Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

Gen 1.1-25: "Những ngày vinh hiển"



"Những ngày vinh hiển"
(Sáng thế ký 1.1-25)
Cách đây mấy năm, một cuốn phim có đề tựa là “Trở lại với tương lai” [Back to the Future] đã được đem ra trình chiếu. Trong phim, một vị giáo sư cao niên đã phác hoạ ra một chiếc xe hơi có kiểu dáng phù hợp với thời điểm của phim. Bằng cách lái chiếc xe với một tốt độ nhất định nào đó, vị giáo sư có thể phá vở hàng rào thời gian rồi đến với thời điểm ấy. Mặc dù tài xế của chiếc xe đã sống vào năm 1997, anh ta có thể bước vào năm 1950 hay năm 2020, lái xe với tốc độ thích hợp, rồi đến với niên đại cũng thích hợp. Vấn đề, ấy là năm 1950 hay năm 2020 hoặc năm 1997 hay bất cứ một niên đại nào tất cả sẽ diễn ra một khi hàng rào thời gian bị phá vỡ. Còn Đức Chúa Trời, không những phá vỡ hàng rào thời gian; Ngài cứ sống không có một hàng rào nào vì Ngài hằng sống đời đời. Ngài cũng hiện diện ở ngoài không gian và thời gian. Thực vậy, đúng là khó hiểu được một Đức Chúa Trời giống như thế nầy.
Khi chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu qua câu chuyện nói tới sự sáng tạo, thật là quan trọng khi công nhận sự thực có trong Lời của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra trong Êsai 55.8-9: ‘“Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu”. Trừ phi chúng ta trước tiên đồng ý với ước định trên đây, chúng ta sẽ vật vã qua hai chương đầu tiên của sách Sáng thế ký. Tuy nhiên, đây không phải là dự tính của Đức Chúa Trời. Mà đúng hơn, chúng ta cần phải theo đuổi Đức Chúa Trời của sự sáng tạo khi Ngài tự tỏ chính mình Ngài ra trong sách Sáng thế ký.
Khi chúng ta quay trở lại với Sáng thế ký 1, chúng ta cần phải nhớ tới một vài lẽ thật quan trọng: (1) Sáng thế ký không nói cho chúng ta biết mọi sự mà chúng ta muốn biết; Sáng thế ký nói cho chúng ta biết mọi sự mà chúng ta cần phải biết. Môi-se, tác giả sách Sáng thế ký, đã tuyển chọn những gì chúng ta cần phải biết về Đức Chúa Trời là ai và những gì Ngài đã làm. Chúng ta sẽ tìm cách giải đáp những thắc mắc nào đặc biệt chú trọng đến tác giả. (2) Sách Sáng thế ký là một phần của sách Ngũ Kinh, là một quyển sách có trong năm phần. Ngũ Kinh trải từ sách Sáng thế ký cho đến sách Phục truyền luật lệ ký. Tất cả năm sách kết với nhau thành một sách. Độc giả khôn ngoan sẽ tìm kiếm những sợi chỉ giống nhau và không giống nhau đan dệt khắp cả sách. (3) Sách Sáng thế ký có tới 3.500 tuổi. Điều nầy có ý nói nó đã tác động rất hiệu quả để làm thay đổi đời sống của dân sự trong một thời gian rất dài. Nó tiếp tục làm thay đổi nhiều đời sống hôm nay.
Trước khi chúng ta xem 1.3-25, cần phải tóm tắt lại 1.1-2. Tôi hiểu Sáng thế ký 1.1 dạy rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên cả vũ trụ trong một thời kỳ bắt đầu bằng cụm từ “ban đầu”. Sáng thế ký 1.1 cho chúng ta biết, trong từng chữ rõ ràng, rằng thời gian và lịch sử đã có một sự khởi đầu [Từ ngữ “ban đầu” (re'shith) trong Kinh thánh Hêbơrơ đánh dấu điểm khởi đầu khoảng thời gian đặc biệt như “đầu năm” (re'shit hashshanah; Phục truyền luật lệ ký 11.12). Phần cuối của thời kỳ nầy đặc biệt được đánh dấu bằng từ phản nghĩa của nó: “đến cuối” ('aharit), nhưng trong Phục truyền luật lệ ký 11.12. “đến cuối năm” (sát nghĩa 'aharit shanah). Trong phần mở đầu câu chuyện nói tới Sự Sáng Tạo với cụm từ: “Ban đầu” (bere'shith), tác giả đã đánh dấu sự Sáng Tạo là điểm khởi đầu của một khoảng thời gian. John H. Sailhamer, Genesis. Expositors Bible Commentary, Electronic Ed”..
Ở một điểm nào đó trong quá khứ, Đức Chúa Trời đã dựng nên cõi thọ tạo [Galileo đã nói: “Kinh thánh cho chúng ta biết phải lên thiên đàng bằng cách nào chớ không cho biết làm sao có thiên đàng”]. [Hãy suy nghĩ đến những điểm tương xứng. Đức Chúa Trời sửa soạn một chỗ đặc biệt cho A-đam và Ê-va, một nơi mà họ bị trục xuất ra khỏi đó nếu họ không vâng lời, cũng vậy, Ngài hứa, trước tiên với Ápraham, rồi kế đó với toàn bộ dân Israel một nơi thật đặc biệt, rằng họ sẽ bị trục xuất ra khỏi đó nếu họ không vâng phục. Thực vậy, cả hai đều bị đưa đến cùng một hướng, về phía Đông, khi họ không vâng lời. Rồi tiếp đến, Đấng Mêsi sẽ ngự đến ở đâu? Chính xác là cùng một khu vực giống như A-đam đầu tiên đã sống! Và đâu là Jerusalem Mới của Khải huyền 21? Đúng ngay chỗ Đức Chúa Trời đã đặt Jerusalem đầu tiên, cũng chính là chỗ mà Ngài đã dựng nên cho A-đam và Ê-va ở: Ê-đen! Theo nhận định nầy, toàn bộ Kinh thánh kết nhau chặt chẽ theo một phương thức tạo ra một nhận thức toàn vẹn và Đức Chúa Trời chẳng phung phí một điều gì khi Ngài sửa soạn một đất cho dân sự Ngài ở” See Rich Milne, Genesis Unbound. A Review. http.//www.probe.org/docs/genesis.html]. Đức Chúa Trời dựng nên cõi thọ tạo vì ích cho chúng ta và vì sự vinh hiển của Ngài. Cõi thọ tạo nầy chạm đến phần kết thúc của nó trong Khải huyền 21.1,với một đất mới (đối chiếu Êsai 65.17). Sáng thế ký 1.2 thâu hẹp phạm vi từ vũ trụ xuống còn là đất hay khu đất vườn Ê-đen. Câu 2 cho chúng ta biết đất dành cho con người nhưng chưa có ai ở. Trong khi Đức Chúa Trời ngay lập tức dựng nên đất, vì bất cứ lý do nào, Ngài không chọn làm như thế. Giờ đây trong 1.3-25, chúng ta sẽ khám phá thể nào Đức Chúa Trời đã sửa soạn đất cho người nam và người nữ đầu tiên (xem Êsai 45.18).
Nếu bạn lấy làm lạ không biết tại sao tôi thực hiện cú nhảy từ “địa cầu” xuống “đất”, cho phép tôi giải thích. Chúng ta phải cẩn thận không chất đầy những từ ngữ cổ xưa với các ý nghĩa hiện đại. Khi chúng ta nghe từ “địa cầu” trong kỷ nguyên khoa học của chúng ta, chúng ta hay nghĩ đến một vật thể to lớn chúng ta sống trên đó hiện có quỹ đạo bay quanh mặt trời. Nhưng từ ngữ không đề nghị một ý nghĩa chung chung đến những thiên thể trong thời kỳ tiền - không gian khi sách Sáng thế ký đã được viết ra, vì họ không biết chi hết về phạm trù “toàn cầu” của hành tinh [Phạm vi của câu chuyện sáng tạo tự nó cho thấy rằng chúng ta cần phải giải thích eretz trong câu 2 là “đất” mà không phải là “cả hành tinh”. Trong Sáng thế ký 1.10, “đất” [eretz] được xác định là đất khô, nơi A-đam và Ê-va đã ở đối mặt với biển. Sailhamer chỉ ra rằng “‘biển’ không bao phủ ‘đất’, sẽ là trường hợp ấy nếu từ ngữ là ‘địa cầu’. Thay vì thế, ‘biển’ nằm gần kề với ‘đất’ và trong đất”. Hơn nữa, “đất” được xác định bằng cách đem đối chiếu với biển (1.10) và bầu trời (1.20) không nằm trong sự đối chiếu với các ngôi sao và những hành tinh, sẽ là trường hợp nếu “đất” (eretz) được sử dụng để nói tới “hành tinh địa cầu”. Vì thế, có tiền lệ rất hay trong câu nói để hiểu eretz theo một nghĩa hẹp trong 1.2. Kết quả là, khi câu 2 đề cập tới một mãnh đất nhất định chớ không phải là cả hành tinh, phần còn lại của chương, những chỗ mô tả công việc của Đức Chúa Trời trên mãnh đất nầy để làm cho nó có dân ở, không phải mô tả toàn bộ hành tinh mà là một phần đất trong hành tinh. Xem Dr. John H. Sailhamer, Genesis Unbound (Sisters, OR. Multnomah, 1996), 49. Đôi khi eretz không đề cập tới toàn bộ thế gian (Sáng thế ký 18.25). Nhưng thường thì nó không nói tới điều đó. Phần lớn eretz (“địa cầu”) có ý nói tới một mãng đất của hành tinh đã được địa phương hoá, tỉ như “đất Ai cập” (45.8), “đất khô” (1.10), hay đất đã được hứa cho Ápraham (15.18). Trong các trường hơp nầy, eretz được dịch tốt nhất là “đất” chớ không dịch là “địa cầu”, như nhiều nhà dịch thuật phản ảnh]. Cho nên, từ ngữ “địa cầu” (eretz) trong Sáng thế ký, không thường đề cập tới toàn bộ hành tinh, mà chỉ nói tới một mãng đặc biệt nào đó thôi.
Thật là hay khi để ý thấy Sáng thế ký 2 chỉ ra rằng tiêu điểm của Sáng thế ký 1 là “đất”. Đây là chiến lược thông thường về văn chương của người Hy bá lai khi đưa ra phần mô tả tổng quát một sự cố nối theo sau là một câu chuyện thật đặc biệt nói tới chính sự cố ấy [Thí dụ, Sáng thế ký 10 đưa ra phần mô tả tổng quát các nước khác nhau theo ngôn ngữ và quốc gia của họ, tiếp đến chương 11 giải thích nguồn gốc của các thứ ngôn ngữ và những quốc gia khác nhau]. Trong trường hợp nầy, Sáng thế ký 1 cung ứng một cái nhìn tổng quát vào công việc của Đức Chúa Trời, và Sáng thế ký 2 đưa ra một cái nhìn thật đặc biệt vào chính công việc ấy. Điều nầy dường như rõ ràng khi đọc nhanh mấy chương nầy. Dường như cả hai chương đều nói về cùng những sự cố đã được thấy từ những viễn cảnh khác nhau. Khi bối cảnh của chương 2 rõ ràng là một mãng đất đặc biệt, mà không phải là cả hành tinh, sáu ngày của chương một nhắm vào một mãng đất đặc biệt chớ không phải cả hành tinh hay vũ trụ.
Trước khi kết thúc việc xem xét phân đoạn nầy, thật là hay khi nhìn thấy rừng từ những rặng cây. Vì lẽ đó, cho phép tôi đề nghị ba yếu tố ở đây: Thứ nhứt, luận điểm rõ ràng nhất của Sáng thế ký 1, ấy là Đức Chúa Trời là chủ thể của tất cả những câu nầy. Mọi sự khác đều là khách thể. Chủ thể tra tay trên khách thể. Ánh sáng, khoảng không, nước, đất khô, rau cỏ, mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, loài cá, loài chim, cùng các loài thú đồng — hết thảy đều là khách thể trong quá trình sáng tạo mà ở đó chỉ một mình Đức Chúa Trời là chủ thể. Trong mấy câu nầy, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã “thấy” (1.4, 10, 12, 18, 21, 25), “phân” (1.4, 7), “đặt tên” (1.5, 8, 10), “làm nên” (1.7, 16, 25), “đặt” (1.17), “dựng nên” (1.21, 27), và đã giải thích cho người nam người nữ những gì Ngài đã làm (1.28-30). Hơn nữa, trước khi giải thích, Đức Chúa Trời đã phán (1.3, 6, 9, 14, 20), kết quả của lời phán ấy là muôn vật đã được dựng nên.
Thứ hai, hãy chú ý hai tỉnh từ trong 1.2, “vô hình” và “trống không”. Sáu ngày được chia ra thành hai nhóm, một nhóm đề cập tới tỉnh từ đầu tiên, thể nào địa cầu nhận được hình thể của nó, và nhóm kia nói tới các phần khác, thể nào có sự đầy dẫy trên đất ấy. Cho nên những ngày 1-3 cứu chữa tình trạng “vô hình”, và các ngày 4-6 xử lý với tình trạng “trống không”. Hãy đánh dấu cấu trúc cân đối ở đây với từng phần đang bắt đầu với sự sáng.
Cấu trúc cân đối của Sáng thế ký
Hình thành
Đầy dẫy
Ngày 1. Sự sáng (1.3-5)
Ngày 4. Các vì sáng (1.14-19)
Ngày 2. Khoảng không (1.6-8)
Ngày 5. Các loài chim (1.20-23)
Ngày 2. Nước (1.6-8)
Ngày 5. Các loài cá (1.20-23)
Ngày 3. Đất (1.9-13)
Ngày 6. Các loài thú đồng (1.24-31)
Ngày 3. Cây cối (1.9-13)
Ngày 6. Con người (1.24-31)
Tóm tắt: Trong ba ngày Đức Chúa Trời làm cho đất chưa có người ở được hữu ích, và thêm ba ngày nữa Ngài làm đầy dẫy sự sống cho đất chưa có người ở.
Thứ ba, phần mô tả của Môise về sáu ngày sáng tạo theo một mẫu đặc biệt như biểu đồ nầy chỉ ra [Biểu đồ nầy do Paul Wright, ed., Genesis. Shepherd’s Notes (Nashville. Broadman, 1997), 10].
Những điểm tương ứng trong sáu ngày sửa soạn
Cụm từ
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
Ngày 4
Ngày 5
Ngày 6
“Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có…”
1.3
1.6
1.9
1.14
1.20
1.24
“thì có như vậy”
1.3
1.7
1.9
1.15
---
1.24
“Đức Chúa Trời thấy…tốt lành”
1.4
---
1.12
1.18
1.21
1.25
“Đức Chúa Trời đặt tên”
1.5
1.8
1.10
---
---
---
“Vậy, có buổi chiều và buổi mai, ấy là ngày ___ ”
1.5
1.8
1.13
1.19
1.23
1.31
Giờ đây, chúng ta đã có một bộ câu gốc và manh mối, chúng ta cần phải sẵn sàng thưởng ngoạn sáu ngày của sự sửa soạn ấy. Thứ nhứt, “Đức Chúa Trời phán rằng, ‘Phải có … thì có...’”. Đức Chúa Trời không “làm” trong từng ngày, mà Ngài “phán” cho từng ngày ấy. Mười lần Đức Chúa Trời phán! [Giống như Ngài đã phán với 10 Điều Răn khi ban cho Môise (Xuất Êdíptô ký 20.1-17)]. Khi tôi phán, thì chẳng có hiệu quả gì hết. Khi tôi nói, đến giờ đi ngủ rồi chưa hẳn con cái của tôi nghe theo liền đâu. Khi tôi lái chiếc xe nhỏ chứa một rỗ banh golf và nói chiếc xe hãy lái đi khoảng 300 m, nó luôn luôn đậu ở đó. Nhưng khi Đức Chúa Trời phán, việc liền xảy ra ngay. Đây luôn luôn là trường hợp xuyên suốt cả lịch sử (history), mà thực sự là câu chuyện của Ngài [His-story]. Đây là một sự nhắc nhớ rất có quyền, muôn vật do Đức Chúa Trời phán đều có thể đáng tin cậy, kể cả Giăng 6.47.
Thứ hai, “Đức Chúa Trời thấy…tốt lành”. Muôn vật mà Đức Chúa Trời đã dựng nên đều có ích cho loài người, Ngài gọi là “tốt lành”. Đức Chúa Trời vốn yêu thích công việc của Ngài.
Thứ ba, “Đức Chúa Trời đặt tên”. Đức Chúa Trời đặt tên cho muôn vật mà Ngài đã dựng nên. Hành động ban ra một cái tên có ý nói tới việc thực thi một quyền hành tối thượng (đối chiếu 41.45; II Các Vua 24.17; Đaniên 1.17).
Sau cùng, “Vậy, có buổi chiều và buổi mai, ấy là ngày __ ”. Thế là trình tự sáng tối nằm trong câu “Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất” (đối chiếu Sáng thế ký 1.8, 13, 19, 23, 31) phản ảnh quan niệm Hy bá lai nói tới sự bắt đầu của ban ngày với mặt trời mọc rồi kết thúc với mặt trời lặn nối theo sau. Câu nầy cho chúng ta biết rằng Ngài đã sửa soạn và đã ra lịnh đất Ê-đen trong khoảng thời gian 6 ngày.
Ngày 1 (1.3-5): “Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày [Về chữ “ngày” (yom) có vài sự giải thích đã được đưa ra: (1) Những ngày của sự sáng tạo có ý nói tới nhiều niên đại địa chất kéo dài trước khi có con người ở trên đất. (2) Ngày là khoảng thời gian có 24 giờ trong đó Đức Chúa Trời đã tỏ ra các hành vi sáng tạo của mình. (3) Đó là những ngày có 24 giờ đồng hồ của hành động thiêng liêng. Theo quan điểm thứ ba, sự thực cho thấy rằng từ ngữ yom với tỉnh từ số chỉ thứ tự (thứ nhứt, thứ nhì, v.v…) có ý nói tới những ngày có 24 giờ bất cứ đâu cấu trúc này xuất hiện trong Cựu Ước. Cũng có sự suy hiểu thông thường về điều răn thứ tư (Xuất Êdíptô ký 20.11) đề nghị cách dịch thuật nầy. Tuy nhiên, người nào giữ những ngày thật dài kia luận rằng đây là những ngày hoạt động của Đức Chúa Trời chớ không phải của con người, vì lẽ đó, ngày 24 giờ không thích nghi. Thực vậy, từ ngữ Hy bá lai nói tới “ngày” bao phủ nhiều thời gian lắm: những giờ của ánh sáng ban ngày (Sáng thế ký 29.7), một ngày 24 giờ (Sáng thế ký 7.4) hay một thời gian bất xác định (Sáng thế ký 35.3). Cho nên chúng rất khác biệt với những ngày bình thường đã được tỏ ra từ lúc chưa có mặt trời cho tới ngày thứ tư. Mối ngăn trở khác cho thấy sự sáng tạo không chắc là sáu ngày cụ thể là sự nhắc tới việc dựng nên trời và đất, nghĩa là, vũ trụ chưa có tổ chức trước sáu ngày ấy. Cần phải lưu ý 1.1– 2.3, không giống như các phân đoạn khác trong sách Sáng thế ký, không được dẫn bằng câu “Đây là câu chuyện kể về”, gắn lịch sử nguyên thủy (2.4 – 11.26) với lịch sử các tộc trưởng (11.27 – 50.26). Hết thảy những khác biệt nầy chỉ ra rằng 1.1–2.3 đóng vai trò một khúc dạo đầu cho phần còn lại của quyển sách]; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất”. Khi mặt trời, mặt trăng cùng các ngôi sao được kể tới trong mệnh đề “trời và đất” (1.1), 1.3 mô tả sự xuất hiện của mặt trời qua bóng tối tăm. Sự phân định giữa “ban ngày” và “ban đêm” để lại một chỗ trống cho phần giải thích chữ “sự sáng” trong 1.3 là sự sáng khác hơn mặt trời. [Geisler và Howe cung ứng một nổ lực khác để giải đáp cho thắc mắc nầy: “Làm sao có sự sáng trước khi mặt trời được dựng nên chứ? Mặt trời chưa được dựng nên cho tới ngày thứ tư, tuy nhiên đã có sự sáng trong ngày thứ nhứt (1.3). Mặt trời không phải là nguồn sáng duy nhứt trong vũ trụ. Hơn nữa, mặt trời đã tồn tại từ ngày thứ nhứt, nhưng chỉ xuất hiện hay thấy được (khi sương mù tan rồi) vào ngày thứ tư. Chúng ta thấy ánh sáng vào một ngày đầy mây, thậm chí khi chúng ta không thể nhìn thấy mặt trời” Norman Geisler and Thomas Howe, When Critics Ask (Wheaton, IL. Victor, 1992), 30]. Đức Chúa Trời đưa mặt trời, mặt trăng cùng các ngôi sao ra trong ngày thứ nhứt rồi ấn định chúng với những chức năng đặc biệt vào ngày thứ tư (đối chiếu 1.14-18). Đức Chúa Trời bắt đầu công việc của Ngài vào ngày Chúa nhựt với mặt trời mọc, chính cái ngày mà Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Đức Chúa Trời yêu thương bạn nhiều đến nỗi Ngài đã sửa soạn một chỗ cho bạn.
Ngày 2 (1.6-8): “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước. Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không; thì có như vậy. Đức Chúa Trời đặt tên khoảng không là trời [Một từ ngữ Hy bá lai chỉ ra trời vừa là chỗ Đức Chúa Trời ngự và là chỗ mà các loài chim hay bay. Chính ý thứ hai đã được dùng ở đây]. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhì”. Công việc của Đức Chúa Trời gồm cả việc tạo ra sự phân định. Đức Chúa Trời tỏ ra quyền phép của Ngài một lần nữa bằng cách đặt ra những giới hạn trên nước của địa cầu (đối chiếu Gióp 38.8-11). “Khoảng không” là cách nói đến bầu trời (đối chiếu 1.8; 7.11-12; II Các Vua 7.2; Thi thiên 104.3; 148.4-6; Châm ngôn 8.28). Nước ở trên là cách nói tới các đám mây; nước ở dưới là nói tới biển trên địa cầu. Môise nói rằng Đức Chúa Trời “đã làm nên điều nầy”. Từ ngữ “làm” (asa, 1.7) không phải là từ “dựng nên” (bara) đâu. Hai trường hợp mới là đủ. Tuần qua, Lori làm bánh nướng xốp. Cô ấy tạo ra (bara) bánh nướng nầy. Nhưng chúng không phù hợp với gia đình của cô. Vì vậy, cô làm (asa) bánh nướng bằng cách trét bơ và thịt lên chúng. Một trường hợp khác, Lori và tôi có căn nhà chúng tôi xây dựng để sống (bara). Nhưng trước khi chúng tôi dọn đến ở, chúng tôi trang hoàng (asa) nó hầu cho nó có thể ở được [Chữ nói tới “dựng nên” (bara) được sử dụng sáu lần trong câu chuyện Sáng tạo (1.1, 21, 27; 2.3). Ở chỗ khác từ ngữ “làm” (asa) được sử dụng để mô tả các hành động của Đức Chúa Trời. Asa được sử dụng trong việc cắt móng ta (Phục truyền luật lệ ký 21.12), rửa chơn (II Samuên 19.25), và tỉa râu (II Samuên 19.24). Nó có thể nói “tạo ra” và “giành được”; đưa một vật gì vào trong trật tự, làm cho đúng đắn. Sailhamer, Genesis Unbound, 107]. Cần phải lưu ý rằng chẳng có gì được gọi là “tốt lành” vào ngày thứ Sáu. Chẳng có gì được làm nên cho đời sống con người vào ngày ấy.
Ngày 3 (1.9-13): “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy. Đức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy. Đất sanh cây cỏ: cỏ kết hột tùy theo loại, cây kết quả có hột trong mình, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ ba”. Đến ngày thứ ba, chúng ta thấy Đức Chúa Trời thể hiện ra 2 hành động đặc biệt. Ngài sửa soạn “đất và biển”, và Ngài trang bị cho đất với các thứ cây ăn trái. Không giống như công việc của ngày thứ hai, cả hai hành động được gọi là “tốt lành”. Chúng là “tốt lành” vì cả hai đều được hoàn tất vì ích của nhân loại. Cả hai hành động đều có liên quan tới việc sửa soạn Đất Hứa [Đức Chúa Trời sửa soạn một khu vườn cho hai con người đầu tiên. Đất Ê-đen đã được chọn. Vì trong 1.600 năm đầu tiên lịch sử của con người, mọi người đều sống trong đất Ê-đen. Mãi cho tới Sáng thế ký 11 thì con người mới tan rãi ra]. Trong công tác sửa soạn thứ hai, đất được phân ra cùng biển. Cây cỏ được dựng nên ngay tức khắc — “Đất phải sanh cây cỏ”. Năng lực sản xuất của đất là một tặng phẩm Đức Chúa Trời ban cho. Đức Chúa Trời điều khiển những đường ranh giới của biển. Sự tiếp trợ là phần rất quan trọng cho con người, vào ngày thứ ba, về đất khô, trên đó con người sẽ sống, và cây cỏ nâng đỡ sự sống (đối chiếu 1.29–30). Những đa dạng của cây cỏ (1.11–12) làm chứng cho quyền phép có tính tổ chức của Đức Chúa Trời.
Ngày 4 (1.14-19): “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài cũng làm các ngôi sao. Đức Chúa Trời đặt các vì đó trong khoảng không trên trời, đặng soi sáng đất, đặng cai trị ban ngày và ban đêm, đặng phân ra sự sáng với sự tối. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ tư”. Đến ngày thứ tư những vì sáng mà Đức Chúa Trời dựng nên đã được ban cho có mục đích, nghĩa là, “phân ra sự sáng với sự tối” và “định thì tiết, ngày và năm”. Những vật thể nầy ở trên trời đóng vai trò những những dấu để chỉ thì tiết, ngày và năm (1.14). Làm sao chúng ta có ban ngày mà chưa có mặt trời? Làm sao quí vị có các loài thú đồng và cây cối sống động mà chưa có mặt trời? Đức Chúa Trời đang giải thích sự sáng tạo của Ngài trong những câu nầy. Đừng thờ lạy những vật nầy; Ta đã dựng nên chúng! Hãy thờ lạy Ta!
Những kẻ sống theo tà giáo trong sách Sáng thế ký đã xem các vật nầy là những vì thần theo ý riêng của họ. Để tránh bất kỳ một sự nghi ngờ nào cho rằng mặt trời và mặt trăng là những thứ chỉ được Đức Chúa Trời dựng nên, sách Sáng thế ký gọi chúng là các vì sáng. Chúng đã được định cho phải điều hoà cuộc sống của con người bằng cách xác định ngày và đêm và mùa tiết của năm [Vì một lý do đặc biệt mặt trăng được gọi (chỉ ở đây) và vì sáng nhỏ hơn, và mặt trời được gọi (cũng chỉ ở đây) là vì sáng lớn hơn. Giữa vòng những kẻ lân cận của Israel, mặt trời và mặt trăng là những danh xưng nói tới các vì thần. Không đúng như thế trong thế giới của Đức Chúa Trời! Thực vậy, chúng chưa hẳn là vì sáng, mà là những thứ cưu mang sự sáng. Chúng là những ngọn đèn, và bổn phận của chúng đã được định để tỏ ra thực trạng của chúng là hàng tôi tớ. Chúng không phải là những nhân vật nắm quyền trên số phận của con người]. Trong khoa chiêm tinh, người ta sử dụng các ngôi sao cùng những hành tinh để có sự hướng dẫn, nhưng Kinh thánh nói chúng chỉ bày tỏ ra công việc của ngón tay Đức Chúa Trời (Thi thiên 19.1). Quả là dại dột khi chạy theo các biểu đồ của khoa chiêm tinh của người Babylôn hoặc thờ lạy thần mặt trời trong xứ Ai cập; đúng hơn, người ta sẽ tin cậy Đấng đã dựng nên các đối tượng nầy ở các nơi trên trời. Tuy nhiên, nhiều người cứ hay từ chối Đấng Tạo Hoá để thờ lạy sự sáng tạo (Rôma 1.25). G.K. Chesterton nói: “Giả sử con người thôi không tin theo Đức Chúa Trời nữa, họ đang tin chẳng một thứ gì hết. Than ôi, quả là tệ hại quá. Khi họ thôi không tin theo Đức Chúa Trời nữa, họ chẳng tin theo bất kỳ một thứ khác sao?”
Kinh thánh cũng chỉ ra vài mục đích có tính tượng trưng cho công cuộc sáng tạo ra những vật thể ấy:
(1) Chứng tỏ sự thành tín của Đức Chúa Trời. Các lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho sự tồn tại và sự vinh hiển trong tương lai của dân Israel đều dựa vào khoảng không trên trời (Thi thiên 89.33-37; Giêrêmi 31.35-36).
(2) Bày tỏ ra quyền phép của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nâng đỡ các ngôi sao, đặt tên cho chúng cả thảy, và đã dựng nên chúng (Thi thiên 8.3-4; 147.4-5; Êsai 40.25-26).
(3) Bày tỏ ra sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời. Tiên tri Giôên đã nói tới một ngày khi có những dấu lạ trên các từng trời (Giôên 2.30-31). Mặt trời đổi ra tối tăm và mặt trăng ra máu “trước khi ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giê-hô-va chưa đến”. Các sách Tin Lành cũng nói tới một ngày phán xét hầu đến khi “mặt trời liền tối tăm, mặt trăng không sáng, các ngôi sao từ trên trời sa xuống, và các thế lực của các từng trời rúng động” (Mathiơ 24.29; đối chiếu Luca 21.25-28). Những biến cố bất thường nầy nơi mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao chỉ ra sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời.
(4) Bày tỏ ra mục đích của Đức Chúa Trời. Câu 14 nói tới mặt trời, mặt trăng cùng các ngôi sao được Đức Chúa Trời ấn định “để chỉ thì tiết”. Từ ngữ Hy bá lai đã được sử dụng hơn 200 lần trong Kinh thánh, và hơn phân nửa cách sử dụng nầy xảy ra nói tới một sự nhóm lại đặng thờ phượng. Từ ngữ “thì tiết” chỉ ra sự kỷ niệm, tiệc tùng, và thờ phượng. Thực vậy, lịch tôn giáo của người Do thái căn cứ vào những sự thay đổi của mặt trăng mà mắt thường trông thấy được. Thì tiết trong 1.14 được ấn định để chu toàn mục đích của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài; Ngài muốn chúng ta phải thờ lạy Ngài.
Ngày 5 (1.20-23): “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời. Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hãy sanh sản trên đất cho nhiều. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ năm”. Đến ngày thứ năm, Đức Chúa Trời khiến cho đất đai có nhiều loại vật sống ở đó (các loài chim cùng những loài cá). Từ ngữ “dựng nên” (bara) đã được sử dụng để kéo sự chú ý của chúng ta ngược lại 1.1. Những câu nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng “ban đầu” Đức Chúa Trời đã dựng nên các tạo vật nầy với chúng Ngài đã làm cho đầy dẫy đất.
Mỗi bước mới trong câu chuyện đã được đánh dấu bằng cách sử dụng bara: vũ trụ (1.1), các tạo vật sống (1.21), và con người (1.26). Sở thích chính của tác giả là trình bày sự dựng nên các tạo vật sống trong ba nhóm phân biệt: vào ngày thứ năm, các tạo vật trong biển cùng những tạo vật bay trên trời, rồi qua ngày thứ sáu, các tạo vật trên mặt đất. Đây là lần đầu tiên Đức Chúa Trời “chúc phước” trong Kinh thánh. Từ ngữ đã được sử dụng hơn 80 lần trong Sáng thế ký, ở đây chữ nầy thường nói tới sự phì nhiêu. Đất đã được sống động. Ngài là một Đức Chúa Trời cao cả, Ngài đang chúc phước. Đức Chúa Trời dựng nên Đất Hứa từ biển (Trung Đông). Đức Chúa Trời đang sửa soạn đất như một tặng phẩm ban cho con người.
Ngày 6 (1.24-25): “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại, Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”. “Các vật sống” bị chia ra thành ba nhóm: “súc vật, côn trùng, và thú rừng”. Đức Chúa Trời đặt ra các tạo vật nầy là vì ích cho con người:
Thứ nhứt, chúng ta sẽ dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Hầu hết Cơ đốc nhân đều bày tỏ thái độ biết ơn vì tặng phẩm cứu rỗi của Đức Chúa Trời — và quả thật vậy. Nhưng xuyên suốt cả Kinh thánh, có một phần nhấn mạnh quan trọng hơn vào việc bày tỏ ra thái độ biết ơn và thờ lạy vì cớ sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Một trường hợp quan trọng về điều nầy được thấy ở Khải huyền 4. Đức Chúa Trời đã được ngợi khen bởi các tạo vật sống (4.8). Khi ấy Ngài được ngợi khen vì Ngài là Đấng Tạo Hoá (4.11). Trước khi chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời vì là Cứu Chúa của chúng ta, chúng ta phải công nhận rằng trên hết mọi sự, Ngài là Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá vĩ đại của chúng ta. Điều nầy khiến cho chúng ta phải nhìn thấy Đức Chúa Trời thực sự lớn lao là dường nào.
Thứ hai, chúng ta phải vui thích nơi sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời gọi sự sáng tạo của Ngài là tốt lành. Có sự đẹp đẽ trong công cuộc sáng tạo. Đức Chúa Trời là một nghệ sĩ rất tài ba. Chính mình Đức Chúa Trời thưởng thức sự tốt lành của công cuộc sáng tạo của Ngài (Thi thiên 104; Châm ngôn 3.19; 8.22). Nếu những kẻ theo tà giáo thờ lạy thiên nhiên trong sự thờ lạy hình tượng, chúng ta đáng phải thờ lạy Đức Chúa Trời hơn. Sự sáng tạo của Đức Chúa Trời biến hoá khôn lường và hoàn toàn phủ lút con người. Tại sao vậy? Chỉ một số nhỏ trong các loài nầy trên đất (thú vật, cây cối, côn trùng) đã được khám phá và đã được đặt tên. Những nhà sinh vật học đã sắp xếp được khoảng 1,6 triệu loài. Những ước lượng về con số thật các loài sống, theo phương pháp đã được sử dụng, từ 3,6 triệu cho đến hơn 100 triệu loài. Còn ngạc nhiên hơn nữa khi các nhà khoa học ước lượng có hơn 95% tất cả các loài từng sinh tồn đã tuyệt chúng! Hai trường hợp đáng kinh ngạc về tính sáng tạo vô hạn của Đức Chúa Trời. Trong khu vực 2,5 mẫu rừng nhiệt đới của Brazil, có 425 loại cây cối. Trong một góc nhỏ Công viên quốc gia Manu của Peru, có 1.300 loài bướm. Chúng ta phải lấy làm thích thú về sự kiện nầy. Chúng ta lấy làm kính sợ bởi vẽ oai nghi của Đức Chúa Trời như đã được tỏ ra trong sự sáng tạo.
Sau cùng, chúng ta phải tỏ ra trách nhiệm đối với công cuộc sáng tạo. Thế giới đang trở nên bẩn thỉu và xấu xí đi. Bầu không khí đang biến thành mù sương. Sông rạch bị nhiễm bẩn. Các thứ hoá chất độc hại đang đầy dẫy đất. Đại dương đã trở thành những đống rác thải, rác rưỡi đang chất đầy khu ngoại ô của các thành phố, và dầu đang tràn ra làm ô nhiễm các bờ biển. Có nhiều Cơ đốc nhân đã cười nhạo những nhà chuyên lo về môi trường. Chúng ta phải thay đổi hành động và thái độ của chúng ta. Có thể quí vị cảm nhận giống như quí vị không có thì giờ để giữ gìn môi trường. Quí vị có thể khích lệ ai đó có quan hệ tới môi trường không? Có những việc nhỏ quí vị có thể làm như thông báo về môi trường không? Quí vị có thể làm phần hành của mình không?
Làm sao chúng ta có thể nhận chìm phần Kinh thánh đẹp đẽ nầy? Bằng cách thờ phượng Đức Chúa Trời của sự sáng tạo và sự sửa soạn. Tony Allen, một trong những thuộc viên của Hội thánh chúng tôi, là một tay nhiếp ảnh rất có tài đã thực hiện được nhiều hình ảnh về sự sáng tạo nầy. Làm ơn hãy xem qua và hãy thờ lạy Đức Chúa Trời của sự sáng tạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét