Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 25.19-34: "Ra đời để sống nơi hoang dã"



"Ra đời để sống nơi hoang dã"

(Sáng thế ký 25.19-34)
Bạn có thể để ý thấy chúng ta đang sống trong một xã hội cái gì cũng “có liền” không!?! Chúng ta có cà phê uống liền, điểm tâm nhanh, mì ăn liền, cháo ăn liền, món tráng miệng ăn liền, và bắp ăn liền. Chúng ta cũng có loại cameras năng động, cáp Internet và thư điện tử, mạng lưới điện thoại di động, cáp TV, iPods, DVDs, Play Stations, và Palm Pilots. Chúng ta có đủ thứ “thức ăn nhanh”, “máy in nhanh” và “thư tốc hành”.
Quá đầy đủ như thế, chúng ta đã trở thành sản phẩm của một xã hội cái gì cũng “có liền”. Chúng ta muốn mọi thứ đều mau, mau chóng hơn, nhanh hơn. Chúng ta không thể và sẽ không chờ đợi để những ham muốn của mình được thoả. Chúng ta đòi hỏi phải thoả lòng liền. Nếu có một biến chứng trong đời sống của chúng ta, chúng ta tin sẽ có một giải pháp nhanh gọn. Cái điều đặc biệt gây rắc rối, ấy là dường như tin chúng ta có một quyền sống vui sướng không thể chuyển nhượng. Vì thế, không ai muốn chờ đợi bất cứ điều gì, và phần lớn chẳng ai muốn chờ đợi cả. Chờ đợi được lý giải là đau khổ [Preaching Today citation. Psychologist Kim Hall, interviewed in The Door (Sept.-Oct. 1992). Christianity Today, Vol. 37, no. 9]. Tuy nhiên, theo Richard Hendrix đã nói: “Chỉ một giây đau khổ thôi, chờ đợi sẽ là vị giáo sư và nhà huấn luyện tài ba trong sự tin kính, sự trưởng thành, và tình trạng thuộc linh đúng mức mà hầu hết chúng ta đều sẽ gặp gỡ” [Preaching Today citation. Richard Hendrix, Christian Reader, Vol. 31].
Trong Sáng thế ký 25.19-34, chúng ta sẽ học biết rằng chúng ta phải đạt tới ý muốn, đường lối của Đức Chúa Trời. Đừng phạm sai lầm, Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ ra ý chỉ của Ngài, theo đường lối của Ngài, và theo thì thuận tiện của Ngài, nhưng chúng ta phải chờ đợi Ngài hoàn thành điều đó.
Câu chuyện của chúng ta bắt đầu ở 25.19 với lời lẽ như sau: “Đây là dòng dõi của Y-sác, con trai [“Việc quan trọng nhất trong thế gian là trở thành cha của một người con nổi tiếng. Và việc tệ hại nhất trên thế gian là làm con của một người cha nổi tiếng”. Woodrow Kroll
http.//www.backtothebible.org/radio/today/24683] Áp-ra-ham. Áp-ra-ham sanh Y-sác”. Tôi muốn khuyên bạn hãy gạch dưới từ “dòng dõi”. Đề tựa “Genesis” (tiếng Hy lạp Geneseos) có nghĩa là (những dòng dõi) “generations” [Gần như cả Cựu Ước nguyên được viết bằng tiếng Hy bá lai, và sách Sáng thế ky không nằm ở ngoại lệ. Đề tựa gốc theo tiếng Hy bá lai về “genesis” là bereshit, có nghĩa là “lúc ban đầu” (xem 1.1a). Đây là đề tựa thích hợp cho quyển sách nói tới những khởi đầu. Nhưng các quyển Kinh Thánh Anh ngữ không ghi theo đề tựa Hêbơrơ; chúng ta theo đề tựa Hy lạp. Cựu Ước kinh tiếng Hy bá lai được chuyển dịch sang tiếng Hy lạp (khoảng 250 năm trước thời điểm của Đấng Christ). Những nhà dịch thuật Hy lạp khi ấy đã đưa ra đề tựa riêng của họ: “Genesis” cho quyển sách đầu tiên theo nguyên bản Cựu Ước của họ. Từ ngữ Hy lạp geneseos có nghĩa là “nguồn gốc, phổ hệ, hay ban đầu”. Geneseos là phần dịch thuật từ ngữ Hy bá lai toledot (“Những dòng dõi”, 2.4). Đề tựa nầy cũng hoàn toàn thích ứng vì genesis quả thực là lịch sử nói tới những nguồn gốc, những sự ra đời, những bản gia phổ, cùng những dòng dõi]. Sáng thế ký là bản tường trình về 10 “dòng dõi” liên tục [Xem Sáng thế ký 2.4; 5.1; 6.9; 10.1; 11.10, 27; 25.12, 19; 36.1; và 37.2]. Mục đích là: Những dòng dõi đến rồi đi, nhưng Đức Giêhôva vẫn còn lại và không thay đổi (Thi thiên 90.1). Sách Sáng thế ký là bản tường trình nói về sự thành tín và kiên nhẫn của Đức Chúa Trời. Ngài là mục tiêu chính!
Môise tiếp tục viết: “Vả, khi Y-sác được bốn mươi tuổi, thì cưới Rê-be-ca, con gái của Bê-tu-ên và em gái của La-ban, đều là dân A-ram, ở tại xứ Pha-đan-A-ram [Pha đam Aram có nghĩa là: “đất của Aram”. Aram là khu vực gần Charan. Dân chúng từ khu vực nầy ai cũng biết là người Aram, rồi về sau người Hy lạp gọi họ là người Syri. Bêtuên là người chăn sống bán du mục, và có lẽ ông đã sống trong những cánh đồng rộng ít nhất một thời gian trong năm]” (25.20). Y-sác đã 40 tuổi khi ông cưới Rêbeca. Vì vậy Y-sác đã chờ đợi một thời gian dài mới tìm được đúng “Hoa Hậu”. Nếu bạn còn sống độc thân, đừng mất hy vọng. Đừng lo lắng về việc tìm kiếm đúng đối tượng. Nếu ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho bạn là phải kết hôn, Ngài sẽ đem đến cho bạn đúng đối tượng và đúng thì. Trách nhiệm của bạn chỉ phải trở thành đối tượng đúng đắn và phải biết chắc mình đạt tới ý chỉ, đường lối của Đức Chúa Trời.
Sau khi chờ đợi 40 năm mới kết hôn, không nghi ngờ chi nữa Y-sác rất muốn có con cái CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Tuy nhiên, 25.21 ghi lại rằng Rêbeca bị “son sẻ”. Giống như Sara trước đó, bà và Rachên sau bà (29.31; 30.1-2), Rêbeca không có khả năng cung ứng dòng dõi quan trọng mà Đức Chúa Trời đã hứa cho [Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 119]. Bạn có thể hình dung điều nầy khó khăn dường nào đối với Rêbeca không? Nàng là một người nữ rất thông minh và có tài. Hãy nhớ, nàng là người nữ đã tình nguyện cho 10 con lạc đà trong đoàn đi rước dâu uống nước (24.15-20). Nàng đã hoàn thành tương đương với hai tiếng đồng hồ Philát làm việc! Vì vậy khi Rêbeca gặp gỡ Y-sác rồi và nghe ông nhắc lại lời hứa thiêng liêng về dòng dõi — ấy là dòng dõi ông sẽ trở thành những ngôi sao (đối chiếu 22.16) — nàng rất trông mong được mang thai sớm. Nhưng điều nầy đã không xảy ra và giờ đây 20 năm đã trôi qua. Y-sác đang tiếp cận với tuổi 60 mà Rêbeca hãy còn son sẻ. Còn tệ hại thêm nữa, anh của Y-sác là Íchmaên, đã có tới 12 con trai trong khi Y-sác chưa có người con nào cả (25.12-18) [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 332].
May mắn thay, Y-sác đã cầu nguyện. Từ được dịch là “cầu nguyện” (athar) có ý nói tới “nài xin” [Xuất Êdíptô ký 8.26; 10.18. Các Quan Xét 13.8; và Gióp 33.26]. Từ ngữ được sử dụng trong Xuất Êdíptô ký để mô tả lời Môise nài xin Đức Giêhôva quyền năng cất bỏ những nạn dịch (Xuất Êdíptô ký 7-10). Y-sác đã nài xin Đức Giêhôva “vì ích của vợ mình…và nàng có thai”. Hỡi người làm chồng, việc tốt nhất bạn có thể làm cho vợ mình là cầu thay cho nàng. Đừng tìm cách giải quyết nan đề của nàng, chỉ hãy cầu nguyện! Đức Chúa Trời ao ước chúng ta cầu nguyện chớ không chỉ có nắm lấy ơn phước của Ngài (Giacơ 4.2). Nhưng Ngài mong muốn chúng ta phải cầu nguyện theo ý chỉ của Ngài chớ không phải theo những thiếu thốn của chúng ta. Trong khi Y-sác muốn có con, thì chỉ giống như những đôi vợ chồng Do thái khác, ông vốn quan tâm về chương trình của Đức Chúa Trời hầu làm ứng nghiệm giao ước của Ngài và chúc phước cho toàn thế gian qua Đấng Mêsi được hứa cho (3.15; 12.1-3). Bạn có quan tâm đến ý chỉ của Đức Chúa Trời sẽ được nên trên đất, hay ý muốn của bạn sẽ được nên ở trên trời (xem Mathiơ 6.10)? Đức Chúa Trời muốn bạn phải cầu nguyện cho những việc đang có ở trong tấm lòng của Ngài. Khi bạn làm theo y như vậy, Ngài sẽ đáp ứng.
Toàn bộ sách nhấn mạnh quyền tể trị của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan trong những sự “chậm trễ” của Ngài. Sara và Ápraham phải chờ đợi 25 năm trước khi Y-sác ra đời; Giacốp phải lao động trong 14 năm mới có được hai người vợ; và Giôsép phải chờ đợi hơn 20 năm trước khi ông làm hoà lại với các anh mình. Thì giờ của chúng ta đang nằm trong tay của Đức Chúa Trời (Thi thiên 31.15), và thời điểm của Ngài không bao giờ sai lầm [Warren W. Wiersbe, Be Authentic. Genesis 25-50 (Colorado Springs. Chariot Victor, 1997), 12]. Ngày nay, có thể bạn đang trông đợi việc gì đó xảy ra. Có lẽ bạn muốn có một đứa con, có thêm việc làm khác nữa, muốn lời cầu nguyện được nhậm, nhưng bạn đã đi tới mức cuối cùng. Có thể bạn thắc mắc: “Sao chứ?” Tuy nhiên, có thể cách nói của Đức Chúa Trời rất trống vắng: “Chỉ chờ một chút thôi mà thì ngươi sẽ thấy hết mọi sự mà ta đã làm. Ta làm mọi sự với một chiến lược đặc biệt ở trong trí”. Vậy thì, Đức Chúa Trời sẽ làm gì để đưa bạn đến chỗ phải cầu nguyện? Lời cầu nguyện không được nhậm thường là phương thức Đức Chúa Trời lôi kéo sự chú ý của chúng ta. Bạn thấy đấy, khi chúng ta chưa nhận được những gì chúng ta mong muốn chúng ta càng trở nên dễ dạy hơn, còn khi chúng ta đã được phước chúng ta có thể trở nên khó dạy hơn [R.T. Kendall, All’s Well that End’s Well. The Life of Giacốp (Carlisle, UK. Paternoster, 1998), 8-9].
Trong mọi sự của lời thắc mắc nầy, chúng ta thấy những lời nài xin đã được nhậm. Tại sao Đức Chúa Trời đóng kín tử cung của Sara, Rêbeca, và sau đó là Rachên? Câu trả lời: Gia đình được chọn ấy sẽ công nhận con cái của họ là bông trái của ân điển Ngài thay vì chỉ là bông trái của tự nhiên [Y-sác là vị tộc trưởng có một vợ giữa vòng ba vị tộc trưởng đầu tiên: Ápraham, Y-sác, và Giacốp. Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Sáng thế ký esis.pdf, 2005), 182]. Đức Chúa Trời đã dạy cho dân sự của Ngài biết rằng ơn phước được hứa cho, qua dòng dõi được chọn của Ápraham, không thể đạt được bằng nổ lực của con người. Đức Chúa Trời hoàn tất ý chỉ, đường lối của Ngài.
Ở 25.22, Môise viết: “Nhưng vì thai đôi làm cho đụng nhau trong bụng, thì nàng nói rằng: Nếu quả thật vậy, cớ sao đều nầy xảy đến làm chi? Đoạn nàng đi hỏi Đức Giê-hô-va”. Cuộc tranh đấu đang diễn ra trong tử cung của Rêbeca còn hơn là việc đụng nhau ở trong thai bình thường [Truyền thuyết Do thái nói Giacốp và Êsau đã tìm cách giết nhau trong tử cung. Mỗi lần Rêbeca đến gần một bàn thờ hình tượng, Êsau sẽ thấy khích lệ trong tử cung, và khi nàng đến gần một nơi mà Đức Giêhôva được người ta thờ lạy, Giacốp sẽ rất phấn khích]. Người Hêbơrơ nói hai đứa nhỏ đang cụng nhau trong lòng nàng [Động từ “va mạnh, cụng mạnh” thường được sử dụng theo nghĩa bóng nói tới sự áp bức người nghèo]. Sát nghĩa, từ nầy được sử dụng để mô tả hai cái sọ đang đụng nhau (Các Quan Xét 9.53; Thi thiên 74.14) hoặc cây sậy bị gãy (thí dụ, Êsai 36.6). Cách sử dụng một từ như vậy chắc chắn chỉ ra sự bạo lực tranh chiến trong tử cung của Rêbeca [Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 175]. Đã có “chiến tranh trong tử cung” đang diễn ra! Sự nầy khiến Rêbeca phải đưa ra một thắc mắc: “Nếu quả thật vậy, cớ sao đều nầy xảy đến làm chi”? Ý nghĩa thắc mắc của nàng là: “Sao tôi có thai chi vậy”? Hay: “Sao tôi cứ tiếp tục sống vậy”? Giờ đây hãy in trí nhé, Rêbeca không phải là một đoá hoa héo. Tuy nhiên, có tình trạng cực kỳ lộn xộn trong tử cung của nàng. Vì vậy nàng mới “đi hỏi Đức Giêhôva” [Tiếng Hy bá lai darash: “tìm kiếm với sự cẩn trọng, hỏi thăm, yêu cầu”]. Bạn có nắm bắt được chưa? Rêbeca rất bối rối bởi cuộc tranh chiến ở bên trong nầy đến nỗi nàng đã cầu xin Đức Chúa Trời ban cho một câu trả lời. Ở bề mặt của sự son sẻ kia, phản ứng của Y-sác là cầu nguyện. Ở bề mặt của sự mang thai khó nầy, phản ứng của Rêbeca là cầu nguyện. Y-sác và Rêbeca cả hai đều nhìn biết Đức Chúa Trời và thờ lạy Ngài là Đức Chúa Trời. Đức tin của họ rất thực và rất xem trọng đức tin ấy. Những mối quan hệ chính trong đời sống của họ, những gì chúng ta đã được biết rõ về họ, ấy là họ hay tìm đến với Đức Chúa Trời. Bạn có cần sự khôn ngoan cho một số lãnh vực nào đó trong đời sống của bạn không? Đức Chúa Trời đang chờ đợi bạn dâng lời cầu xin Ngài đấy (Giacơ 1.5). Ngài muốn bạn đạt tới ý chỉ, đường lối của Ngài.
Khi nhậm lời cầu nguyện của họ, Đức Giêhôva đưa ra một lời tiên tri ở 25.23: “Hai nước hiện ở trong bụng ngươi, và hai thứ dân sẽ do lòng ngươi mà ra; dân nầy mạnh hơn dân kia, và đứa lớn phải phục đứa nhỏ [Một phụ nữ đến gặp Mục sư lỗi lạc Charles Spurgeon rồi nói: “Tôi không hiểu lý do tại sao Đức Chúa Trời lại phán rằng Ngài ghét Êsau”. Spurgeon đáp: “Thưa bà, điều nầy chẳng phải là khó đối với tôi. Cái rắc rối của tôi là phải hiểu tại sao Đức Chúa Trời lại yêu Giacốp kia kìa”]. Lý do cho cuộc tranh chiến trong tử cung mà Rêbeca đang kinh nghiệm, ấy là nàng đang mang thai hai quốc gia. Khi ấy Đức Giêhôva mới báo cho Rêbeca biết rằng đứa lớn sẽ phục đứa nhỏ. Có nhiều tiền lệ trong Kinh Thánh về vấn đề nầy. Việc dâng của lễ của Cain, là anh, bị từ chối, trong khi của lễ của người em là Abên lại được nhậm. Dòng dõi của Sết, là em, là dòng dõi được chọn (4.26-5.8); Y-sác đã được chọn trước Íchmaên, là anh của mình (17.18-19); Rachên đã được chọn trước chị mình là Lêa (29.18); Giôsép, là em, đã được chọn đối với những người anh kia (37.3); và Giuđa đã được chọn trước các anh em của ông (49.8). Dự tính nằm ở đàng sau mỗi sự “hoán vị” nầy là lẽ đạo hay diễn ra trong chương trình ân điển tối thượng của Đức Chúa Trời. Ơn phước không phải là một quyền theo tự nhiên, là quyền mà con trưởng nam sẽ được hưởng. Thay vì thế, ơn phước của Đức Chúa Trời đã được dự trù cho người nào chẳng dám đòi hỏi ơn phước đó. Tất cả họ đều đã nhận lãnh những gì họ không đáng được (đối chiếu Malachi 1.1-5; Rôma 9.10-13) [John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed].
Tân Ước trình bày rõ ràng Đức Chúa Trời xem trọng kẻ yếu đuối khi thấy Giacốp là kẻ thua thiệt. Đây là lẽ đạo rất hay có trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời không trung lập đâu. Đối mặt với một sự lựa chọn, dường như Ngài luôn luôn ở một bên với kẻ thua thiệt. Ngài đã chọn quốc gia Israel không phải vì họ giỏi giang gì, mà vì họ không giỏi giang, và Ngài hứa làm cho họ nên cao trọng. Vị vua lỗi lạc nhất trong Cựu Ước là Vua David, là người con út trong gia đình của ông, là đứa con mà cha ông thậm chí không nghĩ tới khi được yêu cầu trình diện tất cả những người con mà một trong số đó sẽ là Vua. Khi Chúa Jêsus đến rồi giảng dạy về sự đến của Nước Trời, không phải những con người có vai vế trong tôn giáo hay trong xã hội sẽ nhận được Nước ấy đâu … mà là những kẻ đang sống ở ngoài lề của xã hội. Dường như sẽ có một chỗ đặc biệt trong tấm lòng của Đức Chúa Trời dành cho hạng người bị bỏ rơi, dành cho những người có địa vị thấp hèn. Có phải chúng ta đang chia sẻ tấm lòng đó? Có phải chúng ta đang chia sẻ mối quan tâm của Đức Chúa Trời dành cho kẻ bị bỏ rơi, cho kẻ bị áp bức? [Mark Brouwer, “Sibling Rivalry. Putting the Fun Back into Dysfunctional. Genesis 25.19-34”. http.//www.bridgewood.org/index.cfm?PAGE_ID=374&EXPAND=371].
Ở 25.24-26, câu chuyện của chúng ta tiếp tục: “Đến ngày nàng phải sanh nở, nầy hai đứa sanh đôi trong bụng nàng ra. Đứa ra trước đỏ hồng, lông cùng mình như một áo tơi lông; đặt tên là Ê-sau. Kế em nó lại ra sau, tay nắm lấy gót Ê-sau; nên đặt tên là Gia-cốp. Khi sanh hai đứa con nầy thì Y-sác đã được sáu mươi tuổi”. Như đã được Đức Chúa Trời báo trước, Rêbeca đã sanh đôi. Êsau có nghĩa là “người đầy lông”. Làm sao mà Ê-sau có nhiều lông như thế? Hãy nhớ rằng Giacốp về sau đã giả làm Ê-sau bằng cách khoác lấy da dê trên hai tay và cổ của ông! Đây là một người có nhiều lông! Giacốp có nghĩa là: “Đức Chúa Trời sẽ bảo hộ cho” [Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 178]. Khi tên của Êsau phản ảnh dáng dấp bề ngoài của ông, tên của Giacốp về sau phản ảnh tư chất của ông. Từ ngữ Hy bá lai nói tới “Giacốp” tương tự với “gót chân”. Do Giacốp nắm gót chân của Êsau lúc sanh ra, đã trở thành tên riêng “kẻ nắm gót chân” (nghĩa là, kẻ lừa đảo bằng mưu mẹo) [Từ nầy cũng có nghĩa là: “người chuyên lừa gạt”, “tên bịp”, “tên vô lại”, hay “kẻ bất lương”. Tên nầy không đáng được khen ngợi đâu!]. Để hiểu ý tưởng nầy cho rõ ràng hơn, bạn có thể đi đến trường đại học ở địa phương của mình rồi quan sát trận đấu đô vật. Khi những tay đô vật của trường đại học sửa soạn ra thi đấu, họ phải dự tính vật đối thủ của mình té ngã rồi ghìm chặt hắn, không cứ cách nào. Một trong những động tác hay nhất là làm động tác giả ở phía bên nầy rồi di động sang phía bên kia, và mau chóng túm chặt lấy mắt cá của đối thủ. Có một mẹo để lừa gạt, để nắm lấy gót chân để dở hổng đối thủ lên. Đấy thực sự là ý nghĩa của tên Giacốp. Đây chẳng phải là việc đến bên cạnh một người rồi nói: “Nào, tôi có thể nắm gót chân của bạn được không?” Bạn biết đấy, chúng ta chưa hề nghe bài hát nào có câu: “Anh muốn nắm lấy gót chân em” bao giờ. Không có một việc gì giống như thế cả. Động tác ấy là động tác đấu vật, một hành động lừa đảo, rồi nắm lấy, nắm chặt mắt cá chân của đối thủ, dở hắn lên. Chúng ta phải cẩn thận đừng làm theo mựu mẹo của Giacốp. Thay vì thế, chúng ta phải đạt tới ý chỉ, đường lối của Đức Chúa Trời.
Các câu 27-28 cung ứng một lai lịch rất thú vị. Môise viết: “Khi hai đứa trai nầy lớn lên, thì Ê-sau trở nên một thợ săn giỏi, thường giong ruổi nơi đồng ruộng; còn Gia-cốp là người hiền lành cứ ở lại trại”. Phải, có một sự đối chiếu ngay lúc ban đầu giữa hai anh em sanh đôi nầy. Êsau là những gì thế gian gán cho nhãn hiệu là “nhân vật của con người”. Ông là một kẻ sống ở ngoài trời, ông thích làm những việc mà một người cha sẽ lấy làm tự hào. Ông là một thợ săn rất giỏi, và ông biết phải tự xử lý như thế nào khi giong ruổi ở bên ngoài [Cần phải lưu ý rằng tay thợ săn khác duy nhất được nhắc tới trong Kinh Thánh là Nimrốt, là kẻ nổi loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 10.8-9). Không may, Êsau đã noi theo những dấu chơn của Nimrốt vì ông chẳng quan tâm gì đến những vụ việc thuộc về Đức Chúa Trời. Hêbơrơ 12.16 mô tả Êsau là vô đạo về tình dục và bất kỉnh]. Ông có một bản tánh hung dữ, ưa thích các khu vực hoang dã trong xứ và thích thú loại đời sống mạo hiểm. Tôi nghĩ nếu Êsau có mặt hôm nay, ông ta đang lái một chiếc xe 4 x 4 với mấy cái vỏ xe khỗng lồ có gắn khẩu súng đại liên ở cửa sau! Nếu bạn có mặt trên chiếc xe tải của Êsau, có lẽ bạn phải dời hết các thứ ra khỏi chỗ ngồi và lấy làm lạ không biết phải đặt chân trên sàn xe ở chỗ nào, vì có quá nhiều thứ ở đó. Và nếu bạn đến nhà của ông ta, ông ta có một kệ tạp chí đầy những loại như Đồng ruộng và Sông nước. Đấy là Êsau, không phải là Giacốp.
Mặt khác, Giacốp, rất có thứ tự. Ông bày biện rất khéo. Ông là loại người thích ở lì trong nhà. Ông là một con người có những thói quen thanh thản. Nếu bạn bước vào chiếc xe của Giacốp, nó rất ngăn nắp và sạch sẽ, mọi sự đâu đó đàng hoàng. Còn nếu bạn đến nhà mà không báo trước, ông ấy sẽ chẳng lo gì về những cái đĩa bụi bặm vì ông là hạng người tươm tất. Bạn sẽ thấy có ấn tượng đâu vào đấy, thứ gì ở đúng chỗ của nó; ông rất ngăn nắp và ông là người sống rất có thứ tự. Nhà cửa của ông là một nơi rất yên tĩnh hoàn toàn. Nếu bạn đến đó có lẽ bạn sẽ nghe được nhiều điệu nhạc hay đấy. Có một sự tương phản giữa hai người nầy [Tony Beckett, “ The Tale of Two Brothers, Part 2. Finish Well—Lessons From Jacob.
http.//www.backtothebible.org/radio/today/19846]. Giacốp là người chỉ ở trong nhà; còn Êsau là một gã thợ săn.
Ở 25.28, chúng ta đến với ngọn cờ đỏ mà chúng ta không thể quên được: “Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-be-ca lại yêu Gia-cốp”. Mặc dù bổn tánh bất kỉnh của Êsau, Y-sác yêu Êsau nhiều hơn Giacốp. Cái điều hợp lý duy nhứt mà chúng ta có được trong văn mạch là: Y-sác có khẩu vị hướng về thịt rừng. Và trong khi Y-sác biết rõ mong muốn của Đức Chúa Trời phải chuyển ơn phước thuộc thể và thuộc linh của cơ nghiệp sanh cho Giacốp, Y-sác đã không vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời và chuyển quyền con trưởng cho Giacốp. Thảm hại thay, Y-sác và Rêbeca, họ đã cầu nguyện rất lâu và bền đỗ để xin cho có dòng dõi, đã chọn theo hai phía. Không nghi ngờ chi nữa, mỗi người đã yêu thương con trai của mình [Động từ được dịch là “yêu” ám chỉ đến sự ưu đãi, lựa chọn, và thiên vị. Không nghi ngờ chi nữa, Rêbeca yêu thương cả hai con của bà, nhưng Giacốp là đứa con bà ưa thích hơn và nhận lãnh sự đối đãi thiên vị từ nơi bà]. Thế nhưng họ mỗi người đã ưa thích đứa nầy hơn đứa kia [Tình trạng ưa thích hơn nầy cũng đem lại sự bất hoà giữa Y-sác và vợ ông. Về sau Rêbeca đã âm mưu với Giacốp dối gạt chồng mình (Sáng thế ký 27)]. Tất nhiên, xu hướng ưa thích hơn của họ đã góp phần cho cho những dị biệt của hai đứa trẻ ngày càng thêm lên. Hỡi bậc cha mẹ, làm ơn đừng phạm phải khuynh hướng ưa thích nầy. Trong khi các sở thích hay tính khí của một đứa trẻ sẽ cám dỗ bạn sống thiên vị, đừng phục theo. Tình yêu thương dành cho mỗi đứa con của bạn phải tương đồng với nhau…bất cứ điều chi kém cõi hơn đều gây ra sự phân rẽ và bất hoà.
Ở 25.29-30: “Một ngày kia, Gia-cốp đang nấu canh, Ê-sau ở ngoài đồng về lấy làm mệt mỏi lắm; liền nói cùng Gia-cốp rằng: Em hãy cho anh ăn canh gì đỏ đó với, vì anh mệt mỏi lắm. Bởi cớ ấy, người ta gọi Ê-sau là Ê-đôm”. Tình tiết với sự bối rối đều diễn ra từ ngôi nhà; hoặc giả Êsau đã kêu xin với bố mẹ mình. Giacốp không phải là loại người chuyên săn bắn, vì vậy đi ra ngoài một mình là việc rất bất thường. Ông được mô tả là một người “cứ ở lại trại”, điều nầy chỉ ra ông gắn bó với công việc chăn bầy hơn. Những người chăn đã dời lều trại của họ trên một khu vực đất rộng lớn để tìm nguồn nước và thả bầy cho ăn cỏ. Dường như là Giacốp mới bước ra ngoài để giám sát mấy người chăn chiên trong một trại như thế khi Êsau từ ngoài đồng trở về. Giacốp là nhân vật nắm quyền ở trong trại, vì vậy quyết định là phần của ông, rồi vì thế sẽ có những người chứng cho hợp đồng được lập giữa Giacốp và Êsau [John H. Walton, Victor H. Matthews, Mark W. Chavalas, The IVP Bible Background Commentary. Old Testament, (Downers Grove, IL. InterVarsity, 2000), Electronic Ed].
Ở 25.30, Êsau đúng ra đang đòi thức ăn của Giacốp. Bản dịch Kinh Thánh NASB làm dịu đi sức bắt buộc trong một lời cầu xin: “Làm ơn cho anh một bữa ăn”. Tuy nhiên, đây không phải là một lời cầu xin có tính cách lịch sự; đây là một mạng lịnh bắt buộc [See Jeffrey S. Olson, “Esau Was A Glutton. Narrative Representation in Genesis 25”. A Paper Submitted to the Northwest Regional Meeting of the Evangelical Theological Society February 28th, 1998]. Không những Êsau đòi thức ăn mà ông còn đòi ăn một cách tham lam nữa. Từ ngữ được dịch “nuốt”, hay đúng hơn “nốc gọn”, chứa một động từ Hy bá lai, từ nầy mô tả thói quen nhai nuốt của loài trâu bò. Mặc dù đậu lăng [lentil] là yếu tố chính ai cũng biết, Êsau đã gọi món canh ấy là “canh gì đỏ đó” — là cách nói mà người lớn hay nói dù biết rất rõ [Paul Wright, ed., Genesis. Shepherd’s Notes (Nashville. Broadman, 1997), 64]. Giacốp đáp ứng lại đòi hỏi của Êsau với một đòi hỏi về quyền lợi của mình: “Nay anh hãy bán quyền trưởng nam cho tôi đi” (25.31). Cách thức Giacốp nói ra đòi hỏi của mình cho thấy rằng ông đã dự tính trước rất lâu về hành động của mình và đã lợi dụng không thương xót tình trạng yếu đuối của anh mình.
Câu chuyện của chúng ta kết thúc bằng câu nói đáng buồn nầy: “Ê-sau đáp rằng: Nầy, anh gần thác, quyền trưởng nam để cho anh dùng làm chi? Gia-cốp đáp lại rằng: Anh hãy thề trước đi. Người bèn thề; vậy, người bán quyền trưởng nam cho Gia-cốp” (25.32-33). Trong mọi điều mà ông đã nhận ra, đấy là những giờ phút hấp hối của ông, Êsau đã không đánh giá cao quyền con trưởng của mình. Một lần nữa, Giacốp đã tìm cách nắm lấy ưu thế của ông [Martin Luther từng nói: “Đây không phải là một sự chuyển nhượng hợp lệ đâu, vì Giacốp đã mua những gì thuộc về ông rồi, và Êsau đã bán đi điều chẳng thuộc về mình”]. Ông cứ khăng khăng, cố nài Êsau thề với ông phải chắc chắn về vấn đề nầy [Việc Giacốp thiếu lòng thương xót và tử tế được đem đối chiếu với bản chất của Ápraham (18.1-8) và Lót (19.1-8)]. Có một thắc mắc cần phải được giải đáp, ấy là: Quyền trưởng nam là gì, và lý do tại sao Giacốp muốn quyền ấy một cách xấu xa như vậy chứ? Phục truyền luật lệ ký 21.17 và I Sử ký 5.1-2 cho chúng ta biết quyền con trưởng bao gồm phước hạnh cả hai mặt: thuộc thể và thuộc linh. Đức con có quyền con trưởng nhận bằng hai phần cơ nghiệp, mà đứa con ấy cũng trở thành trưởng tộc của gia đình và là cấp lãnh đạo thuộc linh chuyển xuống từ người cha (Sáng thế ký 43.33). Và, trong trường hợp của gia đình nầy, quyền con trưởng đã quyết định ai sẽ thừa tự giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Ápraham, giao ước về đất đai, một quốc gia, và Đấng Mêsi. Thay vì tỏ ra với anh mình bất kỳ một sự thương xót hay ân huệ nào, Giacốp đã nhìn thấy đây là một cơ hội để chiếm lấy lợi thế. Có bao nhiêu lần tôi ra sức nắm lấy nhiều vụ việc trong hai bàn tay của mình, để biết chắc tôi nắm lấy được quyền bính của mình, hay biết chắc là tôi không nắm được tình thế. Thế nhưng đường lối của Đức Chúa Trời quả là khác biệt. Ngài muốn chúng ta phải đạt tới ý chỉ, đường lối của Ngài.
Mặc dù những ước ao chưa tới nơi tới chốn của Giacốp, mưu mẹo của ông đã thành công: “Rồi, Gia-cốp cho Ê-sau ăn bánh và canh phạn đậu; ăn uống xong, người bèn đứng dậy đi” (25.34a). Đây đúng là một bữa ăn khác cho Êsau. Mọi sự nầy rất là nông cạn. Bạn có khuynh hướng hỏi: “Sao Đức Chúa Trời lại để cho kẻ dối gạt nầy thành công chứ?” Từ câu chuyện của Giacốp, chúng ta có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời nhiều khi cho phép người khác được thành công vì Ngài có một bài học lớn lao hơn để dạy cho người ấy vào một thời gian sau đó. Thời điểm của Đức Chúa Trời là thời điểm chiến lược. Không một ai trong chúng ta kinh nghiệm một đáp ứng tức thì đến từ Đức Chúa Trời mỗi lần chúng ta phạm tội. Thay vì thế, vào thời điểm thích ứng Đức Chúa Trời đưa tội lỗi ấy vào sự chú ý của chúng ta hoặc đưa những bông trái của hậu quả vào đời sống của chúng ta. Cái điều khó tránh đó nói rằng tội lỗi có khả năng thành công nhất thời. Đức Chúa Trời, trong quyền tể trị hoàn hảo của Ngài, sẽ đem từng tội lỗi ra ánh sáng đúng kỳ của Ngài phục vụ cho mục đích tốt nhất của Ngài trong đời sống của chúng ta và trong chương trình của Ngài. Nếu bạn đang sống trong tội lỗi hôm nay, liệu bạn sẽ thanh sạch đến với Đức Chúa Trời hầu cho Ngài sẽ không phơi bạn ra với phần kỷ luật đầy tình thương của Ngài?
Những câu nói sau cùng trong câu chuyện của chúng ta là những lời lẽ nhẹ nhàng nầy: “Vậy, Ê-sau khinh quyền trưởng nam là thế” (25.34b). Cách giải thích về mặt đạo đức rõ ràng rất là hiếm thấy trong Kinh Thánh, vì thế ý định của tác giả về sự nầy ở đây đánh dấu một việc quan trọng về Êsau mà ông không muốn độc giả quên đi. Tay thợ săn lão luyện kia đã lọt vào bẫy của người thợ săn giỏi hơn, trở thành con mồi cho tánh thèm ăn của mình [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 449]. Êsau đã đánh giá quyền trưởng nam của mình rẻ mạt đến nỗi ông đã bán quyền ấy để lấy một tô canh phạn đậu. Ông đã “xem khinh” quyền ấy. Chúng ta có thể hiểu cách dùng của từ ngữ có lẽ bằng động tác quan sát cách chúng ta sử dụng từ “xem khinh”. Động từ tiếng Anh có thể đề cập đến một thứ tình cảm hay tính khí, nhưng nó cũng được sử dụng trong văn mạch hợp pháp về việc “không tuân lịnh toà”, có nghĩa là một người không tỏ ra cho quan toà và trát toà sự tôn trọng mà họ đáng được [John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 551].
Ở ngay trọng tâm sự thoái vị của Êsau là thực tại đáng buồn, ấy là ông không tin theo Lời của Đức Chúa Trời. Lời hứa của Đức Chúa Trời đối với ông là có chủ đích và không thực. Nhiều tín đồ đang sống giống như Êsau. Có một mãng cuộc sống minh chứng điều nầy. [Hãy giơ lên một nồi canh phạn đậu]. Có nhiều người đã bán đi mọi ơn phước của họ để lấy một tô canh phạn đậu. Khi chúng ta trao đổi sự thanh sạch, sự ngay thẳng, gia đình, hoặc mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời hay Hội Thánh của Ngài, lợi ích chúng ta nhận được chẳng khác gì hơn một đống hạt đậu! Satan thường xuyên cám dỗ chúng ta phải trả giá những sự giàu có đời đời nơi cơ nghiệp thuộc linh của chúng ta trong Đấng Christ để lấy khoái lạc thoả mãn nhất thời. Một buổi tối xem chương trình không tin kính trên TV, một vụ làm ăn bất hợp pháp, thoả hiệp về tài chính để ngồi hàng đầu, tham lam tiền bạc hay những thứ vật chất, giận dữ vô cớ, ngã lòng không kiểm soát được, hoặc rủa sả Đức Chúa Trời lúc thất vọng ê chề. Chúng ta đang sống trong mối nguy hiểm thường trực của việc bị cám dỗ phải nhượng bộ một việc gì đó rất quí báu để lao theo một ham muốn dậy lên bất ngờ. Đống hạt đậu hiện là mối nguy hiểm cho bạn và cho tôi, là bất kỳ một sự cám dỗ nào muốn làm hài lòng “những cảm giác” trong giây phút nhất thời với một phương thức tỏ ra chúng ta đang “xem khinh” những lời hứa của Đức Chúa Trời hằng sống dành cho tương lai. Bất cứ bạn làm điều gì, phải biết chắc rằng đời sống của bạn đang hướng tới việc đạt cho kỳ được ý chỉ, đường lồi của Đức Chúa Trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét