Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Gen 39.1-23: "Con đường sự nghiệp của Đức Chúa Trời"



"Con đường sự nghiệp của Đức Chúa Trời"

(Sáng thế ký 39.1-23)
Hôm qua, Lori và tôi gặp mấy người bạn ở Tacoma trong một bữa ăn tối. Điểm hẹn của chúng tôi ở nhà hàng Krispy Kreme. Lori và tôi đến sớm và quyết định vui vẻ với bánh rán trước khi ăn tối. Tôi biết … không phải là một ý hay. (Chúng tôi tạ lỗi với mấy người bạn của mình). Không cứ cách nào đó, khi chúng tôi đến nơi, tôi đã quyết định xem bánh rán được làm ra như thế nào!?! Quá trình làm bánh rán thực là đáng nhớ. Trước tiên, những quả bột nhỏ như quả bóng được đâm thủng tạo thành một cái lỗ. Kế đó mấy cái báng rán phẳng được đặt khá lâu vào trong cái “tráp nẹp” ở đó chúng được chuyển lên xuống theo chiều thẳng đứng trong bầu không khí nóng và ẩm. Đều nầy làm cho bánh rán phẳng phồng lên. Không lâu sau đó, món ăn ngon nầy được đưa vào chảo dầu nóng để được nướng cho đều. Rồi theo vòng quay của lò bánh, chúng được đưa vào chỗ ướp lạnh.
Úi chà! Đúng là một sự hành hạ! Mấy cái bánh nhỏ nhỏ dễ thương nầy phải đi qua một chuỗi đau đớn hoàn toàn chỉ để được nướng chín bởi một quái vật đang đói bụng giống như tôi. Tuy nhiên, chính những thử thách mà mấy cái bánh nầy đã chịu đựng làm cho chúng trở thành loại bánh rán Krispy Kreme rất là ngon lành.
Ở Sáng thế ký 39, Giôsép sắp kinh nghiệm Krispy Kreme giống như những cơn thử thách. Chàng sắp sửa được tôi luyện bởi các anh đã bán chàng đi làm nô lệ. Chàng sắp sửa chịu lấy hơi nóng không dứt và độ ẩm của một phụ nữ. Và chàng sẽ bị bỏ vào chảo dầu nóng vu cáo giả dối và nhà tù. Đây là những thử thách rất nghiệt ngã! Tuy nhiên, đây là một vài trong những thử thách để phát triển Giôsép thành một con người tin kính. Giống như những thử thách của loại bánh rán kia tạo ra một sự thích thú rất lớn cho tôi, những thử thách mà Đức Chúa Trời cho phép trong đời sống chúng ta đem lại trong chúng ta những điều làm cho Ngài vui thích. Trong mọi đau khổ của những cơn thử thách, bàn tay ân điển của Đức Chúa Trời không thấy được và sự tể trị của Ngài đang hiện diện với chúng ta.
Cảnh 1: (39.1-6)
Câu chuyện của chúng ta bắt đầu ở 39.1: “Vả, Giô-sép bị đem qua xứ Ê-díp-tô, thì Phô-ti-pha, người bản xứ, làm quan thị vệ của Pha-ra-ôn, mua chàng nơi tay dân Ích-ma-ên đã dẫn đến”. Sau khi các anh Giôsép đã bán chàng đi làm nô lệ, người Ma-đi-an dẫn chàng xuống xứ Ai cập rồi bán chàng cho (37.36). Tước hiệu “Phôtipha” có nghĩa là: “người mà Thần Ra ban cho” [John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 670. John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 670]. Phôtipha được gọi là “quan thị vệ”, có ý nói ông là đao phủ trưởng hay cảnh sát trưởng. Nói cách khác, ông ta nắm quyền trong điện KGB, với quyền sống và chết, dưới quyền giám sát của Pharaôn. Giờ đây, chẳng phải là tình cờ mà Giôsép lại kết thúc trong nhà của nhân vật nầy. Chẳng cần biết tới hoàn cảnh của Giôsép, Đức Giêhôva đã sai chàng đến nhà của Phôtipha để sửa soạn chàng cho phần việc quan trọng ở trước mặt, phần việc phục vụ trong vai trò quan chức cao cấp nhất thứ nhì ở trong xứ Ai cập. Nhưng để cho điều nầy xảy ra, Giôsép trước tiên phải học biết ngôn ngữ, văn hóa, thương mại và nền chính trị ở Ai cập. Và công việc nầy không phải là đặt chàng trên cái đĩa bạc đâu! Chàng cần phải dậy thật sớm và đi ngủ trễ cho cả hai: làm công việc của mình và học hỏi những đường lối của người Ai cập.
Chúng ta có thể quyết định một chuỗi nhiều biến cố đã lên tới cực điểm trong sự thăng quan tiến chức của Giôsép đến địa vị cao cấp nhất thứ nhì về quyền lực trong nhà của Phôtipha. Giôsép là một người chăn chiên, thì thật là tự nhiên cho chàng bắt đầu “sự nghiệp” của mình trong đồng ruộng của Phôtipha. Chủ của chàng trước tiên đã theo dõi sự thành công của chàng ở ngoài đồng ruộng. Những báo cáo tốt đến tận tai của Phôtipha, khi ấy ông ta mới đem chàng vào trong nhà mình (39.2) [Robert Deffinbaugh, Genesis. From Paradise to Patriarchs. Lesson 39. From the Penthouse to the Prison (Genesis 39.1-23). http:///http://www.bible.org/http://www.bible.org/, 1997]. Đúng là một bài học cần phải trung tín trong việc nhỏ (Luca 16.10a).
Câu 2 cho chúng ta biết: “Giô-sép ở trong nhà chủ mình, là người Ê-díp-tô, được Đức Giê-hô-va phù hộ, nên thạnh lợi luôn”. Lẽ đạo trong câu chuyện nầy được thấy trong câu nói: “Đức Giêhôva phù hộ” (đối chiếu Công vụ các Sứ đồ 7.9). Danh thiêng liêng “GIÊHÔVA” (Yahweh) xuất hiện tám lần trong chương nầy (39.2, 3 [hai lần], 5 [hai lần], 21, và 23 [hai lần]) nhưng chỉ có một lần khác trong 11 chương còn lại trong sách Sáng thế ký (49.18). Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rằng ở thời điểm bất ổn trong đời sống của Giôsép, khi chàng chẳng nhìn thấy chi về Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời giao ước của Israel đã vận hành để tác động mọi lời hứa giao ước của Ngài qua Giôsép [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 461].
Cũng một thể ấy, bạn và tôi phải hiểu rằng khi chúng ta đồng đi với Chúa, Ngài cũng sẽ ở với chúng ta. Mặc dù mọi hoàn cảnh trong cuộc sống dường như không theo đường lối của chúng ta, Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị. Ngài sẽ bố trí các mục đích của Ngài ở phía sau các hoàn cảnh. Chúng ta có thể nương trên Ngài. Ngài sẽ thành tín đối cùng chúng ta.
Ở 39.3 có một việc quan trọng đã diễn ra. Môise viết: “Chủ thấy Đức Giê-hô-va phù hộ chàng và xui cho mọi việc chi chàng lãnh làm nơi tay đều được thạnh vượng”. Chúng ta phải cẩn thận đừng đọc quá nhanh qua 39.3. Ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên Giôsép không phải là sự thịnh vượng xoàng đâu — sự thịnh vượng ấy thật là phi thường và không ngờ được, vì chính Phôtipha phải thừa nhận rằng Đức Giêhôva đã ở với Giôsép và đã xui cho chàng được thịnh vượng [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 625. Youngblood đề nghị, Giôsép có thể là nguyên mẫu của người công bình được mô tả ở Thi thiên 1.3. Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 251]. Hãy tưởng tượng sự làm chứng của Giôsép mạnh mẽ dường nào mà Phôtipha phải công nhận và thừa nhận bổn tánh của Giôsép và gán nó cho Đức Chúa Trời thay vì cho Giôsép [Bill Crowder, Joseph. Overcoming Life’s Challenges (Grand Rapids. Radio Bible Class, 1998), 11]. Phôtipha có rất nhiều nô lệ; ông ta là một người rất bận rộn; và ông ta là một người theo tà giáo. Nhưng đời sống của Giôsép là khác thường và siêu nhiên đến nỗi Phôtipha phải nhổm dậy và chú ý.
Không những đây là ý chỉ của Đức Chúa Trời cho đời sống của Giôsép, mà đây là ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của bạn nửa đấy. Ngài muốn bạn phải sống một đời sống siêu nhiên hấp dẫn sự công nhận của thế gian. Ngài ao ước ông chủ, bạn đồng sự, người lân cận, và các thành viên trong gia đình của bạn đều nhìn thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời nơi bạn. Một người nam hay nữ nào có ân sũng và phước hạnh của Đức Chúa Trời giáng trên người (nam hay nữ) sẽ được thế gian công nhận. Liệu bạn có phải là tuýp người đó không?
Kết quả tự nhiên nơi phần đạo đức trong việc làm của Giôsép và bàn tay của Đức Chúa Trời ngự trên chàng được nói rất chi tiết ở 39.4-6a: “Vậy, Giô-sép được ơn trước mặt chủ mình; chủ cắt chàng hầu việc, đặt cai quản cửa nhà, và phó của cải mình cho chàng hết. Từ khi người đặt Giô-sép cai quản cửa nhà cùng hết thảy của cải mình rồi, thì Đức Giê-hô-va vì Giô-sép ban phước cho nhà người; sự ban phước của Đức Giê-hô-va bủa khắp mọi vật của người làm chủ, hoặc trong nhà, hoặc ngoài đồng. Người giao hết của cải mình cho Giô-sép coi sóc, chẳng lo đến việc nào nữa, trừ ra các phần vật thực của mình ăn mà thôi” [Sự chuẩn bị theo nghi thức của bữa ăn. Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 461]. Từ khi Đức Giêhôva ở với Giôsép, chàng được vinh thăng từ gã thiếu niên chăn chiên, tôi tớ cho người ta, lên đến đấng tiên kiến của Phôtipha (nghĩa là, Giám Đốc Điều Hành). Và Đức Chúa Trời đã chúc phước cho mọi sự mà Giôsép đã làm. Chàng đã có cái chạm Midas! Nhưng thành công và thịnh vượng không phải là mọi thứ để đem ra khoe. Thực sự có lẽ chúng ta nói nhiều về sự chúng ta thành công, chớ không nói chi nhiều về sự chúng ta thất bại [Crowder, Joseph, 10]. Nếu Đức Chúa Trời chúc phước cho bạn ngay bây giờ, bạn sẽ nói sao về sự nhơn từ của Ngài? Có phải bạn nương nhiều vào Ngài không? Hay bạn đã kiêu ngạo hoặc tự tín? Ơn phước của Đức Chúa Trời đến khi chúng ta sống khiêm nhường.
Một trong những bài học quan trọng nhất chúng ta phải tiếp thu, ấy là trước khi chúng ta trở thành cấp lãnh đạo, trước hết chúng ta phải trở thành hạng tôi tớ.
Đức Chúa Trời thử chúng ta trong vai trò tôi tớ trước khi đưa chúng ta lên hàng lãnh đạo (Mathiơ 25.21). Trước khi Ngài để cho chúng ta thực thi quyền bính, chúng ta phải ở dưới quyền bính và học biết thuận phục và vâng lời. Cũng vậy, nhiều Cơ đốc nhân muốn bỏ qua quá trình nầy của địa vị lãnh đạo. Tuy nhiên, một trong những yếu tố then chốt trong địa vị lãnh đạo và sự tấn tới là nhịn nhục. Một trong những bài học chính mà Đức Chúa Trời đang dạy tôi là kỷ luật của sự nhịn nhục. Cũng có thể Ngài đang dạy bạn chính bài học ấy. Bạn có phục theo sự dạy dỗ của Ngài hay bạn sẽ chụp lấy khẩu súng và học biết theo cách khó nhọc hơn?
Tiểu đoạn Kinh Thánh nầy kết thúc với một câu nói đặt trong dấu ngoặc đề ra bối cảnh cho những gì nối theo sau. Môise viết: “Vả, Giô-sép hình dung đẹp đẽ, mặt mày tốt tươi” (39.6b) [Cũng chính cụm từ Hy bá lai đó được sử dụng ở Sáng thế ký 29.17 nói tới Rachên. See NET Bible notes]. Kinh Thánh hiếm khi đưa ra phần mô tả về mặt thuộc thể [Những người khác nữa được đề cập đến theo cách nầy là David (I Samuên 16.12) và Ápsalôm (II Samuên 14.25)]. Thực sự Giôsép là ngoại lệ! Chàng là một sự kết hợp của Brad Pitt và Arnold Schwarzenneger. Chàng hội đủ điều kiện của hai người đó. Chàng là một thanh niên hội đủ mọi tính chất lý tưởng! Nhiều người thích được giống như Giôsép. Tuy nhiên, đây là người có quá nhiều ơn phước. Thực ra, đây là một tai họa rõ ràng.
Cảnh 2: (39.7-20)
Ở 39.7, câu chuyện của chúng ta đang nhấn thêm ga. Môise ghi lại câu nói có những hậu quả nghiêm trọng như sau: “Sau các việc nầy, vợ chủ đưa mắt cùng Giô-sép, mà nói rằng: Hãy lại nằm cùng ta” [Wiersbe viết: “Bất luận người ta nói nhiều về ‘yêu đương’ và bảo hộ cho tình dục ngoài hôn nhân, kinh nghiệm là sai lầm, rẻ rúng, và vô nghĩa. Gian dâm và tà dâm làm thay đổi một dòng sông thanh sạch thành một cái cống và biến đổi hạng người tự do thành nô lệ và kế đó là thú vật (Châm ngôn 5.15-23; 7.21-23). Cái gì bắt đầu là “ngọt ngào” không lâu sau đó đổi thành nọc độc (Châm ngôn 5.1-14). Giôsép không muốn hy sinh sự thanh sạch hay ngay thẳng của mình chỉ để làm đẹp lòng vợ của chủ mình. Warren W. Wiersbe, Be Authentic. Genesis 25-50 (Colorado Springs. Chariot Victor, 1997), 96]. Làm ơn để ý một việc rất quan trọng. Câu 7 bắt đầu với cụm từ: “Sau các việc nầy…”. Thắc mắc tự nhiên phải đưa ra là: Sau “các việc” nào? Trả lời: sự thịnh vượng của Đức Chúa Trời ban cho Giôsép.
Thử thách thường xảy đến khi chúng ta ít ngờ nhất. Giôsép đang ở đúng vị trí mà Đức Chúa Trời muốn chàng phải ở và chàng chỉ lo liệu công việc riêng của mình mà thôi. Các câu 2-6 nhấn mạnh nhiều lần rằng ơn phước của Đức Chúa Trời đang giáng trên đời sống của chàng. Thế thì làm sao mà chàng lại rơi vào rối rắm như thế chứ? Câu trả lời rất rõ nét: Chẳng có mâu thuẫn gì giữa ơn phước của Đức Chúa Trời và những thử thách của bạn cả. Chúng ta thường nghĩ là có. Chúng ta thành thực tin rằng nếu chúng ta làm điều chi là phải, chúng ta sẽ không bao giờ bị cám dỗ. Nhưng sự thực thì ngược lại. Chúng ta càng bị cám dỗ khi mọi việc đều diễn ra xuông xẻ cho chúng ta. Tại sao chứ?
Nếu chúng ta chưa hề bị thử thách khi mọi việc diễn ra xuông xẻ, chúng ta có khuynh hướng tỏ ra cao ngạo. Cám dỗ có thể hạ chúng ta xuống tới đất rất hiệu quả.
Satan cám dỗ chúng ta để hủy diệt sự làm chứng của chúng ta. Những tín đồ đứng đắn đã cảnh báo về hắn.
Cám dỗ thường làm cho chúng ta mù quáng trong giây phút thành công lớn lao nhất của chúng ta, vì đó là lúc chúng ta ít ngờ nhất.
Kháng cự thành công sự cám dỗ sửa soạn chúng ta làm những việc lớn hơn cho Đức Chúa Trời [Tôi đã rút tỉa các nguyên tắc nầy từ Ray Pritchard, Just Say No (Genesis 39).
http.//www.calvarymemorial.com/sermons/SMdisplay.asp?id=627].
Môise ghi lại rằng vợ của Phôtipha “đưa mắt cùng Giôsép”. Bản Hêbơrơ đọc: “nàng nhướng mắt lên hướng cùng...” một cụm từ nhấn mạnh cách nhìm chăm chăm của bà ta nơi chàng [NET Bible notes]. Nhiều người nghĩ đôi mắt ấy có nhiều ham muốn hơn trên thực tế. Nhưng trong trường hợp đặc biệt nầy, Giôsép không nhận dạng sai các biểu hiện — chàng bị gạ ăn nằm cách trực tiếp. Vấn đề của Bà Phôtipha là: “Hãy lại nằm cùng ta”. Đối với một phụ nữ đề nghị trực tiếp như thế nầy, thì chàng phải hoàn toàn là một thanh niên được xem là có khả năng tình dục mạnh mẽ. Khi chàng đi ngang qua phòng, bà ta đã dõi theo chàng với ánh mắt của mình, một nụ cười thỏa mãn nhen lên trên gương mặt của bà ta. Chàng là một người điển trai, trẻ tuổi và mạnh mẽ, theo cách Phôtipha đã có khi họ gặp nhau lần đầu tiên, trước khi quá nhiều bữa ăn tối trong triều đình đã phá hư đi vòng bụng của ông ta và trước quá nhiều lần gặp gỡ muộn màng trong đêm với Pharaôn đã làm xệ đi đôi mắt của ông ta. Phải, Giôsép nầy trông giống như một người bạn xuất sắc cho một vụ việc bất chợt, một cuộc gặp ngắn ngủi giữa “một chàng trai trẻ và một phụ nữ táo bạo” [Pritchard, Just Say No].
Dù vậy, làm ơn để ý cho, ấy là sau khi Giôsép dấy lên với quyền lực và địa vị mà sự hấp dẫn về mặt thuộc thể của Giôsép đã biểu lộ ra với vợ của Phôtipha. Có rất ít cơ hội để cho bà ta có bất kỳ quan hệ nào với một nô lệ thuần túy. Nhưng một nhân vật có nhiều khả năng lãnh đạo và dễ nhìn — phải, đấy là một sự kết hợp rất hấp dẫn.
Ở 39.8-9, chúng ta đọc câu chuyện rất ấn tượng nầy: “Chàng từ chối và đáp rằng: Chủ đã giao nơi tay tôi mọi vật của người, và nầy, chủ chẳng lo biết đến việc chi trong nhà nữa; trong nhà nầy chẳng ai lớn hơn tôi, và chủ cùng không cấm chi tôi, trừ ra một mình ngươi, vì là vợ của chủ tôi. Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?” Giôsép đã sử dụng ba dòng bàn luận: (1) lạm dụng sự tin cậy, (2) một sự xúc phạm nghịch lại chồng của bà ta, và (3) một tội lỗi nghịch lại Đức Chúa Trời [Kenneth A. Matthews, Genesis 11.27-50.26, Vol. 2 (Nashville. Broadman & Holman, 2005), 734]. Đây là ý nghĩa của sự quở trách. Giôsép quan tâm đến tính ngay thẳng của chàng, thể chế hôn nhân, và mối tương giao của chàng với Đức Chúa Trời. Đúng là trượng phu! Một quan điểm thần học quan trọng đã được lập ra ở đây. Tội lỗi của chúng ta không bao giờ là riêng tư cả. Mỗi lúc chúng ta phạm tội, chúng ta phạm tội nghịch lại Đức Chúa Trời. Và với một ý thức nhất định, tội lỗi của chúng ta luôn luôn nghịch lại một mình Ngài (Thi thiên 51.4) [Youngblood, The Book of Genesis, 251].
Bạn sẽ làm gì trong tình huống tương tự? Nếu bạn chưa sửa soạn về lý trí và về thuộc linh trước một sự cám dỗ như vầy, bạn phải thấy rằng bạn chưa chuẩn bị cho sự kích thích của giây phút đó!
Giờ đây, anh bạn Joe của chúng ta tỏ ra cách giải quyết đáng kinh ngạc ở 39.8-9, nhưng anh ta chưa ra khỏi khu rừng. Ở 39.10, Môise viết: “Thường ngày người dỗ dành mặc dầu, thì Giô-sép chẳng khứng nghe lời dụ dỗ nằm cùng hay là ở cùng người chút nào”. Tôi dám chắc là bà ta ăn mặc quyến rũ lắm và đã chạm vào Giôsép thường khi như có thể được với nổ lực phá vỡ sức kháng cự của chàng trước một vụ việc gian dâm. Bà ta có đủ loại tiết mục: “Phôtipha đã rời khỏi nhà rồi”. “Không ai biết đâu”. “Chỉ một lần thôi mà!” “Phôtipha không phải là một người chồng tốt … ta đáng được vui sướng, có phải không?” “Chỉ đến gần và ôm lấy ta … không cần phải đi xa hơn thế”. “Chúng ta chẳng làm hại ai” [Bruce Goettsche, Combating Temptation (Genesis 39).
http.//www.unionchurch.com/archive/110799.html].
Tôi có một ít tin xấu đây. Sự cám dỗ sẽ luôn luôn có ở trước mặt bạn. Nó không hề kết thúc trong một ngày đâu. Nó sẽ ám ảnh bạn đấy.
Thực vậy, cám dỗ giống như một nhân viên tiếp thị điện thoại vậy.
Nó đến với chúng ta khi ít thuận tiện nhất.
Nó cứ quay trở lại hoài.
Nó cứ đẩy tới thậm chí sau khi bạn nói “Không”.
Nó làm cho món gì được bán ra tốt đẹp… nhưng luôn luôn có một cái bẫy [Goettsche, Combating Temptation].
Một trong những câu chuyện ưa thích nhất của tôi nói về một phụ nữ giàu có, quý phái, là người cân nhắc lý lịch từ những viên tài xế có khả năng để lái chiếc Rolls Royce của bà ta. Bà ta thu hẹp lại đơn từ của ba người rồi mời họ đến tại nhà riêng của mình. Bà ta hộ tống mỗi người theo cách riêng đến con đường chạy vào nhà của bà ta và bức tường gạch bên cạnh nó. Khi ấy bà ta hỏi: “Nếu ông lái chiếc Rolls của tôi, ông nghĩ sẽ lái xe đến gần bức tường như thế nào để không làm trầy xe của tôi?” Ứng viên đầu tiên nói: “Tôi có thể lái cách bức tường ấy một sãi chân mà không làm hại cho chiếc Rolls của bà”. Bà ta mời người thứ hai rồi hỏi: “Nếu ông lái chiếc Rolls của tôi, ông nghĩ sẽ lái xe đến gần bức tường bằng gạch đó như thế nào để không làm trầy xe của tôi?” Ông ta gãi đầu nói: “Tôi sẽ lái cách 6 inches với bức tường đó mà không làm hại cho chiếc xe của bà”. Bà ta mời ứng viên thứ ba rồi hỏi: “Nếu ông lái chiếc Rolls của tôi, ông nghĩ sẽ lái xe đến gần bức tường bằng gạch đó như thế nào để không làm trầy xe của tôi?” Ông ta không ngần ngại: “Thưa bà, tôi không biết mình sẽ đến gần bức tường như thế nào để không gây hại cho chiếc xe của bà, nhưng nếu tôi lái chiếc xe đó, tôi sẽ ở cách xa như có thể được để không làm hại cho xe của bà”. Hãy đoán xem ai là người được việc? Khi nói tới sự cám dỗ về tình dục, mục đích không phải là một người đến gần với sự cám dỗ như thế nào mà không “bị trầy”, nhưng nên ở càng xa như có thể càng tốt [Preaching Now. Vol. 4, No. 23. June 28, 2005 From Tim Wilkins’ Cross Ministry].
Sau khi kháng cự nhiều lần tiếp cận, có thể Giôsép chưa chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra kế tiếp. Câu 11-12 bắt đầu với lời lẽ rất hồi hộp nầy: “Một ngày kia, Giô-sép vào nhà đặng làm công việc; vả, chẳng có người nhà nào ở đó, thì người bèn nắm áo chàng mà rằng: Hãy nằm cùng ta! Nhưng chàng liền tuột áo để lại trong tay người mà chạy trốn ra ngoài”. Người đàn bà nầy đang bám riết lấy — Giô-sép ở khắp mọi nơi. Bà ta tìm cách nắm lấy Giôsép và đưa chàng vào giường. Bà ta là một phụ nữ không quen nghe chữ: “KHÔNG!” Điều nầy nhắc cho tôi nhớ đến một người bạn trong trường Kinh Thánh thường hay nói đùa như vầy: “Từ chối chỉ kích thích tôi mà thôi”. Rõ ràng, Bà Phôtipha đã có cùng ý tưởng đó.
Thật là quan trọng khi nhìn biết áo xống mà Giôsép đã mặc giống như loại T-shirt quá khổ [Cái điểm thú vị là đây: Đây là lần thứ hai chiếc áo choàng đã được dùng trong một sự dối trá nghịch lại Giôsép. Trong trường hợp thứ nhứt, các anh đã bán chàng vào vòng nô lệ khi sử dụng chiếc áo choàng làm công cụ. Trong trường hợp thứ hai, Phôtipha đưa chàng vào tù căn cứ trên bằng chứng của chiếc áo choàng của chàng]. Điều nầy ý nói có một sự phấn đấu ở đây khi Giôsép tìm cách thoát ra. Bạn có thể hình dung được chưa? Bà Phôtipha đang gào lên quyến rũ: “Hãy nằm cùng ta!” còn Giôsép đang cố sức thoát ra khỏi bà ta. Đây đúng là bối cảnh đó! Tôi hình dung trong một giây đồng hồ thôi, Giôsép dừng lại để xem xét khả năng lựa chọn của mình. Chàng có thể phục theo bà ta lần nầy và nói: “Phải thôi, bà ấy đã xúi tôi làm như vậy”. Chàng có thể tiến hành vì chẳng có ai biết được cả. Chàng có thể nói: “Sao chúng ta không ngồi lại rồi nói về chuyện nầy như những người trưởng thành?” Thay vì thế, Giôsép đã làm giống như vận động viên chạy đua rồi bỏ chạy mất! [Pritchard, Just Say No]. Giôsép chọn thà là trần truồng hơn là bại hoại và biến đi thật nhanh! Hỡi quí bà và quí ông, lời lẽ đã được thốt ra rồi. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm một vài kẻ nhút nhát nhơn đức [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 464]. Đừng sa ngã như Samsôn, David, và Salômôn. Phải sống như Giôsép…chạy trốn. Chạy trốn là khả thi để được thanh sạch trong thế kỷ thứ 21. Nhưng nó đòi hỏi một lý trí thanh sạch, đôi chân nhanh nhẹn, và ân điển của Đức Chúa Trời.
Tôi muốn nhắc cho bạn nhớ một lần nữa về sự cám dỗ rằng điều nầy phải xảy ra cho Giôsép. Hãy xem toàn bộ bức tranh:
Giôsép xuất thân từ một gia đình rất phức tạp (37.3).
Giôsép bị các anh thù ghét và phản bội (37.4-5, 8, 27-28).
Giôsép bị bán đi làm nô lệ (37.36; 39.1).
Các anh Giôsép là Ru-bên và Giu-đa sống vô đạo đức (35.22; 38.18).
Giôsép là chàng trai trẻ với lượng hormones mạnh mẽ nhất (37.2).
Gia đình của Giôsép sẽ không bao giờ biết được.
Xã hội Ai cập đầy dẫy với sự ngoại tình.
Những yếu tố nầy đã dẫn đưa bất cứ người nào bước vào tội lỗi … nhưng đối với Giôsép thì không.
Victor Hugo, nhà văn bổi tiếng người Pháp, từng phát biểu: “Địa ngục chẳng có một cơn giận nào giống như người đờn bà bị xem khinh”. Câu nói nầy chắc chắn là thực đối với vợ của Phôtipha. Ở 39.13-15, Môise ghi lại phản ứng của người đờn bà gian ác nầy: “Khi người thấy áo còn lại nơi tay mình, và chàng đã chạy trốn ra ngoài [Sailhamer viết: “Câu chuyện nầy về Giôsép ngược lại với âm mưu trong các truyện tích của tộc trưởng. Trong trường hợp đây là người vợ xinh đẹp … của vị tộc trưởng đã bị một vị vua ngoại bang tìm kiếm, giờ đây chính là Giôsép, vị tộc trưởng đẹp trai … bản thân ông bị vợ của một viên quan ngoại bang tìm kiếm. Trong truyện tích trước kia chính Đức Giêhôva (12.17; 20.3) hay sự thanh sạch đạo đức của vị vua ngoại bang (26.10) đã giải cứu người vợ thay vì vị tộc trưởng, còn ở đây chính lòng can đảm đạo đức của Giôsép đã cứu cái ngày…Trong truyện tích trước kia, mục tiêu của tác giả nhắm vào sự thành tín của Đức Chúa Trời khi làm ứng nghiệm mọi lời hứa giao ước của Ngài, trong truyện tích nói tới Giôsép sự chú ý của tác giả xây sang phần đáp ứng của con người … Truyện tích Giôsép được dự trù cung ứng sự cân đối cho các truyện tích nói tới Ápraham, Y-sác, và Gia-cốp. Cùng với hai tiểu đoạn chỉ ra cả hai: sự thành tín của Đức Chúa Trời bất chấp thất bại của con người cũng như tính cần thiết của một phản ứng trong sự vâng phục và trung tín” John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed] như vậy, bèn gọi người nhà mà nói rằng: Bay coi! Họ khéo đem vào nhà một thằng Hê-bơ-rơ để chọc ghẹo ta. Nó lại gần toan nằm cùng ta, nhưng ta la lớn lên. Vừa khi nó nghe ta cất tiếng la, thì tuột áo lại bên ta, chạy trốn ra ngoài”. Quả là thình lình, Bà Phôtipha còn đứng lại đó với tay cầm cái bao … hay hơn thế nữa, một đống đồ giặt dơ bẩn. Bà ta làm gì vậy? Bà ta không thể nhìn nhận mình có tính dục không hề thỏa mãn và đã ve vãn Giôsép trong nhiều ngày. Vì thế bà ta đưa cái thẻ chủng tộc ra rồi đổ thừa chồng mình vì đã đem về một gã “Hêbơrơ” để cưỡng hiếp bà ta. Bà Phôtipha sử dụng cụm từ “chọc ghẹo” ở 39.14 và 39.17. Từ ngữ Hy bá lai dịch là “chọc ghẹo” (tsachaq) cũng là từ cung ứng gốc rễ cho tên của Y-sác và đã được lặp đi lặp lại như yếu tố chính trong sách Sáng thế ký (17.17; 18.12..., 15; 19.14; 21.6, 9; 26.8).
Sau câu chuyện lâm ly bi đát nầy, Bà Phôtipha để chiếc áo của Giôsép bên cạnh mình cho tới khi Phôtipha trở về nhà (39.16). Ở 39.17-18, Môise viết: “học lại cùng chủ y như lời trước, rằng: Thằng nô lệ Hê-bơ-rơ mà ông khéo đem về nhà đã đến gần đặng chọc ghẹo tôi; nhưng khi tôi cất tiếng la lên, nó tuột áo lại bên tôi, rồi chạy trốn ra ngoài”. Một lần nữa, Bà Phôtipha đã đổ thừa cho chồng mình về những việc đã xảy ra.
Câu 19 đặc biệt là câu mà tôi rất thích. Câu nầy đọc như sau: “Vừa khi chủ của Giô-sép nghe lời vợ nói rằng: Đó, kẻ nô lệ ông làm điều như vậy, thì nổi giận phừng phừng”. Lạ chưa, khi nói tới phản ứng của Phôtipha đối với tình huống nầy, bản tường trình chỉ nói rằng ông ta “nổi giận phừng phừng”. Câu nói ấy khá mơ hồ, không nói rõ cơn giận của ông ta là nhắm vào Giôsép hay vợ ông ta!?! [Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003); Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 521]. Tôi đề nghị, lời vu khống của vợ ông ta về những động lực của chính ông ta, cung ứng sự đáng tin đã minh chứng nơi Giôsép, sự thực cho thấy rằng ông ta đã mất đi một tên nô lệ rất thạo việc, và sự ông hiểu biết về tánh tình của vợ mình hay thiếu việc ấy, cơn giận của ông nổi phừng nơi vợ mình, chớ không phải nơi Giôsép [Walton, Genesis, 671].
Phôtipha rơi vào một tình huống khó khăn ở đây — ông ta không thể xem thường lời vu cáo của vợ mình mà không sĩ nhục bà ta công khai, dù ông ta biết chắc bà ta đang nói dối. Hành động mà ông ta nắm lấy nghịch cùng Giôsép được thu nhỏ lại như có thể được mà vẫn giữ nguyên thanh danh của gia đình [Walton, Genesis, 672]. Ở 39.20, Phôtipha “bèn bắt chàng đem bỏ vào tù, là nơi cầm các kẻ phạm tội của vua. Vậy, chàng ở tù tại đó”. Nổ lực cưỡng hiếp là tội tử hình. Án phạt mềm hơn cho thấy rằng Phôtipha không tin vợ của mình. Có lẽ ông biết rõ tánh tình của bà ấy [Waltke, Genesis, 522]. Nếu Phôtipha tin vợ mình và thực sự nổi giận với Giôsép, có lẽ Giôsép đã bị hành quyết ngay tại chỗ, chẳng cần phải hỏi han. Hơn nữa, nhà tù của vua là một nơi dành cho các tù nhân chính trị và khó mà mong cho hạng nô lệ ngoại bang phạm tội chống lại chủ của họ ở đó.
Một phần lưu ý khác, ấy là nhà tù đặt dưới cái nền nhà của Phôtipha (đối chiếu 40.3, 7). Thế là Giôsép bị hạ xuống một bậc thấp hơn. Chàng bị trục xuất ra khỏi nhà trên rồi phải trong tù ở dưới. Chàng đi từ mái nhà xuống tận cái nền. Tôi có thể hình dung được Phôtipha đi xuống gặp Giôsép mỗi ngày để bàn bạc về thị trường, các điều kiện kinh tế của xứ sở, và tất cả mọi lãnh vực, mọi thứ ấy đều ở dưới quyền điều khiển trực tiếp của Giôsép. Giờ đây chàng chỉ là một vị cố vấn mà thôi [Deffinbaugh, “From the Penthouse to the Prison”]. Phôtipha là một người rất lanh lợi.
Trong thực tế, việc bị tù của Giôsép bởi Phôtipha là một câu trả lời cho những lời cầu nguyện bền đỗ của chàng: “Lạy Chúa, xin bảo hộ con tránh khỏi người đàn bà nầy”. Giôsép được an toàn ở đâu hơn những chấn song của nhà tù? Nhà tù là địa điểm chọn lựa của Đức Chúa Trời để phát triển thêm cho tài khéo trong địa vị lãnh đạo của Giôsép và bối cảnh được Chúa ấn định rất quan trọng trong tương lai giữa Giôsép và viên quan tửu chánh của Pharaôn. Nhưng đây chẳng phải là một thời điểm dễ dàng đâu (xem Thi thiên 105.18). Điều nầy cũng nhắc cho chúng ta nhớ tới một nguyên tắc khác. Người nào kháng cự sự cám dỗ hiếm khi được thế gian ban thưởng cho. Nhưng sự thắng hơn cơn cám dỗ giống như Giôsép minh chứng sự ngay thẳng cá nhân, kích thích sự trưởng thành thuộc linh, và sửa soạn cho cơ hội đầy đủ hơn.
Cảnh 3: (39.21-23)
Giôsép không ở trên con đường sự nghiệp xuông xẻ. Chàng làm phải, rồi trở thành một nô lệ và kết thúc nhiều năm trong ngục tù Ai cập. Giôsép càng vâng theo Đức Chúa Trời, thì càng nhận lãnh cuộc sống tệ hại hơn [Davis đưa ra thắc mắc: “Sẽ ra sao nếu Giôsép ngã chết ở trong tù, đời sống của chàng là thành công hay thất bại — trong ánh mắt của bạn, trong mắt của Giôsép, trong mắt của Đức Chúa Trời?” Davis, Genesis]. Tuy nhiên, câu chuyện của chúng ta kết thúc ở 39.21-23 với những lời lẽ hấp dẫn nầy: “Đức Giê-hô-va phù hộ Giô-sép và tỏ lòng nhân từ cùng chàng, làm cho được ơn trước mặt chủ ngục. Chủ ngục giao hết các kẻ tù trong tay Giô-sép, chẳng việc chi làm qua khỏi được chàng. Chủ ngục chẳng soát lại những việc đã ở nơi tay Giô-sép, vì có Đức Giê-hô-va phù hộ chàng, xui cho việc chi chàng làm cũng được thạnh vượng”. Đoạn văn sau cùng tạo ra sự cân đối trọn vẹn cho cả chương. Mỗi tiểu đoạn đều thích ứng gần như là trọn vẹn với phần thông tin trong đoạn mở đầu (39.2-6a). Một lần nữa, Môise viết: “Đức Giê-hô-va phù hộ Giôsép”, trong khi chàng đang ở trong tù, cũng như Ngài đã ở với chàng trong nhà của Phôtipha (xem lại 39.20-21 với 39.2). Giôsép được ơn trước mặt cai ngục, giống như chàng được ơn trước mặt Phôtipha (xem 39.21b và 39.4a). Viên cai ngục giao quyền cho Giôsép lo liệu mọi sự diễn ra ở đó, giống như Phôtipha đã đặt Giôsép trên cả nhà mình vậy (xem 39.22 và 39.4b). Những gì đã diễn ra trong nhà Phôtipha cũng đã diễn ra trong ngục tù của Pharaôn. Không lâu sau đó, Giôsép trở thành quản đốc của cả nhà tù. Điều khiển tù phạm là một vấn đề khó khăn nhiều hơn là điều khiển mọi việc trong nhà của Phôtipha. Đây cũng là một lãnh vực huấn luyện; Giôsép là một viên quản lý. Nhưng cấp độ huấn luyện bây giờ là cao hơn. Đức Chúa Trời đã sửa soạn Giôsép cho cái ngày khi chàng trở thành viên quản lý cả xứ Ai cập (41.41) [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 24-50 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 81]. Đức Giêhôva đã chúc phước cho công việc của Giôsép và làm cho mọi việc chàng đã làm trong tù đều được hanh thông, giống như Ngài đã làm trước kia khi Giôsép còn ở trong nhà của Phôtipha (xem 39.23 và 39.5). Trong ánh sáng của các sự cố ở các câu nầy, sự cân đối nầy minh họa cho quyền tể trị và sự giàu ơn của Đức Chúa Trời [Derek Kidner, Genesis. Tyndale OT Commentaries (Downers Grove, IL. Intervarsity, 1967), 189; Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 151].




Sáng thế ký 39.2-6a
Sáng thế ký 39.21-23
“Đức Giêhôva phù hộ Giôsép”.
“Đức Giêhôva phù hộ Giôsép”.
Giôsép được ơn trước mặt Phôtipha.
Giôsép được ơn trước mặt chủ ngục.
Phôtipha giao cho Giôsép lo liệu hết mọi sự.
Chủ ngục giao cho Giôsép lo liệu hết mọi sự.
Đức Giêhôva ban phước cho công việc của Giôsép trong nhà và làm cho mọi việc người làm đều được hanh thông.
Đức Giêhôva ban phước cho công việc của Giôsép trong tù và làm cho mọi việc người làm đều được hanh thông.
Đức Chúa Trời khiến cho bộ rễ của chúng ta ăn sâu vào vùng đất nghịch cảnh để chúng ta nhìn biết và hầu việc Ngài tốt hơn [Deffinbaugh, “From the Penthouse to the Prison”]. Rõ ràng, Giôsép vốn hiểu rõ điều nầy vì chẳng có một chỗ nào chỉ ra Giôsép từng hồ nghi Đức Chúa Trời hết. Hàm ý rõ ràng trong phân đoạn Kinh Thánh, ấy là Giôsép không cay đắng đối với các anh mình hay do bị các hoàn cảnh đẩy đưa. Chàng vốn hài lòng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời (xem Hêbơrơ 13.5-6 và Philíp 4.10-13). Chàng không than khóc về những thất vọng của mình nhưng lại trở nên hữu dụng ở nơi chàng sinh sống. Và tấm lòng trung tín và thỏa lòng đó đã được dùng [Crowder, Joseph, 11-12].
Bí quyết quan trọng nhất trong nghịch cảnh là tin cậy vào sự hiện diện, quyền phép, và sự công bình của Đức Chúa Trời (Thi thiên 37.6; Rôma 8.28). Rõ ràng, Giôsép đã lên đến đỉnh, nhưng bao lâu thì mọi việc nầy mới xảy ra? Giôsép đã được 17 tuổi khi chàng bị bán đi làm nô lệ (37.2). Chàng được 30 tuổi khi Pharaôn thăng chức cho chàng (41.46), và đã ở tù trong hai năm trước khi được vinh thăng (41.1). Vì vậy, chàng đã ở trong nhà của Phôtipha trong 11 năm. Cần phải tốn 11 năm để đếm hết ơn phước của Đức Chúa Trời được thành tựu trong đời sống của Giôsép. Tuy nhiên, Giôsép đã bền đỗ. Chàng giữ lòng trung tín với Đức Chúa Trời. Ngay cả khi bổn tánh của chàng đã được rèn luyện qua lửa, chàng vẫn cứ giữ lòng tin cậy nơi Chúa.
Có một người miệt mài tìm kiếm một bức tranh trọn vẹn nói về sự bình an. Ông ta công bố một cuộc thi để tạo ra kiệt tác nầy. Sự thách thức đã giục giã trí tưởng tượng của các họa sĩ ở khắp mọi nơi, và nhiều bức tranh đã được gửi đến. Đám đông bị sốc khi bức tranh thắng giải đã được trình ra. Dường như đây là bức họa một việc còn sâu xa hơn một bức tranh nói tới sự bình an. Một thác nước đổ xuống một vách đá thẳng đứng, và những đám mây xám báo hiệu giông tố bùng lên với sấm sét, gió lốc và mưa to. Ở giữa bối cảnh đó, một nhành cây khẳng khiu gie ra từ vách đá nơi rìa thác ấy, một con chim nằm trong tổ nơi khuỷu của nhánh cây. Với hai mắt nó nhắm nghiền lại và đôi cánh nó sẵn sàng che mấy đứa con nhỏ của nó, nó đã chứng tỏ sự bình an vượt quá mọi xáo trộn kia.
Đấng Họa Sĩ Bậc Thầy đã sắp xếp cho bạn phải kinh nghiệm sự bình an bên trong của Ngài theo một phương thức không để cho các hoàn cảnh của cuộc sống phủ lút sự trông cậy của bạn về quyền tể trị của Ngài trong mọi sự. Và Ngài kêu gọi dân sự Ngài rao truyền sự bình an ấy cho những người sống chung quanh họ. Khi bạn đã được đầy dẫy với sự bình an của Đức Chúa Trời, bạn sẽ muốn nhiều người khác đều kinh nghiệm y như vậy. Cần phải nói rõ rằng: “Sự bình an mà Chúa Jêsus ban cho không phải là thiếu vắng đi rắc rối, thay vì thế là lòng tin cậy Ngài hiện diện ở đó luôn luôn với bạn” [Berit Kjos, A Wardrobe from the King (Colorado Springs. Victor, 2002), 45-46; quoted in Grace for the Day with Dr. David Jeremiah, 3/9/06].
Bất cứ điều chi bạn đang nếm trải hôm nay, tôi có thể dám chắc với bạn rằng bàn tay giàu ơn và tối thượng của Ngài đang ở với bạn. Ngài chỉ muốn bạn tin cậy nơi Ngài khi bạn bước qua những ngọn lửa của cuộc sống. Bạn có chịu tin cậy như thế không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét