Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Một gia đình đầy dẫy Đức Thánh Linh (Eph 6.1-4)



Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Một gia đình đầy dẫy Đức Thánh Linh
Êphêsô 6.1-4
1. Ngay từ đầu, tôi phải nói rằng tôi cảm thấy không xứng đáng để giảng sứ điệp nầy. Có nhiều người trong số quí vị có nhiều năm kinh nghiệm việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, là Cơ đốc nhân, uy quyền của chúng ta không đến từ kinh nghiệm mà đến từ Lời của Đức Chúa Trời. Tôi đã nghiên cứu kỹ phân đoạn Kinh thánh nầy không phải cho quí vị mà là cho tôi. Tôi hy vọng quí vị được ích từ nghiên cứu đó.
2. Mọi người ở chung quanh chúng ta nhìn thấy các kết quả việc đổ vỡ của gia đình. Từ việc một cậu 14 tuổi vừa lái xe vừa bắn súng khi ngồi với bạn bè mình trên xe cho đến chỗ thiếu sót lố bịch đạo đức trong Nhà Trắng, phần nhiều các nan đề đều xuất phát từ những người làm cha làm mẹ không xem trọng vai trò của họ. Ở đây chúng ta không cần phải bàn về sự chỉnh đốn về mặt chính trị dưới chiêu bài "những giá trị gia đình", mà là nghiên cứu Lời đời đời của Đức Chúa Trời về con cái và cha mẹ.
3. Warren Wiersbe viết: "Dường như chẳng có vấn đề gì khi chúng ta nhìn vào xã hội hiện đại, chúng ta nhìn thấy sự đối kháng, sự phân rẽ, và sự loạn nghịch. Những người làm chồng và những người làm vợ đang ly dị nhau; con cái đang loạn nghịch chống lại cha mẹ chúng, những người chủ cùng những người làm công đang tìm kiếm những phương thức mới hầu tránh né va chạm và giữ cho bộ máy công nghệ cứ chạy, cứ sản xuất. Chúng ta đã thử với nền giáo dục, sự xây dựng luật lệ, và từng tiếp cận khác, nhưng dường như chẳng có điều gì hiệu quả cả. Giải pháp của Phao-lô cho những sự xung khắc trong gia đình và trong xã hội là SỰ TÁI SANH, một tấm lòng mới đến từ Đức Chúa Trời và một sự vâng phục mới đối với Đấng Christ và với nhau. Chương trình lớn lao của Đức Chúa Trời là ‘muôn vật hiệp nhau làm một trong Đấng Christ’. Phao-lô chỉ ra rằng sự hài hoà thuộc linh nầy bắt đầu trong đời sống của những Cơ đốc nhân nào biết vâng phục đối với địa vị Chủ Tể của Đấng Christ" (Be Wise, trang 149). Những gia đình Cơ đốc cần phải sống sao cho khác biệt, "biệt riêng" ra khỏi thế gian. Những điều người chưa tin Chúa cần phải biết là "Có phải Cơ đốc giáo đang tác động không?" Nếu đức tin của chúng ta không tác động tại gia đình, nó sẽ không tác động ở bất cứ đâu. Hỡi quí phụ huynh, quí vị không thể có khả năng làm bất cứ điều chi về các tình trạng khó xử của xứ sở chúng ta, nhưng quí vị có thể làm việc gì đó về gia đình, về con cái của quí vị.
4. Trước khi chúng ta đào sâu vào mưu luận của Đức Chúa Trời về cha mẹ và con cái, chúng ta cần phải quay lại với phần đầu của tiểu đoạn Êphêsô nầy. Những lẽ thật chúng ta sẽ bàn hôm nay sẽ tác động như chúng ta thấy ở 5.18, chúng ta được gọi là "đầy dẫy Đức Thánh Linh" và như ở 5.21, chúng ta "vâng phục nhau trong sự kính sợ Đức Chúa Trời". Đức Thánh Linh phải cai quản chúng ta. Bậc làm cha làm mẹ phải sẵn sàng nhượng bộ trước các nhu cầu của con cái và con cái biết nhượng bộ trước thẩm quyền của cha mẹ chúng.
5. Trong trường hợp quí vị là một người cha, một người ông nội hay ông cố, quí vị đang cần lắm sứ điệp nầy. Trong trường hợp quí vị là đứa trẻ 6 tuổi hay 66 tuổi, quí vị cần phải biết lẽ thật của Đức Chúa Trời nói gì về một gia đình đầy dẫy Đức Thánh Linh.
I. Những lời giáo huấn dành cho những kẻ làm con đầy dẫy Đức Thánh Linh (các câu 1-3).
A. Con cái cần phải vâng phục cha mẹ chúng (câu 1).
1. Tôi thấy thật là thú vị khi Lời của Đức Chúa Trời phán trực tiếp với "kẻ làm con cái". Phaolô không nói: "Hỡi những người làm cha làm mẹ, hãy dạy con cái biết vâng lời cha mẹ [mặc dù là hàm ý], thay vì thế, ông nói: "Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục". Hỡi kẻ làm con cái, đây là Lời của Đức Chúa Trời dành cho quí vị. Hãy lắng nghe!
2. "Vâng phục" ra từ một từ kép Hy lạp có ý nói "lắng nghe" và "chịu". Như vậy, "chịu lắng nghe" là một HÀNH ĐỘNG. Từ nầy có ý nói lắng nghe với sự chăm chú.
Có bao giờ quí vị để ý xem con cái mình, chúng đang nghe với sự chọn lọc không? Nếu con cái của tôi ở trong một phòng khác, tôi có thể nói lớn tiếng: "Đã đến giờ đi tắm và sẵn sàng đi ngủ rồi". Chúng không thể lắng nghe tôi. Tuy nhiên, tôi có thể nói với một giọng êm nhẹ hơn: "Đứa nào muốn có một cây kem sôcôla?" Chúng sẽ chạy ùa tới với tôi ở trong bếp! Sự vâng phục theo Kinh thánh khi ấy là lắng nghe theo cha mẹ mình và làm theo những gì họ nói. Kế đó, chúng ta thấy lý do trước tiên trong hai lý do tại sao những kẻ làm con phải "vâng phục".
3. Thứ nhứt, con cái cần phải vâng phục cha mẹ chúng vì khi làm như vậy chúng đang vâng lời Chúa. Con cái cần phải vâng phục ở "trong Chúa". Vì một đứa con phải vâng phục cha mẹ mình, điều nầy tương đương với việc vâng phục Đức Chúa Trời. Hỡi bạn thanh niên, hãy lắng nghe tôi, quí vị không thể sống trong sự nổi loạn nghịch lại cha mẹ mình mà được hoà thuận với Chúa đâu. 5.21 chép chúng ta cần phải vâng phục nhau. Như thế chắc chắn có ý nói tới việc vâng phục đối với cha mẹ của quí vị đấy.
4. Thứ hai, con cái cần phải vâng phục cha mẹ chúng vì đây là việc phải lẽ cần làm theo. Phaolô nói: "vì điều đó là phải lắm". Chúng ta sẽ suy gẫm điều nầy như là LUẬT TỰ NHIÊN.
a. "Phải" có ý nói tới "tự nhiên, bình thường, hay thích ứng". Vâng phục là "phải" hay tự nhiên trong mọi nền văn hoá. Mỗi nền văn hoá hay xã hội từ những thời xa xưa cho tới ngày nay đều dạy con cái phải vâng phục.
b. Đây là một nguyên tắc chung. Nguyên tắc nầy đã được dạy dỗ trong Đông phương, Trung đông và châu Âu. Chúng ta thấy điều nầy trong thế giới loài vật nữa.
c. Sự bất tuân đối với cha mẹ là một trong những dấu hiệu chính của sự loạn nghịch, tình trạng vô chính phủ và xã hội đồi bại sẽ có trong những ngày sau rốt. II Ti-mô-thê 3.1-2: "Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính”.
d. Vâng phục đối với cha mẹ là "phải" không phải vì cớ lịch sử, vì những thông thái về tâm lý hay bất cứ một bằng chứng nào của con người. Vâng phục là phải vì Đức Chúa Trời phán như thế là phải!
5. Có người sẽ thắc mắc: "Thưa Mục sư, có trường hợp nào trong đó một đứa con sẽ không vâng lời cha mẹ nó không?" Chắc là có rồi, khi người cha bảo đứa con phải làm một việc phi đạo đức hay trực tiếp đi ngược lại với Lời của Đức Chúa Trời.
B. Con cái cần phải tôn kính cha mẹ chúng (các câu 2-3).
1. Không những con cái cần phải "vâng phục" cha mẹ chúng, chúng còn phải "tôn kính" đối với họ nữa.
2. "Tôn kính" là một từ ngữ bao quát hơn từ "vâng phục". Vâng phục là hành động, còn "tôn kính" là thái độ ở đàng sau hành động. Vì chúng ta "tôn kính" cha mẹ, chúng ta tự nhiên "vâng phục" họ. "Tôn kính" có nghĩa là xem trọng và giữ họ trong sự tôn trọng rất lớn.
3. Trong các câu 2-3, Phaolô kết hợp hai phân đoạn trong Cựu Ước, Xuất Êdíptô ký 20.12 và Phục truyền luật lệ ký 5.16. Con cái cần phải vâng phục vì "điều đó là phải lắm"…đây là LUẬT TỰ NHIÊN. Con cái cần phải tôn kính cha mẹ chúng vì Đức Chúa Trời đã phán dạy như vậy … đây là LUẬT THIÊNG LIÊNG.
4. Mặc dù là những Cơ đốc nhân Tân Ước, chúng ta không ở "dưới luật pháp", sự công bình của Luật Môise vẫn còn là một khải thị về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và nguyên tắc nầy còn hiệu lực cho đến hôm nay.
5. Khi Đức Chúa Trời lần đầu tiên giới thiệu luật thành văn của Ngài trong 10 Điều Răn, đây là "điều răn thứ nhứt" có liên quan tới các mối quan hệ của con người. Thực vậy, luật pháp còn đi xa hơn nữa. Xuất Êdíptô ký 21.15 chép: "Kẻ nào đánh cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử ". Câu 17 chép: "Kẻ nào mắng cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử". Lêvi ký 20.9 chép: "Khi một người nào chửi cha mắng mẹ mình, thì phải bị xử tử: nó đã chửi rủa cha mẹ; huyết nó sẽ đổ lại trên mình nó".
6. Tại sao tôn kính hay hiếu kính cha mẹ rất quan trọng đối với Đức Chúa Trời và Isarel là dân giao ước của Ngài? Vì tôn kính cha mẹ là nền tảng của xã hội.
7. Khi một đứa con lớn lên biết vâng phục, hiếu kính và tôn trọng cha mẹ nó, nó cũng sẽ học vâng phục, hiếu kính và tôn trọng những thẩm quyền khác như các vị thầy giáo, những ông chủ, luật pháp và nhà cầm quyền. Ngược lại, khi một đứa con không được dạy dỗ phải hiếu kính và vâng phục cha mẹ nó trong gia đình, nó sẽ gặp phải khó khăn rất lớn, nó chẳng có sự tôn trọng dành cho bất kỳ một quyền hạn nào ở ngoài gia đình.
Khuynh hướng tăng rất nhanh trong khoa tội phạm học là tội phạm khi còn thiếu niên. Cách đây mấy năm những nan đề lớn lao nhất trong các trường học là kẹo chewing gum và bỏ lớp, ngày nay chúng là súng đạn và băng đảng bạo lực. Ở Mỹ, ít nhất 8 triệu cuộc tấn công nghiêm trọng đã được làm ra mỗi năm bởi con cái chống nghịch lại cha mẹ chúng. Tôi có đọc về một thiếu niên từ Albuquerque, nó đánh cha mẹ nó đến chết ở trên giường của họ, chôn cất họ ở sân sau nhà và rồi mời bạn bè đến chiêu đãi.
8. Một đứa con không học biết tôn kính cha mẹ nó sẽ không có sự tôn trọng nào cho bản thân mình. Cho nên, nhiều nan đề như lạm dụng rượu và ma túy, tình dục bất hợp pháp, tự đánh giá nghèo nàn và tự tử có liên quan tới mối quan hệ với cha mẹ.
9. Đứa con hoàn toàn không có sự tôn kính nào dành cho thẩm quyền của cha mẹ nó sẽ không có một sự tôn trọng nào dành cho uy quyền lớn nhất …là Đức Chúa Trời. Không phải là khó tin việc có nhiều kẻ xếp hàng trong hố sâu địa ngục ngày nay vì cha mẹ chúng chưa hề dạy chúng biết "tôn kính" bất kỳ ai.
10. Châm ngôn 23.13-14 chép: "Chớ tha sửa phạt trẻ thơ; Dầu đánh nó bằng roi vọt, nó chẳng chết đâu. Khi con đánh nó bằng roi vọt, ắt giải cứu linh hồn nó khỏi âm phủ".
11. Đúng như thế. Con cái sẽ không "tôn kính" hay "vâng phục" cha mẹ chúng theo tự nhiên, chúng cần phải được dạy dỗ! Phải dạy thật nhiều chớ không phải dạy trong một phút thôi.
12. Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta tóm tắt "lời hứa" của "điều răn" nầy như sau: Nếu ngươi "tôn kính" cha mẹ ngươi "hầu cho ngươi được phước" và "sống lâu trên đất".
a. "Hầu cho ngươi được phước" có ý nói tới chất lượng của cuộc sống. Mặc dù điều nầy nguyên được áp dụng cho Israel và bao gồm những ơn phước cụ thể, về phần thuộc thể, Phaolô nói rõ rằng điều nầy vẫn còn áp dụng cho hôm nay. Con cái nào "tôn kính" và "vâng phục" cha mẹ chúng sẽ có những ơn phước mà những kẻ đồng thời với họ sẽ không bao giờ được hưởng.
b. "Sống lâu trên đất". Điều nầy không có ý nói rằng người nào chết trẻ là không tôn kính cha mẹ họ. Bill Cosby đã dạy con cái của ông: "Ta đưa các con vào thế gian nầy, ta không thể đem các con ra!" Ý tưởng ở đây rất thực tế. Nếu quí vị lắng nghe theo cha mẹ mình, quí vị sẽ giữ mình khỏi nguy hiểm.
13. Một ý tưởng khác cần phải được thêm vào ở đây. Khi chúng ta đến tuổi trưởng thành, chúng ta đạt tới tư tưởng vâng phục cha mẹ của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ đạt tới việc hiếu kính họ.
II. Những lời giáo huấn dành cho những kẻ làm cha mẹ đầy dẫy Đức Thánh Linh (câu 4).
A. Những người làm cha làm mẹ không nên chọc con cái của họ (câu 4a).
1. Kế đó, Phaolô chỉ ngòi viết của ông vào "những người làm cha". Chúng ta hiểu rằng những người làm cha là "đầu" của cả gia đình. Tuy nhiên, điều nầy cũng áp dụng cho những người làm mẹ nữa. "Những người làm cha" tiêu biểu cho bậc phụ huynh.
2. Những người làm cha làm mẹ không phải "chọc" con cái của họ tới mức "giận dữ" thạnh nộ hay tức tối. Chúng ta không nên lạm dụng quyền hạn mà Đức Chúa Trời ban cho. Cô-lô-se 3.21 chép: "Hỡi kẻ làm cha, chớ hề chọc giận con cái mình, e chúng nó ngã lòng chăng".
3. Chúng ta có quyền hạn và trách nhiệm phải kỷ luật con cái của chúng ta. Châm ngôn 13.24 chép: "Người nào kiêng roi vọt ghét con trai mình; Song ai thương con ắt cần lo sửa trị nó". 19.18 chép: "Hãy sửa phạt con ngươi trong lúc còn sự trông cậy; Nhưng chớ toan lòng giết nó". 22.15 chép: "Sự ngu dại vốn buộc vào lòng con trẻ; Song roi răn phạt sẽ làm cho sự ấy lìa xa nó". 29.15 chép: "Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan; Còn con trẻ phóng túng làm mất cỡ cho mẹ mình". 29.17 chép: "Hãy sửa phạt con người, thì nó sẽ ban sự an tịnh cho người, và làm cho linh hồn người được khoái lạc".
4. Tuy nhiên, có một sự khác biệt chính giữa việc kỷ luật một đứa con và chọc giận hay làm cho nó phải ngã lòng.
B. Bảy cách chúng ta làm cho con cái mình phải ngã lòng.
1. Thứ nhứt, chúng ta làm cho con cái mình ngã lòng bởi SỰ QUÁ ĐÁNG. Đôi khi chúng ta không nhìn thấy con cái mình có khả năng gì rồi cứ chất chứa trên chúng nhiều gánh nặng mà chúng không thể mang nổi.
2. Thứ hai, chúng ta làm cho con cái mình ngã lòng bởi việc TÌM KIẾM LỖI LẦM. Tôi không có ý nói chúng ta đừng bao giờ chỉ ra điều chi là sai, nhưng chúng ta nên luôn luôn phải chỉ ra điều chi là đúng. Hết thảy chúng ta phản ứng mạnh với hình thức chỉ trích phê bình vì những lỗi lầm, khi chúng ta được khích lệ đối với những gì chúng ta làm tốt. Martin Luther đã nói: "Nếu không phạt một đứa trẻ khi nó làm bậy thì anh sẽ làm hư tính nết của nó – điều nầy rất thực; nhưng bên cạnh cây roi phải có một quả táo, để cho nó khi nó biết làm lành".
3. Thứ ba, chúng ta làm cho con cái mình ngã lòng bởi TRƯỚC SAU KHÔNG NHƯ MỘT. Thật là bất công khi thường xuyên thay đổi các luật lệ mà không nói cho con cái biết. Một ngày kia chúng sẽ phạm vào một việc là sai cho ngày hôm sau. Đây là lý do tại sao những người làm mẹ làm cha cần phải cùng nhau hành động.
4. Thứ tư, chúng ta làm cho con cái mình ngã lòng bởi KHÔNG KỶ LUẬT. Đôi khi chúng ta nghĩ nếu chúng ta nhượng bộ những đòi hỏi của chúng, chúng sẽ thấy vui sướng thay vì giận dữ. Tuy nhiên, chúng ta củng cố cách xử sự nầy khi chúng ta nhượng bộ. Chúng học biết rằng nếu chúng muốn điều gì mọi sự chúng phải làm cứ điên tiết lên. Giận dữ tạo ra những gì chúng muốn.
5. Thứ năm, chúng ta làm cho con cái mình ngã lòng bởi CHE CHỞ QUÁ ĐÁNG. Khi một đứa trẻ lớn lên, nó phải được tin cậy khi đưa ra những quyết định có trách nhiệm nơi phần của nó. Một sự thiếu tin cậy dẫn tới sự tức tối.
6. Thứ sáu, chúng ta làm cho con cái mình ngã lòng bởi QUÁ ƯU ÁI. Y-sác đã đãi ngộ Ê-sau và Rê-be-ca ưu ái Gia-cốp. Thế gian vẫn còn chịu khổ từ những nuông chiều của bậc làm cha mẹ đời xưa nầy! Trong gia đình của chúng tôi, một trong những đứa con của chúng tôi ưa thích mẹ hơn và một đứa thì ưa thích tôi hơn. Sự ưu ái là một sự cám dỗ rất tinh vi.
7. Thứ bảy, chúng ta làm cho con cái mình ngã lòng do SỰ ÍCH KỶ. Thi thiên 127.3 chép: "Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng". Chúng ta yêu thương con cái của mình, nhưng chúng ta phải cẩn thận đừng bao giờ làm cho chúng phải cảm thấy rằng chúng đang quấy rầy chúng ta. Deb và tôi cố trông đến một ngày khi chúng tôi sẽ được tự do hơn để cùng nhau làm việc. Tôi đoán khi ngày ấy đến, chúng tôi sẽ nhìn lại những ngày nầy và ao ước chúng tôi lại có chúng ở bên cạnh.
Những đứa trẻ 10 tuổi trong một lớp Trường Chúa Nhựt ở New Jersey tỏ ra sự thất vọng của chúng trong một tờ rơi được gọi là: "Có gì sai với người lớn?"
1. Người lớn đưa ra nhiều hứa hẹn, rồi họ quên hết đi, hoặc họ sẽ nói đấy không thực là một lời hứa, chỉ có lẽ thôi.
2. Người lớn không làm những việc mà họ luôn luôn bảo trẻ con phải làm – giống như nhặt lấy những đồ vật của họ, hay phải có ngăn nắp, hoặc luôn luôn nói ra sự thật.
3. Người lớn không hề thực sự lắng nghe những gì trẻ con nói. Họ luôn luôn quyết định trước những gì chúng sẽ trả lời.
4. Người lớn phạm nhiều lỗi lầm, nhưng không nhìn nhận những điều ấy. Họ luôn luôn giả vờ rằng họ không phạm sai lầm chi hết – hoặc ai đó đã phạm những việc ấy.
5. Người lớn hay ngắt ngang con trẻ bất cứ lúc nào và chẳng suy nghĩ gì về điều đó. Nếu một đứa trẻ ngắt ngang người lớn, nó sẽ bị đòn hay một việc gì đó tệ hơn.
6. Người lớn không bao giờ hiểu trẻ con muốn một thứ gì đó nhiều chừng nào – một màu sắc hay một món gì nhất định nào đó. Nếu họ không thích, họ nói: "Ta không thể hình dung nổi con muốn gì với cái thứ cũ rích đó!"
7. Đôi khi người lớn hình phạt trẻ con rất bất công. Thật là không phải nếu bạn đã làm hư một đồ vật nhỏ và người lớn lấy nó đi, là thứ mà bạn rất thích. Những lúc khác bạn có thể làm một việc thực sự là không tốt và họ nói họ sẽ phạt bạn, nhưng họ không phạt. Bạn không biết đâu, và bạn cần phải biết.
8. Người lớn luôn luôn nói về những gì họ đã làm và những gì họ biết rõ khi họ được 10 tuổi – nhưng họ không bao giờ thử nghĩ đứa trẻ 10 tuổi lúc bây giờ thích cái gì. (From Families Only, J.A. Petersen, ed., Tyndale, 1977, p. 253).
C. Cha mẹ cần phải Nuôi nấng con cái (câu 4b). "Nuôi nấng chúng nó" có ý nói sát nghĩa là "trưởng dưỡng hay cho ăn" đúng như 5.29 nói một người phải "nuôi nấng và săn sóc" chính thân mình. Từ nầy chứa ý tưởng tử tế hay dịu dàng khi "nuôi nấng" con cái của chúng ta.
Gordon MacDonald thuật lại câu chuyện nói về một người sống vào thời trung cổ, ông nầy đến hỏi ba người thợ nề đang làm trong công trình xây dựng xem họ đang xây cái gì vậy. Người thứ nhứt đáp rằng ông ta đang đặt những cục gạch. Người thứ hai mô tả công việc của mình là đang xây một bức tường. Còn người thợ thứ ba mô tả đúng công việc của mình khi ông ta nói: "Tôi đang dựng lên một đại giáo đường". MacDonald viết: "Hãy đưa câu hỏi đó cho bất kỳ ai trong hai người cha về vai trò của họ trong gia đình, và quí vị có thể nhận được cùng loại đối chiếu đó. Người thứ nhứt nói: ‘Tôi đang giúp đỡ cho một gia đình’. Còn người thứ hai có thể nhìn thấy nhiều thứ khác biệt rồi đáp: ‘Tôi đang nuôi mấy đứa con’. Người kia nhìn vào công việc của mình như đang đặt bánh lên bàn. Còn người nọ nhìn thấy mọi việc theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Ông ta đang dự phần vào việc nắn đúc những đời sống".
1. Thứ nhứt, chúng ta đang nuôi nấng chúng khi "dùng sự sửa phạt của Chúa". "Sửa phạt" ở đây có ý nói tới "kỷ luật, ngay cả bằng cách hình phạt”. Philát đã sử dụng từ ngữ nầy khi ông ta nói tới Chúa Jêsus: "nên ta sẽ đánh đòn rồi tha đi" (Luca 23.16). Hê-bơ-rơ 12.11 chép: "Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy".
2. Thứ hai, chúng ta cần phải nuôi nấng chúng "trong sự sửa phạt của Chúa". "Sửa phạt" sát nghĩa có ý nói: "đặt trước mặt". Nó có nghĩa là đối diện.
Thầy tế lễ Hê-li trong Cựu Ước đã để cho các con trai mình sa ngã và thất bại kinh khủng. Hiển nhiên là Đức Chúa Trời đã giết họ. Đức Chúa Trời đã phán trong I Samuên 3.13: "Ta có báo trước rằng ta sẽ đoán xét nhà người đời đời, vì người đã biết tánh nết quái gở của các con trai mình, mà không cấm". Từ Hy lạp dùng cho chữ "cấm" trong bản Kinh thánh 70 cũng chính là chữ "sửa phạt" ở đây. Hỡi bậc làm cha mẹ, chúng ta cần phải kỷ luật và sửa phạt cách cẩn thận con cái của chúng ta.
PHẦN KẾT LUẬN: Châm ngôn 22.6 chép như sau: "Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó". Hãy trả giá khi quí vị còn trẻ và hãy tin cậy Đức Chúa Trời sử dụng sự “sửa phạt” và “dạy dỗ” của quí vị hướng dẫn chúng khi chúng ngày càng lớn thêm.
Bài thơ của một người cha
Ta đã ban cho con sự sống,
nhưng ta không thể sống thay cho con.Ta có thể dạy con nhiều thứ
nhưng ta không thể bắt con học được.Ta có thể cung ứng cho con phương hướng, nhưng ta không luôn luôn có mặt ở đó để dẫn dắt con.Ta có thể để cho con được tự do
nhưng ta không thể phá được nó.Ta có thể đưa con đi nhà thờ
nhưng ta không thể khiến cho con tin được.Ta có thể dạy con đúng sai
nhưng ta không thể quyết định thay cho con.Ta có thể mua cho con nhiều quần áo đẹp
nhưng ta không thể
làm cho người bề trong của con dễ thương được.Ta có thể cung ứng cho con lời khuyên dạy
nhưng ta không thể nhận lấy nó dùm con.Ta có thể ban cho con tình yêu thương
nhưng ta không thể gán nó trên con được.Ta có thể dạy con làm một người bạn
nhưng ta không thể khiến con thành một người bạn.Ta có thể dạy con biết chia sẻ
nhưng ta không thể khiến con sống vô kỷ được.Ta có thể dạy con biết tôn kính
nhưng ta không thể buộc con phải tỏ ra sự tôn kính.Ta có thể buồn rầu về học bạ của con
nhưng ta không thể nghi ngờ giáo viên của con.Ta có thể khuyên con về bạn bè
nhưng ta không thể chọn họ dùm con được.Ta có thể dạy con về tình dục
nhưng ta không thể giữ con thanh sạch được.Ta có thể nói cho con biết sự thực trong cuộc sống nhưng ta không thể gây dựng danh tiếng của con được.Ta có thể nói cho con biết về việc say sưa
nhưng ta không thể nói KHÔNG thay cho con.Ta có thể cảnh cáo con về ma túy
nhưng ta không thể cản con sử dụng chúng.Ta có thể nói cho con biết về những mục tiêu cao quý, nhưng ta không thể đạt được chúng thay cho con.Ta có thể dạy con về sự tử tế,
nhưng ta không thể buộc con phải sống giàu ơn.Ta có thể cảnh cáo con về tội lỗi
nhưng ta không thể làm cho con ra đạo đức được Ta có thể yêu thương con như con gái con trai
nhưng ta không thể đặt con
vào trong gia đình của Đức Chúa Trời được .Ta có thể cầu thay cho con
nhưng ta không thể khiến con đồng đi với Chúa được.Ta có thể dạy con về Chúa Jêsus
nhưng ta không thể khiến NGÀI
thành Cứu Chúa của con được.Ta có thể dạy con VÂNG PHỤC
nhưng ta không thể khiến
Chúa Jêsus làm Chúa của con được.Ta có thể nói cho con biết phải sống như thế nào
Nhưng ta không thể ban cho con sự sống đời đời được.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét