cùng các con trai ông phải “sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất” (đối chiếu 8.17). Không có một lý do nào để nghi ngờ rằng dòng dõi của Nôê không hiểu những điều Đức Chúa Trời mong muốn. Đức Chúa Trời muốn họ phải đi cho hết quả địa cầu, nhưng họ tập họp lại với nhau để bất tuân mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Họ đã chọn phần đất tốt nhứt mà họ có thể tìm được; họ đã đóng cọc đòi hỏi của họ trong đất Sinêa, một nơi kết hiệp với điều ác [Đây là trũng phì nhiêu được tưới bởi sông Euphrates và sông Tigris. Đây là trung tâm thích ứng cho sự hội hiệp của họ, trung tâm cho ngai quyền lực của họ. Đây là Iraq ngày hôm nay].
Giờ đây bạn không thấy điểm đáng ngạc nhiên là con người lại có ký ức ngắn ngủi như thế sao? Họ mau quên những sự phán xét khủng khiếp của Đức Chúa Trời là dường nào (Sáng thế ký 6-8); họ quay trở lại với những đường lối cũ của họ. Họ tìm cách thách đố Đức Chúa Trời. Họ sống theo ý riêng của họ. Bây giờ, hãy suy nghĩ về điều nầy xem, thể nào thế gian vẫn có cái hướng như vậy? Nạn lụt khắp thế giới đã hoàn toàn hủy diệt mọi sự. Giờ đây, sau đó vài thế hệ, với đất vẫn bày ra những nét hoang tàn của nạn đại hồng thủy và dân nầy muốn thử bàn tay của Đức Chúa Trời một lần nữa. Chẳng có gì trừ ra ân điển của Đức Chúa Trời và công việc của Đức Thánh Linh mới có thể dời đi sự hư hoại trong tấm lòng của con người.
Ở 11.3-4: “Người nầy nói với người kia rằng: Hè! chúng ta hãy làm gạch và hầm trong lửa. Lúc đó, gạch thế cho đá, còn chai thế cho hồ. Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất”. Động lực cho việc xây dựng một thành phố là tạo danh cho những người xây dựng (đối chiếu Thi thiên 14.1). Đối tượng của nổ lực nầy là để thiết lập một trung tâm bởi đó họ sẽ duy trì sự hiệp một của họ [Tất nhiên, việc xây dựng các thành phố tự nó không phải là tội lỗi. Đức Chúa Trời đã chọn Jerusalem cho dân sự Ngài, và Ngài sẽ dựng nên Jerusalem Mới cho các tín đồ để ở đó. Chính sự kiêu ngạo và an ninh mà con người đặt trong các thành phố là điều Đức Chúa Trời không tán thành. Tội lỗi là kiêu ngạo, loạn nghịch, và kiêu căng]. Giờ đây, Đức Chúa Trời ao ước sự thống nhất cho nhân loại, nhưng một sự thống nhất do Ngài dựng nên, chớ không phải sự thống nhất được lập trên một thể chế xã hội. Họ muốn “mặc lấy quyền lực” cho chính họ. Cả hai động lực và đối tượng đều là bất kỉnh. Đức Chúa Trời đã truyền cho con người phải làm đầy dẫy đất (1.28), lan rộng khắp cả hành tinh. Những nhà xây dựng cái “tháp” dường như đã dự tính rằng nó góp phần như một ký ức hay cái mốc giữa vòng những việc khác.
Câu 4 đưa ra lời công bố về chủ nghĩa nhân văn đầu tiên [Francis A. Schaeffer, Genesis in Space and Time (Downers grove, IL. InterVarsity, 1972), 152]: “Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh [Hiển nhiên là Đức Chúa Trời cung ứng cho những điều mà những nhà xây dựng kia tìm kiếm, “một danh lớn” qua Áp-ram (Sáng thế ký 12.2; đối chiếu 11.4)], e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất”. Câu nầy chỉ ra ba vấn đề. Thứ nhứt, con người muốn xây một cái tháp lên tới tận các từng trời; họ muốn với tới Đức Chúa Trời, thực sự bản thân họ muốn trở thành Đức Chúa Trời. Mỗi thế hệ dường như muốn xây nhiều cái tháp. Dầu chúng là những cái tháp chọc trời hay không (thí dụ, Tháp Sears và tháp Tribune ở Chicago, tháp Eiffel tại Paris, tháp Trump ở thành phố Nữu Ước) hoặc những tập đoàn lớn quanh thế giới, ý tưởng vẫn như nhau — phải mạnh mẽ và có quyền lực! [Warren W. Wiersbe, Be Basic. Genesis 1-11 (Wheaton, IL. Victor, 1998), 138]. Trong thế kỷ thứ 21, con người tiếp tục làm việc ấy. Giáo sư đại học nào gạt bỏ Đức Chúa Trời chẳng cần tới một giây suy nghĩ đã đặt sự thông minh của mình lên ngai thay vì Đức Chúa Trời. Nhưng sự thông minh của con người thật đáng thương không thể là thần của chúng ta được. Phaolô đã hỏi: “Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra dồ dại không?” (I Côrinhtô 1.20). Thật nhiều lần sự thông minh của con người đã bị thay thế bởi sự thông minh mới mẻ hơn; minh chứng rõ nét của hạng người thông minh mới mẻ hơn đó, học vấn cao hơn, thời thượng hơn đã hủy diệt các lý thuyết nói tới sự thông minh của những kẻ sống trước họ. Và nếu sự thông minh của con người có thể bị thay thế bởi sự thông minh của người khác, quả nhiên nó sẽ không xứng hiệp khi nổ lực thay thế sự thông minh của Đức Chúa Trời? Bạn không thể xây cái tháp riêng trong tấm lòng hay trong đầu óc của mình rồi thay thế Đức Chúa Trời bởi cách làm đó. Đức Chúa Trời sẽ không là đối tượng cho sự dại dột của chúng ta. Dân sự trong đất Sinêa đã thất bại khi tìm cách đạt được mục tiêu đầu tiên của họ.
Thứ hai, họ muốn tạo cho mình một danh tiếng [Sau đó Đức Chúa Trời đã “tạo một danh tiếng” cho Áp-ram (Sáng thế ký 12.2-3)]. Họ muốn cho người ta ghi nhớ họ. Điều nầy hẳn không thực cho hết thảy chúng ta sao? Bạn không muốn được người ta ghi nhớ vì một việc lành nào đó sao? Cách đây không lâu, tờ Reader’s Digest đã đăng một bài về Tấn sĩ Henry Heimlich. Hơn 30 năm kể từ khi cuộc “thực tập Heimlich” nổi tiếng được thiết lập trong việc giải cứu nhiều sinh mạng và có lẽ 50.000 nạn nhân bị nghẹt thở đã được cứu qua thực tập của Henry Heimlich. Đúng thế, cho tới ngày nay Heimlich luôn được nhắc tới. Ông không hề lường trước đấy sẽ là trường hợp. Thực vậy, ông nói rằng khi tiếng tăm của ông được ghi vào trong tự điển, việc nầy hoàn toàn là to tát đối với ông. Ông nhớ rằng ngay lập tức khi ông nhìn vào mục từ dành cho Abraham Lincoln; và Lincoln chỉ có một inch trong quyển tự điển, trong khi Henry Heimlich có tới hai inches, vì có một phần mô tả làm thế nào để hoàn tất phần thực tập. Không thú vị sao, khi chúng ta đo lường tiếng tăm trong những inches của quyển tự điển? Nhưng Đức Chúa Trời đo lường tiếng tăm bằng sự vâng phục. Bạn muốn mình được ghi nhớ về điều gì? Bạn muốn người ta nhớ gì về bạn khi họ nghĩ tới bạn sau khi bạn qua đời? Loại di sản nào bạn sẽ để lại?
Dân sự ở Sinêa không muốn bị lãng quên, vì vậy họ đã xây một cái tháp để chúng ta sẽ không bao giờ quên tiếng tăm của họ, và bởi đó, bạn có thể kể ra một số người trong họ chăng? Có phải bạn biết một cái tên nào đó của một người đã tham gia vào nhóm loạn nghịch nầy? Tất nhiên là bạn không biết rồi! Bất chấp Đức Chúa Trời là con đường nhanh nhất dẫn đến sự tối tăm. Bạn nhớ đến Nôê, nhưng bạn không quên bất cứ người nào trong mấy gã nầy. Họ đã thất bại trong mục tiêu thứ nhì của họ.
Vấn đề thứ ba được tỏ ra trong câu nầy, ấy là họ muốn giữ mình không bị tan rãi đi khắp đất. Giờ đây, bạn có thể đọc giữa hai dòng ấy, rất rõ ràng, và nhìn thấy tất cả ba động lực nầy đã được vạch ra để gạt bỏ ý chỉ của Đức Chúa Trời. Khi xây một cái tháp, xây một thành phố — bản thân cái tháp chẳng có tội ác nào. Nhưng mục đích của cái tháp nầy là để thay thế Đức Chúa của các từng trời. Họ muốn trèo lên thiên đàng và truất phế Đức Chúa Trời rồi tự tôn mình lên ngôi.
Ở 11.5-6, Đức Giêhôva đáp: “Đức Giê-hô-va bèn ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên. Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đang khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được”. Dân sự trong đất Sinêa đã cố gắng gạt bỏ Đức Chúa Trời. Họ không muốn bị tan rãi ra khắp bề mặt quả địa cầu. Dĩ nhiên, họ đã thất bại. Và khi họ thất bại, sự phán xét đã xảy đến. Bây giờ hãy chú ý, Đức Giêhôva phán: “Ta bèn ngự xuống đặng xem…”. Đấy là thuyết hình người [anthropomorphism]. Thuyết nầy nói rằng Đức Chúa Trời không muốn ở lại trên thiên đàng. Ngài muốn có một cái nhìn đúng đắn nơi những con người đang làm việc trên đất. Đức Chúa Trời không cần phải rời khỏi thiên đàng mới nhìn thấy chúng ta ở đây trên đất, mà Ngài đã chọn như thế.
Ở 11.6, Đức Chúa Trời dường như đã lấy làm lo lắng. Tuy nhiên, câu nầy không nói tới phần kỷ thuật, mà nói tới phần đạo đức. Đức Giêhôva kết luận: “Nếu ta để cho họ cứ làm điều nầy, họ sẽ kết thúc mà chẳng được gì cả”. Và thực vậy, Ngài mở ra một sự phán xét để chống lại sự loạn nghịch của họ. Phần giới thiệu các thứ tiếng nói khiến cho sự hiệp một loạn nghịch nầy của nhân loại ra bất khả thi [Albert H. Baylis, From Creation to the Cross (Grand Rapids. Zondervan, 1996), 69]. Đức Chúa Trời không bị đe doạ bởi những gì con người sẽ làm. Mà ngược lại, Đức Chúa Trời đang bảo hộ con người tránh được việc đối mặt với Ngài! Bạn thấy đấy, đấy là trong ân điển mà Đức Chúa Trời sẽ không cho phép thế gian thưởng thức sự hiệp một theo những giới hạn riêng của họ!
Ở 11.7, một buổi nhóm lại của Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã diễn ra và Đức Giêhôva phán: “Thôi! chúng ta, hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia”. Vậy thì đâu là chương trình của Đức Chúa Trời?
Chương trình của Ngài là làm cho tội lỗi của con người phải thất bại đi. Tiếng nói là một công cụ rất đặc biệt để truyền đạt; Đức Chúa Trời phán: “Ta muốn làm cho tiếng nói của chúng phải lạc đi để chúng phải vâng theo ta”. Câu nầy được đưa ra với sự mỉa mai. Dòng dõi của Nôê đang ra sức trèo cao lên đến Đức Chúa Trời, nhưng thảm hại thay là nổ lực của họ, vì Đức Chúa Trời đã ngự xuống để nhìn xem nổ lực đó (xem Êsai 40.22; Thi thiên 2.4). Nếu Đức Chúa Trời cho phép dự án nầy tiếp tục, những kết quả sẽ còn tệ haị hơn là họ có vào lúc nầy nữa. Tội lỗi của những nhà xây dựng là họ từ chối không chịu sống trong những giới hạn mà Đức Chúa Trời đã ban ra (Công vụ các sứ đồ 17.24-26). Tất cả những sự phân chia trong cả thế gian là một kết quả của tội lỗi và sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời.
Ở 11.8-9, Môise viết: “Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên, vì nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất”. Sự nhầm lẫn dẫn tới sự tan rãi con người trên “khắp đất”. Đức Chúa Trời không cho phép sự loạn nghịch của con người lên tới một mức độ mà nó đã có trước nước lụt. Đức Chúa Trời buộc con người phải làm những gì họ đã từ chối không chịu làm, nghĩa là, tan rãi ra khắp bề mặt của quả địa cầu. Và Đức Chúa Trời làm lộn xộn các thứ tiếng, những viên kỹ sư không thể trao đổi với các nhân công. Những người thợ xây dựng không thể trao đổi với những nhà hoạch định thành phố. Tất cả các công việc đành phải dừng lại. Bởi đó, chỉ từ Kinh thánh mà chúng ta học biết được nguồn gốc thật của các thứ tiếng khác nhau trong những nước khác nhau trên thế giới. Bởi một phép lạ về các thứ tiếng, con người đã bị tan rãi đi và dần dần bước vào tôn giáo thực của mình; và bởi phép lạ khác, các hàng rào quốc gia bị phá vỡ hầu cho con người sẽ được đưa trở lại với gia đình của Đức Chúa Trời. Tiếng nói đúng là một thứ rất đặc biệt, có một không hai. Nhưng là kết quả của sự lộn xộn, tên của thành phố trở thành là Ba-bên. Thành phố chẳng khác gì hơn thành Ba-by-lôn.
“Ba-bên” có nghĩa là “lộn xộn” theo tiếng Hy bá lai, và “cổng của các thần” theo tiếng Ba-by-lôn. Đây là Ba-by-lôn nguyên thủy cho đến đời đời là thành phố nhiều sự loạn nghịch nhất chống lại quyền bính của Đức Chúa Trời trong lịch sử nhân loại. Nó đứng như một dấu hiệu của sự loạn nghịch có tổ chức hẳn hòi chống lại Đức Chúa Trời ở chỗ khác nữa trong Kinh thánh (thí dụ, Khải huyền 17-18). Ba-by-lôn luôn luôn là một thành phố được đặt trong sự chống đối đối với Đức Chúa Trời chơn thật, dầu được điều động bởi một ủy ban gồm những kẻ loạn nghịch nầy hay một kẻ độc tài giống như Saddam Hussein. Ba-bên có nghĩa là lộn xộn và là kết quả sau cùng của tiếng nói bị làm cho lộn xộn, và dân sự bị tan rãi đi trên khắp cả đất. Dân nầy bị mất đi ơn phước của Đức Chúa Trời vì họ quyết định họ có thể tạo ra một tương lai tốt đẹp cho mình hơn là Đức Chúa Trời có thể làm cho họ.
Những gì chúng ta đang làm hôm nay là chẳng dại dột hơn những gì mấy kẻ loạn nghịch vô danh nầy đã làm. Không cứ cách nào đó, chúng ta đã quên rằng mỗi lúc chúng ta nổ lực gạt bỏ Đức Chúa Trời, không những chúng ta nhìn thấy sự phán xét của Ngài như một kết quả, mà chúng ta còn tước mất khỏi mình ơn phước của Đức Chúa Trời. Nào, hãy học biết điều nầy ngay hôm nay. Hãy học biết điều đó từ dân sự của tháp Ba-bên. Vâng phục có nghĩa là phước hạnh. Bất tuân có nghĩa là sự phán xét và mất mát phước hạnh. Sự thực nầy rất rõ ràng dường bao khi nó được minh hoạ bởi các sự cố nầy tại tháp Ba-bên? [Woodrow Kroll, “How Not to Make a Name For Yourself”. Back to the Bible Ministries (http.//www.backtothebible.org/radio/today/24483. Wednesday, Jan 28, 2004), 4/14/05].
Câu chuyện nói về tháp Ba-bên là quan trọng vì một vài lý do:
Nó giải thích sự bắt đầu và nguyên cớ cho những thứ tiếng nói khác nhau của nhân loại.
Nó giải thích nguồn gốc của những “chủng tộc” trong nhân loại. Những nhóm ngôn ngữ phân biệt không còn kết hôn với nhau cách tự do với phần còn lại của nhân loại nữa. Khi sự giao phối giữa những người có quan hệ thân thuộc gần gũi và thiếu tiếp cận với nhóm genes rộng lớn hơn xảy ra, những đặc điểm về chủng tộc phát triển. Hơn nữa, từng môi trường địa phương có khuynh hướng thiên về sự lựa chọn các đặc điểm nhất định, và hủy diệt các đặc điểm khác.
Đặc điểm về dân tộc, như màu da, phát sinh từ chỗ mất đi tính biến thiên của gene, chớ không phải từ nguồn gốc của gene mới qua sự đột biến, như đã được đề xuất bởi thuyết tiến hoá. Ý tưởng về chủng tộc là một ý tưởng của thuyết tiến hoá (Công vụ các sứ đồ 17.26). Tất cả con người đều có cùng màu da, chỉ khác về số lượng của màu sắc mà thôi. Hết thảy chúng ta đều phát xuất từ Nôê và Ađam. Kinh thánh không nói cho chúng ta biết màu da nào tổ phụ đầu tiên của chúng ta đã có, nhưng từ một điểm nhận định, “màu trung bình” tạo nên một khởi đầu quan trọng. Khởi sự với tổ phụ có màu da trung bình, chỉ cần một thế hệ để tạo ra tất cả thay đổi mà chúng ta nhìn thấy nơi màu da của con người ngày nay. Thực vậy, đây là trạng huống bình thường ở Ấn độ trong hiện tại. Một số người Ấn độ có màu da đen giống như những người châu Phi đen nhất, và một số — có lẽ một anh hay chị em trong cùng một gia đình — có màu da sáng láng giống như những người châu Âu sáng láng nhất vậy. Có nhiều gia đình từ Ấn độ gồm những thành viên với từng màu da mà bạn có thể nhìn thấy bất cứ đâu trên thế giới.
Nó chứng tỏ khuynh hướng của con người sa ngã muốn loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời và tìm cách tiếp trợ cho mọi nhu cần của mình bằng cách riêng mình thay vì bằng cách tin cậy và vâng phục Đức Chúa Trời [Ross viết: “Tầm quan trọng của câu chuyện nầy rất là lớn. Nó giải thích cho dân sự của Đức Chúa Trời biết làm thể nào các dân bị tan rãi ra khắp mọi nơi. Tuy nhiên, nội dung càng sâu xa hơn. Sự thực là chính tại Ba-by-lôn, phần khởi đầu của các vương quốc dưới thời Nim-rốt từ Cúc, thêm một lời cảnh cáo đáng ngại. Những nước lớn không thể gạt bỏ Đức Chúa Trời mà tồn tại lâu dài được. Quốc gia mới Israel chỉ cần quan sát nhiều nước ở chung quanh mình để thấy được rằng Đức Chúa Trời xua tan và ruả sả những kẻ loạn nghịch, đem lại sự lộn xộn hoàn toàn và sự phản kháng giữa vòng họ. Nếu Israel chịu vâng lời và phục theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, khi ấy Israel sẽ trở làm nguồn phước hạnh cho thế gian. Thật không may, Israel cũng ngóc cái đầu mình lên trong sự kiêu ngạo và từ chối không vâng theo Giêhôva Đức Chúa Trời. Vì thế, Israel cũng bị tan rãi khắp bề mặt quả địa cầu”.Allen P. Ross, “The Dispersion of the Nations in Genesis 11.1-9,” Bibliotheca Sacra 138.550 (April-June 1981). 133. See also SailChamer, Genesis]. Nó minh họa rằng sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời kết quả trong (a) mối tương giao giữa Đức Chúa Trời và con người bị tan vỡ, và (b) thất bại không nhìn biết được chủ ý của Đức Chúa Trời dành cho con người trong sự sáng tạo của Ngài, nghĩa là, con người cai trị đất một cách có hiệu quả.
Nó cung ứng phần nền của lịch sử đối với những gì nối theo sau trong sách Sáng thế ký. Áp-ra-ham đã đến từ khu vực nầy.
Đức Chúa Trời hay ghen tương lắm. Ngài muốn được người ta thờ lạy. Tuy nhiên, thường thì chúng ta thích gây dựng cho mình một danh xưng.
Đức Chúa Trời là khôn ngoan. Ngài có quyền ngăn trở mọi nổ lực của con người hầu lật đổ Ngài và thờ lạy các tà thần.
Đức Chúa Trời là công bình. Ngài xét đoán con người bằng cách phân chia con người ra. Sự mỉa mai được thấy ở phần đầu và cuối của phân đoạn nầy. Nhóm người ở tháp Ba-bên đã bắt đầu như cả đất (11.1), nhưng giờ đây họ bị tan rãi ra khắp cả đất (11.9). Ngay thời điểm nầy bài học đã trở nên dễ hiểu hơn. Mục đích của Đức Chúa Trời sẽ đạt được mặc dù có sự kiêu căng và chống báng trong các mục đích riêng của con người. Ngài hạ kẻ kiêu ngạo xuống, nhưng nâng đỡ kẻ nào trung tín.
Trong việc dựng lên cái tháp, chúng ta thấy mong muốn của con người đến với Đức Chúa Trời theo cách riêng của mình. Mong muốn của con người là một sự quay trở lại với nổ lực của Ađam và Êva muốn trở nên giống như Đức Chúa Trời (3.5).
Trong nổ lực xây dựng một thành phố, chúng ta thấy tư dục của chúng ta về quyền bính đến qua sự điều hành của tập thể.
Chúng ta đang sống trong những thời điểm rất nguy hiểm. Các bài học của tháp Ba-bên đã bị quên lãng. Các cấp lãnh đạo kiêu ngạo dám làm bất cứ điều chi trong thế giới ngày hôm nay. Và con người thích nhảy vào phong trào lôi kéo nhiều người ủng hộ mình. Và dường như không có gì giục giã sự sốt sắng nhiều cho bằng một chương trình lớn lao để thống nhất nhân loại thành một đế quốc rộng lớn. Hãy suy nghĩ đến các tổ chức đang hoạt động cho cứu cánh đó. Liên Hiệp Quốc, Tổ chức thương mại thế giới, Ngân hàng thế giới, và NATO. Và, có nhiều tổ chức khác nữa với chương trình nghị sự tương tự. Nhưng ở đây, Đức Chúa Trời nói rất rõ ràng rằng thế giới không bao giờ thưởng thức được sự hiệp một chân thật, trừ phi khi họ nhìn biết sự hiệp một đó trong Đức Chúa Jêsus Christ.
[Bây giờ, tôi biết, bạn không nhìn thấy bất cứ điều chi về Chúa Jêsus ở đây. Nhưng làm ơn xem xét tiểu đoạn sau cùng của phân đoạn Kinh thánh gốc]:
Ở 11.10-26 [Bảng danh sách các dòng dõi nầy của Sem có chức năng tương tự với chức năng của bảng danh sách mười dòng dõi của Ađam trong chương 5. Bảng danh sách nầy cho thấy rằng Đức Giêhôva đã dựng nên mọi dân tộc (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 32.8; Amốt 9.7; Công vụ các sứ đồ 17.26). Như bảng gia phổ trong chương 5, bảng gia phổ nầy lần theo 10 cá nhân chính, và người sau cùng có kèm tên của ba người con trai], chúng ta thấy thêm một bảng gia phổ nữa của Sem. Bảng danh sách những cái tên nầy đọc không hấp dẫn lắm, nhưng nó chuyển bạn từ Sem con trai Nôê sang các biến cố của tháp Ba-bên và sự tan rãi các dân cho đến Áp-ram (Áp-ra-ham), “tổ phụ” của tuyển dân [Bảng gia phổ của Sem (Sáng thế ký 11.10-26) làm lời tựa cho câu chuyện nói tới Áp-ram (11.27-25.11). Cấu trúc nầy đóng vai trò như một nguyên mẫu cho câu chuyện nối theo sau trong sách Sáng thế ký. Tương tự, bảng gia phổ của Ích-ma-ên (25.12-18) giới thiệu câu chuyện nói tới Gia-cốp và Ê-sau (25.19-35.29), và bảng gia phổ của Ê-sau (36.1-43) giới thiệu câu chuyện nói tới Giô-sép (37.2-50.26)]. Cựu Mục sư lỗi lạc Ray Stedman, gọi phân đoạn nầy là “cái phễu của Đức Chúa Trời” vì nó dẫn chúng ta đến ngay với Áp-ram [Stedman viết: “Một cái phễu là một công cụ hay một dụng cụ để hạn chế dòng chảy của chất lỏng hoặc bột từ dụng cụ rộng rãi hơn sang một dụng cụ hẹp. Đấy là những gì Đức Chúa Trời đang làm ở đây trong Sáng thế ký 10. Sem là con trai út trong mấy người con của Nôê vì Đức Chúa Trời đang hạn chế dòng chảy của lịch sử thánh xuống chủng tộc Semitic. Sem là cổ của cái phễu. Đức Chúa Trời đang hạn chế dòng nhân loại mà Ngài sẽ xử lý với theo cách riêng và trực tiếp xuống một nhóm gia đình, gia đình của Sem. Ở chương 11, câu 10 ngay phần cuối của chương, Ngài lấy cái phễu nầy lên rồi hạn chế nó cho tới chỉ còn một người, Ápraham. Từ đó, nó bắt đầu lan rộng một lần nữa nơi Ápraham cùng tất cả dòng dõi của ông, cả về thuộc thể lẫn thuộc linh. Phần còn lại của Kinh thánh nói tới con cháu của Ápraham, về thuộc thể lẫn thuộc linh. Ở đây, chúng ta có một trong những mối dây quan trọng nhất trong sự hiểu biết Kinh thánh” Ray C. Stedman, “God’s Funnel”. http.//pbc.org/dp/stedman/genesis/0331.html. 4/12/05].
Bây giờ Kinh thánh chẳng nói gì cho chúng ta biết cả! Nhưng đấy không phải là tình cờ đâu! Vì sự hy vọng mà chúng ta đang tìm kiếm, sự hiệp một mà con người không thể tìm được theo sức riêng của mình, chỉ sẽ được tỏ ra khi chúng ta nắm lấy những lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ram. (“...các dân trên đất sẽ nhờ ngươi mà được phước!”) Vì vậy tại sao phải phí thì giờ vào những việc kém cõi hơn? Phân đoạn Kinh thánh gốc chỉ đặt chúng ta trên chiếc thang cuốn “gia phổ” và đưa chúng ta đến ngay tới đỉnh cao của nó! [Albert C. Hitchcock, Genesis 10.1-11.26. A sermon preached at Wiser Lake Chapel on July 2, 2000. ( http.//www.wiserlakechapel.org/images/Sermons/Genesis/Genesis%2010-1_11-6.rtf.)http.//www.wiserlakechapel.org/images/Sermons/Genesis/Genesis%2010-1_11-6.rtf.), 4/14/05].
Môise hứa sự hiệp một hoàn toàn — phước hạnh trên toàn thế giới qua Áp-ram cùng dòng dõi của ông! Đây là một lời hứa sẽ được ứng nghiệm trong sự đến của Chúa Jêsus Đấng Mêsi! Chúa Jêsus đến như một Đấng Trung Bảo duy nhứt giữa Đức Chúa Trời và con người, Ngài đem lại cho chúng ta sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời, qua sự chết và sự sống lại của Ngài. Ngài cũng phá vỡ bức tường ngăn cách giữa chúng ta, khiến cho chúng ta thành anh chị em trong Đấng Christ! Nhờ đức tin nơi Chúa Jêsus, chúng ta trở thành những con trai con gái thật của Đức Chúa Trời, một phần của dòng giống mới định cư trên đất cho đến đời đời!
Một trong những môn giải trí ưa thích của người Mỹ là bóng chày. Khi một vận động viên đập bằng gậy, anh ta phải xoay mình cầm chặt gậy trong tay. Cầu thủ ném bóng ném quả bóng hướng về vận động viên nầy, và anh ta đánh vào quả bóng. Nếu anh ta đánh trật, như thế là một điểm. Cầu thủ ném bóng khi ấy ném lại một lần nữa, và cầu thủ cầm gậy đánh vào quả bóng. Nếu anh ta trật lần thứ hai, thì là hai điểm. Khi quả bóng bị được ném lần thứ ba và cầu thủ đập bóng đập và trật, vậy là ba điểm, và anh ta bị loại. Anh ta đã mất cơ hội để ghi điểm cho đội của mình.
Cũng vậy, mười một chương đầu tiên của sách Sáng thế ký giống như trò chơi bóng chày vậy. Thế giới của con người được tiêu biểu bởi Ađam và Ê-va là cầu thủ đập bóng, họ phải đạp lên vị trí phát bóng lần đầu tiên trong vườn Ê-đen. Quả bóng — cơ hội để sống đời đời trong một mối tương giao phải lẽ, yêu thương với Đấng Tạo Hoá và nhơn đó sở hữu sự đầy dẫy ơn phước của Ngài — đã được ném đi. Nhưng qua sự lựa chọn của con người không chịu vâng lời Ngài, thế giới con người đã bị thua thiệt, và đó là điểm một.
Vào thời của Nôê, nhân loại được trao lại cho cây gậy. Cũng quả bóng ấy — cơ hội để sống trong một mối tương giao phải lẽ với Đấng Tạo Hoá và nhận lãnh ơn phước trọn vẹn của Ngài — đã được ném đi. Lần nầy thế giới đã chọn bất chấp Đức Chúa Trời, và khi ấy ghi điểm hai.
Chương 11 của sách Sáng thế ký mô tả lần thứ ba thế giới con người cầm lại cây gậy. Cũng quả bóng đó được ném về hướng thế gian. Một lần nữa, thế giới con người đã đập và hụt. Sử dụng thuật ngữ bóng chày, chúng ta đã bị loại. Nhưng lần nầy, Đức Chúa Trời đáp ứng một cách khác biệt …Ngài sai Áp-ram dòng dõi của người sẽ chắc chắn đem lại Đấng Mêsi. [[Anne Graham Lotz, God’s Story (Nashville. Word, 1999 [1997]), 237-238]. Thực vậy, Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời của ân điển. Thay vì loại bỏ chúng ta, Ngài ưng nhận ban cho chúng ta ân điển. Đức Chúa Trời chắc chắn là một Đức Chúa Trời công bình và xét đoán, nhưng trong nền kinh tế của Ngài, ân điển luôn luôn đắc thắng. Bạn có tin cậy nơi ân điển của Ngài hôm nay chăng? Bạn có trở thành một con trai hay con gái của Áp-ra-ham chưa (Galati 3.6-7)?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét