Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Galati 6.11-18: Đưa ra những lời khuyên dạy



Tự do thực – Galati
Đưa ra những lời khuyên dạy
Galati 6.11-18
Khi những người nhái vét sạch chiếc Kursk, là tàu ngầm nguyên tử của Nga đã bị hủy diệt có tới 118 thủy thủ bị chết, họ đã tìm được một bức thư do Trung úy Dmitri Kolesnikov viết. Bức thư viết tay nầy đã được trao cho vợ anh là Olga. Bức thư đã được viết ra sau vụ nổ đóng ấn số phận chiếc tàu ngầm vào ngày 12 tháng 8 năm 2000, ở vùng biển Barents khẳng định sự suy đoán cho rằng hết thảy các thủy thủ không chết ngay tức khắc. Một vài giờ sau khi chiếc tàu ngầm chìm xuống dưới đáy biển, Kolesnikov đã viết như sau: “Tất cả thủy thủ đoàn từ khoang 6, 7 và 8 đều dồn vào khoang thứ 9. Có 23 người ở đây...Không mội ai trong chúng tôi tỉnh táo”. Bức thư thể hiện một thứ tình cảm riêng tư sâu sắc đối với Olga yêu dấu của anh. Trước đó, những dòng sau cùng của bức thư cho thấy rằng sự chết đã đột nhập vào. Nguồn điện phụ không còn nữa. Kolesnikov đã viết lá thư trong bóng tối. “Anh viết trong lúc chẳng thấy gì cả”. Anh biết rõ những lời lẽ sau cùng của mình chẳng còn có chút hy vọng gì nữa.
Khi Sứ đồ Phaolô đặt những cái chạm sau cùng của ông vào người thành Galati, có lẽ ông cũng đang viết trong cảnh tối tăm, với thị giác mờ dần của mình. Ông biết rõ cái chết của một người tuận đạo đã chờ đợi ông. Dầu vậy, không giống như viên Trung úy người Nga kia, Phaolô đã viết trong hy vọng.
Trong phân đoạn sau cùng của quyển sách Galati quan trọng nầy, chúng ta thấy một sự chi phối rất riêng tư từ Sứ đồ Phaolô. Hãy chú ý kỹ câu 11: “Hãy xem chính tay tôi viết thơ nầy cho anh em, chữ lớn là dường nào!” Chúng ta biết Phaolô đã viết hầu hết các thư tín của ông qua một văn sĩ hay một thầy thư ký. Thường thì ông chỉ có ký tên mình mà thôi. Tuy nhiên, khi vị Sứ đồ kết thúc thư tín nầy đối với các Hội thánh trong xứ Galati, ông cầm bút bằng chính “tay mình” rồi với bản viết tay nầy, ông ghi thêm đôi lời làm phần kết thúc rất thích ứng đối với một bức thư.
Ông nhắc rằng khi ông viết ông đang sử dụng “chữ lớn” là dường nào! Có một vài ý nghĩa khả thi cho câu nói nầy. Các văn sĩ gần như đã viết với loại chữ thảo rất nhỏ sao cho đỡ tốn giấy. Có lẽ Phaolô có ý nói rằng bản viết tay của mình có cở lớn và luộm thuộm lắm khi đem so sánh. Trong mấy năm gần đây, hầu hết các bản viết của tôi đã được thực hiện trên bàn phím máy vi tính và tôi có thể nói cho quí vị biết bản viết tay của tôi rất là bẩn thỉu. Khi tôi viết một bức thư riêng, tôi thường dùng những chữ in lớn hầu cho người khác có thể hiểu được nó!
Chúng ta có thể hoàn toàn dám chắc rằng Phaolô đã có thị lực kém cõi lắm rồi. Hãy xem lại 4.14-15: “vì xác thịt tôi yếu đuối sanh ra sự rèn thử cho anh em mặc dầu, anh em cũng chẳng khinh tôi, chẳng chối tôi, mà lại tiếp rước tôi như một vị thiên sứ của Đức Chúa Trời, thật như chính mình Đức Chúa Jêsus Christ. Vậy thì sự vui mừng của anh em đã trở nên thể nào? Vì tôi làm chứng cho anh em rằng, lúc bấy giờ, nếu có thể được thì anh em cũng móc con mắt mà cho tôi”. Sự hiện thấy của ông dường như là một sự “thử thách” rất thực và có lẽ ông đã viết với những “chữ lớn” vì ông không thể đọc bất kỳ một chữ nào tốt hơn thế.
Các giáo sư Kinh Thánh khác đã cho rằng Phaolô đã sử dụng “chữ lớn” với mục đích muốn nhấn mạnh, giống như chúng ta viết hoặc đánh máy với phím Caps Lock hay gạch dưới những chữ ấy để nâng cao tầm quan trọng của điều mà chúng ta viết ra. Dầu ý nghĩa của “chữ lớn” có là gì đi nữa, chúng ta có thể dám chắc vị Sứ đồ đã cầm viết trong tay ghi thêm phần cần phải nhấn mạnh hay có tác dụng đòn bẫy vào mấy câu sau cùng của bức thư ông viết. Mục đích của ông rất rõ ràng. ĐỪNG QUÊN ĐIỀU NẦY NHÉ!
Phaolô rất sáng suốt khi đưa ra mấy câu nầy vì chúng tiêu biểu cho chúng ta nhìn thấy cốt lõi của Cơ đốc giáo. Ông tái khẳng định sự dạy của mình đối với xu hướng quay về với luật pháp, thập tự giá, Hội thánh cũng như thêm vào vài câu nói làm chứng cá nhân và những lời chúc phước. Chúng ta hãy đào sâu vào đó.
I. Một lời cảnh cáo sau cùng chống lại xu hướng quay về với luật pháp (các câu 12-13).
Nếu quí vị đã học hỏi với tôi cả sách Galati 21 buổi sáng Chúa nhựt vừa qua, quí vị sẽ nghĩ mình đã nghe đủ về hính thức quay về với luật pháp. Phaolô không hề nghĩ như thế đâu! Ông không kết thúc bức thư nầy mà không có một lời nhắc nhở sau cùng chống lại việc tuân giữ luật lệ do con người lập ra thường hành hại Hội thánh.
Xu hướng quay về với luật pháp nhắc cho tôi nhớ tới loại cây dandelions (cây nầy ở Trung quốc mới có) trong một sân cỏ tuyệt đẹp. Không bao lâu nữa quí vị nhổ bỏ chúng ở chỗ nầy rồi sẽ trồng chúng lại ở chỗ khác. Loại thuốc diệt cỏ từng được chế tạo để giết chúng, thuốc nầy rất mạnh có tên gọi là Roundup. Cái rắc rối, ấy là thứ hoá chất đó cũng giết luôn cả thứ cỏ đẹp kia nữa. Chiến lược hay nhứt của quí vị chống lại thứ cây dandelions là cho chúng tiếp xúc với thuốc diệt cỏ hay nhứt trước khi chúng có cơ hội bắt rễ. Đấy cũng là chiến lược quan trọng dành để thắng hơn xu hướng quay về với luật pháp. Chúng ta có một Hội thánh non trẻ vừa phải. Hòn đá góc không có quanh đấy một thời gian dài. Chúng ta có cơ hội để giết chết loài cỏ dại quay về với luật pháp trước khi chúng bắt rễ trong khu đất chức vụ của chúng ta. Chúng ta hãy chú ý bốn đặc điểm của xu hướng quay về với luật pháp.
A. Xu hướng quay về với luật pháp hay PHÔ TRƯƠNG (câu 12a).
Trong câu 12, Phaolô đề cập tới những người nào “muốn cho mình đẹp lòng người theo phần xác”, họ sẽ “ép anh em chịu cắt bì”. Những người theo luật pháp, những người theo giáo Giuđa trong xứ Galati chú về bề ngoài hơn là về bề trong, họ ham thích các biểu tượng hơn là chất lượng. Họ không xem Cơ đốc giáo chân chính là một sự biến đổi ở bên trong chớ không phải một nghi thức ở bề ngoài. Tiếng kêu la tranh chiến của họ được thấy trong Công vụ các sứ đồ 15.1: “…Nếu các ngươi chẳng chịu phép cắt bì theo lễ Môi-se, thì không thể được cứu rỗi”. Phaolô đã xử lý với tiếng kêu la nầy nhiều lần trong khắp xứ Galati.
Quả thực, Đức Chúa Trời đã ban cho Ápraham nghi thức cắt bì làm một dấu chỉ về giao ước hay lời hứa của Ngài. vậy mà những kẻ theo luật pháp dám quả quyết rằng không một ai sẽ được cứu nếu như họ không chịu phép cắt bì. Mục đích của Phaolô, ấy là không một giải phẫu nào trên thân thể có thể làm thay đổi linh hồn được. Phép cắt bì ngoài thịt đúng là một biểu tượng chỉ về phép cắt bì ở trong lòng, cắt bỏ tội lỗi và bản ngã mà phục theo Đức Chúa Trời. Phục truyền luật lệ ký 30.6 chép: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ cất sự ô uế khỏi lòng ngươi và khỏi dòng dõi ngươi, để ngươi hết lòng hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, hầu cho ngươi được sống”. Hãy nhìn tới phía trước đó, xem Phaolô nói gì ở câu 15 trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta: “Vì điều yếu cần, chẳng phải sự chịu cắt bì, hay là sự chẳng chịu cắt bì, bèn là trở nên người mới”.
Phép cắt bì không còn là một điểm nóng nữa rồi, nhưng xu hướng quay về với luật pháp vẫn chọc thẳng mũi nhọn của nó vào khu vực phép báptêm. Phép báptêm rất quan trọng hôm nay giống như phép cắt bì trong thời Cựu ước. Chúa Jêsus đã ban cho Hội thánh Ngài mạng lịnh phải làm phép báptêm giống như Đức Chúa Trời đã ban cho người Do thái mạng lịnh phép làm phép cắt bì. Phép cắt bì là biểu tượng cho giao ước của Đức Chúa Trời với dân Israel. Phép báptêm là biểu tượng cho lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời với Hội thánh. Tuy nhiên, giống như phép cắt bì, phép báptêm chỉ là một biểu tượng ở bên ngoài, về phần thuộc thể. Nó chẳng có một quyền phép thuộc linh nào ở bên trong.
Ngày nay có một số người giảng dạy tái sanh theo phép báptêm, có nghĩa là sự cứu rỗi không những đến qua đức tin nơi Chúa Jêsus, mà còn đến qua phép báptêm nữa. Theo nhận định của họ, huyết của Đấng Christ là chưa đủ, còn phải có nước của sự dầm mình nữa. Không những luận điệu nầy là không thực; nó còn là tà giáo phi Kinh Thánh nữa!
Những kẻ theo luật pháp, họ cứ khẳng định các dấu hiệu bề ngoài như phép cắt bì hoặc phép báptêm, họ đang tin cậy vào bản thân họ, chứ không tin theo Chúa Jêsus. Họ “muốn cho mình đẹp lòng người theo phần xác”, còn tinh thần thì không thay đổi.
B. Xu hướng quay về với luật pháp là HÈN NHÁT (câu 12b).
Thêm nữa, vị Sứ đồ nói thêm những kẻ đó “muốn cho mình đẹp lòng người theo phần xác”, họ cũng sẽ “ép anh em chịu cắt bì” ít nhất hầu cho “họ khỏi vì thập tự giá của Đấng Christ mà bị bắt bớ đó thôi”.
Những người Do thái theo truyền thống xem Cơ đốc giáo là một tôn giáo thờ lạy hình tượng. Họ bắt bớ thô bạo bất kỳ ai, đặc biệt người Do thái nào đi theo Chúa Jêsus. Bản thân Phaolô, trước khi ông trở lại đạo là một kẻ bắt bớ các tín đồ một cách thô bạo. Ông đã làm chứng trong Công vụ các sứ đồ 22.4: “Tôi từng bắt bớ phe nầy cho đến chết, bất kỳ đàn ông đàn bà, đều xiềng lại và bỏ tù”.
Trong thế kỷ đầu tiên, bất kỳ người nào rao giảng rằng ơn cứu rỗi là bởi ân điển nhơn đức tin nơi công việc của Đấng Christ trên thập tự giá đều là đối tượng cho sự bắt bớ. Ở 5.11, Phaolô hỏi: “…nếu tôi còn giảng phép cắt bì, thì sao tôi còn bị bắt bớ nữa? Sự vấp phạm về thập tự giá há chẳng phải bỏ hết rồi sao?” Trong một vài phút, chúng ta sẽ nhìn thấy từ phân đoạn Kinh Thánh gốc trong câu 17 rằng Phaolô đã gánh lấy trong thân thể ông “có đốt dấu vết của Chúa Jêsus” những cái thẹo trên xác thịt tiêu biểu cho những đau khổ của ông khi đứng thay cho Đấng Christ.
Mục đích ấy là những kẻ theo luật pháp nầy đã nhấn mạnh phép cắt bì vì họ sợ “sự bắt bớ” mà họ sẽ đối diện với xuất phát từ người Do thái. Họ là những kẻ hèn nhát bị sợ hãi tác động.
Quí bạn tôi ơi, xu hướng hèn nhát quay về với luật pháp đang sống động và mạnh giỏi hôm nay. Các vị Mục sư và Hội thánh vẫn thu mình lại dưới hình thức của truyền thống và hệ phái vì e sợ những điều người khác sẽ nói năng hay suy nghĩ. Cách đây không lâu, tôi đã quyết rằng tôi sẽ rao giảng những gì tôi tin dựa trên sự nghiên cứu Ngôi Lời chớ không dựa theo truyền thống của ai khác. Tôi quyết rằng tôi sẽ lãnh đạo Hội thánh nầy bao lâu Đức Chúa Trời cho phép tôi tìm cách tuân thủ gần gũi với Tân ước, chớ không theo tín điều của bất cứ hệ phái nào.
Ngay trong tuần lễ nầy, một người bạn Mục sư ở tiểu bang khác đã viết thư cho tôi về chính vấn đề nầy. Ông ấy nói: “Tôi đang vất vả với một số nan đề. Mục tiêu của tôi, ấy là quyết định mình đang thực sự tin cái gì… [một vấn đề nóng bỏng trong Hội thánh của ông ấy] và kế đó phải dạy dỗ lẽ thật và làm theo lẽ thật ấy, và giúp cho mọi người đều biết xử lý lẽ thật ấy sao cho đúng đắn”. Can đảm thay! Tôi cầu nguyện xin cho ông ấy làm được y như thế.Tôi nghĩ Sứ đồ Phaolô sẽ nói: “Amen!”
C. Xu hướng quay về với luật pháp là GIẢ HÌNH (câu 13a).
Tiếp đến, Phaolô nói: “Vì chính những kẻ đó đã chịu cắt bì, không vâng giữ luật pháp đâu”. Những kẻ có xu hướng muốn quay về với luật pháp luôn luôn có một bộ luật lệ, quy định mà họ muốn mọi người khác phải giữ theo, nhưng họ chẳng giữ theo luật lệ của chính mình. Họ tìm cách doạ dẫm và gây áp lực đối với nhiều người khác thích nghi với các tiêu chuẩn mà bản thân họ không giữ lấy.
Chúa Jêsus phán với người Pharisi ở Mathiơ 23.23: “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín; đó là những điều các ngươi phải làm, mà cũng không nên bỏ sót những điều kia” (đối chiếu cả chương Mathiơ 23). Nói cách khác, họ đưa ra những luật lệ phải làm theo để khiến họ dường như rất tôn giáo nhưng lại bỏ qua những giá trị quan trọng, những “điều hệ trọng hơn” như “sự công bình, thương xót và trung tín”.
Hãy suy nghĩ xem? Những người theo luật pháp vẫn là những kẻ giả hình. Tôi thích cách định nghĩa về sự giả hình nầy: “Một kẻ giả hình là người hay than phiền có quá nhiều cảnh bạo lực và khiêu dâm trên đầu máy VCR của mình”. Hoặc lời công bố nầy nằm trong bản tin của một nhà thờ ở Centralia, Washington: “Các vị giáo viên Lớp Trường Chúa Nhựt mong muốn tiếp tục các lớp Trường Chúa Nhựt suốt cả mùa hè. Chúng tôi không muốn ai nghĩ chúng tôi sẽ dự kỳ nghỉ hè xa nhà của Đức Chúa Trời. Để tổ chức một chương trình như thế, chúng tôi cần nhiều vị giáo sư dạy thế”.
D. Xu hướng quay về với luật pháp là ÍCH KỶ (câu 13b).
Phaolô cũng nói thêm: “họ muốn anh em chịu cắt bì, hầu để khoe mình trong phần xác của anh em”. Họ muốn khoe khoang khoác lác về thể nào có nhiều người dân Ngoại trở lại đạo đã “chịu phép cắt bì” qua chức vụ của họ. Họ là những chuyên gia “lo thống kê về số lượng”. Họ đang ngồi đếm số người trở lại đạo giống như đếm những đường khương tuyến trong súng của họ vậy. Họ lượng tính với nhau bằng cách nào họ đã thành công như thế và thích thú trong bản chất tự cao tự đại của họ.
Cho phép tôi nói một câu ở đây về các chuyên gia lo thống kê bằng con số. Họ thường là một mối ngăn trở hơn là một phước hạnh cho Hội thánh. Quí vị có thể nhận lấy một bức tranh không chính xác về bất kỳ một Hội thánh địa phương nào chỉ bởi việc xem xét cách thống kê bằng con số. Tầm cở của đám đông, số người chịu phép báptêm, số lượng ngân sách chỉ ra một ít về công việc của Đức Thánh Linh trong mối giao thông của các tín đồ.
Đừng làm cho tôi phải sai lạc! Chúng ta muốn có nhiều, nhiều người thêm vào trong Hội thánh của chúng ta, không phải để chúng ta ngồi đếm có bao nhiêu người! Tuy nhiên, động lực của chúng ta không phải là khoe khoang khoác lác mà là giúp cho họ trở thành hàng tín đồ tin kính của Chúa Jêsus một cách đầy trọn.
II. Một lời xác quyết sau cùng về thập tự giá (các câu 14-15).
Cốt lõi của Cơ đốc giáo là “thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”. Đây là nguồn vinh hiển của chúng ta, thanh gươm của sự bắt bớ của chúng ta, biểu tượng đắc thắng của chúng ta và là dấu hiệu hy vọng của chúng ta. Chúng ta hãy để ý tới ba lẽ thật mà thập tự giá cung ứng cho chúng ta.
A. Sự khoe khoang của chúng ta không đặt nơi xác thịt mà đặt nơi thập tự giá (câu 14a).
Phaolô nói: “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”. Những kẻ theo luật pháp muốn “khoe” về số lượng những người trở lại đạo đã chịu phép cắt bì mà họ đã đem về, còn Phaolô chỉ muốn “khoe” hay tôn cao “thập tự giá” mà thôi
Tại sao Phaolô chỉ muốn “khoe… về thập tự giá của … Đấng Christ?” Chúa Jêsus đã bước lên thập tự giá vì cớ tội lỗi của chúng ta. Ngài là thánh; còn chúng ta là bất khiết. Ngài là công bình; còn chúng ta là không công bình. Ngài có thể cứu chúng ta; còn chúng ta không thể tự cứu lấy mình được. Trong sự bày tỏ cả thể về tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại, Chúa Jêsus đã dâng chính mình Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta trên thập tự giá. Rôma 5.8 chép: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết”.
Tại sao thập tự giá lại quan trọng như thế chứ? Tại sao sự bắt bớ cứ vây quanh thập tự giá? John Stott đưa ra giải đáp rất hay cho các thắc mắc nầy: “Mỗi lần chúng ta nhìn vào thập tự giá, Đấng Christ dường như phán cùng chúng ta: ‘Ta bị treo ở đây vì cớ các ngươi. Ta đang mang lấy tội lỗi của các ngươi, ta đang gánh chịu sự rủa sả của các ngươi, Ta đang trả món nợ của các ngươi, ta đang chết cái chết của các ngươi’. Không một điều gì trong lịch sử hay trong vũ trụ đánh hạ chúng ta xuống đến tầm cở giống như thập tự giá. Hết thảy chúng ta đã thổi phồng mọi nhận định về bản thân mình, nhất là trong việc tự xưng công bình, cho tới khi nào chúng ta được mời tới một nơi được gọi là Gôgôtha. Chính ở đó, nơi chơn thập tự giá, chúng ta co cụm lại đúng với tầm vóc của mình…”.
Stott nói tiếp: “Và tất nhiên, con người ưa như thế. Họ không bằng lòng sự sĩ nhục khi người ta nhìn xem họ giống như Đức Chúa Trời nhìn xem họ và họ vốn thực như thế. Họ ưa thích những điều hão huyền của họ hơn. Vì vậy họ lánh xa thập tự giá. Họ dựng lên một Cơ đốc giáo không có thập tự giá, nương cậy vào các việc làm của họ để được cứu chớ chẳng nương vào việc làm của Đức Chúa Jêsus Christ. Họ không chống đối Cơ đốc giáo lâu cho bằng chống đối đức tin đặt nơi Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng Đấng Christ đã bị đóng đinh trên thập tự giá họ rất ghét, và ghét cay đắng. Và nếu những nhà truyền đạo rao giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá, họ sẽ chống đối, chế nhạo, bắt bớ. Tại sao chứ? Tại vì những vết thương gây ra trên sự kiêu ngạo của con người”.
Tôn cao chỉ nơi thập tự giá thôi, có nghĩa là chúng ta không xem trọng hay “khoe khoang” về chính bản thân mình. Tách ra khỏi công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta chẳng có gì tốt đẹp, đáng yêu hay có giá trị trong chúng ta. Chúng ta sống ích kỷ, tự cao tự đại, kiêu căng, giả hình, dễ dãi, bẩn thỉu, dâm dục, ghen ghét, thù oán, ganh tỵ, tách khỏi ân sũng của Ngài. Ồ, nhưng vì Ngài đã bước lên thập tự giá, Ngài có thể biến chúng ta thành ra hạng thánh đồ của Ngài hay “những người thánh khiết”. Nhìn vào thập tự giá là nhớ lại tình trạng bất xứng của chính mình và ân điển rời rộng của Ngài!
Tôi rất thích các bài hát đã được sáng tác và được ca hát luôn hôm nay, nhưng khi đến với việc “dạy và khuyên nhau” (Côlôse 3.16) cung ứng cho tôi những bài thánh ca rất hay nói về đức tin. Hãy hát lên những bài ca mới, phải đấy! Nhưng đừng quên dạy cho con trẻ những bài ca thánh nói tới thập tự giá! Hãy lắng nghe lời ca đầy quyền phép nầy:
Hát TC 193.
B. Thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh (câu 14b).
Kế đó Phaolô nói rằng chính tại nơi thập tự giá mà “thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy!” Giống như chúng ta không thể “khoe” về bản thân mình và khoe về thập tự giá cùng một lúc được, chúng ta không thể sống cho thập tự giá và thế gian cùng một lúc được.
Haddon Robinson thuật lại một câu chuyện nói về một ngày kia ông đang làm việc ngay cửa nhà để xe. Là một nhà truyền đạo, là người không khéo tay lắm. Mọi sự diễn tiến mỹ mãn cho tới chừng ông tìm cách tháo cái chốt cửa ra. Dường như khi ông gia thêm áp lực để vặn mạnh chốt cửa lại siết chặt thêm hơn. Ông đổ mồ hôi, mặt đỏ gay lên và thất bại khi có người hàng xóm đi trờ tới. Người hàng xóm hỏi: “Có chuyện gì thế?” Robinson bèn đáp: “Tôi không thể tháo được cái chốt cửa nầy”. Người hàng xóm bèn giải thích vấn đề và nói: “Tôi nghĩ ông nên vặn cái chốt bên tay trái. Ông xiết chặt hay nới lỏng nó theo chiều ngược lại”. Robinson nói: “Tôi đã tốn 50 năm để tìm ra cách bắt vít và giờ đây họ đang thay đổi luật rồi”. Sau đó, ông viết: “Có một nhận định trong đó toàn bộ Kinh Thánh là loại bắt vít ngược. Mọi sự trong xã hội dường như đúng hết, còn Kinh Thánh thì sai bét. Hướng đi lên lại là hướng đi xuống. Con đường đến với sự giàu có thuộc linh là công nhận tình trạng khốn khó của mình về mặt thuộc linh. Con đường đến với sự sống là phải chịu chết. Con đường đến với tể trị là phải phục vụ. Tôi có ý nói cách bắt vít không còn như trước nữa. nó không còn thích hợp nữa”.
Vì cớ thập tự giá, chúng ta phải tách ra với thế gian. Chúng ta bị dẫn vào một hướng khác. Chúng ta không còn diễu hành theo nhịp trống của thế gian nữa. Cơ đốc giáo ở trọng tâm đang chối bỏ uy quyền của thế gian. Nếu chúng ta tôn cao chỉ có thập tự giá, chúng ta không phải lo thế gian nghĩ gì về chúng ta, nói về chúng ta hay làm gì với chúng ta. Chúng ta đã bị “đóng đinh vào thập tự giá” hay chết đối với thế gian và thế gian đã chết đối với chúng ta. Họ đang gia thêm áp lực để nới chúng ta ra khỏi thập tự giá, chúng ta càng phải bám lấy chặt hơn.
C. Cái điều quan trọng nhất là “một người được dựng nên mới” (câu 15).
Kế đó Phaolô nói: “Vì điều yếu cần, chẳng phải sự chịu cắt bì, hay là sự chẳng chịu cắt bì, bèn là trở nên người mới”. Cho phép tôi đóng ngoặc đơn lại: “Chịu phép cắt bì không đưa quí vị vào thiên đàng và không chịu cắt bì cũng không giữ quí vị ở ngoài. Cái điều quan trọng, ấy là quí vị đang là một con người mới vì quí vị đã được sanh lại”.
Phép cắt bì, phép báptêm, tuân giữ luật pháp … không một thứ nào trong những thứ nầy là vấn đề khi đến với sự cứu rỗi của quí vị. Việc duy nhứt là vấn đề, ấy là quí vị đang là một “người được dựng nên mới”. II Côrinhtô 5.17 chép: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”. Quí vị đang tin cậy vào ai hay điều gì!?!
Chúng ta hãy làm cho sự nầy ra thực tế hơn. Cái điều ăn nhặp chính là việc quí vị đang là một “người được dựng nên mới”, khi quí vị đã đến với “thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ”.
Đi nhóm nhà thờ đều đặn, dâng phần mười hay mang lấy một chức sắc chưa phải là vấn đề, vấn đề là đang trở thành một “người được dựng nên mới”. Một chứng chỉ từ chủng viện nổi tiếng, một sắc phong hay đang nắm giữ vai trò lãnh đạo quan trọng trong Hội thánh chưa phải là vấn đề, vấn đề là đang trở thành một “người được dựng nên mới”. Là một tín đồ Báptít, tín đồ Trưởng lão hay một nhân vật có sức lôi cuốn chưa phải là, vấn đề là đang trở thành một “người được dựng nên mới”. Có dấu hình con cá trên chiếc xe hơi của quí vị, và người có ban bệ hẳn hòi hay đang có vai trò nghiên cứu Kinh Thánh chưa phải là vấn đề, vấn đề là đang trở thành một “người được dựng nên mới. Ca hát những bài ca thánh, những bài ca ngợi khen hay cả hai chưa phải là vấn đề, vấn đề là đang trở thành một “người được dựng nên mới”.
Chúng ta bận bịu với quá nhiều việc. Chúng ta trở nên kiêu ngạo và tự phụ về quá nhiều việc. Chúng ta cứ ồn ào, dộn dựt lên về nhiều việc quá đó. Nhưng như Chúa Jêsus đã phán với Mary khi nàng ngồi nơi chơn của Ngài: “Nhưng có một việc cần mà thôi” (đối chiếu Luca 10.42), trở thành một “người được dựng nên mới” chính là việc cần đó.
III. Một lời khích lệ sau cùng cho Hội thánh (câu 16).
Trong câu 16, Phaolô nói: “Nguyền xin sự bình an và sự thương xót giáng trên hết thảy những kẻ noi theo mẫu mực nầy, lại giáng trên dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời nữa!” Chúng ta hãy nắm lấy hai lẽ thật ở đây:
A. Hội thánh là dân Israel của Đức Chúa Trời.
Từ ngữ “dân Israel của Đức Chúa Trời” đặc biệt được dùng ở đây trong cả Tân ước. Đây là phần tham khảo đặc biệt đến những người Do thái đã được cứu, nhưng tôi tin nó đồng nghĩa với đoàn người được chuộc, “người nhà của đức tin” cô dâu, thân thể, là “Hội thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời” (Hêbơrơ 12.23). Rõ ràng “hết thảy những kẻ noi theo mẫu mực nầy” và “dân Israel của Đức Chúa Trời” không phải là hai nhóm mà chỉ là một nhóm thôi. Hãy nhớ “Israel” có nghĩa là “hoàng tử của Đức Chúa Trời”. Bởi đức tin hết chúng ta đều là con trai con gái của Ngài; chúng ta là những hoàng tử của Vương Quốc Ngài!
Theo ý nghĩa ấy, chúng ta nhìn thấy một sự liên tục trực tiếp từ dân sự của Đức Chúa Trời trong kỹ nguyên Cựu ước. Chúng ta, những người thuộc về Đấng Christ hôm nay là kẻ chịu “phép cắt bì thực” (Philíp 3.3) và “dòng dõi của Ápraham… là kẻ kế tự theo lời hứa” (Galati 3.29).
B. Hội thánh có một mực thước.
Hãy chú ý cho kỹ từ ngữ “mẫu mực”. Từ ngữ nầy ra từ chữ kanon. Không phải là “cannon” (đại bác) giống như một cây bích kích pháo, mà từ ngữ Hy lạp kanon, có nghĩa là “một thước đo, một cây gậy có chia mực”. Từ ngữ cũng đã được sử dụng để mô tả cây thước của thợ mộc hay sợi thước dây của giám định viên.
Hội thánh có một “mẫu mực” hay mực thước bởi đó tự đo lấy mình. Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi dựng tôi đứng thẳng nơi ngạch cửa đối ngang với phòng ngủ của bà rồi đo tôi bằng thước dây. Những dấu viết chì nhỏ kia chỉ ra tôi mau lớn là dường nào. Đức Chúa Trời cũng đã ban cho chúng ta một thước đo để sử dụng nữa.
Chẳng có một sự trùng hợp ngẫu nhiên nào mà các sách trong Kinh Thánh của chúng ta được biết là “sách kinh điển”. Thước đo của chúng ta là một Hội thánh không phải là hệ thống thứ bậc hay truyền thống hệ phái, mà đây là thước đo của Kinh Thánh, là “nền của các sứ đồ và các đấng tiên tri” (Êphêsô 2.20) và đặc biệt trong phân đoạn nầy là “thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ” và là “một người được dựng nên mới”.
Khi chúng ta tự do lấy mình bằng thước đo Kinh Thánh và sứ điệp Tin lành, chúng ta sẽ dám chắc rằng “sự bình an và sự thương xót” sẽ giáng trên chúng ta. Hỡi Hội thánh, chúng ta có muốn “ơn thương xót” dư dật cùng các phước hạnh tràn đầy của Đức Chúa Trời giáng trên chúng ta không? Tất nhiên rồi! Đấy là lý do tại sao chúng ta có một sự nắm bắt chặt chẽ vào Ngôi Lời.
Mặt khác, chúng ta có thể đánh mất “sự bình an và ơn thương xót” của Ngài nếu chúng ta bắt đầu tự đo lấy mình bằng các tiêu chuẩn khác. Những nền thần học mới, các thứ truyền thống, hình thức hệ phái, nghi thức, hết thảy những điều nầy và nhiều nữa có thể trở thành quan trọng đối với chúng ta hơn là Lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang ngăn cấm, nhưng nếu điều đó xảy ra chúng ta sẽ đánh mất “sự bình an và ơn thương xót” của Ngài trên đời sống và chức vụ của chúng ta.
IV. Lời chứng sau cùng ra từ vị Sứ đồ (câu 17).
Phaolô nói: “Ước gì từ nay về sau, chẳng ai làm khó cho tôi, vì trong mình tôi có đốt dấu vết của Đức Chúa Jêsus vậy”. Thú vị thay, từ ngữ chỉ về “dấu vết” là stigmata. Trong thời kỳ trung cổ một giáo lý phát sinh giải thích phân đoạn nầy khi nó nói tới Phaolô đã tìm thấy các vết thẹo của Chúa Jêsus trên hai bàn tay, hai bàn chân và hông của mình. Có những người khác như Francis xứ Assisi về phần xác thể đã kinh nghiệm các vết thương của Chúa Jêsus trên thân thể của họ khi họ suy gẫm tới các sự thương khó của Ngài. Hiện tượng nầy được gọi là “dấu đóng bằng sắt nung trên người của nô lệ”.
Tôi không biết điều đó có thực sự xảy ra hay không, nhưng tôi hoàn toàn dám chắc đấy không phải là điều Phaolô đã có trong trí ở đây. Ông đang nói: “Đừng quất trên lưng tôi nữa! Tôi đang có dấu vết thiêng liêng về phép cắt bì trên thân thể tôi, nhưng tôi còn có một số dấu vết khác còn có giá trị rất nhiều đối với tôi, tôi mang những vết thẹo khi phải chịu khổ cho Chúa Jêsus”.
II Côrinhtô 11.23-28 cung ứng một câu chuyện nói tới những sự ông chịu khổ: “…Ừ, tôi nói như kẻ dại dột, tôi lại là kẻ hầu việc nhiều hơn! Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết; năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. Lại nhiều lần tôi đi đường nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối; chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ. Còn chưa kể mọi sự khác, là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các Hội thánh”. Nếu có ai muốn biết sự đầu phục của Phaolô đối với Đấng Christ, mọi sự họ phải làm là nhìn vào “dấu vết” trên thân thể của ông.
Nếu có ai đến hỏi quí vị: “Quí vị nhận biết đức tin mình thực như thế nào?” Quí vị sẽ nói sao? …rằng quí vị là một tín đồ Báptít chăng? …rằng quí vị đã chịu phép báptêm ư? …rằng quí vị đang dạy lớp Trường Chúa nhựt hoặc dân một phần mười à? Dường như có cái gì đó quá vụn vặt, phải không. Chắc là có ý nghĩa khi nói rằng: “Tôi đã chôn cất hai đứa con, nhưng tôi vẫn đi theo Đấng Christ”, “Tôi thường tìm cách tự uống cho tới chết, nhưng Chúa Jêsus đã giải phóng tôi ra khỏi cảnh rượu chè”, “Tôi thường thích xem phim khiêu dâm, nhưng Chúa Jêsus đã giải phóng tôi ra khỏi tội lỗi và sự xấu hổ” hay “Tôi cô độc do đã ly dị, nhưng Chúa Jêsus không hề lìa bỏ tôi. Ngài làm thoả từng nhu cần của tôi”. Đấy là những “dấu vết” thực của Cơ đốc giáo.
V. Một phước hạnh sau cùng dành cho hạng tín đồ (câu 18).
Sau cùng, Phaolô viết với những dòng “chữ lớn” mấy lời sau cùng nầy: “Hỡi anh em, nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta ở với tâm thần anh em! A-men”. Phaolô bắt đầu bức thư nầy bằng một lời chào “ân điển” và ông kết thúc bức thư cũng bằng một lời chào ấy. Ông bắt đầu chương 6 với “hỡi anh em” và kết thúc cũng bằng một cách ấy.
Đây là một câu nói chúc phước, không phải không giống với cụ Giacốp thể nào đã đặt bàn tay mình lên đầu của mấy đứa cháu rồi chúc phước cho chúng trong mấy chương cuối của sách Sáng thế ký. Phaolô đang với tới quí vị và tôi qua nhiều thế kỷ rồi đặt bàn tay mang thẹo của ông lên hai bờ vai chúng ta rồi nói: “Hỡi anh em, nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta ở với tâm thần anh em!”
Cũng một thể ấy, chúng ta cần phải chúc phước cho nhau. Chúng ta cần phải chìa tay ra, nhìn vào một số đời sống anh chị em khác rồi nói: “Nguyện Chúa ban phước cho quí vị” hay “Xin Chúa ban ân điển cho anh”. Tôi có người bạn Mục sư thích làm như thế cho người khác. Ông ấy cũng hay yêu cầu các tín hữu trưởng thành chúc phước cho ông.
Cho phép tôi kết thúc bằng một câu chuyện như sau. Cách đây không lâu, tôi có đọc về một tín đồ kia lái xe đi làm trên chuyến xe lửa “nâng cấp” ở Chicago. Chiếc xe lửa nầy vào trong thị trấn trên tuyến đường rầy nằm trên cao. Chàng trai nầy đã đi xe lửa hết ngày nầy sang ngày khác như một người luôn sử dụng tàu điện để đi làm từ nhà đến sở. Và khi chiếc xe lửa chạy chậm vào ga, ở đó anh ta bước xuống, anh ta nhìn qua bức màn mở rộng vào căn phòng của một toà nhà và nhìn thấy một phụ nữ đang nằm trên giường. Nàng đã nằm ở đó hết ngày nầy sang ngày khác, trong một khoảng thời gian khá dài, trông như đang mắc bịnh vậy. Anh ta bắt đầu thấy thú vị nơi nàng kể từ khi anh ta nhìn thấy nàng mỗi ngày. Sau cùng, anh ta quyết định tìm kiếm tên tuổi của nàng. Anh ta khám phá ra địa chỉ của nàng, và anh ta viết cho nàng một tấm thiệp, quyết chắc với nàng rằng anh ta đã cầu xin cho nàng được bình phục. Anh ta đã ký tên vào đấy. “Chàng thanh niên ấy đã được nâng cao”. Một vài tuần lễ sau, anh ta ra tới ga, và anh ta nhìn qua cánh cửa sổ đó cùng chiếc giường bỏ trống kia. Thay vì thế, có một tấm bảng rất lớn ở đó. NGUYỆN ĐỨC CHÚA TRỜI CHÚC PHƯỚC CHO BẠN, NGƯỜI BẠN CỦA TÔI MỚI ĐƯỢC NÂNG CAO!
Nếu Chúa Jêsus có thể bị hạ thấp đối với thập tự giá để chúc phước cho chúng ta, chúng ta hãy chúc phước cho người khác.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét