Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 20.1-18: "Đã ở đó, đã phạm phải!"



"Đã ở đó, đã phạm phải!"

(Sáng thế ký 20.1-18)
Cách đây một thời gian, tôi có đọc về một vị Mục sư giảng một loạt bài hàng năm có đề tựa là “Khởi động lại mùa hè”. Mỗi mùa hè, khi người ta đến nhóm lại, ông giảng lại bài được ưa chuộng nhất từ năm trước. Bạn có thể nói đây là: “Tuyển Tập Hay Nhất của Vị Mục Sư”.
Chương 12: Nơi chốn: Ai cập; Thời điểm: Đầu lối sống Cơ đốc; Vua: Pharaôn; Phản ứng của Ápraham trước sự quở trách: Im lặng; Kết quả: Ápraham rời khỏi xứ Ai cập
Chương 20: Nơi chốn: Ghê-ra; Thời điểm: Sau lối sống Cơ đốc; Vua: Abimêléc; Phản ứng của Ápraham trước sự quở trách: Xin lỗi; Kết quả: Ápraham ở lại trong xứ Ghê-ra
Khi chúng ta bước qua Sáng thế ký 20, có thể bạn cảm thấy chúng ta chúng ta đang ở ngay phần lặp lại mùa hè của chính mình! Nếu bạn đã nghiên cứu với chúng tôi, bạn sắp sửa kinh nghiệm một cảm xúc kỳ lạ về phân đoạn Kinh Thánh nầy. Trước đây, chúng ta đã xem qua câu chuyện rất giống với câu chuyện ở trong Sáng thế ký 12.10-20. Trong phân đoạn đó, Ápraham và Sara đã nghĩ ra một kế sách để lẫn tránh những nan đề với Pharaôn trong xứ Ai cập. Ápraham đã yêu cầu vợ mình nói dối, và nói cho Pharaôn biết rằng bà là em gái của ông. Giờ đây, sau tám chương nữa, tên tuổi và địa danh đã thay đổi, nhưng các kết quả gần như giống hệt nhau. Điều nầy đã khiến cho người ta nói: thực sự đây là chính câu chuyện đã được ghi lại những hai lần. Tuy nhiên, rõ ràng là có hai câu chuyện khác nhau [Biểu đồ sau đây do Robert Deffinbaugh viết, Genesis. From Paradise to Patriarchs. Lesson 21. Never Say Never! Genesis 20.1-18 ( http://www.bible.org/http://www.bible.org/, 1997), 2].
Lý do chúng ta đi sâu vào câu chuyện thứ hai nầy là vì nó nói ra một vấn đề có liên quan tới hết thảy mọi người chúng ta: ấy là tội lỗi tái phát. Ở đây, chúng ta thấy Ápraham phạm phải chính lầm lỗi ấy một lần nữa.
Những việc nầy không làm cho chúng ta phải kinh ngạc. Nó tương xứng với kinh nghiệm riêng của chúng ta. Há những việc nầy không chút thương xót cứ bám sát mãi trong chính đời sống của bạn sao? Có những tội lỗi bạn đã phạm với Chúa rồi nói: “Chẳng bao giờ phạm nữa đâu” không? Chỉ để thấy bạn quay trở lại với Chúa xưng ra chính tội lỗi ấy nhiều lần. Có thể phải xưng ra với nhiều thứ như: (rượu chè, ma túy, đồ ăn). Có thể phải xưng ra với những mối quan hệ giữa hai cá nhân với nhau (ngồi lê đôi mách, giận dữ, nói xấu). Có thể là về mặt thuộc thể (một thói tật bạn chưa bỏ được). Có thể là về mặt lý trí (tư dục, giận dữ, cay đắng, bục tức). Có thể phải xưng ra với tiền bạc (nợ nần, tham muốn vật chất, ngần ngừ không muốn dâng hiến cho Chúa). Có thể phải xưng ra với việc quản lý thì giờ (thì giờ bị phung phí, chễnh mãng thì giờ dành cho Đức Chúa Trời). Dù bất cứ tội lỗi nào, tôi đề nghị bạn không phải tìm đâu xa mới thấy một hay hai thứ mà bạn phải vật vã với nó cách thường xuyên. Hôm nay, trong Sáng thế ký 20, chúng ta sẽ xem coi làm cách nào để đạt tới chỗ đắc thắng trong những lần rắc rối tái đi tái lại trong cuộc sống [Rev Bruce Goettsche, “Embarrassing Reruns” (Genesis 20). May 30, 1999. http.//www.unionchurch.com/archive/053099.html]
Môise bắt đầu câu chuyện ở 20.1: “Áp-ra-ham từ đó [Mamrê] đi đến miền Nam (đối chiếu 12.9-10), kiều ngụ tại Ghê-ra, ở về giữa khoảng Ca-đe và Su-rơ”. Khi chúng ta bắt đầu, chúng ta phải đưa ra thắc mắc cho rõ ràng: Tại sao Ápraham lại rời khỏi Mamrê (đối chiếu 18.1)? Trong khi chẳng có một lý do nào được đưa ra cho việc Ápraham phải ra đi, dường như Đức Chúa Trời đang đổ ra lưu huỳnh thiêu đốt Sôđôm và Gômôrơ đã có một tác dụng nào đó cho khả năng của Ápraham phải chăm lo cho bầygia súc rất lớn của ông (đối chiếu 21.22-34) [Hai lý do khả thi khác về sự Ápraham dời đi gồm: (1) Ông muốn cất bỏ mọi ký ức đau đớn về sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên thành Sôđôm và Gômôrơ và về cái chết chóc đáng sợ của gia đình Lót. (2) Cuộc sống ông đã ở trong sự nguy hiểm từ các làng mạc còn tồn tại ở Xoa]. Mặc dù Ápraham dời đi là hợp lý, chẳng có một sự tỏ ra nào cho thấy Đức Chúa Trời đã lèo lái quyết định nầy. Hiển nhiên, một lần nữa, ông xoè tay nắm lấy mọi vấn đề rồi dời đi trước khi có lịnh của Đức Chúa Trời. Tôi không biết chi về bạn, nhưng khi tôi đưa ra quyết định ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời, tôi phải gánh chịu đau khổ về quyết định đó. Châm ngôn 16.25 chép: “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; Nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo sự chết”. Trong chuyến đi nầy, Ápraham đến “kiều ngụ tại Ghê-ra”. Ghê-ra [Thú vị thay, Ghê-ra có nghĩa là: “nơi tạm dừng chân”. Có lẽ địa danh nầy được đặt tên như thế là vì đây là chỗ nghỉ chân thích ứng dọc theo con đường hành hương. Nhưng đối với Ápraham, đây trở thành nơi tạm dừng chân trong cách ăn ở của ông với Đức Chúa Trời. Elmer Towns, History Makers of the Old Testament (Wheaton, IL. Victor, 1989), 128] là thủ phủ chính của người Philitin [Sailhamer viết: “Ápraham rời ‘cây dẻ bộp ở Mamrê’ (18.1, 33) rồi đi vào ‘sa mạc Negev’ (hannegeb nghĩa là: ‘hướng Nam’) để đến kiều ngụ tại Ghê-ra. Sự thực cho thấy rằng tác giả đã nhắc cho chúng ta nhớ trong chương 21 (các câu 23b, 34a) rằng Ápraham vẫn ở tại Ghê-ra cho thấy rằng các biến cố trong hai chương nầy đã được dự trù để cho người ta hiểu đã diễn ra trong ‘đất của người Philitin’ (câu 34).” John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed]. Đây là vùng lãnh thổ của thù nghịch, của kẻ thù. Điều nầy có thể đem sánh với việc một người Mỹ đi vào đất của người Iraq vậy. Bối cảnh được đề ra cho sự rối rắm.
Ở 20.2: “Áp-ra-ham nói về Sa-ra, vợ mình [Cụm từ chính “vợ người” và “vợ tôi” nhấn mạnh mối quan hệ quan trọng của Ápraham và Sara khi họ liều lĩnh với kế sách của họ (Sáng thế ký 20.2, 3, 7, 11, 12, 14, 18). Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 284] rằng: Nó là em gái tôi. A-bi-mê-léc [“Abimêléc” là một tước hiệu hơn là một cái tên (đối chiếu Sáng thế ký 26.1; Các Quan Xét 8.31; I Samuên 21.10; Thi thiên 34). Nó có nghĩa là: “cha vương giả” hay “vua là cha tôi”. Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 70], vua Ghê-ra sai người bắt Sa-ra”. Tại sao Ápraham lặp lại chính lầm lỗi ấy một lần nữa (đối chiếu 12.11-13)? [Waltke lưu ý: “Những truyện tích nói về các cảnh hiểm nghèo của tổ mẫu trong cung điện của các vua ngoại giáo hình thành cái khung quanh Ápraham trước khi chuyển sang vòng kế đó trong 22.20-25.11. Sau sự kêu gọi Ápraham đi đến Đất Hứa để trở nên một dân lớn, ngay lập tức ông gặp cảnh hiểm nghèo với Sara trong cung đền của Pharaôn. Còn bây giờ, ngay trước khi sự ra đời của dòng dõi được hứa cho, ông lâm cảnh khổ ải với vợ mình trong cung của Abimêléc”. Waltke, Genesis, 284]. Ông chỉ quan tâm đến sự an toàn cho chính cá nhân của mình. Ông sợ vì sự đẹp đẽ của Sara mà ông sẽ bị giết, và qua bạo lực bà sẽ bị bắt làm một người vợ. Thật là đơn giãn, Ápraham đã e sợ con người hơn là ông e sợ Đức Chúa Trời. Trong Mathiơ 10.28, Chúa Jêsus phán: “Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục”. Hết thảy chúng ta đều thấy bản thân mình ở trong những trạng huống mà ở đó chúng ta bị sợ hãi tác động. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời ao ước chúng ta biết luyện tập đức tin ở nơi Ngài. Như ngạn ngữ xưa nói: “Ai kính sợ Đức Chúa Trời nhiều nhất, họ rất ít e sợ con người”.
Tất nhiên, nỗi sợ con người chỉ là một triệu chứng của một vấn đề cốt lõi: ấy là sự vô tín. Ápraham đã từ chối không tin cậy Đức Chúa Trời. Nếu ông tin cậy Đức Chúa Trời, ông phải công nhận rằng Đức Chúa Trời có khả năng bảo hộ cho cả ông và Sara. Ápraham đã có một thành tích với Đức Chúa Trời. Hai mươi lăm năm trước, Đức Chúa Trời đã giải cứu ông ra khỏi tay của Pharaôn (12.17-20). Trong hoàn cảnh nầy, Ápraham không hành động do thiếu hiểu biết, mà là do vô tín. Phản ứng của Ápraham, tất cả đều mất nhuệ khí khi ông vừa được truyền cho biết rằng Sara sẽ sanh một đứa con qua phép lạ (17.16; 18.10) [Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 105]. Bây giờ, ông lại phó sự ra đời của con trẻ bằng cách để cho Sara bị bắt đưa vào cung điện của vị vua ngoại giáo khác (đối chiếu 12.15). Đàng sau bối cảnh lịch sử của con người là chính Satan, hắn đang ra sức qua sự vô tín và sợ hãi của Ápraham để làm cho chương trình của Đức Chúa Trời về một đấng cứu tinh đã được hứa cho phải ra hư — Đức Chúa Jêsus Christ!
Thú vị thay, thông tin mà Ápraham đưa ra hoàn toàn là sự thực. Sara là em một cha khác mẹ với ông. Nhưng đấy chưa phải là toàn bộ sự thực. Dự tính của Ápram rõ ràng là dối gạt (đối chiếu Lê vi ký 19.11). Ông đang tin theo sự lừa dối của mình hầu bảo hộ ông thay vì tin theo Đức Giêhôva (Châm ngôn 3.5-6).
Các nan đề với sự dối gạt:
Thứ nhứt, nói dối dễ phạm phải một lần nữa. Ápraham đã đưa ra chính trò nầy với Pharaôn ở Ai cập rồi hai mươi lăm năm trước (12.13). Người ta sẽ nghĩ rằng sự nhục nhã mà Ápraham đã kinh nghiệm trong xứ Ai cập sẽ cứu thoát ông. Nhưng ông không đối diện với xu hướng dối gạt không cần thiết và sự khinh suất của ông đối với Sara [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 12-23 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 102]. Ápraham đang thoả hiệp bổn tánh và sự ngay thẳng của ông. Điều nầy sẽ làm cho khó tin vào lời nói của ông trong tương lai.
Thứ hai, nói dối tác động và ảnh hưởng những người quanh chúng ta. Thực tại đáng buồn là chúng ta có thể chuyển tánh xấu của chúng ta sang cho con cái của chúng ta. Ápraham đã nói dối về vợ mình trong hai trường hợp để bảo hộ cho chính sinh mạng của mình. Những sự cố nầy đã xảy ra trước khi con trai ông là Y-sác ra đời. Tuy nhiên, về sau trong sách Sáng thế ký, Y-sác, con trai của Ápraham, đã đưa ra chính cái trò nầy với vợ mình là Rêbeca và cháu nội của Abimêléc (26.1-3, 7). Không nghi ngờ chi nữa, ông đã gây thiệt hại cho mối quan hệ của ông với Sara. Cái thông điệp mà Ápraham gửi cho Sara là ông bằng lòng để cho bà bước vào nhà của người đàn ông khác với sự nhận biết đầy đủ mọi dự tính của người đàn ông đó, có phải không? Tội lỗi đem lại những hậu quả tiêu cực. Một số thì ở ngoài mặt, một số thì nội tại; một số thì công khai, một số thì riêng tư. Đức Chúa Trời không để cho con cái Ngài phạm tội mà không có hậu quả.
Thứ ba, nói dối dẫn tới một sự tiếp cận với danh Đức Chúa Trời. Sự nói dối của Ápraham và hành động theo sau là một sự bối rối cho danh của Đức Chúa Trời. Ápraham đã thoả hiệp khả năng làm chứng và chức vụ tại Ghê-ra của ông. Ông đã được định cho phải đem ơn phước đến cho thế gian…nhưng ở đây ông đang đem sự phán xét giáng trên họ. Nếu bạn đang xưng mình là một Cơ đốc nhân, làm ơn đừng làm xấu hổ danh ấy do lấy nói dối làm thói quen. Thành thực không phải là cách xử sự tốt nhứt; thành thực là cách xử sự duy nhứt. Hãy luôn nhớ như vậy. Có thể bạn là quyển Kinh Thánh duy nhứt mà bạn bè và gia đình từng đọc được …và họ trông mong bạn trở thành một con người ngay thẳng, bộc trực. Hãy nhớ những lời dịu dàng nầy. Ngay thẳng phải mất nhiều năm mới kiến tạo được và chỉ cần một giây để hủy diệt.
Ở 20.3, Đức Chúa Trời bắt đầu một cuộc đối thoại với Abimêléc. Môise ghi lại những lời lẽ khủng khiếp đó: “Nhưng trong cơn chiêm bao ban đêm, Đức Chúa Trời hiện đến cùng vua A-bi-mê-léc mà phán rằng: Nầy, ngươi sẽ chết bởi cớ người đàn bà mà ngươi đã bắt đến; vì nàng có chồng rồi”. Giờ đây, một giấc chiêm bao giống như vầy sẽ lôi kéo sự chú ý của bạn! Abimêléc học biết sự thực về Sara từ chính mình Đức Chúa Trời! Nhưng cái điều rất vui là Đức Chúa Trời phán giống như Guido từ Jersey hay Vinny từ Philly. Ngài sẽ dứt điểm Abimêléc! Ngài sẽ “loại bỏ” ông ta. Đức Chúa Trời không nhúng tay vào những trò chơi (xem Hêbơrơ 10.31).
Phản ứng của Đức Chúa Trời là rất bất ngờ và chết chóc nghiêm trọng (tha thứ cho trò chơi) là vì Ngài đặt một giá rất cao trên tính trung thực của hôn nhân (Lê vi ký 20.22; Phục truyền luật lệ ký 22.22). Hêbơrơ 13.4 chép: “Mọi người phải kính trọng sự hôn nhân, chốn quê phòng chớ có ô uế, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình” (cũng xem Châm ngôn 6.27-29). Bạn có duy trì mối hôn nhân của mình theo ý thức cao như vầy không? Bạn bảo hộ cuộc hôn nhân của mình như thế nào?
Ở 20.4a, Môise, đưa ra lời bình trong dấu ngoặc đơn: “Vả, vua A-bi-mê-léc chưa đến gần người đó”. Môise muốn độc giả của mình phải hiểu rằng Abimêléc còn tỏ ra công bình hơn cả Ápraham [Một thời gian ngắn sau lời loan báo sẽ có con vào năm sau, Sara một lần nữa bị đẩy vào cung điện của một người đàn ông khác. Độc giả cần phải suy ra rằng nếu có một kẻ kế nghiệp, người ấy đang ở trong mối nguy hiểm phải được kể nơi Abimêléc chớ không được kể nơi Ápraham. Nhưng Đức Chúa Trời can thiệp một lần nữa và Ngài bảo tồn cho Sara (Sáng thế ký 20.6b) và giao bà lại cho Ápraham]. Sai lầm dường bao! Bộ bạn không thấy ghét khi tội nhân còn công bình hơn hạng thánh đồ sao? Sau một lúc, Abimêléc nói: “‘Lạy Chúa, Chúa há sẽ hủy diệt cả một dân công bình chăng? [Thú vị thay, đây chính là câu hỏi mà Ápraham đã đưa ra với Đức Chúa Trời về dân chúng của thành Sôđôm trong Sáng thế ký 18.23: “Chúa sẽ diệt người công bình luôn với người độc ác sao?”] Người đó há chẳng nói với tôi rằng: ấy là em gái tôi chăng? và chính người nữ há chẳng nói rằng: ấy là anh tôi sao? Tôi làm sự nầy bởi lòng ngay thẳng và tay thanh khiết của tôi” (20.4b-5). Tôi thông cảm cho Abimêléc. Hai tín đồ đã lừa gạt ông ta. Tuy nhiên, ông ta đã phạm tội mặc dầu ông ta làm thế mà không biết. Điều nầy làm cho chúng ta nhìn biết rằng tội lỗi sẽ bị phạm phải khi chẳng có có một sự nhìn biết nào về nó và chẳng có một sự cố tình nào cả. Tội lỗi là một vấn đề khách quan; nó không phải là một thắc mắc về dự tính đâu. Nói như vầy có nghĩa là, chúng ta không thể nói: “Tôi không cố ý làm vậy” hoặc “tôi không nhận chân những gì tôi đã làm” [Eaton, Genesis 12-23, 102]. Đây là lý do tại sao thực thi I Giăng 1.9 là quan trọng: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”. Khi chúng ta xưng tội (sát nghĩa: “nói ra chính sự việc ấy với Đức Chúa Trời”) những tội lỗi mà chúng ta cảm biết, Đức Chúa Trời thanh tẩy chúng ta khỏi mọi sự gian ác (nghĩa là, những tội lỗi mà chúng ta không biết — những tội lỗi bỏ sót).
Có người cho rằng Sara không chịu trách nhiệm về tội lỗi nầy từ khi bà phải phục theo Ápraham. Tuy nhiên, đầu phục có những giới hạn của nó — chúng ta phải luôn luôn vâng theo Đức Chúa Trời hơn là vâng theo loài người (Công vụ Các Sứ đồ 5.29). Trong chuỗi mạng lịnh của Kinh Thánh, ý chỉ đã được tỏ ra của Đức Chúa Trời là tối thượng, và nó thắng hơn mọi cấp độ uy quyền khác nếu chúng đang ở trong sự đối kháng trực tiếp với Lời của Đức Chúa Trời. Vì thế Sara đang phạm tội không tuân theo Đức Chúa Trời [Tôi thích cách Swindoll trình bày: “Sự bước đi của đức tin là sống mà không có những thứ do con người lập ra. Ápraham đã dựng lên một cặp nạng khi ông bịa ra câu chuyện em gái mình và cứ dùng mãi câu chuyện ấy trong tương lai. Sara rút lấy cây nạng dưới nách ông khi bà đồng ý cùng bước đi với câu chuyện. Bà đã nói: “Bây giờ, anh yêu dấu ơi, giúp đỡ anh là một việc, còn nói dối cho anh là một việc khác. Em không phải là một phần trong chương trình lừa dối của anh đâu đấy nhé”. Chúng ta thường là kẻ đồng loả phạm sai lầm vì chúng ta sợ phải đối diện với. Trong một tình huống như thế Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta không những phải dứt bỏ đi cặp nạng của chính mình, mà còn phải ngăn người khác đừng sử dụng cặp nạng của họ nữa” Swindoll, Ápraham, 99]. Khi chúng ta vâng theo người bạn đời hay chủ nhân của mình trong sự vi phạm Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta đang phạm tội bất tuân.
Ở 20.6, dường như Đức Chúa Trời hiểu rõ hoản cảnh khó khăn của Abimêléc, vì vậy Ngài ban cho ông ta một cơ hội để thoát ra khỏi cái tình huống ấy: “Trong cơn chiêm bao, Đức Chúa Trời phán nữa rằng: Ta cũng biết ngươi vì lòng ngay thẳng mà làm điều đó; bởi cớ ấy, ta mới ngăn trở ngươi phạm tội cùng ta, và không cho động đến người đó”. Đức Giêhôva phán, theo sát nghĩa là: “Ta, chính Ta, đã giữ cho ngươi không phạm tội nghịch cùng Ta”. Môise ghi lại điều nầy để nhấn mạnh. Chính mình Đức Giêhôva đã bảo tồn cho Abimêléc. Ngài đã ngăn trở những cơn bốc đồng về tình dục thông thường nầy. Trong trường hợp nầy, Đức Chúa Trời chứng tỏ khả năng tể trị của Ngài bảo hộ cho Sara và Ápraham. Khi lời hứa của Đức Chúa Trời về một con trai chắc chắn sẽ được ứng nghiệm, thì rõ ràng là chính Đức Chúa Trời đã làm cả hai việc: về đạo đức và về mặt thuộc thể [Đúng là cái phông mà Sáng thế ký 20 đặt ra cho Sáng thế ký 21. Chúng ta đã trông đợi Y-sác được cưu mang ở đỉnh cao trong đời sống của Ápraham và Sara, nhưng không được như vậy. Ít nhất chúng ta đã trông mong sự vô tín của Ápraham sẽ được tỏ ra và sau cùng đã có trong Sáng thế ký 20, nhưng sự việc lại không xảy ra. Thực vậy, Ápraham không được công nhận là tội lỗi trong hành động của ông]. Thực vậy, tất cả mục đích của Đức Chúa Trời đầu đã đạt được qua ân điển của Đức Chúa Trời [Derek Kidner, Genesis. Tyndale OT Commentaries (Downers Grove, IL. Intervarsity, 1967), 137].
Ở 20.7, Đức Chúa Trời phán: “Bây giờ, hãy giao đàn bà đó lại cho chồng nó, vì chồng nó là một đấng tiên tri [Đây là tham khảo đầu tiên đến một vị tiên tri trong Cựu Ước. Các vị tiên tri đã nhận được sự khải thị trực tiếp từ Đức Chúa Trời, nói với nhiều người khác thay cho Đức Chúa Trời, và ngợi khen Đức Chúa Trời (II Sử ký 25.1). Ở đây, vai trò của tiên tri gồm có sự cầu thay, như đã có ở chỗ khác trong Kinh Thánh. Vai trò tiên tri của Ápraham trong Sáng thế ký đã được tỏ ra bằng những cách thức sau đây: Ông là phát ngôn viên cho Đức Chúa Trời (12.2-3), ông là người cầu thay cho Đức Chúa Trời (18.16-33), và ông được ơn bởi Đức Chúa Trời mà nhìn biết các biến cố trong tương lai (15.4-5; 17.1-8; 18.17-18). Trong khi chúng ta không thể là tiên tri giống như Ápraham, chúng ta cứ được Đức Chúa Trời yêu thương, được Đức Chúa Trời kêu gọi, và được Đức Chúa Trời ủy thác làm tôi tớ và khâm sai của Ngài], sẽ cầu nguyện cho ngươi, thì ngươi mới được sống [Sailhamer viết: “Tiêu điểm của câu chuyện trong các chương 20 và 21 đặt trên mối quan hệ giữa Ápraham và các nước. Vai trò của Ápraham, ấy là đấng tiên tri cầu thay, như trong lời hứa ‘các dân trên đất sẽ nhờ ngươi mà được phước’ (12.3). Ông đã cầu thay cho người Philitin (20.7), và Đức Chúa Trời đã chữa lành cho họ (20.17).” Sailhamer, Genesis, Electronic ed]. Còn như không giao lại, thì phải biết rằng ngươi và hết thảy ai thuộc về ngươi quả hẳn sẽ chết”. Bạn không thích cách Đức Chúa Trời đưa ra các ý tưởng sao? Ý #1: Giao Sara lại và sống (xem Êxêchiên 33.14-16). Ý #2: Giữ Sara và chết — bạn và mọi người trong gia đình bạn! Đây là thuộc tánh và bản chất của Đức Chúa Trời. Ngài kéo dài ân điển và lòng thương xót ra, nhưng nếu chúng ta từ chối không đáp ứng theo cách thuận phục, Ngài đưa ra ý khác. Điều nầy giống như thể Đức Chúa Trời giàu ơn phán: “Ok, ngươi sẽ được điều ấy theo cách của ngươi”.
Trước khi tiếp tục, hãy chú ý ân điển lạ lùng của Đức Chúa Trời. Ngài đã bảo kẻ dối gạt phải cầu thay cho kẻ bị dối gạt! [Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 179.]. Điều nầy khiến cho Abimêléc phải lúc lắc cái đầu của ông ta. Làm sao mà Ápraham lại trở thành kẻ nói dối rồi đồng thời là một người của Đức Chúa Trời để Abimêléc đến trước mặt người nhận lấy sự chữa lành và ơn cứu rỗi cho được? Trả lời: Đức Chúa Trời sử dụng hạng người tội lỗi để hoàn thành mọi mục đích của Ngài. Điều nầy có thể thấy được với sự thực: đang khi Ápraham chưa sốt sắng để nói về đức tin của mình cho Abimêléc nghe, Đức Chúa Trời đã không chần chừ bắt lấy Ápraham là một người và một tiên tri. Tại sao Đức Chúa Trời không giữ mối quan hệ của Ngài với sự im lặng của Ápraham? Lẽ nào sự làm chứng nghèo nàn của Ápraham không đẩy Abimêléc xa khỏi Đức Chúa Trời? Chắc chắn rồi, Đức Chúa Trời vốn có độ tin cậy như thế trong chính mình Ngài và ân sũng của Ngài đến nỗi Ngài vẫn có thể sử dụng những cái bình nứt giống như Ápraham và bạn, và tôi. Đức Chúa Trời không rút lại ân điển của Ngài vì sự thất bại của chúng ta đâu [Charles R. Swindoll, Abraham. The Friend of God (Fullerton, CA. Insight for Living, 1988), 98].
Thường thì chúng ta nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ yêu thương chúng ta hơn nếu chúng ta làm ra một việc lớn lao nào đó, một sự thành tựu ngoài mặt nào đó. Nhưng Kinh Thánh chú trọng vào việc tạo ra một tấm lòng hơn. Ở đây Đức Chúa Trời đang làm việc với Ápraham để tạo ra một sự nương cậy vào chính mình Ngài [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 290]. Ngài đang làm y như thế với chúng ta ngày nay.
Bây giờ, có thắc mắc là: Liệu Abimêléc có xem trọng lời đe doạ của Đức Chúa Trời không? Bạn đáng phải tin điều đó đấy! Sau khi Đức Chúa Trời xoá sổ Sôđôm và Gômôrơ, Abimêléc vốn biết rõ đừng lộn xộn với Đức Chúa Trời. Môise viết: “Vua A-bi-mê-léc dậy sớm, đòi các tôi tớ mình đến, thuật lại hết mọi lời, thì họ lấy làm kinh ngạc [Tiếng Hy bá lai “Rồi ông nói hết mọi sự nầy vào lỗ tai của họ”]” (20.8). Abimêléc phải gọi viên thư ký của mình đến rồi bảo: “Hãy hủy hết mọi chỉ định của ta đi, Đức Chúa Trời phán: ‘Ta là một kẻ đang chết!’” [Câu chuyện nầy đối chiếu với Lót công bình, là người đã chần chừ không vâng theo Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 19.16)]. Giống như mấy gã thủy thủ và Vua thành Ninive trong sách Giôna (1.16; 3.6-9), người Philitin đã đáp ứng mau mắn và dứt khoát trước lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, giống như Giôna, Ápraham trong câu chuyện nầy là một vị tiên tri hay chần chừ.
Ở 20.9-10, kẻ ngoại giáo giảng luận cho vị tiên tri. Hai câu nầy đầy dẫy sự mai mỉa. Abimêléc đòi Ápraham đến rồi nói: “Ngươi đã làm gì cho ta vậy? Ta có làm điều chi mất lòng chăng mà ngươi làm cho ta và cả nước phải bị một việc phạm tội lớn dường nầy? Đối cùng ta, ngươi đã làm những việc không nên làm đó’. Vua A-bi-mê-léc lại nói cùng Áp-ra-ham rằng: Ngươi có ý gì mà làm như vậy?” Abimêléc hỏi Ápraham ba câu. Câu quan trọng nhứt là câu sau cùng: “Tại sao vậy?” Là một người cha, tôi thường hỏi câu ấy với nhiều hình thức: “Tại sao vậy?” “Lý do gì khi làm như thế?” “Con đang nghĩ gì vậy?” “Điều chi có trong óc của con vậy?” Bạn có thể hình dung Abimêléc đang nghĩ gì trong giây phút nầy? Ngươi đang chơi khăm ta đấy à? Ta gần như mất mạng vì hai tín đồ đang đánh lừa ta sao? Không thể tin được!
Đây phải là kinh nghiệm xấu hổ dành cho Ápraham — con người của đức tin, vị tộc trưởng lỗi lạc trong hành thánh đồ, bạn hữu của Đức Chúa Trời, phải đối mặt với tánh dối gạt bất kỉnh của ông. Ápraham không những đã phạm những gì là sai lầm trong con mắt của Đức Chúa Trời, mà còn ở trước mắt của kẻ ngoại giáo nữa. Ápraham, ông sắp sửa trở thành nguồn ơn phước (12.2-3) thay vì thế đã trở thành nguồn của sự vấp váp và đau khổ cho dân sự thành Ghê-ra.
Một sự thực đáng buồn là: Kẻ chẳng phải là Cơ đốc nhân còn đạo đức hơn Cơ đốc nhân. Cộng đồng Cơ đốc đã mở ra với Những Trang Vàng Cơ Đốc với hy vọng chúng ta có thể giúp đỡ cho các tín hữu đồng sự, thế mà thường thì các tín hữu nầy không đạo đức hay chịu khó làm việc. Nếu bạn là một thương nhân Cơ đốc, dù nam hay nữ, làm ơn hãy làm một người ngay thẳng, bộc trực vì cớ của bạn, vì cớ của chúng ta, và quan trọng nhất, vì cớ Đấng Christ.
Một lời khuyên sau cùng. Nếu một kẻ không tin Chúa từng quở trách bạn, bạn nên lắng nghe! Ít nhất hãy đưa ra câu hỏi: Những gì người ấy đang nói về tôi có thực không? Đức Chúa Trời đang phán qua những kẻ chưa tin Chúa. Và Ngài thường làm thế như một phương tiện để hạ chúng ta xuống. Vì vậy đừng cho rằng vì chủ nhân, kẻ láng giềng, hay người thân mình chưa tin Chúa mà Đức Chúa Trời không phán qua người ấy đâu nhé.
Ở 20.11-16, cuộc đối thoại chuyển từ Đức Chúa Trời và Abimêléc sang Ápraham và Abimêléc. Bạn sẽ nghĩ rằng Ápraham sẽ ở trong tình trạng ăn năn đầy đủ. Nhưng chẳng có một sự tỏ ra nào cho thấy ông công nhận hay ăn năn tội lỗi của mình cả. Trong ba câu Ápraham xưng công bình sự dối gạt của mình với ba điều hợp lý. Trước tiên, ông nói: “Tôi tự nghĩ rằng: Trong xứ nầy thật không có ai kính sợ Đức Chúa Trời, thì họ sẽ vì cớ vợ tôi mà giết tôi chăng” (20.11). Ápraham đã “nghĩ”. Ông không thưa với Đức Chúa Trời. Ông không tìm kiếm mưu luận. Mà đúng hơn, ông xin lỗi vì sự dối gạt tội lỗi của mình bằng cách nói chẳng có ai kính sợ Đức Chúa Trời tại xứ Ghê-ra. Nhưng nan đề thực, ấy là sự kính sợ Đức Chúa Trời không nằm trong Ápraham! Quả là đáng mỉa mai cay đắng làm sao! Chúng ta phải cẩn thận đừng xét đoán người ta ở bề ngoài. Thường thì người bất kỉnh không sống bất kỉnh như kẻ người ta nghĩ và kẻ tin kính không sống tin kính như người ta nghĩ đâu [Eaton, Genesis 12-23, 102-103].
Ápraham đã nhảy đại tới rồi đưa ra một sự sai lầm về xét đoán. Kế đó ông tìm cách ám chỉ rằng đây là một lỗi lầm thành thực — “chuyện nhỏ”. Chúng ta sống nhơn đức ở chỗ nầy, có phải không? Chúng ta tìm cách không khoác lấy trách nhiệm bằng cách chỉ ra trình độ của chúng ta (tôi là thế đấy), hoặc đổ thừa cho phương tiện truyền thông đại chúng (ở đó luôn luôn gieo ra những tư tưởng tội lỗi vào đầu tôi). Sự thực cho thấy rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm đối với những quyết định của chúng ta. Ápraham đã đưa ra quyết định của ông dựa theo tiền đề sai, nhưng ông phải chịu trách nhiệm về tiền đề sai đó !
Thứ hai, ở 20.12, Ápraham nói: “Nhưng nó cũng thật là em gái tôi, em một cha khác mẹ; và tôi cưới nó làm vợ”. Tôi chỉ có thể hình dung Ápraham đang lắp bắp thốt ra những lời nầy. Tuy nhiên, cách giải thích nầy thậm chí chẳng ăn nhập gì và nó hoàn toàn bị động. Những gì Ápraham muốn nói là: “Hãy xem, về mặt kỷ xảo tôi không nói dối”. Ông ra sức biện hộ cho mình bằng những kỷ xảo mà không bởi sự thực. Nhưng phân nửa sự thực, đã được thốt ra với dự tính dối gạt, luôn luôn là một sự dối trá hoàn toàn.
Bạn thường để cho người ta kéo vào những kết luận hay ấn tượng sai lầm bằng cách cầm giữ chứng cớ lại là dường nào? Bạn có muốn đưa ra ấn tượng bạn đang sống thuộc linh khi bạn chẳng sống như thế không? Có phải bạn ra sức tỏ ra sung sướng khi tấm lòng bạn đang tan vỡ không? Có phải bạn tìm cách ngụy biện khi bạn thất vọng và chán chường không? Đức tin đang đối diện với thực tại và cách xử lý công khai với người khác, ngay cả khi sự thực có thể đẩy đưa bạn vào chỗ nguy hiểm hay có thể khiến cho bạn bị tổn thương.
Sau cùng, chính Ápraham đổ thừa cho Đức Chúa Trời về hoàn cảnh thương tổn của ông. Ở 20.13a, ông nói: “Khi Đức Chúa Trời làm cho tôi lưu lạc xa nhà cha”. Hàm ý ở đây, ấy là nếu Đức Chúa Trời không bảo ông phải rời khỏi nhà cha mình, ông sẽ không bao giờ kết thúc trong nước của Abimêléc. Nếu ông không hề đến tại nước của Abimêléc, ông sẽ không bao giờ nói dối. “Vì lẽ ấy, không phải là lỗi của tôi, mà thực sự là lỗi của Đức Chúa Trời” [Ed Dobson, Abraham. The Lord Will Provide (Grand Rapids. Fleming H. Revell, 1993), 134]. Dù chúng ta biết hay là không, chúng ta thường đổ thừa cho Đức Chúa Trời những tội lỗi mà chúng ta phạm phải. Lạy Chúa, nếu Ngài chỉ …
Để làm cho tồi tệ hơn, ở 20.13b chúng ta học biết rằng Ápraham đã ép Sara vào sự dối gạt của ông. Ông nói với Sara: “Nầy là ơn của ngươi sẽ làm cho ta: Hễ chỗ nào chúng ta sẽ đi đến, hãy nói về ta: Ấy là anh tôi”. Hỡi quí bà, Ápraham đã sử dụng một trong những dòng xưa nhất trong sách vỡ — sát nghĩa: “Nếu em thực sự yêu anh…”. Chúng ta đang nói ra câu nầy hôm nay. Nếu em yêu anh, em sẽ ngủ với anh! Nếu em yêu anh, en sẽ nói dối với họ khi có kiểm tra! Nếu em yêu anh, em sẽ hiểu rõ nhu cần của anh phải là như thế…! Nếu em yêu anh, em sẽ nói với ông chủ là anh bị ốm. Nếu em yêu anh, em sẽ đặt anh ở trước cả Đức Chúa Trời! [Mục sư Bob Hallman, “Ngờ ngợ” (Sáng thế ký 20.1-18). Calvary Chapel Kauai http.//calvarychapel.com/kauai/teachings/Genesis _pdf/gen_20_notes.pdf]. Tuy nhiên, điều nầy đang ở trong sự trái ngược với sứ điệp của Kinh Thánh. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta với một tình yêu đời đời vô điều kiện và Ngài trông mong chúng ta phải yêu nhau với tình yêu của Ngài (Giăng 13.34-35; 15.12).
Sự mỉa mai tiếp tục ở 20.14-16: “Đoạn, vua A-bi-mê-léc đem chiên và bò, tôi trai cùng tớ gái cho Áp-ra-ham, và trả Sa-ra vợ người lại, mà phán rằng: Nầy, xứ ta sẵn dành cho ngươi; ngươi thích đâu thì ở đó’ [đối chiếu 13.8-9]. Rồi vua phán cùng Sa-ra rằng: “Đây, ta ban cho anh ngươi một ngàn miếng bạc; số tiền đó dùng cho ngươi như một bức màn che trước mắt về mọi việc đã xảy ra cùng ngươi; và mọi người đều sẽ cho ngươi là công bình”. Abimêléc ban chiên, bò và các tôi tớ cho Ápraham. Khi tỏ ra sự rộng lượng cho Ápraham, Abimêléc đang chất than lửa nóng lên đầu của Ápraham (Rôma 12.20). Ápraham đáng phải dâng các tặng phẩm cho Abimêléc, vì ông đang ở chỗ sai quấy. Thay vì thế, chính Abimêléc lại là người rời rộng hơn (đối chiếu 12.16). Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Ápraham không nhận hình phạt mà còn có của cải. Bất cứ đâu ông đi đến, bất cứ điều chi ông làm, Ápraham đã đứng dưới sự bảo hộ và phước hạnh của Đức Chúa Trời [Kenneth O. Gangel, Genesis. Holman Old Testament Commentary (Nashville. Broadman & Holman, 2003), 183].
Trong cuộc trao đổi nầy, tôi muốn tôi có thể nhìn thấy tận mặt Sara và đọc được tâm ý của bà. Bà đã nghĩ tới: một ngôi nhà, một chiếc xe, và vài triệu đôla. Tôi đang ở với Abimêléc. Ông ta tôn vinh tôi. Ông ta tôn trọng tôi. Ông ta không gọi tôi là em gái rồi tìm cách trao tôi cho người đàn ông khác. Hỡi những người làm chồng, ngay cả người lỗi lạc nhất của Đức Chúa Trời có thể đối xử với vợ mình cách đáng thương như thế.
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta kết thúc với những lời nói đáng nhớ nầy: “Áp-ra-ham cầu xin Đức Chúa Trời, thì Ngài chữa bịnh cho vua A-bi-mê-léc, vợ cùng các con đòi người; vậy, họ đều có con. Vả, lúc trước, vì vụ Sa-ra, vợ Áp-ra-ham, nên Đức Giê-hô-va làm cho cả nhà [Sự thực nầy cho thấy rằng Sara đã ở trong nhà của Abimêléc trong nhiều tuần lễ hay nhiều tháng trước khi điềm chiêm bao khải tỏ đã được ban ra (Sáng thế ký 20.6-7). Không ai ở trong nhà của ông có thể có con cái sau khi Sara đến đó. Xem NET Study Bible Notes] vua A-bi-mê-léc đều son sẻ” (20.17-18). Đúng là một kinh nghiệm đáng xấu hổ dành cho Ápraham khi cầu thay vì ích cho Abimêléc. Một ý thức sâu sắc về sự không xứng đáng phải thoáng phủ qua ông. Chắc chắn đây không phải là sự công bình của ông, những gì là nền tảng cho sự chữa lành thiêng liêng. Bất cứ lúc nào chúng ta được Đức Chúa Trời sử dụng, ấy là vì ân điển của Đức Chúa Trời mà thôi.
Khi chúng ta kết thúc, làm ơn hãy lưu ý việc cuối cùng. Đức Chúa Trời tái mở lại tử cung của những người nữ trong xứ Ghê-ra, nhưng Ngài chưa ưng ban cho người vợ của Ápraham [Arnold, Encountering the Book of Genesis, 105]. Đức Chúa Trời quan tâm nhiều đến sự tấn tới và sự phát triển của các cá nhân tín đồ hơn là quan tâm đến các phương diện có trong đời sống của chúng ta ở trước mặt. Ngài muốn hoàn thiện đức tin của chúng ta qua những thử thách và cám dỗ của cuộc sống (II Côrinhtô 4.16-18; Giacơ 1.2-4; I Phierơ 1.6-9).
Có khi một con ngựa lúc học nhảy qua những rào cản, nó chạy đến trước hàng rào rồi từ chối không chịu nhảy qua. Nó cụp tai lại rồi chúi mũi xuống; nó quào chân xuống đất, mà không chịu nhảy qua. Bạn làm gì trong những cảnh ngộ đó? Bạn dẫn con ngựa đi bộ quanh đó một lúc để cho nó bình tỉnh lại, rồi bạn đưa nó trở lại đúng với chiếc hàng rào kia. Nếu cần thiết, bạn làm đi làm lại việc ấy nhiều lần cho tới lúc sau cùng, con ngựa chịu nhảy qua hàng rào thì thôi.
Ápraham cần phải học biết rằng Đức Chúa Trời rất đáng tin cậy khi Ngài chăm sóc cho ông. Ông cần phải học biết thực rõ bài học đó, vì sẽ có một sự thử nghiệm, một sự thử nghiệm đức tin của ông, đang xảy đến (xem 22.1-19). Đức Chúa Trời sẽ đưa ông trở lại với hàng rào cản kia nhiều lần nữa, hầu cho ông biết sửa soạn để nhảy qua nó giống như bay qua vậy [Ian M. Duguid, Living in the Gap Between Promise and Reality (Phillipsburg. P & R, 1999), 109].
Điều nầy cũng rất thực đối với chúng ta. Ngày nay, có thể bạn cảm thấy giống như bị thua thiệt vậy. Những thất bại lặp đi lặp lại luôn luôn cảm dỗ chúng ta phải chịu thua. Những đấy là chính xác những gì ma quỉ muốn chúng ta phải gánh chịu! Vì lẽ đó, hãy tập trung vào mục tiêu mà đừng tập trung vào các chướng ngại vật. Hãy tự nhắc nhớ mình sự tấn tới phải có thời gian. Nếu bạn có con cái, bạn có nhớ khi lần đầu tiên chúng tập đi không!?! Chúng thường té ngã là dường nào. Có khi chúng phải đập đầu xuống đất nữa. Những lần khác chúng phải bị dập môi. Nhưng một việc là chắc chắn…chúng phải đứng lên.
Chúng ta cần loại tập trung khi chúng ta học bước đi bởi đức tin. Sẽ là nhiều lần té ngã. Sẽ có nhiều lúc thất bại, song phải giữ sự đứng lên! Khi bạn bị lệch hướng, hãy trở lại với Chúa. Khi bạn phạm tội, hãy xưng nó ra. Khi bạn té ngã, hãy đứng ngay dậy rồi bắt đầu lại. Đời sống thánh khiết là theo đuổi xứng đáng với từng gam sức lực mà chúng ta đang có. Nguyện sự khởi động lại đời sống của bạn sẽ là những ngày trung tín tìm kiếm Chúa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét