Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 14.1-24: “Lòng dũng cảm”



“Lòng dũng cảm”

(Sáng thế ký 14.1-24)
Nhàn hạ quá cũng là điều rất nguy hiểm...thực vậy. Những nhà nghiên cứu ở Đại học đường California tại Berkeley đã thực thi cuộc thử nghiệm cách đây không lâu, gồm cả việc đưa con amoeba vào trong môi trường tự nhiên: nhiệt độ lý tưởng, hơi ẩm tốt nhứt, và thường xuyên cung ứng thực phẩm. Con amoeba đã có một môi trường mà nó chẳng cần phải điều chỉnh chi hết. Vậy, bạn có thể đoán đây là con amoeba nhỏ nầy rất sung sướng. Bất cứ điều chi amoebas gây ung độc và áp huyết cao không còn được nữa. Thế là đủ cho cái chết của nó.
Rõ ràng là có một việc quan trọng gì đó về tất cả mọi loài sống, ngay cả con amoebas cũng đòi hỏi sự thách thức kia kìa. Chúng ta đòi hỏi sự thay đổi, sự thích nghi, và sự thách thức cách chúng ta cần có thức ăn và không khí. Chỉ nhàn hạ thôi sẽ giết chết chúng ta mất [John Ortberg, If You Want to Walk on Water, You’ve Got to Get Out of the Boat (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 47. Study source. Chris Peterson, “Optimism and By-pass Surgery,” in Learned Helplessness. A Theory for the Age of Personal Control (New York. Oxford Univ. Press, 1993)]. Lý do rất là đơn giãn. Đức Chúa Trời đã dựng nên con người giống như người ta chế tạo một cái đai bằng cao su vậy. Một cái đai bằng cao su được chế tạo để có thể co giãn được. Khi chưa co giãn, nó nhỏ nhắn và lơi lỏng, nhưng bao lâu nó ở trong tình trạng đó, nó không hoạt động được theo như nó đã được chế tạo. Khi nó co giãn, nó trải rộng ra; nó trở nên căng ra và năng động, và nó hoạt động theo như nó đã được chế tạo ra [Preaching Today Citation. Charles Paul Conn in “Making It Happen.” Christianity Today, Vol. 35, no. 1]. Đức Chúa Trời đã dựng nên bạn để co giãn khi bạn đối mặt với những thách thức.
Martin Luther King, Jr. (1929-1968) từng nói: “Thước đo của một người không phải ở chỗ người ấy đứng bao lâu trong an nhàn và tiện nghi, mà ở chỗ người ấy đứng trong những lúc đầy thách thức và tranh chiến” [Preaching Today Citation. Martin Luther King, Jr. Leadership, Vol. 16, no. 3]. Bạn là loại người nam hay người nữ như thế nào ở giữa thách thức và tranh chiến chứ? Có phải bạn nương cậy nơi Chúa hay có phải bạn chao đảo với lo lắng và nghi ngờ? Ngày nay, Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn và tôi phải chổi dậy với sức lực của Ngài rồi trở thành hạng người can đảm và tin quyết. Trong Sáng thế ký 14.1-24, chúng ta sẽ học biết thể nào Ápram đã chứng tỏ lòng can đảm và sự tin quyết, chúng ta sẽ bị thách thức phải noi theo tấm gương của ông.
Mười hai câu đầu tiên đóng vai trò như lời giới thiệu cho chương nầy. Chúng ta được giới thiệu cho biết cuộc chiến tranh đầu tiên từng được ghi lại trong Kinh thánh — một cuộc chiến tranh giữa bốn vua phương đông và năm vua phương nam. Thật là thú vị khi thấy rằng “Sinêa” (nghĩa là, Babylôn, Iraq ngày nay) đã mở đầu cuộc chiến tranh đầu tiên nầy trong Kinh thánh (14.1-2) [Sinêa là tên của một khu vực trong xứ Babylôn. Nó được nhắc tới theo cách riêng trong Kinh thánh. Đồng bằng Sinêa gồm khu vực từ Baghdad ngày nay chạy dài tới phía Nam Vịnh Ba tư. Trong thế giới cổ, khu vực nầy được gọi là Sumer ở phía nam và Akkad ở phía bắc. Về sau, ai cũng biết đấy là xứ Babylôn. Các thành phố nổi tiếng Arak và Akkad và Babel, hay xứ Babylôn, tất cả là một phần của Sinêa. Trong Sáng thế ký 11.2, Sinêa được nhắc tới khi kết nối với Tháp Babên. Lai lịch của Sinêa với khu vực Babylôn trở nên rất rõ nét trong cuộc lưu đày của Israel (đối chiếu Đaniên 1; Xachari 5.11)]. Câu 4 cho chúng ta biết rằng các vua phương nam đã bị bắt phục trong 12 năm. Đến năm thứ 13, họ đã nổ lực cất bỏ xiềng xích của họ và thiết lập tình trạng độc lập [Cái điều đập mạnh vào độc giả trong câu chuyện nầy về sự chinh phục xứ Canaan bởi bốn vua, ấy là rất ít thông tin được cung ứng về các trận đánh cụ thể trong khi câu chuyện lại quá thiên về các chi tiết địa lý và chính trị. Tác giả hiển nhiên đã chú về mặt địa lý của chiến trường hơn là tiến trình của các trận đánh. Cái điều nổi bật từ câu chuyện, ấy là những sự cố đã được kể lại đều có phạm vi toàn cầu và kết thúc trong sự thất bại ê chề của các vua xứ Sôđôm và Gômôrơ. Các vua đã thất bại hoàn toàn trong thảm hại (Sáng thế ký 14.10-11)]. Ở bề mặt, cuộc chiến nầy chỉ là một cuộc tranh giành về quyền lực về mặt quốc tế để nắm lấy một cây cầu thương mại giữa xứ Mêsôbôtami và Ai cập. Ai nắm được cây cầu nầy thì giữ được sự độc quyền trên đường thương mại quốc tế.
Đáp lại, các vua phương đông đã mở ra một cuộc tấn công đánh dẹp cuộc nổi loạn nầy khi nó mới hé nở (14.5-7). Các vua phương đông đã đánh bại mọi sắc dân nào chống đối họ [Lãnh thổ được nhắc tới ở đây là rất rộng lớn, bao phủ từ phía bắc và phía tây Biển Galilê, xuống tới đồng bằng sông Giôđanh, chạy dài xuống phía nam đến Biển Đỏ]. Họ là kẻ thù dường như là vô địch, rất tàn nhẫn, không thể chặn đứng được, gây kinh hãi vào từng tấm lòng khi họ đè bẹp trên từng lực lượng quân sự nào chống đối. Ở 14.8-9, các vua phương nam rút lại các chiến tuyến. Mặc dù lạc lỏng, các vua xứ Sôđôm và Gômôrơ, với các đồng minh của họ, đã định rằng có khả năng đánh bại thì tốt hơn là cứ ở trong vòng nô lệ. Vì vậy, họ đã đào chiến hào trong trũng Siđiêm, ở đó toàn là nhựa chai [Đến thời buổi nầy nhựa chai còn rãi đầy các bờ biển phía nam của Biến Chết]. Năm vị vua phương nam cảm thấy rằng những cái hố nầy sẽ là một sự phòng thủ rất tự nhiên. Tuy vậy, hậu quả không như điều họ hy vọng — các vua phương nam đã thất bại ê chề và nhiều kẻ đã té ngã vào trong những hố nhựa chai nầy (14.10) [Những cái hố nhựa chai thật rộng nầy đã bị cát sa mạc bao phủ khi gió thổi ngang qua chúng và chúng giờ đây giống như nền đất. Bất cứ ai rủi ro sa vào một trong mấy cái hố nầy sẽ bị chôn vùi cho đến đời đời]. Kẻ nào không sa xuống những cái hố đó đều bỏ trốn trên núi.
Ở 14.11-12, chúng ta đến với điểm quan trọng của câu chuyện nầy. Môise viết: “Bên thắng trận bèn cướp lấy hết của cải và lương thực của Sô-đôm và Gô-mô-rơ, rồi đi. Giặc cũng bắt Lót, là cháu của Áp-ram, ở tại Sô-đôm, và hết thảy gia tài người, rồi đem đi”. Đúng là một lời bình cho quyết định đáng thương của Lót trong Sáng thế ký 13. Lót đã chọn hành động dựa theo lợi ích kinh tế riêng và đã xem thường giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Ápram (12.1-3). Ông phân rẽ ra khỏi bác của mình mà dời vào thành (14.12).
Về sự ông thực hiện cuộc di dời nầy, ông cùng với cả gia đình mình đã bị bắt làm phu tù bởi bốn vị vua phương đông. Còn tất cả những gì Lót kiếm được bằng cách lấn lướt hơn Ápram và từ chối mọi lời hứa của Đức Chúa Trời đã bị mất hết trong một tích tắc.
Quả là trớ trêu đáng tội nghiệp thay! Lót đã chọn cách tham lam phần tốt nhứt của xứ, và sự lựa chọn của ông đã cho thấy đấy là thảm hoạ. Lót, và mọi thứ ông có được, đã bị người ta tước mất hết. Hãy đọc xem. Lót đã nhìn thấy sự chết cùng những sự chiếm đoạt, sự náo động của chiến thắng thời xa xưa. Có lẽ ông đã mất con cái và những người thân thuộc. Có lẽ một đứa con gái giờ đây là phần thưởng cho người Hêtít nào đó rồi. Khi ông lê bước qua đồng bằng sông Giôđanh đối ngang với biên giới xứ Canaan, mọi hy vọng đều tiêu tán [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 207].
Ở ngoài Đức Chúa Trời, có rất ít an ninh trong thế gian nầy. Có hai cách để tiếp thu bài học nầy: dễ và khó. Cách dễ dàng là tin theo Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời thường xuyên cảnh cáo chúng ta là chẳng có an ninh nơi của cải đời nầy. Chúng có thể mất hết trong một đêm. Chiến tranh sẽ phát tán mọi sự trông mong của chúng ta. Mọi sự đều trở nên xấu đi; “mối mọt” sẽ hủy hoại; trộm cướp có thể phá nhà và cướp bóc (Mathiơ 6.19) [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 12-23 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 47]. Nhưng nếu chúng ta từ chối không nghe theo những lời cảnh báo của Đức Chúa Trời, thì Chúa sẽ dạy chúng ta theo cách khó. Ngay giữa câu chuyện lịch sử nầy, chúng ta thấy một lẽ thật quan trọng mà chúng ta không thể quên được: Đức Chúa Trời kỷ luật con cái của Ngài vì Ngài yêu thương họ và muốn cho họ điều tốt nhứt (Châm ngôn 3.11-12; Hêbơrơ 12.5-11). Đối với Lót, điều tốt nhứt có nghĩa là sự mất mát của gia đình và mọi sự ông đã có, chưa nhắc tới sự trưởng thành Cơ đốc của ông. Tuy nhiên, dầu đã như vậy, chúng ta phải nhớ rằng phần kỷ luật của Đức Chúa Trời luôn luôn dựa trên tình yêu thương của Ngài. Ngài ao ước muốn ban cho chúng ta những gì chúng ta cần thiết nhất và đấy là mối tương giao với Ngài.
[Giờ đây, chúng ta đến với nguyên tắc đầu tiên trong các nguyên tắc sẽ giúp chúng ta trở thành hạng người dũng cảm và tin quyết]:
1. Đuổi theo người anh em phạm tội (14.13-16). Trong 14.13, Môise viết: “Có một người thoát được chạy đến báo điều đó cùng Áp-ram, là người Hê-bơ-rơ [Đây là lần nhắc nhở đầu tiên của từ ngữ “Hêbơrơ” trong Kinh thánh]. Áp-ram ở tại lùm cây dẻ bộp của Mam-rê, là người A-mô-rít, anh của Ếch-côn và A-ne; ba người nầy đã có kết-ước cùng Áp-ram”. Trong tiểu đoạn nầy và nhiều chỗ khác Kinh thánh dạy: “Chẳng có một sự yên nghỉ nào dành cho người công bình”. Ở đây chúng ta đến với một thách thức khác đối với sự thành tín của Đức Chúa Trời và đức tin của Ápram. Đã lâu nay Ápram phải đấu tranh với một vài hàng rào ngăn trở đối với việc Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm các lời hứa của Ngài cho ông. Vợ ông thì son sẻ; ông phải lìa khỏi xứ sở; đời sống ông đang lâm vào cảnh nguy hiểm; và kẻ kế tự theo suy nghĩ của ông, Lót, đã tỏ ra chẳng thích thú gì về Đất Hứa. Bây giờ, ông thấy mình đang đứng bên bờ vực của một cuộc chiến với bốn vị vua đầy quyền lực hầu cứu thoát cháu trai mình là Lót [See Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdf, 2004), 131].
Hãy suy nghĩ về việc nầy trong một phút xem. Ápram có quyền chọn không làm gì hết. Ít nhất ông có thể đưa ra bốn lý do để không cần biết đến tình trạng chẳng đặng đừng của Lót.
1. “Lót tự đưa thân vào chỗ hỗn loạn nầy, thì Lót phải tự mình thoát ra khỏi đó”.
2. “Lót lấn lướt ta! Nó không kính trọng ta! Đây là kỷ luật của Đức Chúa Trời!”
3. “Dù ta có muốn cứu Lót, đây sẽ là một sứ mệnh tự tử khi chống lại một đạo quân như thế! Dân sự sẽ bị tổn thương nếu ta dính dáng vào” [Ápram tự đặt mình làm mục tiêu cho sự ăn miếng trả miếng. Hầu hết mọi người ở vùng Cận Đông xưa đều thực hành việc ăn miếng trả miếng, và đây vẫn là yếu tố chính trong hỗn loạn về chính trị liên tục đánh dấu vùng Trung đông cho đến ngày nay. Người ta không quên và không tha thứ; họ neo sự tức tối vì những hành động đã phạm nghịch lại các tổ phụ của họ hay bản thân họ trong nhiều thế hệ và cứ thực hiện báo thù khi họ nghĩ họ có thể thành công. Constable, Notes on Genesis, 131].
4. “Sẽ ra sao nếu có việc gì xảy đến cho ta?” Lót có thể hy sinh nhưng ta là người tuyệt đối cần thiết.
Ápram cũng có thể sử dụng những lời cáo lỗi như thế nầy: “Tôi là nhà nông, chớ không phải nhà binh” hoặc “Đức Chúa Trời không kêu gọi tôi trở thành lính chiến mà là một thánh đồ”. Mặc dầu tất cả những điều nầy dường như là những phản ứng rất thích đáng, Ápram đã chọn nắm lấy hành động. Trong thời buổi và kỷ nguyên của chúng ta, chọn như thế nầy rất là hiếm. Chúng ta đang sống trong một xã hội không chịu dính dáng vào chuyện của người khác. Chúng ta than phiền về những vấn đề như AIDS, sách báo khiêu dâm, ma túy và rượu chè, và còn nhiều thứ khác nữa, nhưng chúng ta đôi khi lại dính dáng vào để tạo ra một sự khác biệt. Cũng thực một thể ấy trong Hội thánh. Chúng ta bước đi với vết thương riêng của mình. Chúng ta không cần biết người nào đang thất bại. Chúng ta để cho các anh chị em một mình phấn đấu trong bóng tối tăm [Ed Dobson, Abraham. The Lord Will Provide (Grand Rapids. Fleming H. Revell, 1993), 54].
Ở 14.14-16, Ápram tỏ ra sự rời rộng và ân ban cho một tín đồ đã ngược đãi ông [Một số trong các tư tưởng nầy đến từ Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 208 and Eaton, Genesis 12-23, 48]. “Khi Áp-ram hay được cháu mình bị quân giặc bắt, bèn chiêu tập ba trăm mười tám gia nhân đã tập luyện, sanh đẻ nơi nhà mình, mà đuổi theo các vua đó đến đất Đan. Đoạn Áp-ram chia bọn đầy tớ mình ra, thừa ban đêm xông hãm quân nghịch, đánh đuổi theo đến đất Hô-ba ở về phía tả Đa-mách. Người thâu về đủ hết các tài vật mà quân giặc đã cướp lấy; lại cũng dẫn cháu mình, là Lót cùng gia tài người, đàn bà và dân chúng trở về”.
Ba câu nầy cho thấy rằng Ápram đã không sống trong tu viện hay tháp ngà. Ông đã có 318 gia nhân mà ông đã huấn luyện để dự phòng cho chiến tranh. Ápram đã đếm bầy chiên và các ngôi sao. Ông là một con người có quyền lực với một số đạo binh sẵn sàng cho sự kêu gọi. Và vì cớ Lót, Ápram đã bằng lòng tham dự cuộc chiến, nhưng chỉ khi đúng lúc và đúng đường lối [John Phillips, Exploring Genesis (Neptune, NJ. Loizeaux Brothers, 1992), 124]. Có nhiều lúc khi chiến tranh được thánh hoá và được Đức Chúa Trời chúc phước cho (đối chiếu 14.19-20).
Mấy câu nầy đóng vai trò như một sự nhắc nhớ rằng đời sống Cơ đốc không ở trên chiếc giường đầy hoa hồng. Thực vậy: “không có một sự yên nghỉ nào dành cho người công bình”. Chính mình Chúa Jêsus đã phán rằng mối tương giao với Ngài thường đem lại gươm giáo … chớ không phải yên ổn và bình tịnh mà chúng ta mong muốn đâu. Chúng ta có thể có sự bình an ở bên trong, sự hoà thuận với Đức Chúa Trời, nhưng chẳng có một lời hứa nào cho cuộc sống thoải mái và dễ dàng cả. Đời sống Cơ đốc không phải là một đời sống nhàn hạ.
Ápram đã đối mặt với một lực lượng quân sự đông đảo, không thể ngăn chặn được của bốn vị vua chỉ với 318 gia nhân. Nhưng với Đức Chúa Trời, đấy là bấy nhiêu mà Ngài cần đến! Đức Chúa Trời có quyền cung ứng một chiến thắng nơi phần thiểu số biết tin cậy và vâng lời trên các lực lượng bất kỉnh đang chiếm ưu thế về quân số [Có lẽ câu chuyện nầy nói về sự giải cứu Lót và sự thành công của Ápram lường trước cấp độ thành công mà Đức Chúa Trời phác hoạ cho tuyển dân Israel của Ngài, thậm chí khi họ là một thiểu số nữa]. Đây là bài học. Xachari 4.6 chép: ‘“Ấy chẳng phải bởi quyền thế, bởi năng lực, bèn là bởi thần ta’, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy”. Đây là một bài học mà Đức Chúa Trời đã dạy cho Môise khi Đức Chúa Trời sử dụng ông ra đi giải phóng dân sự Ngài ra khỏi Ai cập. Đây là một bài học mà Đức Chúa Trời đã dạy cho Giôsuê và tuyển dân Israel khi họ tiến quân vào Đất Hứa — một đất với nhiều gã khỗng lồ! Đây là một bài học mà Đức Chúa Trời đã dạy cho Ghêđêôn khi ông đối mặt với các đạo binh của Mađian và Amaléc với chỉ có 300 người (Các Quan Xét 7.6; 8.10). Và David, khi đem theo 400 quân truy đuổi quân Amaléc đã bắt lấy hai người vợ của ông giữa vòng các tù binh (I Samuên 30.10). Các nan đề của bạn luôn luôn là nhỏ hơn Đức Chúa Trời! Ngài có khả năng khiến cho đời sống của bạn được thắng hơn bất kỳ một trở ngại nào mà bạn đối diện với.
Ở 14.14, Môise viết rằng Ápram đã: “đuổi theo các vua đó đến đất Đan”. Ápram đang ở trong vùng đồi núi phía nam thành Jerusalem. Lót đang ở trong các thành thuộc vùng đồng bằng, ở phía nam Biển Chết. Bây giờ, hãy nhớ đây, Đan nằm ở phía bắc cách xa thành Jerusalem. Như vậy có nghĩa là họ đã đi xa tận phía bắc giống như bạn có thể đến xứ Israel ngaỳ nay vậy. Hãy nhớ cụm từ: “từ Đan cho đến Bêe Sêba” (Các Quan Xét 20.1; II Samuên 24.2, 15)? Cụm từ ấy cho chúng ta biết xứ Israel trải dài từ bắc đến nam rất xa xôi trong thời ấy. Bêe Sêba ở rất gần với nơi Ápram đang kiều ngụ. Đan ở một khoảng xa xa, nhưng Ápraham thì thấy rất gần cho sự giải cứu. Ông đã đi hơn 240 dặm, con đường một chiều, để cứu Lót [Châm ngôn 17.17 chép: “Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn; Và anh em sanh ra để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn”]. Ông truy kích Kết-rô-Lao-me cùng các vua khác suốt con đường đi đến Đan ở phía Bắc. Đây là điều mà tôi gọi “đá hậu” [Ápram chứng tỏ những đức tính lãnh đạo xuất sắc. Trước tiên, ông hành động có tính quyết định khi kêu gọi phải hành động (14.13-14a. “khi”). Thứ hai, ông nêu gương lãnh đạo rồi dấn thân vào tình huống khi thích ứng (14.14b. “chiêu tập” và “đuổi theo”). Thứ ba, ông phát triển và thực thi một chiến lược hầu đem lại chiến thắng (14.15-16. “chia bọn đầy tớ mình ra” rồi “thừa ban đêm” tấn công). Xem Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003), 34].
Ápram là một nhân vật có đức tin nhưng ông cũng là một con người rất thận trọng. Ông chia người của mình ra rồi tấn công lúc ban đêm (14.15). Cuộc hành quân của Ápram và nhóm nhỏ của ông là một trong những cuộc hành quân đáng nhớ nhất trong lịch sử. Họ đã đi cả chiều dài của sông Giôđanh và mở ra cuộc tấn công bất ngờ khi kẻ thù đang hưởng thụ thoả mãn trong tiệc liên hoan và ăn uống say sưa trong kỷ niệm chiến thắng của mình. Ông tấn công rồi truy đuổi chúng cho đến tận đất Hô-ba (250 dặm bắc Đamách). Đáng ngạc nhiên thay!
Ápram đã đánh bại các đạo quân nầy như thế nào? Chính bằng đức tin của ông. Ông đã tin theo Lời của Đức Chúa Trời — rằng đất sẽ thuộc về dòng dõi của ông — và vì lẽ đó ông biết rõ Đức Chúa Trời đã ở cùng ông. Ngay cả khi ông đối diện với thất bại, ông biết rõ Đức Chúa Trời sẽ giữ lời hứa của Ngài [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 209]. Có phải bạn đang có loại đức tin nầy?
Trong giờ phút nầy, Ápram đã phản ảnh Đấng Christ. Chúa Jêsus đã không ngồi nhàn rỗi trên thiên đàng chờ đợi cho chúng ta xứng đáng với sự cứu chuộc. Sự cứu chuộc của chúng ta cũng không phải là không có sự đau đớn. Đấng Christ đã lìa khỏi những sự vinh hiển trên thiên đàng để theo đuổi chúng ta.
Ápram đã phục hồi lại những gì đã bị mất (14.16). Lót cùng của cải của Lót, những người đàn bà, và nhiều người khác nữa. Mọi sự đã được phục hồi lại: của cải, con người, và Lót hoang đàng. Không may thay, Lót thất bại không đáp ứng với cơn khủng hoảng thuộc linh nầy trong đời sống của ông. Thay vì xây khỏi tình trạng gian ác của Sôđôm và Gômôrơ rồi xây lại với Đức Chúa Trời, ông đưa gia đình vào thành Sôđôm. Trong Sáng thế ký 19, chúng ta thấy Lót, lần thứ hai, sẽ mất hết mọi sự mà ông có khi Đức Chúa Trời xét đoán tình trạng gian ác của các thành phố tội lỗi nầy.
Lúc nào là thích ứng để giải cứu những người thân dại dột giống như Ápram đã làm? Hãy tự hỏi mình ba câu nầy:
1. Phải chăng tình trạng dại dột mà những người thân của tôi đã khoác lấy thường xuyên trở thành thiệt hại hay hủy diệt họ? Nếu câu trả lời là đúng, thì gạt họ qua một bên là điều thích ứng. Không một giá trị nào sẽ đạt được nếu con người bị hủy diệt.
2. Phải chăng những người thân của tôi muốn học biết từ sự dại dột của họ? Nếu câu trả lời là “phải”, bao lâu câu trả lời là “không” cho câu hỏi (1), thì có lẽ họ sẽ được phục vụ tốt nhứt bằng cách truy cứu những bước chân của họ, những bước đã dẫn họ tới chỗ dại dột, rồi đưa họ ra khỏi gọng kềm.
3. Liệu Đức Chúa Trời có giải cứu tôi ra khỏi tình trạng dại dột của tôi? Đức Chúa Trời đáp với tôi theo cùng một cách mà chúng ta sẽ đáp ứng với các câu hỏi nầy. Nếu Ápram không giải cứu Lót, Lót đã chết mất rồi. Nếu Đức Chúa Trời không giải cứu chúng ta, chúng ta đã ngã chết trong các quá phạm và tội lỗi của mình. Cho nên, nếu bạn dâng lời cảm tạ với Đức Chúa Trời hôm nay vì đã giải cứu bạn, theo như bạn không xứng đáng, há chẳng nên cảm tạ những người đang giải cứu tha nhân, dù họ không xứng đáng? [Woodrow Kroll, “Bailing Out Foolish Family Members,” Back to the Bible Broadcast March 4, 2004
http.//www.backtothebible.org/radio/today/24615 (5/18/05)]
Là một kết quả của sự mình chiến thắng, Ápram đã trở thành một người nổi bật từ sông Ơphơrát đến sông Nilơ. Một vị anh hùng đáng tin cậy! Nhưng ở đây là một thử nghiệm sâu xa hơn — thử nghiệm của thành công. Thường thì những kẻ trở thành ngôi sao trong nghịch cảnh lại bị trật đường rầy bởi sự thành công. Thái độ của họ thay đổi cùng với sự nổi tiếng của họ. Đức tin nơi Đức Chúa Trời đổi thành đức tin nơi bản ngã. Họ bắt đầu tin theo sự ca ngợi của báo chí. Rồi khi yếu đuối như vậy, họ không chống cự nổi sự cám dỗ mà họ đã kháng cự cách dễ dàng trước đó. Ápram đã ứng xử như thế nào?
[Ở 14.17-24, chúng ta thấy nguyên tắc thứ hai giúp chúng ta trở thành hạng người dũng cảm và tin quyết]:
2. Tin cậy Chúa làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta (14.17-24). Môise viết: “Sau khi Áp-ram đánh bại Kết-rô-Lao-me và các vua đồng minh, thắng trận trở về, thì vua Sô-đôm ra đón rước người tại trũng Sa-ve [“Trũng Sa-ve” nằm gần thành Jerusalem (Salem trong 14.18). Đây có thể là Trũng Kít-rôn ở phía đông thành phố hoặc một trũng nào khác không xa lắm. Constable, Notes on Genesis, 132], tức là trũng Vua”. Vua của Sôđôm đã đi ra đón Ápram. Ápram đã đánh trận đánh lớn nầy, không phải vì ích cho vua Sôđôm, mà vì cớ Lót và gia đình Lót. Tuy nhiên, chiến thắng của ông cũng có lợi cho các thành phố gian ác Sôđôm và Gômôrơ. Cho nên, một ban nghinh đón đặc biệt đã được chỉ định, dẫn đầu là chính nhà vua, bàn bạc với Ápram phần thưởng thông thường cho một anh hùng chiến thắng. Sự tiếp đón của ông ta là bản sao cũ của đoàn diễu hành ở thành phố Nữu Ước! Có một vài sự cám dỗ như quyền lực, tinh vi, ngợi khen! Châm ngôn 27.21: “Lò thử bạc, dót thử vàng; Còn sự khen ngợi thử loài người”. Bạn nắm lấy sự khen ngợi từ con người như thế nào?
Ở phần kết thúc của chương 13, Lót lường trước sự thịnh vượng trong tương lai tại thành Sôđôm, trong khi Ápram chỉ toại nguyện với sự thờ phượng và sinh sống tại Hếp-rôn (13.18). Nhưng quyết định ích kỷ của Lót kiếm cho ông một phần thưởng không lâu sau đó đã bị mất; trong khi đáp ứng của Ápram đặt ông vào một chỗ vinh dự giữa vòng các vị vua của vùng đồng bằng (14.17-24) [Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 75]. Thế thượng phong đã đổi chỗ! Khi chúng ta trung tín với Đức Chúa Trời, Ngài luôn luôn tìm một phương thức để chúc phước cho chúng ta. Dường như là bạn không phải là người đón nhận ơn phước, còn Đức Chúa Trời không phải là kẻ mắc nợ người nào hết.
Ở 14.18, một vua khác đã xuất hiện: “Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí cao”. Mênchixêđéc là ai vậy? [Trong Kinh thánh, Mênchixêđéc chỉ xuất hiện ở những chỗ sau đây: Sáng thế ký 14.18-20; Thi thiên 110.4; Hêbơrơ 5.6-10; 6.19-7.25]. “Mênchixêđéc” có lẽ là một tước hiệu hơn là một tên riêng. Tước hiệu ấy có nghĩa là “Vua Công Bình”. Mênchixêđéc là người xứ Canaan, nhưng ông được gọi là “thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao” [Tất nhiên, cái điều được dự trù, ấy là bản tường trình Kinh thánh không nhắc tới bố mẹ của Mênchixêđéc, tổ phụ, ngày sinh hay ngày chết của ông. Theo ý nghĩa đó, ông sống khác biệt với bất cứ một người nào khác được thấy trong truyện tích Kinh thánh. Sự thực nầy khiến ông được xem là một kiểu cách của Đấng Christ. Những chức năng của ông là một biểu tượng của cõi đời đời. Chức vụ thầy tế lễ đặc biệt của ông cung ứng một bức tranh nói tới chức tế lễ đời đời của Đức Chúa Jêsus Christ. Điều nầy giải thích thể nào Đấng Mêsi sẽ đến từ dòng dõi được hứa của Ápram và hiển nhiên từ chi phái Giu-đa và cũng có thể là thầy tế lễ cũng như tiên tri và là nhà vua. Đấng Mêsi không xuất thân từ hai chi phái, cả từ Giu-đa (là vua) và từ Lêvi (là thầy tế lễ). Nhưng ông đã giải quyết tình thế chẳng đặng đừng bằng cách trở thành một thầy tế lễ “không theo luật lệ của điều răn xác thịt, [nghĩa là, một đòi hỏi theo luật pháp về dòng dõi theo xác thịt] nhưng theo quyền phép của sự sống chẳng hay hư hay hết” (Hêbơrơ 7.16)]. Thêm vào với chức ụ thầy tế lễ của ông, ông cũng được mô tả là Vua của Salem, rõ ràng là một tham khảo đến cái tên theo hình thức ngắn gọn của thành Jerusalem (Thi thiên 76.2), là thành mà dân Canaan đã chiếm cứ vào lúc bấy giờ [Nếu Mênchixêđéc là Đấng Christ tiền-hoá thân thành nhục thể, có một đôi việc mà chúng ta phải vật vã với. Thứ nhứt, Hêbơrơ 7.3 chép Mênchixêđéc được lập như Con của Đức Chúa Trời. Nghĩa là, ông rất giống với Đấng Christ về bổn tánh, nhưng ở đây không nói ông là chính Đấng Christ. Ông giống như Đấng Christ. Và cũng trong Hêbơrơ 7.15, ở đây nói rằng chức tế lễ của Đấng Christ là theo “mẫu” của Mêchixêđéc. Chức tế lễ của Ngài giống như chức tế lễ của Mênchixêđéc, chớ không phải Ngài là Mênchixêđéc]. Người dân Ngoại nầy ra trước tỏ lòng tôn kính đối với Ápram. Ông ta mang theo với mình bánh và rượu khi đi ra đón Ápram đang trên đường trở về từ chiến thắng đáng kinh ngạc kia.
Ở 14.19, Mênchixêđéc đã chúc phước cho Ápram và nói: “‘Nguyện Đức Chúa Trời Chí cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram! Đáng ngợi khen thay Đức Chúa Trời Chí cao đã phó kẻ thù nghịch vào tay ngươi’”. Mênchixêđéc đã không khen ngợi Tướng Ápram với kế hoạch hành quân trong đánh trận. Ông nhìn nhận công việc của Đức Chúa Trời. Ông nói rõ ràng rằng chúng ta có thể truy đuổi và có thể đánh trận, còn Đức Chúa Trời ban cho sự chiến thắng (đối chiếu Thi thiên 33.16-19; 44.3) [Davis viết: “Bổn tánh của Mêchixêđéc dường như dấy lên nhiều thắc mắc hơn là được Kinh thánh trả lời. Có nhiều thắc mắc về nguồn gốc của ông, có nhiều thắc mắc quan trọng khác về Mênchixêđéc không có câu trả lời. Làm sao ông đạt tới mức nhận biết về một Đức Chúa Trời chơn thật? Làm sao ông trở thành thầy tế lễ của Đức Chúa Trời chơn thật? Tại sao ông ở gần bãi chiến trường khi Ápram đã đánh xong trận, nghĩa là, đâu là mối quan hệ của Mênchixêđéc với chiến trường (ông chẳng phải là một trong các vị vua bị bắt làm phu tù) và đâu là sự quan hệ của ông với vua xứ Sôđôm?” Davis, Genesis, 35]. Đây là chỗ xoay chiều bất ngờ nhất của các biến cố, vì từ thế giới ngoại đạo của xứ Canaan nổi lên không những chỉ có một vua dự vào niềm tin và thờ lạy cùng một Đức Chúa Trời giống như Ápram, mà còn là một vua chúc phước trên vị tộc trưởng, là kẻ mà Đức Chúa Trời đã chúc phước cho rồi. Ápram cũng công nhận tính cách thiêng liêng về chức vụ thầy tế lễ của nhà vua, đồng thời là thầy tế lễ người Canaan nầy bằng cách dâng cho ông 1/10 [Kaiser lưu ý: “Tình trạng nầy rất giống với tình trạng của Giêtrô trong Xuất Êdíptô ký 18. Ông cũng là một thầy tế lễ đã thờ phượng chính Đức Chúa Trời mà Môise thờ lạy, tuy nhiên ông cũng là một người Mađian dân Ngoại (Xuất Êdíptô ký 2.16; 3.1; 18.12). Rõ ràng là Đức Chúa Trời cũng kêu gọi một dân vì cớ danh Ngài giữa vòng các dân Ngoại mặc dầu phân đoạn Kinh thánh hiếm khi dừng lại khi nhắm tới chương trình đầy hứa hẹn của Đức Chúa Trời qua dân Hêbơrơ để suy gẫm về hiện tượng nầy”. Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed].
Đây là một hình ảnh trọn vẹn nói tới cách Chúa Jêsus ngự đến để giúp đỡ và giải cứu chúng ta khi chúng ta cần đến Ngài. Sau các thời kỳ phấn đấu và thử thách, chính mình Chúa Jêsus có một thói quen ngự đến để thăm viếng chúng ta. Ngài đem lại sự khích lệ. Chúa Jêsus là Thầy Tế Lễ Chí Cao biết thương xót; chẳng có ai giống như Ngài [Eaton, Genesis 12-23, 50].
Sau khi Mênchixêđéc nói ra những lời nầy, Ápram đã dâng cho ông ấy 1/10 mọi của giặc. Điều chi đã khiến cho Ápram phải dâng 1/10? Ấy không phải luật pháp Môise. Luật pháp ấy chưa có. Đức Thánh Linh đã dẫn dắt Ápram. Khi Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta, chúng ta sẽ làm ứng nghiệm luật pháp dầu luật pháp ấy chưa có! Cơ đốc nhân sẽ dâng 1/10, và nhiều hơn 1/10, nếu Đức Thánh Linh dẫn dắt người ấy [Eaton, Genesis 12-23, 51]. Đây là phần nhấn mạnh về “hoa quả đầu tiên”. Ápram đã dâng phần tốt nhứt của mình — trước tiên cho Đức Giêhôva. Một phần mười không phải là món nợ phải trả cho Đức Chúa Trời. Thay vì thế, đây là sự công nhận hiển nhiên mọi sự chúng ta có đều thuộc về Đức Chúa Trời. Trong Cựu Ước, dâng phần mười là sự bắt buộc ở trước mặt Đức Chúa Trời. Trong Tân Ước, sự bắt buộc 1/10 đã được chấp nhận với đặc ân và sự vui mừng được làm một tôi tớ trung tín về các tài nguyên của Đức Chúa Trời (II Côrinhtô 9.7-8). Sự hiểu biết của tôi về Kinh thánh, khi phải dâng 1/10, ấy là 10% tối thiểu những thứ cơ bản nhất [See Randy Alcorn, Money, Possessions, and Eternity (Wheaton, IL. Tyndale, 2003) or The Treasure Principle (Sisters, OR. Multnomah, 2001)].
Việc chinh phục bốn vị vua cùng đạo binh của họ chỉ là trận đánh đầu tiên trong hai trận đánh mà Ápram sẽ phải tham dự trong chương nầy. Kẻ thù kế đó của ông, là vua xứ Sôđôm, sẽ tinh vi lắm trong cuộc tấn công của ông ta vào quyền bính của Đức Chúa Trời. Thường thì thời điểm nguy hiểm nhất trong đời sống Cơ đốc đến ngay sau sự đắc thắng quan trọng của đức tin. Khi hiểu rõ tình trạng yếu đuối nơi sức lực của Ápram, Đức Chúa Trời đã sắp xếp cho Mênchixêđéc đến gặp Ápram rồi sửa soạn cho ông gặp gỡ với vua xứ Sôđôm [Elmer Towns, History Makers of the Old Testament (Wheaton, IL. Victor, 1989), 87].
Câu chuyện kết thúc với Ápram đã trao đổi với vua xứ Sôđôm (14.22-24), ông ta khăng khăng đòi Ápram phải nhận lấy chiến lợi phẩm [Nói chung, thì chiến lợi phẩm đều thuộc về Ápram. Như thế mới là công bình. Lót đã chọn Sôđôm vì sự hứa hẹn của nó về các ơn phước vật chất, nhưng khi làm như vậy thì rất ích kỷ chẳng có sự tôn kính đối với Ápram. Còn bây giờ, Đức Chúa Trời đã giao nó lại cho Ápram, chiến lợi phẩm phải thuộc về ông. Điều nầy trở làm sự cám dỗ đối với Ápram. Tuy nhiên, ông chẳng nhậm lấy một thứ gì thuộc về ông, ngay cả một sợi chỉ hay dây giày ông cũng không lấy. Ápram đã ganh tỵ vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (đối chiếu Êsai 42.8). Ông từ chối không để cho ai mắc nợ ông]. Một vị vua đã làm cho ông giàu có rồi (12.10-20). Ông không muốn điều ấy xảy ra nữa [Walter A. Elwell, ed., Evangelical Commentary on the Bible (Grand Rapids. Baker, 1989), Electronic Ed]. Ông không muốn người nào dám ra tiếng nói: “Ta đã làm cho Ápram giàu có”. Vì vậy, ông đáp lại với lời lẽ đầy quyền lực nầy: “Tôi giơ tay lên trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chí cao, Chúa Tể của trời và đất, mà thề rằng: Hễ của chi thuộc về vua, dầu đến một sợi chỉ, hay là một sợi dây giày đi nữa, tôi cũng chẳng hề lấy; e vua nói được rằng: Nhờ ta làm cho Áp-ram giàu có, chỉ món chi của những người trẻ đã ăn, và phần của các người cùng đi với tôi, là A-ne, Ếch-côn và Mam-rê; về phần họ, họ hãy lấy phần của họ đi’” [Những thái độ của Mênchixêđéc và vua xứ Sôđôm được đem ra đối chiếu. Họ minh hoạ cho hai loại phản ứng với Ápram đã được nói trước ở Sáng thế ký 12.3. Mênchixêđéc là một trong những kẻ chúc phước cho Ápram, trong khi vua xứ Sôđôm rõ ràng là xem khinh ông. Kết quả là, Mênchixêđéc có thể trông mong được phước bởi Đức Chúa Trời, trong khi vua xứ Sôđôm có thể đón nhận một lời ruả sả. (Đối chiếu 13.13) số phận của thành Sôđôm (19.1-38) đã được định đoạt. D.A. Carson, et al., The New Bible Commentary (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1994), Electronic Ed]. Phân đoạn Kinh thánh nầy kết thúc với Ápram đang xưng nhận Đức Chúa Trời ở trước mặt nhiều người. Ông nói: “Tôi giơ tay lên trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chí cao, Chúa Tể của trời và đất, …” (14.22). Đây là tấm gương đầu tiên về những gì chúng ta giờ đây nhìn thấy trong các bộ môn thể thao ngày nay, trên vô tuyến truyền hình quốc gia. Ông tin rằng Đức Chúa Trời có khả năng làm thoả mãn mọi nhu cần của ông. Ông in trí điều nầy dựa theo sự thực Đức Chúa Trời là “Chúa tể của trời và đất”.
Và khi Đức Chúa Trời sở hữu “các bầy súc vật trên ngàn núi” (Thi thiên 50.10), Ápram trong giây phút đó đã dám tin cậy Đức Chúa Trời đối với những nhu cần của mình [Gene A. Getz, Abraham. Trials and Triumphs (Glendale, CA. Regal, 1976), 67].
Nguồn ơn phước tối hậu của chúng ta là Đức Chúa Trời. Khi tin chắc Đức Chúa Trời sẽ bảo tồn và tiếp trợ cho nhu cần của mình, y như Ngài đã hứa, sẽ khích lệ tín đồ từ chối những lợi ích đời nầy và trông đợi mọi ơn phước của Đức Chúa Trời. Nói như thế rất dễ, nhưng rất khó sống theo. Tôi có khuynh hướng nương cậy vào những khả năng riêng của tôi làm nguồn lực cho mình. Tôi có khuynh hướng xây sang người khác tìm sự giúp đỡ khi cuộc sống trở nên khó khăn. Còn sống đời sống đức tin là tin cậy một mình Đức Chúa Trời làm nguồn lực của chúng ta [Dobson, Abraham. The Lord Will Provide, 65].
Mặc dầu Đức Chúa Trời đã dẫn dắt Ápram từ chối bất kỳ một phần thưởng nào vì mọi nổ lực của mình, Ápram không buộc những sự mình tin quyết vào các đồng minh. Họ được quyền lấy chiến lợi phẩm. Đừng xét đoán người khác khi đến với những vấn đề cần phải tranh cãi (đối chiếu Rôma 14.5-6). Ápram không áp đặt tình trạng đạo đức trên người của mình. Một lần nữa, ông tin cậy Đức Giêhôva hành động khi Ngài thấy thích ứng trong đời sống của những người nầy.
Gia đình tôi và tôi mới đây đã trở thành những chủ nhân tự hào của một con chó. Tên của nó là Jerome và nó thuộc giống chó săn. Jerome tuyệt đối thương mến chúng tôi. Bất cứ lúc nào nó nhìn thấy ai trong chúng tôi, nó vẫy tai rồi chồm lên người chúng tôi. Nó đi theo chúng tôi bất cứ đâu chúng tôi đi. Dường như là tình cảm của nó rất chơn thật và sâu đậm. Tuy nhiên, Jerome có một nan đề nho nhỏ: nó thích phá đứt sợi dây rồi chạy xa khỏi chúng tôi. Có vài lần chúng tôi bị mấy nhà lân cận “chỉnh” khi họ tìm cách đánh đuổi Jerome.
Đây là những gì chúng ta đã tiếp thu. Phần thử nghiệm về tình cảm thực chiếm chỗ khi Jerome có cơ hội chạy đi theo sức riêng của nó tuy vẫn vui vẻ trong tầm nghe thấy của chúng tôi. Mục tiêu dành cho cả gia đình chúng tôi trở thành mọi thứ trong đời sống của Jerome.
Phần thử nghiệm thực về Cơ đốc giáo của chúng ta không được thấy trong việc làm hay lời nói của chúng ta. Nó được thấy trong điều nầy: Khi chúng ta có cơ hội đi phiêu bạt, bất tuân, lìa khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời, có phải chúng ta thay vì đi phiêu bạt, chúng ta trụ lại bên Ngài, ở trong Đấng Christ, và vâng lời? Có phải tình cảm của bạn dành cho Đấng Christ được thấy trong sự vâng phục và hoàn toàn trung thành với Ngài và chỉ một mình Ngài thôi? [David Jeremiah, Turning Point Daily Devotional, 5-5-05].
***



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét