Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 29.11-30.24: "Những bà nội trợ thất vọng”



"Những bà nội trợ thất vọng”

(Sáng thế ký 29.31-30.24)
Nếu bạn là người lớn tuổi, có thể bạn nhớ tiết mục truyền hình xưa kia: Thế Giới Thể Thao của đài ABC. Mục nầy thường phát vào những ngày cuối tuần, vào thời buổi trước cả chương trình ESPN. Chương trình gồm có các bộ môn thể thao như lướt sóng, trượt băng, đường đua và bóng đá. Chương trình tôi nhớ nhất là cảnh khai mạc. Khi người giới thiệu tuyên bố chương trình được phát sóng trên toàn cầu về các bộ môn thể thao tuyệt đối, điều nầy làm cho chúng tôi “rung động khi chiến thắng và buồn bã khi thất bại” với những đoạn phim kèm theo nói tới một người đang thắng cuộc chạy marathon, và một người đáng thương đang té lăn dài trên băng. Tất nhiên, cái điều tôi nhớ nhiều nhất từ chương trình nầy là người thất bại ở môn trượt băng.
Dường như luôn luôn sự buồn bã của thất bại lại là điều đáng nhớ nhất. Mỗi năm các nhà vô địch đều được tôn vinh, tuy nhiên chúng ta có khuynh hướng quên những ai đã đoạt cúp trong năm qua. Nhưng dường như chúng ta không hề quên một thất bại đáng nhớ. Sâu xa trong sách Sáng thế ký, chúng ta đã gặp gỡ nhiều thất bại lắm. Thậm chí ở giữa chiến thắng rõ ràng kia, lại có thất bại. Trong mấy chương vừa qua, Y-sác đã không thấy đường, Ê-sau mất quyền con trưởng, và Rê-be-ca mất đi đứa con cưng của mình. Mới đây thôi, Ra-chên mất người chị Lê-a, nàng có khả năng lấy Gia-cốp trước tiên, và Lê-a đã mất Ra-chên vì Gia-cốp yêu Ra-chên nhiều hơn Lê-a. Ai nấy dường như phải chịu cảnh mất mát. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng, đối với người nào tin cậy nơi Đức Chúa Trời, thất bại chẳng bao giờ là kết cuộc cả. Ở Sáng thế ký 29.31…, chúng ta sẽ học biết thể nào Đức Chúa Trời thắng hơn tội lỗi và thất bại của con người, và Ngài biến đổi chúng thành một việc thật là đẹp đẽ.
Ở 29.31, Môise viết: “Đức Giê-hô-va thấy Lê-a bị ghét, bèn cho nàng sanh sản; còn Ra-chên lại son sẻ”. Câu chuyện của chúng ta khởi sự với hai bà nội trợ thất vọng. Một thì thất vọng trong tình yêu; người kia thì thất vọng trong việc có con cái. Hai người đàn bà nầy là hai chị em và cả hai đều lấy một ông chồng. Hỡi quí bà, quí vị có thể hình dung ra bối cảnh nầy — quí vị và em của mình đều lấy cùng một ông chồng? Để làm cho nhiều vấn đề ra tệ hại hơn, chồng của quí vị ưa thích một người trong quí vị hơn người kia. Hơn nữa, mỗi người trong quí vị lại đang thất vọng về điều mà người kia đang có. Từ chỗ khởi sự của câu chuyện nầy, mối căng thẳng dày đến nỗi quí vị phải dùng con dao mới cắt đứt được nó.
Môise ghi lại rằng Lê-a “bị ghét” (sát nghĩa, “bị hận”). Điều nầy không có ý nói rằng Gia-cốp đã hận nàng hay không yêu nàng; thay vì thế ông đã yêu nàng kém hơn Ra-chên [Xem Sáng thế ký 29.30; đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 21.15; Malachi 1.3; Mathiơ 6.24. Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 266]. Ông chỉ không “đem lòng yêu” Lê-a; ông đã đem lòng yêu em gái nàng là Ra-chên. Kết quả là, Đức Chúa Trời là Đấng ưu đãi cho kẻ bị thua thiệt nên đã khiến cho Lê-a sanh con cái trước. Ngài đã mở lòng của nàng trong khi Ngài đóng kín lòng của Ra-chên lại. Đức Chúa Trời đã can thiệp trong đời sống của Lê-a vì Ngài “ở gần những người có lòng đau thương, và cứu kẻ nào có tâm hồn thống-hối” (Thi thiên 34.18) [Boice viết: “Quả là khó mà thương Lê-a cho được. Thương hại nàng dường như là thích đáng, vì phân đoạn Kinh Thánh nầy cho chúng ta biết rằng ngay cả Đức Chúa Trời đã thương hại nàng bằng cách mở lòng nàng ra rồi ban cho nàng có nhiều con” James Montgomery Boice, Genesis 12-36 Vol. 2 (Grand Rapids. Baker, 1985 [1998]), 787]. Lê-a trở thành một bà mẹ bảo đảm địa vị của nàng sẽ làm cho lòng kính trọng của Gia-cốp tăng lên, cũng như sự quí trọng của gia đình và xã hội của nàng nói chung. Đây là chương trình bảo hộ của Đức Chúa Trời dành cho Lê-a, là người được yêu kém hơn.
Trong bốn câu kế đó, Lê-a sanh bốn đứa con trai tiếp liền nhau! Bắt đầu ở 29.32: “Lê-a thọ thai, sanh một con trai, đặt tên Ru-bên; vì nói rằng: Đức Giê-hô-va đã thấy sự cực khổ tôi; bây giờ chồng sẽ yêu mến tôi”. Con đầu lòng của Lê-a là Ru-bên, tên nầy có nghĩa là: “hãy xem, một đứa trai”. Tên của Ru-bên chắc chắn tỏ ra những gì đang diễn ra trong lý trí của Lê-a. Nàng đang nói: “Tôi có một đứa con trai! Địa vị tôi được bảo đảm rồi!” Lê-a đã xem sự ra đời của Ru-bên là sự khẳng định rằng Đức Giêhôva vốn yêu thương nàng và nàng giả định rằng giờ đây Gia-cốp cũng sẽ yêu thương nàng nữa. Nhưng đây chẳng phải là trường hợp. Gia-cốp vốn yêu thương em gái nàng là Ra-chên nhiều hơn, nghĩa là ông chưa hề yêu nàng.
Ở 29.33, Lê-a “thọ thai nữa và sanh một con trai, đặt tên Si-mê-ôn; vì nói rằng. Đức Giê-hô-va có nghe biết tôi bị ghét, nên cho thêm đứa này”. Lê-a đặt tên cho đứa con thứ nhì của mình là Si-mê-ôn, tên nầy có nghĩa là “nghe hay lắng nghe”. Giờ đây, rõ ràng, trong nỗi thất vọng nàng muốn được Gia-cốp chú ý đến. Vì vậy nàng đang nói: “Ông xã ơi, nghe nầy, đây là đứa con trai khác nữa. Tôi sẽ đặt tên nó là “Nghe” vì vậy ông hãy chú ý đến tôi”. Nhưng, tất nhiên, Gia-cốp vẫn không yêu nàng. Mặc dù vậy, cái chỗ thú vị là Lê-a khen ngợi Đức Giêhôva vì sự ra đời của cả Ru-bên và Si-mê-ôn [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 375]. Nàng vốn hiểu rõ Đức Chúa Trời đang tể trị trên tử cung, vì thế nàng đã công nhận bàn tay của Ngài trong sự ra đời của hai đứa con đầu của mình.
Ở 29.34, Lê-a “thọ thai nữa và sanh một con trai; nàng rằng: Lần nầy chồng sẽ dính díu cùng tôi, vì tôi đã sanh cho người ba con trai; bởi cớ đó, đặt tên là Lê-vi”. Tên Lê-vi có nghĩa là: “gắn bó với hay hiệp với”. Lê-a trong nỗi thất vọng muốn chiếm cho kỳ được tình yêu của chồng mình. Nàng nghĩ rằng qua việc cung ứng cho chàng ba đứa con trai, ông sẽ gắn bó với nàng về mặt tình cảm hơn. Nhưng trường hợp đặc biệt nầy, ba lần chưa đủ sức quyến rũ. Tuy nhiên, Lê-vi là đứa con có sức thuyết phục. Sách Lê-vi ký, chi phái Lê-vi, và chức thầy tế lễ của Israel sẽ đến qua Lê-vi. Sau cùng, trong câu cuối của chương 29, Lê-a lại mang thai nữa rồi sanh đứa con trai thứ tư và nói: “Nàng thọ thai nữa, sanh một con trai, và nói rằng: Lần nầy tôi ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì cớ ấy, đặt tên là Giu-đa” (29.35a). Tên Giu-đa có nghĩa là: “ngợi khen”. Ngợi khen là cái tên trọn vẹn của đứa con nầy vì cớ Đấng Mêsi, Đức Chúa Jêsus Christ, sẽ đến qua dòng dõi của Giu-đa.
Mệnh đề cuối của 29.35 ghi như sau: “Đoạn, nàng thôi thai nghén”. Thật là lạ lùng. Với trình tự mau chóng kia, Lê-a đã sanh bốn con trai. Sau khi sanh đứa con thứ tư, nàng đã dâng lời ngợi khen Chúa. Có người nghĩ Chúa sẽ ban cho nàng có thật nhiều con cái. Tại sao Ngài đóng kín tử cung của nàng chứ? Câu trả lời dường như là, vào thời điểm nầy trong cuộc đời của nàng, Lê-a đã đạt tới giới hạn, ở đó sự thực cho thấy rằng Gia-cốp vẫn không yêu thương nàng. Nàng đã trông mong tình yêu của ông nhưng trong sự thiếu vắng tình yêu ấy, Đức Giêhôva phán: “Ta yêu ngươi — ta sẽ làm gì đây?” Dường như là, vì lý do nầy, Lê-a đã hài lòng với Đức Giêhôva là chồng của mình, vì Đức Giêhôva không thêm số lượng cho nàng nữa. Thay vì thế, Ngài để cho nàng tập trung vào Ngài.
Hỡi quí bà, phần nhiều người trong quí vị đang có những mối hôn nhân khó khăn. Có thể quí vị sẽ gắn bó với Lê-a vì chồng mình không thực sự yêu mình. Ồ, có thể ông ấy nói yêu quí vị đấy, nhưng ông ấy không yêu quí vị cho bằng Đấng Christ yêu Hội Thánh (Êphêsô 5.25). Đối với nhiều người khác, chồng của quí vị có thể xa xôi về mặt tình cảm, lời nói mang tính ngược đãi, hay bất trung về mặt tình dục. Có thể chồng của quí vị đã rời bỏ quí vị, với con cái phải nuôi nấng. Chúa muốn quí vị phải nhìn biết rằng Ngài là đủ cho quí vị rồi. Khi quí vị cảm thấy ngã lòng và thất bại, Ngài sẽ hiện diện ở đó với quí vị không giống như bất cứ ai khác đâu. Trong câu chuyện nầy nói tới những bà nội trợ thất vọng kia, Đức Chúa Trời tìm cách dạy cho cả hai chị em bài học có giá trị nầy.
Giờ đây trước khi tiếp tục, có hai kiểu mẫu có quan hệ với đôi hôn phối và con cái.
Kiểu mẫu thứ nhứt là ý tưởng không đúng khi cho rằng có con cái sẽ làm cho những cuộc hôn nhân yếu ớt được mạnh mẽ lên, hoặc có con cái sẽ giữ cho mối hôn nhân không bị đổ vỡ. Trong kiểu mẫu nầy, những cá nhân nào tin rằng qua việc có con cái, bản thân họ sẽ trở thành những con người hoàn toàn. Kinh Thánh dạy rằng con cái là một ơn phước đến từ Đức Chúa Trời (Thi thiên 127.3); tuy nhiên, Kinh Thánh không bảo đảm rằng con cái đó sẽ trở thành giải pháp cho hết thảy hay bất kỳ nan đề riêng tư nào về bố mẹ của chúng [Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003)]. Có con cái tuyệt đối không phải là yếu tố cần thiết cho một mối hôn nhân hạnh phúc hay mối quan hệ với Chúa. Niềm vui tối hậu của chúng ta là ở nơi Chúa, chớ không phải nơi con cái của chúng ta đâu. Điều nầy cần phải được hô lớn tiếng lên từ trên các mái nhà, vì phần nhiều người trong chúng ta đã ưu tiên một cho con cái mình hơn cả người bạn đời và hơn cả Đức Chúa Trời của chúng ta. Có thể chúng ta không muốn công nhận điều nầy, nhưng sâu lắng từ bên trong chúng ta biết đây là sự thực. Nhiều cặp hôn phối quyết định ở lại với nhau vì con cái của họ. Bây giờ đừng cho là tôi đã sai, điều đó đáng ngưỡng mộ đấy! Cái điều không đáng khâm phục là thất bại không dành thì giờ với người bạn đời của mình để xây dựng một mối hôn nhân lành mạnh kìa.
Kiểu mẫu thứ hai là ý tưởng ích kỷ cho rằng có con cái sẽ làm yếu đi mối hôn nhân mạnh mẽ. Nhiều cặp hôn phối tin rằng nếu con cái bước vào đời sống của họ, mối hôn nhân của họ sẽ phải chịu khổ. Tôi cho rằng đây chẳng phải là trường hợp. Mối hôn nhân của tôi đã tấn tới mạnh mẽ hơn khi có thêm con cái. Tôi thấy rằng Lori và tôi tán thưởng và tôn trọng nhau càng hơn khi chúng tôi xem người kia là bố hay mẹ. Tôi có thể nói cho quí vị biết rằng chẳng có một điều gì khiến cho tôi yêu Lori nhiều hơn khi tôi nhìn thấy nàng yêu thương con cái của chúng tôi. Đây là một việc rất đẹp đẽ!
Chương 30 bắt đầu với một điều rất đột ngột: “Ra-chên thấy mình chẳng sanh con cho Gia-cốp, thì đem lòng ghen ghét chị, nói cùng Gia-cốp rằng: Hãy cho tôi có con, bằng không, tôi chết” [Lời cầu xin nầy lập lại đòi hỏi của Gia-cốp đi với Laban: “Xin cậu hãy giao vợ tôi” (29.21) và lời nài xin phước hạnh của Ê-sau (27.36-38). Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 241]. Ra-chên đưa ra cho Gia-cốp lời yêu cầu đó với hai khẩu súng đã lên đạn! Nàng đang truyền tải những cảm xúc của giống cái. Nàng nói với Gia-cốp: “Tôi phải có con cái. Đấy là chỗ xuất xứ lai lịch của tôi. Tôi đang bị tổn thương trong lúc nầy đây”. Tự nhiên, đây là nỗi khỗ cùng cực có cường điệu của nó (xem 25.32; 27.46). Mặc dù được chồng yêu thương, Ra-chên không xem đời sống mình có giá trị khi sống mà không có con cái (đối chiếu I Samuên 1.7-12). Mỉa mai thay, nàng ngã chết trong tiến trình mang thai Bên-gia-min (35.16-19). Phản ứng của Ra-chên rất là tự nhiên, nhưng Đức Chúa Trời kêu gọi phản ứng của chúng ta phải là siêu nhiên kia. Thay vì vui mừng với những ai đang vui mừng (Rôma 12.15), Ra-chên lại ghen ghét về sự ưu ái của Đức Chúa Trời đối với chị của nàng. Điều nầy đã hủy diệt nàng từ phía bên trong, và nó lộ ra ngoài. Phản ứng của Ra-chên là không đúng; ngay lập tức nó đặt Gia-cốp vào thế phải phòng thủ. Phần lớn những người đàn ông không phản ứng ngay với một người đàn bà có ý chí mạnh mẽ. Nó sẽ đổi hạng người tốt nhứt vào thế thụ động ngay.
Ở 30.2, Môise ghi lại phản ứng của Gia-cốp đối với Ra-chên: “Gia-cốp nổi giận cùng Ra-chên mà rằng: Há ta được thay quyền Đức Giê-hô-va, mà không cho ngươi sanh sản sao?” Từ ngữ “giận” (anaph) sát nghĩa có ý nói “khó thở, nổi giận, nổi cáu”. Trong tiếng Hy bá lai, cụm từ nầy đọc: “và cơn giận của Gia-cốp nóng lên”. Ông đã bốc hơi! Hãy chú ý Gia-cốp phản ứng với một lẽ thật chính xác về mặt thần học, công nhận rằng ông không phải là Đức Chúa Trời, và vì vậy không thể điều khiển được tử cung của Ra-chên (đối chiếu II Các Vua 5.7). Trong phản ứng nóng nảy nầy, Gia-cốp dường như muốn ám chỉ: “Ngươi không có con cái, ấy chẳng phải là lỗi của ta đâu. Đừng lẽo đẽo theo ta mà chi; hãy theo Đức Chúa Trời kìa. Ta có con cái ở khắp nơi”. Rõ ràng, đây không phải là cách thức mà một người chồng đáp ứng đối với vợ của mình.
Hỡi quí ông, quí vị có bao giờ để ý khi chúng ta không có câu trả lời và không thể sắp đặt mọi sự, chúng ta có thể có khuynh hướng mất kiên nhẫn và nổi giận không? Ít nhất tôi đã có một cơ hội khi vợ tôi đem nan đề đến cho tôi và ngay lập tức tôi đi ngay vào cách giải quyết vấn đề, chỉ khám phá ra nàng không muốn nan đề của mình được giải quyết! Nàng chỉ muốn tôi thương hại và cảm thông với nàng mà thôi. Và tôi chỉ nói “TẠI SAO”? Há đây chẳng phải là mục đích cho việc giải quyết vấn đề sao? Câu trả lời là “không!”
Ở thời điểm nầy trong câu chuyện của chúng ta, Ra-chên không cần một bài thuyết giảng về thần học hay phụ khoa đâu. Nàng cần sự tử tế, yêu thương hiểu biết và sự khích lệ của chồng mình, những điều chỉ có tình yêu của chồng mới có thể cung ứng cho mà thôi [Warren W. Wiersbe, Be Authentic. Genesis 25-50 (Colorado Springs. Chariot Victor, 1997), 43]. Gia-cốp đã noi theo gương của cha mình là Y-sác, khi Rê-be-ca còn son sẻ. Ông đã cầu thay cho vợ mình và Đức Chúa Trời đã chúc phước cho nàng với con cái (25.21) [Phản ứng của Ra-chên trước tình trạng son sẻ của mình và phản ứng của Gia-cốp đối chiếu với cách thức Rê-be-ca và Y-sác, Sara và Ápraham đã có trong các hoàn cảnh tương tự. Sara đã sử dụng một phong tục đáng chấp nhận trong xã hội của bà, mặc dù ngược lại với ý chỉ của Đức Chúa Trời, bảo đảm cho Ápraham một kẻ kế tự (đối chiếu 16.1-2). Y-sác đã cầu xin Đức Chúa Trời mở tử cung của Rê-be-ca và chờ đợi (25.21). Ra-chên và Gia-cốp đã làm theo tấm gương của Sara và Ápraham]. Không một lời cầu xin nào như thế được nhắc tới ở đây. Thay vì thế, đổi lại Gia-cốp, đã nổi giận với Ra-chên. Hỡi quí ông, theo tôi, đây luôn luôn là một hành động xấu. Châm ngôn 15.1 chép: “Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; Còn lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm”. Phierơ nói cho chúng ta biết chúng ta cần phải “tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em” (I Phierơ 3.7).
Sau khi suy gẫm lời lẽ của Gia-cốp, hiển nhiên Ra-chên đã nhận ra ông nói đúng, vì vậy nàng mới tỏ cùng ông: “Nầy con đòi Bi-la của tôi, hãy lại cùng nó, hầu cho nó sanh đẻ thay cho tôi, đặng phần tôi bởi nó cũng có con nữa [Cụm từ “mang trên hai đầu gối tôi” là cách nói bóng bẫy cho rằng Bila sẽ trở thành một người mẹ thế. Ra-chên sẽ bắt lấy đứa trẻ làm con ruột của mình. Constable viết: “Mọi hành vi của Gia-cốp, Ra-chên, và Lê-a trong chương nầy, và các việc làm của Ápraham và Sara ở trong chương 16, làm dấy lên những thắc mắc về việc làm bố mẹ thế. Ngày nay, những người làm chồng làm vợ nào không thể có con cái theo cách bình thường đôi khi chọn bảo đảm cho các dịch vụ của người thứ ba có thể cung ứng chức năng có cần và có thể giúp cho họ có được con cái. Thí dụ, nếu người vợ không thể mang một em bé trong tử cung của mình trong thời gian thai nghén, một số bác sĩ giới thiệu đôi hôn phối sử dụng các dịch vụ của người đàn bà khác. Nếu được chấp thuận, họ cấy trứng của đôi hôn phối kia vào tử cung của người nầy để người nầy đồng ý cho “thuê” trong thời gian thai nghén chín tháng mười ngày. Trường hợp khác là bảo đảm về tinh dịch từ một người hiến tặng nếu người chồng bị vô sinh. Có nhiều cách trong đó đôi hôn phối không con giờ đây trở thành cha mẹ với loại trợ giúp nầy từ người thứ ba, và đôi khi nhóm thứ tư nữa. Các tình huống nầy không cứ cách gì đó tương tự với những gì chúng ta tìm thấy trong Sáng thế ký 16 và 30. Điểm ràng buộc thông thường, ấy là trong tất cả các trường hợp nầy ai đó khác hơn người chồng và người vợ là rất quan trọng cho sự mang thai đứa trẻ. Tôi không tin việc xin con nuôi là tương tự vì trong sự xin con nuôi, người chồng và người vợ chỉ đồng ý nuôi một đưa trẻ sẽ hay sắp được sinh ra. Họ không đòi hỏi nhóm thứ ba để mang thai đứa trẻ như bậc cha mẹ thế” Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdf, 2005), 205.], Vậy, Ra-chên đưa Bi-la làm hầu Gia-cốp, và người đi lại cùng nàng” (30.3-4). Quí vị có thể nói thầm rằng “chán quá”. Ở 16.1-4, khi Sara không thể mang thai được, bà nói với Ápraham đến ngủ với Aga. Ra-chên đang làm theo gương của Sara. Giờ đây, tôi biết quí vị đang suy nghĩ gì rồi. Có phải chúng ta đang xem Chương trình Jerry Springer? Câu trả lời là: “có và không”. Các dữ liệu xưa cho thấy rằng khi một người nữ không thể cung ứng con cái cho chồng mình, nàng có thể trao người hầu gái của mình như một người vợ rồi xưng đứa con của sự phối hiệp nầy là con ruột của mình. Vì thế, điều nầy đáng chấp nhận và rất trọn vẹn hợp pháp. Tuy nhiên, chỉ vì một việc đáng chấp nhận và hợp pháp trọn vẹn theo xã hội không làm cho việc ấy ra phải lẽ đối với người tin Chúa. Phá thai đều đáng chấp thuận và hợp pháp theo xã hội, tuy nhiên đây là một việc sai lầm chết chóc! Gia-cốp đã trở thành một tấm gương của đức tin và sự tin kính cho Ra-chên. Ông đã từ chối ngay lập tức lời đề nghị của nàng rồi xây qua Chúa trong sự cầu nguyện. Thay vì thế, với ít hoặc không có sự phản kháng, ông tích cực đồng ý với chương trình của Ra-chên [Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 411].
Ở 30.5-8, câu chuyện của chúng ta tiếp tục: “Bi-la thọ thai, sanh một con trai cho Gia-cốp. Ra-chên rằng: Đức Chúa Trời đã xét tôi công bình, nhậm lời tôi, nên cho tôi một con trai; vì cớ ấy, nàng đặt tên đứa trai đó là Đan [đã xét]. Bi-la, con đòi của Ra-chên, thọ thai nữa, và sanh một con trai thứ nhì cho Gia-cốp. Ra-chên rằng: Tôi đã hết sức chống cự với chị tôi, và tôi được thắng; vì cớ ấy, nàng đặt tên đứa trai nầy là Nép-ta-lời lẽ [chống cự mạnh mẽ]”. Ra-chên đã xem hai đứa con của Bila là con nuôi mình giống như thể chúng là con ruột của nàng vậy. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vẫn chưa ban cho Ra-chên một đứa con làm con ruột của nàng. Đức Chúa Trời không ban thưởng cho tinh thần ghen ghét. Ra-chên chỉ thêm dầu vào sự xung đột mà thôi. Với đứa con thứ nhì của Bila, tấm lòng thành thật của Ra-chên đã được tỏ ra trong đáp ứng của nàng. Ở 30.8, Ra-chên nói: “Tôi đã hết sức chống cự với chị tôi, và tôi được thắng”. Há quí vị không nghe thấy sự giận dữ sao? Quí vị không cảm thấy sự căm ghét chua cay giữa hai người đàn bà sao? Ra-chên nói: “Hãy xem nè, tôi chẳng có con ruột, song nhờ Bila giờ đây tôi có hai đứa con nè”.
Đây là trường hợp cụ thể về “cứu cánh xưng công bình cho phương tiện”. Đôi khi chúng ta phạm tội và mọi việc được bày ra, chúng ta xưng công bình việc đó. Thậm chí chúng ta gắn nó cho Đức Chúa Trời! Nếu chúng ta hẹn hò với một người không tin Chúa và hiển nhiên người không tin Chúa kia được cứu, chúng ta nghĩ: “Đúng đấy, đây là ý Chúa ấy mà”. Khi chúng ta thoả hiệp rồi bắt tay vào việc, chúng ta trưng dẫn Rôma 8.28: “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định”. Còn Đức Chúa Trời không ở một phe với tội lỗi! Há Ngài cứ sử dụng chúng ta bất chấp tội lỗi của chúng ta sao? Tất nhiên rồi! Liệu Ngài sẽ hoàn thành mọi mục đích của Ngài ngay giữa tội lỗi của chúng ta sao? Bạn nên tin vào điều đó. Nhưng Ngài chẳng ưa thích … và Ngài sẽ tính sổ với chúng ta về tội lỗi của chúng ta.
Bây giờ, đây là chỗ cuộc chiến về tử cung tăng lên mãnh liệt. Kể từ lúc Ra-chên hiện đang có hai đứa con hờ. Lê-a quay trở lại với trò ghen tương. Cho tới thời điểm nầy, Lê-a đã sanh ra những đứa con ruột của mình. Nhưng bây giờ nàng không còn mang thai nữa, nàng viện đến cùng một chiến lược giống như Ra-chên [Nếu người bạn đời hay bất cứ ai đề nghị một việc ngược lại với sự dạy rõ ràng của Kinh Thánh, khi ấy quí vị phải từ chối lời đề nghị đó rồi làm theo những gì lời của Đức Chúa Trời dạy dỗ (đối chiếu Công vụ Các Sứ đồ 5.29)]. Phương châm của nàng là: “Bất cứ ngươi có thể làm được gì, ta có thể làm hay hơn”. Ở 30.9-13, Môise viết: “Lê-a thấy mình thôi sanh sản, bèn bắt Xinh-ba, con đòi mình, làm hầu [Walke viết: “Từ ngữ vợ và hầu được sử dụng nhuần nhuyển hơn trong thời kỳ các tộc trưởng. Ba người đàn bà trong thời kỳ tộc trưởng đều được gọi cả vợ và hầu. Aga (Sáng thế ký 16.3; 25.6 gián tiếp), Kêtura (25.1; đối chiếu 25.6; I Sử ký 1.32), và Bila (Sáng thế ký 30.4; 35.22). Mỗi nàng hầu nầy là một người vợ phụ cho vị tộc trưởng, không phải là nô lệ, nhưng dưới cấp người vợ là chủ của mình. Sau thời kỳ tộc trưởng, chữ vợ is không hề được sử dụng như đồng nghĩa với hầu. Xinh-ba, dù chưa hề được gọi là hầu (đối chiếu 30.9), có cùng địa vị xã hội như Bila (đối chiếu 37.2)”] cho Gia-cốp. Xinh-ba, con đòi của Lê-a, sanh một con trai cho Gia-cốp. Lê-a rằng: Phước biết dường bao! rồi đặt tên đứa trai đó là Gát [Gát có nghĩa là: “phát đạt, phát tài {fortune}”. Đặt tên như thế giống như quí vị đặt tên cho con mình là: “Vegas, Reno, hay Lotto”]. Lê-a rằng: Phước biết dường bao! rồi đặt tên đứa trai đó là Gát. Xinh ba, con đòi của Lê-a, sanh một con trai thứ nhì cho Gia-cốp; thì Lê-a rằng: Tôi lấy làm vui mừng [Nàng vui vẻ lắm ở đây] dường bao! vì các con gái sẽ xưng ta được phước; nàng bèn đặt tên đứa trai đó là A-se”. Ase có nghĩa là: “vui mừng”. Lê-a nhất thời đã chuyển sự chú ý của Gia-cốp ra khỏi em gái mình và điều nầy làm cho nàng vui sướng. Tuy nhiên, dường như Lê-a đã mất đi tiêu điểm của nàng. Giờ đây, nàng dốc lòng vào niềm vui riêng của mình và những gì người đàn bà khác suy nghĩ và nói. Rõ ràng, đây chẳng phải là điều mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải tìm kiếm. Thay vì thế, Ngài muốn chúng ta phải tìm kiếm sự tán thưởng của Đức Chúa Trời chớ không phải của loài người (đối chiếu Giăng 5.44; 12.42-43).
Câu chuyện của chúng ta sang số ở 30.14-21. Và đây là câu chuyện rất lộn xộn! Ở 30.14, bối cảnh bắt đầu: “Nhằm mùa gặt lúa mì, Ru-bên đi ra đồng gặp được những trái phong già, đem về dâng cho Lê-a, mẹ mình”. Cậu bé Ru-bên đến nhặt loại quả độc. Loại quả độc gì thế, quí vị thắc mắc? Chúng là loại thực vật có hoa màu xanh xanh vào mùa đông và màu hơi vàng, trái bằng quả mận vào mùa hè. Vào các thời xa xưa, quả độc nầy có tiếng kích thích về tình dục (đối chiếu Nhã ca 7.13) và giúp cho những người nữ son sẻ mang thai [Wenham, Genesis 16-50, 245]. Từ ngữ Hy bá lai nói đến quả độc nầy đồng nghĩa với chữ nói đến “yêu”, vì vậy nhiều người xưa gọi chúng là “loại táo yêu đương” [Hughes, Genesis, 377]. Như chúng ta sẽ thấy, cả hai chị em đều có lý do để muốn có loại thực vật nầy.
Câu chuyện của chúng ta tiếp tục ở 30.15: “Đáp rằng: Cướp chồng tao há là một việc nhỏ sao, nên mầy còn muốn lấy trái phong già của con trai tao nữa? Ra-chên rằng: Ừ thôi! chồng ta hãy ở cùng chị tối đêm nay, đổi cho trái phong già của con chị đó”. Ra-chên bảo Lê-a phải trao cho nàng quả độc kia. Phải, Lê-a không có ý giúp cho Ra-chên, vì vậy nàng từ chối lời đề nghị đó. Tiếp đến, Lê-a lên án việc Ra-chên cướp chồng mình. Bây giờ, bối cảnh nầy bắt đầu nghe như một tập trong vỡ kịch có nhiều tập vậy, có phải không? Ra-chên, người vợ được yêu thương, thực hiện lịch lên giường ngủ cho Gia-cốp, vì vậy nàng lên kế hoạch với Lê-a, để đổi lấy quả độc đó. Tôi biết — thực sự việc nầy rất bệnh hoạn! May thay, tôi không viết về nhu cầu xác thịt nầy, tôi chỉ giảng về việc ấy!
Ở 30.16, chúng ta thấy sự việc đang xảy ra: “Đến chiều, Gia-cốp ở ngoài đồng về, thì Lê-a đến trước mặt người mà nói rằng: Chàng hãy lại cùng tôi, vì tôi đã dùng trái phong già của con tôi chịu thuê [Chữ “thuê” (sakar) là chữ chìa khoá trong câu chuyện Gia-cốp (29.15; 30.18, 28, 32, 33; 31.7, 8, 41). Wenham, Genesis 16-50, 247] được chàng; vậy, đêm đó người lại nằm cùng nàng”. Có nhiều người không đòi vợ phải nói: “Anh phải ngủ với em”. Nhiều người đàn ông chẳng vui sướng chi khi buộc như vậy. Tuy nhiên, Gia-cốp vốn chẳng có tình cảm gì đối với Lê-a. Một điểm khác dường như rất rõ nét. Gia-cốp thiếu mất quyền lãnh đạo về mặt thuộc linh. Ra-chên nhắc đến ông chỉ có một lần (“Hãy cho tôi có con”) và Lê-a một lần (“Chắc chắn tôi đã thuê được chàng”) [Waltke, Genesis, 409]. Cả hai câu nói đều tỏ ra tính tiêu cực của ông. Môise đang tỏ ra một gia đình không có cấp lãnh đạo thuộc linh.
Ở 30.17-21, Môise viết: “Đức Chúa Trời nhậm lời Lê-a, nàng thọ thai và sanh cho Gia-cốp một con trai thứ năm. Nàng rằng: Đức Chúa Trời đã đền công tôi, vì cớ tôi đã trao con đòi cho chồng; vậy, nàng đặt tên đứa con trai đó là Y-sa-ca [“tiền công” hay “phần thưởng”]. Lê-a thọ thai nữa, sanh một con trai thứ sáu cho Gia-cốp, bèn nói rằng: Đức Chúa Trời ban cho tôi một vật quí báu; lần nầy chồng sẽ ở cùng tôi, vì đã sanh cho người sáu con trai rồi. Nàng đặt tên đứa con trai nầy là Sa-bu-lôn. Kế đó, nàng sanh một con gái, đặt tên là Đi-na” [Đây sẽ là một đứa con gái hư hỏng [Sau cùng, sau 10 người con trai, Gia-cốp trở thành cha của một đứa con gái, qua Lê-a. Những đứa con gái khác đã được ra đời (Sáng thế ký 37.35; 46.7, 15), song Đi-na là đứa nhận được sự chú ý nhiều nhất. Sau cùng, sau 10 người con trai, Gia-cốp trở thành cha của một đứa con gái, qua Lê-a. Những đứa con gái khác đã được ra đời (Sáng thế ký 37.35; 46.7, 15), song Đi-na là đứa nhận được sự chú ý nhiều nhất]. Tên của Đi-na có nghĩa là “công bình”. Đây là cái tên có tính tiên tri. Ở 34.1-31, Đi-na bị hiếp và các anh nàng đã tìm kiếm sự công bình.
Quí vị có thể tưởng tượng mọi điều nầy gây sốc cho Ra-chên là dường nào không? Ra-chên, là người đang có quả độc ấy, vẫn son sẻ trong hơn ba năm nữa; Lê-a, là người không có quả độc đó, lại có thêm 3 đứa con. Tổng cộng nàng có 7 đứa con — con số của sự trọn vẹn [Tám trong các chi phái của Israel sẽ lần theo dòng dõi của họ về tới Lê-a và nàng hầu của Lê-a]. Số con nầy nhiều hơn hết thảy 3 người đàn bà kia trong câu chuyện nầy. Tuy nhiên, nàng chưa hề nhận lãnh những điều mà nàng ao ước nhất — tình yêu của Gia-cốp. Buồn làm sao! Lê-a tốn bao nhiêu năm tháng tìm cách chiếm được sự tán thưởng của chồng mình, nhưng chuyện ấy không bao giờ xảy ra. Nàng đã tốn phần đời còn lại của mình trong một cuộc hôn nhân không có tình cảm, dù nàng đã sanh ra phân nửa số con trai, họ là tổ phụ của những chi phái Israel [Gene A. Getz, Jacob. Following God Without Looking Back (Nashville. Broadman & Holman, 1996), 96].
Rõ ràng là trong câu chuyện nầy, cả hai chị em nhất thời bị kéo vào yếu tố quả phong già kia mà chẳng tìm kiếm Chúa để có con cái, hay bất cứ điều chi khác. Nghe như thế thì giống với chúng ta lắm. Tại sao chúng ta bằng lòng tin mọi sự trừ ra Chúa? Chúng ta tốn nhiều thì giờ qua điện thoại với bạn bè, nhưng chúng ta không tốn đến 5 phút trên đầu gối mình trước mặt Đức Chúa Trời. Chúng ta đã đọc nhiều sách báo mang hình thức trợ giúp, nhưng chúng ta không đọc Kinh Thánh. Chúng ta sẽ nghe theo Bác sĩ Laura và Bác sĩ Phil, nhưng chúng ta không cầu hỏi Chúa.
Trong câu chuyện nầy, cả hai người đàn bà đều muốn cái người kia có. Lê-a cảm thấy việc có nhiều con với Gia-cốp không cứ cách nào đó sẽ kiếm được tình yêu của ông, đang khi Ra-chên đang thất vọng về con cái giống như Sara có trước kia. Việc sanh con thoái hoá thành tranh cạnh [Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 126]. Tôi thấy điểm thú vị nầy, mặc dù vai trò đặc biệt của họ trong Nước của Đức Chúa Trời, cả hai: Ra-chên và Lê-a đều chẳng vui vẻ gì với mọi hoàn cảnh của họ. Ra-chên: “Nếu tôi chỉ có nhiều con như chị tôi!” Lê-a: “Nếu tôi có sắc đẹp của em gái tôi và tình yêu của Gia-cốp”. Có bao giờ bạn gặp một “Cơ đốc nhân … nếu tôi” chưa? “Nếu tôi chỉ có một người chồng hay một người vợ tốt hơn”. “Nếu tôi có việc làm tốt hơn và nhiều tiền bạc”. “Nếu tôi có ngôi nhà mới hơn và đồ đạt tiện nghi hơn”. “Nếu tôi chưa có những đứa con nầy!” Chúng ta sẽ làm tốt hơn khi nhớ đến lời lẽ của sứ đồ Phaolô: “Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được. Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Philíp 4.12-13) [Bob Hallman, Waging Worldly Warfare (Genesis 30.1-43).
http.//calvarychapel.com/kauai/teachings/Genesis _pdf/Genesis_30_notes.pdf].
Câu chuyện của chúng ta kết thúc ở 30.22-24: “Đức Chúa Trời nhớ lại Ra-chên, bèn nhậm lời và cho nàng sanh sản. Nàng thọ thai, sanh một con trai, mà rằng: Đức Chúa Trời [Elohim] đã rửa sự xấu hổ cho tôi rồi, bèn đặt tên đứa trai đó là Giô-sép; lại nói rằng: Cầu xin Đức Giê-hô-va [Yahweh] thêm cho một con trai nữa!” Đức Chúa Trời đã nhớ lại Ra-chên (đối chiếu 8.1). Hiển nhiên là Ra-chên đã bắt đầu cầu nguyện và Đức Chúa Trời “bèn nhậm lời nàng”. Kết quả là, Giô-sép đã ra đời. Giô-sép đã trở thành con trai giải cứu gia đình mình (dân Israel) trong lúc có đói kém. Ông đã được dùng như một kiểu mẫu (một minh hoạ) của Đấng Christ khắp cả Kinh Thánh.
Chỗ căng của toàn bộ câu chuyện trải từ chỗ son sẻ (29.31) đến sinh nở (30.22). Trong mọi diễn tiến của hai chị em, chính Đức Chúa Trời là Đấng đã mở tử cung ra [Waltke, Genesis, 408]. Mục đích cho thấy Đức Chúa Trời đang thực thi điều nầy. Sinh nở không phải hoàn tất bởi hành động của con người, mà bởi Đức Chúa Trời nhớ lại Ra-chên [Walter Brueggemann, Genesis. IBC (Atlanta. John Knox, 1982), 255]. Ra-chên phải chờ đợi những 14 năm trước khi nàng có đứa con đầu tiên. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã ngự đến vì nàng.
Đức Chúa Trời là thành tín khi hoàn tất mọi mục đích của Ngài, dù qua các hành vi dối gạt của Laban và Gia-cốp, và sự thù hận ghen ghét của hai người vợ của Gia-cốp. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của ân điển. Ngài sử dụng hạng người tội lỗi nầy. Nếu Đức Chúa Trời có thể hành động trong và qua những cá nhân gian ác và bất nhẫn nầy, Ngài có thể hành động trong và qua quí vị nữa đấy! Nhưng để nhận lãnh những kết quả tốt đẹp nhất của Đức Chúa Trời, Ngài trông mong quí vị phải luyện tập sự kiên nhẫn và tin cậy nơi Ngài.







Con cái của Gia-cốp theo trình tự qua vợ và hầu của vợ [Davis, Genesis].
LÊ-A
BILA(Hầu của Ra-chên)
XINHBA(Hầu của Lê-a)
RA-CHÊN
Ru-bên
(Sáng 29.32)



Si-mê-ôn
(Sáng 29.33)



Lê-vi
(Sáng 29.34)



Giu-đa
(Sáng 29.35)




Đan
(Sáng 30.4-6)



Néptali
(Sáng 30.7-8)




Gát
(Sáng 30.9-11)



Ase
(Sáng 30.12-13)

Y-sa-ca
(Sáng30.16-18)



Sa-bu-lôn
(Sáng30.19-20)



Đi-na
(Sáng 30.21)






Giô-sép
(Sáng 30.22-24)



Bêngiamin
(Sáng 35.16-18)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét