Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

"CON MẮT KIÊU NGẠO"



"CON MẮT KIÊU NGẠO"
Châm ngôn 6.16-17a; 21.4
Phục truyền luật lệ ký 8.6-20
PHẦN GIỚI THIỆU.
Khi Kinh thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời ghét điều gì, thì bạn biết chắc chắn điều đó sẽ gây thiệt hại cho chúng ta. Đức Chúa Trời ghét bất cứ điều chi phân rẽ chúng ta ra khỏi Ngài, vì vậy Ngài rất ghét bỏ tội lỗi.
Khi nói cho chúng ta biết 7 điều mà Đức Chúa Trời rất căm ghét trong sách Châm ngôn, tác giả đang ra sức chỉ cho chúng ta thấy con đường mà chúng ta phải đi theo, một con đường dẫn đến sự sống chớ không dẫn đến sự chết. Lý do 7 điều ấy trước tiên khởi sự với "con mắt kêu ngạo", ấy là sự kiêu ngạo chính là nền tảng của tội lỗi, nó là gốc rễ của mọi tội lỗi trong đời sống của chúng ta.
MINH HOẠ:
Điều ác cực ác, chính là sự kiêu ngạo. Tà dâm, giận dữ, tham lam, say sưa, cùng mọi điều khác, chỉ là những vết bọ chét cắn khi đem ra so sánh. Chính qua sự kiêu ngạo mà ma quỉ đã trở thành ma quỉ. Sự kiêu ngạo dẫn đến từng thói hư tật xấu khác; đó là thái độ chống nghịch hoàn toàn đối với Đức Chúa Trời trong lý trí. -- C. S. Lewis (1898-1963) - Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry 9240.
Đức Chúa Trời rất ghét thái độ kiêu ngạo ấy, ở đây gọi là "con mắt kiêu ngạo" vì độ cao của bản ngã dẫn tới sự hủy diệt và sự phân rẽ ra khỏi Đức Chúa Trời, khi Đức Chúa Trời ghét bỏ tội lỗi, chớ không ghét bỏ tội nhân, vì nó hủy diệt chúng ta và các mục đích của Đức Chúa Trời dành cho đời sống chúng ta. Kiêu ngạo là cái tôi có tính hủy diệt!
MINH HOẠ:
Con ong nằm chết ở chỗ có nhiều mật -- Vern McLellan, The Complete Book of Practical Proverbs and Wacky Wit (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1996).
Kinh thánh dạy cho chúng ta biết rằng phải canh giữ tấm lòng nghịch lại sự kiêu ngạo, sự kiêu căng đem lại sự hủy diệt. Đức Chúa Trời ghét bỏ sự kiêu ngạo ấy là vì nó đang hủy hoại chúng ta, Ngài mong muốn điều tốt lành cho chúng ta.
I. Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Phục truyền luật lệ ký 8.6-10; 22.7-16).
A. Những món quà rất ưa thích (8.6-9)
1. Đức Chúa Trời có một công thức cho việc ban phước chúng ta, để chúng ta kinh nghiệm mọi sự vui mừng và ơn phước mà Ngài đang dành cho chúng ta (8.6)
a. "Hãy kính sợ Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi..."
b. "…gìn giữ những điều răn của Ngài..."
c. "... đi theo các đường lối Ngài"
2. Khi làm theo 3 điều nầy sẽ ngăn trở sự kiêu ngạo kia không phát triển được, và nó sẽ tạo ra lòng tin cậy mạnh mẽ nơi cả hai: Đức Chúa Trời và bản ngã, tin chắc rằng ấy chẳng phải bản ngã lèo lái mà chính Đức Chúa Trời đang điều khiển.
3. Đức Chúa Trời luôn luôn ao ước dân sự Ngài sống được phước, ngay cả ở phần thuộc thể.
a. Nói như thế không có nghĩa là chính ý muốn của Ngài cho mọi người đều được giàu có, mà được tiếp trợ đúng mức và nhiều thêm nữa.
b. Đời sống Cơ đốc không có ý nói đến một số kinh nghiệm ảm đạm nào đó đâu, nặng trỉu với những thứ của lễ trông chúng ta rất tội nghiệp ... đó là một quan niệm giả dối về sự đồng đi với Đức Chúa Trời.
c. Đức Chúa Trời luôn luôn muốn mối tương giao của chúng ta với Ngài phải là mối tương giao đầy vui mừng, phu phỉ, các nhu cần được thoả và được thêm nhiều.
4. Ở đây rõ ràng là Đức Chúa Trời muốn ban cho họ mọi sự mà họ sẽ cần đến, rốt lại đất hứa được gọi là "đất đượm sữa và mật".
a. Mong muốn mọi vật tốt và cầu xin Đức Chúa Trời về các thứ ấy chẳng có gì là sai quấy cả ... bao lâu chúng không dẫn tấm lòng chúng ta xa khỏi Ngài hoặc tạo ra sự kiêu ngạo bẩn thỉu kia trong chúng ta.
b. Đức Chúa Trời chắc chắn rất vui thích trong việc ban phước cho dân sự Ngài, điều nầy rất rõ ràng trong việc đưa họ đến với "đất đượm sữa và mật", một nơi thật dư dật!
5. Tuy nhiên, mối nguy hiểm vẫn đang tồn tại khi sự thịnh vượng ấy dẫn chúng ta tới chỗ không còn nương cậy nơi Ngài nữa, đây là trận chiến liên tục với thành công và phước hạnh.
MINH HOẠ:
Vào năm 1863, Tổng thống Lincoln nhậm chức vào ngày 30 tháng 4, đây là một ngày mà cả nước đều hạ mình xuống, kiêng ăn và cầu nguyện. Cả nước phải hạ mình xuống, kiêng ăn và cầu nguyện. Cho phép tôi đọc một đoạn trong bản tuyên ngôn trong dịp đó: "Đây là bổn phận của các dân, cũng như của bậc trượng phu, người nào có được lòng nương cậy và quyền phép tể trị của Đức Chúa Trời, họ nên xưng ra mọi tội lỗi và sự quá phạm với thái độ buồn rầu hạ mình xuống, với sự trông cậy chắc chắn rằng sự ăn năn thật sẽ dẫn tới sự thương xót và tha thứ, và phải công nhận lẽ thật tối thượng đã được công bố trong Kinh thánh và đã được minh chứng bởi lịch sử rằng các nước ấy chỉ được phước bởi Đức Chúa Trời của họ là Chúa. Thảm hoạ kinh khiếp trong cuộc nội chiến hiện đang làm tàn hại xứ có thể là một sự sửa phạt giáng trên chúng ta vì cớ các tội lỗi của chúng ta, trước cứu cánh cần thiết cho sự cải tổ của xứ sở chúng ta. Bị tiêm nhiễm với thành công không bị phá vỡ, chúng ta đã trở nên quá tự phụ không cảm thấy tính cần thiết của sự chuộc tội và ân sũng gìn giữ kia, chúng ta quá kiêu ngạo không cầu nguyện với Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên chúng ta. Chúng ta đã tấn tới trong số lượng, sự giàu có, và quyền lực mà chẳng có một nước nào đạt tới được, nhưng chúng ta đã quên Đức Chúa Trời" -- Richard Halverson, "The Question Facing Us," Preaching Today, Tape 46.
B. Lòng biết ơn (8.10)
1. Đức Chúa Trời đã dự trù mọi ơn phước như thế để hướng lòng biết ơn của chúng ta NHẮM VÀO Ngài!
a. Nói như thế để khích lệ chúng ta phải công nhận sự nhơn từ của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta.
b. Nói như thế không phải để khuyến khích tư kỷ hay sự kiêu căng ngạo mạn.
c. Chắc chắn bậc tiền nhân của chúng ta vốn hiểu rõ những ân ban và phước hạnh của Đức Chúa Trời là một phương thức công nhận sự nhơn từ của Ngài, vì vậy loài thọ tạo vào ngày Lễ Cảm Tạ, là thời điểm để cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự dư dật của Ngài.
2. Phần nhiều các kỳ lễ của Israel đều bao gồm sự kỷ niệm ơn dư dật, như lễ mùa gặt được biết là Lễ Ngũ Tuần, với ý đồ dâng lên Đức Chúa Trời lòng biết ơn.
a. Những ơn phước ấy ra từ Đức Chúa Trời có ý giúp chúng ta nhận biết rằng MỌI ơn phước đều ra từ Ngài, chớ không phải chỉ là thức ăn của chúng ta thôi đâu!
MINH HOẠ:
Chúng ta có thể công nhận Đấng Tiếp Trợ thiêng liêng về thịt nướng và khoai tây, nhưng chúng ta có thường dâng lời cảm tạ vì nước chảy ra từ cái vòi kia không? Gỗ để làm nhà và những đồ đạt khác không? Giấy để làm sách báo, khăn ăn và tập viết không? Gạch, kim loại, công trình xây dựng cùng các thứ vật liệu khác vô số mà chúng ta đang sử dụng và tận hưởng không? Đức Chúa Trời qua thiên nhiên đã dựng nên chúng cả thảy đấy! Chúng ta cần phải ghi nhớ kỹ hơn. -- Philip Wiebe in The Christian Leader (April 9, 1991). Christianity Today, Vol. 35, no. 14.
b. Vì thế chúng ta đáng phải cẩn thận cúi đầu xuống cảm tạ Đức Chúa Trời vì bữa ăn, làm như vậy rất là tốt ... nhưng còn những ơn phước khác hàng ngày của Đức Chúa Trời trên đời sống của chúng ta thì sao?
3. Hãy hướng mắt nhìn về Đức Chúa Trời vì những gì Ngài đã làm sẽ giúp chúng ta đóng mắt mình lại không nhìn vào bản ngã và xem mình là trọng nữa... nó sẽ giữ chúng ta trong sự hạ mình.
a. Khi bạn không có Đức Chúa Trời để cảm tạ, bạn chỉ có cái tôi của mình ... điều nầy dẫn tới kiêu ngạo, tự lập mình làm Thần!
MINH HOẠ:
Kẻ kiêu ngạo nhất trong thế gian? Kẻ ấy gọi điện thoại xem coi có sứ điệp nào không!?! -- Croft M. Pentz, The Complete Book of Zingers (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1990).
b. Nếu tấm lòng của con người không công nhận Đức Chúa Trời và quyền tể trị của Ngài trên mọi sự, kẻ ấy sẽ vênh vênh tự đắc rồi đưa bản ngã mình lên tới các cấp độ chỉ đáng dành cho Đức Chúa Trời!
II. NHỮNG CẢNH CÁO CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (8.11-20; Châm ngôn 6.16-17a; 21.4)
A. Quên Đức Chúa Trời (8.11-18; Châm ngôn 6.16-17a; 21.4).
1. Khi chúng ta bắt đầu quên những ơn phước và sự trợ giúp của Đức Chúa Trời trong quá khứ, chúng ta sẽ bắt đầu tiến trình phát triển sự kiêu ngạo bất kỉnh.
a. Mỗi lần Israel quên quá khứ, họ đã hủy phá tương lai của họ!
b. Không có gì phải ngạc nhiên, Đức Chúa Trời yêu cầu họ hết lúc nầy tới lúc khác phải nhớ lại – để họ đừng bao giờ quên!
c. Chắc chắn đây là lý do cho các kỳ lễ nữa, để nhắc nhở thường xuyên cho họ nhớ đến sự trợ giúp của Đức Chúa Trời trong quá khứ, những lần vật vã của đức tin đem lại thắng lợi trong quá khứ.
2. Bất kỳ nước nào quên Đức Chúa Trời đã giúp đỡ họ trong quá khứ bị định cho phải thất bại trong tương lai.
3. Có lẽ đây là lý do tại sao Ma Quỉ đã sử dụng sự thịnh vượng trong những ngày sau rốt nầy để gây thiệt hại cho Hội thánh, hắn đã học biết từ lâu lắm rồi, đây là thứ vũ khí có hiệu quả rất nhiều để chống lại Hội thánh còn hơn cả sự bắt bớ nữa!
MINH HOẠ:
Sự thịnh vượng thường là tai hại cho Cơ đốc giáo, còn sự bắt bớ thì không bao giờ -- An Amish bishop quoted in The Economist (July 22, 1989). Christianity Today, Vol. 33, no. 16.
a. Cơ đốc giáo đang tấn tới trong từng quốc gia trên thế giới TRỪ nước Mỹ!
b. Có phải chúng ta đã quên không nương cậy nơi Đức Chúa Trời không?
4. Bản thân sự giàu có không phải là xấu, nhưng chúng ta đã để cho nó tác động vào chúng ta!
a. Đức Chúa Trời muốn chúng ta tin cậy Ngài, nương cậy nơi Ngài, ngay cả lúc thịnh vượng!
b. Những ơn phước KHÔNG dẫn chúng ta xa khỏi Đức Chúa Trời, chúng có thể dẫn chúng ta đến chỗ thờ lạy Ngài với tấm lòng cảm tạ, vui mừng vì tình yêu của Ngài dành cho chúng ta trong khi tiếp trợ cho chúng ta cách kỳ diệu.
c. Chắc chắn đây là dự trù của Đức Chúa Trời dành cho Israel khi ban cho họ vùng đất tốt lành nầy.
5. Môise nói cho họ biết ở đây rằng lý do Đức Chúa Trời khiến cho họ đi ngang qua đồng vắng khó nhọc kia là để dạy cho họ biết điều nầy ... tin cậy Ngài LUÔN LUÔN!
a. Nếu Đức Chúa Trời có thể đáng tin cậy trong sa mạc, Ngài cũng có thể đáng tin cậy trong đất hứa.
b. Đức Chúa Trời đã hy vọng dạy cho họ biết nương cậy Ngài TRƯỚC KHI ban cho họ ơn phước dư dật.
6. Cái khó nằm ở chỗ giữ những giá trị thuộc linh ngay ở giữa sự dư dật đó.
MINH HOẠ:
Lech Walesa đưa ra phần nhận xét rằng "người Mỹ đang lánh xa dần các giá trị thuộc linh khi họ trở nên giàu có hơn". Ông nói rằng "chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ phải quay lại với những giá trị cơ bản, trở lại với Đức Chúa Trời, với lẽ thật, lẽ thật đang nằm ở trong Đức Chúa Trời". Kế đó, ông đưa ra một câu nói rất thú vị: "Chúng ta nhìn vào nước Mỹ, và chúng tôi mong mỏi từ bạn một sự giàu có thuộc linh hầu đối mặt với những khát vọng của thế kỷ 20" -- Quoted by James A. Baker III in Decision (May 1990). Christianity Today, Vol. 34, no. 10.
7. Israel đã nêu gương cho thế gian thấy sự giàu có kỳ diệu của Đức Chúa Trời, cả về mặt thuộc thể lẫn thuộc linh ... nhưng họ phải giữ đường lối trong sạch không có sự kiêu ngạo!
a. Khi chúng ta không công nhận những sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời, chúng ta không tôn kính Ngài!
b. Đức Chúa Trời là Đấng "ban cho ngươi sức lực đoạt được những sản nghiệp!"(8.18)
c. Khi một nước hay một người công nhận điều nầy cách công khai và tự do, họ đang công bố ra thực tại của Đức Chúa Trời cho phần còn lại của thế giới biết, và nhờ đó giúp cho các nước khác cũng khao khát muốn phục sự Đức Chúa Trời nữa.
d. Có những lúc khi Israel là ánh sáng cho dân Ngoại, nhưng sự kiêu ngạo luôn luôn gạt bỏ ngọn đèn đó và nổ ra sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời ở bên trong nước của họ.
8. Sự vất vã trong sa mạc là phương tiện để đào sâu cách ăn ở và sự họ tin cậy nơi Đức Chúa Trời, vì vậy những ơn phước dư dật trong một đất phong phú đã đưa họ để chỗ thờ lạy Đức Chúa Trời là Đấng đã ban phước cho họ thật nhiều như thế.
a. Và điều nầy chỉ có trong một thời gian ngắn.
b. Nhưng sự thất bại không giữ được thái độ cảm tạ đã làm dấy lên "con mắt kiêu ngạo" hay sự kiêu ngạo, một thái độ kiêu ngạo đã khiến cho họ nghĩ họ có thể tiếp tục sự cao trọng của họ mà không cần Đức Chúa Trời hay bởi sự thờ lạy các thần lạ đã được làm ra bằng đá hay bằng gỗ.
c. Còn về xứ sở của chúng ta, có phải chúng ta đang có những vị "thần" bằng vàng bằng bạc, và những hình tượng chúng ta đang thờ lạy đang lôi kéo chúng ta xa khỏi Đức Chúa Trời chơn thật?
9. Đức Chúa Trời ghét bất cứ thứ chi cướp tấm lòng chúng ta ra khỏi Ngài ... không phải vì Ngài là ích kỷ và cần đến chúng ta, mà vì Ngài biết chúng ta thể nào sẽ tự hại mình trong sự kiêu ngạo của chúng ta, giống như Satan đã phạm từ ngàn xưa ... và Đức Chúa Trời ghét sự hủy diệt và hư mất, rồi vì thế ghét sự kiêu ngạo tội lỗi kia.
a. Có phải bạn nghĩ bạn có thể sống tốt mà chẳng cần Đức Chúa Trời không?
b. Có phải bạn tin NHIỀU nơi bản ngã hơn tin Đức Chúa Trời?
c. Có phải bạn tin bạn đã tạo dựng nên sự giàu có bằng chính đôi tay của mình không?
B. Thảm hoạ là chắc chắn! (8.19-20)
1. Mọi sự nầy đang dẫn họ tới đâu?
a. Sự hủy diệt!
b. Kết quả cuối cùng của tội lỗi là sự hủy diệt không tránh được!
2. Không thành thực về sự kiêu ngạo là thất bại, nó khiến chúng ta không nhận định đúng về thực tại!
MINH HOẠ:
Một vị Thị trưởng kia rất tự hào về thành phố của mình, người ta đến hỏi ông tình trạng suy thoái đã tác động đến thành phố như thế nào? Ông đáp: "Chúng tôi không có một sự suy thoái ở đây, nhưng tôi sẽ nhìn nhận chúng tôi đang có thời kỳ phát đạt tệ hại nhất trong nhiều năm trời” -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988), p. 394.
3. Đức Chúa Trời đã ban cho các dân khác hưởng lấy phần đất màu mở nầy trong hàng trăm năm cũng để thay đổi đường lối của họ, nhưng khi họ không thay đổi, Đức Chúa Trời bèn tống khứ họ đi.
a. Đức Chúa Trời sẽ không ƯU ĐÃI Israel nếu họ đi đúng con đường hủy diệt.
b. Thực vậy, về sau Israel đã bị hủy diệt không còn là nước nữa.
4. Trải qua nhiều năm họ đã nếm trải hết vòng thịnh vượng nầy đến vòng thịnh vượng khác và rồi cuộc phu tù ... luôn luôn vì tấm lòng của họ đã xa cách khỏi Đức Chúa Trời trong sự thịnh vượng và họ đã quên mất Chúa!
a. Một lần nữa, nói như thế không có nghĩa là bạn sẽ không được phước và không giữ được phước đó, nhưng bạn phải không quên Chúa trong mọi ơn phước đó.
b. Chúng ta phải cẩn thận đừng xây khỏi Chúa trong mọi sự nhơn từ của Ngài.
c. Israel đã nắm lấy Đức Chúa Trời và đã tiếp nhận mọi ơn phước của Ngài, cho tới khi nào chúng bị cất đi.
5. Chúng ta cũng phải canh giữ tấm lòng của mình tránh mọi suy tưởng kiêu ngạo, rằng luôn luôn có gã nào đấy có vấn đề với kiêu ngạo, chớ không phải chúng tôi!
MINH HOẠ:
Trong khi đến viếng bạn hàng xóm, Andrew mới 5 tuổi đem khoe tấm hình lớp mẫu giáo của mình, rồi ngay lập tức bắt đầu mô tả từng bạn học: "Đây là Robert; nó đánh mọi người. Đây là Stephen. Nó không bao giờ nghe theo thầy cô. Đây là Mark. Nó hay rượt đuổi bọn tớ và rất ồn ào". Chỉ vào tấm hình, Andrew phê bình: "Còn đây là tớ. Tớ đang ngồi ở đây suy nghĩ về công việc của mình" -- Kathy Plate, Orlando, Florida. Christian Reader, "Kids of the Kingdom."
a. Nhiều lần Israel đã bị đánh đòn khi Đức Chúa Trời sử dụng một dân độc dữ hơn họ để sửa phạt họ!
b. Làm vậy chỉ để minh chứng thái độ kiêu căng của họ, thay vì nhìn thấy nhu cần của chính mình, họ đã hỏi Đức Chúa Trời tại sao gã kia là kẻ tồi tệ hơn họ lại tránh thoát được sự phán xét.
c. Kiêu ngạo là một việc rất khủng khiếp, vì nó cưới đi khỏi chúng ta sự hiện diện và quyền phép của Đức Chúa Trời cách hoàn toàn, rồi dựng chúng ta lên để gặp phải một sự sụp đổ thật lớn. Chúng ta cũng đọc trong Châm ngôn 16.18: "Sự kiêu ngạo đi trước sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã".
6. Đức Chúa Trời không lấy làm vui nơi một người hay một nước sa ngã, nhấc chúng ta lên rồi chúc phước cho chúng ta chính là sự ao ước của Ngài, nhưng Ngài chỉ làm thế khi chúng ta hạ mình xuống trước mặt Ngài và công nhận Ngài.
7. Đức Chúa Trời ghét "con mắt kiêu ngạo" ... con mắt ấy chẳng nhận được gì cả, sự kiêu ngạo đang hủy diệt.
a. Kiêu ngạo đang nằm tại đỉnh danh sách vì nó nằm ở đáy nhiều tội lỗi khác.
b. Còn bạn thì sao, tấm lòng của bạn đang ở đâu hôm nay?
c. Ai đang nắm lấy đường lối của tấm lòng, bạn hay Đức Chúa Trời?
d. Có phải sự kiêu ngạo đang hủy diệt đời sống của bạn không?
PHẦN KẾT LUẬN. Ở gốc rễ của mọi tội lỗi là một tấm lòng tự phụ hay "kiêu ngạo" – loại tự phụ sai lầm! Kiêu ngạo tội lỗi đến từ một sự không bằng lòng vâng theo Đức Chúa Trời, dựng lên chân lý cho bản thân rồi làm những việc theo đường lối riêng của mình, bất chấp Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. Sự hủy diệt là bông trái của tấm lòng kiêu ngạo không biết ăn năn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vui thích nơi những ai công nhận Ngài và bước đi theo đường lối của Ngài. Hãy hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét