Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 30.25-43: "Đảo lộn tình thế"



"Đảo lộn tình thế"

(Sáng thế ký 30.25-43)
Từ sở làm về nhà, một phụ nữ dừng lại ở cửa hàng bán thức ăn ở góc đường để mua con gà về nấu cháo. Người bán thịt thò tay vào thùng, lấy ra con gà sau cùng mà ông ta có, ném nó lên đĩa cân đặt sau quầy, rồi nói cho người phụ nữ nầy biết trọng lượng của nó. Bà ta suy nghĩ trong một phút: “Thực sự tôi cần miếng thịt gà lớn hơn thế” bà ta nói: “Ông có miếng nào lớn hơn không?” Không nói một lời, người bán thịt đặt con gà vào thùng trở lại, đi quanh đó như đang tìm con gà khác, rồi rút cũng chính con gà đó ra, đặt lên cân. Ông ta nói: “Con gà nầy nặng hơn một cân”. Người phụ nữ kia suy nghĩ một chút rồi nói: “Okay. Tôi sẽ mua cả hai”.
Câu chuyện hài hước nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng sự thành thật vẫn là cách xử sự hay nhất [Preaching Today Citation. Clark Cothern, Tecumseh, Michigan. Leadership, Vol. 15, no. 4]. Không may, trong thế giới của chúng ta có rất ít người thành thật lắm. Trong Sáng thế ký 30.25-43, chúng ta sẽ đọc câu chuyện nói về việc Laban bất lương đảo lộn tình thế đối với Gia-cốp. May thay, Đức Chúa Trời ở sau lưng Gia-cốp và Ngài có thể bảo hộ và tiếp trợ cho Gia-cốp ở giữa những lúc đầy gian nan nhất. Câu chuyện đã được chia ra thành hai phần. Phần thứ nhứt (30.25-34) chỉ toàn là đối thoại; phần thứ hai (30.35-43) là phần tường thuật toàn bộ câu chuyện [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 518].
Câu chuyện của chúng ta bắt đầu ở 30.25-26. “Khi Ra-chên đã sanh Giô-sép thì Gia-cốp thưa cùng La-ban rằng: Xin cậu cho tôi thôi, đặng trở về quê hương tôi. xin giao vợ và con lại cho tôi, mà tôi đã được vì cớ giúp cậu, để tôi đi; bởi cậu cũng biết rằng tôi đã giúp công việc cho cậu thể nào”. Sau khi sanh Giô-sép, Gia-cốp đã nhận ra đã đến lúc phải rời đi. Vì vậy, Gia-cốp đã lấy hết can đảm mà đến gặp Laban, yêu cầu được thoát ra khỏi thẩm quyền của ông ta. Không giống như ngày nay, Gia-cốp không thể gói ghém hành lý mà ra đi đâu. Cấu trúc quyền hành ở Đông phương nầy, mở rộng gia đình đến mức phức tạp và nhiều hạn chế — cứ như thế thậm chí cho đến ngày nay, ở một số địa điểm trong xã hội phương Đông. Đã có một quyền sở hữu đối với vợ con của Gia-cốp. Ra đi mà không có phép và sự chúc phước của cha vợ có thể dẫn tới chiến tranh dứt khoát trong bộ tộc gia đình [Gene A. Getz, Gia-cốp. Following God Without Looking Back (Nashville. Broadman & Holman, 1996), 103].
Gia-cốp đã sống với Laban ở Phađan-Aram trong 20 năm (đối chiếu 31.38). Trong 14 năm ông đã giúp việc cho Laban, luôn giữ hợp đồng hầu để lấy được hai con gái của Laban (đối chiếu 29.30; 31.41). Thế rồi 6 năm khác trôi qua trước khi Gia-cốp phải thực hiện sự phá vỡ vào lúc sau cùng. Trong khoảng thời gian nầy, mười một người con trai và một đứa con gái đã ra đời. Đây là lúc phải rời đi rồi. Thị trấn nầy đã trở nên quá nhỏ cho cả hai: Gia-cốp và Laban. Hơn nữa, Gia-cốp rất mong muốn nhìn thấy Đức Chúa Trời tiếp trợ cho gia đình của ông. Ông đang trông ngóng ơn phước về đất đai đã được hứa cho. Con người không hoàn mỹ nầy luôn luôn có đức tin và hướng đến lời hứa về đất đai và về Đức Chúa Trời của Ápraham (xem 28.4, 13; 31.13) [Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 418].
Với bất cứ giá nào, bạn phải gắn điều đó cho Gia-cốp. Ông đã chờ đợi cho đến chừng Đức Chúa Trời cảm động ông (31.13). Ông đã bằng lòng kiên trì ở đó với Laban. Điều nầy chỉ ra sức lực bên trong của Gia-cốp. Phần lớn chúng ta sẽ rời thị trấn lâu rồi trong sự tức tối trước khi Gia-cốp rời đi nữa. Ông đã chịu đựng trong 20 năm trời. Nhiều người trong chúng ta sẽ chịu đựng nhiều nhất là 20 tháng mà thôi.
Ngày nay, giống như Gia-cốp, bạn có thể sống trong môi trường làm việc rất nhọc nhằn. Bạn có bao giờ xem xét rồi cầu xin Chúa sẽ ban cho bạn nhịn nhục nhiều hơn để chịu đựng mọi hoàn cảnh của mình không? Từ khi bạn không thể làm thay đổi ông chủ hay bạn cùng làm việc với mình, tại sao không xin Chúa thay đổi chính mình bạn chứ? Nguyên tắc nầy cũng có thể áp dụng cho cuộc hôn nhân của bạn đấy. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm thay đổi người bạn đời của bạn; vậy tại sao không để cho Ngài thực thi công việc của Ngài trên người thân yêu của bạn chứ? Thay vì lo lắng về người bạn đời kia, hãy lo về bản thân mình. Có nhiều điều trong mỗi một người chúng ta cần phải cải thiện. Tôi cũng nhìn thấy nguyên tắc nầy có thể áp dụng trong sự phó thác của chúng ta đối với Hội Thánh địa phương. Nhiều Cơ đốc nhân đang tách rời ra khỏi Hội Thánh địa phương vì cớ thất vọng hay thất bại. Những người luôn giữ lòng với Hội Thánh địa phương lại rời khỏi Hội Thánh nhà của họ nhanh như chiếc nón vừa rơi xuống đất. Họ không xem trọng ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời nơi họ phải ở lại tại Hội Thánh mà Ngài đã đưa họ tới. Có người thậm chí đã trở thành thuộc viên và ký giao ước với Hội Thánh chỉ rời đi khi các nhu cần của họ không được thoả mãn hoặc họ bị vỡ mộng với các quyết định về chức năng lãnh đạo.
Tất cả các trường hợp nầy đều rất thảm thương. Khi chúng ta chọn ra đi dễ dàng bằng cách rời bỏ môi trường làm việc, quan hệ hôn nhân, hay Hội Thánh, chúng ta không hề phát triển đầy đủ sự kiên nhẫn và chịu đựng nơi bản thân mình. Đức Chúa Trời khôn khéo sử dụng mọi hoàn cảnh và con người hay giận trong đời sống của chúng ta để biến chúng ta thành hạng người mà Ngài muốn chúng ta phải trở thành (Rôma 8.29; I Phierơ 1.6-7). Nếu môi trường làm việc, mối quan hệ hôn nhân, hay Hội Thánh nhà của bạn không phải là điều mà bạn mong muốn hay trông mong, đấy không nhất thiết là một việc xấu đâu. Đức Chúa Trời có thể luyện lọc bạn và làm cho bạn lớn lên trong sự bạn nương cậy nơi Ngài. Tôi thách bạn ngày nay hãy nắm lấy sự ấy và bền đỗ. Nguyện Chúa ưng ban cho bạn ân điển để nhìn xem Ngài mà thấy rõ những điều Ngài đang dạy dỗ bạn.
Ở 30.27-31a, Laban đáp lại với Gia-cốp: “‘Ước gì cậu được nhờ ơn cháu! Cậu cũng đoán rõ ràng Đức Giê-hô-va đã vì cháu mà ban phước cho cậu vậy’. Lại nói rằng: Cháu hãy định công giá cháu đi, rồi cậu sẽ trả cho! Gia-cốp đáp: Cậu biết tôi giúp đỡ cậu thể nào, và về tay tôi bầy súc vật cậu được ra sao. Trước khi tôi đến, súc vật của cậu thật ít, nhưng từ khi tôi đến ở, thì thêm nhiều quá bội. Đức Giê-hô-va đã ban phước cho cậu từ khi tôi bước chân vào nhà nầy; bây giờ biết chừng nào tôi sẽ được lo việc nhà tôi?’ La-ban rằng: Cậu sẽ cho cháu cái gì bây giờ?” Ở 30.27, Laban nói: “Nếu bây giờ đẹp lòng cháu, hãy ở lại với ta đi”. Sát nghĩa, ông ta nói: “Nếu ta được ơn trước mặt cháu, hãy ở lại với ta”. Laban đang hôn lấy hôn để Gia-cốp. Tại sao vậy? Laban xưng mình đã học hỏi qua cách đoán (bói toán) [Davis lưu ý: “Động từ nầy xảy ra chỉ 11 lần trong bản Kinh Thánh tiếng Hebrew. Với ý nghĩa mạnh nhất của nó, từ ngữ chỉ ra cách thực hành bói khoa siêu nhiên với giả định là người thực hành có quyền, có khả năng học biết những điều kín nhiệm. Phương pháp bói khoa mà từ ngữ nầy ám chỉ ấy là thuật bói nước, nghĩa là, phân biệt những việc kín giấu bằng sự xuất hiện hay chuyển động của nước (thường ở trong một cái chén). Từ ngữ cũng đề cập tới sự quan sát các dấu hiệu và điềm. Bất cứ ý nghĩa nào mà Laban dự trù từ ngữ nói đến, cách thực hành bói khoa bị xét đoán mạnh mẽ trong Kinh Thánh (Lê vi ký 19.26; Phục truyền luật lệ ký 18.10).” Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003)] rằng Đức Giêhôva đã chúc phước cho ông ta vì cớ Gia-cốp. Dĩ nhiên, phương tiện không đúng lắm song sự thực là chính xác như vậy. Laban đầy mánh lới kia có thể nhìn thấy rằng ông đã có điều tốt luôn có lợi về phía mình. Ông ta biết rõ cái bánh của ông đã được phết bơ ở chỗ nào, vì vậy ông chẳng lấy làm lo về sự Gia-cốp muốn ra đi đâu. Buồn thay, Laban không thích việc Gia-cốp ra đi không phải vì ông yêu thương cháu trai, hay con rễ mình, mà vì ông biết rõ sự thịnh vượng của ông phải nương vào sự hiện diện của Gia-cốp. Ông đã để ý thấy rằng phước hạnh của thiên đàng đã đáp đậu trên Gia-cốp và kho dự trữ của ông ngày càng tăng thêm dưới quyền quản lý của Gia-cốp. Vì vậy Laban nói với Gia-cốp: “Phải đổi cái gì để con chịu ở lại? Chỉ hãy đưa ra cho cậu một giá thôi”. Đúng là một đấu pháp thương mại kiểu mẫu! Mọi sự đối với Laban chỉ là tiền và sự vận động.
Thật là buồn cười, ở 30.29-30, Gia-cốp làm cho Laban biết chẳng cần gì phải bói toán mới khám phá ra lý do tại sao ông ta đã kinh nghiệm sự giàu có về mặt vật chất. Thay vì thế, rõ ràng rằng đây là sự kết hợp của nhiều yếu tố — sự trung tín của Gia-cốp, lao động khó nhọc và, tôi muốn nói thêm, đặc biệt là sự ưu ái và phước hạnh của Đức Chúa Trời giáng trên Giacốp.
Trước khi chúng ta tiếp tục, nguyên tắc nầy xứng đáng cho sự khảo sát tỉ mỉ. Rõ ràng, Laban là một con người bất kỉnh, không có lòng thương xót. Còn Gia-cốp, vì mọi sự yếu đuối về đạo đức của mình, là một con người có đức tin sâu sắc nơi Đức Chúa Trời. Cả hai người đều nhất trí trên một sự thực đáng nhớ. Đức Chúa Trời đã chúc phước cho một kẻ xấu vì hắn ta có một người nhơn đức đang làm việc cho mình (đối chiếu 12.3; 39.2-6). Sự thêm lên của Laban đã đến trên tài khoản của Gia-cốp. Quan niệm nầy xảy ra vài lần trong Kinh Thánh. Chúng ta thấy điều nầy khi Đức Chúa Trời hứa buông tha cho Sôđôm và Gômôrơ nếu có mười người được thấy có trong thành (Sáng thế ký 18.16-33). Chúng ta thấy điều nầy khi Đức Chúa Trời làm cho Phôtipha được thịnh vượng vì cớ Giô-sép là một chi thể trong gia đình của ông ta (Sáng thế ký 39.1-6). Ngay cả I Côrinhtô 7.12-14 chứa một cuộc bàn bạc rất hay về vấn đề hôn nhân, ở đó một bên là người tin Chúa còn bên kia thì không. Trong một trường hợp như vậy, bên không tin Chúa và bất cứ đứa con nào cũng đều được “nên thánh” là do bên tin Chúa. Điều nầy có nghĩa là (những) người không tin Chúa đã được phước trên tài khoản của người tin Chúa. Người không tin Chúa kinh nghiệm sự bảo hộ và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời vì người (nam hay nữ) đã mang ách chung với người tin Chúa. Chính tư tưởng nầy cũng nằm ở đàng sau cách nói bóng của Chúa Jêsus với những ngừoi tin Chúa là “muối của đất” và “sự sáng của thế gian” (Mathiơ 5.13-16). Muối tẩy uế, bảo tồn, và làm chậm quá trình thối rửa, trong khi ánh sáng cứ soi sáng, xua tan bóng tối, và tỏ ra sự thực.
Góp lại, các phân đoạn Kinh Thánh nầy phác hoạ ra quan niệm cho rằng Gia-cốp và Laban đang trao đổi trong Sáng thế ký 30. Đức Chúa Trời chúc phước cho con người trong thế gian vì cớ dân sự của Đức Chúa Trời đang sống ở gần đó. Nếu bạn là người tin Chúa, cuộc hôn nhân của bạn rất khác biệt (và tốt hơn) vì bạn đang có mặt ở đó. Nếu bạn là người tin Chúa, sở làm của bạn rất khác biệt (và tốt hơn) vì bạn đang có mặt ở đó. Nếu bạn là người tin Chúa, trường học của bạn rất khác biệt (và tốt hơn) vì bạn hiện diện ở đó. Nếu bạn là người tin Chúa, gia đình của bạn rất khác biệt (và tốt hơn) vì bạn có mặt ở đó. Sự thực là, Đức Chúa Trời muốn chúc phước cho con cái Ngài nhiều đến nỗi Ngài sẽ chúc phước cho kẻ dối gạt của thế gian qua họ [Ray Pritchard, God’s Catfish. Genesis 29-31.
http.//www.calvarymemorial.com/sermons/SMdisplay.asp?id=332]. Quả thực Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời rất giàu ơn: “mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào” (Giacơ 1.17).
Vì thế, gia đình của bạn mô tả bạn thế nào vậy? Ông chủ? Người lân cận? Các bạn học của bạn? Là tín đồ, chúng ta sẽ là một nguồn phước bất cứ đâu chúng ta đi tới và trong bất cứ việc gì chúng ta làm! Có phải thế giới của bạn là một nơi tốt hơn vì bạn đang ở trong đó không? Long trọng thay, có phải Emmanuel là một Hội Thánh tốt hơn vì bạn là một thuộc viên chăng? Có phải gia đình bạn là một gia đình tốt hơn vì bạn đang có mặt ở đó không? Có phải sở làm của bạn được tốt hơn vì bạn đang làm việc ở đó không? Có phải trường học của bạn được tốt hơn vì bạn là sinh viên ở đó không? Nguyện Chúa bằng lòng, đời sống của bạn rỉ phước hạnh ra.
Ở 30.31b-33, Gia-cốp đáp lại lời úp mở của Laban bằng những câu nói nầy: “Đáp rằng: Sẽ chẳng cho tôi chi cả. Nếu thuận theo lời nầy, thì tôi sẽ cho ăn và chăn bầy súc vật cậu nữa. Ngày nay tôi sẽ đi kiểm soát các bầy chiên và bầy dê của cậu; trong bầy chiên bầy dê, hễ con nào có rằn, có đốm, cùng chiên sắc đen, thì tôi sẽ để riêng ra; ấy sẽ là phần công giá của tôi đó. Một mai cậu đi xem xét công giá tôi, thì lòng ngay thẳng tôi sẽ làm chứng trước mặt cậu. Hễ ở về phần bên tôi, các con dê nào không có rằn và đốm, các chiên con nào không có sắc đen, thì sẽ cho là ăn cắp”. Rõ ràng là Gia-cốp đã suy nghĩ cẩn thận về những gì phải nói và phải thổ lộ điều đó ra như thế nào. Dường như là ông đã để nhiều thời gian cho những đáp ứng khả thi. Gia-cốp chỉ đòi hỏi những con chiên nào có rằn, có sắc đen và có đốm. Tại sao phải có rằn và có đốm chứ? Đây là cách thức mà ngu ngốc đến đâu cũng hiểu được để phân biệt các bầy của Laban và Gia-cốp. Hiển nhiên là lợi thế của Laban khi bầy dê ở vùng Trung đông nói chung đều có màu đen hay màu xám tối (Nhã ca 4.1b) và bầy chiên gần như là màu trắng (đối chiếu Thi thiên 147.16; Nhã ca 4.2; 6.6; Đaniên 7.9). Sự việc nầy cung ứng cho Gia-cốp một cơ hội để đặt lòng tin cậy của mình nơi Đức Chúa Trời. Và như chúng ta khám phá ở Sáng thế ký 31, Gia-cốp đã chọn con có đốm có rằn vì cớ sự dạy dỗ của Chúa (31.10). Hơn nữa, giấc chiêm bao của Gia-cốp đến từ Đức Chúa Trời đã bảo đảm cho ông rằng Đức Giêhôva sẽ bảo hộ ông tránh khỏi sự bất lương của Laban. Đây là một hành động đức tin rất tốt nơi phần của Gia-cốp. Ông đã trao mình trọn vẹn vào ơn thương xót của Đức Chúa Trời [Gia-cốp đã tin cậy Đức Chúa Trời đối với sự thịnh vượng của mình. Chẳng có một chương trình hưu hạ nào ở những thế kỷ tiền Cơ đốc. Chẳng có thuế hay phúc lợi An Sinh Xã Hội nào hết. Nhưng Gia-cốp đã có một việc tốt hơn cả hai điều kia. Gia-cốp đã có Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là thành tín với mọi lời hứa của Ngài. James Montgomery Boice, Genesis 12-36 Vol. 2 (Grand Rapids. Baker, 1985 [1998]), 797].
Từ mỗi góc độ, đây là phần lợi thế dành cho Laban. Chẳng có một kẻ hở nào hết. Ông không thể thua được! Vì vậy ở trong 30.34: “La-ban đáp: Ừ thôi! được như lời cháu nói”. Cho nên, khi rời khỏi mặt Gia-cốp, ông đã bắt đầu mĩm cười, rồi tủm tỉm, và bật cười lớn tiếng hơn. Ông cố không tỏ thái độ “chảnh” nhưng ông chẳng thể làm chi khác hơn. Bên trong, ông cười khẩy nơi sự dại dột của Gia-cốp [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 384]. Thế rồi bí mật bố trí hành động chống lại Gia-cốp (30.35-36). Môise viết: “Chính ngày đó, La-ban liền để riêng các dê đực có sọc, có đốm, các dê cái có rằn, có đốm, các vật nào có đốm trắng và các chiên con có sắc đen, giao cho mấy con trai mình; rồi để Gia-cốp cùng mình ở cách xa nhau chừng ba ngày đường; Gia-cốp bèn chăn bầy súc vật của La-ban chỉ còn lại”. Laban bảo đảm chắc rằng Gia-cốp không gian lận. Tuy nhiên, khi làm như vậy, ông cũng nhường cho Đức Chúa Trời cơ hội trọn vẹn để chiếu sáng trong một tình huống bất khả thi.
Ở 30.37-43, Gia-cốp làm ngược lại với một chương trình đến từ Đức Chúa Trời: “Đoạn, Gia-cốp lấy nhành bạch dương, nhành bồ đào và nhành bá-tiên tươi, lột vỏ để bày lằn da trắng ở trong ra. Người để những nhành đã lột vỏ trong máng trước mặt con chiên, là nơi các thú đó đến uống; khi đến uống nước thì con chiên có giao hiệp nhau. Các con chiên ngó thấy những nhành đó mà giao hiệp nhau thì sanh chiên con có sọc, có rằn và có đốm. Gia-cốp để riêng chiên con ra, rồi để chiên cái trong bầy của La-ban trước mặt các con có sọc và có sắc đen; nhưng bầy mình thì riêng ra, không để gần bầy của La-ban. Vả, mọi lần các con chiên mạnh mập giao hiệp, thì Gia-cốp để các nhành đó dưới mắt trong máng uống nước, đặng chúng nó đối nhành mà giao hiệp cùng nhau. Nhưng khi nào con chiên gầy ốm, thì người không để nhành như vậy; thế thì, các chiên con gầy ốm để về phần La-ban, còn chiên con mạnh mập lại về phần Gia-cốp”. Gia-cốp là viên kỷ sư về gene đầu tiên trong lịch sử. Tôi biết kỷ thuật đầu tiên ông sử dụng không thể được tìm thấy trên tờ Journal of Modern Agriculture [Qua sự pha tạp “dị hợp tử” [heterozygotes] giữa chúng, Gia-cốp sẽ tạo ra, theo luật di truyền, 25% bầy chiên sẽ có đốm. Rồi ông nhân rộng bầy của mình lên. Gia-cốp đã tỏ ra tài khéo của mình; ông không thực hành sự gian lận. Tri thức của Gia-cốp về động vật học rất sơ sài. Nhưng có lẽ sự hiểu biết đó đã được Đức Chúa Trời ban cho ông, giống như khả năng giải chiêm bao của con ông là một đặc ân đến từ Đức Chúa Trời. Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 284. Đối chiếu Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 257]. Việc làm nầy được tin là do đặt “những trợ giúp thấy được bằng mắt thường” như thế trước mặt các con thú khi chúng giao phối, có khả thi là nó gây ảnh hưởng về bề ngoài của dòng dõi chúng [See NET Study Notes]. Thú vị thay, từ ngữ Hy bá lai nói tới cây “bạch dương” và lằn da “trắng” là trò chơi chữ theo tên của Laban, tên nầy có nghĩa là “trắng”. Gia-cốp đang thực hành một “phép phù thủy trắng” (xin lỗi vì cách chơi chữ), nhưng mọi sự nầy đều đến từ nơi Chúa [Ngược lại với quan điểm nầy, Youngblood đề nghị kế hoạch của Gia-cốp thực sự là đang nói: “Ta sẽ cung ứng cho Laban một thứ thuốc riêng của ông ấy!” Gia-cốp đã gài bẫy Êsau anh mình (Ê-đôm, “đỏ”) bằng cách cho anh ăn cháo có màu đỏ; giờ đây ông sẽ ra sức bẫy cậu mình là Laban (“trắng”) bằng cách sử dụng những nhánh cây màu trắng. Ông viết: “Bằng nhiều cách thức, Gia-cốp và Rachên tuy hai mà là một. Nàng đã mặc cả để lấy trái phong già, hy vọng rằng do ăn trái ấy sẽ có thai (30.14-15). Đức Chúa Trời tôn trọng ước ao của nàng — song bất chấp là như thế, không phải vì sự mê tín dại dột của nàng (30.22-23). Tương tự thế, Đức Chúa Trời đã xem trọng ước ao của Gia-cốp muốn có những bầy thật lớn, nhưng — một lần nữa — bất chấp thủ đoạn mê tín và không phải vì cớ đó (31.4-10)”. Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 226. Dù Gia-cốp có phạm tội hay không thì không thể tranh cãi]. Kỷ thuật thứ hai — giao phối bầy mạnh hơn với bầy yếu hơn để tạo ra một bầy mạnh hơn — chắc chắn là như thế. Nhưng Gia-cốp hiển nhiên phải nhìn nhận rằng sự thành công không phù hợp với sự sáng chói của ông là một kỷ sư về gene, sự thành công ấy chỉ phù hợp với sự nhơn từ của Đức Chúa Trời trong đời sống ông mà thôi (đối chiếu 32.10) [Woodrow Kroll, Getting Ready to Leave Town.
http.//www.backtothebible.org/radio/today/24734].
Câu chuyện của chúng ta kết thúc ở 30.43, với những lời nầy: “Vậy, người trở nên rất giàu [Động từ Hebrew có nghĩa là “tràn ra” cũng chính là động từ được sử dụng trong lời hứa của Đức Chúa Trời tại Bêtên (xem 28.14), cho thấy rằng lời hứa đã được ứng nghiệm. Waltke, Genesis, 420], có nhiều bầy súc vật, tôi trai, tớ gái, lạc đà và lừa”. Một lần nữa, các ơn phước mà Gia-cốp đã nhận được có đủ thứ phải làm với Đức Chúa Trời. Ơn phước ấy phù hợp với bàn tay nhơn lành của Đức Chúa Trời giáng trên ông. Đức Chúa Trời đã chúc phước cho Gia-cốp vì Đức Chúa Trời buộc phải làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài (đối chiếu 31.9) [Sailhamer viết: “Mặc dù tác giả đặc biệt không nói tới điều đó trong câu chuyện, phân đoạn Kinh Thánh chắc chắn sẽ được đọc như một trường hợp chỉ ra lời hứa của Chúa ở chương 28 phải ở với Gia-cốp trong chuyến đi của ông qua Đông phương. Cách sử dụng khéo léo của Gia-cốp về nhánh bạch dương đã lột vỏ không được dự tính để bày tỏ ra tài tháo vát của ông, mà sâu xa hơn đây là lẽ đạo nói tới sự thành tín liên tục của Đức Chúa Trời đối với lời của Ngài. Manh mối cho ý nghĩa của phân đoạn Kinh Thánh là câu cuối của chương (câu 43), ở đây phần tóm tắt của toàn bộ câu chuyện được đưa ra. Phần tóm tắt nầy gợi nhớ hoàn toàn rõ nét về ơn phước của Đức Chúa Trời của cả Ápraham (12.16) và Y-sác (26.14) rồi nhơn đó đặt các sự cố của chương nầy trong văn mạch rộng hơn gồm các lẽ đạo đã phát triển suốt cả sách, nghĩa là, lời hứa phước hạnh của Đức Chúa Trời cùng sự thành tín của Ngài đối với lời hứa ấy. Những cách ứng xử khôn ngoan của Gia-cốp với Laban khi ấy là một trường hợp nói tới phương thức Đức Chúa Trời đã khiến ông thịnh vượng trong suốt cuộc lữ hành nầy. Sự khẳng định sâu xa hơn ý nghĩa của câu chuyện đến từ lời lẽ của chính Gia-cốp trong chương kế. Khi quay nhìn lại, ông nói với mấy người vợ của mình rằng chính Đức Chúa Trời đã lấy những bầy của Laban mà giao chúng cho ông (31.9)”. John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed. Đối chiếu Ross, Creation & Blessing, 518]. Giống như Ngài thường hay làm, Đức Chúa Trời đã sử dụng những phương tiện dường như dại dột để tỏ ra những ý tốt của Ngài. Chẳng có gì là phù thủy trong những nhánh cây đã lột vỏ. Gia-cốp đã hành động theo đức tin bằng cách làm theo mọi điều mà Đức Chúa Trời bảo ông phải làm, bất luận dường như nó lố bịch đối với người có lý trí tự nhiên (31.9-13). Đây chẳng phải là lần cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ dạy cho các tôi tớ Ngài phải làm những việc bất thường, thí dụ, treo con rắn bằng đồng trên cây cột để chữa lành cho những kẻ bị rắn cắn; đánh bại thành Giêricô bằng cách cho người ta đi diễu hành quanh thành phố bảy lần; và nhiều người nam người nữ đã được tha tội chỉ vì họ đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chịu chết trên thập tự giá cách đây 2000 năm để trả giá cho án phạt dành cho tội lỗi. Phân đoạn nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời sử dụng kẻ yếu và những việc dại dột trong đời nầy (I Côrinhtô 1.20-21). Vì thế, thật là quan trọng lúc bạn và tôi công nhận rằng khi Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta, khi mọi việc lao thẳng vào đời sống của chúng ta, khi trong chức vụ của chúng ta có sự thành công, ấy chẳng phải vì kế hoạch của chúng ta, chẳng phải vì sự sáng láng của chúng ta; mà ấy là vì ân điển của Đức Chúa Trời [Ross viết: “Sự thành công đến từ Đức Chúa Trời. Một người tin Chúa phấn đấu như thế nào với một người không tin Chúa rất quan trọng về đức tin. Ấy chẳng phải là việc dùng lửa chọi với lửa, chơi đúng game của người, hay đảo lộn tình thế. Thay vì thế, đây là vấn đề: công nhận rằng nguồn thành công thực chính là Đức Chúa Trời và kế đó bước vào thực hành những gì đáng sánh với niềm tin đó” Ross, Creation & Blessing, 522].
Câu nói kết luận nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời có thể quản trị kẻ ác và dòng chảy các biến cố “đời thường”. Khi Đức Chúa Trời muốn ban phước cho một người, Ngài sẽ chúc phước cho người ấy bất chấp mọi hoàn cảnh! [Pritchard, God’s Catfish]. Nếu Đức Chúa Trời ở về phía của bạn, điều chi bật ra nghịch lại bạn thì chẳng phải là vấn đề đâu. Nếu Đức Chúa Trời ở về phía bạn, nếu bạn phải đối mặt với kẻ vô liêm sĩ thì chẳng phải là vấn đề đâu. Nếu Đức Chúa Trời ở về phía bạn, Ngài có thể lấy những khắc nghiệt trong cuộc sống rồi đổi thành hàng ngàn con chiên có đốm. Ngài có thể làm điều đó vì Ngài chính là Đức Chúa Trời!
Đặc biệt có hai cách để tiếp cận với cuộc sống trong vai trò là người tin Chúa: với niềm tin nông cạn nơi Đức Chúa Trời đòi hỏi bạn phải nắm lấy đời sống của bạn hoặc với một đức tin sâu sắc nơi Đức Chúa Trời cho phép bạn giao thác tuyệt đối quyền điều khiển đời sống của bạn cho Đức Chúa Trời. Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với một quyết định: quyết định thưởng thức sự bình an, sự vui mừng và sự thoả lòng của Đức Chúa Trời hoặc kinh nghiệm nỗi sợ hãi, giận dữ, và vỡ mộng. Chúng ta phải đưa ra một sự lựa chọn mỗi ngày.
Bạn có nhớ cuốn phim “The Karate Kid” không? Trong phim nầy Ông Miyagi (do Arnold đóng, trong loạt phim Happy Days của đài truyền hình) được yêu cầu dạy cho Daniel Larusso môn karate. Daniel là nạn nhân của những viên đạn của người lân cận. Anh ta muốn báo thù, vì thế anh ta rất sốt sắng muốn học. Vì vậy, trong bài học đầu tiên, Ông Miyagi đã dạy cho Daniel phải sơn hàng rào. Trong bài học kế tiếp, ông đã bắt Daniel phải đánh bóng chiếc xe. Daniel thấy nao lòng. Trong khi nhiều người khác đang học đấm và đá, Daniel đã lo sơn hàng rào, đánh bóng xe, quét nhà, rồi tìm cách gắp con ruồi với đôi đủa. Daniel cảm thấy mình bị lừa. Anh ta nói: “Thật là không công bằng!” Nhưng, như chúng ta biết, Ông Miyagi đã có một chương trình. Ông đã dạy cho Daniel môn Karate căn bản bằng những bài tập nầy và đã dạy cho anh ấy biết tập trung. Ở phần cuối phim (ở Hollywood), Daniel đã đoạt được chức vô địch.
Đôi khi chúng ta đối diện với những tình huống giống như Daniel Larusso. Và chúng ta cảm thấy rằng Đức Chúa Trời đã đổi lỗ tai điếc cho chúng ta. Chúng ta kêu cầu sự công bình và Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải “sơn hàng rào”. Chúng ta kêu gào: “Thật là không công bằng!” Và chúng ta rầu rĩ đi vòng quanh rồi than phiền. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đang ở tít trên thiên đàng, Ngài phán: “Hãy nhớ, hỡi con trai con gái ta, đừng rút ra những kết luận cho tới chừng câu chuyện đã qua”. Thực tế, ấy là nỗi đau và thất bại của chúng ta đến từ sự chúng ta bất khả, không nhìn thấy bức tranh lớn kia. Trong những lúc ‘bất công’ đó, chúng ta phải tin rằng bàn tay của Đức Chúa Trời đang hành động trong những phương thức không thấy được bằng mắt thường vì ích trọn vẹn cho chúng ta! Ngài đang nắn đúc chúng ta để chúng ta sẽ hữu dụng hơn cho Ngài và cho nhiều người khác nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét