Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

Gen 9.1-17: "Khởi sự của xác thịt"



"Khởi sự của xác thịt"

(Sáng thế ký 9.1-17)
Trong phim hoạt hình Peanuts, Lucy và Linus đang nhìn ra khung cửa sổ, quan sát trời đang đổ mưa. Chúng đối đáp với nhau như sau: Lucy: “Nè! Trời đang đổ mưa kìa, nhìn xem đi. Sẽ ra sao nếu trận mưa nầy gây lụt lội khắp thế gian?” Linus: “Không đâu. Trong Sáng thế ký 9, Đức Chúa Trời hứa với Nôê rằng nước lụt sẽ không xảy có nữa đâu. Dấu của lời hứa ấy là chiếc cầu vồng kìa”. Lucy, quay lại cánh cửa sổ với một nụ cười rộng mở: “Bạn có cùng ý với tớ đấy”. Linus: “Thần học thật luôn có một phương thức tạo ra ý đó” [Charles Swindoll, Eternal Security. The Assurance of Our Salvation (Grand Rapids. Zondervan, 1995)].
Chúng ta bật cười với phim hoạt hoạ ấy, nhưng Linus đang nhắm vào một việc quan trọng. Thần học thật không những cất bỏ gánh nặng ra khỏi tâm trí chúng ta; mà nó còn dạy chúng ta Đức Chúa Trời là như thế nào và Ngài mong mỏi gì nơi chúng ta. Thần học không khô khan, mù mờ, và tẻ nhạt đâu! Thần học cũng không phải dành cho hạng học giả Kinh thánh, là những kẻ ngồi trong loại thư viện tháp ngà. Thần học là phương tiện làm thay đổi lối sống của chúng ta. Khi chúng ta nhìn vào Sáng thế ký 9.1-17, chúng ta sẽ học hỏi cho biết thần học mạnh mẽ dẫn dắt chúng ta như thế nào qua cuộc sống nầy.
[Trong 7 câu đầu tiên, chúng ta học biết rằng thần học mạnh mẽ giúp chúng ta …]
1. Thưởng thức giá trị của cuộc sống (9.1-7). Môise bắt đầu với câu nói nầy: “Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê cùng các con trai người, mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất” (9.1) [Đây là lần thứ ba Đức Chúa Trời chúc phước cho con người (Sáng thế ký 1.28; 5.2) và truyền cho họ phải kết quả (1.28; 8.17)]. Câu nầy là một sự nhắc lại lần chúc phước đầu tiên của Đức Chúa Trời và sứ mệnh truyền cho Ađam (1.28) [Thế gian thường nhắc tới người nào được may mắn, như đang có một cuộc sống “được phước”. Nhưng ai là người thực sự được phước trong đời nầy? Kinh thánh nói cho chúng ta biết trong Thi thiên 144.15: “Phước cho dân nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình!” Rôma 4.7-8: “Phước thay cho kẻ, lỗi mình được tha thứ, Tội mình được che đậy! Phước thay cho người mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho!”]. Giống như Ađam, Nôê cùng các con trai của ông đều được phước và được truyền cho phải sanh sản và làm cho đầy dẫy đất. Từ ngữ “phước” là từ chìa khoá trong sách Sáng thế ký [Từ ngữ Hy bá lai barak (“phước”) có ý nói “ban phúc” Chữ nầy xảy ra khoảng 80 lần trong sách Sáng thế ký]. Đây là sự nhắc nhớ Đức Chúa Trời của Kinh thánh luôn luôn là một Đức Chúa Trời chuyên ban phước cho dân sự của Ngài (đối chiếu Giacơ 1.17). Đây là một từ mà chúng ta cần phải nghe thấy luôn. Thật là dễ sống bất an và không thoả lòng. Chúng ta luôn luôn muốn có thêm nhiều. Chúng ta không bao giờ thấy thoả lòng. Tuy nhiên, ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là tỏ ra thái độ biết ơn đối với từng ơn phước của Ngài. Một thần học mạnh mẽ thưởng thức nhiều ơn phước của Đức Chúa Trời.
Nhiều ơn phước được thấy có trong trong 9.2-4: “Các loài vật ở trên đất, các loài chim trời, và các vật hành động trên đất, cùng các cá biển, đều sẽ kinh khủng ngươi và bị phú vào tay ngươi. Phàm vật chi hành động và có sự sống thì dùng làm đồ ăn cho các ngươi. Ta cho mọi vật đó như ta đã cho thứ cỏ xanh. Song các ngươi không nên ăn thịt còn hồn sống, nghĩa là có máu”. Tại sao Đức Chúa Trời đặt nổi sợ hãi và kinh khủng con người trong tất cả các tạo vật? Vì hai lý do: (1) Vì sự bảo hộ các loài thú nào sẽ không sống hoà thuận với con người, và (2) vì sự bảo hộ con người không còn sống hoà thuận với các loài thú. Môise viết rằng Đức Chúa Trời đã phú các loài thú vào trong tay của Nôê [Chữ “tay” ám chỉ đến quyền lực] (Giêrêmi 27.5). Điều nầy có ý nói con người đã được trao cho quyền lực cao hơn các loài thú. Khi ấy Đức Giêhôva báo cho Nôê cùng các con trai của ông biết rằng thịt sẽ là phần bình thường trong thực đơn của con người [Như với Ađam, Đức Chúa Trời cũng ban quyền hành cho Nôê trên các loài thú và cho phép ăn thức ăn chỉ với một điều cấm kỵ mà thôi (đối chiếu Sáng thế ký 1.26, 28-29; 2.16-17). Đức Chúa Trời đã cho phép Nôê ăn thịt các loài thú (9.3). Cho đến bây giờ, rõ ràng con người chỉ ăn có thực vật mà thôi (đối chiếu 1.29; 2.16). Deffinbaugh viết: “Người ta có thể bối rối khi có thể ăn thịt sau nước lụt, chớ không phải trước đó (hay dường như vậy). Có thể là các tình trạng ở trên đất thay đổi đến nỗi chất đạm giờ đây rất cần thiết cho sự sống. Hơn nữa, con người phải đạt tới chỗ nhìn biết rằng, vì cớ tội lỗi của mình, con người chỉ có thể sống bởi cái chết của loài khác. Con người sống bởi cái chết của các loài thú” Bob Deffinbaugh, Genesis. From Paradise to Patriarchs. Lesson 9. Noaic Covenant; a New Beginning. Genesis 8.20-9.17 ( http://www.bible.org/http://www.bible.org/, 1997), 3]. Sự cấm đoán duy nhứt, ấy là họ không được ăn thịt với huyết trong đó [Huyết là dấu hiệu thương xót dành cho Israel trong lễ Vượt qua đầu tiên (Xuất Êdíptô ký 12.13). Huyết đóng ấn giao ước của Đức Chúa Trời với dân Israel (Xuất Êdíptô ký 24.8). Huyết làm nên thánh bàn thờ (Xuất Êdíptô ký 29.12). Huyết biệt riêng các thầy tế lễ ra (Xuất Êdíptô ký 29.20). Huyết làm nên sự chuộc tội cho dân sự của Đức Chúa Trời (Xuất Êdíptô ký 30.10). Huyết đóng ấn giao ước mới (Mathiơ 26.28). Huyết xưng công bình chúng ta (Rôma 5.9). Nhờ huyết chúng ta có sự chuộc tội (Êphêsô 1.7). Nhờ huyết chúng ta được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời (Côlôse 1.20). Huyết làm sạch chúng ta (Hêbơrơ 9.14, I Giăng 1.7). Bởi huyết chúng ta bước vào nơi chí thánh của Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 10.19). Bởi huyết chúng ta được nên thánh (Hêbơrơ 13.12). Huyết giúp cho chúng ta thắng hơn Satan (Khải huyền 12.11)]. Con người không nên ăn các loài thú theo cách các loài thú cắn nuốt nhau, trong khi huyết còn lưu thông trong xác thịt. Lý do cho vấn đề nầy là tôn trọng đối với sự sống và Đấng ban cho sự sống. Ở Lê vi ký 17.11, Môise dạy rằng sự sống ở trong huyết và Đức Chúa Trời là Đấng ban cho sự sống [Đối chiếu Lê vi ký 3.17; 7.2-27; 19.26; Phục truyền luật lệ ký 12.1-24; I Samuên 14.32-34]. Bất chấp ân ban sự sống là một sự sĩ nhục đối với Đấng ban sự sống cho [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 145].
Môise tiếp tục phần ghi chép các công việc của Đức Giêhôva trong 9.5: “Quả thật, ta sẽ đòi [Cần phải nhấn mạnh hơn: “Ta sẽ đòi máu sống của người”. “Đòi” (darash) là một thuật ngữ của luật pháp, và Đức Chúa Trời là Quan Án, Ngài đòi sự trả giá cho việc phá vỡ luật pháp của Ngài (đối chiếu Rôma 12.19). Món nợ luôn luôn phải được trả] máu của sự sống ngươi lại, hoặc nơi các loài thú vật, hoặc nơi tay người, hoặc nơi tay của anh em người”. Đức Chúa Trời sẽ đòi bất kỳ con thú nào làm đổ máu của con người phải khai trình (xem Xuất Êdíptô ký 21.28). Vì vậy, sự sống của con người rất có giá trị đến nỗi một sự bồi thường sự sống sẽ phải chính xác từ các loài thú [Bruce K. Waltke, Genesis. A Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 145]. Mệnh đề cuối của 9.5 gây không ít nhầm lẫn. Cách dịch cụ thể là “từ tay của một người, anh em của ngươi”. Mục đích, ấy là Đức Chúa Trời sẽ đòi huyết của kẻ giết người, một khi kẻ bị giết là người thân (“anh em”) của thủ phạm. Cách nói ấy phản ảnh tình trạng của Nôê (sau nước lụt ai nấy đều là chi thể trong gia đình mở rộng của Nôê), nhưng cũng ủng hộ quan điểm nói về tình anh em của con người. Theo câu chuyện trong sách Sáng thế ký toàn bộ dòng giống con người đều phát xuất từ Nôê [See NET Study Bible].
Ở 9.6, Đức Giêhôva đặt luật pháp của Ngài trong một khổ thơ, tuyên bố rằng: “Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại [Kaiser bình luận như sau: “Thường thì khi nói ‘đổ huyết ra’ tương tự như hình ảnh nói tới sự chết. Thường thì ý niệm đổ ra là một hành động về thuộc thể; cách dùng theo nghĩa bóng của nó bị đảo lại thành những ý niệm như đổ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời hoặc đổ tấm lòng hay linh hồn của một người ra. Nhưng khi huyết bị đổ ra theo một hình thức bạo lực, sự đổ ra đó bị kể là làm ô uế đất đai (Dân số ký 35.33; II Các Vua 24.4; Êxêchiên 22.3-4). Chính sự đổ huyết ra như thế nầy đang thiết lập cách sử dụng thường xuyên động từ nầy. Khó mà hiểu theo nghĩa bóng nào khác cho được. Không một hình ảnh nào nói tới cái chết do bạo lực đã được mô tả” Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic Ed] vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình của Ngài”. Khi chúng ta nhìn vào câu nói nầy, thật là quan trọng khi phải chú ý đến hai việc:
Thứ nhứt, rõ ràng là câu nầy đang đưa ra cho chúng ta một mạng lịnh, không những là một đề nghị hay phép tắc. Câu 5 nói rằng Đức Chúa Trời đòi hỏi một sự trừng phạt: “ta sẽ đòi máu của sự sống ngươi lại, hoặc nơi các loài thú vật, hoặc nơi tay người, hoặc nơi tay của anh em người”. Ba lần trong 9.5 (trong bản Kinh thánh Anh ngữ), chính Đức Giêhôva phán: “Ta sẽ đòi” máu đền cho máu. Đây là điều tôi kêu gọi đặt phần nhấn mạnh nơi một mạng lịnh với một mục tiêu! Cũng rất là quan trọng khi để ý thấy Đức Chúa Trời chưa hề hủy bỏ mạng lịnh nầy. Kết quả là, nó vẫn còn có hiệu lực
Thứ hai, lý do được đưa ra cho hành động nầy là lý do để duy trì hiệu lực bao lâu những người nam người nữ được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Ở 1.26, khi Đức Chúa Trời dựng nên con người, Ngài đã dựng nên con người theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Cho tới chừng nào lịch sử con người kết thúc, tất cả những người nam người nữ sẽ được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Trong lãnh vực đời đời, con người sẽ tiếp tục mang lấy ảnh tượng của Đức Chúa Trời.
Hai phần lưu ý quan trọng nầy giúp chúng ta kết luận rằng Đức Chúa Trời đã thiết lập án tử hình. Dĩ nhiên, thắc mắc tự nhiên là: tại sao? Kinh thánh cung ứng bốn lý do quan trọng:
1. Sự sống con người vốn quí báu và thiêng liêng đối với Đức Chúa Trời đến nỗi khi tội giết người bị phạm phải, án chết được thực thi (Lê vi ký 24.17-18). Khi một người giết hại một con người khác, người ấy (nam hay nữ) đang phá hủy một sự khải thị của Đức Chúa Trời [Phân đoạn Kinh thánh nầy toả ra một thứ ánh sáng rất thú vị trên đề tài cần phải bàn bạc về sự phá thai. Đã có 42 triệu vụ phá thai kể từ Roe và Wade. Mẹ Theresa: “Vị trí nguy hiểm nhất trên thế gian là tử cung của người mẹ”. Nếu sự sống của con người nằm trong máu (Sáng thế ký 9.4; Lê vi ký 17.11) thì con người không làm đổ máu vô tội. Nếu một cái thai, bất luận nó nhỏ như thế nào đi nữa, đang có máu sống ở trong nó. Cho nên, hủy diệt một cái thai là làm đổ máu vô tội và vì lẽ đó là một hành động giết người có dự tính trước, đáng bị án phạt sự chết”]. Đức Chúa Trời xem điều nầy là nghiêm trọng.
2. Người nào giết một người khác được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời cũng tỏ ra sự xem khinh Đức Chúa Trời. Giết một người khác là tiếm quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên sự sống và sự chết. Khi một người nam hay một người nữ giết một người khác, người ấy (nam hay nữ) đang khoác lấy vai trò của Đức Chúa Trời.
3. Án tử hình cung ứng sự công bình thích đáng. Kinh thánh dạy có một giá trị thiêng liêng khi hình phạt tội ác. Trước nước lụt, việc thiếu án tử hình đã dẫn tới nhiều mối hận thù truyền kiếp phải đổ máu [Waltke, Genesis, 143].
4. Án tử hình được dự trù đóng vai trò như một sự cản trở [Nhưng rất quan trọng khi công nhận rằng đây không phải là mục đích chính. Nếu đây là trường hợp, tại sao Đức Chúa Trời đòi cái chết của một con thú nào giết chết một con người? (Sáng thế ký 9.5)]. Bất kỳ xã hội nào mất sự xem trọng sự sống không thể tồn tại lâu dài được. Vì lý do nầy, Đức Chúa Trời đã thiết lập án tử hình như một sự cản trở giàu ơn đối với khuynh hướng tội lỗi của con người nhắm vào bạo lực. Có người đưa vấn đề yêu thương và tha thứ Cơ đốc lên. Không nghi ngờ chi nữa, những cách thể hiện nầy rất là quan trọng, nhưng chúng không nhất thiết phủ nhận các hậu quả của mọi hành vi của một người [John H. Walton, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 357].
Mặc dầu Kinh thánh dạy án chết dành cho kẻ giết người có dự tính trước [Đức Chúa Trời lập điều khoản cho những ai tình cờ làm chết người khác trong các thành ẩn náu (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký l9.1…)], thật là quan trọng khi nhớ rằng trách nhiệm nầy là đặc quyền của nhà cầm quyền con người [Nhà cầm quyền con người và các quan tổng đốc đã có từ trước — như trong thành phố, mà Cain đã thiết lập (Sáng thế ký 4.17), hay trong trường hợp của hạng người mạnh sức (6.4) — đã tồn tại nơi uy quyền của con người. Tuy nhiên, uy quyền của Đức Chúa Trời đã được trao cho nhà cầm quyền con người hầu giám sát những ai sống dưới công lý của nó]; vì chính quyền là “chức việc” của Đức Chúa Trời (Rôma 13.1-4) [Chúa Jêsus dường như đã chấp nhận nguyên tắc án tử hình khi Ngài nhắc cho Philát nhớ rằng quyền bính đã được Đức Chúa Trời trao cho (Giăng 19.11). Điều nầy được ủng hộ trong Tân Ước ở Rôma 13.4 và Công vụ các sứ đồ 25.11]. Dĩ nhiên, án chết phải được áp dụng với sự miễn cưỡng ở chỗ “nghi ngờ hợp lý” đang tồn tại, chúng ta sai sót trên phương diện thương xót và từ chối án chết. Trong một hệ thống tố tụng bất toàn không phải tất cả những kẻ bị kiện sẽ được đối đãi công bằng vì địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, chũng tộc, hay chính trị và những quan hệ luật pháp sẽ đặt một người “trên luật pháp”. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cảnh cáo rằng trò lừa đảo ấy không thoát được sự để ý của Đức Chúa Trời đâu, nó cũng không làm thay đổi luật pháp của Ngài. Nó chỉ đem đến bản cáo trạng thiêng liêng khác trên xã hội nào thách thức phần thực thi đòi hỏi về sự công bằng của Đức Chúa Trời. Quốc gia đó sẽ bị xét đoán vì một thái độ phóng túng đối với sứ mệnh của Đức Chúa Trời [Kaiser, Hard Sayings of the Bible, Electronic ed].
Chúa kết thúc phân đoạn nầy ở 9.7 với một đối chiếu mạnh mẽ bằng cách lặp lại những gì Ngài đã phán ở 9.1: “Vậy, các ngươi hãy sanh sản, thêm nhiều, và làm cho đầy dẫy trên mặt đất”. Ngược lại với cái phông những lời cảnh cáo về việc cất đi sự sống, giờ đây Đức Chúa Trời nhắc cho dân sự Ngài phải tạo ra sự sống.
[Thần học thật giúp chúng ta tán thưởng giá trị của sự sống. Nó cũng giúp chúng ta biết…]
2. Tán dương giao ước của Đức Chúa Trời (9.8-17). Ở 9.8-17, Đức Chúa Trời bảo Nôê cùng các con trai ông rằng Ngài sẽ bảo tồn sự sống bằng cách không cho nước lụt trên cả đất một lần nữa (xem 9.11, 15). Môise viết: “Đức Chúa Trời cũng phán cùng Nô-ê và các con trai người rằng: Còn phần ta đây, ta lập giao ước cùng các ngươi, cùng dòng dõi các ngươi, và cùng mọi vật sống ở với ngươi, nào loài chim, nào súc vật, nào loài thú ở trên đất, tức là các loài ở trong tàu ra, cho đến các loài vật ở trên đất. Vậy, ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa. Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đây là dấu [Mỗi giao ước trong Kinh thánh đều có một dấu cặp theo. Nôê: cầu vồng (Sáng thế ký 9.12-17); Ápraham: phép cắt bì (Sáng thế ký 17.7-14); Môise: ngày sa-bát (Xuất Êdíptô ký 19.5-6; 24.7-8; 31.12-17); David: Ra đời bởi nữ đồng trinh (Thi thiên 89.3-4, 28-29; 132.11-12; Êsai 7.14; 9.6-7; Giêrêmi 33.19-22, 25-26); và Tân Ước: Huyết (Giêrêmi 31.31-37)] chỉ về sự giao ước mà ta lập cùng các ngươi, cùng hết thảy vật sống ở với các ngươi, trải qua các đời mãi mãi. Ta đặt mống của ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của ta với đất. Phàm lúc nào ta góp các đám mây trên mặt đất và phàm mống mọc trên từng mây, thì ta sẽ nhớ lại sự giao ước của ta đã lập cùng các ngươi, và cùng các loài xác thịt có sự sống, thì nước chẳng bao giờ lại trở nên lụt mà hủy diệt các loài xác thịt nữa. Vậy, cái mống sẽ ở trên mây, ta nhìn xem nó đặng nhớ lại sự giao ước đời đời của Đức Chúa Trời cùng các loài xác thịt có sự sống ở trên đất. Đức Chúa Trời lại phán cùng Nô-ê rằng: Đó là dấu chỉ sự giao ước mà ta đã lập giữa ta và các xác thịt ở trên mặt đất”.
Phân đoạn nầy tỏ ra ba khía cạnh quan trọng trong giao ước của Đức Chúa Trời. “Giao ước” nầy vô điều kiện (9.9), bao quát (9.9-10, 17), và đời đời (9.12, 16) [Sailhamer viết: “…tác giả có chủ ý vạch ra những điểm tương tự giữa giao ước của Đức Chúa Trời với Nôê và giao ước tại Sinai. Tại sao? Câu trả lời thích ứng với mục đích của tác giả, ấy là ông muốn chỉ ra giao ước của Đức Chúa Trời tại Sinai không phải là một hành động mới mẻ của Đức Chúa Trời. Thay vì thế, giao ước là một sự quay trở lại với các lời hứa nguyên thủy của Đức Chúa Trời. Một lần nữa tại Sinai, như Ngài đã làm trong quá khứ, Đức Chúa Trời đang hành động phục hồi lại mối tương giao của Ngài với con người và đưa con người trở lại với chính mình Ngài. Giao ước với Nôê đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tác giả về sự phục hồi ơn phước của Đức Chúa Trời. Giao ước ấy nằm giữa ơn phước nguyên thủy của Đức Chúa Trời dành cho toàn thể nhân loại (1.28) và lời hứa của Đức Chúa Trời chúc phước cho ‘các dân trên đất’ qua Ápraham (12.1-3)”. John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed]. Có vài manh mối chỉ ra điều nầy:
1. Sự lặp đi lặp lại “Ta” “chính Ta” và “của Ta” tỏ ra bản chất vô điều kiện của giao ước nầy. Chính mình Đức Chúa Trời sẽ bảo đảm giao ước nầy sẽ được thể hiện ra. Giao ước ấy không nương vào việc làm hay sự trung tín của con người. Đây là cách thức Đức Chúa Trời hành động. Con người không thể làm gì được để kiếm được sự ưu ái của Ngài.
2. Sự lặp đi lặp lại cụm từ “mọi vật sống” (9.10a, 10b; 12b) cùng những từ tương đương của nó, “các loài xác thịt” (9.11b; 15b; 17b), và “các loài xác thịt có sự sống” (9.15a; 16b) — tổng cộng có 8 lần, khẳng định sự thương xót của Đức Chúa Trời, ký thác, bảo tồn, chăm sóc mọi loài sống ở trên đất [Waltke, Genesis, 146]. Khi Đức Chúa Trời tán thưởng cả hai: sự sống của con người và thú vật, chúng ta cũng phải như vậy.
3. Rõ ràng Đức Chúa Trời phán rằng đây là một “giao ước đời đời” (9.16), “trải qua các đời mãi mãi” (9.12). Khi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời đời đời, Ngài ngự ở ngoài không gian và thời gian, Ngài có thể giữ giao ước của Ngài bao lâu Ngài chọn. Kinh thánh dạy rằng Đức Chúa Trời chu toàn các giao ước và những lời hứa của Ngài. Nếu Ngài thất bại không chu toàn được một giao ước hay một lời hứa, Ngài sẽ thôi không còn là Đức Chúa Trời nữa. Hơn nữa, nếu Ngài thất bại, hay đôi khi thất bại trong tương lai, làm sao chúng ta biết với cấp độ tin cậy nào để Tin lành đáng được tin cậy? Người nào đề nghị Kinh thánh có những sai lầm thường nhìn vào quan điểm nầy. Tuy nhiên, Lời của Đức Chúa Trời luôn là chính xác.
Một giao ước theo Kinh thánh thường gồm có ba việc: hai bên, các điều khoản, và những lời hứa. Giả sử bạn là một thợ sơn và tôi muốn sơn phết ngôi nhà tôi. Chúng ta sẽ cùng nhau lập ước. Bạn và tôi sẽ là hai bên liên quan và các điều khoản sẽ gồm những khu vực nào cần được sơn phết, màu gì, và khi nào công việc hoàn tất. Lời hứa tôi lập với bạn sẽ nằm trong số tiền tôi sẽ chi trả cho bạn khi công việc hoàn thành. Lời hứa của bạn đối với tôi sẽ là: công việc được hoàn thành như đã nhất trí lúc ban đầu. Bảng kết ước mà chúng ta lập liên quan đến các yếu tố nầy: hai bên, điều khoản, và các lời hứa, sẽ là giao ước mà chúng ta cùng nhau xác lập.
Khi Đức Chúa Trời lập một giao ước với chúng ta, thường thì giao ước ấy phải gồm ba yếu tố nầy. Điểm khác biệt, ấy là Đức Chúa Trời một mình quyết định các khoản trong giao ước, và Đức Chúa Trời luôn luôn thực hiện cứu cánh của Ngài.
Nếu Đức Chúa Trời bằng lòng lập một giao ước với chúng ta, và Ngài bằng lòng tự mình trói buộc với giao ước ấy bất luận là thế nào, như vậy phải nói thế nào về mối quan hệ mà Đức Chúa Trời muốn có với chúng ta? Phải nói rằng chúng ta luôn kỳ vọng về tương lai, vì chúng ta thờ lạy một Đức Chúa Trời không những ao ước tình bạn của chúng ta, mà Ngài còn bằng lòng thực hiện các bước cần thiết để buộc mình vào mối quan hệ ấy.
Ở 9.12-17, Đức Chúa Trời cũng gắn tầm quan trọng vào chiếc cầu vồng làm một “dấu” của giao ước của Ngài [Đã có những chiếc cầu vồng trước lời công bố nầy]. Từ ngữ Hy bá lai chỉ cầu vồng (qeset) cũng là từ chỉ cây cung trong chiến tranh. Mục đích dường như cây cung giờ đây đã bị “gạt bỏ”, treo ở một nơi bởi các đám mây, cho thấy rằng “cuộc chiến”, cơn bão, đã qua. Cho nên chiếc cầu vồng nói tới sự hoà bình. [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 2002 [1988]), 40]. Kết quả là, bất cứ khi nào các đám mây xuất hiện trên đất và chiếc cầu vồng hiện ra, Đức Chúa Trời sẽ “ghi nhớ” [Tiếng Hy bá lai zakar = “nhớ lại”. Động từ “nhớ” được sử dụng thường xuyên để mô tả sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với giao ước của Ngài. Ross, Creation & Blessing, 207] giao ước của Ngài với con người [Thật là thú vị khi thấy sự thực chiếc cầu vồng không được thiết lập vì ích của con người mà vì ích cho Đức Chúa Trời. Có lẽ có một vỡ kịch ở đây cho các động từ “thấy” và “nhớ”. Câu chuyện nước lụt đã bắt đầu với Đức Chúa Trời “thấy” (Sáng thế ký 6.5, 12) điều ác không còn kềm chế được nữa trên thế gian. Sự việc kết thúc với Đức Chúa Trời đang “thấy” chiếc cầu vồng. Câu chuyện nước lụt lên tới một điểm xoay chiều khi Đức Chúa Trời “nhớ” tới Nôê (8.1). Nó lên tới đỉnh điểm khi Ngài “nhớ” tới giao ước của Ngài. Walter A. Elwell, ed., Evangelical Commentary on the Bible (Grand Rapids. Baker, 1989), Electronic Ed]. Đức Chúa Trời phán rằng chiếc cầu vồng sẽ làm cho Ngài nhớ lại giao ước vô điều kiện của Ngài với con người [Kinh thánh kết chiếc cầu vồng với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, từng nói đến sự sáng láng của Ngài (Êxêchiên 1.28) và từng mô tả ánh sáng ở quanh ngôi của Ngài (Khải huyền 4.3)]. Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời thành tín!
Tôi hy vọng bạn đã nhìn thấy thần học thật giúp chúng ta biết tán thưởng giá trị của sự sống và tán dương giao ước của Đức Chúa Trời. Tôi cầu nguyện cho bạn hôm nay, nguyện bạn sống với thái độ biết ơn Đức Chúa Trời vì ân ban sự sống của Ngài để bạn vui hưởng mối tương giao với Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng luôn gìn giữ giao ước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét