Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Gen 37.2-36: "Gia đình tan vỡ"



"Gia đình tan vỡ"

(Sáng thế ký 37.2-36)
Một câu chuyện rất hấp dẫn như câu chuyện được thấy trong Sáng thế ký 37 không cần một lời giới thiệu. Bắt đầu với 37.2a, Môise viết: “Đây là chuyện dòng dõi của Gia-cốp” [Lần thứ mười và là lần cuối, cụm từ “Đây là chuyện dòng dõi của …” đã được sử dụng. Câu nầy đánh dấu tiểu đoạn sau cùng trong sách Sáng thế ký] (37.2a). Trong khi 14 chương trong sách Sáng thế ký nói tới Giacốp [Giôsép được nhắc tới nhiều gấp hai lần Giacốp (133 lần so với 62 lần)], chuỗi câu chuyện nhắm vào các con trai của Giacốp [Xem Bryan Smith, “Vai trò chính của Giu-đa trong Sáng thế ký 37-50”, Bibliotheca Sacra 162.646 (April-June 2005). 158-74]. Và về 12 người con trai của ông, đặc biệt chú trọng vào Giôsép [Câu chuyện Giôsép phát triển lẽ đạo của Ngũ Kinh bằng cách chỉ ra sự ứng nghiệm tiệm tiến các lời hứa được lập với Ápraham ở 12.1-3. Đặc biệt, câu chuyện nầy cho thấy thể nào Đức Chúa Trời chúc phước cho các nước qua dòng dõi của Ápraham [đối chiếu 50.20]. Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 344]. Điều nầy có ý nói ¼ sách Sáng thế ký được dành riêng cho nhân vật nầy.
Môise viết: “Giô-sép, tuổi mười bảy [còn nhỏ, (cụm từ nầy có trong bản Kinh Thánh Anh ngữ)], chăn chiên với các anh mình; người đi kết bạn cùng con của Bi-la và con của Xinh-ba, hai vợ cha mình” (37.2b). Hãy chú ý Giôsép mới 17 tuổi và “còn nhỏ”. Điều nầy chứng tỏ rằng 17 tuổi và tin kính là điều khả thi (I Timôthê 4.12). Tuổi tác không phải là yếu tố quyết định khi đạt tới sự tin kính. Thực tế là có hai hạng người trong Hội thánh: trưởng thành và chưa trưởng thành. Lứa tuổi thanh thiếu niên đều có tình cảm rất lớn dành cho Chúa đang khiến cho nhiều người lớn dù họ đã được cứu trong nhiều thập niên phải xấu hổ. Vì vậy, chúng ta phải xét nét tình trạng thuộc linh không phải bằng tuổi tác và tri thức, mà phải bằng sự trưởng thành và vâng phục.
Giôsép đang chăn bầy của cha mình “với các anh mình”, các con trai của Bila và Xinhba (nghĩa là Đan, Néptali, Gát, và Ase, đối chiếu 35.25-26). Chàng đang tiếp thu một trong những bài học về chức năng lãnh đạo. Bạn không trở thành người ra gì cho tới chừng bạn trở thành người không ra gì! Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, trước tiên bạn phải là một tôi tớ. Chỉ khi ấy bạn mới noi theo gương của Chúa Jêsus rồi một ngày kia trở thành lãnh đạo xuất thân từ hàng tôi tớ (Mác 10.45; Giăng 13.3-17). Phần mô tả nầy cũng mô tả trước vai trò chăn bầy về sau của Giôsép trong sự gắn bó với các anh em mình, sau khi họ biết nương cậy vào chàng [Tấn sĩ Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdf, 2005), 229].
Môise kết thúc 37.2 với lời nầy: “Giô-sép thuật lại với cha các chuyện xấu của họ nói”. Tham khảo về “chuyện xấu” [Khi câu chuyện của Giôsép đầy dẫy với những cách chơi chữ và những đảo ngữ, dường như phần tham khảo đến “chuyện xấu [ra`ah]” ở 37.2 nói trước “điều ác” có dự tính của các anh (ra`ah; NIV, “hại”) được nói ra ở 50.20. John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed] không có gì đặc biệt. Ở chỗ khác, chữ “chuyện” (dibbah) luôn luôn được dùng theo ý phủ định về một câu chuyện không có thực. Nó chỉ ra những tin tức được xuyên tạc để làm hại cho nạn nhân (Châm ngôn 10.18). Vì thế, một số học giả cho rằng Giôsép đã bóp méo các sự thật và nói ác các anh mình. Tương tự thế, câu chuyện nói về chàng là thực, nhưng không toàn thực — thích ứng với cường điệu hay không chính xác. Vì vậy chàng trai trẻ Giôsép, đã trở thành kẻ ba hoa [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 24-50 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 73; Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chươngs 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 406; R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 437; R.T. Kendall, All’s Well that End’s Well. The Life of Jacob (Carlisle, UK. Paternoster, 1998), 184; Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 499; Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 350]. Điều nầy không báo trước đủ về chàng thanh niên Giôsép [Nhiều người khác cho rằng trách nhiệm đầu tiên của Giôsép là đối với cha mình và vì lẽ đó, ông đã hành động một cách thích ứng. Bảng Kinh Thánh NET chép: “Toàn bộ câu chuyện của Giôsép có một số đặc điểm về lối nói khôn ngoan. Giôsép được giới thiệu trong thứ ánh sáng đẹp đẽ – không phải vì chàng là trọn vẹn đâu, mà vì câu chuyện đang tỏ ra sự khôn ngoan đang tể trị là dường nào. Trong ánh sáng đó, tiểu đoạn nầy phác họa Giôsép là trung tín với cha mình trong các việc nhỏ, thậm chí là không được lòng người – và vì vậy chàng sẽ được trao quyền bính để làm những việc lớn” Cũng xem S. Lewis Johnson, Jr., “Giô-sép. Kẻ yêu dấu, bị ghét, và bị bán sang Ai cập”, Believers Bible Bulletin, Genesis Lesson 53.
http.//www.believers-chapel.org/bulletins/genesis/genesis.htmlhttp.//www.believers-chapel.org/bulletins/genesis/genesis.html, 3; Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 598].
Ở 37.3, Môise viết: “Vả, Y-sơ-ra-ên thương yêu Giô-sép hơn những con trai khác, vì là con muộn [Constable cho rằng cụm từ nầy có ý nói: “con trai khôn ngoan, hay đứa con của sự khôn ngoan. Giôsép vốn già dặn đối với tuổi tác mình; ông đã có sự khôn ngoan già dặn khi còn lứa tuổi thanh niên. Giôsép ra đời khi Giacốp được 91 tuổi, nhưng chàng không phải là đứa con nhỏ nhất của Giacốp. Ít nhất một trong các anh em của Giôsép còn nhỏ hơn chàng, đó là Bên-gia-min” Constable, Notes on Genesis, 230] mình, nên may cho chàng một cái áo dài có nhiều sắc”. Giacốp yêu Giôsép “hơn những con trai khác” vì chàng sanh ra cho Giacốp khi ông đã già rồi. Giôsép làm cho Giacốp cảm thấy ông rất rắn rỏi và trượng phu. (Có khói trong đầu máy: “Có thể ta đã già, nhưng ta chưa chết”). Kết quả là: Giacốp đã châm dầu vào lửa bằng cách ban cho Giôsép một chiếc áo dài thật đặc biệt. Bây giờ, bất cứ lúc nào một người cha nổ lực mặc đẹp cho con trai mình trong lứa tuổi thiếu niên, một việc sai lầm…rất sai lầm. Chiếc “áo nhiều màu sắc” có lẽ là chiếc áo dài xuống tới mắt cá; ngược lại với loại áo thường, ngắn hơn so với loại áo mà người lao động mặc [Chiếc áo nầy như thế nào thì không rõ ràng lắm, vì ý nghĩa của từ ngữ Hy bá lai mô tả là không chắc chắn. Ý ở đây là chiếc áo choàng có nhiều màu ra từ cách dịch Hy lạp trong Cựu Ước. Một sự xem xét gốc của từ ngữ trong tiếng Semitic nói áo nầy một loại áo choàng hay áo dài thắt ngang lưng với hai tà dài xuống hết chân (đối chiếu NEB, NRSV), hay áo dài có thêu rất lộng lẫy (đối chiếu NIV). Chiếc áo ấy biệt riêng Giôsép ra là đứa con được yêu dấu. Xem chú thích bảng Kinh Thánh NET]. Đây là áo xống phân biệt, người mặc nó là nhân vật phân biệt quan trọng, là người không bị buộc phải làm công việc tầm thường của kẻ làm lao động. Nó đánh dấu Giôsép là một “người lao động cổ áo trắng”, trong khi các anh của ông là “người lao động cổ áo xanh”. Các anh của Giôsép thù ghét chiếc áo nầy và những gì nó làm biểu tượng cho, vì hành động bạo lực đầu tiên của họ là lột chiếc áo ấy ra khỏi người của Giô-sép (37.23) [Trong khi có sự ước đoán về vấn đề chiếc áo choàng nầy, một việc là chắc chắn. Từ ngữ được sử dụng, nói tới chiếc áo choàng của Giôsép trong chương nầy xảy ra ở chỗ khác chỉ ở II Samuên 13.18-19. Ở đó, từ nầy được sử dụng nói tới chiếc áo choàng mà Ta-ma con gái của David mặc. Trong khi nhưng thứ khác có thể làm biểu tượng cho chiếc áo nầy (như sự đồng trinh), chiếc áo choàng là bằng chứng của sự vương giả. Robert Deffinbaugh, Genesis. From Paradise to Patriarchs. Lesson 37. Jacob, Joseph, Jealousy, and a Journey to Egypt. Genesis 36.1-37.26 ( http://www.bible.org/http://www.bible.org/, 1997), 3-4].
Ở 37.4, Môise tiếp tục nói: “Các anh thấy cha thương Giô-sép hơn bọn mình, bèn sanh lòng ganh ghét, chẳng có thế lấy lời tử tế nói cùng chàng được”. Sự thiên vị có một lịch sử rất dài trong gia đình của Giacốp (Sự Y-sác ưa thích Ê-sau, Rê-be-ca ưa thích Giacốp, và Giacốp ưa thích Rachên). Trong mỗi trường hợp, nó tạo ra nhiều nan đề. Giacốp, trong tất cả mọi người, đã hiểu rõ điều nầy. Cha của ông đã yêu anh của ông hơn ông. Trong khi Giacốp ý thức rõ về sự thiên vị, ông đang lặp lại lỗi lầm của cha mẹ mình. Hỡi những người làm cha mẹ, hãy tiếp thu từ những lầm lỗi của gia đình Giacốp. Đừng tỏ ra sự thiên vị đối với bất kỳ đứa con nào trong số con cái của quí vị (xem Gia-cơ 2.1, 9). Sự thiên vị trong một gia đình gây chết người. Nó sẽ thay đổi toàn bộ động lực trong gia đình bạn và sẽ ảnh hưởng con cái của bạn trong những năm tháng hầu đến.
Cho phép tôi đưa ra một số đề nghị cho quí phụ huynh. Để trải tình yêu thương của chúng ta cho con cái của chúng ta:
Chúng ta phải tìm kiếm những đức tính đáng khen ngợi của con cái chúng ta rồi tổ chức kỷ niệm những sự đáng khen ấy. Nói cách khác, hãy nói tới và tự hào về đứa con mà Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng và những gì chúng làm.
Chúng ta phải khẳng định một tình yêu vô điều kiện không dựa theo “thành quả” của con cái chúng ta.
Chúng ta phải báo động đối với những lãnh vực nhạy cảm nơi con cái chúng ta và phải cẩn thận đừng tấn công chúng ở những lãnh vực đó khi chúng ta nổi giận với chúng.
Chúng ta phải phấn đấu để trước sau như một từ đứa con nầy đến đứa con kia.
Chúng ta phải đưa ra những hậu quả ngược của cách xử sự không đúng trước thời điểm và rồi nếm trải nếu được thử nghiệm. (Có khi tốt nhứt là phải nói: “Bố quan tâm” là kỷ luật … không phải kỷ luật không được xem là chẳng quan tâm).
Tôi mong tiểu đoạn Kinh Thánh nầy khích lệ bạn xây dựng một mối quan hệ với một đứa con, một đứa cháu, cháu gái, hay cháu trai nào cảm thấy không được yêu thương. Những lời đề nghị nầy có thể giúp cho bạn làm được điều ấy.
Hãy viết một câu nói cho chúng biết điều chi bạn tán thưởng và ấp ủ nơi chúng … phải thật đặc biệt.
Hãy dành thì giờ gọi điện cho chúng và nói cho chúng biết bạn đang nghĩ gì về chúng. Một trong những việc tốt nhứt chúng ta có thể làm cho con cái mình là khiến cho chúng biết chúng ta yêu thương chúng.
Hãy hỏi thăm chúng về đời sống của chúng rồi nhìn thẳng vào mắt chúng trong khi chúng trò chuyện với bạn!
Hãy dành ra một ngày cùng làm việc gì đó với chúng.
Hãy làm cho chúng nghe được lời cầu thay của bạn cho chúng [Bruce Goettsche, The Hated Brother (Genesis 37).
http.//www.unionchurch.com/archive/102499.html].
Có thể bố mẹ bạn đã phạm (hoặc giờ đây đang phạm) một số sai lầm trong cách đối xử với bạn. Bạn có thể nổi giận và cay đắng với họ (hay ngay cả với Đức Chúa Trời) vì mọi sai lầm mà họ đã phạm. Bạn có thể đổ thừa cho họ vì không bảo hộ cho bạn tránh khỏi những việc gây hại trong đời sống của bạn hay trong việc tỏ ra sự thiên vị với anh chị em của bạn hoặc vì là bố mẹ tiêu cực. Hay, bạn có thể tin rằng Đức Chúa Trời đã đặt để bạn trong gia đình bạn. Mặc dù bạn không hiểu mọi sự đang diễn ra, bạn có thể cảm tạ Đức Chúa Trời vì bạn biết rằng Ngài sẽ sử dụng mọi sự khó nhọc để làm ích cho (Rôma 8.28). Bạn có thể xin Ngài cất đi nỗi cay đắng của bạn và khiến bạn thành ống dẫn cho tình yêu thương của Ngài. Song bất luận lai lịch hay hoàn cảnh của bạn có như thế nào đi nữa, chúng ta chịu trách nhiệm vâng theo Chúa. Dù bạn xuất thân từ một lai lịch rất đáng sợ, Đức Chúa Trời mong bạn xử lý với tội lỗi của bạn bằng cách xưng nó ra và lìa bỏ nó giống như bạn vâng theo Ngài khi đáp ứng với ân điển và tình yêu của Ngài như đã được tỏ ra cho bạn trong Đấng Christ [Steven J. Cole trong quyển Nếu Đức Chúa Trời đang tể trị, tại sao phải ở trong hố sâu này? (Sáng thế ký 37.1-36), 6-7].
Buồn thay, các anh không tỏ ra lòng quan tâm của họ đối với cha; thay vì thế, họ thù ghét Giôsép [Ross, Creation & Blessing, 598-99]. Không nên như vậy … nan đề thực của họ là với cha của họ. Họ cần phải xử lý với ông ấy. Thật là quan trọng khi công nhận rằng sự lớn lên của sự xung đột giữa các anh bắt rễ từ nan đề trong hôn nhân. Cũng những kết quả ấy được thấy có ở I Samuên 1, ở đây hình thức đa thê đã tạo ra sự cạnh tranh và xung đột không thể tránh được giữa hai người vợ. Tất nhiên, hình thức đa thê không nhất thiết phải để cho xung đột xảy ra. Bất cứ một sự đổ vỡ nào trong mối quan hệ chồng vợ đều có nhiều tác dụng nghiêm trọng xảy ra trên các mối quan hệ trong gia đình [Bill Crowder, Joseph. Overcoming Life’s Challenges (Grand Rapids, MI. 1998. Radio Bible Class), 6]. Đây là lý do tại sao những người bạn đời sắp đặt ưu tiên cho mối quan hệ của họ với nhau cao hơn mối quan hệ của họ đối với con cái là quan trọng. Ngay cả nếu bạn sử dụng nhiều thì giờ với con cái và yêu thương chúng một cách vô điều kiện, nếu không có sự hài hòa trong gia đình, con cái bạn sẽ chịu khổ. Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình; hỡi người làm vợ, hãy kính trọng chồng mình.
Câu chuyện của chúng ta tiếp tục ở 37.5-11: “Giô-sép có nằm chiêm bao, thuật lại cho các anh mình nghe; họ càng thêm ganh ghét nữa. Người nói rằng: Tôi có điềm chiêm bao, xin các anh hãy nghe tôi thuật: Chúng ta đang ở ngoài đồng bó lúa, nầy bó lúa tôi đứng dựng lên, còn bó lúa của các anh đều đến ở chung quanh, sấp mình xuống trước bó lúa tôi. Các anh người bèn đáp rằng: Vậy, mầy sẽ cai trị chúng ta sao? mầy sẽ hành-quyền trên chúng ta sao? Họ càng ganh ghét hơn nữa, vì điềm chiêm bao và lời nói của chàng. Giô-sép lại nằm chiêm bao nữa, thuật cùng các anh mình rằng: Tôi còn một điềm chiêm bao nữa: Nầy mặt trời, mặt trăng, và mười một ngôi sao đều sấp mình xuống trước mặt tôi! Chàng thuật chiêm bao đó lại cho cha và các anh mình nghe; nhưng cha chàng quở mà hỏi rằng: Điềm chiêm bao của mầy đó có nghĩa chi? Có phải tao, mẹ, và các anh mầy đều phải đến sấp mình xuống đất trước mặt mầy chăng? Các anh lấy làm ganh ghét chàng; còn cha lại ghi nhớ lấy điều đó”. Giôsép có hai giấc chiêm bao trong tiểu đoạn nầy. Chiêm bao trong truyện tích Giôsép đến theo từng cặp (Sáng thế ký 40-41) cho thấy rằng vấn đề chắc chắn đã được Đức Chúa Trời định liệu và sẽ đến rất mau chóng (xem 41.32). Một giấc mơ riêng biệt sẽ bị giải thích sai. Hai chiêm bao với cùng một ý nghĩa khẳng định sự lý giải [Waltke, Genesis, 501]. Chiêm bao thứ nhứt của Giôsép bao gồm những bó lúa, chỉ ra vai trò trong tương lai của ông trong việc giám sát mọi sự phân phối gạo trong xứ Ai cập. Ngạc nhiên thay, 23 năm sau đó, trong việc làm cho ứng nghiệm giấc chiêm bao của Giôsép, hết thảy 11 người anh của Giô-sép tự phác họa mình trong sự thần phục đối với Giôsép, ít nhất là 5 lần khác nhau (42.6-7; 43.26, 28; 44.14-16; 50.18). Giấc chiêm bao thứ nhì của Giôsép là chiêm bao rất sinh động, gồm cả các thiên thể đang quỳ xuống ở trước mặt ông [Walton lưu ý: “Một nét rất lạ trong chiêm bao lần thứ hai (37.9-10) là sự hiện diện tượng trưng của mẹ ông và hết thảy 11 anh em. Rốt lại, mẹ ông đã chết sau khi sanh người em cuối cùng của ông. Việc gồm cả bố mẹ ông là rất có ý nghĩa ở đây, vì giấc chiêm bao không những nói rằng Giôsép sẽ là người đầu tiên đứng giữa các anh mình (trong trường hợp nầy rất giống với các ơn phước của vị tộc trưởng được thấy ở 9.26 và 27.29). Ở đây cho rằng sự nổi bật của Giôsép trong dòng dõi tộc trưởng, thậm chí thay thế bố mẹ ông về tầm quan trọng. Điều nầy bào chữa cho việc kể các thành viên gia đình đang sống hay đã chết. Có một ý khác cho rằng, khi Giôsép chưa tới 10 tuổi thì mẹ ông đã qua đời, hầu của Rachên, là Bila, là người mẹ đại diện cho Giôsép và Bên-gia-min, và điềm chiêm bao đề cập tới bà ấy. John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 664. Waltke, Genesis, 501, thích phần lý giải sau hơn]. Không cần phải có một học giả xuất sắc giải thích điềm chiêm bao nầy. [Davis lưu ý: “Mặc dù phân đoạn Kinh Thánh ghi lại các anh của Giôsép quỳ xuống trước mặt ông (đối chiếu 43.26), không có một tường trình nào trong phân đoạn Kinh Thánh nói tới Giacốp hay bất cứ người vợ nào của ông (Lê-a hay Rachên) hoặc hai nàng hầu (Xíp-ba hay Bi-la) quỳ xuống trước mặt Giôsép. Vì thế, một trong vài ý kiến phải được xem gần gũi với điềm chiêm bao và sự ứng nghiệm của nó: 1. Chiêm bao không đến từ nơi Chúa — chẳng có một sự nhắc nhớ nào đến danh của Đức Giêhôva trong tiểu đoạn Kinh Thánh nầy — và vì thế không cần phải trở thành sự thực; 2. Chiêm bao đến từ nơi Chúa, nhưng không chính xác — tất nhiên, một nhận định như thế có ý nghĩa phân chia về bổn tánh của Đức Chúa Trời. 3. Chiêm bao thành sự thực, nhưng tác giả của tiểu đoạn Kinh Thánh chễnh mãng không ghi lại chi về việc quỳ xuống trước mặt Giôsép của Giacốp và về một hay hai người vợ hoặc hai nàng hầu. 4. Bản chất các điềm chiêm bao trong Kinh Thánh là ứng nghiệm theo hình bóng (thay vì ứng nghiệm theo nghĩa đen) bị đòi hỏi, phải nói rằng về chiêm bao thứ nhì của Giôsép, mọi sự một ngày kia diễn ra cho Giôsép trở thành một người cai trị trong gia đình của mình. Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003)]. Ngay cả kẻ u tối nhất trong các anh của Giôsép giải thích chiêm bao nầy rất chính xác.
Dường như có cả hai loại người: có đức tin và dại dột trong Giôsép khi chia sẻ các điềm chiêm bao của mình. Khi Đức Chúa Trời can thiệp vào đời sống của Giôsép và ông đã chia sẻ những điềm chiêm bao với gia đình mình, có chứng cớ của đức tin. Giôsép đã lấy sự khải thị của Đức Chúa Trời dính dáng với người khác rồi chia sẻ nó với họ. Chàng sống trung tín với năng lực của Đức Chúa Trời bày tỏ ra tương lai với các anh mình. Bằng cách dạn dĩ thuật lại chiêm bao mình với gia đình, chàng bày tỏ ra đức tin rằng Đức Chúa Trời đã tỏ ra các điềm chiêm bao nầy cho chàng. Tuy nhiên, hầu hết các học viên Kinh Thánh đều cho rằng Giôsép phạm phải lỗi dại dột rõ ràng và thậm chí còn khoe khoang nữa [Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 247]. Giôsép rất khôn ngoan khi chia sẻ các chiêm bao của mình với cha, nhận lấy sự khẳng định từ ông ấy, nhưng phải quyết định có chia sẻ chúng với các anh mình hay không!?! Cả hai đề nghị nầy dường như mang một số gánh nặng.
Thật là quan trọng khi công nhận điềm chiêm bao trong lúc nhàn rỗi hay tưởng tượng cung ứng một cơ hội để cười đùa. Dưới hầu hết các hoàn cảnh, điều tệ hại nhất cần phải xem xét, ấy là Giôsép cần phải bị bỏ vào nhà ngục vì sự bảo hộ của riêng mình. Nhưng nếu có bằng chứng rồi về quyền hành, chức năng lãnh đạo, và mọi khả năng của Giôsép, nỗi sợ hãi về địa vị và quyền lực lớn lao hơn sẽ tác động ngay lập tức và tàn nhẫn [Deffinbaugh, “Jacob, Joseph, Jealousy, and a Journey to Egypt,” 5-6]. Tuy nhiên, qua việc Giôsép chia sẻ các điềm chiêm bao của mình, Đức Chúa Trời đã kéo dài ân điển ra cho các anh em. Các anh sẽ thắc mắc không biết hoàn cảnh nào sẽ phải xảy ra cho điềm chiêm bao nầy thành hiện thực.
Không may, tánh ghen tỵ đã thiêu đốt họ. Tranh cạnh và ganh ghét là những đặc điểm có tính cánh hủy diệt. Nếu bạn không kháng cự chúng và bắt từng tư tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ (II Côrinhtô 10.5), chúng có tiềm năng hủy diệt mối hôn nhân, tàn phá sự nghiệp của bạn, phân cách bạn với bạn bè và gia đình, và cất khỏi bạn niềm vui mừng thuộc linh và sự thỏa lòng. Điều chi đang khuấy đảo tư tưởng ganh tỵ và ghen ghét trong bạn vậy?
Khi có ai đó nói về nhiều thành tựu của người (nam hay nữ).
Khi nhiều người khác chỉ cho bạn thấy xe hơi, tàu thuyền, máy tính mới của họ, v.v...
Khi có ai đó nói cho bạn biết về một cơ nghiệp lớn mới nhận được.
Khi có ai đó nhận được một phần thưởng, một sự công nhận, hay một sự thăng tiến mà bạn cảm thấy mình đáng được.
Khi có ai đó nói về sự thành tựu của họ trong một lãnh vực mà bạn xuất sắc trong đó.
Khi bạn nghe người khác nói về kỳ nghĩ mà bạn không có khả năng tham dự [Bob Hallman, When Dreams Turn Into Nightmares (Genesis 37.1-36).
http.//www3.calvarychapel.com/kauai/teachings/genesis_pdf/gen_37_notes.pdfhttp.//www3.calvarychapel.com/kauai/teachings/genesis_pdf/gen_37_notes.pdf, 4; Goettsche, The Hated Brother].
Ganh tỵ là gốc rễ của hầu hết từng tội lỗi nghịch lại người tín đồ. Bất cứ đâu nó neo lại, có một sự kết thúc cho mọi sự bình an, yên nghỉ, và thỏa lòng. Châm ngôn 14.30 chép: “Lòng bình tịnh là sự sống của thân thể; Còn sự ghen ghét là đồ mục của xương cốt” (đối chiếu Châm ngôn 27.4). Gia-cơ 3.16 nói cho chúng ta biết: “Vì ở đâu có những điều ghen tương tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi thứ ác”.
Trong khi các anh đang nung nấu với cơn giận ganh tỵ, Giacốp giữ vấn đề trong trí (37.11). Giống như Mary, ông suy nghĩ trong lòng mình mọi ý nghĩa mà ông đã nghe thấy (Luca 2.19). Tại sao Giacốp lại tin vào điều nầy? Giacốp tin Giôsép đang đưa ra những quyết định tối hậu. Ông nhìn biết rằng Giôsép đang làm một việc quan trọng có chủ định và rất khó khi chàng nói với các anh và bố mẹ mình.
Ở 37.12-14, Môise viết: “Các anh chàng đi chăn chiên của cha tại Si-chem. Y-sơ-ra-ên nói cùng Giô-sép rằng: Các anh con có chăn bầy chiên tại Si-chem chăng? Lại đây, đặng cha sai con đi đến chúng nó. Giô-sép đáp rằng: Có con đây. Y-sơ-ra-ên biểu rằng: Con hãy đi, xem thử các anh con ra sao, và các bầy chiên thể nào; rồi đem tin về cho cha hay. Vậy, từ trũng Hếp-rôn, người sai Giô-sép đi đến Si-chem” (37.12-14). Không có gì là bất thường cho mấy gã chăn chiên dẫn bầy của họ nhiều dặm đường từ nhà để tìm kiếm đồng cỏ. Si-chem cách Hếp-rôn khoảng 50 dặm về phía Bắc. Giacốp đã làm chủ mãnh đất đó. Tuy nhiên, ba tham khảo đến “Si-chem” rất là mập mờ. Tại sao phải cứ ở Si-chem, khi chúng ta sẽ khám phá ra thậm chí các anh không có mặt ở đó? Điều nầy giống như sửa soạn cho độc giả và Giôsép cho sự phản bội có ở trước mặt. (Chính tại Si-chem mà các anh của Giôsép đã phạm tội, nhơn danh trung thành với gia đình, sự lừa gạt cực kỳ tàn ác và bạo lực giết người) [Paul Borgman, Genesis. The Story We Haven’t Heard (Downers Grove, IL. InterVarsity, 2001), 180]. Thêm nữa, có phải Si-chem là một thành phố xinh đẹp không? Không! Có phải các con trai của Giacốp là những chàng trai xinh đẹp không? Không! Bất luận là gì thì đi đến Si-chem là không tốt rồi! Dù vậy, Giôsép bằng lòng vâng theo sứ mệnh của cha mình. Vâng phục là dấu hiệu của Giôsép, bất luận viễn cảnh nào đang có ở trước mặt chàng [Ross, Creation & Blessing, 606]. Ở 37.17, chúng ta học biết rằng các chàng trai đã đi từ 15 dặm Bắc Si-chem đến tại “Đô-ta-in”. Rõ ràng, các anh không muốn ai đi theo mình. Họ thích sống rộng rãi và thưởng thức mọi thứ.
Tại sao Giacốp sai người con yêu dấu của mình đến kiểm tra các anh của người? Có một manh mối ở 37.14. Giacốp muốn Giôsép kiểm tra “bầy chiên thể nào”. Rõ ràng là Giacốp vẫn tranh chiến với sự tham lam. Ông muốn biết chắc sự giàu có của ông còn tiếp diễn (đối chiếu 30.43). Tuy nhiên, khi làm thế ông đã sai con mình vào trong cái bẫy sự chết … một cái bẫy sẽ ám ảnh chàng trong nhiều năm trời. Cách giải thích duy nhứt để biết lý do tại sao Giacốp làm vậy là: Ông không thực sự biết rõ các con trai của mình. Trước khi chúng ta tra xét Giacốp, chúng ta hãy nhìn nhận đi. Thật là dễ cho những kẻ làm cha, đặc biệt, rút tỉa từ cái chạm đến con cái của họ. Bạn rời khỏi nhà từ sáng sớm và chưa về tới nhà cho đến khi bữa ăn tối. Sau khi ăn tối xong, mấy đứa con rất bận rộn với bài tập ở nhà và các sinh hoạt khác. Bạn ngồi xuống với giấy tờ hay trước mặt máy vô tuyến truyền hình. Và cứ thế. Mấy đứa con của bạn đang sống trong thế giới của chúng; bạn đang ở trong thế giới của mình. Bạn không chạm đến những việc đang nắn đúc đời sống của chúng. Thật là dễ nhìn thấy Giacốp đang ở đâu, là một người cha vô ý! Nhưng mục đích là, khi Giacốp không ở đúng vị trí, và khi chúng ta cần phải làm việc để tránh chính sai sót đó, Đức Chúa Trời vẫn đang tể trị, thậm chí khi bậc phụ huynh đang sống vô ý và dại dột. Giacốp sẽ tỏ ra khôn ngoan đủ, không tỏ ra sự thiên vị với Giôsép và bảo hộ chàng tránh được tình huống dễ bùng nổ nầy. Ông không được như thế; và ông đã chịu trách nhiệm. Còn Đức Chúa Trời vẫn đang nắm quyền tể trị.
Ở 37.15-17, chúng ta có một câu chuyện rất lý thú: “Có một người gặp chàng đi lạc [Từ ngữ Hy bá lai dịch là “đi lạc” được sử dụng nói tới một người bị lạc mất hay lạc lối đối với đường chánh. Chính từ ngữ nầy mô tả sự lưu lạc của Aga ở 21.14. Walton, Genesis, 664] trong đồng ruộng, liền hỏi và nói cùng chàng rằng: Ngươi tìm chi? Đáp rằng: Tôi tìm các anh tôi. Xin hãy chỉ giùm tôi họ chăn bầy chiên nơi nào. Người nói: Các anh ngươi ở đây đi rồi, vì tôi có nghe họ nói rằng: Ta hãy đi đến Đô-ta-in. Vậy, Giô-sép, đi tìm các anh mình, gặp được tại Đô-ta-in”. Giôsép vừa mới gặp một người tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của các anh và có thể chỉ họ cho chàng. Mặt khác, hầu như chàng không thể tìm được họ (cách 15 dặm), thì phải quay về nhà lại, và tự cứu lấy mình không phải đi một vòng dài sang Ai cập. Nhưng thay vì thế, Đức Chúa Trời tỏ ra một sự chỉ định thiêng liêng! Môise mong độc giả suy ra từ sự cố nầy ở đàng sau bối cảnh mà Đức Chúa Trời đang tác động. Đức Chúa Trời biết chắc rằng Giôsép sẽ đến gặp các anh mình, bất chấp mọi điều các anh mình sắp làm cho chàng [Walton, Genesis, 690; Waltke, Genesis, 502]. Cũng có một sự mỉa mai trong mấy câu nầy. Giôsép, một mình và dễ bị tấn công, lại an toàn với một người Si-chem hơn là với các anh của mình [Waltke, Genesis, 502]. Gia đình không luôn luôn là nơi an toàn nhất ở trên đất. Gia đình có thể là nơi rất nguy hiểm. Có thể bạn đã kinh nghiệm được điều nầy. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đang tể trị gia đình bạn và đời sống bạn.
Có một bối cảnh nổi bật lên ở 37.18, khi Giôsép đến gặp các anh mình. Thình lình câu chuyện được đưa ra về nhận định của các anh [Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 146]. Môise viết: “Các anh thấy chàng đi ở đàng xa, chưa đến gần, thì đã lập mưu để giết chàng. Chúng bèn nói nhau rằng: Kìa, thằng nằm mộng đến kia! (sát nghĩa, “ông chủ của những điềm chiêm bao” hay “chuyên gia nằm mộng”) Bây giờ, nào! chúng ta hãy giết nó đi, quăng xuống một cái hố nước nào đó; đoạn ta sẽ nói rằng nó đã bị thú rừng xé ăn, rồi sẽ xem các điềm chiêm bao của nó ra sao” “Chúng ta sẽ xem các điềm chiêm bao của nó ra sao!”
Bạn không nghe thấy lối châm chọc trong giọng nói của họ sao? Các anh thấy Giôsép đang tới đến. Họ thù ghét chàng. Họ chế nhạo chàng. Họ quyết định giết chàng. Không có gì là tốt đẹp ra từ âm mưu giết người khác cả. Và các anh đang âm mưu giết chết Giôsép. Họ bịa ra một câu chuyện để giải thích sự mất tích của chàng. Các anh đã tỏ ra lý do thực cho việc mong muốn giết chết chàng. Họ nói: “Rồi chúng ta sẽ xem các điềm chiêm bao của nó ra sao”. Có một lời cảnh cáo mạnh mẽ trong Kinh Thánh cho những kẻ nào mưu tính lấy mạng của người khác. Nếu bạn muốn đọc lời cảnh cáo đó, hãy đọc Châm ngôn, chương 1 (1.10, 11, và 15). Kinh Thánh luôn luôn cảnh cáo chúng ta rất cẩn thận về chất lượng và giá trị sinh mạng của người khác [Woodrow Kroll, “When Deceivers Are Deceived,” Back to the Bible Radio. http.//www.backtothebible.org/radio/printer.htm/24975]
Ở 37.21-24, Môise viết: “Ru-bên nghe qua lời đó, liền giải cứu chàng ra khỏi tay các anh mà rằng: Chúng ta đừng giết chết nó; ‘lại tiếp: Chúng ta chớ nên làm đổ máu ra; hãy liệng nó trong cái hố nước nơi đồng vắng kia, và đừng tra tay vào mình nó. Người nói vậy, có ý muốn giải cứu chàng khỏi tay họ, để trả chàng về cùng cha mình. Vừa khi Giô-sép đến gần các anh, họ bèn lột áo chàng, là áo có nhiều sắc đang mặc trong mình; rồi, bắt chàng đem quăng trong hố nước. Vả, hố khô cạn, chẳng có nước”. Rubên là anh cả. Ông là con trưởng nam. Ông là người đưa ra quyết định trong gia đình. Ông không phải là chi thể trong nhóm gia đình đang mưu tính giết Giôsép. Có lẽ phải xét đến các người con trai là Đan, Néptali, Gát, và Ase — bốn người con trai nghịch lại Giôsép, Giô-sép đã kể chuyện xấu về họ (đối chiếu 37.2).
Nếu bạn nhớ lại từ 35.22, Rubên đã phạm tội loạn luân với nàng hầu của cha mình, là Bila, tự lột bỏ mọi đặc ân của con trưởng nam. Nhưng bất chấp thất bại trước đó của mình, ông vẫn cảm thấy gánh nặng trách nhiệm và buộc phải làm mọi điều ông có thể để cứu lấy em mình. Nhưng thay vì chổi dậy rồi nói với các anh em mình: “Làm vậy là sai! Chúng ta không thể làm vậy được!” ông ra sức quở trách sơ sài bằng cách năn nĩ đừng làm đổ huyết của Giôsép. Ông đã tính thả Giôsép ra sau đó và đưa chàng về với cha mình (37.22), có lẽ là một cách để có được cái nhìn thiện cảm của cha mình (sau khi ngủ với nàng hầu của ông ấy). Giôsép đã bị bỏ trong hố sâu, Rubên đã đi khỏi đó, có lẽ để kiểm tra bầy chiên.
Ở 37.25a, Môise ghi lại mấy lời thê thảm nầy: “Đoạn, họ ngồi lại ăn”. Những chàng trai đã ăn trưa sau khi họ bỏ Giôsép xuống hố. Họ lạnh lùng và không có lòng thương xót. Hết thảy họ đều quan tâm đến bao tử của mình. Sự nhẫn tâm và độc ác của các anh Giôsép đang gây sốc! Chẳng có một ý thức nào về tội lỗi, không chút thương tiếc, thậm chí còn ăn ngon miệng nữa. Lần tới các anh sẽ ăn một bữa trong sự hiện diện của Giôsép, chàng sẽ ngồi ở đầu bàn (43.32-34). Trong 23 năm kế đó, tiếng khóc của Giôsép xin thương xót sẽ ám ảnh họ trong giấc chiêm bao và reo lên nơi hai lỗ tai của họ (xem 42.21).
Phân đoạn của chúng ta tiếp tục: “Nhướng mắt lên chợt thấy một đoàn dân Ích-ma-ên ở phía Ga-la-át đi đến, trên lưng lạc đà họ chở đầy thuốc thơm, nhũ hương và một dược đang đem đi đến xứ Ê-díp-tô. Giu-đa bèn nói cùng các anh em rằng: Giết em ta mà giấu máu nó, có dùng cho ta được việc chi? Hè! hãy đem bán nó cho dân Ích-ma-ên và đừng tra tay vào mình nó; vì nó là em, là cốt nhục của chúng ta. Các anh em đều nghe theo lời người nói. Vả, khi những lái-buôn Ma-đi-an đi ngang qua, các anh kéo Giô-sép lên khỏi hố nước, rồi bán chàng giá hai mươi miếng bạc cho dân Ích-ma-ên đem qua xứ Ê-díp-tô” (37.25b-28). Đức Chúa Trời, theo thì thuận tiện của Ngài, cưu mang đoàn người nầy cùng với bảo tồn sinh mạng của Giôsép rồi đặt chàng ở chỗ mà Ngài muốn chàng phải ở. Giu-đa, giống như Rubên, không thích giết chết Giôsép. Tuy nhiên, ông không bằng lòng thả chàng ra. Có lẽ ông nghĩ đến viễn cảnh Giôsép đang nhận lãnh mọi quyền hạn của con trưởng nam một khi ông, Giu-đa, ở trong phỗ hệ nhận lấy ơn phước của Giacốp. Lời đề nghị của ông với các anh em đem bán Giôsép ám chỉ rằng ông biết rõ việc buôn bán nô lệ là rất phổ thông trong Ai cập. Giá cả đã được thông qua khi bán Giôsép là cùng cái giá mà Đức Chúa Trời về sau buộc người Israel phải trả cho một nô lệ giữa 5 và 20 tuổi, dưới nền kinh tế của Môise (Lê vi ký 27.5) [Wenham, Genesis 16-50, 355]. “Hai chục siếc-lơ bạc” cũng được dự trù để nhắc cho chúng ta nhớ thể nào Giu-đa đã bán Chúa Jêsus để lấy 30 miếng bạc. Đây chẳng phải là ngẫu nhiên đâu. Mạng của Giôsép đã được định để chỉ ra mạng của Chúa Jêsus.
Ở 37.29-30, Môise viết: “Ru-bên trở lại hố; nầy Giô-sép đâu mất rồi; bèn xé áo mình, trở lại nơi các em mình mà rằng: Ôi! đứa trẻ đâu mất rồi! còn tôi, sẽ đi đâu?” Rubên quay trở lại cái hố, thấy nó trống trơn, và đau đớn. Ở điểm nầy, chúng ta có thể phân biệt động lực thực của ông khi muốn bảo hộ cho Giôsép. Ông thực sự quan tâm đến việc bảo hộ cho bản thân mình. Là anh cả, ông sẽ phải trả lời với cha mình về bất cứ điều chi đã xảy ra với người em của mình. Ông đã ở trong nồi nước sôi với Giacốp về vấn đề ngủ với nàng hầu của ông ấy. Ông sẽ giả định rằng Giôsép đã thoát ra khỏi hố rồi trốn về nhà, ở đó chàng sẽ nói với cha mọi điều đã xảy ra. Giôsép không biết Rubên đã hoạch định để cứu mình. Giờ đây, Rubên rơi vào chỗ rối rắm nhiều hơn! Đấy là lý do tại sao khi ông nghe thấy những điều các anh em kia đã làm, đã mau mắn đồng ý với kế sách của họ. Nếu ông thực sự quan tâm đến em của mình, ông đã đi theo sau đoàn lạc đà kia rồi chuộc lại người em đó.
Ở 37.31-32, Môise viết: “Các anh giết một con dê đực, rồi lấy áo Giô-sép nhúng vào trong máu; đoạn, gởi cái áo nhiều sắc đó đem về cho cha mình và dặn nói rằng: Đây là vật chúng tôi đã kiếm được. Vậy, xin hãy nhìn coi, có phải áo của con trai cha chăng”. Tội lỗi nầy dẫn đến tội lỗi khác. Điều nầy trở thành một trong những sự che đậy nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh. Có một sự mỉa mai đáng buồn trong mọi sự nầy. Nhiều năm trước đó Giacốp đã dối gạt cha mình là Y-sác, bằng cách dâng thịt dê cho cha ăn (27.16). Giờ đây, các con trai ông dối gạt ông với máu của con dê. Các anh không nghi ngờ chi nữa đã lấy làm kiêu ngạo trước sự thực họ không hề nói Giôsép đã chết. Họ chỉ “gạt” cha mình phải tin vào điều nầy:
Ở 37.33-35, Môise ghi lại phản ứng của Giacốp: “Gia-cốp nhìn và nói rằng: Ấy là áo của con trai ta đó; một thú dữ đã xé cấu nó! Quả thật Giô-sép đã bị phân thây rồi! Người xé quần áo mình ra, lấy bao quấn ngang hông, và để tang lâu ngày cho con trai mình. Hết thảy con trai, con gái hiệp lại an ủi người, nhưng không chịu; bèn nói rằng: Ta để tang luôn xuống chốn âm phủ cùng con ta! Ay đó, cha Giô-sép khóc than chàng như vậy”. Giacốp cảm thấy đau đớn về việc mất con. Hãy tưởng tượng việc làm đám tang cho con trai của bạn xem. Nếu bạn mất con, sẽ là tàn phá lắm đấy. Các gia đình với tội trọng thường không nói gì hết. Các con trai đã sống nhiều năm không nói với cha họ mọi điều họ đã làm. Nếu như Giacốp tin chắc nơi những mặc khải của Đức Chúa Trời qua những điềm chiêm bao của Giôsép, ông đã không nhảy đại vào kết luận Giôsép đã chết, và nỗi buồn của ông sẽ chẳng lớn lắm đâu (đối chiếu II Samuên 18.33). Những nỗi sợ hãi của Giacốp là vô cớ, nhưng ông không nhìn biết điều nầy vì ông đã chọn, trong trường hợp nầy, sống bằng mắt thấy hơn là bởi đức tin [Constable, Notes on Genesis, 233].
Câu chuyện của chúng ta kết thúc ở 37.36 với lời lẽ đáng kinh ngạc nầy: “Các lái buôn Ma-đi-an đem Giô-sép đến xứ Ê-díp-tô, bán cho Phô-ti-pha, quan thị vệ của Pha-ra-ôn”. Không phải là tình cờ mà Giôsép lại kết thúc ở trong nhà của một quan chức nhiều trách nhiệm nhất trong triều thần của Pharaôn. Ở đàng sau mọi nhận định có hạn của con người, Đức Chúa Trời đang thực thi mọi mục đích đời đời và thiêng liêng của Ngài trong sự bảo tồn và giải cứu dân Israel. Đức Chúa Trời đưa Giôsép sang Ai cập để khiến cho ông nên một dân lớn. Nhưng phải đến 23 năm ác mộng trước khi chiêm bao của Giôsép và chương trình tối hậu của Đức Chúa Trời cho đời sống chàng sau cùng đã thành hình.
Đức Chúa Trời không hề bị đánh bại bởi sự dối gạt của chúng ta. Giacốp đã dối gạt. Giacốp bị dối gạt. Các anh thù ghét. Họ ganh tỵ. Họ âm mưu. Họ nói dối. Và khi bạn đi đến phần cuối của chương, Đức Chúa Trời đã đặt Giôsép một cách chính xác ngay chỗ mà chàng cần phải ở để hoàn thành mọi mục đích của Đức Chúa Trời. Tất cả mọi điều nầy chỉ ra quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Khi bạn và tôi phạm tội và đi ngược lại ý chỉ của Đức Chúa Trời, chúng ta không ngăn trở được ý định của Đức Chúa Trời. Chúng ta tự ngăn trở mình. Sự tiến triển cá nhân của chúng ta trong Chúa không phải như mọi điều đang xảy ra đâu. Thậm chí nếu những kẻ ở chung quanh chúng ta không tỏ ra bản chất, không tỏ ra sự ngay thẳng, thành thực hay tin kính, chúng ta vẫn phải làm như thế. Vì chỉ khi chúng ta có hai bàn tay thanh sạch và một tấm lòng trong trắng — chỉ khi chúng ta hữu dụng với Đức Chúa Trời chúng ta mới có thể có cái chạm tích cực vào những kẻ đang sống quanh chúng ta. Công việc của chúng ta không phải là bày ra những chi tiết. Giôsép không làm vậy. Công việc của chúng ta là cứ giữ sự thanh sạch và hữu dụng. Đức Chúa Trời sẽ bày ra các chi tiết. Ngài đã làm trong trường hợp của Giôsép. Ngài sẽ làm điều đó cho bạn nữa đấy [Kroll, “When Deceivers Are Deceived”].
Đức Chúa Trời muốn khiến cho bạn tấn tới thành một môn đồ kết quả, là người sẽ có ảnh hưởng đến đất và cõi đời đời. Tuy nhiên, chương trình của Ngài dành cho đời sống bạn bao gồm những thử thách, và tai vạ. Hầu hết Cơ đốc nhân đều chống lại điều nầy. Chúng ta đá lại cái đót nhọn, tuy vậy Đức Chúa Trời có khuynh hướng làm cho bị thương sâu sắc những kẻ nào Ngài muốn đại dụng. Nói điều nầy theo cách khác. Chương trình của Đức Chúa Trời càng lớn lao cho chúng ta, sự đào tạo của Ngài sẽ lớn lao hơn. Bạn và tôi phải nhận lãnh sự đào tạo khôn ngoan của Đức Chúa Trời để chúng ta sẽ tấn tới trở thành hạng người mà Ngài muốn chúng ta phải trở thành. Khi chúng ta đem đời sống mình phục theo Ngài, Ngài sẽ hoàn tất nhiều hơn chúng ta cầu xin và suy tưởng nữa đấy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét