Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 21.22-34: "Xử lý với xung khắc và sống để thuật lại về sự ấy"



"Xử lý với xung khắc và sống để thuật lại về sự ấy"

(Sáng thế ký 21.22-34)
Trong mấy năm vừa qua, có nhiều câu chuyện “kỳ lạ song rất thực” nói tới hạng người dính dáng vào những xung khắc chết chóc về những việc rất điên rồ. Ở Orlando, một người kia 48 tuổi bị vợ mình bắn chết sau một cuộc cãi cọ về việc mở đài vệ tinh xem TV. Ở California, một người bị bạn gái mình đâm cho tới chết vì anh ta đem về nhà một rỗ phó mát, trứng và thịt ở cửa hàng McDonalds thay vì cửa hàng trứng Mcmuffins mà nàng ta yêu cầu. (Hỡi những người làm chồng, hãy lấy đó làm bài học cho tất cả quí vị … phải lấy đúng chỗ kìa!) Ở Dallas, một người 37 tuổi bị bạn cùng phòng đánh tới chết sau khi cãi nhau về việc đặt bộ điều chỉnh nhiệt trong nhà của họ. Ở Maryland, một thiếu niên 15 tuổi bị kết án tội bắn chết một người đang chơi nhạc reggae trên máy âm thanh nổi của xe hơi. Hiển nhiên là gã thiếu niên nầy rất ghét loại nhạc đó [Mark Brouwer, “Building Positive Relationships” (Genesis 21.22-34). http.//www.bridgewood.org/index.cfm?PAGE_ID=344&EXPAND=255].
Mặc dù đây là những trường hợp và phản ứng quá độ, hết thảy chúng ta có thể công nhận rất khó duy trì các mối quan hệ tích cực với người khác. Là Cơ đốc nhân, chúng ta sẽ có những lúc xung đột; có khi với kẻ láng giềng dường như không thể nhịn chịu được; có khi với một người làm thuê, một khách hàng, hoặc viên chức chính phủ nào dường như đòi hỏi quá hay bất công; có khi với một người bà con, hoặc thậm chí với một tín hữu Cơ đốc chẳng hạn. Câu trả lời cho việc đối diện với các loại nan đề nầy không phải là trả thù, hằn học, chối bỏ, hay tránh né nan đề. Kinh Thánh dạy chúng ta: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người” (Rôma 12.18; đối chiếu Hêbơrơ 12.14). Vì vậy, là dân sự của Đức Chúa Trời, mục tiêu của chúng ta đáng phải là gây dựng và bảo hộ các mối quan hệ của chúng ta. Đây là cụ thể những gì Ápraham đang làm trong Sáng thế ký 21.22-34 [Kenneth O. Gangel, Genesis. Holman Old Testament Commentary (Nashville. Broadman & Holman, 2003), 186]. Trong mấy câu nầy, chúng ta khám phá ra ba nguyên tắc sẽ giúp chúng ta xử lý với xung đột rồi sống để thuật lại về sự xung đột đó [Các nguyên tắc trong bài giảng nầy đã được rút ra từ Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 387-390].
1. Đồng ý sống trong sự hoà thuận (21.22-24). Câu chuyện của chúng ta bắt đầu ở 21.22-24 với những lời nầy: “Về thuở đó [Waltke viết: “Bối cảnh nầy xảy ra cùng lúc với các sự cố trong 21.1-21, nhưng tập trung vào các nhân vật và mối căng thẳng khác nhau. Cuộc xung đột lần thứ hai nầy với Abimêléc tạo ra một khoảng cách quanh câu chuyện về sự ra đời của Y-sác. Trong lần xung đột thứ nhứt (20.1-18), liên quan tới nguy cơ về dòng dõi, xung đột lần thứ hai, (21.22-34) liên quan tới nguy cơ về đất đai (nghĩa là, chủ quyền cái giếng)” Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 298], vua A-bi-mê-léc và Phi-côn, quan tổng binh mình, nói cùng Áp-ra-ham [Waltke lưu ý: “Từng cái tên của các nhân vật chính, Ápraham và Abimêléc, xãy ra chính xác 7 lần” Waltke, Genesis, 298] rằng: Đức Chúa Trời vùa giúp ngươi trong mọi việc ngươi làm; Vậy bây giờ, hãy chỉ danh Đức Chúa Trời mà thề rằng: Ngươi sẽ chẳng gạt ta, con ta cùng dòng giống ta. Nhưng ngươi sẽ đãi ta và xứ ngươi đang trú ngụ, một lòng tử tế như ta đã đãi ngươi vậy. Áp-ra-ham đáp rằng: Tôi xin thề”. Khi chúng ta gặp Abimêléc lần sau cùng, Ápraham đã cầu xin cho những người vợ cùng những tớ gái của ông ta có thể có con lại (20.17-18) [Sailhamer viết: “Lần tái xuất hiện của Abimêléc trong câu 22, dù gây ngạc nhiên trong câu chuyện, cho thấy rằng bối cảnh của những câu chuyện nầy không thay đổi và Ápraham vẫn còn sinh sống với người Philitin. Sự xét đoán nầy được khẳng định ở phần kết của câu chuyện, ở đó nói chắc rằng Ápraham cứ tiếp tục cư trú với người Philitin ‘lâu ngày’ (câu 34). Độc giả buộc phải thắc lý do tại sao mình lại thường xuyên chú ý đến sự kiện Ápraham đã trú ngụ với người Philitin trong suốt thời gian nầy. Có lẽ là muốn giới thiệu một bức tranh về Ápraham là người đã kinh nghiệm sự ứng nghiệm các lời hứa của Đức Chúa Trời. Không có những câu chuyện liên tục kể về cách xử sự của Ápraham đối với Abimêléc, các sự cố kia trong câu chuyện nầy sẽ dễ đọc trong văn mạch nói tới Đất Hứa. Cho nên, những gì buộc chúng ta phải xem thấy là một bức tranh nói tới Ápraham, ông không sống hết những ngày của mình trong Đất Hứa, mà sống nhiều ngày của mình trong cuộc lưu đày. Thậm chí Y-sác, đứa con của lời hứa, không ra đời trong Đất Hứa. Thay vì thế, ông đã ra đời trong cuộc lưu đày và phải trú ngụ với cha mình tại đó, ông ‘đi từ dân nầy đến dân kia, từ nước nầy qua nước khác’ (Thi thiên 105.13). Chủ ý của câu chuyện dường như rất gần gũi với chủ ý mà tác giả thơ Hêbơrơ đã nhìn thấy trong các câu chuyện nầy. Trong Hêbơrơ 11.8-13, ở đây ghi lại rằng dù Ápraham đã rời khỏi xứ của cha mình và đã đến tại Đất Hứa, ông đã sống ở đó ‘như trên đất ngoại quốc…là kẻ khách và bộ hành trên đất’”. John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed]. Lần nầy Abimêléc mang theo sức mạnh của mình “Phicôn” [“Phicôn” dường như là một tước hiệu hơn là một tên riêng (xem Sáng thế ký 26.26)] theo cùng và muốn ký một hiệp ước hoà bình với Ápraham. Vua Abimêléc đề nghị bước vào một hiệp ước vì ông ta nhìn biết tay của Đức Chúa Trời đang ở trên Ápraham [Giờ đây Abimêléc đã đề ra tiêu chuẩn “Đức Chúa Trời vùa giúp ngươi” cũng sẽ trở thành tiêu chuẩn của Y-sác (26.28), Gia-cốp (30.27), và Giô-sép (39.3). R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 296]. Thực vậy, ông nói với Ápraham: “Đức Chúa Trời vùa giúp ngươi trong mọi việc ngươi làm”. Nói cách khác, Ápraham đã tưởng thức sự tiếp trợ và sự bảo hộ đặc biệt, thiêng liêng. Giờ đây, làm ơn hiểu cho rằng Ápraham còn hơn là trọn vẹn nữa. Ông đã có những lầm lỗi và giả hình. Ông đã phạm vào những tội lỗi. Dầu vậy, Abimêléc vốn biết rõ Đức Chúa Trời đã vùa giúp Ápraham [Arnold viết: “Sự tôn trọng của vị vua đầy quyền lực nầy dành cho Ápraham minh chứng rằng mọi lời hứa của Đức Chúa Trời dần dần đã thể hiện ra. Ápraham đã trở thành một sự hiện diện rất kinh khủng trong khu vực” Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 106]. Kết quả là, ông ta muốn có một hiệp ước với Ápraham để bảo hộ cho bản thân mình cùng dân sự mình tránh khỏi việc sống sai trái với thần của mình.
Có phải người ta công nhận rằng Đức Chúa Trời đang vùa giúp bạn trong mọi sự bạn làm không (đối chiếu Công vụ Các Sứ đồ 4.13)? Có điều gì về sự hiện diện của bạn trong vùng phụ cận hay tại sở làm khiến cho nhiều người khác phải nhổm dậy và chú ý không? Chúng ta hãy đối diện với sự ấy; hết thảy chúng ta đều là giả hình và là tội nhân — từng người một trong chúng ta! Chúng ta có thể hết lòng đồng ý với cáo trạng cho rằng Hội Thánh được dựng lên với những kẻ giả hình. Vấn đề là: mặc dầu sự giả hình và tội lỗi của bạn, Đức Chúa Trời vẫn tỏ ra ân điển của Ngài trong và qua bạn cho một thế giới đang quan sát? [Những mối quan hệ hoà thuận, giữa cá nhân với những kẻ công nhận Đức Chúa Trời giúp cho người tín đồ công bố ra đức tin của mình cách thoải mái].
Những tin tức tốt lành cho Ápraham, ấy là ông đã thất bại trong quá khứ với Vua Abimêléc (20.1-18), tuy vậy, Đức Chúa Trời giờ đây ban cho ông một cơ hội khác. Đây là sự cứu chuộc thật tuyệt vời! Hỡi người tin Chúa, dù bạn có thất bại với Đức Chúa Trời trong quá khứ, Đức Chúa Trời có thể dấy bạn lên trong hiện tại. Hôm qua, có thể bạn mất ơn nhưng hôm nay bạn có thể là một sự tỏ ra ân điển vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đừng thối lui vì sự làm chứng thất bại của mình. Đừng đánh giá thấp mình nữa! Đức Chúa Trời muốn sử dụng bạn hôm nay. Ngài muốn ban cho bạn một cơ hội để tự mình chuộc lại.
Mặc dù Abimêléc là một người không tin Chúa, Đức Chúa Trời đã làm việc trong đời sống của ông hầu cho ông bằng lòng lập hoà ước với Ápraham [Một câu rất thú vị xuất hiện trong Châm ngôn 16.7: “Khi tánh hạnh của người nào đẹp lòng Đức Giê-hô-va, thì Ngài cũng khiến các thù nghịch người ở hòa thuận với người”]. Kết quả là, Ápraham có thể làm ứng nghiệm lời hứa nguyên thủy của Đức Chúa Trời trong việc trở thành một nguồn phước (12.2-3). Thật là khả thi khi lập hoà ước với kẻ thù, nhưng việc không dễ đâu và nó sẽ không xảy ra trong một đêm [Ray Pritchard, “How to Make Peace with Your Enemies” (Genesis 21.22-34). http.//www.calvarymemorial.com/sermons/SMdisplay.asp?id=314].
Nhưng trước khi chúng ta tiếp tục, tôi phải đưa ra một câu hỏi: Bạn cảm thấy thế nào nếu một vị vua cùng qua tể tướng của ông ta tôn tặng bạn bằng cách công nhận Đức Chúa Trời đã vùa giúp bạn bằng một phương thức rất đặc biệt và khiến bạn phải hứa rằng bạn không được nói dối nữa? Úi chà! Abimêléc đã tôn trọng Đức Chúa Trời của Ápraham nhưng ông ta chưa tin tưởng Ápraham. Và ai có thể khiển trách ông đây? Rốt lại, Ápraham đã thể hiện rồi là một kẻ nói dối và Abimêléc gần như mất mạng vì sự dối gạt của Ápraham (20.3). Qua việc buộc Ápraham phải thề hứa, Abimêléc đã tìm phương cứu chữa cho nan đề dối gạt.
Thật là đáng ngạc nhiên, có bao nhiêu vụ xung đột bị gây ra hay được thổi phồng lên bằng sự không thành thực? [Đây là lẽ đạo phổ thông trong Sáng thế ký (thí dụ, sự không thành thực của Gia-cốp dẫn tới xung đột; sự không thành thực của Ê-sau và Laban dẫn tới xung đột với Gia-cốp)]. Ở Êphêsô 4.25, Kinh Thánh dạy chúng ta phải gạt bỏ sự dối trá và nói ra lẽ thật với kẻ lân cận mình. Nội dung của phân đoạn Kinh Thánh nầy xử lý với sự hiệp một; vì vậy một lần nữa nó tỏ cho chúng ta thấy sự không thành thật thể nào đã cướp đi những mối quan hệ tích cực. Abimêléc không bao giờ có được mối quan hệ tích cực với Ápraham cho tới chừng nào ông biết chắc ông có thể tin tưởng được Ápraham. Điều nầy chỉ có thể xảy ra nếu Ápraham sống thành thực từ thời điểm nầy trở đi.
Người ta có thể tin vào các lời nói và lời hứa của bạn không? Nếu không, thì bạn sống tốt ở chỗ nào? Một lời hứa chỉ là tốt như người đưa ra lời hứa. Kết quả là, có ít lời hứa trong cuộc sống mà bạn có thể tin cậy cách không dè dặt. Tuy nhiên, là tín đồ trong Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta được kêu gọi phải lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn thật (Êphêsô 4.15) và không nói bất cứ điều chi làm buồn lòng Đức Thánh Linh (Êphêsô 4.30). Đây là một trường hợp có ý nghĩa cho việc sống trong sự hoà thuận.
Trường hợp khác biểu lộ ra qua Abimêléc. Vua ngoại giáo Abimêléc đưa ra phần khởi động trước — ông đã thể hiện sự khiêm nhường. Có người đã đi bước thứ nhứt. Hãy suy nghĩ về các mối quan hệ căng thẳng trong chính đời sống của bạn. Có người đã đi bước thứ nhứt. Liệu bạn có phải là người nhấc máy điện thoại lên không? Liệu bạn có dành thì giờ để viết một lá thư không? Liệu bạn sẽ thôi không đưa ra những lời bào chữa chăng? Chúa Jêsus đã thực hiện phần khởi động trước, khi Ngài “tự hạ mình xuống” bằng cách lìa khỏi thiên đàng để giáng sanh làm một em bé nhỏ xíu (Philíp 2.5-11). Ngài đã tỏ ra cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc nắm lấy sáng kiến muốn chữa lành một mối quan hệ đã đứt đoạn là như thế nào!?!
Bao lâu bạn ngồi lì ở chỗ đấy, mọi việc sẽ không bao giờ thay đổi. Nhưng bạn nói: “Ấy chẳng phải lỗi ở tôi”. Có thể là như vậy, nhưng Chúa Jêsus phán: “Ấy vậy, nếu khi nào ngươi đem dâng của lễ nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ” (Mathiơ 5.23-24). Có người đã đi bước thứ nhứt. Tại sao không phải là bạn chứ? Có ai đó trong cuộc sống bạn thực sự muốn gặp ngay lúc bây giờ không? Có lẽ đó là người đầu tiên bạn cần phải trao đổi với.
Abimêléc cũng tỏ ra lòng can đảm. Làm sự hoà thuận phải thể hiện ra sự can đảm vì bạn không bao giờ biết người kia sẽ phản ứng như thế nào!?! Chẳng có một sự bảo đảm nào hết. Đôi khi các nổ lực tốt nhứt của bạn sẽ bị từ chối. Trong trường hợp của chúng ta, Abimêléc không biết Ápraham sẽ phản ứng như thế nào!?! Nếu ông ấy nổi giận, thì sự thể sẽ dẫn tới chiến tranh. Cũng thực như thế cho bạn đấy. Nếu bạn thực hiện cú gọi kia, hoặc nếu bạn đi gặp ông chủ của mình, hay nếu bạn viết một lá thư cho mẹ mình, bạn đang nắm lấy một cơ hội lớn đấy. Người kia có thể không hiểu, hay họ sẽ xem đấy là một dấu hiệu yếu đuối, hoặc giả họ tìm cách vặn cong mọi động lực của bạn!?! Làm sự hoà thuận là một công việc rất liều lĩnh. Đấy là lý do tại sao có ít người tìm cách làm như vậy. Và đấy là lý do tại sao sự thể ấy thường thất bại. Nhưng nếu bạn có mối quan hệ bị gãy vỡ trong cuộc sống của mình, tự nó sẽ chẳng đi đến kết cuộc nào hay cả. Nếu bạn chẳng làm gì hết, mọi sự sẽ đi tới chỗ tồi tệ hơn.
Bạn có muốn hài hoà trong các mối quan hệ của mình chăng? Hãy thực hiện một sự đầu phục ngay hôm nay tìm kiếm sự hoà thuận cho tường tận (Rôma 12.18) và ngay thẳng trong cách nói của mình.
2. Phục hồi sự hoà thuận khi nó đã bị phá vỡ (21.25-30). Ở 21.25-27, Môise viết: “Áp-ra-ham phàn nàn [Động từ tiếng Hy bá lai yakach (“phàn nàn”) ám chỉ rằng Ápraham phải than phiền mấy lần] cùng vua A-bi-mê-léc về vụ một giếng [Những cái giếng cực kỳ quan trọng trong đời sống của dân bán du mục như Ápraham] kia bị đầy tớ người chiếm đoạt. Vua A-bi-mê-léc bèn nói rằng: Ta chẳng hay ai đã làm nên nông nổi đó; chính ngươi chẳng cho ta hay trước; ngày nay ta mới rõ đây mà thôi. Đoạn, Áp-ra-ham bắt chiên và bò, dâng cho vua A-bi-mê-léc; rồi hai người kết ước cùng nhau”. Ngược lại với nỗi sợ trước đây của Ápraham đối với Abimêléc, giờ đây chúng ta nhìn thấy ông dạn dĩ đứng trước mặt nhà vua đầy quyền lực nầy. Sự ông đồng đi cùng Đức Chúa Trời đã hoàn thiện ông và cung ứng cho ông một sự kính sợ Đức Chúa Trời nhiều hơn. Điều nầy cũng rất thực cho mỗi tín đồ trong Đấng Christ. Bạn có kính sợ Đức Chúa Trời nhiều hơn con người không?
Trong tiểu đoạn Kinh Thánh nầy, Ápraham đưa vấn đề cái giếng mà các tôi tớ của Abimêléc đã chiếm đoạt của ông. Họ lập sự hoà bình và ngay lập tức Ápraham khởi sự phàn nàn. Nhưng ông được xưng công bình cách trọn vẹn vì nếu ông để cho vấn đề trầm trọng hơn, thì chẳng bao lâu toàn bộ hoà ước sẽ tan thành mây khói. Vì vậy, ông phải nhắc tới nó dầu nhìn thấy cái giếng là dễ dàng hơn. Nếu bạn và tôi muốn sống trong sự hoà thuận với người khác, thành thực không phải là chính sách hay nhất, mà đó chính sách duy nhất.
Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta gác bỏ qua một bên loại đối diện rộng mở nầy. Thay vì thế chúng ta tìm con đường khác khi các nan đề phát sinh. Nhưng tôi học biết nhiều năm qua rằng cái giá đầu tiên bạn phải trả luôn luôn là đắt giá nhất. Khi bạn không xử lý các nan đề sao cho hợp lý, cái giá cho sự giải quyết các nan đề nầy luôn luôn tăng cao. Nó không bao giờ hạ thấp xuống đâu. Sự thật có thể làm tổn thương, nhưng nó luôn luôn làm cho thoả lòng ở mức cuối cùng. Không có sự thành thực trong các mối quan hệ, hoà thuận rất là khó đấy.
Ápraham và Abimêléc cũng tỏ ra sự nhịn nhục rất lớn với nhau. Việc làm cho hoà thuận đòi hỏi sự nhịn nhục vì các thái độ không thay đổi qua một đêm. Bạn không thể thắng hơn những năm tháng thù nghịch và bất tín chỉ qua bữa ăn trưa. Trong trường hợp nầy, cả Abimêléc và Ápraham phải học biết sống chung với nhau mặc dù có những dị biệt của họ về lai lịch và tôn giáo.
Bạn có muốn một định nghĩa về sự nhịn nhục không? Đây là một định nghĩa có tác động đối với tôi. Nhịn nhục là sự bằng lòng chờ đợi Đức Chúa Trời giải quyết mọi nan đề của tôi. Vì vậy, có nhiều lần chúng ta gặp thất bại với người khác vì họ không thay đổi nhanh đủ để phù hợp với chúng ta. Bậc cha mẹ nổi giận với con cái của mình, những người làm chồng nổi giận với mấy người vợ và những kẻ làm vợ nổi giận chồng của mình, con cái trưởng thành vỡ mộng với bậc cha mẹ trưởng thượng của chúng, những người làm công với các chủ nhân của họ, những người làm chủ với nhân công của mình, học trò với các giáo sư, bạn bè với bạn bè, người thân với người thân, và thuộc viên Hội Thánh vỡ mộng với nhau.
Chúng ta giơ hai tay lên rồi nói: “Có gì sai với hạng người kia chứ?” Đấy là thắc mắc không đúng vì nó hướng mọi sự chú ý vào những người khác khi chúng ta thực sự đáng phải xoay về sự mất kiên nhẫn tội lỗi của chính mình. Chúng ta đáng phải thắc mắc như sau: “Tôi có bằng lòng chờ đợi Đức Chúa Trời giải quyết mọi nan đề của tôi không?” Châm ngôn 21.1 nhắc cho chúng ta nhớ rằng tấm lòng của nhà vua đang ở trong tay của Đức Chúa Trời. Nếu đấy là sự thực, và nếu chúng ta mắc mứu với người làm cho chúng ta vỡ mộng đối với Chúa, khi ấy chúng ta chỉ nên ngồi lại rồi chờ đợi Đức Chúa Trời thực thi công việc của Ngài. Chằng chóng thì chầy, ngay cả tấm lòng khó khăn nhất cũng phải mềm mại đối với ý chỉ của Ngài [Pritchard, “How to Make Peace with Your Enemies”].
Ở 21.28-30, Môise viết: “Áp-ra-ham lựa để riêng ra bảy con chiên tơ trong bầy; thì vua A-bi-mê-léc hỏi rằng: Làm chi để bảy con chiên tơ đó riêng ra vậy? Đáp rằng: Xin vua hãy nhận lấy bảy con chiên tơ nầy mà chính tay tôi dâng cho, đặng làm chứng rằng tôi đã đào cái giếng nầy”. Trong cuộc xung khắc sau cùng của họ, chính Abimêléc đã nêu gương rời rộng (20.14-16). Ở đây, Ápraham trả ơn lại bằng một phương thức nhỏ. Đây là cách nói của ông: “Tôi muốn làm phần của tôi để phục hồi sự hoà thuận. Tôi muốn ăn ở trong sự hoà thuận”. Hành động nhỏ tỏ thiện ý nầy đã tạo ra một sự khác biệt rất lớn.
Điều nầy cũng rất thực cho bạn nữa đấy. Việc làm nhỏ có thể đem lại những kết quả lớn lao.
3. Hãy sử dụng đời sống bình an, thịnh vượng của bạn để hầu việc Đức Chúa Trời (21.31-34). Câu chuyện của chúng ta kết thúc với mấy lời nầy: “Bởi cớ ấy, nên họ đặt tên chỗ nầy là Bê-e-Sê-ba; vì tại đó hai người đều đã thề nguyện cùng nhau; Vậy, hai người kết ước cùng nhau tại Bê-e-Sê-ba. Đoạn vua A-bi-mê-léc cùng quan tổng binh Phi-côn đứng dậy, trở về xứ Phi-li-tin. Áp-ra-ham trồng một cây me tại Bê-e-Sê-ba, và ở đó người cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời hằng-hữu. Áp-ra-ham trú ngụ lâu ngày tại xứ Phi-li-tin”. “BêeSêba” có hai nghĩa: “giếng số 7” và “giếng lời thề”. BêeSêba, một trong những bối cảnh quan trọng xuyên suốt các thời kỳ Cựu Ước, đã trở thành tài sản của Ápraham. Vì vậy, ông cho trồng một cây ở đó. Qua việc trồng cây, Ápraham chỉ ra quyết định của ông phải ở lại trong khu vực ấy. Loại cây Tamarisk cứ xanh tươi và sống rất lâu. Cây nầy có ý nói tới mốc giới hạn sau cùng trong sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời và là điểm thờ phượng của Ápraham. Cây ấy đóng vai trò như một biểu tượng thích đáng cho ân điển nhịn nhục của Đức Chúa Trời thành tín.
Sau khi trồng cây ấy, Ápraham đã “cầu khẫn danh Đức Giêhôva” [Ross, Creation & Blessing, 389]. Đây là một mệnh đề chỉ ra sự thờ phượng và tuyên xưng công khai (đối chiếu 4.26). Trong sự tôn cao Đức Giêhôva, Ápraham đã kêu cầu “Đức Chúa Trời hằng hữu”. Mệnh đề Hy bá lai El Olam chỉ được sử dụng ở đây (21.33) [Eaton lưu ý: “Có năm danh xưng kép dành cho Đức Chúa Trời trong sách Sáng thế ký với từ El trong đó, El Shaddai, El Elyon, El Olam, El Ro’i, El Bethel. Mỗi danh xưng nầy phát sinh trong văn mạch của một sự kiện cung ứng cho người ta có được một cái nhìn tươi mới về Đức Chúa Trời” Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 12-23 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 108-109]. Danh xưng nầy nhấn mạnh bổn tánh đời đời của Đức Chúa Trời. Các lời hứa và giao ước của Đức Chúa Trời là đời đời vì chính mình Đức Chúa Trời là đời đời. Ápraham giờ đây đã nhận ra Đức Chúa Trời là những gì Ngài đã xưng nhận trước đây, một cái thuẫn đỡ cho ông (đối chiếu 21.22; 15.1). Hơn nữa, dường như ông đang lớn lên trong quan niệm của ông về Đức Chúa Trời; Ngài hiện là Đức Chúa Trời hằng hữu. Qua cuộc xung đột lần nầy trong gia đình ông và giữa vòng những kẻ lân cận ông, Ápraham đã giữ một sự đồng đi chơn thực, sống động với Đức Chúa Trời. Xung đột có thể lái chúng ta ra khỏi Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta sẽ để cho nó đẩy chúng ta đến gần với Đức Chúa Trời hơn.
Ba câu sau cùng thuật lại những kết quả tích cực của hoà ước nầy:
1. Abimêléc và người của họ trở về xứ (21.32).
2. Ápraham đã thờ phượng Đức Chúa Trời tại BêeSêba (21.33).
3. Ápraham sống trong sự bình an trong lâu ngày (21.34).
Giờ đây Ápraham đã làm chủ một phần nhỏ trong vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa với ông. Qua cách chấp thuận cho Ápraham quyền làm chủ một cái giếng, Abimêléc đã thực sự khiến cho Ápraham sống thường trực ở đó và đã công nhận quyền hợp pháp của ông, ít nhất là cái giếng nước. Nói cách khác, sau nhiều chậm trễ các lời hứa về đất đai và dòng dõi sau cùng dường như đang trên đường ứng nghiệm của chúng.
Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta khi chúng ta di chuyển theo hướng kế thừa mọi lời hứa. Chúng ta nên chú ý khi những việc nhỏ xảy ra cho chúng ta làm một bước hướng tới chỗ thừa kế những gì chúng ta biết là ý chỉ của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta. Đức Chúa Trời vẫn đang sống động. Ngài vẫn ban cho chúng ta những khẳng định về ý chỉ của Ngài [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 12-23 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 108].
Vậy tại sao người kể chuyện phải kể luôn câu chuyện nói tới hoà ước nầy? Dần dần, Ápraham đang thiết lập gốc rễ trong xứ — đào những cái giếng và trồng cây. Thêm nữa, khi các mối quan hệ đã được thiết lập với các sắc dân trong xứ, ơn phước đang bắt rễ (12.2-3). Sau cùng, mối quan hệ với Đức Chúa Trời đang bắt rễ giống như đất và gia đình đã được thiết lập. Ápraham có mọi sự đi cùng ông, vợ, đứa con của lời hứa, đất đai, tôi tớ, sự giàu có, và sự hoà thuận với tất cả những kẻ lân cận ông. Cuộc sống thật là cao quý! Theo một ý nghĩa, điều nầy dựng lên một bối cảnh giả về sự an ninh, khi người thuật chuyện sẵn sàng thả quả bom vào Sáng thế ký 22. Giống như các yếu tố của giao ước đang rơi vào chỗ thủ tục, một sự đồi bại chính sắp sửa xảy ra [John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 502]. Đức Chúa Trời đang làm một việc để sửa soạn Ápraham. Sự mài giũa và đánh bóng cho cụ Ápraham cứ tiếp tục trong nhiều năm trời. Sự cọ xát của nghịch cảnh đã tô bóng cho linh hồn ông. Vì thế, linh hồn của Ápraham sẽ trở nên bóng bẫy hơn và sẽ làm cho chúng ta quáng mắt với ánh sáng thiên thượng! [Hughes, Genesis, 296].
Chúng ta sẽ tóm tắt câu chuyện nầy như thế nào đây? Thứ nhứt, hãy nhớ rằng xung đột là một việc tốt. Nó khiến cho chúng ta trở thành hạng tín đồ tốt hơn. Thứ hai, hãy nhớ rằng cả xung đột và thịnh vượng đang sửa soạn chúng ta cho những thách thức sâu xa hơn.
Những cầu thủ tập trung lại cho ngày luyện tập đầu tiên tại UCLA có đầy đủ sự đề phòng. Họ lấy làm lạ, vị huấn luyện viên của họ John Wooden, sẽ đề ra mục tiêu thế nào cho mùa giải sắp tới của họ đây!?! Họ không phải chờ đợi lâu. Những cựu binh vốn biết rõ điều chi sẽ đến. Nhưng những cầu thủ năm thứ nhất không nghi ngờ chi nữa đã lấy làm bối rối bởi bài học tạm thời mà vị huấn luyện viên Đại Sảnh Danh Tiếng đã truyền đạt cho họ. Ông dạy họ phải mang vớ như thế nào. Ông không dạy bài học nầy chỉ một lần đâu, mà dạy họ trước mỗi trận đấu và trước bài luyện tập. Tại sao chứ?
Wooden đã khám phá ra có nhiều cầu thủ không uyển chuyển gấp nếp đôi vớ quanh gót và mấy ngón chân của họ. Nếu không gấp chính xác, những gấp nếp nầy sẽ gây ra các chỗ phồng có thể làm vướng víu phần thi đấu của họ vào những thời điểm quan trọng của cuộc đấu. Nhiều cầu thủ nghĩ cách làm ấy kỳ cục rồi bật cười nhạo. Wooden biết rõ một số cầu thủ trong số họ vẫn còn cười về sự ấy cho đến ngày nay. Nhưng vị huấn luyện viên sẽ không thoả hiệp về nguyên tắc cơ bản nầy: “Tôi trung thành với quyết định đó. Tôi tin tưởng quyết định đó, và tôi khẳng định điều đó”.
Trong nỗi khát khao của chúng ta muốn tấn tới trong vai trò Cơ đốc nhân, chúng ta có thể dễ dàng quên những điều cơ bản của đức tin chúng ta. Nếu chúng ta quên, chúng ta khởi động liều lĩnh phát triển những chỗ phồng thuộc linh rất đau đớn có thể gây tổn thương cho chúng ta khi chúng ta tham dự cuộc chạy của mình [Preaching Today Citation. Lee Dean, Griffith, Indiana; source. espn.go.com/page2/s/questions/wooden].



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét