Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Galati 1.11-24: Sự biến đổi triệt để



Tự do thực – Galati
Sự biến đổi triệt để
Galati 1.11-24
Chúng ta đang sống ở một thời đại trong đó "đạo đã được truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giuđe 3). Có nhiều đoàn dân đông, họ tự nhận mình là Cơ đốc nhân, lại chưa hiểu hết các yếu tố cơ bản nhất của đạo mà họ xưng nhận đang tin theo. Chúng ta đang sống vào một thời điểm trong đó có vô số người xưng mình tin theo Kinh Thánh lại chẳng hiểu biết chi về Kinh Thánh hết.
Theo các thăm dò ý kiến của George Gallup Jr.: "Chỉ có 4 trong 10 người Mỹ biết rõ Chúa Jêsus đã giảng Bài Giảng Trên Núi. Đại đa số quần chúng không thể đọc tên bốn sách Tin lành của Tân Ước. Chỉ có 3 trong 10 thanh thiếu niên biết rõ lý do tại sao người ta kỷ niệm Lễ Phục Sinh. Hai phần ba dân Mỹ tin có ít, hoặc có bất kỳ nguyên tắc tuyệt đối nào điều phối cách ăn ở của con người".
Một thăm dò mới của Nhóm Nghiên Cứu Barna cho rằng nạn mù mịt về tôn giáo đã gia tăng. Thí dụ, cứ bốn người, thì có ba người Mỹ (và gần phân nửa những Cơ đốc nhân “đã sanh lại”) đang tin Kinh Thánh dạy rằng "Đức Chúa Trời cứu giúp ai biết tự cứu lấy mình". Một số người tương tự xưng mình là Cơ đốc nhân đã được lại sanh đang chối bỏ sự tồn tại của Đức Thánh Linh và Satan. Một trong năm người đang chối bỏ sự sống lại về phần xác của Chúa Jêsus và tin Ngài là một tội nhân. Trong khi gần 3/4 dân Mỹ tin có địa ngục, mà lại chẳng tin đó sẽ là số phận đời đời của họ trong cõi đời đời.
Sử gia thuộc trường Đại học Wisconsin là Thomas Reeves buộc tội sự thờ phượng và tín điều tôn giáo được nhiều người ưa thích. Ông nói: "Cơ đốc giáo trong nước Mỹ hiện đại, phần lớn là vô thưởng vô phạt. Nó có xu hướng tiện nghi, dễ chịu, lạc quan và tương thích. Nó không đòi phải tự hy sinh, kỷ luật, hạ mình, và viễn cảnh đời sau, một sự sốt sắng dành cho linh hồn, một sự sợ hãi cũng như tình yêu dành cho Đức Chúa Trời. Có ít tội lỗi và chẳng có sự trừng phạt, và sự thưởng phạt trên thiên đàng gần như là chắc chắn".
Cựu Bộ Trưởng Giáo Dục, ông William Bennett kết luận: "…chúng ta đã trở thành loại xã hội khai hoá các quốc gia thường sai phái các giáo sĩ ra đi".
Vì cớ nạn mù mờ về Kinh Thánh, sứ điệp sách Galati ngày nay rất cần thiết nhiều giống như khi sứ đồ Phaolô đã viết ra lần đầu tiên khoảng năm 48SC. Phaolô đã thiết lập ít nhất bốn Hội thánh trong khu vực Hy lạp mà ai cũng biết là xứ Galati. Sau khi ông ra đi rồi, các giáo sư giả đến bao vây rồi bắt đầu vặn cong, bóp méo tin lành mà Phaolô đã rao giảng. Ai cũng biết họ là những người theo đạo Do thái, vì họ muốn thêm vào phép cắt bì của người Do thái, luật lệ và các nghi thức Do thái vào sứ điệp của thập tự giá. Họ đã nhất trí với các giáo sư người xứ Giuđê, họ đã dạy dỗ trong Công Vụ các Sứ Đồ 15.1: "Nếu các ngươi chẳng chịu phép cắt bì theo lễ Môi-se, thì không thể được cứu rỗi".
Người thành Galati giờ đây phải chọn giữa hai sứ điệp. Thắc mắc vẫn còn ở trước mặt chúng ta. Có phải chúng ta đã được cứu là do tin hay do thành tựu? Có phải chúng ta được cứu do tin vào các việc lành hay tin nơi Đấng Christ?
Những tín đồ Do thái giáo biết rõ rằng nếu họ muốn thắng cuộc tranh luận, họ phải làm mất uy tín của Phaolô vì làm mất uy tín sứ giả là làm cho sứ điệp chẳng còn có hiệu quả nữa. Làm dấy lên những điều đáng nghi ngờ về sự uỷ nhiệm Phaolô trong vai trò sứ đồ thì chẳng có gì khó lắm đâu. Thí dụ, ai nấy đều biết ông không phải là một trong 12 vị nguyên được Chúa Jêsus kêu gọi. Ông chưa bao giờ gặp gỡ Chúa Jêsus trong suốt chức vụ của Ngài ở trên đất. Phaolô thậm chí không trở thành một Cơ đốc nhân mãi rất lâu cho tới sau khi Chúa Jêsus chịu chết, rồi sống lại thăng thiên về trời. Các vị giáo sư giả cũng nói bóng gió rằng cá nhân họ đều biết rõ 12 sứ đồ nguyên thủy tại thành Jerusalem và họ đã bất đồng với Phaolô về phương thức để người ta được cứu rỗi.
Phân đoạn Kinh Thánh trong tuần qua, các câu 6-10 là một lời cảnh cáo tuyệt đối không thể chịu được đối với những kẻ phạm vào tội phản bội thuộc linh do “vội bỏ’ tin lành. Phân đoạn nầy cũng thốt ra những lời lẽ khá căng, lời ấy phán xét những giáo sư nào bằng lòng thêm hay bớt đối với sứ điệp nói tới ân điển của Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phaolô nói: "Nguyện kẻ ấy đáng bị anathem" hay bị dành cho sự hủy diệt.
Trong phân đoạn nầy, Phaolô biện hộ cho Tin lành bằng cách công bố ra nguồn gốc Tin lành ấy chính là Đức Chúa Jêsus Christ. Thực vậy, Phaolô đang nói: "Nếu quí vị bất đồng với tôi về Tin lành, quí vị đang bất đồng với Đức Chúa Jêsus Christ vì tôi đã nhận tin lành ấy từ nơi Ngài". Kế đó ông đưa ra cho chúng ta thấy bằng chứng cá nhân của ông về quyền phép biến đổi của tin lành nầy trong chính đời sống của ông.
I. Sức mạnh biến đổi của Tin lành (các câu 11-12).
Một trong những nhà thần học và là truyền đạo lỗi lạc nhất trong thời của chúng ta, John Stott nói: "Chúng ta suy nghĩ tới thư Rôma, thư Côrinhtô và các thư tín trong tù như Êphêsô, Philíp và Côlôse. Chúng ta thấy có ấn tượng bởi tầm vóc oai nghi, sự sâu sắc, tính kiên định của chúng, khi Phaolô tóm tắt ý định của Đức Chúa Trời từ suốt cõi đời đời. Nhưng Phaolô đã rút tỉa mọi sự ấy từ đâu? Phải chăng đó là sản phẩm của trí tưởng tượng đa phần phong phú của chính đầu óc ông? Có phải ông đã dựng lên nó không? Hoặc giả đấy là bản sao của sản phẩm không có nguyên tác? Có phải ông đã quay cóp nó từ các vị sứ đồ khác tại thành Jerusalem, là điều mà những tín đồ Do thái giáo đã nắm bắt khi họ ra sức đánh hạ thẩm quyền của ông để cho người khác thấy là họ quan trọng hơn?" Đấy là những thắc mắc hợp lý và Phaolô trả lời thẳng cho họ trong hai câu đầu tiên nầy.
A. Tin lành chẳng phải đến từ loài người đâu (câu 11).
Phaolô nói: "Hỡi anh em, tôi nói cho anh em rằng…" nghĩa là: "cho phép tôi trình bày điều nầy cho rõ ràng". Hãy chú ý ông gọi họ là "anh em" ở đây và ông gọi thế 10 lần khác nữa xuyên suốt bức thư. Người thành Galati là anh em trong Chúa nhưng đang gắn bó với sự lìa bỏ đức tin trong chỗ nguy hiểm.
Phaolô nói tiếp: "Tin Lành mà tôi đã truyền, chẳng phải đến từ loài người đâu". Tin lành không xuất phát từ cái đầu của con người mà xuất phát từ trái tim của Đức Chúa Trời. Con người không hề cưu mang được một sứ điệp như thế. Tin lành ân điển ngược lại với con người. Sự kiêu ngạo của con người bị xúc phạm bởi quan niệm cho rằng con người là tội nhân và không có khả năng làm được gì để tự cứu lấy mình. Con người cứ khăng khăng là mình sẽ kiếm được ơn cứu rỗi cho riêng mình.
B. Tin lành không được nhận lãnh từ con người (câu 12a).
Phaolô tiến xa hơn, ông nói: "vì tôi không nhận và cũng không học Tin Lành đó với một người nào". Phaolô không nhận lãnh sứ điệp từ các tác phẩm bậc thầy của các rabi thời Cựu Ước. Thậm chí ông không đi với và ngồi tại chơn của 12 sứ đồ tại thành Jerusalem hầu tiếp thu sứ điệp nầy.
C. Tin lành được tỏ ra từ Đức Chúa Jêsus Christ (câu 12b).
Thay vì thế, Phaolô nói: "nhưng đã nhận lấy bởi sự tỏ ra của Đức Chúa Jêsus Christ". Giống như Phaolô làm sứ đồ là "nhờ Đức Chúa Jêsus Christ". Sứ điệp đã đến với ông là do "sự tỏ ra của Đức Chúa Jêsus Christ". "Sự tỏ ra" có ý nói tới "bật mí điều chi trước đó là bí mật". Bởi ân điển của Đức Chúa Trời Chúa Jêsus đã được tỏ ra cho Phaolô.
Không những sứ điệp nói tới Đấng Christ đã được tỏ ra cho Phaolô, mà chính thân vị của Đấng Christ, chính mình Chúa Jêsus nữa. Phaolô vốn biết rõ sứ điệp nói tới Đấng Christ rất lâu trước khi ông trở thành một Cơ đốc nhân. Ông biết rõ những Cơ đốc nhân mà ông đã bắt bớ, họ tin Chúa Jêsus là Đấng Mêsi và Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Trước khi trở lại đạo, Phaolô đã được đưa tới một học viện để nghe tóm tắt về các tín điều Cơ đốc. Tuy nhiên, trên con đường dẫn tới thành Đa-mách, Đức Chúa Trời đã tỏ ra hay bật mí thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ cho Phaolô thấy và ông đã chịu tin theo. Về mặt cơ bản, Chúa Jêsus đã biến đổi Phaolô!
Có nhiều người xưng nhận Đức Chúa Trời phán dạy họ, nhưng rồi lại có nhiều người tin Elvis đang còn sống. Xưng nhận "mặc khải" đến từ Đức Chúa Trời là một chuyện. Còn minh chứng nó, ấy là một chuyện khác nữa. Cho nên, đây đúng là điều Phaolô nói tiếp kế đó. Ông cung ứng cho chúng ta bằng chứng đáng giật mình về việc gặp gỡ Chúa Jêsus, Ngài biến đổi ông từ một kẻ dùng bạo lực bắt bớ thành một vị sứ đồ của ân điển.
II. Quyền phép biến đổi của Tin Lành (các câu 13-24).
A. Phaolô trước khi ông gặp Chúa Jêsus (các câu 13-14).
Trước khi Phaolô gặp Chúa Jêsus, ông đã bắt bớ Hội thánh (câu 13). Ông nói: "Vả, anh em đã nghe lúc trước tôi theo giáo Giu-đa…". Nói cách khác: "Anh em biết tiểu sử của tôi mà. Anh em biết tôi là hạng người nào mà. Anh em có thể tự kiểm tra lại điều nầy mà".
Ông nói thêm: "Anh em đã nghe…cách cư xử của tôi là thể nào, tôi bắt bớ và phá tán Hội thánh của Đức Chúa Trời quá chừng". Phaolô, lúc bấy giờ còn mang tên Sau-lơ, ông vốn thù ghét Cơ đốc giáo lắm. Các vị sứ đồ là những kẻ thù mà ông không thể đội trời chung. Ông đã làm mọi sự mà ông có thể và rồi ông “bắt bớ và phá tán quá chừng", ông chà đạp và trừ tiệt các môn đồ của Chúa Jêsus.
Công Vụ các Sứ Đồ 8.3 chép: "Nhưng Sau-lơ làm tàn hại Hội thánh: sấn vào các nhà, dùng sức mạnh bắt đờn ông đờn bà mà bỏ tù". Trong Công Vụ các Sứ Đồ 9, đang khi trên đường đi đến thành Đa-mách, ông "chỉ hằng ngăm đe và chém giết môn đồ của Chúa không thôi". Câu 2 chép: ông đến gặp thầy tế lễ cả "xin người những bức thơ để gởi cho các nhà hội thành Đa-mách, hầu cho hễ gặp người nào thuộc về đạo bất kỳ đờn ông đờn bà, thì trói giải về thành Giê-ru-sa-lem". Ông muốn có các bản cáo trạng nghịch lại bất cứ ai tự xưng mình là Cơ đốc nhân. Trong phần làm chứng của ông trước mặt Vua At-ríp-ba ở Công Vụ các Sứ Đồ 26.9-11, ông khẳng định: "Thật, chính mình tôi đã tin rằng nên dùng đủ mọi cách thế mà chống lại danh Jêsus ở Na-xa-rét. Thật tôi đã làm sự nầy tại thành Giê-ru-sa-lem: sau khi đã chịu quyền của các thầy tế lễ cả, thì tôi bỏ tù nhiều người thánh; và lúc họ giết các người đó, tôi cũng đồng một ý. Vả lại, tôi thường trảy đi từ nhà hội nầy đến nhà hội kia, hà hiếp họ, để bắt họ phải nói phạm thượng, tôi lại nổi giận quá bội bắt bớ họ cho đến các thành ngoại quốc".
Khi ông nói ông "đã bắt bớ Hội thánh của Đức Chúa Trời quá bội", ông có ý nói tới chỗ ông đã nhốt tù nhiều Cơ đốc nhân, đánh đập họ tại nhà của họ, đã hà hiếp họ, buộc họ phải nói phạm thượng với Đấng Christ và bỏ phiếu tán thành việc hành quyết họ nữa. Khi họ bỏ trốn, ông đã đuổi theo họ vào vùng đất ngoại bang tìm cách dẫn độ họ về. Ông đã xem Cơ đốc giáo là một căn bịnh và chính mình ông là phương chữa lành.
Thú vị thay, ở đây trong câu 12, ông nói ông "đã bắt bớ HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI". Giờ đây, khi quay nhìn lại, ông đã có một nhận thức rất mạnh mẽ về tính hiểm độc trong tội ác của ông. Ông tưởng ông đang phục vụ Đức Chúa Trời, nhưng thực ra ông đang chiến đấu chống lại Đức Chúa Trời.
Trước khi Phaolô gặp Chúa Jêsus ông rất tấn tới trong Do thái giáo (câu 14). Ông nói: "tấn tới trong giáo Giu-đa hơn nhiều người cùng tuổi cùng nước với tôi, tôi là người sốt sắng quá đỗi về cựu truyền của tổ phụ tôi". Ông đang cỡi chiếc hoả tiển tôn giáo lên tới tầm cao quan trọng! Ông là "Ông Bự của Ông Bự" giữa vòng các cấp lãnh đạo người Do thái. Ông sốt sắng nghiên cứu các tác phẩm của hàng rabi. Ông đã có đủ thứ bài vị tôn giáo, tuy nhiên ông đã đứng cách xa đối với Đức Chúa Trời.
Đâu là tiêu điểm? Giống như Phaolô đang nói: "Anh em muốn thêm việc tuân giữ luật pháp vào ân điển của Đức Chúa Trời ư? Tôi vốn biết mọi sự về luật pháp đây! Tôi là bậc thầy về luật pháp đây! Không những tôi đã theo luật pháp ấy, mà tôi còn tuân thủ theo luật pháp ấy nữa. Tôi đã bắt bớ nhiều Cơ đốc nhân ở bên hữu, ở bên tả. Tôi từng tìm cách kiếm sự tán thưởng của Đức Chúa Trời nhờ vào việc tuân giữ các luật lệ đó. Tôi giữ hết luật nầy đến luật kia. Tôi không muốn quay trở lại vì bây giờ tôi đang nhận biết ơn lạ lùng của Đức Chúa Trời rồi!"
Có nhiều người giống như Phaolô trong Hội thánh ngày hôm nay. Họ tin vào sự thật họ đi nhà thờ, họ bước tới gần bàn thờ hay đã chịu phép báptêm, hoặc là hạng người nhơn đức thay vì tin cậy chỉ vào Chúa Jêsus. Có khi, tôi thuyết phục lòng mình rằng tôi được cứu vì tôi đã chịu phép báp-têm. Hỡi anh em, đừng tìm cách sống tôn giáo nữa mà chi. Hãy thôi đừng tìm cách làm đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng cách tuân giữ danh sách những việc cần làm theo và những gì thôi đừng làm nữa. Đức Chúa Trời chẳng thấy có ấn tượng gì ở chỗ đấy đâu! Thay vì thế, hãy ném mình vào ân điển của Ngài.
B. Phaolô khi ông gặp Chúa Jêsus (các câu 15-16a).
Các câu 15-16 chứa ba câu nói rất hay mô tả sự trở lại đạo của Phaolô; thực ra, chúng mô tả kinh nghiệm được cứu của bất kỳ ai thực sự đến với Đấng Christ. Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời đã "để riêng" hay biệt riêng ông ra từ lúc còn trong lòng mẹ, bởi ân điển Ngài đã kêu gọi ông, và đã tỏ ra Con của Ngài ra cho ông.
Đức Chúa Trời biệt riêng Phaolô từ lúc còn trong lòng mẹ (câu 15a). Phaolô không đề xướng hay tạo ra sự mình được cứu. Quí vị và tôi cũng vậy. Sự cứu rỗi của chúng ta bắt đầu ngay giây phút chúng ta cầu xin Chúa Jêsus tha thứ và làm Chúa trong đời sống của chúng ta. Sự cứu rỗi của chúng ta đã bắt đầu từ cõi quá khứ đời đời. Phaolô nói Đức Chúa Trời đã "để riêng [sát nghĩa ‘biệt riêng ra’ hay ‘dành riêng’] tôi ra từ lúc còn trong lòng mẹ". Phaolô đã được Đức Chúa Trời biệt riêng ra cho sự cứu rỗi và chức vụ sứ đồ từ lâu trước khi ông thốt ra những lời lẽ đầu tiên của ông. Thực vậy, Ngài đã biệt riêng ông lâu lắm rồi. Êphêsô 1.4 chép: "trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời".
Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta từ lâu trước khi chúng ta chọn lấy Ngài. Tôi biết đây là một tình thế rất khó xử đối với một số người vì dường như nó thu nhỏ lại trách nhiệm của con người trong sự cứu rỗi. Tuy nhiên, ĐẤY MỚI LÀ CHÍNH XÁC NHỮNG GÌ PHAOLÔ ĐANG RA SỨC THỔ LỘ! Sự cứu rỗi không đến từ cha mẹ, từ học vấn, hay từ môi trường của chúng ta, sự cứu rỗi ấy đến bởi ân điển của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời bởi ân điển đã kêu gọi Phaolô (câu 15b). Kế đó Phaolô nói Đức Chúa Trời đã "lấy ân điển gọi tôi". Một khi Đức Chúa Trời để riêng Phaolô ra từ lúc còn trong lòng mẹ, ông chưa được cứu cho tới khi ông phải đương diện với tin lành. Đấy là lý do tại sao chúng ta cứ tiếp tục chia sẻ Tin lành, chúng ta không biết Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi ai. Phierơ nói lời hứa về sự cứu rỗi là để cho "…bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi" (Công Vụ các Sứ Đồ 2.39).
Phaolô đã được kêu gọi bởi ân điển trên con đường đi đến thành Đa-mách. Ông đã nhìn thấy ánh sáng chói lói và đã nghe giọng nói của Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời cũng đã kêu gọi tôi "bởi ân điển Ngài". Mặc dù sự kêu gọi nầy ít có gây ấn tượng sâu sắc, song không phải là không thực. Tôi lớn lên trong một gia đình Cơ đốc và đi nhà thờ từ lúc mới có mấy ngày tuổi. Khi tôi lên 7, tôi đã bước lên bên bàn thờ và đã chịu phép báptêm. Trong một thời gian dài, tôi tin vào sự thực mình đã chịu phép báptêm, mình là thuộc viên của Hội thánh, là một thiếu niên tốt đáng được cứu rỗi. Tuy nhiên, Chúa Jêsus thực sự "kêu gọi tôi" khi tôi được 14 tuổi. Tôi ngồi trên một khúc gỗ mới đốn hạ trong rừng và đã đặt lòng tin cậy Chúa Jêsus, không phải ở trong nhà thờ, không phải nơi phép báptêm, hay một ít lời cầu nguyện. Tôi tin cậy nơi Ngài và chỉ có ân điển của Ngài mới cứu tôi mà thôi.
Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta "bởi ân điển Ngài". Ngài không nhìn tới phía trước vào trong cõi tương lai với sự toàn tri hầu đặt để người nào có bẩm chất chịu tin theo và rồi mới kêu gọi họ. Ngược lại, chẳng có một điều gì là tốt lành ở nơi tôi cả. Lý do duy nhứt tôi trở thành con cái của Đức Chúa Trời là bởi "ân điển Ngài", là tình yêu mà tôi không thể tìm kiếm được, là sự ưu ái mà tôi không xứng với trong việc kêu gọi tôi để ban ơn cứu cho. Êphêsô 1.5 chép Đức Chúa Trời: "…bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ, theo ý tốt của Ngài".
Đức Chúa Trời bày tỏ Con Ngài ra cho Phaolô (câu 16a). Mặc dù Phaolô cho chúng ta biết trong vài phân đoạn Kinh Thánh, rằng ông đã trông thấy Đấng Christ phục sinh với ánh mắt của Ngài, nhưng quan trọng hơn thế Ngài đã nhìn thấy ông với cả tấm lòng của Ngài. Đức Chúa Trời đã thực thi công việc của ân sũng trong đời sống của Phaolô. Ngài phá vỡ tánh kiêu ngạo và thành kiến trong tấm lòng và giúp cho ông nhìn thấy Chúa Jêsus y như Ngài đang sống vậy, là Con Đức Chúa Trời Cứu Chúa của chúng ta.
C. Phaolô sau khi ông gặp Chúa Jêsus (các câu 16b-24).
Đúng là một câu chuyện khó mà tin được! Saulơ đã trở thành Phaolô. Kẻ bắt bớ trở thành một nhà truyền đạo! Ông đã được biến đổi từ một người bằng lòng giết chóc Cơ đốc nhân trở thành một nhân vật sẵn sàng chịu giết trong vai trò một Cơ đốc nhân. Ông đã được biến đổi từ một người nhìn xem Tin lành là một mối đe doạ đến một nhân vật nhìn thấy Tin lành là nguồn hy vọng cho cả thế gian! Một sự biến đổi cơ bản như thế rất khó thực thi nếu không có công tác của Đức Chúa Trời. Các giáo sư giả ở thành Galati đã nói Phaolô đã dựng lên Tin lành nói tới ân điển của Đức Chúa Trời. Phần cá nhân chứng đạo của Phaolô minh chứng rằng tin lành "đã đến qua sự tỏ ra của Đức Chúa Jêsus Christ".
Những điều Phaolô đã không làm (các câu 16b-17a). Trước tiên Phaolô "lập tức chẳng bàn với thịt và máu". Ông không kiểm tra với rabi rồi đưa ra cuộc hẹn với vị tư vấn của mình. Ông không nhóm lại với nhóm ủng hộ vì con người với các kinh nghiệm gần kề với sự chết chuyên nói về ánh sáng chói lói kia. Ông biết rất chính xác điều chi đã xảy ra. Ông đã gặp gỡ Đấng Christ trên con đường đi đến thành Đa-mách!
Thứ hai, Phaolô lập tức "không lên thành Giê-ru-sa-lem, đến cùng những người đã làm sứ đồ trước tôi". Điều nầy rất quan trọng vì những tín đồ Do thái giáo đã nói Phaolô chỉ nghe Tin lành từ các vị sứ đồ khác và đã vặn vong, bóp méo Tin lành ấy. Mặc dù rất là lạ vì bất kỳ tân tín hữu nào cũng ngồi nơi chơn Phierơ, Giacơ, Giăng cùng các vị sứ đồ khác, Đức Chúa Trời đã không cho phép điều nầy xảy ra và giờ đây Phaolô rất vui sướng vì điều đó cung ứng một chứng cớ ngoại phạm trong cuộc tranh cãi nầy.
Những điều Phaolô bắt tay vào làm (các câu 17b-24). Phaolô đi qua xứ "Arabi". Trong "ba năm", ông dành thời gian ở trong sa mạc. Chúng ta không có một báo cáo nào trong Kinh Thánh ghi lại điều chi đã xảy ra trong ba năm đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể dám chắc rằng trong khoảng thời gian nghiên cứu, học hỏi, cầu nguyện và suy gẫm cho biết Chúa đã hiện ra cùng Phaolô trên con đường đến thành Đa-mách đã vén ra cho ông nhiều lẽ thật về đức tin của chúng ta. Phần lớn những gì Phaolô đã viết ra trong các thư tín Tân Ước ông đã một mình học tập với Chúa Jêsus ở trong xứ Arabia. Có người cho rằng thời kỳ nầy là phần "sự nghiệp thần học" của Phaolô. Chuck Colson là một trong những nhà tư tưởng Cơ đốc lỗi lạc nhất trong thời đại của chúng ta. Ông đã đến với Đấng Christ ở trong tù sau khi phạm tội trong vụ Watergate. Ông nói với nụ cười ngày nay ông lo làm công tác thần học trong một "hệ phái bị đóng kín cửa".
Kế đó, Phaolô nói ông "trở về lại thành Đa-mách". Sau khi hay ông quay trở lại, người Do thái ở tại thành Đa-mách đã dựng lên một mạng lưới theo dõi Phaolô. Họ đã "ngày đêm canh chừng các cánh cổng để giết ông". Tuy nhiên, "các môn đồ đương ban đêm dòng ông xuống bức tường qua một cái giỏ".
Khi "ba năm" nầy đã mãn (có lẽ ba năm kể từ khi ông trở lại đạo), Phaolô "đi lên thành Jerusalem, đặng làm quen với Phaolô" (câu 18). Ông đã ở lại với Phierơ chỉ có "mười lăm ngày". Đây quả là một thời gian đáng phải có. Khi tôi đi dự các Hội đồng Mục sư, có những vị Mục sư bạn thân ở lại trong nhà tôi hoặc đến thăm gia đình họ chúng tôi ngủ lại một thời gian ngắn. Chúng tôi thức tới nửa đêm để bàn bạc công việc của Chúa và mọi điều Đức Chúa Trời đang dạy dỗ chúng ta trong Kinh Thánh. Tôi hình dung Phaolô và Phierơ đang làm công việc đó. Phaolô nói với Phierơ mọi sự về ánh sáng chói lói kia từ trời giáng xuống và ba năm trong xứ Arabi. Phierơ nói cho Phaolô biết đồng đi với Chúa Jêsus có ý nghĩa như thế nào và giải đáp nhiều thắc mắc. Rõ ràng chẳng có sự bất đồng nào giữa họ về bản chất của Tin lành.
Trong suốt thời gian nầy, ông "không thấy một sứ đồ nào khác, trừ ra Gia-cơ là anh em của Chúa". Thực vậy, Công Vụ các Sứ Đồ 9.26 chép: "Sau-lơ tới thành Giê-ru-sa-lem rồi, muốn hiệp với các môn đồ; nhưng hết thảy đều nghi sợ người, không tin là môn đồ". Do quá khứ của ông, thật dễ hiểu khi họ e sợ Phaolô đang ngầm có một mưu tính nào đó. Tuy nhiên, khi Banaba đứng ra bảo lãnh cho ông. Câu 27 chép: "Ba-na-ba bèn đem người đi, đưa đến các sứ đồ và thuật lại cho biết thể nào dọc đường Chúa đã hiện ra và phán cùng người, lại thể nào người đã giảng dạy cách bạo dạn về danh Đức Chúa Jêsus tại thành Đa-mách". Vì vậy ông đã ở lại đó hơn 2 tuần lễ cùng “vào ra” với Phierơ và Giacơ. Ở Texas chúng ta nói họ có có mối tương giao cả vào và ra!
Phaolô nói thêm, trong dấu ngoặc đơn: "Thật, trước mặt Đức Chúa Trời, tôi quyết rằng điều tôi viết cho anh em đây chẳng phải là điều dối". Ông đã nhận lãnh tin lành trực tiếp từ nơi Chúa. Sau ba năm ông giảng đạo, cầu nguyện và học hỏi, ông chỉ mất 2 tuần lễ với Phierơ. Giacơ là "anh em của Chúa" không phải là một trong 12 sứ đồ, nhưng được xem là sứ đồ chỉ theo ý nghĩa chung chung mà thôi. Điều nầy cho thấy lời xưng nhận của các tín đồ Do thái giáo cho rằng ông nhận lãnh tin lành cách phụ thuộc là giả dối.
Công Vụ các Sứ Đồ 9.29 cho chúng ta biết rằng vì Phaolô "nhơn danh Chúa mà nói cách dạn dĩ. Người cũng nói và cãi với những người Hê-lê-nít; nhưng bọn nầy tìm thế để hại mạng người". Vì vậy ông đã rời khỏi thành Jerusalem rồi "đi qua các miền thuộc xứ Sy-ri và xứ Si-li-si" (câu 21). Thành phố quê nhà của Phaolô là Tạt-sơ nằm ở trong "Si-li-si". Ông đã rao giảng ở đó cho tới khi Banaba thúc giục ông đến tại xứ An-ti-ốt.
Trong chương 2, câu 1 chúng ta học biết rằng lúc ấy là "mười bốn năm" sau khi Phaolô trở lại thành Jerusalem. Cho nên, không có một điểm nào hợp lý khi cho rằng ông đã học hỏi và vặn cong, bóp mép tin lành nguyên đã được rao giảng bởi 12 sứ đồ nguyên thủy. Thực vậy, tin lành của Phaolô không xung khắc với sự dạy của họ, mà trái lại còn ca tụng sự dạy ấy nữa.
III. Ba lẽ thật của Tin lành có tính cách biến đổi.
Phaolô nói tin lành mà ông rao giảng đã đến trực tiếp từ nơi Chúa Jêsus. Như là bằng chứng, ông đã xác minh quyền phép biến đổi của tin lành ấy trong chính đời sống của ông. Sâu xa hơn nữa, ông chứng minh rằng ông có rất ít thời gian với các sứ đồ nguyên thủy, nhưng trong khoảng thời gian ít ỏi với sứ đồ Phierơ, ông đã thấy được sự dạy của họ không thách thức ông, mà còn khẳng định những gì ông đã rao giảng rồi nữa. Giờ đây, tôi muốn giải đáp cho thắc mắc đang nung nấu trong tâm trí của quí vị. "Vậy thì sao? Điều nầy có ý nghĩa gì đối với tôi".
A. Tin lành vẫn còn mang lấy quyền phép của Đức Chúa Trời.
Chúng ta không có quyền làm biến dạng Tin lành. Chúng ta không thể thêm hay bớt gì vào đó. Chúng ta không thể nói: "Đây là thời kỳ thiên hi niên, mọi sự giờ đây đang khác hẳn". Trong kỹ nguyên xuống dốc của Tin lành như hôm nay, người ta muốn điều chỉnh lẽ thật của Đức Chúa Trời sao cho phù hợp với bối cảnh của họ. Giu-đe 3 chép: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, vì tôi đã ân cần viết cho anh em về sự cứu rỗi chung của chúng ta, tôi tưởng phải làm điều đó, để khuyên anh em vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi". Đức tin, sự cứu rỗi chung của chúng ta đã từng được truyền ra. Chúng ta cần phải tranh chiến vì tin lành, chớ không nên làm biến dạng nó!
Mike Andrus, người bạn Mục sư của tôi đến từ St. Louis đã viết thư cho vị giáo sư ở Thần Học Viện Eden, để hỏi ông lý do tại sao ông và hệ phái của ông cứ tự nhiên trong chỗ đồng tính luyến ái. Mike nhận được lời đáp như sau: "Tôi thấy Kinh Thánh là thánh khiết, đáng tin cậy, và uy quyền tuyệt đối; và đúng như tôi thấy, tôi không thể xem Kinh Thánh là sai lầm được. (Mike thêm: Giờ đây tôi phải nói cho ông biết, tôi không thấy điều đó là hợp lý, nhưng ông ta cố gắng giải thích sự thể ấy như sau đây). Lời của Chúa là động hơn là tĩnh. Nói ngắn gọn, lời ấy đã thay đổi (ông ta gạch dưới hàng chữ nầy); và tôi kết luận, phải tiếp tục thay đổi để giữ lấy người theo đạo. Chúng tôi lường trước Đức Thánh Linh sẽ giúp cho chúng tôi giải thích cách trung tín Lời của Đức Chúa Trời vì cớ địa vị và thời thế của chúng ta (ông ta gạch dưới một lần nữa). Nếu có điều chi không đổi về Đức Chúa Trời và về Lời của Ngài, ấy là Đức Chúa Trời không hề thôi yêu thương (Ngụ ý: quí vị không được yêu thương khi quí vị nói tới tình trạng đồng tính đang sống động, người nói ra việc ấy không thể là Mục sư được). Sau cùng, vị giáo sư kia nói thêm: "Trường hợp tôi bất tuân đối với một số việc trong Kinh Thánh là chính mình Chúa Jêsus, tôi cũng xem Ngài là hiện thân của ý định Đức Chúa Trời giàu ơn yêu thương cả thế gian. Đối với tôi, điều nầy có uy quyền tuyệt đối, và Kinh Thánh nói cho tôi biết như thế”.
Khi chúng ta không giữ vững được uy quyền của Kinh Thánh, chúng ta có thể ném bỏ Tin lành ra khung cửa sổ. Đúng là sai và sai là đúng, thì tin lành sẽ trở thành điều mà chúng ta muốn nó phải trở thành.
B. Về cơ bản, Tin lành vẫn còn biển đổi tội nhân.
Sự biến đổi của Phaolô bởi tin lành rất thực về mặt cơ bản. Thật ra, sự biến đổi ấy cơ bản đến nỗi câu 23 nói các tín đồ Do thái giáo đã nghe nói tới sự biến đổi đó, họ nói như sau: "Người đã bắt bớ chúng ta ngày trước, nay đang truyền đạo mà lúc bấy giờ người cố sức phá". Số người nầy đã chịu khổ dưới những đợt tấn công tàn bạo của Phaolô. Họ đã nhìn thấy nhiều anh chị em trong Đấng Christ đã bị tù đày và thậm chí bị giết dưới tay Phaolô nữa. Tuy nhiên, họ đã nhìn nhận rằng tin lành có quyền phép đủ để làm biến đổi Phaolô.
Có nhiều người trong hội chúng nầy, về cơ bản họ đã được tin lành biến đổi. Nếu tôi yêu cầu quí vị phải làm chứng điều quí vị đã từng sống như thế nào và những gì Đức Chúa Trời đã làm trên đời sống của quí vị, chắc phải tốn nhiều giờ đồng hồ cho từng người để chia sẻ phần làm chứng của họ!
Đối với những người bạn chưa được biến đổi của tôi ở đây hôm nay, tôi giảng cùng một tin lành mà về cơ bản đã làm biến đổi Phaolô, tôi và tất cả những người nầy, về mặt cơ bản họ đang làm cho quí vị phải thay đổi. Đức Chúa Trời muốn biến quí vị trở thành một con người mới. II Côrinhtô 5.17 chép: "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới". Quí vị có thể được biến đổi ra mới ngay hôm nay!
C. Tin lành vẫn còn đem sự vinh hiển về cho Đức Chúa Trời.
Trong câu 24, Phaolô nói rằng những tín đồ trong xứ Giu-đê "vì cớ tôi ngợi khen Đức Chúa Trời". Có phải ngợi khen Đức Chúa Trời vì mọi điều họ nhìn thấy trong đời sống của quí vị hay họ đang nói: "Nếu người ấy là điều mà tin lành đang nói tới, làm ơn tránh khỏi tôi đi". Quí vị là sự sáng của thế gian, quí vị đang chiếu sáng như thế nào?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét