Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

Gen 1.26-2.3: "Mão triều thiên và đỉnh cao của sự sáng tạo"



"Mão triều thiên và đỉnh cao của sự sáng tạo"
(Sáng thế ký 1.26 - 2.3)
Nhà tâm lý học Cơ đốc James Michaelson từng khuyên một phụ nữ hay cảm thấy mình cô đơn và bị bỏ rơi. Khi bà nầy giải thích lý do tại sao có như vậy, ông không thể tập trung vào những gì bà ta nói, vì một câu Kinh thánh chạy suốt lý trí ông: “Phải biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài” (Thi thiên 100.3). Câu nầy chẳng có một sự liên quan chi đến vấn đề của bà ta, nhưng ông không thể không suy nghĩ đến câu Kinh thánh ấy. Sau khi bà ta nói xong, bà ta đã ngồi trong im lặng chờ đợi một câu trả lời. Tấn sĩ Michaelson không biết phải nói gì khác hơn là trưng dẫn câu Kinh thánh đó, mặc dù ông biết rõ nghe câu ấy rất kỳ cục một khi nó chẳng có quan hệ gì đến tình trạng của bà ta: Tấn sĩ Michaelson nói: “Tôi nghĩ Đức Chúa Trời muốn bà biết một việc: Có phải Ngài là Đấng đã dựng nên chúng ta, và chúng ta không thể dựng nên mình’. Câu nói ấy có ý nghĩa chi với bà không?” Người đàn bà kia ngay lập tức khuỵu xuống mà khóc.
Sau khi trấn tỉnh lại, bà ta giải thích sự ấy như sau: “Tôi đã không nói cho ông biết điều nầy, nhưng mẹ tôi đã mang thai tôi trước khi bà kết hôn. Suốt đời tôi, tôi tin rằng tôi là một lỗi lầm — một sự tình cờ không tính trước — và Đức Chúa Trời không dựng nên tôi. Khi ông trưng dẫn câu Kinh thánh ấy, tôi đã hình dung trong trí mình Đức Chúa Trời đã nắn nên tôi trong lòng mẹ tôi. Giờ đây tôi biết rõ rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên tôi và tôi không phải là một lỗi lầm. Tôi sẽ không bao giờ nghĩ như thế nữa đâu! Cảm ơn ông, Tấn sĩ Michaelson. Tôi không bao giờ quên được ngày nầy bao lâu tôi còn sống!” Đức Chúa Trời vốn biết rõ người đàn bà nầy cần phải biết bà ta là tạo vật kỳ diệu của Ngài chớ không phải là một sự tình cờ đâu. Nhận thức của bà ta đột ngột thay đổi một khi bà ta hiểu rõ rằng Đức Chúa Trời đã nắn đúc nên bà ta từ trong lòng mẹ (xem Thi thiên 139.13-16).
Phần nhiều người trong chúng ta không nắm bắt đầy đủ ý nghĩa công việc của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể hiểu biết các lẽ thật với một cấp độ nào đó theo trí khôn, nhưng chúng chưa dầm thấm trọn vẹn trong lòng và trong đời sống của chúng ta. Đấy là lý do tại sao khắp cả Kinh thánh, Đức Chúa Trời giải đáp những thắc mắc về cuộc sống như: “Chúng ta từ đâu đến?” “Chúng ta sẽ đi đâu?” “Làm sao chúng ta đến đó được?” Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải biết rõ chúng ta là ai và Ngài muốn chúng ta phải trở thành hạng người nào. Nếu chúng ta chú ý tới sự khôn ngoan và trường hợp được thấy trong Sáng thế ký 1.26 - 2.3, chúng ta sẽ đương diện với hai thách thức, chúng sẽ giúp chúng ta tái khám phá các lẽ thật nầy.
1. Giữ đúng hình ảnh (1.26-31). Trong 1.1, Môise ghi lại công cuộc sáng tạo ra vũ trụ. Trong 1.2-25, ông mau mắn nói tới 5½ ngày Đức Chúa Trời sửa soạn đất. Nhưng bây giờ, vào ngày thứ sáu, câu chuyện chậm dần lại rồi chẳng có gì phải vội vã ông đã đưa ra chi tiết quan trọng hơn. Trong 1.26, Môise viết: “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta [Bốn cách giải thích đã được đưa ra về số nhiều trong 1.26. (1) số nhiều khi nói tới Ba Ngôi Đức Chúa Trời; (2) số nhiều là một tham khảo đến Đức Chúa Trời và đoàn đông các thiên sứ ở trên trời của Ngài; (3) số nhiều là một nổ lực tránh né ý tưởng về sự tương đồng của con người với Đức Chúa Trời; (4) số nhiều là cách bày tỏ tính cân nhắc nơi phần của Đức Chúa Trời khi Ngài muốn dựng nên con người] hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất” [Sailhamer viết: “Sự dựng nên con người được biệt riêng ra đối với những hành động sáng tạo trước đó bởi một loạt đối chiếu rất tinh tế với những câu chuyện thuật lại về mọi hành động của Đức Chúa Trời trước đây. Thí dụ, trong câu 26, sự khởi đầu việc dựng nên con người đã được đánh dấu bằng cụm từ quen thuộc ‘Đức Chúa Trời phán rằng’. Tuy nhiên, mạng lịnh của Đức Chúa Trời nối theo sau không phải là ‘Phải có ... ‘ không ám chỉ đến ai (ngôi thứ ba) mà đúng hơn rất cá nhân (ngôi thứ nhứt) ‘chúng ta hãy’. Thứ hai, khi dựng nên từng tạo vật thì được mô tả là ‘tùy theo loại’ (leminehu), câu chuyện nói tới sự sáng tạo con người đặc biệt nói rằng người nam và người nữ đã được dựng nên ‘theo hình ta và theo tượng ta [của Đức Chúa Trời]’ (besalmenu), chớ không ‘theo loại của chính Ngài’. Hình ảnh con người không những là hình ảnh của chính Ngài; mà con người còn dự phần giống như Đấng Tạo Hoá của mình nữa. Thứ ba, sự dựng nên con người đặc biệt được lưu ý là con người được dựng nên là ‘người nam cùng người nữ’ (câu 27). Tác giả không xem phái tính là đặc điểm quan trọng để nhấn mạnh trong câu chuyện của ông khi nói tới sự sáng tạo các hình thái sự sống khác, nhưng khi nói về con người thì có đôi chút quan trọng. Cho nên câu chuyện nhấn mạnh vào sự kiện Đức Chúa Trời dựng nên con người là ‘người nam cùng người nữ’. Thứ tư, chỉ có con người mới được ban cho quyền quản trị trong cõi thọ tạo của Đức Chúa Trời. Quyền quản trị nầy được nhắc tới là trên hẳn các loài thọ tạo khác: các loài thọ tạo trên trời, dưới biển, và trên đất. Nếu chúng ta hỏi tác giả lý do tại sao đã trình bày việc dựng nên con người theo cách nầy, một giải đáp rõ ràng ấy là ông dự trù phác hoạ ra con người là một tạo vật rất đặc biệt, được biệt riêng ra khỏi các phần công việc khác của Đức Chúa Trời. Nhưng mục đích của tác giả không những dường như muốn đánh dấu con người là khác biệt đối với phần còn lại trong các tạo vật; câu chuyện dường như chỉ dự tính tỏ ra rằng con người rất giống với Đức Chúa Trời. Đây là mục đích của tác giả sách Sáng thế ký và Ngũ Kinh. Độc giả được cung cấp những sự kiện nhất định góp phần như điểm khởi sự cho các mục đích lớn lao hơn của tác giả trong bộ Ngũ Kinh. Con người là một tạo vật. Nhưng con người là một tạo vật rất đặc biệt. Con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời”. Sailhamer, Genesis. EBC, Electronic Ed]. Sau khi dựng nên vũ trụ và đặt muôn vật vào đúng vị trí của nó, Ba Ngôi Đức Chúa Trời thảo luận với nhau. Đại danh từ số nhiều “chúng ta” “ta” là một tham khảo nói tới trạng thái số nhiều của Đức Chúa Trời [Trở lại với 1.1, thì thấy rằng từ ngữ Hy bá lai nói tới “Đức Chúa Trời” (Elohim) là một từ ngữ số nhiều. Ngay trong câu đầu tiên của Kinh thánh, Đức Chúa Trời khiến cho chúng ta nhìn biết rằng Ngài là số nhiều ngay cả khi Ngài là số ít. Còn bây giờ trong 1.26, Ngài tỏ ra điều nầy trong sự dựng nên con người. Nhưng rồi trong câu kế đó (1.27) chép: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài” (phần nhấn mạnh được thêm vào). Phân đoạn Kinh thánh chuyển từ số ít sang số nhiều cách tự do vì Đức Chúa Trời của chúng ta được tạo thành từ Ba Thân Vị. Đừng cố gắng chỉ ra điều nầy; bạn sẽ không còn giữ được lý trí của mình đấy], đây là cách nói bóng gió về Ba Ngôi Đức Chúa Trời [Boa viết: “Ba Ngôi Đức Chúa Trời được thấy chỉ trong Kinh thánh. Trong tiến trình của sự khải thị, Cựu Ước đặt nền tảng cho sự bày tỏ đầy đủ về Đức Chúa Trời Ba Ngôi của Tân Ước. Ông viết rằng ‘Giao ước cũ được tỏ ra trong giao ước mới; giao ước mới được che giấu trong giao ước cũ’”. Kenneth Boa, Conformed to His Image (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 416]. Sự cân nhắc của Đức Chúa Trời cho thấy rằng Ngài đã quyết định dựng nên con người theo cách khác biệt đối với các tạo vật khác — theo ảnh tượng của Ngài [Không có một sự phân biệt nào giữa “ảnh” và “tượng”, là điều được chêm vào 1.26 và là những từ đồng nghĩa trong Cựu Ước (Sáng thế ký 5.1; 9.6) và Tân Ước (I Côrinhtô 11.7; Côlôse 3.10; Giacơ 3.9). Ronald Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 30. “Ảnh” và “tượng” là những từ đồng nghĩa. Cả hai chỉ ra nhân cách, đạo đức, và những đức tính thuộc linh mà Đức Chúa Trời và con người đều có (nghĩa là, tự giác, lương tâm giống như Đức Chúa Trời, tự do, trách nhiệm, cách nói năng, phân biện về đạo đức, v.v…). Những điều nầy phân biệt con người đối với các loài thú vật]. Cụm từ nầy nói tới một vài việc; tôi sẽ chia sẻ ba việc ở đây: Thứ nhứt, được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời có nghĩa là một mối quan hệ tương giao gần gũi có thể tồn tại giữa Đức Chúa Trời và con người, nó không giống với mối quan hệ của Đức Chúa Trời với phần còn lại trong sự sáng tạo của Ngài. [Đức Chúa Trời và con người cùng chia sẻ một ảnh tượng mà các tạo vật khác không có. Giống như một đồng tiền được gắn vào đó với ảnh tượng của một vị vua và tiêu biểu cho sự hiện diện và uy quyền của nhà vua trong bờ cõi của người, cũng vậy hết thảy chúng ta đều được đóng ấn với ảnh tượng của Đức Chúa Trời, vì lẽ đó không những chúng ta tiêu biểu cho Ngài cách trung tín, mà còn công nhận quyền quản trị của Ngài trên đời sống của chúng ta nữa. Youngblood, The Book of Genesis, 30]. Lời xưng nhận cao thượng quan trọng nhất của chúng ta là khả năng nhìn biết Đức Chúa Trời, khả năng nầy đã được dựng nên trong chúng ta, để ở trong mối giao thông cá nhân với Ngài, để kính mến Ngài, và để thờ phượng Ngài. Quả thực vậy, chúng ta thực sự là con người khi chúng ta ở trong mối tương giao với Đấng Tạo Hoá của chúng ta. Nếu bạn cảm thấy trống không và chưa được đầy dẫy, có thể như thế là vì mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời chưa được lành mạnh đấy thôi. Sự trọn vẹn đến khi chúng ta ở trong mối tương giao yêu thương với Đức Chúa Trời.
Thứ hai, được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời có nghĩa là chúng ta phản ảnh Đức Chúa Trời trong nhân cách và trong mối tương giao của chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta có giá trị, vẽ nghiêm nghị, và xứng đáng. Tôi dám nói rằng chúng ta là những người được gọi theo danh của Đấng Christ sẽ được đứng vững và được kể đến trong những ngày hầu đến. Sự phá thai, làm cho chết không đau đớn, sẽ bị đòi hỏi các tiêu chuẩn đạo đức và luân thường đạo lý. Nguyên tắc chính trên đó các quyết định ấy phải được thực thi cho thấy rằng tất cả con người đều đã được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Theo ánh sáng nầy, giờ đây tôi có thể nhìn thấy lý do tại sao Chúa chúng ta có thể tóm tắt toàn bộ Cựu Ước trong hai điều răn: “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra” (Mathiơ 22.37-40).
Thái độ của tương lai dường như chỉ yêu mến những ai là “lân cận” gồm những người nào đang góp phần vào xã hội, chỉ có những ai được xem là có tài sản mà thôi. Khác biệt dường bao là hệ thống giá trị của Chúa chúng ta, Ngài phán: “Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy” (Mathiơ 25.40). Theo đánh giá của tôi, đây là chỗ mà Cơ đốc nhân chúng ta sẽ bị đưa vào thử nghiệm. Một số người nói rất mạnh mẽ rằng người nào Chúa chúng ta gọi là “hèn mọn” đặc biệt là những người sẽ bị loại trừ ra khỏi xã hội. Nguyện Đức Chúa Trời giúp đỡ cho chúng ta nhìn thấy vẽ oai nghi của con người đã được chính Đức Chúa Trời quyết định.
Thứ ba, được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời có nghĩa là chúng ta cần phải giao thông với nhiều người khác. Kinh thánh luôn nói về mối giao thông. Từ vườn Ê-đen cho đến thành thánh vào lúc sau cùng. Một trong những khả năng quan trọng nhất của Cơ đốc giáo tây phương, ấy là một người có thể trung tín với Đức Chúa Trời khi gắn bó với một bộ phận nhiều tín đồ. Ồ, Chúa Jêsus không phán, bởi điều nầy ai nấy đều biết các ngươi là môn đồ ta, nếu các ngươi cầu nguyện và đọc Kinh thánh mỗi ngày. Trong khi mọi điều nầy đã được dạy dỗ không nên chễnh mãng, Ngài phán: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta” (Giăng 13.35).12
Câu 26 giải thích sâu xa hơn vì con người đã được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, họ là đại biểu của Ngài ở trên đất và sẽ “trị vì” trên cả đất (đối chiếu Thi thiên 8.4-8). Cai trị ám chỉ địa vị chủ tể chớ không phải là bóc lột. Con người, là đại biểu của Đức Chúa Trời, phải cai trị thần dân của Ngài, giống như Đức Chúa Trời tể trị vậy, vì ích của chính họ. Trong khi hợp lý hoá con người sử dụng các tài nguyên của thế giới, Đức Chúa Trời không cấp một môn bài nào cho sự chúng ta lạm dụng sự sáng tạo của Ngài. Là kẻ mang ảnh tượng thiêng liêng, con người cần phải thần phục và trị vì trên phần còn lại của trật tự sáng tạo mà Đức Chúa Trời đã dựng nên. Đây không phải là môn bài để cưỡng chiếm và hủy diệt mọi sự trong môi trường. Ngay cả ở đây người nào sẽ trở thành chủ tể của muôn vật phải trở làm tôi tớ của hết thảy.
Câu 27 là bài thơ thứ nhứt trong Kinh thánh. Đỉnh cao của sự Đức Chúa Trời dựng nên con người, ấy là con người là những kẻ mang lấy ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Môise viết: “Đức Chúa Trời dựng nên [Từ ngữ “dựng nên” chỉ được sử dụng 6 lần trong câu chuyện Sáng Tạo (1.1, 21, 27; 2.3); ở chỗ khác từ ngữ “làm” được sử dụng để mô tả các hành động của Đức Chúa Trời. Tại sao “dựng nên” được sử dụng khi nói đến “các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra”? (1.21). Câu trả lời là: Ở đây chúng ta có sự khởi đầu của chặng đường mới trong công cuộc sáng tạo, nghĩa là, về “các vật sống hay động” đó] loài người [“Loài người” có ý nói tới nhân loại, chớ không phải nói tới Ađam (1.27). Đức Chúa Trời đã dựng nên người nam cùng người nữ] như hình Ngài, Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ” [Sáng thế ký 1.27 nói rõ ràng rằng sự phân biệt phái tính (nam, nữ) cũng có nguồn gốc thiêng liêng. Phái tính của một người rất khác biệt với một sự kiện thuộc khoa sinh vật học].
E rằng chúng ta bỏ quên mục tiêu, từ ngữ “dựng nên” được lặp đi lặp lại ba lần khi nói tới người nam người nữ [Có một tiến trình từ thân thể (vật chất, 1.1), đến linh hồn (nhân cách, 1.21), đến tâm linh (sự sống với lương tâm như Đức Chúa Trời, 1.27). James Montgomery Boice, Genesis 1-11 Vol. 1 (Grand Rapids. Baker, 1982 [1998]), 88]. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải hiểu rõ Ngài đã dựng nên chúng ta; chúng ta không phải là kết quả của cơ hội tình cờ.
Trong quyển A Short History of Nearly Everything [Tiểu sử ngắn của muôn vật], Bill Bryson lấy làm lạ không biết điều chi dựng nên sự sống con người. Thực sự thì chẳng có ai biết, nhưng đã có hành triệu loại protein trong thân thể con người, và mỗi loại là một phép lạ nhỏ. Bởi tất cả những luật xác suất các proteins sẽ không tồn tại được. Để tạo ra một protein bạn cần phải tập hợp nhiều acid amin …trong một trình tự thật đặc biệt, cũng vậy bạn phải gom góp lại nhiều từ với một trình tự đặc biệt để đọc được một chữ. [Thí dụ, để làm ra chất collagen tạo keo] bạn cần sắp xếp 1.055 acid amin. Những cơ hội có được phân tử 1.055 acid amin giống như chất collagen là không. Không sao có được con số collagen phân tử ấy. Để nắm bắt được sợ tồn tại của nó, hãy hình dung một máy bán hàng tự động chuẩn ở Las Vegas thật lớn — khoảng 90 feet, để cho chính xác — điều chỉnh 1.055 bánh xe xoay tròn thay vì ba hay bốn bánh xe, rồi với 20 biểu tượng trên mỗi bánh xe (một biểu tượng cho từng acid amin thông thường). Bao lâu mới có được đủ 1.055 biểu tượng ấy? Cho đến đời đời thôi. Thậm chí nếu bạn giảm con số các bánh xe quay tròn kia còn chừng 200, là con số mẫu acid amin để có một protein, thì sẽ có tỉ lệ là 1/10260 (có 260 số 0 theo sau số 1). Trong đó là một con số lớn lao hơn tất cả các nguyên tử có trong vũ trụ, chúng ta đang nói tới vài trăm ngàn loại protein, có lẽ là một triệu, mỗi loại rất là đặc biệt, như chúng ta biết, mọi thứ đang làm cho bạn thấy vui sướng. Đức Chúa Trời đã dựng nên bạn rất sáng tạo và rất trọn vẹn.
Có bao giờ bạn để ý đến những vết sẹo rỗ trên mặt, hay lúm đồng tiền, bao quanh bề mặt quả banh golf chưa? Họ làm quả banh trông chẳng trọn vẹn chi hết. Vậy thì, mục đích của họ là gì? Một viên kỷ sư hàng không phác hoạ ra những quả banh golf nói rằng một quả banh phẳng trọn vẹn sẽ rời khỏi điểm phát bóng chừng 130 yard mà thôi. Còn cũng quả bóng ấy với những lỗ nhỏ trên mặt sẽ bay xa gấp đôi. Những “vết sẹo” nầy thu nhỏ lại sức đề kháng trong không khí và cho phép nó đi xa hơn.
Hầu hết chúng ta có thể mau chóng kể ra những tính cách vật lý chúng ta muốn chúng ta sinh ra sẽ không có nó. Thật là khó tưởng tượng được “những bất toàn” nầy có ở đó vì một mục đích và là một phần trong thiết kế bậc thầy của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi tác giả Thi thiên viết về sự sáng tạo kỳ diệu của Đức Chúa Trời ở trong lòng mẹ, ông đã nói với Chúa: “Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi” (Thi thiên 139.13) và “Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi” (139.16). Khi ấy ông nói: “Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng” (139.14). Nếu chúng ta chấp nhận “những sự bất toàn” về thân thể của chúng ta là một phần trong chương trình bậc thầy của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta, sẽ lắm khác biệt nơi cái nhìn của chúng ta vào cuộc sống. Những “vết lỗ chỗ” chúng ta không thích có thể giúp chúng ta đem lại sự vinh hiển lớn lao nhất cho Đấng Tạo Hoá khôn ngoan và yêu thương của chúng ta, ai biết làm thế nào để rút ra được điều tốt nhất trong đời sống của chúng ta.
Carre Otis có mặt giữa vòng những người mẫu hàng đầu của thế giới trong 17 năm, bắt đầu sự nghiệp của mình ở tuổi 14. Để sửa soạn cho từng lần bấm máy ảnh, cô thường ăn uống no say rồi xổ ra, dùng thuốc nhuận tràng và thuốc ăn kiêng, rồi tập luyện ghê gớm lắm. Để được ốm đủ cho một sự nghiệp người mẫu đã khiến cho cô kiếm được 20.000USD một ngày. Cocaine đã giúp cho cô nhịn ăn, và cô đã dử dụng heroine luôn sau đó trong sự nghiệp của mình. Cô đã lấy nghệ sĩ Mickey Rourke làm chồng, nhưng không lâu sau đó họ đã ly dị. Đời sống có tính hủy diệt nầy đã dẫn tới chỗ phá vỡ cả trí khôn lẫn tình cảm.
Sau khi điều trị ở một bịnh viện tâm thần, cô lại phạm vào việc làm thay đổi cuộc sống của mình. Cô bắt đầu ăn bình thường và nhịn hết tất cả rượu và ma túy. Cô đã kiếm được 30 pounds, tăng từ cở 2 đến cở 12, và giờ đây thành công như một người mẫu “cở vừa”. Qua năm sau, vào ngày sinh nhật lần thứ 32, một người bạn đến mời cô dự một sứ mệnh nhân đạo phân phát quần áo, đồ chơi cho trẻ em sống trong các viện mồ côi ở Nepal. Lần đầu tiên cô nhìn thấy đói kém nó thực như thế nào. Nhìn lại kinh nghiệm của mình, cô giải thích cho phóng viên Cynthia McFadden: “Ấy không phải ai đó quan tâm họ sẽ thích ứng với kích cở nào, và đấy là lý do tại sao họ không chịu ăn. Sở dĩ như thế là vì chẳng có đồ ăn có cần. Không có tiền để mua thức ăn …Tôi nghĩ, bạn biết như thế rồi mà? Đây là phương thức mà phần còn lại của thế giới đang sống. Nếu có ai đến hỏi tôi: ‘Khi nào cô thấy mình là người đẹp nhất?’ Tôi sẽ nói khi tôi đi trên dãy Hi mã lạp sơn trong bộ đồ bẩn thỉu nhất, đầu tóc dơ dáy, không tắm trong cả tuần lễ, và đang bố thí quần áo trẻ con. Đấy là khi tôi cảm thấy mình là một phụ nữ xinh đẹp nhất, và là người phụ nữ mà tôi luôn luôn khao khát muốn trở thành”.
Đức Chúa Trời có một tình yêu lớn lao dành cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta biết rõ và kinh nghiệm điều nầy. Lý do chính, ấy là chúng ta không thoả lòng với việc chúng ta là ai và là kết quả chúng ta cố gắng đạt được sự tán thưởng của người khác khi nhìn thấy chúng ta ra thể nào, chúng ta làm gì hay chúng ta sẽ ra người như thế nào. Tuy nhiên, Chúa muốn bạn và tôi nhìn biết rằng Ngài yêu thương chúng ta và Ngài đã dựng nên chúng ta rất đặc biệt.
Sau khi dựng nên con người, “Đức Chúa Trời ban phước cho họ”; [Ơn phước của Đức Chúa Trời giúp cho con người chu toàn hai số phận của họ: sinh sản mặc dù có sự chết và cai trị mặc dù có nhiều kẻ thù], và Đức Chúa Trời phán với họ: ‘Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất’” (1.28). Tầm quan trọng của ơn phước nầy có thể bị bỏ lơ. Suốt cả phần còn lại của sách Sáng thế ký và Ngũ Kinh, “ơn phước” là một lẽ đạo chính yếu. Theo câu chuyện sáng tạo, mục đích chính của Đức Chúa Trời trong việc dựng nên con người là ban phước cho người [Cái chạm của điểm nầy trên phần còn lại của Ngũ Kinh và quan điểm của tác giả về Sinai rất là rõ ràng: qua Ápraham, Israel và giao ước ơn phước nầy sẽ được phục hồi cho toàn thể nhân loại. John Sailhamer, “Exegetical Notes. Genesis 1.1-2.4a.” Trinity Journal 5, no. 1 (1984), 80]. “Ơn phước” chỉ rõ mọi sự giúp phát triển sự sinh sản của con người và trợ giúp việc đạt được quyền quản trị. Những nhà giải kinh nói chung đã công nhận mạng lịnh “hãy sanh sản, thêm nihều” là mạng lịnh ban cho Ađam và Êva (và sau đó cho Nôê, 9.1) là đầu của dòng giống con người, chớ không phải là những cá nhân. Nghĩa là, Đức Chúa Trời không buộc mỗi người với việc sinh con cái. Điều nầy dường như rõ ràng từ sự thực Đức Chúa Trời đã làm cho nhiều người nam người nữ không có khả năng sinh sản. Kết quả là, có người không cho rằng điều răn nầy là một sự ủng hộ cho lý thuyết Đức Chúa Trời muốn mọi người phải sanh nhiều con cái khi họ có thể. Câu nầy là một “ủy thác cho xã hội” chớ không phải là một ủy thác cho cá nhân [Ơn phước tự nó trong mấy câu nầy chủ yếu là “nối tiếp”. “Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất”. Cho nên, sự ứng nghiệm của ơn phước được gắn với “dòng dõi” con người và quan niệm về “cuộc sống” — hai lý thuyết về sau khống chế các truyện tích trong sách Sáng thế ký. Những mệnh lệnh “Hãy sanh sản”, “thêm nhiều” và “làm cho đầy dẫy” không nên hiểu là mạng lịnh trong câu nầy khi câu giới thiệu xác định chúng là một “ơn phước”. Mệnh lệnh, cùng với sai khiến, là tính cách thông thường của ơn phước (đối chiếu Sáng thế ký 27.19). Sailhamer, Genesis, Electronic Ed].
Tôi cũng nói thêm rằng ơn phước ở đây phải được hiểu là một đặc ân thay vì một bổn phận. Điều nầy có ý nói rằng những quốc gia nào quy định số con một đôi vợ chồng sẽ không bị tố cáo về việc hủy bỏ các lịnh lạc của Kinh thánh. Tương tự, những đôi vợ chồng nào chọn không có con không ở trong sự vi phạm phần Kinh thánh nầy.
Khi nói như thế, công nhận con cái là một ơn phước chớ không phải gánh nặng rất quan trọng cho chúng ta. Tác giả Thi thiên nói rõ lắm: “Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra” (Thi thiên 127.3). Tôi thích câu nói của Bill Cosby: “Niềm vui và phần thưởng lớn lao nhất tôi từng kinh nghiệm là nuôi dạy con cái của mình”. Ông nói đúng, là bố mẹ của con cái (thậm chí nhiều con cái) là một niềm vui mà một người sẽ không hề hối tiếc.
Môise nói rằng A-đam có nhiệm vụ phải làm cho đất phục tùng. Từ ngữ được dịch là “phục tùng” (kabash) có ý nói “đặt dưới vòng nô lệ”. Từ nầy không có ý nói đến “hủy diệt” hay “tàn phá”. Nó có ý nói “hành động như những nhà quản lý có quyền điều động mọi sự theo như Đức Chúa Trời đã ấn định” [Đức Chúa Trời đã ban cho con người quyền hành và trách nhiệm điều hoà thiên nhiên và văn minh tấn tới. Thiên nhiên phải phục vụ con người, chớ không phải ngược lại. Tuy nhiên, điều nầy không cung ứng cho con người quyền lạm dụng thiên nhiên. Nó cũng không bào chữa cho việc cung ứng cho các loài thú và thực vật “quyền hành” của con người. Con người là đỉnh cao của sự sáng tạo, rồi thay vì thế, con người cúng đồ ăn cho các tà thần, còn Đức Chúa Trời cung ứng thực vật làm đồ ăn cho con người (1.29)]. Quan niệm về “phục tùng” và “cai trị” nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta chịu trách nhiệm chăm sóc sự sáng tạo.
Trong 1.29-30, Môise ghi lại: “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nầy, ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có hột giống; ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi. Còn các loài thú ngoài đồng, các loài chim trên trời, và các động vật khác trên mặt đất, phàm giống nào có sự sống thì ta ban cho mọi thứ cỏ xanh đặng dùng làm đồ ăn; thì có như vậy”. Đức Chúa Trời cung ứng đồ ăn cho con người trong hình thức cây ăn trái có hột giống trong mình (1.29). Theo 1.29-30, cả con người và các loài thú đồng đều ăn chay trước khi nước lụt [Mọi sự Đức Chúa Trời dựng nên đều được gọi là “tốt lành” hay “rất tốt lành”. Riêng ngày thứ bảy được gọi là “thánh” (2.1-3). Youngblood, The Book of Genesis, 31]. Mãi cho tới sau sự sa ngã, và có lẽ sau nước lụt, thịt mới được ban làm đồ ăn cho con người (đối chiếu 9.3-4). [Việc đổ huyết sẽ có ý nghĩa chỉ sau sự sa ngã, là một hình ảnh dẫn đến sự cứu chuộc nhờ vào huyết của Đấng Christ]. Tuy nhiên, Sáng thế ký, không nhắm vào con người ăn chay hay ăn thịt, mà chủ yếu nhắm vào việc Đức Chúa Trời đã chu cấp đồ ăn cho họ [“Ta sẽ ban cho” (1.29) là một sự nhắc nhớ rằng các loài thọ tạo của Đức Chúa Trời hoàn toàn nương vào ân điển của Ngài]. Chương 1 kết thúc bằng câu nói nầy: “Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu” (1.31). Mạo từ xác định [trong Anh ngữ] được sử dụng chỉ với ngày thứ sáu và ngày thứ bảy, có lẽ để công bố đỉnh cao của câu chuyện nhằm vào hai ngày quan trọng nầy. Đức Chúa Trời đánh giá công việc trong ngày nầy là “rất tốt lành”. Hai sự kiện nầy chỉ ra đỉnh điểm cao dần của ngày thứ sáu. [Chúng ta chịu trách nhiệm với Đức Chúa Trời phải giữ theo hình ảnh, nhưng chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm khi …]
2. Thực hiện sự phá vỡ (2.1-3). Môise viết: “Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi”. Giống như tác giả dự trù cho độc giả phải hiểu rõ câu chuyện nói tới ngày thứ bảy theo ánh sáng lẽ đạo “ảnh tượng của Đức Chúa Trời” trong ngày thứ sáu. Nếu mục đích chỉ ra “ảnh tượng” giữa con người và Đấng Tạo Hoá của mình là kêu gọi độc giả phải trở nên giống như Đức Chúa Trời hơn (thí dụ, Lê vi ký 11.45), thật là quan trọng khi câu chuyện nói tới ngày thứ bảy nhấn mạnh đúng sự việc mà tác giả ở chỗ khác kêu gọi độc giả phải làm theo. Hãy “yên nghỉ” vào ngày thứ bảy (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 20.8-11).
Không những tác giả tách ngày thứ bảy ra khỏi sáu ngày đầu tiên bằng cách trình bày rất đặc biệt rằng “đặt là ngày thánh” [Thật là quan trọng khi chữ “thánh” được áp dụng trong Kinh thánh lầy đầu tiên cho quan niệm thời gian, chớ không phải cho không gian. Những kẻ theo tà giáo sẽ đặt một giá cao cho những không gian thánh; thời gian và lịch sử được coi là tuần hoàn theo chu kỳ]. Hết thảy chúng ta đều có nghe bài hát “Đêm Thánh”. Phải, đây là “ngày thánh”! Vào ngày nầy Đức Chúa Trời không “phán” Ngài cũng không “làm”, giống như Ngài đã làm vào những ngày trước đó. Đức Chúa Trời “ban phước” và “làm nên thánh” ngày thứ bảy, nhưng Ngài không “làm việc” trong ngày đó. Lẽ đạo nầy được lặp đi lặp lại ba lần trong ba câu nầy. Tác giả đang đưa ra điểm nhấn mạnh từ khi chúng ta được dựng nên theo “ảnh tượng của Đức Chúa Trời”, chúng ta cũng phải ưu tiên một cho sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời [Xem Sáng thế ký 2.15; 5.29; 8.4; 19.16; Xuất Êdíptô ký 20.11; Phục truyền luật lệ ký 5.14; 12.10; 25.19]. Chúng ta rất mong được làm bản sao Đấng Tạo Hoá của chúng ta. Thực vậy, văn mạch ám chỉ rằng một ngày yên nghỉ cho cả tuần lễ rất là cần thiết cho sự sinh tồn của con người về tình dục (1.27-28) hay về đồ ăn (1.29). Đây là phần nhấn mạnh dường như đã bị lãng quên ngày hôm nay, thậm chí giữa vòng Cơ đốc nhân [Các trước giả Kinh thánh về sau nầy tiếp tục nhìn thấy phần tương ứng giữa sự “yên nghỉ” của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo và sự “yên nghỉ” trong tương lai đang chờ đợi những ai trung tín (Thi thiên 95.11; Hêbơrơ 3.11)].
Chúng ta làm việc được nhiều kết quả khi chúng ta dành một ngày trong một tuần để nghỉ ngơi và bổ sức lại. Nếu chúng ta vi phạm chương trình nầy, chúng ta đang ngược đãi thân thể và linh hồn của chúng ta, và từng chút một chúng ta thu nhỏ lại tình trạng hiệu quả của chúng ta. Nguyên tắc nầy rất quan trọng cho cuộc sống vì chính Đức Chúa Trời đã nêu gương lấy ngày thứ bảy làm ngày nghỉ. Có phải Đức Chúa Trời làm như vậy vì Ngài thấm mệt không? [Sự nghỉ ngơi của Đức Chúa Trời là một sự yên nghỉ về sự trọn vẹn chớ không phải vì kiệt sức đâu. Động từ shabat có nghĩa là “thôi” hoặc “dừng lại”]. Có phải Đức Chúa Trời đổ mồ hôi không? Tôi không nghĩ thế. Đức Chúa Trời không đến lúc sẩm tối vào ngày thứ sáu rồi nói: “Hãy cảm tạ Ta vì đây là ngày thứ sáu”.
Đức Chúa Trời đang củng cố một khuôn mẫu rất quan trọng cho cuộc sống lành mạnh, kết quả. Ngài đang đề nghị rằng đây là một hành động của Đức Chúa Trời lấy một ngày để nghỉ ngơi. Chúng ta không nên ráng sức để được thuộc linh hơn Đức Chúa Trời [Khi Chúa Jêsus cảm thấy mệt mõi, Ngài phán cùng các môn đồ: “Hãy đi tẻ ra trong nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một chút” (Mác 6.31)]. Nếu Ngài chọn lấy một ngày để yên nghỉ, thì chúng ta cũng phải như vậy.
Nhưng nếu bạn sống giống như tôi, điều nầy sẽ rất khó khăn cho bạn đấy. Khi tôi vật vã với quan điểm về tuần lễ nầy, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc dâng hiến tiền bạc của tôi. Khi tôi còn là một thiếu niên, tôi đã tìm cách tôn kính Chúa với số tiền mà Ngài đã chúc phước cho tôi. Tôi không hề nghĩ đến việc giữ lại một phần thu nhập của mình mà không dâng cho Chúa. Một trong những lý do là, tuyệt đối tôi tin rằng tôi không thể không dâng cho Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng Ngài sẽ chu cấp cho mọi nhu cần của tôi khi tôi tôn vinh Ngài qua sự dâng hiến của tôi. Cái điều mau chóng hiện ra trong tôi là, thực sự tôi không tin nếu tôi lấy một ngày trong tuần để yên nghỉ Đức Chúa Trời sẽ làm thoả mãn mọi nhu cần của tôi (Philíp 4.19). Đối với tôi, dường như có quá nhiều việc để phải lo làm. Nếu tôi lấy một ngày vì mục đích yên nghỉ và thờ phượng, tôi sẽ chẳng bao giờ lo cho xiết được. Có nhiều việc chưa làm đến. Tôi sẽ không sống có kết quả như tôi đáng phải có. Loại suy nghĩ nầy thiếu đức tin và không tôn kính Đức Chúa Trời. Tôi phải đạt tới chỗ tôi tin quyết rằng Đức Chúa Trời sẽ nhân rộng thì giờ của tôi y như Ngài đang làm về tiền bạc của tôi vậy.
Cho nên, chúng ta sẽ lấy ngày yên nghỉ của mình vào lúc nào? Trong nhiều năm trời, có nhiều người đã phản đối chúng ta sẽ lấy ngày nào làm ngày yên nghỉ. Ở Mỹ, chúng ta có hai ngày weekend vì chúng ta không nhất trí về ngày sabát của Cơ đốc nhân hay của người Do thái. Tuy nhiên, mẫu mực trong Kinh thánh là làm việc sáu ngày một tuần rồi lấy một ngày để yên nghỉ. Bạn sẽ lấy ngày nào? Trong Rôma 14.5-6a, Phaolô nói rõ ràng rằng ngày yên nghỉ của bạn có thể là bất kỳ ngày nào. Trong Mác 2.27, Chúa Jêsus phán: “Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng nên loài người”. Cho nên hãy chọn bất kỳ ngày nào để làm ngày nghỉ và hãy nghỉ ngơi và thờ phượng [Trong Kinh thánh, ngày “Sabát” thực sự là ngày thứ Bảy nhưng chỉ là lịch của người Do thái. Là Cơ đốc nhân ở dưới Giao Ước Mới, chúng ta không còn ở dưới luật pháp nữa]. Nếu bạn thích làm vườn, hãy kỷ niệm Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá của bạn. Nếu bạn thích lao động, hãy lao động vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bạn phải chọn một ngày trong tuần để làm ngày nghỉ. Sự thực là: bạn và tôi đều nhớ tới những thì giờ thánh hơn là kết quả. Những hoạt động như chơi đùa với con cái của bạn, đọc sách như một gia đình, xem TV như một gia đình, trò chuyện với người bạn đời của mình, và lái xe đi một vòng sẽ chống lại sự thử nghiệm về thời gian.
Tôi biết lời khuyên nầy đặc biệt rất khó cho những bà mẹ nội trợ hay người làm công. Bạn luôn luôn đốt ngọn đèn ở cả hai đầu. Luôn luôn có những việc phải làm thường nằm ngoài tầm khống chế của bạn. Bạn sẽ không luôn luôn không làm gì trong cả ngày yên nghỉ đó. Đấy là lý do tại sao bạn phải công nhận yên nghỉ không những là trong một ngày; mà yên nghỉ còn đặt nơi một Thân Vị. Chúa Jêsus phán: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ” (Mathiơ 11.28-29).
Tháng Năm vừa qua, tôi đang tiếp tục sứ mạng ngắn hạn tại Siberia. Trên một chuyến bay, tôi ngồi cạnh một người từ Tây ban Nha hiện đang sống tại Thụy sĩ. Trong cuộc trò chuyện của chúng tôi, ông ta đã chia sẻ với tôi xứ Thủy sĩ kỷ niệm một ngày yên nghỉ hợp pháp mỗi Chúa nhựt. Juan Carlos giải thích rằng cảnh sát sẽ xuất hiện ngay cửa nhà của bạn nếu TV của bạn mở quá ồn, nếu bạn đóng đinh gắn một bức tranh lên tường. Tiếng ồn ào bị cấm đoán! Là kết quả của luật lệ nầy, tội ác gần như không tồn tại. Con người sống rất hài hoà với nhau. Ông mô tả xứ ấy là “một mãng thiên đàng ở trên đất”. Điều nầy có thể là một kết quả khi người ta thực hiện một sự đột phá.
Một vị Mục sư có lòng quan tâm khi hai trong ba đứa con của ông bắt đầu nói cà lăm. Ông thực hiện một sự chỉ định cho chúng phải đến gặp một nhà trị liệu về giọng nói (cũng là một nhà tâm lý học), rồi sau đó đã có một chỉ tiêu cho mình nữa. Ông Mục sư nói: “Nhà tâm lý học ấy đã rủa sả tôi. Ông ta bảo tôi phải chịu trách nhiệm về giọng nói ấy, và tôi đang phá đổ đời sống của các con tôi. ‘Ông đưa cả gia đình mình đi nghỉ vào lúc nào?’ ông ta hỏi tôi như thế. “Ồ, lâu lắm rồi. Tôi quá bận rộn không có dành thì giờ với gia đình tôi. Tôi nhớ tôi thường nói rằng Ma Quỉ không có một kỳ nghỉ nào, tại sao tôi lại có? Và tôi không hề thôi suy nghĩ rằng Ma Quỉ không phải là trường hợp của tôi”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét