Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Gen 1-50: "Từ ngôi vườn đến ngôi mộ"



"Từ ngôi vườn đến ngôi mộ"

(Sáng thế ký 1-50)
Người Mỹ thích làm gì trong giờ rỗi rãnh của họ? Tạp chí USA Today mới đây cho biết rằng 96% người Mỹ thích xem vô tuyến truyền hình. Giờ đây, tôi muốn bạn nghĩ lại thì giờ vừa qua khi bạn ngồi xem chương trình truyền hình. Có phải bạn đã bị thu hút vào đấy không? Có phải bạn đang xem phim bộ không? Có phải người bạn đời và con cái của bạn đang nổ lực nói chuyện với bạn, nhưng bạn không đáp ứng? Nếu chúng ta thành thực, hầu hết chúng ta đều trả lời “đúng” với những câu hỏi nầy. Khi chúng ta xem một chương trình mà chúng ta ưa thích, phần nhiều trong chúng ta chẳng để ý gì tới mọi sự ở chung quanh chúng ta nữa.
Thực tại nầy cũng có thể áp dụng cho Kinh Thánh nữa đấy! Chúng ta đã dành 53 ngày Chúa nhựt để nghiên cứu sách Sáng thế ký. Tôi đã thưởng thức chuyến hành trình của chúng ta qua 2400 năm đầu tiên của lịch sử loài người [Sáng thế ký trải nhiều thời gian hơn bất cứ sách nào khác trong Kinh Thánh. Nó bao phủ tất cả 65 sách kia trong Kinh Thánh kết hợp lại. Toàn bộ thời gian phải chăng tính từ lúc có sự sáng tạo (?) tới lúc mà dân Israel đến ngụ trong xứ Ai cập rồi tấn tới thành một quốc gia (khoảng năm 1800 TC). Niên đại của sách Sáng thế ký được tính sau khi Xuất Ai cập vào thế kỷ thứ 15 TC]. Tuy nhiên, một sự lần ngược trở lại với phần nghiên cứu lâu dài và chi tiết sách Sáng thế ký khiến cho chúng ta phải bỏ sót khu rừng vì chú trọng vào cây cối. Đừng cho là tôi sai lầm nhé, khi xem xét cây cối của khu rừng có nhiều lợi ích, nhưng chúng ta cần phải lui lại để chúng ta có thể nhìn thấy vẻ oai nghi của chính khu rừng đó. Chúng ta sẽ nổ lực làm việc nầy khi chúng ta kết thúc phần nghiên cứu sách Sáng thế ký của chúng ta [Trong bài giảng tóm lược nầy, tôi đã sử dụng nhiều phần hướng dẫn của Steve J. Cole: “Từ Ngôi Vườn Đến Chiếc Quan Tài trong sách Sáng thế ký”.
http.//www.fcfonline.org/site/content/1/sermons/112397m.pdfhttp.//www.fcfonline.org/site/content/1/sermons/112397m.pdf; R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 579-624].
Chúng ta phải bắt đầu với một câu nói tóm tắt trong sách Sáng thế ký. Tôi muốn chỉ ra câu nói sau đây: Đức Chúa Trời đã giàu ơn chuộc lấy chúng ta ra khỏi sự rủa sả của tội lỗi để chúng ta sẽ trở thành ống dẫn của Ngài hầu chúc phước cho nhiều người. Câu nầy xác định khu rừng (hay bức tranh lớn) trong sách Sáng thế ký. Một khi rất khó tóm tắt 50 chương cách súc tích, tôi sẽ sắp xếp Sáng thế ký theo cách nầy: Sách Sáng thế ký nói cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là ai, chúng ta là ai, và những điều chúng ta phải lo làm.
1. Sáng thế ký nói cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là ai! Sáng thế ký bắt đầu với lời lẽ tuy đơn sơ, nhưng rất quan trọng: “Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (1.1). Trong câu mở đầu của Kinh Thánh, chúng ta được dẫn tới mặt đối mặt với Đức Chúa Trời đời đời, là Đấng đã phán thì vũ trụ phải hiện hữu (Thi thiên 33.6). Chẳng có một lời giới thiệu nào hướng tới mục tiêu đó hết, không một lời bàn luận nào minh chứng sự hiện hữu của Ngài, không một chỗ nào cho sự suy đoán hay hiếu kỳ cả. Một là bạn phải chấp nhận Đức Chúa Trời là nguồn cội của mọi sự hoặc phải chối bỏ Ngài. Dĩ nhiên, phần mặc khải về quyền phép đáng sợ của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo có khuynh hướng làm cho chúng ta phải khựng lại, làm cho chúng ta cảm thấy như chúng ta không thể nào tiếp cận được một Đức Chúa Trời đầy năng quyền như thế. Tuy nhiên, những chương đầu tiên của Sáng thế ký tỏ ra Đức Chúa Trời toàn năng, sáng tạo nầy cũng là một Đức Chúa Trời riêng tư, là Đấng đang thông công với con người mà Ngài đã dựng nên. Ngài trò chuyện với Ađam và ban cho ông công việc có ý nghĩa để làm ở trong vườn. Ngài biết nhu cần của Ađam về một người giúp đỡ và dựng nên Êva để làm vợ của ông. Đôi vợ chồng đầu tiên tương giao với Đức Chúa Trời mỗi ngày ở trong vườn. Nhưng chỉ khi nào chúng ta khởi sự thoải mái và cảm thấy như chúng ta có thể tiếp cận với Đức Chúa Trời đáng kinh nầy, chúng ta thấy Đức Chúa Trời tuyên bố những lời rủa sả giáng trên con rắn, người nữ, người nam, và cả đất nữa. Chúng ta học biết rằng Đức Chúa Trời không xem nhẹ tội lỗi khi Ngài trục xuất đôi vợ chồng sa ngã kia ra khỏi khu vườn. Thế rồi, khi tội lỗi lan rộng qua dòng giống con người sa ngã, chúng ta chựng lại nơi sự phán xét kinh khiếp của Đức Chúa Trời trong nạn lụt và một lần nữa tại tháp Babên. Chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời thánh khiết, Ngài phải phán xét mọi tội lỗi. Nhưng trong mọi sự nầy, có sự trông cậy. Thay vì đánh cho đôi vợ chồng sa ngã kia chết tại chỗ, Đức Chúa Trời đã giàu ơn hiến cho họ hy vọng trong lời hứa về dòng dõi của người nữ. Người sẽ chà nát đầu con rắn, mặc dù con rắn sẽ cắn gót chơn người (3.15). Đây là lời hứa sớm sủa nhất trong Kinh Thánh nói về sự đến của Đấng Christ Đấng Cứu Thế, sanh ra bởi một người nữ (chớ không phải một người nam, qua sự đồng trinh). Trong sự chết của Ngài, Ngài bị cắn nơi gót chơn, và dường như Satan đã chiến thắng. Nhưng sự sống lại của Đấng Christ đã đổi những gì dường như là chiến thắng của Satan thành ra thất bại, khi dòng dõi của người nữ chà nát đầu của con rắn.
Khi ấy Đức Chúa Trời giàu ơn đã cung ứng tấm da thú để mặc lấy cho đôi vợ chồng sa ngã đó (3.21). Tấm da thú đã cứu vãn cho tình trạng trần truồng về phần xác thể của họ, nhưng rõ ràng sự cung ứng ấy còn đi xa hơn thế nữa. Giống như tình trạng trần truồng của con người còn sâu xa hơn chỉ là ở phần xác thể và cho thấy linh hồn bị bày ra như kết quả của tội lỗi (3.7), cũng vậy sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời về áo xống còn trổi hơn nhu cần thuộc thể về áo quần. Đây là một minh họa rất đẹp về những gì Đức Chúa Trời sẽ làm qua Đức Chúa Jêsus Christ để tiếp trợ ơn cứu rỗi cho hết thảy những ai đang đứng một cách xấu hổ bị bày ra trước mặt Ngài vì cớ tội lỗi của họ. Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời về tấm da thú chỉ ra cho chúng ta thấy bốn việc:
1. Chúng ta cần một sự che đậy tội lỗi của chúng ta. Tư tưởng về sự đứng chung với tội lỗi của tôi bị bày ra trong ánh sáng sự hiện diện thánh khiết của Đức Chúa Trời còn dễ chịu hơn tư tưởng phải có mặt ở Nhà Trắng trần truồng hoàn toàn để phỏng vấn tìm việc làm. Tôi cần một loại che đậy nào đó.
2. Mọi nổ lực của chúng ta trong việc che đậy mình là không thích nghi. Ađam và Êva đã kết những chiếc lá vả, nhưng việc ấy không che đậy được. Con người hiện đại cố gắng làm những chiếc lá vả việc lành công đức để che đậy tội lỗi của mình và làm cho mình như đáng nhận đối với Đức Chúa Trời, còn Đức Chúa Trời không thể chấp nhận phương án đó.
3. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể tiếp trợ sự che đậy mà chúng ta có cần cho tội lỗi của chúng ta. Ngài nắm thế chủ động trong việc che đậy tội lỗi của chúng ta sao cho thích đáng. Ađam và Êva đã tiêu cực; Đức Chúa Trời đã làm hết công việc đó. Chúng ta không thể tiếp nhận ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời chừng nào chúng ta hiến cho Ngài những chiếc lá vả của chúng ta. Chúng ta phải để Ngài tiếp trợ mọi sự cho, như Ngài đã thực sự hành động trong Đấng Christ.
4. Sự che đậy mà Đức Chúa Trời cung ứng cho đòi hỏi sự chết của một con sinh vô tội. Một con thú phải bị giết để cung ứng sự che đậy nầy cho Ađam và Êva. Nếu, chúng ta có thể giả định, Ađam và Êva đã chứng kiến sự giết nầy, việc ấy sẽ gây sốc cho họ. Đây là lần đầu tiên họ đã chứng kiến cái chết. Khi họ nhìn thấy những con thú bị cắt cổ họng và quằn quại cho đến chết, họ phải có được ý thức cho cả hai việc: tình trạng tội lỗi của họ và ân điển cả thể của Đức Chúa Trời khi không đòi hỏi cái chết tức thì của chính họ đối với tội lỗi của họ. Họ học biết rằng không có sự đổ huyết ra đó, thì chẳng có sự che đậy thích đáng nào cho tội lỗi hết, còn Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận cái chết của một con sinh đáng chấp nhận. Trong ánh sáng của mọi sự tới sau, chúng ta biết rõ con sinh chính là Đức Chúa Jêsus Christ, những con thú nầy chỉ là một kiểu cách, hình bóng chỉ về Ngài mà thôi. Vì thế sách Sáng thế ký tỏ ra Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, Ngài phải được nhìn biết theo cách riêng. Sáng thế ký tỏ ra Đức Chúa Trời là Quan Án thánh khiết của mọi tội lỗi, tuy nhiên Đấng Cứu Thế chính mình Ngài đã cung ứng sự trả giá cho án phạt dành cho tội lỗi của chúng ta.
Sách Sáng thế ký cũng tỏ ra cho chúng ta thấy một vài thuộc tính khác nữa của Đức Chúa Trời [Các danh xưng của Đức Chúa Trời trong sách Sáng thế ký là xứng đáng cho phần nghiên cứu cẩn thận: thí dụ, Êlôhim; Giêhôva; thiên sứ của Đức Giêhôva; El Roi (Đức Chúa Trời là Đấng nhìn thấy); El Shaddai (Đức Chúa Trời toàn năng); El Elyon (Đức Chúa Trời chí cao); sự kính sợ của Ysác; Đức Chúa Trời của Gia cốp; v.v...].
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời toàn năng (Sáng thế ký 1-2). Trong sách Sáng thế ký, Ngài phán thì cõi sáng tạo liền hiện hữu. Ngài tạo ra một trận đại hồng thủy. Ngài hủy diệt Sôđôm và Gômôrơ trong thời của Ápraham. Ngài đem đói kém đến trong thời của Giôsép. Ngài mở tử cung ra. Ngài làm nhiều phép lạ dấu kỳ. Đức Chúa Trời của sách Sáng thế ký là một Đức Chúa Trời đáng kinh, có khả năng tỏ ra bất cứ quyền phép nào. Đức Chúa Trời nầy không thay đổi; Ngài vẫn có quyền năng. Bạn có thể kêu cầu Ngài hôm nay.
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời toàn tại (Sáng thế ký 26; 28; 32; và 39). Đức Chúa Trời phán với Ysác: “Ta sẽ ở cùng ngươi” (26.3, 24). Sự hiện diện của Đức Chúa Trời với Ysác rõ ràng đến nỗi dân Philitin, họ tuyên bố với Ysác: “Chúng tôi đã thấy rõ ràng Đức Giê-hô-va phù hộ người” (26.28). Bốn lần trong câu chuyện Giôsép, chúng ta được thuật cho biết Đức Giêhôva đã “ở với” Giôsép (39.2, 3, 21, 23). Thậm chí dường như Đức Chúa Trời ở cách xa hàng triệu triệu dặm, Ngài đã hiện diện trong quyền năng với dân sự của Ngài. Ngài đang hiện diện với bạn hôm nay qua quyền phép của Đức Thánh Linh. Thậm chí khi bạn bước đi qua những lần tối tăm và thách thức, Ngài đang ở tại đó với bạn.
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời toàn tri (Sáng thế ký 16 và 18). Một trong những câu nói rõ ràng nhất nói tới sự toàn tri của Đức Chúa Trời được thấy có ở 6.5: “Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn”. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể đưa ra một câu nói như thế. Trong Sáng thế ký 16 và 18, Đức Chúa Trời phán với Aga và Sara, chứng tỏ rằng Ngài biết hết mọi sự về đời sống của họ. Đức Chúa Trời vốn hiểu rõ mọi sự mà bạn đang nếm trải. Ngài nhìn thấy mọi sự bất công đã làm ra cho bạn. Ngài biết rõ mọi động lực của bạn. Ngài sẽ chăm sóc cho bạn.
Đức Chúa Trời đang tể trị (Sáng thế ký 15 và 25). Đức Chúa Trời đang tể trị trong lịch sử, trong cuộc sống và trong ân điển. Bất cứ điều chi Ngài nói trước đều ứng nghiệm. Ngài chọn mở tử cung khi Ngài đẹp lòng. Ngài lựa chọn và đặt kẻ non nớt lên trên người già dặn hơn. Ngài đang nắm quyền tể trị hoàn toàn.
Đức Chúa Trời rất khôn ngoan (Sáng thế ký 45 và 50). Đức Chúa Trời đang tể trị đến nỗi Ngài có thể sử dụng tội lỗi của con người để hoàn thành mọi ý định của Ngài (45.7-8; 50.20). Đức Chúa Trời có thể lấy những quả chanh trong đời sống của bạn rồi làm thành nước chanh. Cho nên, khi những hoàn cảnh khó khăn bước vào cuộc sống của bạn, hãy công nhận rằng Đức Chúa Trời có thể lấy những thử thách của bạn rồi sử dụng để hoàn thành sự vinh hiển của Ngài và làm ích cho bạn (Rôma 8.28-29). Chúng ta hầu việc một Đức Chúa Trời cao cả như thế mà chẳng cần phải phàn nàn chi hết. Ngài sẽ bảo hộ chúng ta; Ngài sẽ tiếp trợ cho chúng ta. Ngài có khả năng thực thi ý chỉ của Ngài trong đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể tin cậy Ngài một cách trọn vẹn, nhận biết rằng Ngài là một Đức Chúa Trời nhơn lành và chỉ muốn điều tốt nhất cho chúng ta mà thôi.
2. Sáng thế ký cho chúng ta biết chúng ta là ai! Một người Anh theo chủ nghĩa hoài nghi có tên là George Bernard Shaw, khi đáp ứng với những trại tập trung của người Đức, ông ngần ngại kết luận: “Có một lẽ đạo về thần học có thể thẩm tra theo kinh nghiệm — ấy là nguyên tội”. Trong khi lẽ đạo ấy lờ mờ trong sách Sáng thế ký, đây chẳng phải là hình ảnh đầu tiên của con người. Câu nói đầu tiên về con người là câu nói của Đức Chúa Trời, Ngài phán: “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta” (1.26). Trong khi ảnh tượng của Đức Chúa Trời nơi con người bị sự sa ngã làm cho hư hỏng đi, nó không bị xóa hẳn. Chúng ta biết rõ sự nầy vì sau nạn lụt, Đức Chúa Trời thiết lập án chết cho kẻ giết người, đặt án ấy trên sự thực con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, một lẽ thật vẫn còn được áp dụng (9.6). Lẽ thật quan trọng đó nằm ở đàng sau quan điểm Cơ đốc cho rằng mỗi con người cần phải được đối xử với sự tôn trọng. Lẽ thật ấy nằm ở đàng sau sự chống đối Cơ đốc đối với việc phá thai và việc làm cho người ta chết không đau đớn. Đây là động lực ở đàng sau các bịnh viện và trung tâm y tế Cơ đốc. Nó nằm ở đàng sau tổ chức từ thiện Cơ đốc đối với người nghèo khó. Nó nằm ở đàng sau sự tôn trọng Cơ đốc của những người nam người nữ dành cho con người, từ khi 1.27 nói một cách phân biệt rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài là người nam và người nữ. Nó gợi ý những gì chương thứ hai khẳng định — nền tảng cho hôn nhân và các mối quan hệ gia đình Cơ đốc. Nó hình thành nền tảng cho sự hiểu biết thích ứng nơi cái tôi của một người, chỉ ra rằng chúng ta mỗi người đều có một vai trò đặc biệt trong ý định của Đức Chúa Trời.
Nhưng Sáng thế ký cũng cho chúng ta thấy khi sa ngã trong tội lỗi, chúng ta sẽ xa cách đối với Đức Chúa Trời. Mọi tác dụng mang tính tàn phá của tội lỗi đã được tỏ ra trong nhận định đầy đủ của cả sách. Vẻ đẹp của đôi vợ chồng đầu tiên, tình trạng vô tội ở trong vườn, bị hủy diệt khi họ bị trục xuất vì cớ tội lỗi của họ. Đứa con trai lớn nhất của họ, người đầu tiên ra đời trong gia đình đầu tiên ở trên đất, đã giết em mình trong sự ganh tỵ. Đến thời Nôê, tình trạng tội lỗi của dòng giống con người đã được tóm tắt lại: “Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn” (6.5). Do đó, nhận định của chúng ta về bản ngã cần phải được nắn đúc không những bởi lẽ thật đầy khích lệ cho rằng chúng ta được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, mà còn bởi thực tại cho rằng tấm lòng của chúng ta có khuynh hướng chống nghịch Đức Chúa Trời và hướng theo tội lỗi. Trong khi tấm lòng ấy không phải là một thứ tốt đẹp đáng nhìn ở trong gương mà Sáng thế ký đang duy trì ở trước mặt chúng ta, nó mang bằng chứng với thực tại. Bạn đọc sách Sáng thế ký rồi phải thốt ra: “Phải, bổn tánh con người là như thế. Thậm chí còn hơn nữa, tôi thực sự y như thế đấy!” Tách rời khỏi công việc của Đức Chúa Jêsus Christ trong đời sống tôi, tôi hoàn toàn là tội lỗi. Thích ứng với mối quan hệ của tôi với Đấng Christ, tôi không còn là một tội nhân theo bản tánh nữa … tôi là một thánh đồ. Tuy nhiên, tôi tiếp tục phạm tội vì tôi có thứ xác thịt gian ác đang tồn tại ở trong tôi.
Làm thế nào con sâu có thể lọt vào trong quả táo cho được? Có lẽ bạn nghĩ con sâu đào vào từ bên ngoài. Không. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng con sâu xuất hiện từ bên trong. Nhưng làm sao nó vào tận đó cho được chứ? Rất đơn giãn! Một con côn trùng đặt một trứng trong hoa của cây táo. Một thời gian sau đó, con sâu nở trong phần trung tâm của quả táo, khi ấy nó ăn lần để thoát ra ngoài. Tội lỗi, giống như con sâu, bắt đầu trong tấm lòng rồi lộ ra qua tư tưởng, lời nói và hành vi của con người [David Jeremiah, Grace for the Day, Turning Point Daily Devotional, 4/5/06]. Thật là bẩn thỉu, và chúng ta công nhận tình trạng tội lỗi của chúng ta trầm trọng là dường nào! May thay, sách Sáng thế ký không để chúng ta lại đó. Ở lại đó thì vô vọng lắm. Thay vì thế, Môise đan dệt một sứ điệp đầy đức tin và lời hứa qua sách Sáng thế ký.
3. Sáng thế ký cho chúng ta biết mọi điều chúng ta phải làm theo. Sáng thế ký chỉ cho chúng ta thấy, như chúng ta đã thấy rồi, rằng Đức Chúa Trời hiến cho chúng ta sự cứu chuộc và cách thức chúng ta phải đáp ứng theo. Tôi thích minh họa điều nầy từ trường hợp đức tin đầu tiên, khi Ađam tin theo lời hứa cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Sau khi Đức Chúa Trời tuyên bố lời rủa sả đối với tội lỗi của con người (3.14-19), có một câu lúc đầu dường như là không có trong văn mạch. Sáng thế ký 3.20 đọc: “A-đam gọi vợ là Ê-va, vì là mẹ của cả loài người”. Rồi phân đoạn Kinh Thánh tiếp tục nói tới sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời về tấm da thú và về sự Ngài trục xuất hai vợ chồng ra khỏi khu vườn. Nhưng sau những lời lẽ không lay chuyển được ở 3.19, là lời lẽ giáng ra sự cực khổ và sự chết trên dòng giống con người, bạn sẽ không trông mong 3.20. Tốt nhứt là bạn sẽ nghĩ tới Kẻ Gặt Lấy, “vì nàng là mẹ của mọi người chết”. Sở dĩ như thế là vì tội lỗi của nàng mà sự chết đã đến trên dòng giống con người. Tuy nhiên, Ađam gọi nàng là “Êva”, có nghĩa là người cung ứng sự sống hay người mẹ. Và, hãy nhớ, cái tên nầy đã có trước khi nàng có bất kỳ đứa con nào. Như vậy 3.20 có ý nói gì? Đây là phần đáp ứng đức tin của của Ađam đối với lời hứa của Đức Chúa Trời sai phái một Cứu Chúa đến qua dòng dõi của người nữ (3.15). Ađam đã nghe và phục theo án chết của Đức Chúa Trời (3.19), nhưng ông cũng nắm lấy lời hứa của Đức Chúa Trời cho biết từ một người nữ mà ra một dòng dõi sẽ chà nát đầu con rắn. Và vì thế, bởi đức tin, trước khi vợ ông mang thai, Ađam đặt tên cho vợ là Êva, là mẹ của mọi người. Giờ đây ơn cứu rỗi đang hiện hữu và luôn luôn hiện hữu bởi đức tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời. Trước khi Đức Chúa Jêsus Christ vào trong thế gian, đức tin của một người phải nhìn tới đàng trước nhìn thấy một Cứu Chúa được hứa cho (Rôma 3.25). Kể từ Đấng Christ, đức tin nhìn lui lại Cứu Chúa là Đấng sẽ ngự đến. Ơn cứu rỗi không hề đặt vào việc tuân giữ những điều răn hay trên những việc lành của một người để san bằng mọi tội của người. Chúng ta phải làm hòa với Đức Chúa Trời bằng cách tin cậy những gì Ngài đã phán dạy về Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng Cứu Thế duy nhứt, là Đấng đã gánh lấy án phạt của chúng ta trên chính mình Ngài tại thập tự giá.
Một đức tin lành mạnh luôn luôn kết quả nơi sự vâng phục. Nôê không những nói: “Lạy Chúa, con tin theo Ngài, rằng Ngài sẽ sai một trận lụt đến để hủy diệt đất”. Đức tin của ông đã kết quả trong 100 năm chịu khó làm việc và chịu chế nhạo khi ông lo đóng chiếc tàu và đã bước lên tàu khi Đức Chúa Trời phán cùng ông. Đức tin lành mạnh luôn luôn tác động cách ứng xử của chúng ta trong thế giới tội ác nầy. Nói như thế có nghĩa là chúng ta sẽ dâng mình và tất cả những tài nguyên mà Đức Chúa Trời đã tin cậy giao thác cho chúng ta đặng làm theo ý định cao trọng của Ngài chúc phước cho mọi gia đình trên đất qua dòng dõi của Ápraham, Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu chúng ta thực sự tin theo những điều Đức Chúa Trời dạy dỗ về sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên tội lỗi và về sự tiếp trợ của Ngài trong Đấng Christ, chúng ta không thể tự mãn giống như hàng tỉ tỉ người bước vào cõi đời đời mà không có Đấng Christ. Thay vì thế, chúng ta sẽ làm theo mọi sự chúng ta có thể để trở thành những ống dẫn ơn phước của Đức Chúa Trời cho những kẻ đang bị hư mất.
Một cụ già, đang đi dọc theo bờ biển lúc bình minh, để ý thấy một thanh niên đứng trước mặt ông đang nhặt lấy con sao biển rồi ném nó ra biển. Bước tới gần thanh niên đó, cụ hỏi anh ta đang làm gì vậy? Chàng thanh niên đáp rằng sao biển mắc cạn sẽ chết mất nếu kẹt lại cho tới khi mặt trời sáng mai. Cụ già kia đáp: “Nhưng bờ biển thì dài biết bao nhiêu dặm, và có hàng triệu triệu sao biển. Nổ lực của anh có tạo ra được sự khác biệt nào chăng?” Chàng thanh niên ấy nhìn vào con sao biển trong bàn tay mình và rồi ném nó vào sự an toàn trong những lượn sóng. Anh ta đáp: “Chỉ có sự khác biệt cho con nầy mà thôi”.
Ở Rôma 10.12-15, Phaolô nói cho chúng ta biết rằng Chúa “giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài, vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền tin lành là tốt đẹp biết bao!” Đức Chúa Trời muốn bàn chân xinh đẹp phải là bàn chơn của bạn đấy!
Đâu là những chương trình mùa hè của bạn đây? Liệu bạn có chịu phó thác ngày nay đầu tư vào việc trở thành một nguồn phước cho nhiều người khác không? Sáng thế ký cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là ai, chúng ta là ai, và những điều chúng ta phải làm theo. Đức Chúa Trời đã giàu ơn cứu chuộc chúng ta ra khỏi sự rủa sả của tội lỗi hầu cho chúng ta có thể trở thành ống dẫn của Ngài để chúc phước cho mọi người. Liệu bạn sẽ đáp ứng với sứ điệp của Sáng thế ký không? Liệu bạn sẽ được phước và trở thành một nguồn phước chăng?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét