Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 26.1-33: "Từ đói kém đến tiệc tùng"



"Từ đói kém đến tiệc tùng"

(Sáng thế ký 26.1-33)
Mấy đứa con của tôi và tôi rất thích chơi môn bóng chày. [Đem các dụng cụ môn bóng chày ra]. Đứa con 8 tuổi của tôi là Joshua, đặc biệt thích thi đấu lắm. Gần như chúng tôi chơi bóng mỗi ngày. Trong các bài tập thực hành, tôi đã cố gắng dạy cho Joshua biết các năng khiếu của môn bóng chày. Khi nó quơ cây gậy tôi bảo nó đừng “bổ củi” (nghĩa là, chặt quả bóng). Thay vì thế, tôi tập cho nó để có một trình độ đập bóng cho vững. Tôi thực hiện điều nầy bằng cách yêu cầu nó phải tưởng tượng có một cái bình bằng thủy tinh trên bàn trong phòng ăn, và nó được phép đập quả bóng bay ngang cái bình đó. Dù Joshua đập hay ném trả bóng lại, tôi luôn thúc giục nó phải “hướng mắt mình nhắm vào quả bóng”. Tôi đã lặp đi lặp lại điều nầy thật nhiều lần đến nỗi Jena, con tôi được 4 tuổi phải lên tiếng: “Nếu có một việc mà con phải biết rõ, ấy là giữ mắt mình nhìn theo quả bóng”.
Không may, tôi không luôn luôn làm theo lời khuyên của mình về môn bóng chày. Ít nhất trong một cơ hội khi Joshua ném bóng về phía tôi, tôi không dõi mắt theo quả bóng mà quay đầu mình nhìn về chỗ khác, quả bóng rơi vào sân sau của người lân cận. Tất nhiên, lúc đó tôi phải ẳm Joshua qua hàng rào sân họ để nhặt lại quả bóng trước khi hai con chó của họ có thể đuổi kịp nó. Cũng có khi không để ý nhìn theo quả bóng, nó bèn lọt qua hai chân của tôi. Tôi ghét như thế lắm! Lúc nào điều sai lầm nầy xảy ra, Joshua nhắc lại dự dạy dỗ của tôi và tôi cảm thấy khó xử. Để đáp lại, tôi phải làm gì chứ? Tôi chỉ mĩm cười, hơi ngượng một chút, rồi tìm một việc khác tốt hơn theo sự hướng dẫn của tôi.
Thất bại của tôi trong việc thực thi phần hành trong môn bóng chày không làm cho tôi phải bối rối nhiều đâu. Trong nhiều năm trời tôi đã chơi môn bóng nầy với các con của tôi, tôi chưa hề bị rủi ro lần nào. Mấy đứa con của tôi có thể thắng hơn những lần tôi vô ý. Tuy nhiên, nếu tôi thất bại không thực thi những gì tôi rao giảng khi tôi dự cuộc thi đấu trong trò chơi sự sống, những hậu quả dành cho con cái tôi và tôi sẽ gây sửng sốt đấy. Điều nầy cũng rất thực cho bạn nếu bạn là bậc cha mẹ hay ông bà. Con cháu của bạn đang quan sát lối sống của bạn, vì vậy đừng thoả hiệp…phải giữ lấy sự trung tín. Có thể bạn chưa có con hay cháu; tuy nhiên, bạn đang có ảnh hưởng trên ai đó. Phải biết chắc bạn đang nêu gương xứng đáng để cho họ noi theo.
Trong Sáng thế ký 26, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét đời sống của một người cha đang tác động trên con mình như thế nào!?! Đây là chương duy nhứt trong sách Sáng thế ký đặc biệt chú trọng đến Y-sác. Trong khi ông được nhắc tới ở các chương khác, ông không phải là tiêu điểm của sự chú ý. Ở đây đời sống của Y-sác được tóm tắt trong các sự cố đã được mô tả, tất cả những sự ấy có một sự tương thích đáng kể với đời sống của cha ông là Ápraham [Sailhamer bình luận: “Thật là thú vị khi thấy rằng Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết về Ápraham cha của Y-sác, và nhiều điều về Giacốp con của Y-sác, nhưng chúng ta không có gì nhiều về bản thân Y-sác. Đây là một chương thực sự cung ứng truyện tích nói về ông. Đây là một câu chuyện rất lý thú, ở một chiều hướng nào đó đây là một câu chuyện gây sốc. Câu chuyện có một đôi việc đáng kinh ngạc dạy cho chúng ta biết về các ơn phước của Đức Chúa Trời. Trong khuôn khổ ngắn gọn của một chương, Môise chỉ ra toàn bộ đời sống của Y-sác là một sự diễn đi điễn lại những gì đã xảy ra với Ápraham. Vì vậy, bài học chứa sự thành tín của Đức Chúa Trời trong quá khứ có thể được kể lại trong hiện tại và tương lai. Những gì Ngài đã làm cho tổ phụ, Ngài cũng sẽ làm cho con cháu” John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed]. Những điểm tương tự nầy là chìa khoá cho sự hiểu biết đúng đắn và áp dụng phân đoạn nầy vào chính đời sống của chúng ta. Tiểu đoạn Kinh Thánh nầy có thể được đặt đề tựa như sau: “Cha nào con nấy”. Như chúng ta sẽ thấy, con cái có khuynh hướng thừa tự nhiều cách xử sự của cha mẹ chúng.
Câu chuyện của chúng ta bắt đầu với lời tuyên bố không hay nầy: “Trừ cơn đói kém [Mười ba nạn đói kém đã được nhắc tới trong Kinh Thánh, lần đầu tiên trong Sáng thế ký 12.10. Có thể một số trận đói đó, kể cả lần nầy, là mọi nổ lực của Satan hòng hủy diệt dòng dõi của người nữ và chuyển đổi số phận của con rắn] thứ nhất trong đời Áp-ra-ham [Trong Sáng thế ký 26, “Ápraham” được nhắc tới tám lần và chữ “cha” 6 lần], bấy giờ tại xứ lại có một lần nữa” (26.1a). Đây là một nan đề trầm trọng đối với Y-sác. Ông đã ở trong mối nguy hiểm của việc mất đi mọi sự ông đã có. Và nạn đói nầy đã xảy ra trong “Đất Hứa”, là phần đất mà Đức Chúa Trời đã hứa cho dòng dõi của Ápraham. Mặc dầu đời sống của Y-sác được Đức Chúa Trời dự trù cho nhiều ơn phước, và thậm chí ông là trọng tâm ý chỉ của Đức Chúa Trời, ông cần phải xử lý với một nạn đói kém. Đúng là một sự nhắc nhớ mà chúng ta sẽ gặp phải trong “Đất Hứa”, nơi chốn phước hạnh, và vẫn phải kinh nghiệm nỗi khó khăn.
Không may, nhiều Cơ đốc nhân không thực sự tìn theo điều nầy. Chúng ta có khuynh hướng duy nghĩ rằng Đức Chúa Trời chúc phước cho con người bằng cách cung ứng cho họ nhiều hoàn cảnh rất dễ chịu —rằng ơn phước của Đức Chúa Trời có thể được phân biệt bằng cách quan sát điều chi tốt, xấu mà người ta đang có. Có lúc, khi nghịch cảnh đến với chúng ta là những người tin, chúng ta đâm ngã lòng vì chúng ta nghĩ Đức Chúa Trời đã lìa bỏ chúng ta. Chúng ta trông mong đức tin chúng ta có nơi Đức Chúa Trời không cứ cách nào đó giải cứu chúng ta ra khỏi sự khó nhọc. Nhưng đấy chẳng phải là cách mà đức tin tác động luôn đâu. Bạn và tôi có thể sống đúng ở chỗ Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải sinh sống mà vẫn phải gánh chịu những khó khăn. Đấy là cách sự sống đang vận hành. Các thử thách là kinh nghiệm thông thường của dân sự Đức Chúa Trời. Ý chỉ của Đức Chúa Trời không luôn luôn là con đường thịnh vượng và dễ dàng đâu. Thường thì con đường ấy nhiều truân chuyên lắm.
Thích ứng với nạn đói kém: “Y-sác bèn đi đến A-bi-mê-léc, vua Phi-li-tin, tại Ghê-ra [“Ghêra” chính là nơi mà Ápraham và Sara đi đến sau khi Sôđôm và Gômôrơ bị hủy diệt (Sáng thế ký 20.1)]” (26.1b). Trong một nổ lực để bảo tồn sự giàu có của mình, trong hình thức nhiều gia súc, Y-sác bèn đi vào đất của người Philitin. Trong khi ở Ghêra hay có lẽ trước đó, Y-sác đã quyết định đi xuống Ai cập giống như cha mình đã làm (đối chiếu 12.10-20). Dường như điều nầy là một việc hợp lý phải làm một khi Ai cập là nơi có nhiều lương thực. Bấy giờ Y-sác không sai lầm vì bận bịu với nạn đói hay lo chăm sóc cho gia đình mình, chúng ta chẳng có một dấu hiệu nào cho thấy Đức Chúa Trời đã dẫn dắt quyết định nầy hoặc chúng ta sai lầm vì đã thất bại không tin cậy Đức Chúa Trời tiếp trợ cho các nhu cần của ông (xem Êsai 31.1). Và vì thế Đức Giêhôva đã hiện ra cùng Y-sác với lời dạy trực tiếp nầy: “‘Chớ xuống xứ Ê-díp-tô; hãy ở lại xứ mà ta sẽ chỉ cho [Waltke viết: “Mạng lịnh và lời hứa của Đức Giêhôva cùng sự vâng phục của Y-sác có sự gắn bó mật thiết với những gì có trong lần gặp gỡ của Ápraham (xem Sáng thế ký 12.1-4)” Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 368]. Hãy ngụ trong xứ nầy, ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước cho ngươi; vì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi các xứ nầy và ta sẽ làm thành lời ta đã thề cùng Áp-ra-ham, cha ngươi. Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, sẽ cho họ các xứ nầy; hết thảy dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước [Đức Chúa Trời sử dụng chính ngôn ngữ giao ước với Ápraham (Sáng thế ký 12.1-3; 13.14-17; 15.18-21; 17.6-8, 16; 22.17-18)] vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta’” [“Lịnh” là chức vụ của vị tộc trưởng và là lãnh tụ của dân sự Đức Chúa Trời. “Luật” không phải là luật pháp Môise, mà Lời của Đức Giêhôva buộc phải rời khỏi xứ U-rơ và phân cách ra khỏi gia đình và đất đai. “Lệ” là nghi thức phép cắt bì, và “luật pháp” có ý nói tới cách thực thi sự công bình khi bước đi trong ân điển (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 11.1)] (26.2-5). Đức Chúa Trời bảo Y-sác đừng xuống xứ Ai cập. Thay vì thế, ông cần phải ở lại Ghêra (26.2). Nói theo con người, ở lại trong xứ Ghêra ngay lúc đói kém là gánh lấy tai vạ [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 341]. Dầu vậy, Đức Chúa Trời hứa với Y-sác: “ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước cho ngươi” (26.3, 24, 28). Khi Đức Chúa Trời hiện diện, chúng ta chẳng có gì phải sợ hãi cả (xem Êsai 41.10). Đức Chúa Trời truyền cho Y-sác đừng đi xuống xứ Ai cập, mà phải ở lại trong xứ Ghêra để dạy cho Y-sác, bạn và tôi biết rằng sự hiện diện của Ngài sẽ luôn luôn ở cùng chúng ta, và Ngài có thể ban phước cho chúng ta bất luận là tình huống nào. Đức Chúa Trời có thể chúc phước cho chúng ta trong một nền kinh tế tồi tệ, một mối hôn nhân xấu xa, một chức vụ khó, một nơi làm việc đầy thách thức, và nhiều, nhiều nữa.
Có phải bạn đang ở trong một hoàn cảnh tồi tệ trong lúc bây giờ? Có phải người bạn đời của bạn đang hăm bỏ đi chăng? Có phải con cái của bạn không vâng lời đến nỗi bạn đâm buồn bực chăng? Có phải ông chủ hảng đang nhắc nhở bạn về việc gì đó không? Nếu thực vậy, khuynh hướng của bạn sẽ là nổ lực muốn tránh thoát hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh, đấy chẳng phải là ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của bạn đâu! Ngài muốn tiếp trợ cho bạn ngay giữa những hoàn cảnh chẳng đặng đừng ấy. Ngài muốn bạn phải tin cậy Ngài ở giữa nỗi đau khổ của bạn. Kinh Thánh dạy chúng ta rất nhiều lần rằng nơi an ninh nhất trong thế gian là ở trong ý chỉ của Ngài, vì Đức Chúa Trời sẽ không hề dẫn dắt chúng ta ở nơi ân điển của Ngài không thể tiếp trợ cho chúng ta. Có thể nói như vầy: “Kẻ vô tín hỏi: ‘Làm sao tôi ra khỏi tình thế nầy?’ trong khi người có đức tin nói: ‘Điều chi giúp tôi ra khỏi tình thế nầy?’” [Warren W. Wiersbe, Be Authentic. Genesis 25-50 (Colorado Springs. Chariot Victor, 1997), 15]. Ngày nay, ở giữa hoàn cảnh đầy thách thức của bạn, liệu bạn sẽ cầu hỏi Đức Chúa Trời ưng ban sự bảo tồn cho bạn không? Liệu bạn có tìm kiếm sự hiện diện và ơn phước của Ngài không? Ngài lớn lao đủ để đối phó với thử thách của bạn, và Ngài sẽ gặp gỡ bạn ngay giữa thử thách đó.
Trong mấy câu nầy, Đức Chúa Trời về mặt hình thức bảo Y-sác rằng ơn phước của Ápraham cha ông, sẽ được chuyển sang cho ông cùng con cái của ông (Thi thiên 105.8-11). Tại sao chứ? Hai lý do: Thứ nhứt, Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời thành tín, Ngài đã ban cho Ápraham một giao ước về ân điển vô điều kiện. Thứ hai, Ápraham đã truyền lại một di sản về sự vâng phục. Như 26.5 nói cho chúng ta biết, Ápraham quả thực đã làm trọn luật pháp. Ông đã hoàn thành như thế nào đang khi luật pháp chưa được viết ra? Ông đã sống bởi đức tin! Người có đức tin không sống bởi luật pháp mà tuân giữ luật pháp bởi đức tin [Sailhamer, Genesis. EBC, Electronic Ed.; Waltke, Genesis, 368]. Chữ “vì” (26.5) dường như có ý nói rằng Ápraham đã nhận lãnh giao ước như một kết quả của việc làm [Có 5 phân đoạn chính được kể là chứng tỏ Ápraham đã hoàn thành những đòi hỏi của Đức Chúa Trời và đổi lại Đức Chúa Trời ban cho ông giao ước đời đời như một tặng phẩm cho sự ông vâng phục (Sáng thế ký 12.1; 17.1, 9-14; 22.16; và 26.3-5). Trong khi các phân đoạn Kinh Thánh nầy chỉ ra một sự căng thẳng, rõ ràng là giao ước với Ápraham là giao ước vô điều kiện. Kaiser viết: “Cái khó khi bàn bạc về tình trạng điều kiện và kiếm được lời hứa là phần căng thẳng mà phân đoạn Kinh Thánh thực hiện nơi phần Đức Chúa Trời chủ động ban giao ước nầy cho Ápraham. Ở một bối cảnh trong cuộc đời của vị tộc trưởng, Sáng thế ký 15.12–21 mô tả Ápraham là bên tích cực đối với việc hình thành giao ước, trong khi Đức Giêhôva, hiện ra như một ‘lò lớn khói lên’, như một ngọn lửa loè ngang qua các xác thịt đã mổ trong hành động thực hiện giao ước với Ápraham. Cần phải chú ý là chỉ có Đức Chúa Trời mới đi ngang giữa các xác thịt và nhơn đó buộc mình vào. Nếu đây là giao ước song phương, trong đó giao ước đều bình đẳng giữa hai bên chu toàn phần thương lượng của họ, khi ấy cả Đức Chúa Trời và Ápraham phải đi giữa các xác thịt đã mổ làm hai và khi ấy phải nói: ‘Nguyện điều xảy ra cho các xác thịt sẽ xảy ra cho tôi nếu tôi không làm tròn phận sự mình trong giao ước’ (Sáng thế ký 15.18).” See Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed], Tuy nhiên sự thực vẫn là sự thực! Được ưng chuẩn, cho Ápraham và Y-sác thưởng thức những ơn phước thực tế có trong giao ước, vâng phục là điều bắt buộc, nhưng giao ước sẽ giữ nguyên dù có sự bất trung ở nơi họ [Phân đoạn Kinh Thánh đáng nhớ nhất chỉ ra bản chất vô điều kiện của lời hứa là Lê vi ký 26.44-45: “Dẫu vậy, đang khi họ bị ở trong xứ kẻ thù nghịch mình, ta cũng chẳng bỏ họ đâu, chẳng ghê gớm họ đến phải hao mòn hết, và chẳng bội sự giao ước ta lập cùng họ đâu, vì ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của họ. Ta vì họ sẽ nhớ lại sự giao ước đã lập cùng tổ phụ họ mà ta đã đem ra khỏi xứ Ê-díp-tô trước mặt các dân, đặng làm Đức Chúa Trời của họ. Ta là Đức Giê-hô-va”]. Mục tiêu được lập ra ở đây là Y-sác trở thành người thừa hưởng thuộc linh của bậc cha mẹ tin kính, nhưng ông đã có cơ hội làm tăng thêm ơn phước của Đức Chúa Trời cho mình qua sự vâng phục riêng đối với Đức Chúa Trời. Điều nầy là thực đối với chúng ta ngày nay. Giống như giao ước với Ápraham, ơn cứu rỗi là một tặng phẩm miễn phí đến từ Đức Chúa Trời (Rôma 5.15-17). Tuy nhiên, đối với chúng ta, muốn thưởng thức các ơn phước khi được cứu trong đời nầy, chúng ta phải vâng theo Đức Chúa Trời (Giăng 14.15; 15.10). Nhưng đừng tìm cách nghiến răng mình, nắm chặt bàn tay mình, mà hãy vâng phục. Chỉ sống bởi đức tin và đem lòng yêu mến Chúa Jêsus, rồi sự vâng phục sẽ tự bảo trọng nó. Đấy là sự sống của đức tin. Có phải bạn đang tìm cách bước đi bởi đức tin không? Nếu bạn bước đi bởi đức tin, bạn sẽ làm phu phỉ ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của bạn. Hãy nhớ, Hê-nóc, Nôê, và Ápraham hết thảy đều đã sống trước khi có luật pháp, tuy nhiên họ là hạng người mẫu mực trong đức tin. Môise đã sống giữ luật pháp và ông đã thất bại không bền chí được. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải bước đi bởi đức tin.
Tiểu đoạn Kinh Thánh nầy kết thúc với một lưu ý về sự vâng phục của Y-sác: “Vậy, Y-sác ở tại Ghê-ra” (26.6). [Sailhamer cung ứng các dấu nầy: “Cái điều đáng ngạc nhiên trước tiên là Y-sác đã ở lại với Abimêléc (câu 6). Chỗ nầy cũng là ở bên ngoài ‘xứ’ đã hứa cho Ápraham, có phải không? Rõ ràng khi đề cập đến vấn đề nầy, tác giả lưu ý rằng sự ban cho đất đai cũng bao gồm phần đất của người Philitin. Ông viết ra điều nầy bằng cách chỉ ra rằng lời hứa của Đức Giêhôva là ban cho ‘các xứ nầy’ (kol-ha'arasot ha'el, câu 4) cho dòng dõi của Ápraham, không những ‘trong xứ’ (ha'ares) là nơi đã có nạn đói kém. Cách sử dụng số nhiều mở rộng ý tưởng về đất đai bao gồm mọi địa điểm mà các vị tộc trưởng đã đi qua. Hình ảnh Đất Hứa trong câu chuyện nầy luôn luôn chắc chắn với hình ảnh trong 5.18-19, ở đây biên giới của ‘xứ’ là ‘sông Ê-díp-tô’ và sông Ơphơrát.” Sailhamer, Genesis. EBC, Electronic Ed]. Sau khi được Đức Chúa Trời thăm viếng, Y-sác đã đáp ứng với sự vâng phục. Ông đã vâng theo Đức Chúa Trời dù điều nầy chẳng có ý nghĩa gì trong tự nhiên. Ông tin rằng Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho ông theo cách siêu nhiên.
Bạn sẽ nghĩ rằng, sau khi Đức Giêhôva hiện ra cùng Y-sác, ông sẽ không bị sợ hãi ám ảnh nữa, song chẳng phải như vậy đâu. Y-sác, rất yếu đuối và rất người, đã pha lẫn sợ hãi vào đức tin của mình [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 342]. Ở 25.7, Môise viết như sau: “Bởi nàng Rê-be-ca sắc-sảo dung nhan, nên khi dân xứ đó hỏi thăm vợ người, thì người đáp rằng: "Ấy là em gái tôi," e khi nói: "Ấy là vợ tôi," thì họ sẽ giết mình chăng”. Ngạc nhiên thay! Giống như Sara, ngay cả khi 60 tuổi, Rêbeca là một người đàn bà xinh đẹp, chỉ nhìn xem nàng thôi thì là một kinh nghiệm đe doạ mất mạng sống. Quan tâm với chính sự an toàn của riêng mình, Y-sác rơi vào sự cám dổ gọi vợ mình là em gái, kết quả là, cố ý đưa sự thanh sạch và an ninh của Rêbeca vào sự nguy hiểm. Giống như cha mình, Y-sác đã chọn sợ con người hơn là sợ Đức Chúa Trời (Châm ngôn 29.25; 27.1-3) [Những điểm sau đây chứng tỏ các điểm giống nhau giữa tội lỗi của Ápraham và Y-sác:
 Cả hai đã thất bại không tin cậy Đức Chúa Trời trong khi bị đói kém.
 Cả hai tìm sự thoải mái nơi Ghêra, đất của người Philitin.
 Cả hai đều có vợ đẹp.
 Cả hai đều lo sợ cho sự an ninh của họ.
 Cả hai đều nói dối khi gọi vợ là em gái mình.
 Cả hai đều đặt vợ, người khác, và giao ước của Đức Chúa Trời vào sự nguy hiểm.
 Cả hai đều đã phạm tội chống lại Abimêléc.
 Cả hai đều bị Vua xứ Philitin quở trách.
 Cả hai đều thất bại không công nhận sự đồi bại của tội lỗi họ và ăn năn về tội ấy.
 Cả hai đều bước vào một hiệp ước với người Philiitn].
Lặp lại những sai lầm của cha mẹ thường là kiểu mẫu chung cho con cái. Con cái của những kẻ hay chửi rủa đều có xu hướng mạnh mẽ bản thân họ cũng trở nên giống như vậy. Con cái của những kẻ nghiện rượu chè, ma túy đều có khuynh hướng mạnh mẽ bản thân họ cũng giống y như vậy. Con cái của hạng người keo kiệt hay bất lương có khuynh hướng sa vào chính những bẫy dò mà cha mẹ họ đã sa vào. Cha nào con nấy là như thế đấy. Nhận biết tội lỗi của chúng ta không những tác động vào chúng ta, mà nó còn tác động lên những người khác nữa. Nếu bạn là một người cha, cách bạn sống góp phần vào việc dạy dỗ con cái hơn bất cứ điều chi khác. Có người nói: “Lớp người trẻ chưa bao giờ làm một việc gì xứng đáng khi tuân theo lớp người lớn hơn họ, nhưng họ không bao giờ thất bại khi tranh đua với lớp người lớn đó”. Đó là vấn đề rất thực ở đây: sự bắt chước [Mark Brouwer, “Repeating Our Parents’ Mistakes. Putting the Fun Back into Dysfunction” (Genesis 26.1-33) http.//www.bridgewood.org/index.cfm?PAGE_ID=373&EXPAND=371].
Giờ đây, theo trình tự thì Sáng thế ký 26 tiếp nối Sáng thế ký 25.21-34 [Một thí dụ khác về điều nầy, xem Sáng thế ký 10-11 (Các nước và tháp Babên)]. Nếu Y-sác và Rêbeca có Giacốp và Êsau vào thời điểm nầy, sự thực cho thấy rằng họ đã là vợ chồng rồi. Ở đây, dòng dõi được hứa cho là với Y-sác and Rêbeca, nhưng chưa có một đứa con nào được sanh ra hết. Thay vì tin cậy Đức Chúa Trời sẽ giữ cho mình sống còn để sinh ra các dòng dõi, ông lý luận rằng mình sẽ bị giết chết. Thay vì bảo hộ cho dòng dõi, ông lâm vào cảnh nguy hiểm khi để cho Rêbeca sẵn sàng trước mặt người Philitin [Sự việc cho thấy Y-sác tin cậy Đức Chúa Trời ban cho đất đai nhưng chưa tin cậy Ngài ban cho dòng dõi]. May thay, không giống như trường hợp với Sara, Rêbeca không hề bị đưa vào cung điện của bất cứ ai. Đức Chúa Trời bảo đảm điều nầy không xảy ra.
Nhưng có một việc thực sự xảy ra ở 26.8: “Vả, người ngụ tại xứ đó cũng đã lâu; một ngày kia A-bi-mê-léc, vua Phi-li-tin, ngó ngang qua cửa sổ, thấy Y-sác đang giỡn chơi cùng Rê-be-ca, vợ người”. Vua Abimêléc [Có lẽ ông ta là con trai, hay thậm chí là cháu nội, của Abimêléc cai trị ở Ghêra vào thời của Ápraham (20.2). Các vị vua sử dụng danh hiệu của tiền nhân của mình chẳng phải là điều bất thường đâu, dù mới đây hay lâu rồi — một cách làm đã được liên tục cho đến ngày nay. Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 212. Constable viết: “Một khoảng thời gian giữa 70 và 97 năm trôi qua giữa chuyến hành trình của Ápraham và của Y-sác đến xứ Ghêra. Abimêléc có thể là một người trong cả hai trường hợp một khi cuộc sống kéo dài 150 năm chẳng phải là điều bất thường vào lúc bấy giờ. Abimêléc đã chứng tỏ cách ứng xử đàng hoàng trong cả hai trường hợp. Tuy nhiên, ở lần đầu tiên, Abimêléc đã đưa Sara vào cung điện của mình, nhưng ở lần thứ hai ông ta muốn bảo hộ cho Rêbeca tránh thoát dân sự của mình. Abimêléc là một tước hiệu hơn là một cái tên riêng và có nghĩa là “cha vương giả”. Đây có thể là một vị vua khác hơn vị vua mà Ápraham đã gặp gỡ”. Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdf, 2005), 188] ngó ngang qua cửa sổ một ngày kia và thấy Y-sác “đang âu yếm” Rêbeca. Bản Kinh Thánh KJV dịch từ nầy là: “giỡn chơi với vợ mình”. Có một cách chơi chữ theo cách dí dõm trong tiếng Hy bá lai. Từ ngữ được địch là “âu yếm” hay “giỡn” đều ra từ chữ gốc được dịch là “Y-sác” có ý nói “ông đang cười”. (Sát nghĩa: “Người đang cười kia đã giỡn chơi với Rêbeca, vợ mình”). Ở đây rõ ràng động tác có một ý nghĩa về tình dục. Bất cứ cái “giỡn” nầy là gì, thì rõ ràng bạn không đang có động thái ấy với em gái mình. Hiển nhiên, Y-sác là một bậc thầy ở môn giỡn — thực vậy, giỡn hay cười đã được đặt tên cho chính ông! Cách chơi chữ nầy rất là quan trọng. Có một hàm ý lúc ông sai sót đức tin trong việc dối gạt người dân xứ Ghêra đã tạo thành một sự chế nhạo cho lời hứa long trọng chứa trong cái tên của ông [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 460].
“Bèn đòi Y-sác mà rằng: Quả thật là vợ ngươi đó; sao có nói: Ấy là em gái tôi?” (26.9) Chắc chắn, tư tưởng đầu tiên của ông là: “Ô, sao kỳ vậy!” Nhưng khi ấy, ông nhận ra đây không phải là em gái của Y-sác. Y-sác bị kéo vào một sự dối trá. Danh tiếng của ông bị ô uế, rồi bản tính của ông đã bị thắc mắc. Nhưng chúng ta phải công nhận rằng đôi khi Đức Chúa Trời tỏ lòng thương xót chúng ta khi cho phép tội lỗi của chúng ta được tỏ bày ra. Dù đó là cơn giận, say xỉn, dâm dục, hay tà dâm…đôi khi phải rơi vào đấy là điều tốt nhứt có thể xảy ra cho chúng ta. Điều nầy khiến cho chúng ta có cơ hội để xưng ra tội lỗi của mình và được phục hồi lại đối với Chúa và những ai mà chúng ta đã tội nghịch cùng. Nếu bạn đang sống trong tội lỗi hôm nay, bạn có nắm lấy cơ hội để xưng tội mình với Đức Chúa Trời không? Rồi bạn có xưng ra tội lỗi của mình với những người mà bạn đã phạm nghịch cùng không? Và khi ấy “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người” không? (Rôma 12.18).
Ở 26.10-11, cuộc trao đổi tiếp tục: “A-bi-mê-léc hỏi: Ngươi làm chi cho chúng ta vậy? Ngộ có một người dân đến nằm cùng vợ ngươi, ngươi làm cho chúng ta phải phạm tội! A-bi-mê-léc bèn truyền lịnh cho cả dân chúng rằng: Kẻ nào động đến người nầy, hay là vợ người nầy, thì sẽ bị xử tử”. Có ba động lực cho cơn giận của Abimêléc: Thứ nhứt, ông xem sự thanh sạch trong hôn nhân là quan trọng hơn Y-sác. Điều nầy không phù hợp. Thứ hai: ông ta e sợ cơn phán xét của Đức Chúa Trời. Không nghi ngờ chi nữa, ông ta vốn biết rõ sự nói dối của Ápraham đã dẫn tới cơn phán xét của Đức Chúa Trời nghịch lại dân sự của ông ra khoảng 100 năm trước đó. Thứ ba, ông ta đã giữ theo Y-sác tới một tiêu chuẩn cao hơn vì Y-sác xưng mình có mối quan hệ rất đặc biệt với Đức Chúa Trời [Có người cho rằng sự đồi bại của cái tốt nhất là cái tệ hại, và khi tội lỗi của một tín đồ đã được thế gian chỉ ra, nghĩa là, đúng là tiếng kêu chiều sâu của sự buồn rầu]. Nhận định sau là nhận định chính xác.
Ở thời điểm nầy, Y-sác ngay tức khắc đã ăn năn tội lỗi mình. Nhưng chẳng có một bằng chứng nào rõ ràng trong phân đoạn Kinh Thánh cho thấy ông đã ăn năn. Và, qua cách xử sự với người Philitin theo cách nầy, ông đã trở thành cớ vấp ngã cho dân sự ở Ghêra, thay vì làm phu phỉ ơn kêu gọi của mình trở thành một nguồn phước của Đức Chúa Trời cho các nước (12.2-3).
Thật là phải lẽ cho người chưa tin Chúa cần nhìn vào đời sống của chúng ta cẩn thận hơn và kỹ càng hơn. Chúa Jêsus gọi các tín đồ là “sự sáng của thế gian” và Ngài truyền: “Các ngươi là sự sáng của thế gian…Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời” (Mathiơ 5.14-16). Dù chúng ta thích hay không, chúng ta được kêu gọi phải làm gương. Vì lẽ đó, khi bạn phạm tội, có thể bạn biết chắc rằng một người không tin Chúa đang quan sát qua một cánh cửa sổ nào đó. Và sự vô tín đang xem thấy và không bao giờ quên! [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 343]. Giacơ nói: “Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm” (Giacơ 3.2). Thắc mắc là: Bạn sẽ làm gì khi sa ngã?
1. Hãy nhìn nhận tội lỗi của mình. Đừng xưng công bình hay cáo lỗi về cách xử sự của mình. Thay vì thế, hãy nhận đầy đủ trách nhiệm về những điều mình đã làm (I Giăng 1.6-9).
2. Hãy xưng ra tội lỗi với Đức Chúa Trời và với kẻ bị xúc phạm (Châm ngôn 28.13).
3. Hãy xầu xin sự tha thứ mà không có việc xưng công bình (Mathiơ 5.23-24).
4. Thực hiện sự đền bồi cho những gì mình đã làm (Mathiơ 18.21-35).
5. Hãy hạ mình xuống và cầu xin Chúa ban thêm sức cho không tái phạm nữa (I Phierơ 5.5-6).
Sau thất bại nầy, chúng ta đọc thấy lời lẽ đáng kinh ngạc ở 26.12-17: “Y-sác gieo hột giống trong xứ đó [xứ đói kém]; năm ấy gặt được bội trăm phần [đây là một phép lạ]; vì Đức Giê-hô-va đã ban phước cho. Người nên thạnh vượng, của cải càng ngày càng thêm cho đến đỗi người trở nên rất lớn. Người có nhiều bầy chiên, bầy bò và tôi tớ rất đông; bởi cớ ấy, dân Phi-li-tin đem lòng ganh ghẻ. [Thi thiên 112.10]. Mấy cái giếng lúc trước đầy tớ của Áp-ra-ham, cha người, đã đào, bây giờ đều bị dân Phi-li-tin lấp đất lại hết. A-bi-mê-léc nói cùng Y-sác rằng: Hãy ra khỏi nơi ta, vì ngươi thạnh vượng hơn chúng ta bội phần. Vậy, Y-sác bỏ chốn nầy đi đến đóng trại tại trũng Ghê-ra và ở đó” [Sự tương đồng giữa đời sống của Y-sác và đời sống của cha ông một lần nữa rất hiển nhiên trong câu chuyện nói tới những tranh chấp mấy cái giếng và phản ứng của Y-sác. Thích ứng với sự giàu có của họ, Ápraham và Y-sác đều cần nhiều chỗ cho bầy chiên và nguồn nước. Sự thịnh vượng đã đem lại tình trạng bất đồng giữa những kẻ chăn bầy của Lót cùng những kẻ chăn bầy của Ápraham (Sáng thế ký 13.5...) giống như sự việc đã xảy ra giữa những kẻ chăn bầy của Y-sác cùng những kẻ chăn bầy của Ghêra. Y-sác, giống như cha mình, đã chọn giữ sự hoà bình bằng cách nhường ưu thế cho phe bên kia]. Mấy câu nầy thuật lại về sự thành tín của Đức Chúa Trời trong việc ban phước cho Y-sác y như Ngài đã hứa (đối chiếu 26.3; 24.1; 25.11). [Trong Sáng thế ký 31, Đức Chúa Trời chúc phước cho Giacốp với một tư thế tương tự]. Trong tiểu đoạn Kinh Thánh nầy, các ơn phước đều là vật chất, nhưng điều nầy không được chuẩn nhận cho bạn và tôi. Có thể Đức Chúa Trời chúc phước cho dân sự Ngài về mặt vật chất, nhưng không thường xuyên bằng các phước hạnh về mặt thuộc linh (xem Êphêsô 1.3-14). Về sau trong Cựu Ước, các vị tiên tri xử lý với vấn đề tại sao người công bình nhiều lúc phải chịu khổ và đối diện với nghèo khổ và đói kém [Ross, Creation & Blessing, 466]. Ngày nay, ơn phước của Đức Chúa Trời được thấy trong sự hiện diện thường trực của Ngài.
Có thể bạn lấy làm lạ: “Tại sao Đức Chúa Trời chúc phước cho Y-sác ngay sau khi Y-sác bất tuân đối với Đức Chúa Trời?” Có ba câu trả lời:
Thứ nhứt, ân điển của Đức Chúa Trời luôn lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta (Thi thiên 103.10). Điều nầy làm cho chúng ta thấy rằng những lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời đều căn cứ theo ân điển, chớ không chiếu theo việc làm. Đức Chúa Trời muốn chúng ta vâng theo Ngài, và Ngài chúc phước cho người nào biết vâng lời. Nhưng đồng thời, Ngài muốn chúng ta phải nhớ rằng các mục đích tối hậu của Ngài không nương vào sự vâng phục của chúng ta, mà thay vì thế nương vào ân điển tối hậu của Ngài.
Thứ hai, hãy chú ý là trong khi Đức Chúa Trời chúc phước cho Y-sác về mặt vật chất, chính ơn phước đó cũng là cớ để uốn nắn, vì nó tạo ra sự ganh ghẻ nơi người Philitin đối với Y-sác và lấp hết mấy cái giếng kia lại (26.14-15). Sự uốn nắn nầy góp phần đưa Y-sác trở về lại Bêe-Sêba, là nơi Đức Chúa Trời muốn ông phải tới [Thomas viết: “Y-sác đã được phước cách công khai dầu khi ông bất trung theo cách riêng tư. Đôi khi Đức Chúa Trời che chở cho con cái của Ngài khỏi thiệt hại bề ngoài ngay cả khi Ngài phải xử lý với họ cách khắc nghiệt theo cách riêng (Dân số ký 14.22; 23.21).” W.H. Griffith Thomas, The Pentateuch (Grand Rapids. Kregel, 1985), 53].
Sau cùng, Đức Chúa Trời cắt đứt gốc rễ tội lỗi. Dối gạt là tội lỗi, và Đức Chúa Trời ghét cái lưỡi nói dối (Châm ngôn 6.17). Thế nhưng nói dối ở đây là tội lỗi có tính triệu chứng chưa hẳn là tội lỗi gốc. Đức Chúa Trời không đập vỡ ngọn đèn cảnh báo màu đỏ (sự dối trá), vì Ngài quan tâm đến gốc rễ của nan đề. Tội lỗi gốc là vô tín hay thiếu đức tin. Trong từng trường hợp dối gạt, Ápraham và Y-sác đã nói dối từ chỗ sợ hãi (đối chiếu 12.11-13; 20.11; 26.7). Nỗi sợ nầy là sản phẩm của một suy nghĩ không thích ứng về Đức Chúa Trời. Họ không nắm lấy sự tể trị hay sự toàn năng của Đức Chúa Trời theo một phương thức tin rằng Đức Chúa Trời có thể bảo hộ họ, dưới bất kỳ và từng cảnh ngộ nào. Sau khi đã giải quyết nan đề với quá ít đức tin, tội dối gạt sẽ không còn là vấn đề nữa. Theo ý của tôi, đôi khi chúng ta bị chiếm hữu với “tội lỗi mang tính triệu chứng” như một số người trong Hội Thánh đã nói, chúng ta chạy ùa đi tìm cách dậm chúng giống như dậm những con gián vậy. Trong khi tội lỗi đáng phải xem là nghiêm trọng, phần nhiều tội lỗi của chúng ta sẽ được xử lý bằng cách suy gẫm Đức Chúa Trời thực sự là ai. Tội lỗi cơ bản ấy là sự vô tín, không những đối với những người nào chưa được cứu, mà còn đối với những ai đã được cứu rồi nữa [Robert Deffinbaugh, Genesis. From Paradise to Patriarchs. Lesson 27. Y-sác Walks in His Father’s Steps. Genesis 26.1-35 ( http://www.bible.org/http://www.bible.org/, 1997)].
Ở 26.18-22, Môise viết: “Y-sác bèn đào lại mấy cái giếng người ta đã đào trong đời Áp-ra-ham, cha mình, mà bị dân Phi-li-tin lấp đất lại khi Áp-ra-ham qua đời, và đặt tên mấy giếng đó như tên của cha mình đã đặt. Các đầy tớ của Y-sác còn đào thêm giếng nơi trũng, gặp được một giếng nước mạch. Nhưng bọn chăn chiên Ghê-ra tranh giành cùng bọn chăn chiên của Y-sác, mà rằng: Nước đó của chúng ta; nên người đặt tên giếng nầy là Ê-sét [Tên Ê-sét có nghĩa là: “tranh cãi” theo tiếng Hêbơrơ. Mệnh đề tất yếu theo sau giải thích rằng Y-sác đặt cái giếng theo tên nầy như một sự nhắc nhớ là nó đã được tái khám phá lại. Theo bản Hy bá lai, có một cách chơi chữ, vì danh hiệu nầy được rút ra từ động từ được dịch là “cãi nhau”. See NET Bible Notes]. Vì bọn chăn chiên đó có tranh giành cùng mình. Kế ấy, các đầy tớ đào một giếng khác, thì bị tranh giành nhau nữa; người đặt tên giếng nầy là Sít-na [Danh xưng Sít-na được rút ra từ một ý nghĩa động từ gốc là “chống đối; trở thành kẻ nghịch”. Danh xưng nầy là một sự nhắc nhớ việc đào lại cái giếng nầy tạo ra “sự chống đối” từ người Philitin. See NET Bible Notes]. Đoạn, người bỏ chỗ đó đi đào một giếng khác; về giếng nầy, họ không tranh giành nhau, nên người đặt tên là Rê-hô-bốt [Danh xưng Rêhôbốt được rút ra từ một ý gốc động từ có nghĩa là “lập chỗ”. Danh xưng là một sự nhắc nhớ Đức Chúa Trời đã lập chỗ cho họ. Câu chuyện chỉ ra sự kiên nhẫn của Y-sác đối với sự chống đối; nó còn tỏ ra ơn phước của Đức Chúa Trời thể nào đã lánh xa người xứ Ghêra. Họ không thể hay chiếm hữu cái giếng ấy được nữa. See NET Bible Notes], mà rằng: Bây giờ Đức Giê-hô-va đã để cho chúng ta được ở rộng rãi, và ta sẽ đặng thịnh vượng trong xứ”. Một lần nữa, Đức Chúa Trời chúc phước cho Y-sác. Nước trong đồng vắng là một biểu tượng mạnh mẽ nói tới ơn phước siêu nhiên của Đức Chúa Trời, dù là tự nhiên. Tuy nhiên, ngay cả ở giữa nguồn phước hạnh, sẽ có sự xung đột đấy. Người Philitin đã lặp đi lặp lại tranh cãi về mấy cái giếng của Y-sác. Tuy nhiên, ngay cả ở giữa sự tranh cãi, Đức Chúa Trời đã ban phước cho Y-sác.
Ở 26.23-25, Môise đề ra những dòng chính của câu chuyện: “Y-sác ở đó đi, dời lên Bê-e-Sê-ba. Đêm đó Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, cha ngươi; chớ sợ chi, ta ở cùng ngươi, sẽ ban phước cho và thêm dòng dõi ngươi, vì cớ Áp-ra-ham là tôi tớ [Tước hiệu “tôi tớ của Đức Giêhôva” có ý nghĩa rất cao, được dành giữ cho Môise (Phục truyền luật lệ ký 34.5), Giôsuê (Giôsuê 24.9), Calép (Dân số ký 14.24), David (II Samuên 7.8), và tôi tớ chịu thương khó (Êsai 42.1; 49.3; 50.10; 52.13). Waltke, Genesis, 371] ta’. Y-sác lập một bàn thờ, cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va và đóng trại tại đó. Đoạn, các đầy tớ người đào một cái giếng tại nơi ấy” [Phản ứng của Y-sác là ngay tức khắc, và triệt để, mọi kết quả đều rất rõ ràng. Bàn thờ có nghĩa là dâng tế. Lời cầu nguyện cần được thốt ra. Lều trại có ý chỉ ra nhà cửa. Giếng chỉ ra sự tiếp trợ. Và bằng chứng đến từ bên ngoài. Người nào thù nghịch đã trở nên bạn hữu. Thomas, The Pentateuch, 53]. Ở Bêe-Sêba, Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng Y-sác (sự khải thị lần thứ hai) ổn định lại nỗi sợ hãi và ôn lại các lời hứa mà Ngài đã đưa ra trước kia (26.2-5). Phản ứng của Y-sác là dựng lên một bàn thờ, thờ lạy Đức Giêhôva [“Kêu cầu danh Đức Giêhôva” có nghĩa là tán dương phẩm cách cùng công việc của Ngài], và an định tại đó [Những người định cư chỉ có thể tiếp tục sống trong một khu vực mà ở đó một cái giếng. Giếng rất quan trọng cho đời sống của những dân du mục. Trong khi có lẽ có ít nhất một cái giếng tại Bêe-Sêba rồi, Y-sác còn đào giếng khác để ông sử dụng riêng, hay có lẽ vì ông cần nhiều nước. Khả năng đào giếng của ông cho thấy cả sự giàu có và chủ đích ông muốn thiết lập nơi ở thường trực trong xứ. Mấy câu nầy dường như muốn khẳng định sự thực quyết định của Y-sác ra khỏi lãnh thổ của người Philitin là đẹp lòng Đức Chúa Trời]. Tới thời điểm nầy, quyết định của Y-sác là ông phải ở đâu đều căn cứ vào việc tìm ra nguồn nước dư dật và sự vắng mặt của quân thù nghịch. Nhưng trong lúc bây giờ, sau khi đã đào một cái giếng mà chẳng có ai tranh giành, chúng ta trông mong Y-sác cư ngụ ở đó. Thay vì thế, Kinh Thánh cho chúng ta biết ông dời về Bêe-Sêba (26.23).
Tôi tin rằng một sự thay đổi quan trọng đã diễn ra trong suy nghĩ của Y-sác. Các hoàn cảnh đã hình thành trước đó phần lớn là do các quyết định của ông, song giờ đây một việc sâu sắc hơn, cao thượng hơn dường như cung ứng sự lèo lái đời sống của ông.
Nếu bạn nhớ lại, Ápraham “trồng một cây me tại Bê-e-Sê-ba, và ở đó người cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời hằng-hữu” (21.33). Đây cũng là địa điểm mà Ápraham đã ra đi với Y-sác, sau khi họ rời khỏi chỗ “dâng tế lễ” trên Núi Môria (22.19). Đây là một chốn thờ phượng, một nơi có sự hiện diện và phước hạnh của Đức Chúa Trời. Y-sác vốn biết rõ Đức Chúa Trời đã hứa với ông phần đất được hứa cho cha mình là Ápraham (26.3-5).
Sau cùng, Y-sác đạt tới mức nhìn thấy rằng, qua mọi sự đối kháng về mấy cái giếng mà ông đã đào, Đức Chúa Trời đã dẫn dắt ông về lại phần đất hứa, trở lại với những chốn mà Ápraham đã đồng đi trong mối giao thông với Đức Chúa Trời. Tôi tin Y-sác đã đi lên Bêe-Sêba vì ông đã nhận ra, ở một cấp độ thuộc linh, rằng đây là nơi Đức Chúa Trời muốn ông phải kiều ngụ. Nếu Đức Chúa Trời đã “lèo lái” Y-sác qua sự đối kháng trước đó, giờ đây Y-sác đã bằng lòng chịu dẫn dắt [Deffinbaugh, Isaac Walks in His Father’s Steps].
Thường thì Đức Chúa Trời cho phép nghịch cảnh không cách nầy thì cũng cách khác cảm động chúng ta cho biết về mặt thuộc thể nơi Ngài muốn chúng ta phải sinh sống (Công vụ Các Sứ đồ 17.10), hay cảm động chúng ta về mặt thuộc linh “hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào” (Giacơ 1.4). Trong trường hợp nầy, Đức Chúa Trời sử dụng sự xung đột để đào sâu độ tin cậy của Y-sác và nương cậy vào Ngài. Mọi hành động của Y-sác đều tỏ ra ông đang tin cậy nơi Đức Giêhôva. Y-sác đang tấn tới trong đức tin. Bạn có dám nói như vậy không? Có phải bạn đang tấn tới trong mối quan hệ của mình với Đức Chúa Trời? Có phải bạn đang cầu hỏi Đức Chúa Trời: “Ngài đang phán gì với con qua sự xung đột nầy?”
Câu chuyện của chúng ta kết thúc với những tin tức tốt lành ở 26.26-33: “Vua A-bi-mê-léc ở Ghê-ra đi đến viếng Y-sác, có A-hu-sát, bạn mình, và Phi-côn, quan tổng binh mình, đi theo. Y-sác bèn hỏi rằng: Các người ghét tôi, đã đuổi tôi ra khỏi nơi mình, sao còn đi đến tôi mà chi? Chúng đáp rằng: Chúng tôi đã thấy rõ ràng Đức Giê-hô-va phù hộ [Nữ Hoàng xứ Sêba sẽ đưa ra một câu nói tương tự với Vua Solomon (xem I Các Vua 10.9).] người, nên nói với nhau rằng: Phải có một lời thề giữa chúng tôi và người, để chúng ta kết giao ước với người. Hãy thề rằng: Người chẳng bao giờ làm hại chúng tôi, như chúng tôi đã không động đến người, chỉ hậu đãi người và cho đi bình yên. Bây giờ người được Đức Giê-hô-va ban phước cho. Y-sác bày một bữa tiệc, các người đồng ăn uống. Qua ngày sau, chúng dậy sớm, lập lời thề với nhau. Rồi, Y-sác đưa các người đó đi về bình yên. Cùng trong ngày đó, các đầy tớ của Y-sác đến đem tin cho người hay về giếng họ đã đào, rằng: Chúng tôi đã thấy có nước. Người bèn đặt tên cái giếng đó là Si-ba [“lời thề” hay ‘bảy”]. Vì cớ đó nên tên thành ấy là Bê-e-Sê-ba cho đến ngày nay”. Abimêléc một lần nữa công nhận ơn phước của Đức Chúa Trời trên Y-sác và đã dâng sự vinh hiển cho Ngài (26.28-29). Dân sự của Đức Chúa Trời phải duy trì lòng tin cậy nơi lời hứa của Đức Chúa Trời về sự hiện diện và sự tiếp trợ của Ngài, mặc dù có sự ganh ghẻ và thù nghịch của những kẻ vô tín một khi ơn phước của Ngài kích thích [Constable, Notes on Genesis, 190]. Đức Chúa Trời có thể chúc phước cho chúng ta mặc dù có sự chống đối.
Là cha mẹ hoặc ông bà, là một người nam hay người nữ Cơ đốc, có phải bạn tin rằng Đức Chúa Trời muốn ban phước cho bạn với sự hiện diện của Ngài? Ngài đang muốn đấy! Và Ngài sẽ thường ban phước cho mặc dù có sự bất tuân ở nơi bạn. Nhưng Ngài yêu cầu bạn và tôi cung ứng một tấm gương giá trị. Câu “cha nào con nấy” có ý nghĩa tích cực hay không? Nó có ý nghĩa đấy — khi bạn học bước đi bởi đức tin và bước theo Chúa bất chấp mọi nỗi sợ hãi của bạn. Tôi cầu nguyện cho bạn, ấy là bạn sẽ sống “giống như Đức Cha và giống như Đức Con”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét