Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010

“QUÊN BẢN NGÃ!”



“QUÊN BẢN NGÃ!”
Hê-bơ-rơ 13.9-16; Rôma 12.1-2

PHẦN GIỚI THIỆU. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà BẢN NGÃ đã trở thành vị thần hiện đại! Trước đây chưa bao giờ chúng ta có một kỷ nguyên buông thả nhiều như vậy. Những quyển sách nói về “tự lực cánh sinh” là loại sách bán chạy nhất, thường ở danh sách top 10 bán chạy nhất. Tất cả các loại chương trình tập luyện và bộ môn thể dục đã được tung ra cho những người nào muốn rèn luyện cơ thể của họ. Có quá nhiều tư vấn ngày nay cũng tỏ ra phong trào thiên về sự hiểu biết “bản ngã” nữa. Việc thiếu quan tâm đến nhau trong xã hội của chúng ta cho thấy chúng ta hướng nội nhiều vào bản ngã. Sự cuồng tín về bản ngã chỉ ra những chiều hướng hôn nhân của chúng ta bị tan vỡ, những đòi hỏi trong xứ sở nầy bởi nhiều nhóm khác nhau có quyền hạn tương đương bất kể lối sống của họ là gì, sự nuông chiều của xã hội đối với việc lập kinh nghiệm cá nhân thành kinh nghiệm chung nhất. Chúng ta đang sống trong thời đại khi “mọi người làm theo ý mình cho là phải!” Điều nầy đã xảy ra trước rồi trong lịch sử của thế giới! Nghĩa là nó xuất hiện trong cách người ta lẫn tránh những sự cam kết hầu cho họ sẽ được “tự do”.
Thật là mỉa mai, trong một thế giới bị ám ảnh với hạng người chuyên “tự lo” lại trống không đến như thế! Hình thái tự lo thực xảy đến khi chúng ta QUÊN BẢN NGÃ đi, chớ không phải khi chúng ta chiều theo bản ngã!
Chính bản chất của mọi hình thái cuộc sống là đặt bản ngã lên trước hết, nhưng Kinh thánh dạy cho chúng ta biết rằng khi chúng ta tiếp nhận bổn tánh mới trong Đấng Christ, chúng ta cần phải đặt bản ngã ở sau cùng! Chúng ta được kêu gọi phải quên bản ngã đi ... để rồi thực sự tìm thấy nó!
I. CON SINH (Hê-bơ-rơ 13.9-14)
A. Các nghi thức (13.9-12)
1. Người Pharisi và nhiều người khác đã gánh lấy nhiều đau đớn khi bước theo những nghi thức để tạo ra ý thức về sự cứu rỗi mặc dù đời sống tư riêng của họ thì đầy dẫy với những nuông chiều theo sự ích kỷ!
a. Trong khi những người Pharisi nầy mặc loại áo dài đặc biệt, ở bên dưới lớp áo dài nầy là hạng tội nhân gian ác mà họ đã xét đoán bằng nhiều giọng nói của họ!
b. Họ đã mang thẻ bài [phylacteries] (những cái hộp với nhiều câu Kinh thánh gắn ở bên trong) ở trên trán và cánh tay, tuy nhiên họ không làm theo những câu Kinh thánh ấy trong đời sống riêng của họ!
c. Họ rất cẩn thận rửa tay theo Luật Môise, tuy nhiên tâm trí của họ thì rất là ô uế!
d. Họ rất nghiêm khắc về sự thờ lạy vào ngày sa-bát, nhưng họ lại giận dữ với Chúa Jêsus khi Ngài chữa lành cho kẻ bịnh trong ngày Sa-bát, họ nghĩ không có ai nên làm việc trong nhà của Chúa, thậm chí là những việc lành như chữa bịnh cho người ta!
e. Họ rất cẩn thận về việc bày biện các thứ của lễ theo một phương thức đã định trước, nhưng họ không hy sinh bản thân mình cho người khác!
2. Tất cả các nghi thức trong thế gian sẽ không làm cho quí vị ra thuộc linh hơn bất luận là loại cấu trúc hệ phái nào mà họ thuộc về!
a. Quí vị có thể nếm trải các động lực của mọi nghi thức của ai đó và vẫn chưa kinh nghiệm được tính cách thuộc linh thực!
b. Người nào nương vào những nghi thức đều quên đi bông trái của con sinh thực.
MINH HOẠ. Người Pharisi đã lấy 10 điều răn và đã phá vỡ luật pháp của Đức Chúa Trời thành 613 mạng lịnh buộc người ta phải noi theo; các nổ lực lớn lao đã được thực thi để ôm lấy 613 điều luật nầy. Vấn đề, ấy là chỉ làm theo những điều luật nặng về nghi thức như thế nầy không đem lại sự hoà thuận với Đức Chúa Trời vì rất khó giữ được chúng cả thảy. Chúa Jêsus đã phán rằng hễ ai phạm một điều răn là phạm cả luật pháp. Giống như 613 điều luật nầy là những chuổi mắc xích, và quí vị đang nắm giữ sợi dây xích nầy ở trên miệng địa ngục – điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ một mắc xích trong 613 mắc bị đứt đi? Dĩ nhiên là quí vị sẽ rơi xuống đấy mà thôi – Nguồn vô danh
3. Chúa Jêsus đã mở ra một con đường tốt hơn cho chúng ta thay vì chỉ có những nghi thức, Ngài đã tự hy sinh vì chúng ta và nhơn đó ban cho chúng ta SỰ CÔNG BÌNH thực chớ không phải chỉ là NHỮNG NGHI THỨC!
a. Ngài đã chứng tỏ phương thức làm phu phỉ bản ngã, là hy sinh bản ngã – hoàn toàn!
b. Chúa Jêsus đã chịu chết đối với bản ngã từ lâu trước khi lên thập tự giá, Ngài chỉ cho chúng ta thấy con đường đầy sự vui mừng và sự bình an thật!
B. Thực tế! (13.13-14)
1. Việc khó nhất phải làm là từ bỏ bản ngã, nó đi ngược lại chiều hướng mạnh nhất với sự sống của chúng ta – tự bảo tồn!
2. Chúa Jêsus bác bỏ mọi nghi thức về con sinh và chỉ ra một phương thức tốt hơn, dâng bản ngã như một con sinh!
a. Việc giết những con thú không làm cho con người phải trả giá bao nhiêu, nhưng việc ấy làm cho những con thú phải trả hết mọi sự!
b. Khi Đấng Christ dâng chính mình Ngài, việc ấy phải trả giá mọi sự, Ngài đã phó chính mình Ngài vì chúng ta!
3. Chúng ta rất thực tế, những con thú chỉ là các nghi thức mà thôi!
a. Là Cơ đốc nhân, chúng ta được kêu gọi phải trở thành những con sinh thực vì Vương quốc của Ngài.
b. Chớ không phải chỉ có chủ nghĩa hình thức!
MINH HOẠ. Trong phim “Shiokari Pass”, một thanh niên đã trở thành anh hùng. Anh ta đã chịu khó làm việc mỗi ngày để đến ngày anh và người yêu thành hôn với nhau. Thời điểm ấy sau cùng đã đến. Anh ta đã đi bằng xe lửa để đón người yêu rồi thành hôn với nàng khi có một sự ngăn chặn thình lình gần đỉnh núi. Khi anh chổi dậy nhìn thấy sự việc đã xảy ra, anh để ý thấy toa xe mà anh đang ngồi không cứ cách nào đó bị tháo rời ra với phần còn lại của chiếc xe lửa, không may thay, chiếc xe lửa đang trên bờ dốc của ngọn núi và giờ đây chiếc xe đang bắt đầu chạy ngược lại xuống chân núi một mình. Có nhiều người khác trên chuyến xe nầy cùng với anh. Vì đã làm việc cho hảng xe lửa nầy, anh biết rõ rằng ở đầu ngọn núi nầy có một chỗ cua gắt và đến lúc họ đến chỗ ấy xe chạy quá nhanh không thể phanh lại được. Anh trèo lên nóc toa xe tìm cách ổn định các hành khách ở bên trong bằng cách gạt thắng tay. Ngay cả với thắng tay đã gạt rồi chiếc xe vẫn lao đi với vận tốc quá nhanh và không thể làm cho chậm lại được. Ngay lúc ấy anh nhớ lại câu Kinh thánh mà anh rất ưa thích, “Chẳng có tình yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình”. Mặc dù anh đã có mọi sự cần phải lo liệu, anh nhảy vào đường ray và sử dụng chính thân thể mình tạo ra vật ngăn trở có cần để làm cho chiếc xe chạy chậm lại. Sự việc rất có hiệu quả! Mọi người đều sống, trừ ra anh ta! Anh ta đã hy sinh bản thân mình cho mọi người khác! – Nguồn vô danh
4. Chúa Jêsus đã đến không những chỉ dạy cho chúng ta biết phương thức đúng, mà còn tỏ ra cho chúng ta thấy phương thức đúng nữa!
Ngài là tấm gương cho chúng ta noi theo, điều nầy có nghĩa là hy sinh bản ngã!
b. Sự hy sinh của Chúa Jêsus là thực tế chớ không phải là một hình thức đâu! Ngài đã quên bản ngã để Ngài có thể cứu chúng ta!
MINH HOẠ. Giống như quyển tiểu thuyết của Charles Dicken có đề tựa là: “Câu chuyện về hai thành phố”, một thanh niên Pháp Aristocrat bị kết án phải chết bởi máy chém trong cuộc cách mạng đổ máu của người Pháp, án phạt của anh đã được quyết định căn cứ trên những tội ác mà tổ phụ anh nghịch lại giai cấp nông dân. Ngay trước giờ hành quyết, có bạn người Anh đến thăm, là người đã được cai ngục chấp nhận vì giống anh như đúc, họ tưởng là anh em song sinh với anh. Sau khi lính canh rời khỏi đó, người bạn đã mắng mỏ kẻ bị kết án với lời rủa sả và đổi y phục với người nầy. Kế đó, giả vờ là kẻ bị kết án tử hình, anh ta gọi cai ngục đến và xin cho “vị khách” vô tình của mình ra về vì anh ta buồn rầu lắm. Thế là kẻ quí tộc kia đã được cứu ra khỏi sự chết bởi sự hy sinh nầy. Trên đường ra máy chém chàng thanh niên người Anh thốt ra những lời lẽ sau cùng nầy: “Đây là một việc sâu xa mà tôi đang làm, hơn những gì tôi đã làm trước đây...”. Khi ấy anh ta tự yên ủi mình bằng lời lẽ nầy: “Ta là sự sống lại và sự sống”, Chúa phán: “Người nào tin ta sẽ sống dù đã chết rồi” Giăng 11.25 – Nguồn vô danh
5. Chúa Jêsus không những rao giảng việc hy sinh bản thân, mà Ngài còn chứng tỏ nó, và chúng ta được kêu gọi phải sống giống như thầy của mình!
6. Cơ đốc giáo không có gì khác biệt với hầu hết các tôn giáo của thế gian nầy nếu chúng ta không thực hiện sự hy sinh thực!
a. Thế gian rất giỏi trong các nghi thức.
b. Cơ đốc nhân phải giỏi ở chỗ hy sinh thực!
II. MỘT CON SINH (Hê-bơ-rơ 13.15-16; Rôma 12.1-2)
A. Chuộc tội (Hê-bơ-rơ 13.15-16; Rôma 12.1-2)
1. Khi Chúa Jêsus tỏ ra phương thức bằng cách sống HY SINH, chúng ta phải trở thành một con sinh!
2. Sự hy sinh của Chúa Jêsus có tính cách chuộc tội, chính vì nhiều người khác mà Ngài đã chịu chết bản ngã; chúng ta được kêu gọi phải trở thành hạng người cứu chuộc và hy sinh bản ngã cho tha nhân nữa.
3. Quên bản ngã đi không phải là phần việc dễ dàng, nó đòi hỏi sự khiêm nhường, để trở thành một tôi tớ, để hầu việc!
MINH HOẠ. Một sinh viên trong một trường Kinh thánh tại Phi luật Tân đã gặp rắc rối về tình trạng của những phòng vệ sinh nam, khi họ luôn luôn chễnh mãng trong việc làm sạch sẽ. Khi không có một việc gì được thực thi để giải quyết vấn đề dơ bẩn, anh bèn đến gặp vị Hiệu trưởng trường và than phiền. Một lát sau, anh để ý thấy có nhiều việc đã thay đổi khá hơn và một ngày kia anh tìm ra lý do, anh để ý thấy người cầm dụng cụ đi dọn dẹp chính là Thầy Hiệu trưởng! Sau đó anh sinh viên nầy bình luận: “Tôi tưởng ông ấy sẽ gọi viên giám thị, nhưng ông tự làm sạch các phòng tắm, đây là một bài học chính cho tôi trong việc trở thành một đầy tớ và dĩ nhiên điều nầy dấy lên thắc mắc trong đầu tôi là tại sao tôi không giải quyết vấn đề!” – Nguồn vô danh
4. Quên đi bản ngã không phải là một phần việc dễ dàng, nhưng đây là vai trò cứu chuộc mà chúng ta được kêu gọi phải làm!
5. Việc chạy theo những nghi thức của chúng ta chẳng làm được một điều chi cho Chúa cả, chỉ có những việc chúng ta làm bao gồm những sự hy sinh thực mới tạo ra một sự khác biệt!
6. Loại hy sinh mà Chúa Jêsus đẹp lòng chẳng có gì phải làm với việc hy sinh các con vật, có việc phải làm với việc từ bỏ bản ngã!
7. Đức Chúa Trời không vui thích nơi những của lễ chết, Ngài muốn những của lễ sống! (Rôma 12.1)
a. Của lễ là thứ mà quí vị đang bỏ đi!
b. Chúng ta được kêu gọi trong vai trò Cơ đốc nhân phải quên đi bản ngã, phải dâng “bản ngã” như một của lễ thật!
c. Của lễ nầy đẹp lòng Đức Chúa Trời và là sự phục vụ khả thi của chúng ta đối với Đức Chúa Trời; Phao-lô nói chúng ta cần phải làm điều nầy!
d. Vấn đề duy nhứt với một “của lễ sống”, ấy là chúng có khuynh hướng bò xuống khỏi bàn thờ mọi lúc khi có hơi nóng!
MINH HOẠ. Khi David Livingstone xâm nhập vào lòng châu Phi với Tin lành, ông có một cộng đồng truyền giáo, họ viết cho ông một là thư với yêu cầu như sau: “Ông có tìm được một con đường nào tốt đi tới nơi ông đang sống không? Nếu có, chúng tôi muốn gửi cho ông một số người hiệp cùng ông trong công tác truyền giáo”. Livingstone phúc đáp như sau: “Nếu quí vị có một số người sẽ đến, nếu họ chỉ biết có một con đường nào tốt thì tôi không cần tới họ. Tôi cần những người sẽ đến nếu chẳng có một con đường nào hết!” Đây là sự hy sinh bản ngã! – Nguồn vô danh
B. Đổi mới (Rôma 12.2)
1. Quên đi “bản ngã” không phải là phần việc dễ dàng, lối suy nghĩ của thế gian đi ngược lại việc làm đó; khuôn mẫu của đời nầy là suy nghĩ tới “bản ngã” trước tiên!
a. Vì vậy, làm sao chúng ta mong hoàn thành phần việc quên đi bản ngã?
b. Điều nầy cần phải có một quá trình biến đổi mọi tư tưởng của chúng ta!
2. Tấm gương của Chúa Jêsus và Lời của Đức Chúa Trời là những phương tiện cho sự biến đổi suy tưởng của chúng ta; Đức Thánh Linh là quyền phép ở đàng sau quá trình ấy!
a. Cho tới chừng nào chúng ta khởi sự suy tưởng khác với thế gian nầy, cách xử sự của chúng ta sẽ không có gì khác biệt!
b. Được cứu là một khởi sự tốt, nhưng việc nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời là cần thiết cho sự biến đổi cách xử sự của chúng ta!
c. Sự cứu rỗi không phải là một phương cứu chữa máy móc dành cho mọi vấn đề cư xử của chúng ta; những điều nầy trở thành một phần trong quá trình Thánh Linh Đức Chúa Trời làm đổi mới tâm trí của chúng ta và chính chúng ta qua thời gian!
3. Sự biến đổi chỉ khả thi ở chỗ sự đổi mới trong tâm trí chúng ta đang diễn ra! (12.2)
4. Chúng ta từng suy nghĩ giống như những công dân của Nước Trời, chúng ta sẽ hành động giống như họ!
a. Điều nầy công nhận tầm quan trọng của việc dạy dỗ con cái của chúng ta bằng Lời của Đức Chúa Trời từ lúc chúng còn nhỏ, chúng học biết phải sớm suy nghĩ đến “Nước Trời”!
b. Chúa Jêsus phán như thế nầy: “người ta suy nghĩ trong lòng thế nào, thì người quả thế ấy!”
5. Khi chúng ta suy nghĩ giống như Chúa Jêsus, suy nghĩ ấy hoàn toàn có quyền năng; sẽ dễ dàng quên đi bản ngã khi chúng ta suy nghĩ giống như Đấng Christ!
MINH HOẠ. Một cô bé cấp một tham dự ngày “điền kinh” của trường. Nó dành được vài sợi ruy băng, giữa số đó là sợi ruy băng màu xanh cho hạng nhứt. Cuối ngày ấy khi nó về nhà thì chẳng thấy sợ ruy băng màu xanh đâu cả, và vì thế mẹ nó hỏi: “Sợi ruy băng màu xanh cho hạng nhứt đâu con?” Cô bé nói có một bạn tên là Bruce đã kêu khóc vì nó chẳng đoạt được sợi ruy băng hạng nhứt đó, vì thế cô bé đã cho cậu ta sợi ruy băng ấy rồi. Mẹ nó ôm ghì lấy nó và nói cho nó biết bà nghĩ rất tốt khi con gái bà làm như vậy. Con gái bà khi ấy nói: “Tại sao không, rốt lại, con biết con đã đoạt được sợi ruy băng ấy rồi!” Cậu bé kia có sợi ruy băng, nhưng cô bé nầy đã có phần chiến thắng! – Nguồn vô danh
6. Theo phân đoạn Kinh thánh nầy của Phao-lô (Rôma 12.2) quí vị sẽ thử ý muốn của Đức Chúa Trời trong đời sống của quí vị nếu quí vị học biết quên bản ngã đi!
a. Quí vị sẽ đạt được “ý muốn trọn vẹn” của Đức Chúa Trời (12.2b)
b. Hãy chú ý chúng ta “thử ý muốn của Ngài” ... chớ không phải Ý MUỐN CỦA CHÚNG TA!
c. Cách duy nhứt làm theo ý muốn CỦA NGÀI là không làm theo ý muốn CỦA CHÚNG TA! Làm theo điều nầy đòi hỏi chúng ta phải quên đi bản ngã của mình!
7. Cái điều mỉa mai của mọi sự nầy, ấy là chúng ta càng quên bản ngã nhiều chừng nào, chúng ta càng tìm thấy bản ngã của mình nhiều chừng nấy! Khi nó trống trơn, Đức Chúa Trời sẽ làm đầy dẫy nó bằng CHÍNH MÌNH NGÀI!
PHẦN KẾT LUẬN. Sự cám dỗ của Êva là phải làm một việc gì đó cho “bản ngã” của nàng – ấy là quên Đức Chúa Trời! Ở nền tảng của mọi tội, chúng ta tìm gặp “bản ngã”. Mặt khác, Chúa Jêsus đã “trống không” hay đã quên “bản ngã” và khi làm như vậy Ngài đã đem lại sự cứu rỗi cho chúng ta. Đời sống có đức tin là một sự kêu gọi phải quên đi “bản ngã”, phục vụ Đức Chúa Trời và tha nhân. Mỉa mai thay, người nào quên bản ngã lại thấy đầy bản ngã nhất!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét