Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 31.1-55: "Giữa hòn đá và chỗ nhọc nhằn"



"Giữa hòn đá và chỗ nhọc nhằn"

(Sáng thế ký 31.1-55)
Ngày nọ, một vị Mục sư đang đi trên đường, ông để ý thấy một cậu bé đang tìm cách ấn chuông căn nhà ở bên kia đường. Cậu ta thì hơi thấp, còn cái chuông thì được đặt cao hơn, cậu ta không với tới. Sau khi nhìn thấy mọi nổ lực của cậu bé nầy, vị Mục sư bèn băng qua đường, bước tới đàng sau cậu bé ấy, rồi đặt bàn tay lên vai cậu ta cách tử tế. Khi ấy, nó mới nương theo rồi bấm chuông reng lên. Sau khi núp xuống, vị Mục sư mĩm cười và hỏi: “Rồi bây giờ là gì nữa, anh bạn nhỏ?” Cậu bé kia liền đáp: “Bây giờ chúng ta dông!” [Preaching Now Vol. 4 No. 34 10/11/05].
Lý do tôi thấy câu chuyện nầy đáng cười là vì tôi đã nhiều lần làm điều nầy khi tôi còn nhỏ. Thực vậy, tôi đã làm trò cười nầy trong lứa tuổi thiếu niên của mình. Rõ ràng, trò nghịch nầy chứa những yếu tố như adrenalin, lừa gạt, và sợ hãi. May thay, những hậu quả thường thì nhỏ thôi…ít nhất là chúng như vậy. Những hành vi lừa đảo khác có thể có những hậu quả rất lớn. In Sáng thế ký 31, Gia-cốp và Rachên phạm vào việc thực thi sự lừa dối và sợ hãi, dầu qua mọi việc ấy, Đức Chúa Trời tự tỏ Ngài ra là thành tín, bất chấp mọi sai sót của họ.
Câu chuyện của chúng ta bắt đầu ở 31.1-2: “Gia-cốp được nghe lời các con La-ban nói rằng: Gia-cốp đã lấy hết gia tài cha ta, và vì nhờ của cha ta, nên mới được giàu có dường ấy. Gia-cốp cũng để ý coi nét mặt cậu, nhận biết rằng người chẳng đối ở với mình như trước nữa”. Cả Laban cùng các con trai người đều chẳng lấy làm vui với sự thành công của Gia-cốp. Thực vậy, các con trai của Laban đang vu cáo Gia-cốp về việc lấy cắp tài sản của họ. Và từ nhận định của họ, tài sản ấy đang biến mất tức thì khỏi mắt họ. Kết quả là, họ đã sinh lòng ganh tỵ và cay đắng đối cùng Gia-cốp. Laban cũng đối đãi với Gia-cốp theo cách khác. Sáu năm sau, Laban đã bằng lòng phải trả bất kỳ giá nào để giữ Gia-cốp lại và chăm sóc cho các bầy chiên của ông ta (30.28, 31). Nhưng giờ đây, thái độ của Laban đã thay đổi cách nhanh chóng.
Các ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên một tín đồ có thể làm cho một trong hai đáp ứng nơi những người sống chung quanh họ thành ra không hay: một sự khao khát về Đức Chúa Trời hay một thái độ ganh tỵ bất kính. Buồn thay, khi một Cơ đốc nhân kinh nghiệm các ơn phước, thường thì sự chúc phước đó làm cho nhiều tín hữu khác phải sanh lòng ganh tỵ (Châm ngôn 14.30; Giacơ 4.1-3). Khi một Hội Thánh kinh nghiệm sự tấn tới về số lượng, nhiều Hội Thánh khác sẽ sanh lòng ganh tỵ và chỉ trích Hội Thánh ấy. Không nên có sự việc như thế. Ở Rôma 12.15a, Phaolô nói cho chúng ta biết phải: “Vui với kẻ vui”. Chúng ta nên luôn luôn tìm cách ca tụng sự thành công của nhiều người khác. Khi chúng ta học biết làm như thế, Đức Chúa Trời được đẹp lòng và chúng ta giữ được sự lành mạnh về mặt thuộc linh.
Ở 31.3, Đức GIÊHÔVA phán cùng Gia-cốp, “Hãy trở về xứ của tổ phụ ngươi, chốn bà con ngươi, ta sẽ phù hộ ngươi”. Phần khải thị sau cùng được ghi lại mà Gia-cốp đã nhận lãnh từ Đức Chúa Trời từ 20 năm trước, trong khi ông vẫn còn sống trong đất hứa (28.10-22). Còn giờ đây, Gia-cốp đang nhận lãnh một sự hướng dẫn thiêng liêng phải trở về lại Đất Hứa (đối chiếu 28.15). Ông đã được Đức Chúa Trời hướng dẫn và bảo đảm cho. Đây là sự khải thị rất có ấn tượng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng đã có một khoảng trống 20 năm. Mặc dù có nhiều biến cố chúng ta đọc thấy trong Cựu Ước rất là lôi cuốn và lạ lùng, sự thực là, chúng ta đang sống trong thời buổi kích động mà thế giới nầy từng xem thấy. Lý do chính cho điều nầy, ấy là chúng ta có cả thảy 66 sách trong Kinh Thánh. Đây là sự khải thị trọn vẹn của Đức Chúa Trời cho con người và Ngài sẽ khải thị chính mình Ngài qua Lời của Ngài bất cứ lúc nào chúng ta dành thì giờ để lắng nghe. Liệu bạn có làm thế hôm nay không?
Ở 31.4-13, Gia-cốp đưa ra những sự kiện về Laban cho Rachên và Lêa thấy, và sự tể trị thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Thứ nhứt, ông mô tả mối căng thẳng với Laban: “Gia-cốp bèn sai người gọi Ra-chên và Lê-a đến nơi cầm bầy súc vật của mình ngoài đồng, và nói cùng họ rằng: Ta thấy sắc mặt cha hai ngươi đối cùng ta chẳng còn như trước nữa, nhưng nhờ Đức Chúa Trời của cha ta phù hộ ta. Chính hai ngươi cũng biết rằng ta đã giúp cha hai ngươi hết sức, còn cha hai ngươi lại khinh bạc và mười lần thay đổi công giá ta” (31.4-7a). Rõ ràng, đây là một môi trường lao động không lành mạnh. Tuy nhiên, Gia-cốp đã tìm cách kiên trì và tôn cao Đức Chúa Trời (I Phierơ 2.18-23). Có thể bạn đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn với ông chủ của mình — Đức Chúa Trời muốn bạn xem trọng ông (hay bà) chủ đó và tìm cách nhịn nhục cho tới chừng Ngài tỏ ra một sự thay đổi trong môi trường của bạn.
May thay, mặc dù có những thách thức của Gia-cốp, Đức Chúa Trời đã tự minh chứng Ngài là thành tín. Ở 31.7b-13, Gia-cốp làm chứng: “nhưng Đức Chúa Trời không cho phép người làm hại ta chút nào. Khi người dạy rằng: Các con chiên có đốm dùng làm công giá ngươi, quả các con chiên đều sanh con ra có đốm. Còn nếu dạy rằng: Các con chiên có sọc dùng làm công giá ngươi, quả các con chiên đều sanh ra có sọc. Thế thì, Đức Chúa Trời đã bắt súc vật của cha hai ngươi cho ta đó! Đang trong lúc chiên giao hiệp nhau, ta nhướng mắt lên, chiêm bao thấy các chiên đực đang giao hiệp cùng chiên cái đều có sọc, có rằn và có đốm. Thiên sứ Đức Chúa Trời phán cùng ta trong mộng rằng: Hãy Gia-cốp! Ta bèn thưa: Có tôi đây. Thiên sứ rằng: Hãy nhướng mắt lên mà nhìn: hết thảy chiên đực đang giao hiệp cùng chiên cái đều có sọc, có rằn và có đốm; vì ta đã thấy cách La-ban ăn ở cùng ngươi rồi. Ta đây là Đức Chúa Trời của Bê-tên, tức nơi ngươi đã thoa dầu đầu cây trụ và đã khấn vái ta. Bây giờ, hãy đứng dậy, ra khỏi xứ nầy và trở về xứ của bà con ngươi”. Gia-cốp là loại người bước theo sau bạn vào cửa (quay) rồi lại bước ra trước bạn nữa đấy. Nhưng chẳng phải kế hoạch riêng của ông đã đem đến cho ông sự thịnh vượng và sự bảo hộ đâu. Chính là phước hạnh của Đức Chúa Trời đấy thôi! Thi thiên 118.6: “Đức Giê-hô-va binh vực tôi, tôi chẳng sợ; Loài người sẽ làm chi tôi?” Cũng rất là hay khi để ý thấy Đức Chúa Trời bảo Gia-cốp phải trở về lại Bêtên, trở về lại địa điểm mà ở đó ông đã gặp gỡ Chúa theo cách riêng tư. Đôi khi con đường tiến phải là con đường thoái! (Xem Khải huyền 2.4-5).
Ở 31.14-16, chúng ta thấy rằng Rachên và Lêa đã đồng ý với phần đánh giá của Gia-cốp. Hai chị em đều nói với Giacốp: “Chúng tôi còn một phần chi hay là cơ nghiệp chi nơi nhà cha chúng tôi chăng? Vì người đã gả bán chúng tôi và ăn xài hết tiền bạc bán nữa, há người chẳng đãi chúng tôi như người dưng ư? Các tài vật mà Đức Chúa Trời đoạt nơi tay cha chúng tôi tức là của chúng tôi và của con cái chúng tôi. Vậy bây giờ, chàng hãy làm theo mọi lời Đức Chúa Trời đã phán dạy”. Bảy lần trong 31.4-16, Gia-cốp và hai người vợ của mình nhắc tới Đức Chúa Trời bằng danh xưng [ See also R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 390]. Rõ ràng, Ngài là Đấng hiện diện ở đàng sau từng bối cảnh. Có thể đây là lần đầu tiên trong một thời gian ngắn thôi, khi hai chị em đều nhất trí về một việc quan trọng. Họ có thể nhất trí trong sự hiệp một nghịch lại Laban, cha của họ, lúc bấy giờ là đối thủ chung. Tại sao chứ? Vì Laban đã cướp đi tài sản của họ, đã đối xử với họ như kẻ ngoại bang, đã bán họ đi, rồi ăn xài hết tiền bạc từ của hồi môn của họ. Họ đã tự mình phục theo quyền lãnh đạo của Gia-cốp. Hai chị em đã đáp bằng những lời nầy: “chàng hãy làm theo mọi lời Đức Chúa Trời đã phán dạy”. Bởi sự thuận phục của họ, họ đã đến dưới mạng lưới an toàn trong chức năng lãnh đạo và uy quyền của Đức Chúa Trời. Hỡi quí ông, chúng ta cần phải lắng nghe từ Đức Chúa Trời. Và quí bà cần phải phục theo chồng của mình, như phục theo Chúa vậy (Êphêsô 5.22).
Ở 31.17-18, Môise viết: “Gia-cốp bèn đứng dậy, đỡ vợ và con lên lưng lạc đà, dẫn hết thảy súc vật và của cải mình, tức súc vật mình đã gây dựng ở Pha-đan-A-ram, đặng trở về cùng Y-sác, cha mình, ở Ca-na-an”. Từ Charan đến vùng núi Galaát là khoảng cách gần 300 dặm. Chuyến hành trình cần phải dốc hết sức đối với Gia-cốp, với sự nhìn biết Laban sẽ đuổi theo ông ở đàng sau để giết ông, và Êsau, anh của ông, đang đợi ở trước mặt, cũng là để giết ông thôi. Hãy nói về khoảng giữa của một hòn đá và một chỗ nhọc nhằn xem.
Ở 31.19-21, Gia-cốp và Rachên đã lừa dối Laban trong chuyến ra đi của họ: “Trong lúc La-ban mắc đi hớt lông chiên người, thì Ra-chên ăn cắp các pho tượng thờ trong nhà của cha mình. Gia-cốp gạt [sát nghĩa, cướp lấy lòng của] La-ban, vì không nói rằng, mình muốn đi trốn. Vậy, người đứng dậy, đem theo hết thảy tài vật mình, trốn đi ngang qua sông, thẳng tuốt về núi Ga-la-át”. Rachên đã lấy cắp các pho tượng trong nhà của Laban trong khi Laban bận rộn với công việc hớt lông chiên. “Các pho tượng” nầy (teraphim) là những bức tượng nhỏ (cao khoảng hai hay ba inches) được dùng trong sự bói toán và đem lại may mắn [Ở Phục truyền luật lệ ký 27.15 Môise đưa ra lời cảnh cáo nầy: “Đáng rủa sả thay người nào làm tượng chạm hay là tượng đúc, là vật gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va, công việc bởi tay người thợ, dựng nó lên trong nơi kín nhiệm! Cả dân sự phải đáp: A-men!”]. Thắc mắc là: “Tại sao Rachên lại lấy các pho tượng nầy?” Có vài điều khả thi: (1) Để bảo đảm cho sự thịnh vượng [Harry A. Hoffner Jr., “The Linguistic Origins of Teraphim,” Bibliotheca Sacra (July-September 1967). 230-238]. (2) Để bói khoa và sự bảo hộ trong chuyến hành trình đến xứ Canaan, có khả năng ngăn cản Laban không sử dụng chúng để bắt họ (đối chiếu 30.27). (3) Để thiết lập một đòi hỏi trong tương lai về tài sản gia đình của Laban [Tầm quan trọng của các pho tượng nầy đã được tranh cãi trong ba thập niên qua. Kể từ khi có bộ tài liệu Nuzi với hợp đồng cho mượn được tìm thấy, thật là thích nghi khi gắn chúng với các quyền hạn về tài sản hay ý định của gia đình. Phân đoạn trích từ tài liệu Nuzi cho biết: “Nếu Nashwi có con riêng, ông ta sẽ chia [di sản] bằng với Wullu, nhưng con trai của Nashwi sẽ lấy mấy bức tượng thần của Nashwi. Tuy nhiên, nếu Nashwi không có con riêng, thì Wullu sẽ lấy mấy pho tượng của Nashwi”. Tư tưởng cho rằng của cải gồm các vị thần trong gia đình không cứ cách nào đó được gắn với đòi hỏi hợp pháp về sự thừa kế đã có sự đồng ý trước, nhưng giờ đây không được chắc chắn như trước đó nữa. Xem Cyrus H. Gordon, “Biblical Customs and the Nuzi Tablets,” Biblical Archaeologist 3 (1940). 6. Gordon là người biện hộ manh mẽ nhất cho vấn đề nầy]. Trong khi chúng ta không dám chắc về lý do nào là chính xác, dường như là Rachên chỉ lấy chúng để làm sự bảo hộ và ơn phước riêng cho mình mà thôi [See Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 273]. Điều nầy được khẳng định ở 35.2 khi Đức Chúa Trời truyền cho Gia-cốp phải “dẹp các tượng thần ngoại bang khỏi giữa các ngươi, làm cho mình được thanh sạch và thay áo xống đi”. Dường như là Rachên đã bắn bó với các pho tượng tà thần nầy theo cách tôn giáo khi nàng lìa khỏi nhà cha của mình [Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed].
Cái điều phải lấy làm lạ là Rachên, chớ không phải Lêa, gần như chuyển thành mối ngăn trở lớn lao nhất cho Gia-cốp trong cuộc sống. Mặc dù sự thực cho thấy rằng Rachên đã có lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời ngày càng thêm, nàng đã ngần ngại không thể hiện ra một sự thay đổi hoàn toàn đối với quá khứ thờ lạy hình tượng của mình. Thực sự chúng ta cũng chẳng khác gì mấy. Có thể chúng ta không đặt lòng tin cậy của mình vào các hình tượng, nhưng nhiều lúc chúng ta vẫn phấn đấu với việc đặt lòng tin trọn vẹn vào Đức Chúa Trời và Lời của Ngài.
Gia-cốp đã ra đi mà chẳng thông báo cho Laban biết. Gia-cốp đã làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời bằng cách trở về lại đất Hứa, nhưng ông không làm việc ấy theo cách của Đức Chúa Trời. Ông đã hành động theo xác thịt thay vì được Đức Thánh Linh dẫn dắt. Có thể chúng ta bị kéo vào việc làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời đến nỗi chúng ta quên không cầu hỏi bằng cách nào chúng ta sẽ làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Phương pháp của chúng ta phải luôn nhất quyết với Lời của Đức Chúa Trời nếu các hành động của chúng ta là làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời ban thưởng cho (đối chiếu Hêbơrơ 11.6). Gia-cốp đã e sợ Laban khi ông đáng phải e sợ Đức Chúa Trời. Châm ngôn 29.25 chép: “Sự sợ loài người gài bẫy; Nhưng ai nhờ cậy Đức Giê-hô-va được yên ổn vô sự”. Bạn đang e sợ ai hôm nay vậy? Những hoàn cảnh nào khiến cho bạn phải lo sợ? Đức Chúa Trời muốn bạn phải trao phó điều nầy cho Ngài.
Câu chuyện của chúng ta tiếp tục với một sự đối mặt giữa Laban và Gia-cốp (31.22-55). Ở 31.22-24, Môise viết: “Đến ngày thứ ba, người ta học lại cùng La-ban rằng Gia-cốp đã trốn đi rồi. Người bèn đem các anh em mình đuổi theo Gia-cốp trong bảy ngày đường, và theo kịp tại núi Ga-la-át. Nhưng trong cơn chiêm bao lúc ban đêm, Đức Chúa Trời đến cùng La-ban, người A-ram, mà phán rằng: Dầu lành dầu dữ, thế nào ngươi khá giữ mình đừng nói chi cùng Gia-cốp hết”. Bắt kịp Gia-cốp không phải là chuyện dễ dàng; ông đã khởi hành trước đó ba ngày rồi. Laban và người của ông ta đã phải mất đến 7 ngày mới theo kịp được Gia-cốp. Nhưng trước khi gặp, Chúa đã hiện ra với Laban trong chiêm bao và cảnh cáo ông ta “dầu lành dầu dữ, khá giữ mình đừng nói chi cùng Gia-cốp hết”. Điều nầy quả là đáng ngạc nhiên! Chính mình Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng Laban, một kẻ gian ác không tin Chúa, và cung ứng cho ông ta phần mưu luận và hướng dẫn (31.29; đối chiếu Abimêléc ở 20.3). Thực vậy, Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời giàu ơn và khôn ngoan.
Ở 31.25-42, sự căng thẳng tạo ra một đỉnh cao. Môise viết: “Vậy, La-ban theo kịp Gia-cốp. Vả, Gia-cốp đang đóng trại trên núi; La-ban và các anh em người cũng đóng trại trên núi Ga-la-át. La-ban nói cùng Gia-cốp rằng: Cháu đã làm chi vậy? Cháu đã gạt cậu và dẫn mấy đứa gái cậu như phu tù giặc. [Laban vu cáo Gia-cốp về việc dối gạt ông ta. Nếu đây không phải là cách nói bừa] Sao trốn nhẹm, gạt và không cho cậu hay trước? Có lẽ cậu đưa đi rất vui vẻ, tiếng hát, tiếng đàn và tiếng trống phụ đưa? Cháu làm cách dại dột vậy, không để cho cậu hôn con trai và con gái cậu. Tay cậu có đủ quyền làm hại cháu; nhưng Đức Chúa Trời của cha cháu đã mách bảo cùng cậu tối hôm qua rằng: Dầu lành dầu dữ, ngươi khá giữ mình đừng nói chi cùng Gia-cốp hết. Bây giờ, vì lòng cháu mong mỏi về nhà cha cháu, nên đã ra đi; nhưng cớ sao cháu lại ăn cắp các pho tượng cậu?” Laban đóng vai người cha và ông ngoại bị mất lòng, tình cảm sâu sắc của ông dành cho con gái và cháu ngoại đã khiến ông đau đớn lắm về cảm xúc khi ông thấy họ đã bí mật ra đi không một lời từ giã. Khi ấy ông đã thực sự cường điệu trong vai trò của mình khi ông nói rằng nếu ông được cho hay, ông sẽ tổ chức một bữa tiệc linh đình để tiễn đưa. Đúng! Tất nhiên vấn đề chính với Laban là: “cớ sao cháu lại ăn cắp các pho tượng cậu?” Như vậy, Laban chỉ quan tâm đến bản thân, sự giàu có, và các tà thần của mình mà thôi.
Ở 31.31-42, Gia-cốp phản ứng với Laban: “Vì cớ tôi e cậu bắt hai người con gái lại chăng. Nhưng tìm nơi ai được các pho tượng của cậu, thì ai đó sẽ bị chết đi! Tại trước mặt các anh em chúng ta, cậu hãy kiểm soát các món nơi tôi đi, và hãy lấy vật chi thuộc về cậu. Vả, Gia-cốp vốn không hay rằng Ra-chên đã trộm mấy pho tượng đó. Vậy, La-ban vào trại Gia-cốp, trại Lê-a, trại hai người đòi, chẳng tìm được chi cả. Đoạn, ở trại Lê-a bước ra đi vào trại Ra-chên. Vả, Ra-chên có lấy mấy pho tượng đó, giấu dưới bành lạc đà, rồi ngồi lên trên. La-ban soát lục khắp trại chẳng gặp pho tượng. Nàng bèn thưa cùng cha rằng: Vì trong mình con có việc riêng của đàn bà, nên đứng dậy rước chẳng được; xin chúa chớ giận con chi hết. Người kiếm, nhưng chẳng thấy pho tượng đâu hết”. Bây giờ, tôi nghe nói có cái gì đó dưới ngón tay cái của bạn, nhưng dưới chỗ ngồi của bạn kìa??? Rachên đang ngồi trên mấy pho tượng của Laban! Đúng là bản cáo trạng khôi hài nghịch lại sự thờ lạy hình tượng! Các pho tượng chẳng phải là thần chi hết, nhưng chúng đã trở nên ô uế và bị sĩ nhục khi Rachên, là người đã xưng mình đang bị ô uế, đã ngồi trên chúng đang khi có kinh (31.34-35; đối chiếu Lê vi ký 15.20) [Lần nầy cả hai bên hầu như đem lại sự đổ nát trên gia đình qua sự liều lĩnh của họ: nàng bởi sự trộm cắp, chàng bởi lời thề hấp tấp ([31.32] đối chiếu lời thề hấp tấp của các con trai ông ở 44.6-12). Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 430].
Sau khi tìm kiếm chẳng được gì, Gia-cốp tháo gỡ 20 năm thất bại đó. Bắt đầu ở 31.36: “Gia-cốp bèn nổi giận rầy lộn cùng La-ban, mà rằng: Tôi có án gì, tội gì, mà cậu hằm hằm đuổi theo như vậy! Cậu đã soát lục các đồ hành lý tôi, có kiếm được món chi thuộc về nhà cậu chăng? Hãy đem món đó ra trước mặt anh em tôi cùng anh em cậu, đặng họ xét đoán đôi ta. Kìa, đã hai mươi năm tôi ăn ở nơi nhà cậu, chiên cùng dê cậu nào có sảo thai, và tôi chẳng hề ăn thịt chiên đực của bầy cậu bao giờ; cũng chẳng hề đem về cho cậu một con nào bị xé; bằng có, chính tôi chịu đền đó thôi. Cậu cớ đòi luôn những con bị ăn cắp ban ngày và ăn trộm ban đêm [Dưới luật lệ truyền thống xa xưa ở vùng Cận Đông, một người chăn không chịu trách nhiệm về những mất mát trong bầy của chủ mình, khi bị thú dữ tấn công và trong một số trường hợp, trộm cắp. Tuy nhiên, Gia-cốp đã tạo ra những mất mát đó (31.39). Wenham, Genesis 16-50, 277]. Ban ngày tôi chịu nắng nồng, ban đêm chịu lạnh lùng, ngủ nào có an giấc được đâu. Đó trong hai mươi năm tôi ở tại nhà cậu là thế; trong mười bốn năm giúp việc, để được hai con gái cậu, và sáu năm đặng lãnh lấy bầy súc vật của cậu, mà cậu lại còn thay đổi mười lần công giá tôi. Nếu Đức Chúa Trời của cha tôi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, là Đấng mà Y-sác kính sợ, không phù hộ tôi, chắc bây giờ cậu đuổi tôi ra tay không, Đức Chúa Trời đã xem thấy nỗi đau-khổ tôi cùng công việc hai tay tôi làm, nên đêm qua Ngài đã xét công bình rồi đó”. Trong tiểu đoạn nầy (31.31-42), Gia-cốp tỏ ra mình là một người ngay thẳng.
Gia-cốp biện hộ cho sự ngay thẳng của mình (31.31-37). Khi phản ứng lại với những lời vu cáo của Laban, Gia-cốp đã hỏi: “Tôi có án gì? Tội gì?” Ông đã có lòng tin chắc rằng ông sẽ chẳng bị quở trách do sự ngay thẳng của ông. Đây là phần hồi ức của I Phierơ 2.12: “phải ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, hầu cho họ là kẻ vẫn gièm chê anh em như người gian ác, đã thấy việc lành anh em, thì đến ngày Chúa thăm viếng, họ ngợi khen Đức Chúa Trời”.
Gia-cốp biện hộ cho cá tánh của ông (31.38-41). (1) Ông đã phục vụ cho Laban trong 20 năm (đối chiếu Côlôse 3.22-24). (2) Ông là nguồn phước cho các bầy chiên của Laban. (3) Ông đã lãnh lấy cái giá của những con thú bị mất hay bị đánh cắp. Theo thông lệ thì người chăn phải đem thịt sống của con chiên cho người chủ thấy như minh chứng rằng con thú đã thực sự bị dã thú giết chết. Sau khi đưa ra bằng chứng, người chăn sẽ được tự do, không chịu trách nhiệm về sự mất mát nữa. Còn Gia-cốp nói, thậm chí ông đã không làm theo điều nầy. Thay vì thế, ông đi xa hơn thêm một dặm nữa — ông đã thay thế bất kỳ con thú nào bị mất hay bị lấy cắp từ chính bầy của mình. Gia-cốp là một công nhân gương mẫu. Ông đã chăm sóc các bầy chiên, miệt mài và hứng chịu thời tiết khắc nghiệt nhất. Hãy chú ý một việc quan trọng ở đây. Laban không phải không đồng ý với Gia-cốp. Ông ta không thể biện bác với sự ngay thẳng và gương mẫu trong sự sống của Gia-cốp (đối chiếu Tít 2.9-10). (4) Ông đã trả giá rất nhiều để lấy hai người vợ và các bầy chiên của ông. 14 năm để lấy Lêa và Rachên làm vợ, và 6 năm để có được các bầy gia súc kia. Gia-cốp là một con người ngay thẳng và cá biệt. Ngay cả trong những lúc khó nhọc, bất công, và gắng sức, ông đã trung tín giữ lời của mình. Ông đã làm hết sức mình trong bất cứ việc gì ông phải làm. Và Đức Chúa Trời đã đẹp lòng.
Gia-cốp đã làm chứng về sự tể trị của Đức Chúa Trời (31.42). (1) Đức Chúa Trời đã bảo hộ Gia-cốp tránh khỏi Laban. (2) Đức Chúa Trời đã nhìn thấy sự chịu khổ và lao động khó nhọc của Gia-cốp (đối chiếu II Sử ký 16.9). (3) Đức Chúa Trời đã quở Laban trong chiêm bao. Lời lẽ của Gia-cốp ở 31.42 tóm tắt toàn bộ cuộc sống của ông ở Charan. Đức Chúa Trời đặc biệt đã rất giàu ơn và tể trị.
Đức Chúa Trời thường đưa những kẻ khó chịu đến với chúng ta, họ được ơn đặc biệt để làm sự tệ hại nhất cho chúng ta. Hạng người khó chịu đó buộc chúng ta phải đạt tới chỗ hiểu rõ những yếu đuối kín giấu của chúng ta. Gia-cốp đã sống đời sống của mình nương cậy vào mưu mẹo và dối gạt để có được những gì mình mong muốn. Cậu Laban đã đảo ngược Gia-cốp lại, buộc Giacốp phải nhận một liều thuốc của chính mình. Sau Charan, Gia-cốp ít nhất đã suy gẫm gấp đôi trước khi lừa đảo ai khác. Giờ đây, ông đã nhìn biết Êsau cảm nhận như thế nào rồi [Ray Pritchard, God’s Catfish. Genesis 29-31.
http.//www.calvarymemorial.com/sermons/SMdisplay.asp?id=332]. Đức Chúa Trời giờ đây sẵn sàng sử dụng đời sống của Gia-cốp với một tư thế long trọng hơn.
Câu chuyện của chúng ta kết thúc ở 31.43-55: “La-ban đáp cùng Gia-cốp mà rằng: Các đứa gái nầy là con của cậu; các đứa trẻ nầy là trẻ của cậu; các bầy súc vật tức là bầy của cậu, và các vật chi cháu thấy được tức của cậu hết; ngày nay cậu sẽ làm chi được cùng các con gái hay là các cháu cậu đó? Vậy bây giờ, hè! chúng ta kết-ước cùng nhau, để dùng làm chứng cho cậu và cháu. Gia-cốp lấy một hòn đá, dựng đứng lên làm trụ [Họ đã dựng lên một đống đá (tiếng Hy bá lai gal, ụ đá hình tháp, 31.46) giống như một cái bàn cho bữa ăn và như một kỷ niệm cho sự cố. Dựng lên đống đá đôi khi đánh dấu những nơi ở của các thần (đối chiếu 28.17-18), và ụ đá hình tháp thường đánh dấu các ngôi mộ (đối chiếu Giôsuê 7.26; 8.29; II Samuên 18.17). Mục sư Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdf, 2005), 210]. và nói cùng các anh em mình rằng: Hãy lượm góp đá lại. Chúng bèn góp đá lại, chất thành một đống, rồi ngồi lên trên ăn bữa. La-ban đặt trên đống đá đó là Y-ê-ga Sa-ha-đu-ta; còn Gia-cốp kêu là Ga-lét. [Galét (“đống đá chứng cớ”) là danh xưng từ đó mới có chữ Galaát] La-ban nói rằng: Đống đá nầy ngày nay làm chứng cho cậu và cháu đó. Cho nên chúng gọi là Ga-lét. Mà cũng gọi là Mích-ba [“tháp chứng cớ”], vì La-ban có nói thêm rằng: Khi chúng ta phân cách nhau, cầu xin Đức Giê-hô-va coi sóc cậu và cháu. Nếu cháu hành hạ các con gái cậu, nếu cưới vợ khác nữa, thì hãy giữ mình! Chẳng phải người thường soi xét ta đâu, bèn là Đức Chúa Trời làm chứng cho chúng ta vậy [Cần phải chú ý đến từ “mizpah” (Mích-ba) cho cách sử dụng từ ấy hôm nay. Như thường được sử dụng làm phương châm trên các chiếc nhẫn, thiệp Giáng sinh, và thậm chí như tước hiệu cho một tổ chức, từ nầy được giải thích là hiệp một, đáng tin cậy, tương giao; trong khi nghĩa gốc của nó có ý nói tới sự phân rẽ, không đáng tin cậy, và là sự cảnh báo. Hai người, chẳng ai tin cậy nhau cả, phải nói thực như thế. “Ta không tin ngươi. Đức Giêhôva sẽ là người chứng giữa chúng ta nếu chúng ta và những việc lành của chúng ta là để giữ an toàn cho nhau”] La-ban lại nói cùng Gia-cốp rằng: Nầy đống đá, nầy cây trụ mà cậu đã dựng lên giữa cậu và cháu đây. Đống đá nầy và cây trụ nầy làm chứng rằng cậu chẳng qua khỏi đây, đi đến nơi cháu, và cháu cũng chẳng vượt khỏi đây, đi đến nơi cậu, trong khi có ý muốn làm hại nhau. Cầu xin Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Na-cô, Đức Chúa Trời của cha các người đó đoán xét cho chúng ta! Gia-cốp chỉ Đấng của Y-sác [Laban có hai vị thần trong lý trí khi ông ta nói “Đức Chúa Trời của Ápraham và thần của Nacô” khi động từ Hy bá lai số nhiều được dịch là “quan xét” đang chỉ ra. Gia-cốp đã thề bởi sự “kính sợ của Y-sác cha mình”, điều nầy cho thấy rằng ông đang thờ lạy Đức Chúa Trời của các tổ phụ mình. Laban đã thề bởi tà thần mà tổ phụ mình thờ lạy], cha mình, kính sợ mà thề. Đoạn, người dâng một của lễ tại trên núi, và mời các anh em mình dùng bánh. Vậy, chúng dùng bánh, rồi ở ban đêm trên núi. La-ban dậy sớm, hôn các con trai và các con gái mình, và chúc phước cho, rồi đi trở về nhà mình”.
Mối quan hệ lâu dài và sóng gió giữa Laban và Gia-cốp sau cùng đã đi tới mức cuối! Đây là lần nhắc sau cùng tới Laban mà chúng ta có trong Kinh Thánh. Laban là tấm gương xấu cho hạng người tham lam, theo đời nầy — một người nhìn biết về Đức Chúa Trời chơn thật. Ông ta đã nhìn thấy thực tại về Đức Chúa Trời trong đời sống của Gia-cốp, cùng với quyền phép của Đức Chúa Trời trong phước hạnh và sự bảo hộ của Ngài cho Gia-cốp. Bản thân ông đã tận hưởng nhiều ơn phước của Đức Chúa Trời, qua mối quan hệ của ông với Gia-cốp. Mặc dầu vậy, ông đã chọn tiếp tục sống trong sự thờ lạy hình tượng và lối sống lấy cái tôi làm trọng, mọi thứ là của mình riêng. Thay vì tìm cách bước theo lẽ thật trong chương trình của Đức Chúa Trời, như đã được Gia-cốp làm chứng cho, ông đã tức tối và ganh tỵ ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên Gia-cốp. Trong sự theo đuổi gắt gao sự thành công ở đời, ông đánh mất cả gia đình, sự giàu có, và hy vọng của ông về sự sống đời đời trong Đấng Christ. Ông đã chọn lấy sự nghèo khổ! [Bob Hallman, “Choose This Day…”(Genesis 31.1-55) http.//www3.calvarychapel.com/kauai/teachings/Genesis_pdf/gen_31_notes.pdf].
Trong một nghiên cứu ở Cleveland, Ohio, các nhân viên điều tra đã xem xét quả tim của 15 nạn nhân đã chết sau khi bị đột biến, ngay cả qua những vết thương của chúng cũng không đe doạ mất mạng. Charles Hirsch, một trong những nhà nghiên cứu nầy, đã kết luận rằng 11 trong số 15 nạn nhân đã bị rách những mô bì trong tim của họ, hầu hết đều do sợ hãi gây ra. Họ đã chết vì những gì họ e sợ sẽ xảy ra, mà không xảy ra.
Phần nghiên cứu ấy chứng minh rằng “sợ bắt chết” còn hơn cả cách nói bình thường. Nếu sợ có thể đặt dấu chấm hết cho sự sống, hãy nghĩ điều chi khác có thể đặt dấu chấm hết đó. Có thể là chứng ung thư mở ra những cơ hội mà Đức Chúa Trời đang đặt ở trước mặt chúng ta. Đức Chúa Trời mở ra một cánh cửa ở trước mặt chúng ta và chúng ta bị tê liệt — chúng ta sợ không đứng nổi. Chúng ta sợ sống có một mình, sợ không có năng lực, và sợ chúng ta trông như dại dột khi chúng ta thất bại. Nhưng cho dù chúng ta có thất bại đi nữa, Đức Chúa Trời đã hứa khiến thất bại kia trở thành ích cho chúng ta. Khi Đức Chúa Trời hứa ở cùng chúng ta bất cứ đâu chúng ta đi tới, sẽ không có một sự sợ hãi nào giữ chúng ta không bước qua hai cánh cửa rộng mở của Ngài. Có phải bạn e sợ không dám bước qua cánh cửa mở kia không? Đừng sợ. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời — bạn chẳng có gì phải e sợ với Ngài ở bên cạnh mình hết [David Jeremiah, Turning Point Daily Devotional (12-9-05) taken from Preaching Now (1-3-06). Preaching in a New Year Vol 5. No. 1].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét