Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

Gen 5.1-32: “Cây gia đình của con người”



“Cây gia đình của con người”

(Sáng thế ký 5.1-32)
Một nhóm cư dân lớn tuổi ở Florida đang trao đổi về những đau yếu của họ. “Hai cánh tay tôi yếu đến nỗi tôi khó mà cầm được tách cà phê nầy”; “Phải, tôi biết mà. Mắt tôi kém đến nỗi tôi không thể nhìn thấy được tách cà phê”; “Tôi không thể xây đầu qua vì cổ tôi bị viêm khớp”; “Áp huyết tôi cao hay làm tôi bị choáng váng”. Sau cùng, một bà nói: “Tôi đoán đây là cái giá mình phải trả khi tuổi đã già”. Một ông nói: “Phải đấy, không phải tất cả đều xấu đâu. Chúng ta phải cảm tạ vì chúng ta còn có thể lái xe được” [Preaching Now Vol. 4, No. 7 February 22, 2005].
Bạn có bao giờ cảm thấy mình đang già đi không? Có phải tuổi tác đang làm phiền bạn không? Có phải bạn không là người nam người nữ mà bạn sẽ trở thành? Nếu thực vậy, hãy hiệp với nhóm người đó. Hầu hết những người từ 25 sấp lên đều công nhận rằng sức khoẻ và năng lực ra đi một cách mau chóng. Giống như bố của tôi, ông hay nói như sau: “Già đi thì chẳng thấy gì vui cả!” Cũng vậy, cho phép tôi chia sẻ với bạn một vài dấu hiệu cho thấy bạn đang già đi [Preaching Now Vol. 4, No. 1 January 4, 2005].
Mọi sự đều đau đớn và cái gì cũng thấy đau đớn cả.
Tia sáng yếu ớt trong đôi mắt bạn chiếu từ mặt trời chạm đến hai tròng kính đeo mắt của bạn.
Bạn hay lẫm nhẫm.
Con cái bạn bắt đầu vào tuổi trung niên.
Sau cùng, bạn lên đến đỉnh thang rồi thấy nó ngã ngược lại với bức tường.
Lý trí bạn lập ra những hợp đồng mà thân thể bạn không thể thoả mãn.
Bạn trông chờ một buổi tối thật ảm đạm.
Trang ưa thích của bạn trong tờ nhật báo là: “Ngày nay, cách đây 20 năm”.
Bạn tắt đi nhiều ngọn đèn vì kinh tế hơn là những lý do lãng mạn.
Bạn ngồi trên chiếc ghế bằng đá rồi không sao xê dịch nó được.
Hai đầu gối bạn mõi luôn, và thắt lưng bạn không chặt.
Bạn cứ hay lẫm nhẫm.
Lưng bạn oằn xuống không còn ngay được nữa.
Bạn cắn miếng thịt, và răng bạn ở lại đó.
Bạn có quá nhiều phòng trong nhà và không đủ trong phòng bịnh.
Bạn biết tất cả những câu trả lời, song chẳng ai đưa ra cho bạn những câu hỏi.
Bạn nằm ngủ, nhưng các người khác lại lo rằng bạn đã chết.
Bạn tự hào về cái máy cắt cỏ của mình.
Bạn cứ lẫm nhẫm mãi thôi.
Trong Sáng thế ký 5, chúng ta đến với bản gia phổ đầu tiên trong nhiều bảng gia phổ của Kinh thánh. Những bảng gia phổ nầy đã minh chứng chúng là hòn đá vấp chơn cho nhiều người tìm cách đọc hết Kinh thánh. Họ khởi sự rất tốt, nhưng không lâu sau đó họ phải băng qua sa mạc của những bảng gia phổ rồi thôi không đọc nữa. Phải nhìn nhận như thế, các bảng gia phổ nầy không cứ cách nào đó, chúng rất khó đọc. Vì vậy, tại sao tôi không bỏ qua chúng? Vì lý do rất đơn giãn, ấy là: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” (II Timôthê 3.16). Hãy suy nghĩ về điều nầy. Có bao giờ bạn cầm lấy bản danh mục về thị trường chứng khoán hoặc danh sách các vận động viên bóng chày cùng tỉ số đập gậy của họ chưa? [James Montgomery Boice, Genesis 1-11 Vol. 1 (Grand Rapids. Baker, 1982 [1998]), 277]. Bạn có bao giờ nghiên cứu những quyển sách dạy nấu ăn hay các tạp chí thiết kế nội thất chưa? Nếu có, bạn phải nhận rằng các chi tiết có thể rất thú vị và quan trọng. Sự thực nầy tương đương trong Kinh thánh.
Dầu tin hay không, các bảng gia phổ làm cho các luận điểm thần học ra quan trọng [Thí dụ, I Sử ký 1-9; Rutơ 4.18-22; Mathiơ 1.1-17; và Luca 3.23-28]. Thứ nhứt, các bảng gia phổ chỉ ra thế giới mà Đức Chúa Trời đang hành động qua lịch sử của con người [Như lịch sử của Ca-in và A-bên (4.3-24) đã ngắt ngang gia phổ của A-đam ở 4.1-2 và 25-26, câu chuyện nước lụt cũng vậy (6.1-9,27) ngắt ngang bản gia phổ của Nôê ở 5.32 và 9.28-29]. Thứ hai, các bản gia phổ chỉ ra rằng Đức Chúa Trời đã bảo tồn các lời hứa thành tín của Ngài dựng nên và chúc phước qua gia đình của A-đam đến Ápraham đến David và tối hậu, qua Đấng Mêsi của Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ [Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 57]. Rõ ràng, các bảng gia phổ nầy không phải là tầm thường hay là những vấn đề nhạt nhẻo đâu. Đức tin của chúng ta đặt trên những loại vấn đề như thế nầy.
[Vì thế, chúng ta hãy bước vào chương gia phổ nầy rồi xem xét những điều mà Chúa muốn chúng ta phải tiếp thu].
1. Chúng ta được Đức Chúa Trời dựng nên và chúc phước cho (5.1-2). Môise viết: “Đây là sách chép dòng dõi của A-đam [Cụm từ: “Đây là sách chép dòng dõi của…” xảy ra chỉ ở một chỗ khác trong Kinh thánh, Mathiơ 1.1: “Đây là sách chép gia phổ của Đức Chúa Jêsus Christ” (theo bản Kinh thánh Anh ngữ)]. Ngày mà Đức Chúa Trời dựng nên loài người, thì Ngài làm nên loài người giống như Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ, ban phước cho họ, và trong ngày đã dựng nên, đặt tên là người”. Hai câu đầu tiên nầy cho chúng ta biết rằng Môise đang khởi sự một đoạn [sách] mới, sách nầy sẽ xác định phần quan trọng trong cây gia đình của A-đam [Khi chúng ta đọc bảng gia phổ nầy, chúng ta sẽ công nhận rằng, mặc dầu có sự bất tuân của con người, chương trình của Đức Chúa Trời sẽ không bị ngăn trở. Mà đúng hơn, chương trình của Đức Chúa Trời cứ tiến hành qua dòng dõi được chọn của Ngài (xem 3.15; 12.3; 49.8-12). Sáng thế ký bắt đầu phương án xác định dòng dõi sẽ quản trị đất (1.26-28) và chà nát đầu con rắn (3.15). Quyển 2 [5.1-6.8] lần theo phổ hệ từ A-đam đến Nôê, thậm chí lần qua gia phổ 10 thế hệ của Quyển 5 [11.10-26] lần từ Sem đến Ápraham. Quyển 2 kết thúc với sự nhọc nhằn ngày càng tăng của tội lỗi và sự bất khả của dòng dõi tin kính của người nữ. Tội lỗi, giống như con rắn, là quá mạnh đối với họ. Rõ ràng, cả sự phán xét và sự giải cứu của Đức Chúa Trời đều rất cần thiết]. Một lần nữa, Môise chia sẻ câu chuyện nói tới sự sáng tạo của Đức Chúa Trời về A-đam và Ê-va. Những câu nầy lặp lại rằng A-đam và Ê-va đã được dựng nên “giống như Đức Chúa Trời”. Đây là những gì cung ứng cho chúng ta giá trị, sự xứng đáng, và vẽ oai nghi. Tôi suy nghĩ nhiều về cách thức được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời quan hệ với sự thể hiện bản năng sáng tạo mà Đức Chúa Trời ban cho. Nếu bạn có tài về hội họa, âm nhạc, hay sự sáng tạo, Đức Chúa Trời muốn bạn phải sử dụng các tài năng của mình cho Ngài. Chúng ta phải công nhận rằng chúng ta đã được dựng nên theo ảnh tượng của một Đấng Nghệ Sĩ! Vì vậy chúng ta phải liên tục tìm cách thể hiện tính nghệ sĩ, và ý thức luôn về vẽ đẹp, biết đáp ứng với những gì đã được dựng nên để chúng ta tán thưởng luôn [Preaching Today Citation. Edith Schaeffer in The Art of Life. Christianity Today, Vol. 40, no. 6].
Ở 5.2, Môise quay trở lại với lẽ đạo nói tới việc Đức Chúa Trời “chúc phước” cho con người (đối chiếu 1.27). [Đức Chúa Trời chúc phước cho con người hơn 8 lần trong sách Sáng thế ký]. Điểm nầy cần phải được tái nhấn mạnh sau khi tội lỗi của họ và hậu quả tới sau là mất Địa Đàng. Có nhiều thứ phải trả giá. Sở dĩ như vậy là vì A-đam và Ê-va vẫn còn mang lấy đặc ân có quan hệ với Đức Chúa Trời [Arnold, Encountering the Book of Genesis, 57]. Điều nầy tương ứng rất thực đối với chúng ta. Mặc dầu chúng ta sống trong sự khuấy động của sự rủa sả, chúng ta có thể sống một đời sống phước hạnh. Chúng ta nếm trải sự vui mừng và khoaí lạc khi chúng ta nếm trải cuộc sống. Điều nầy cũng là một phần trong kế hoạch toàn diện của Ngài, gộp lại những mục đích của Đức Chúa Trời cho loài người trong những giới hạn sẽ làm gợi nhớ sự chăm sóc của người làm cha đối với con cái. Suốt phần còn lại của sách Sáng thế ký, là một lẽ đạo hay tái diễn, ấy là lẽ đạo nói tới việc cha chúc phước cho con cái (9.26-27; 27.27; 48.15; 49.1-28). Trong khi giữ lấy lẽ đạo, tác giả trình bày ở chổ xoay chiều trong câu chuyện chính mình Đức Chúa Trời đã làm mới lại ơn phước của Ngài cho thế hệ con cái kế tiếp (1.28; 5.2; 9.1; 12.3; 24.11). Được xem như một tổng thể, bức tranh nổi bật lên khi nói tới một Đức Chúa Cha yêu thương bảo đảm tương lai phước hạnh của con cái Ngài qua điều khoản của một ơn phước mà chúng sẽ thừa hưởng. Theo cách nầy, tác giả đã đề ra một nền tảng về thần học cho phần còn lại của Kinh thánh. Chương trình nguyên thủy của Đức Chúa Trời chúc phước cho cả nhân loại, mặc dù bị ngăn trở bởi sự rồ dại của con người, tuy nhiên sẽ được phục hồi qua dòng dõi của người nữ (3.15), dòng dõi của Ápraham (12.3), và “Sư Tử của chi phái Giu-đa” (49.8- 12; đối chiếu Khải huyền 5.5-13) [John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan), Electronic ed].
[Trong khi chúng ta được dựng nên và được Đức Chúa Trời chúc phước cho, Kinh thánh cũng dạy…]
2. Chúng ta sẽ chết vì cớ tội lỗi của A-đam (5.3-20, 25-32). Chương thứ năm nầy là một danh sách mười dòng dõi của A-đam xuống tới Nôê (5.1-5, 6-8, 9-11, 12-14, 15-17, 18-20, 21-24, 25-27, 28-31, và 32) [Bảng danh sách kết thúc với cái chết của Nôê (9.29). Khi ấy tác giả bắt đầu bảng gia phổ khác tập trung vào các con trai của Nôê (10.1-11.26). Bảng danh sách nầy kết thúc với sự ra đời của Ápraham (11.26). Kỷ thuật kể chuyện trên đây và bảng gia phổ được thấy có khắp cả sách Sáng thế ký. Tác giả chủ động đan dệt hai thể loại nầy cho mục đích trọn vẹn của chính ông. Một mục đích chính dường như để tỏ ra sự phát triển của dòng giống con người tính từ A-đam đến Nôê và những chiếc cầu bắc qua lỗ hỗng thời gian giữa hai cả nhân vật chính nầy. Các bảng gia phổ [ở chương 5 và 11] có chức năng riêng biệt, chỉ ra phước hạnh được truyền đi từ một người]. Trong phần mô tả từng thế hệ, cấu trúc văn chương sẽ theo: (1) tuổi tác của người cha lúc sinh con đầu lòng; (2) tên của người con đầu lòng; (3) người cha sống bao nhiêu năm sau sự ra đời của đứa con nầy; (4) một tham khảo đến việc làm cha của các đứa con khác; (5) tuổi thọ của người cha. Bảng gia phổ nầy bao phủ ít nhất 1.600 năm [Vị cố vấn của tôi, Mục sư Barry Davis viết: “Chương 5 chứa bảng gia phổ chi tiết rất hay bao gồm tuổi tác của nhiều cá nhân khác nhau. Một số người lấy số liệu trong bảng gia phổ nầy rồi kết chúng với số liệu tương tự cho các thế hệ trong các phần Kinh thánh khác để quyết định niên đại của nguồn gốc thế gian. Thí dụ, Giám Mục James Usher (1581-1656), sau khi phân tích các bảng gia phổ khác nhau trong Kinh thánh, đã kết luận rằng trái đất đã được dựng nên vào năm 4.004 BCE (xem the Scofield Reference Bible). Melanchthon, vào thời kỳ cải chánh Tin lành, đã tính ra niên đại vào năm 3.963 BCE. Những học giả Do thái xưa đã đặt niên đại cho nguồn gốc thế gian vào năm 3.761 BCE. Nhiều cá nhân khác đã tranh luận về nhiều niên đại khác nữa. Có vài khó khăn trong nổ lực để quyết định nguồn gốc của thế gian hay vũ trụ dựa theo phần ghi chép của các bảng gia phổ: 1. Ghi chép theo gia phổ có thể không được trọn vẹn mặc dầu chúng được xem là trọn vẹn (đối chiếu Mathiơ 1); 2. Sự thực về chiều dài của tuổi tác đã được ghi lại trong đó những cá nhân sống trong thời trước Nước Lụt đã sống bị thắc mắc. Điển hình, một số học giả không tin rằng những cá nhân trong thời trước Nước Lụt đã sống thọ như Kinh thánh chỉ ra họ đã sống. Tuy nhiên, từ chối những nhân vật đã được ghi lại trong Kinh thánh, có nghĩa là (nếu số liệu trong bảng gia phổ được sử dụng) tuổi của quả đất có lẽ sẽ trẻ hơn các nhân vật nêu trên. 3. Các thầy thông giáo Do thái xưa, vì lý do nào đó không biết được, thường phạm sai lầm khi họ ghi lại những con số — một việc mà họ không làm khi họ chép phần còn lại của phân đoạn. 4. Từ ngữ “sanh” được dùng nhiều lần không nhất thiết có ý nói tới mối quan hệ cha con. Tương tự, được gọi là con của ai đó không nhất thiết ám chỉ một mối quan hệ cha con ngay tức khắc. Thí dụ, Chúa Jêsus được gọi là con của David, nhưng nhiều thế hệ “con cái” đã xen vào giữa David và Chúa Jêsus. Hơn nữa, khi Kinh thánh nói những người ấy đã sống, thí dụ, ba mươi (30) năm rồi sanh (hay trở thành cha của) điều nầy không nhất thiết có ý nói người con ra đời vào năm thứ (30) sau khi cha ra đời. Thực ra, nó có ý nói người cha đã ba mươi (30) tuổi khi ông cho ra đời đứa con nầy, rồi nó cho ra đời đứa con kia (và cứ thế) là đứa con được gọi là con của người cha được gọi tên lần đầu tiên. Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003), 24]. Trong cách chia thời gian của Kinh thánh, chương nầy bao phủ thời kỳ dài nhất trong lịch sử thế gian. Giống như cuộn băng vidéo chạy nhanh, các bảng gia phổ chạy câu chuyện qua thật nhanh. Điều nầy làm phát sinh thắc mắc: Tại sao Đức Chúa Trời cho phép có bảng gia phổ nầy? Đức Chúa Trời chú trọng đến con người nhiều hơn chúng ta. Nếu chúng ta viết ra sách Sáng thế ký, chúng ta sẽ loại ra tất cả những tên tuổi nầy. Còn Đức Chúa Trời vốn quan tâm đến con người. Thế gian không chú ý nhiều đến quí vị; thực vậy, quí vị càng sống giống như Đấng Christ, thế gian sẽ càng chú ý đến quí vị. Nói như thế thì đơn điệu lắm. Nhưng hãy biết điều nầy: Đức Chúa Trời biết quí vị và Ngài đang quan phòng quí vị [Boice, Genesis 1-11, 279].
Một trong những sự kiện đáng nhớ xuất phát từ bảng gia phổ nầy, ấy là tuổi trung bình của 10 người được liệt kê ra trong bảng gia phổ nầy là khoảng 900 [Sau nước lụt, số năm tuổi sống giảm đi rất nhiều. Các dòng dõi của Sem đã sống trung bình 344 năm (11.10-32). Tuổi sống trung bình khi ấy bắt đầu giảm dần dần. Ápraham đã sống 175 năm, Giacốp 147 năm, và Giô-sép 110. Arnold, Encountering the Book of Genesis, 56]. Số năm sống nầy, cộng thêm với sự thực mỗi người đều “có con trai con gái” chỉ ra số dân cư đông đúc vào thời Nôê và nước lụt (đối chiếu 6.9…). Nếu chúng ta giả định rằng con trai con gái của những người nầy cũng có con cái và 10 người đó có khả năng có thêm nhiều con cái nữa trong suốt cuộc đời của họ, sẽ có hàng triệu triệu người vào thời kỳ nước lụt.
Kinh thánh không nói cho chúng ta biết lý do tại sao hay làm thể nào người ta đã sống thọ như thế trước khi nước lụt. Đã có một số đề xuất. Có người cho rằng số tuổi thọ có thể là một cách suy nghĩ về ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên người thuộc dòng Sết. Tuổi thọ, theo suy nghĩ của Cựu Ước, là một dấu ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên người tin kính (xem Phục truyền luật lệ ký 4.25; 5.33; 30.20) [Một trong những cái tên ở phân đoạn nầy ai cũng biết là — Hê-nóc. Chẳng có gì quan trọng khi ông là người thứ bảy (vị trí trọn vẹn) trong bảng gia phổ nầy. Không giống với ai khác trong chương, sự chết của người đã được ghi lại, Hê-nóc đã được “tiếp đi”. Có lẽ tuổi thọ không phải là ơn phước lớn lao nhất mà một người có thể kinh nghiệm. Để bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời là điều rất tốt hơn. Thật là mỉa mai khi cho rằng một người trong Sáng thế ký không kinh nghiệm sự chết (Hê-nóc), cá nhân già nhất trong lịch sử các tổ phụ (Mê-tu-sê-la). Hê-nóc ấy đã đồng đi với Đức Chúa Trời là một ơn phước và là một đặc ân mà ông dự phần với Nôê (6.9). Walter A. Elwell, ed., Evangelical Commentary on the Bible (Grand Rapids. Baker, 1989), Electronic Ed]. Nhiều người khác đã đề nghị rằng khí quyển của trái đất rất khác trước nước lụt. Vì lẽ đó, có lẽ là khi ấy đất chưa có một trận mưa nào rơi xuống, và tác dụng của những tia vũ trụ và các yếu tố môi trường rất khác biệt đối với môi trường hiện tại của chúng ta. Một nhận định khác, về mặt thần học, có thể là Đức Chúa Trời đã cho phép số năm sống thọ nầy để cho con người “thêm lên vô số” theo các huấn thị của Ngài (1.28) [Arnold, Encountering the Book of Genesis , 56]. Tôi cho rằng do các tác dụng của bịnh tật và sự đồi bại, thích ứng với tội lỗi, đã dành thời gian thực hiện sự tai hại của chúng trên phần xác thể của con người. Quyền lực gây chết chóc của tội lỗi là tiệm tiến [Những đề nghị khác thì có nhiều. Thứ nhứt, số “năm” của họ thì ngắn đi nhiều hơn số năm của chúng ta. Nhưng niên đại nước lụt (Sáng thế ký 7.11–8.14) cho thấy rằng Sáng thế ký giả định khoảng 360 ngày trong một năm. Thứ hai, số năm sống của các vị tộc trưởng không biểu thị chiều dài năm sống của họ mà biểu thị bộ tộc mà người đã thành lập được. Nói cách khác, nhiều thế hệ đã bị bỏ sót. Cho nên điều nầy khó chứng minh, lúc bắt đầu danh sách, Sết rõ ràng là con trai của A-đam và, ở phần cuối, La-méc — Nôê —Sem, Cham và Gia-phết hình thành một chuổi liên tiếp nhau. Thứ ba, số năm là biểu tượng và tiêu biểu cho những khoảng thời gian đã biết trong vũ trụ, thí dụ, 365 năm của Hê-nóc tương xứng với số ngày trong một năm thái dương hệ. Thứ tư, con số có tính tượng trưng và phát sinh bởi hệ thống con số dựa theo 60 đã được sử dụng ở xứ Mê-sô-bô-ta-mi. Những bảng số theo toán học của người Ba-by-lôn tạo ra nhiều yếu tố của 60 (30, 20, 15 v.v..) và tính gọn gàng và nhân rộng của chúng. Cho nên nhiều con số trong chương 5 và Danh sách Vua xứ Sumeria dường như rất quen thuộc với những con số đã được dựng nên trong hệ thống nầy, thí dụ 930 (tuổi của A-đam) là 302 + 30. Tuy nhiên, không phải tất cả các con số đều được tính theo phương pháp nầy, chúng ta cũng không thể giải thích lý do tại sao những con số nhất định được gắn cho số người đặc biệt nếu chúng chỉ có tính biểu tượng. Trong thời hiện tại, có thể nói tốt nhứt, ấy là tầm cở của con số chỉ ra số người nầy đã sống cách đây một thời gian rất lâu. Độ chính xác của chúng cho rằng đây là những con người thực đã sống và đã chết. Muốn xem phần bình luận sâu xa hơn, hãy xem Gordon Wenham, Genesis 1-15. WBC (Waco, TX. Word, 1987), 130–134]. A-đam và Ê-va đều “thanh sạch về di truyền học và ít bị tác dụng bởi những hậu quả làm hư hỏng của tội lỗi”.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của bảng gia phổ nầy là cụm từ “rồi qua đời” [Cụm từ nầy là chữ Hy bá lai duy nhứt (muth)], chữ nầy xảy ra 8 lần trong chương nầy (5.5, 8, 11, 14, 17, 20, 27, và 31) và đóng vai trò như một nhắc nhớ đến các hậu quả của sự A-đam và Ê-va sa ngã. Nó chỉ ra chương trình của Đức Chúa Trời cũng bao gồm sự chết của nhân loại. Sự chết là hậu quả của tội lỗi A-đam (2.17; 3.19; Rôma 6.23). Mặc dầu kỷ thuật (4.17-24) và thuộc linh (4.25-26), con người không thể tránh khỏi điều ruả sả của sự chết. Rôma 5.12 cho chúng ta biết: “như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”.
Một tuần tôi sử dụng chiếc xe đạp một lần. Đây là một phần tập luyện rất nhạt nhẻo mà tôi biết. Tôi nhảy lên xe mà chẳng thấy bàn dạp đâu hết. Nhưng phần tập luyện nầy cho phép tôi chợt tỉnh thức và dành thời gian để cầu nguyện. Cuộc sống của con người giống như chiếc xe đạp bị bỏ xó vậy. Quí vị leo lên đạp rồi nhảy xuống, leo lên đạp rồi nhảy xuống, leo lên đạp rồi nhảy xuống. Sống và chết. Sống và chết. Sống và chết [Minh họa nầy lấy từ bài giảng của Mục sư Mark Driscoll (Sáng thế ký 5-7.1) giảng ngày 07/11/2004. Bài giảng nầy sẵn có trên mạng ở địa chỉ
http.//www.marshillchurch.org]. Sự thực là ngày hầu đến khi đất sẽ không biết chúng ta. Chúng ta sẽ qua đi. Sự tỉnh thức thường trực nầy rất quan trọng. Với sự chết, sự sống thì ngắn ngủi vô cùng cho mọi người [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 119]. Đây là lý do tại sao Sa-lômôn nói thà đi đến nhà tang chế còn hơn là đi đến nhà yến tiệc (Truyền đạo 7.1-4). Chương nầy dạy lẽ thật quan trọng rằng bất luận quí vị sống thọ bao lâu, quí vị hẳn sẽ chết. Chương nầy cũng dạy rằng bất luận quí vị sống bao lâu quí vị sẽ ở trong cõi đời đời còn lâu hơn quí vị sống ở đây theo thời gian. Chỉ có một đời sống không bao lâu nữa sẽ qua đi; chỉ những gì đã được làm cho Đấng Christ mới còn lại mà thôi. Điều nầy kích động chúng ta biết đặt những việc nào là ưu tiên một. Sáng thế ký 5 có thể là một nhắc nhớ phải sống với sự tỉnh thức về sự cuối cùng, và ưu tiên nhắm vào ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Nếu quí vị sợ sự chết và không dám chắc mình sẽ qua cõi đời đời ở đâu, thì bắt buộc quí vị phải nghe những lời nầy từ Chúa Jêsus:
“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống” (Giăng 5.24).
“Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết” (Giăng 11.25-26a).
Nếu quí vị tin nơi Đấng Christ, khi quí vị nhắm mắt mình lại trong sự chết, thì đời mới của quí vị sẽ bắt đầu.
[Chúng ta được dựng nên và được Đức Chúa Trời chúc phước cho. Không may thay, là kết quả của sự A-đam phạm tội, chúng ta sẽ chết. Nhưng có những tin tức tốt lành trong 5.21-24.]
Như tôi đã nói rồi, gia phổ trong những câu nầy, nói chung, đang theo một khuôn mẫu cứng ngắt. Vì lẽ đó, khi quí vị gặp cấu trúc nói tới gia phổ, trước tiên quí vị cần phải nhận dạng cấu trúc, tiếp đến, có lẽ quan trọng hơn, quí vị cần phải lưu ý những gì không gắn vào khuôn mẫu. Những gì không theo khuôn mẫu của phần còn lại trong bảng gia phổ có lẽ được nhấn mạnh bởi tác giả của bản văn vì một lý do đặc biệt nào đó. Vì lẽ ấy, khi quyết định lý do đó, (nếu có thể được), là rất quan trọng để hiểu rõ, từng phần, những gì tác giả của bảng gia phổ xem xét ý nghĩa cách đặc biệt [Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003), 24].
3. Chúng ta có thể đồng đi cùng Đức Chúa Trời (5.21-24). Trong 5.21-24, chúng ta thấy một người đặc biệt có tên là Hê-nóc, ông nầy là một ngoại lệ quan trọng trong bảng gia phổ nầy. Với ngoại lệ Hê-nóc, sự chết của mỗi người đã được ghi lại. Cụm từ “rồi qua đời” đã được sử dụng để kéo sự chú ý của độc giả đến với sự thực là Hê-nóc đã không chết. Với điều nầy trong trí, chúng ta sẽ dành thời gian để nghiên cứu đời sống của Hê-nóc [Hê-nóc được phác hoạ là một người không gánh chịu số phận của A-đam (“ngươi chắc sẽ chết”) vì, không như những người khác, ông đã “đồng đi cùng Đức Chúa Trời”. Ý của tác giả rất rõ ràng. Hê-nóc là một trường hợp của người tìm được sự sống giữa sự rủa sả của sự chết. Nơi Hê-nóc, tác giả có khả năng chỉ ra rằng sự công bố sự chết không phải là lời nói sau cùng cần được nói về sự sống của người. Một người có thể tìm được sự sống nếu người ấy chịu “đồng đi cùng Đức Chúa Trời”. John H. Sailhamer, The Pentateuch as Narrative (Grand Rapids. Zondervan, 1992), 118. Đối chiếu Sáng thế ký 3.8; 6.9; 15.6; 17.1; 24.40; 48.15; Phục truyền luật lệ ký 30.15-16; Michê 6.8; Malachi 2.6]. Môise viết: “Hê-nóc được sáu mươi lăm tuổi, sanh Mê-tu-sê-la. Sau khi Hê-nóc sanh Mê-tu-sê-la rồi, đồng đi cùng Đức Chúa Trời trong ba trăm năm, sanh con trai con gái. Vậy Hê-nóc hưởng thọ được ban trăm sáu mươi lăm tuổi. Hê-nóc đồng đi cùng Đức Chúa Trời, rồi mất biệt, bởi vì Đức Chúa Trời tiếp người đi”. Hê-nóc là hy vọng rực rỡ cho những ai đang chán nản. Việc sắp đặt tên của Hê-nóc cũng gây xúc động không ít. La-méc gian ác, là kẻ đã thờ lạy thanh gươm của mình, là số 7 trong bảng gia phổ của dòng Ca-in, trong khi ở đây, Hê-nóc, là người đồng đi cùng Đức Chúa Trời, là con số 7 trong bảng gia phổ theo dòng Sết [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 120].
Cụm từ “đồng đi cùng Đức Chúa Trời” chỉ được sử dụng nói đến Hê-nóc và Nôê (đối chiếu 6.9). “Đồng đi” là một hình ảnh theo Kinh thánh nói tới mối tương giao và sự vâng phục kết quả trong phước hạnh thiêng liêng. Ý của “đồng đi” (halak) với gốc động từ của nó chỉ ra một mối tương giao hay quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời [Kenneth A. Matthews, Genesis 1.1-11.2, Vol. 1 (Nashville. Broadman & Holman, 1996), 313]. Các tiểu tiên tri sử dụng cụm từ nầy mô tả cách ăn ở của những thầy tế lễ nào bước vào Nơi Chí Thánh để trò chuyện trực tiếp với Đức Giêhôva [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 120]. Nó mô tả mối tương giao mật thiết nhất với Đức Chúa Trời — giống như thể đang bước đi bên cạnh Ngài vậy. Hê-nóc đã nếm trải sự sống, từng bước một, trong mối tương giao với Đức Chúa Trời [Cụm từ “đồng đi cùng Đức Chúa Trời” phải được phân biệt từ các cụm từ khác trong Cựu Ước, tỉ như đi trước mặt Đức Chúa Trời (đối chiếu 17.1; 24.40) và đi theo Đức Chúa Trời (Phục truyền luật lệ ký 13.4), mô tả cách ăn ở đạo đức không tì vết. Đồng đi cùng Đức Chúa Trời còn sâu xa hơn mật thiết nữa].
Tôi không thích những cuộc dạo chơi vì chúng không hiệu quả. Nếu bạn cố gắng làm một việc gì đó cách mau chóng, bạn không làm sao dạo chơi cho được. Đấy là lý do tại sao hình ảnh đồng đi cùng Đức Chúa Trời có ý nghĩa. Khi bạn đồng đi với ai đó, bạn không bước nhanh quá, vì như thế sẽ rất khó nói chuyện được. Bạn có thể thưởng thức tình bạn của mình. Và tiếp đến, là tận hưởng mọi sự khác nữa. Bạn có thể cùng nhau nhìn vào các đám mây, sự thay đổi của những chiếc lá vào mùa thu, âm thanh của dòng suối mà bạn đang bước tới gần đó, hay bất cứ điều chi khác. Và đồng đi với ai đó lâu dài là một hình ảnh quan trọng nói tới sự mật thiết.
Cụm từ “đồng đi cùng Đức Chúa Trời” cũng nói tới sự vâng phục và sự trung tín rất kiên định. Hêbơrơ 11.5-6 là phần giải thích rất hay về Sáng thế ký 5.22-24. Tác giả thơ Hêbơrơ làm cho tấm lòng của độc giả được êm ái bằng cách truyền đạt quan niệm cho rằng đức tin là chìa khoá cho sự bền đỗ trong lò lửa hực đau khổ (Hêbơrơ 10.32-39). Sau khi đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về đức tin (11.1), ông liệt kê ra một danh sách rất ấn tượng về những người kiếm được sự tán thưởng của Đức Chúa Trời (11.2) và đã đạt được những đắc thắng vinh hiển bởi phương tiện đức tin. Đức tin giúp cho những tín đồ hiểu rõ công cuộc sáng tạo (11.3, đề cập tới Sáng thế ký 1-2). A-bên đã kiếm được một chỗ đứng công bình với Đức Chúa Trời bằng phương tiện đức tin (11.4, đề cập tới Sáng thế ký 4). Rồi kế đó là Hê-nóc, là người bởi đức tin: “được cất lên và không hề thấy sự chết; người ta không thấy người nữa, vì Đức Chúa Trời đã tiếp người lên. Bởi chưng trước khi được tiếp lên, người đã được chứng rằng mình ở vừa lòng Đức Chúa Trời rồi” (11.5). Câu kế đó, (xen giữa tham khảo đến Hê-nóc và Nôê, cả hai người đều được nhắc tới trong Sáng thế ký là đã đồng đi cùng Đức Chúa Trời) được đặt vào và có ý nghĩa về mặt thần học. “Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài” (11.6) [Xem Timothy J. Cole: “Hê-nóc, người đồng đi cùng Đức Chúa Trời” Bibliotheca Sacra 148.591 (July-September 1991). 288-97].
Một bài học quan trọng khi chú đến hình thức thiên về với luật pháp và đức tin có thể đào ra được từ câu chuyện nói tới Hê-nóc. Thật quan trọng khi nhìn thấy rằng vì tác giả của sách Ngũ kinh nói “đồng đi cùng Đức Chúa Trời” không có ý nói phải “tuân giữ” một bộ luật pháp. Thay vì thế, những người nào không thể có một bộ “luật pháp” tác giả kết lẽ đạo “đồng đi cùng Đức Chúa Trời” vào. Bằng cách chọn những người thể ấy làm ví dụ cho sự “đồng đi cùng Đức Chúa Trời”, tác giả cho thấy ước muốn của ông là dạy sống một cách tốt hơn là thiên về với luật pháp ….Đối với ông con đường sự sống được biểu thị tốt nhứt nơi những người giống như Hê-nóc (“Hê-nóc đồng đi cùng Đức Chúa Trời”, 5.22), Nôê (“ông đồng đi cùng Đức Chúa Trời”, 6.9), và Ápraham (“Áp-ram tin Đức Giêhôva, và điều đó kể ông là công bình trước mặt Đức Chúa Trời”, 15.6). Đối với những vị tộc trưởng nầy, họ đã sống rất lâu trước việc ban bố luật pháp tại Núi Sinai mà tác giả sách Sáng thế ký hướng tới như mẫu mực của đức tin và lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời [Sailhamer, Genesis].
Yếu tố khác rất thú vị về đức tin của Hê-nóc, ấy là ông đã hầu việc Đức Chúa Trời (Giuđe 14-15). Hê-nóc đã không đồng đi cùng Đức Chúa Trời trong một môi trường riêng biệt; ông là phát ngôn viên cho Đức Chúa Trời trong thị trường bất kỉnh thuộc thời của ông. Kinh thánh không cho chúng ta biết Hê-nóc đã làm điều nầy bao lâu, nhưng từ các phân đoạn trong sách Sáng thế ký và Hêbơrơ chúng ta có thể luận ra rằng Hê-nóc đã hầu việc Đức Chúa Trời cho tới lúc Đức Chúa Trời cất ông lên.
Hê-nóc đã sống đời sống vâng phục và quan hệ mật thiết như thế nầy với sự trưởng thành ngày càng tấn tới trong 300 năm — ba thế kỷ! Rồi khi 365 tuổi, trong khi hãy còn là một thanh niên: “rồi mất biệt, vì Đức Chúa Trời tiếp người đi”. Chúng ta không biết điều nầy xảy ra như thế nào!?! Có thể ông được cất lên trên một chiếc xe ngựa lửa giống như Ê-li (II Các Vua 2.11-12) hoặc có thể Đức Chúa Trời cất ông đi cách trực tiếp [Có hai Thi thiên tỏ ra cùng một thái độ tin cậy, trông mong (Thi thiên 49.15; 73.24). Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 72. Kaiser bàn rất kiên quyết rằng quả thực đây là trường hợp. Walter C. Kaiser, Jr., More Hard Saying of the Old Testament (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1992), 31-32]. Đâu đó trong thời buổi ông tương giao với Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho ông thấy Ngài không muốn Hê-nóc phải chết. Ở giữa sự chết chóc vô cùng liên tục trong hàng ngàn năm, Đức Chúa Trời đã hoạch định tỏ ra quyền phép của Ngài thắng hơn sự chết [Hê-nóc ước lượng chỉ có 7 câu trong toàn bộ Kinh thánh, tuy nhiên ông xứng đáng một chỗ trong “Đại Sãnh Danh Tiếng Đức Tin” trong Hêbơrơ 11]. Và Hê-nóc đã tin theo Đức Chúa Trời! Bởi đức tin Hê-nóc đã được tiếp đi (Hêbơrơ 11.5) [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 1-11 (Kent, England. Sovereign World, 1997), 120].
Nhưng hãy chú ý, Hê-nóc đã không luôn luôn đồng đi cùng Đức Chúa Trời đâu! 65 năm đầu đời của ông hoàn toàn là một câu chuyện khác. Hiển nhiên, ông đã phản ảnh trong 65 năm chính thái độ bất kỉnh giống như những kẻ sống chung quanh ông. Quí vị thắc mắc: “Ồ, vậy thì điều chi cảm động ông khởi sự đồng đi cùng Đức Chúa Trời vậy?” Và câu trả lời đã được cung ứng cho chúng ta ở đây. Ấy chẳng phải việc nhận lãnh những chi trả về An sinh Xã hội khi ông được 65 tuổi đâu, mà là khi ông có con trai, một đứa con trai mà ông đặt tên là Mê-tu-sê-la. Kinh thánh chép như thế: “Sau khi Hê-nóc sanh Mê-tu-sê-la rồi, đồng đi cùng Đức Chúa Trời trong ba trăm năm”. Cho nên, chính sự ra đời của con trẻ nầy đã khởi sự ông đồng đi cùng Đức Chúa Trời. Chắc chắn là có nhiều điều hơn là chỉ có việc làm cha đối với ông. Tôi đã lưu ý rằng việc trở thành một người cha vốn có một tác động khá quan trọng trên một chàng thanh niên. Việc ấy khiến người biết suy nghĩ hơn, khiến người ra trang nghiêm hơn, mềm mại hơn trong cái nhìn của người về sự sống. Việc làm cha ấy có một tác dụng rất hữu ích nhưng còn hữu ích nhiều hơn thế nữa qua cái tên mà Hê-nóc đã đặt cho con trai mình. Mê-tu-sê-la là một cái tên rất thú vị. Tên ấy có nghĩa là: “Cái chết của ông sẽ đem sự ấy đến”, hay được dịch là: “Khi ông chết, sự ấy sẽ đến”. Sự ấy sẽ đến là sự gì? Nước Lụt!
Hê-nóc, chúng ta được cho biết qua phân đoạn Kinh thánh khác, đã được ban cho một sự khải thị từ Đức Chúa Trời. Ông đã nhìn thấy hướng Đức Chúa Trời hành động, đã nhìn chăm vào sự cuối cùng của xã hội, những tiện nghi, và những điều kỳ diệu về máy móc trong thời của ông, ông nhìn thấy sự thực phải có một sự phán xét không thể tránh được sẽ đến giáng trên điều ác trong đời sống con người. Ông đã nhìn thấy sự hủy diệt chắc chắn của một thế giới đang sống chỉ lo làm đẹp bản ngã mình. Khi ông nhìn thấy điều đó, thì con trai ông ra đời, vì vậy, trong sự vâng phục, chắc chắn là đối với Lời của Đức Chúa Trời, ông đặt tên cho đứa trẻ là: “Khi ông qua đời, sự ấy sẽ đến” [Ray C. Stedman, Adam’s Book. http.//pbc.org/dp/stedman/Genesis/0324.html&SermonID=403].
Mặc dầu chủ đề sự chết là rất mạnh mẽ trong chương nầy, có phần nhấn mạnh rất nhiều về ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta nhìn thấy điều nầy trong các tham khảo về sự sống, khả năng sinh sản (nhiều con trai con gái), sự tiếp Hê-nóc đi, cùng nhiều ơn phước khác nữa. Sự chết là do tội lỗi gây ra, đã được chứng tỏ rất nhiều trong gia phổ của sách Sáng thế ký, song chưa phải là cuối cùng đâu. Con người không phải sanh ra là để chết; con người được sanh ra là để sống, và sự sống ấy đến bởi việc đồng đi cùng Đức Chúa Trời. Đồng đi cùng Đức Chúa Trời là chìa khoá mở xiềng xích của sự rủa sả.
Một sự luyện tập hữu ích đã khích lệ tôi suy nghĩ qua đề tài nầy là phải đưa ra thắc mắc: “Họ sẽ viết hay nói gì trong sự ca tụng tôi?” Khi bạn qua đi không còn ở trên hành tinh nầy nữa, thì gia đình và bạn bè của bạn sẽ nói gì về sự bạn đóng góp cho họ? Khi viết về bài tụng ca dành cho bạn, ắt phải là một bài sao cho thật nghiêm trang. Chắc chắn, bài ca tụng ấy sẽ đem tiêu điểm đến cho cuộc sống! Vì sự thực là, bạn sẽ không tránh thoát sự chết đâu! Một ngày kia bạn sẽ không còn có nữa, vì Đức Chúa Trời sẽ đem bạn về với chính mình Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét