Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

Gen 3.1-7: "Mất địa đàng"



"Mất địa đàng"

(Sáng thế ký 3.1-7)
Humpty Dumpty ngồi dựa vào bức tường.Humpty Dumpty đã bị ngã ngựa. Và mấy con ngựa của nhà vua cùng lính của ông,Không thể nào đỡ Humpty Dumpty dậy được.
Giờ đây, tôi dám nói rằng trong lý trí của bạn đang có hình ảnh của một quả trứng …đúng không? Tại sao chứ? Trong thơ ca mẫu giáo làm gì cũng nhắc tới một quả trứng. Tác giả viết ra bài thơ ấy có lẽ không có quả trứng trong lý trí. Có lẽ ai đó đã nhặt lấy bài thơ từ quyển sách vỡ lòng cũ New England. Phần lớn các trẻ em trong thời thuộc địa đều học văn phạm từ chính quyển sách quen thuộc đó. Tôi cũng muốn nói rằng đứa trẻ nhặt lấy ý tưởng từ những cặp câu thơ được sử dụng trong quyển vỡ lòng ấy đối với các mẫu tự A và X. Trong quyển vỡ lòng ấy có ghi như sau: “Chúng ta hết thảy đều đã phạm tội trong sự sa ngã của A-đam; Đại đế Xerxes đã sa ngã và bạn và tôi cũng thế”. Với một kiểu cách rất hay, cặp câu thơ không những chỉ là hai từ A và X, mà còn là một lẽ thật thuộc linh quan trọng nữa. Nghĩa là, trong sự sa ngã hết thảy chúng ta đều đã phạm tội. Bạn thấy đấy, những người viết bài thơ ca mẫu giáo đó không nói tới quả trứng đang rơi đâu, mà nói tới con người sa ngã. Mấy con ngựa của nhà vua cùng lính của vua (những tên lính của bậc vua chúa xuyên suốt lịch sử) không thể phục hồi lại những gì đã mất mát khi người nầy sa ngã. Tất nhiên, chính A-đam mới là người đã sa ngã. Ông ngồi dựa vào bức tường tình yêu lớn lao kia rồi giao thông với những gì ông đã có từ sự sa ngã đó. Và chẳng có ai, từ vua cho đến tôi tớ, có khả năng đỡ ông đứng dậy được. Tên của ông ta tất nhiên không phải là Humpty Dumpty. Mà đó chính là A-đam [David R. Anderson, The Meaning of Soteriology. The Terms. Theology 404, Soteriology Class Notes (Dallas Theological Seminary, 1998), 17].
Sáng thế ký 3.1-7 ghi lại câu chuyện nói tới tội lỗi của A-đam [Cấu trúc của Sáng thế ký 3 được đặt ra như thế nầy: Sự cám dỗ (3.1-5); Sự sa ngã (3.6-13); và Sự Phán xét (3.14-24)]. Khi nghiên cứu phân đoạn nầy, chúng ta sẽ tiếp thu bằng cách nào tội lỗi đã bước vào thế gian và làm sao chúng ta thắng hơn tội lỗi của mình. Trước tiên chúng ta hãy xem qua bối cảnh. Ở cuối Sáng thế ký 2, cuộc sống đã được trọn vẹn rồi. A-đam và Êva trần truồng ở trong ngôi vườn tươi tốt và sang trọng đang tận hưởng mối tương giao với Đức Giêhôva và với nhau (2.25) [Sáng thế ký 2 liệu trước sự Đức Chúa Trời ban Đất Hứa cho các độc giả nguyên thủy, và Sáng thế ký 3 liệu trước cuộc lưu đày của họ ra khỏi đó. John H. Sailhamer, The Pentateuch as Narrative (Grand Rapids. Zondervan, 1992), 81-82. Đối chiếu 12.1-3, 7]. Thế rồi sự việc đã xảy ra đời đời làm thay đổi thế gian.
1. Kế hoạch của con rắn (3.1). Câu chuyện của chúng ta bắt đầu với phần mô tả sau đây. “Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết” (3.1a). Sự cám dỗ đầu tiên của con người đến qua cái miệng của “con rắn”. Tạo vật ở đây là một con rắn mà Satan [Theo những huấn thị phải “giữ” ngôi vườn (Sáng thế ký 2.15), có lẽ A-đam và Ê-va đã được cảnh báo về bản chất và sự xuất hiện của Satan] đã mượn hình để đưa ra sự cám dỗ [Đây là lý do tại sao Satan và con rắn được kết nối trong các phân đoạn Tân Ước như II Côrinhtô 11.3; Khải huyền 12.9; 20.2]. Từ ngữ Hy bá lai nói tới “rắn” mang ý tưởng của sự sáng láng [Từ ngữ Hy bá lai nói tới “rắn” là nachash. Chữ nầy có nguồn gốc giống như chữ Hy bá lai nechoshet, có nghĩa là “đồng”. Trong Dân số ký 21.9, ở đây Đức Chúa Trời bảo Môi-se phải làm một con rắn bằng đồng, các từ ngữ Hy bá lai đã được sử dụng để nói tới “con rắn bằng đồng” là nachash nechoshet. Về sau, trong II Các Vua 18.4, con rắn được gọi là Nechustan vì chính sự nối kết ấy [Sự nối kết con rắn với đồng cho thấy rằng con rắn đã xuất hiện như một con vật có dạ quang sáng láng tương tự với cách thức Satan xuất hiện như thiên sứ sáng láng (II Côrinhtô 11.14). Đó là ý nghĩa của từ ngữ nachash là một danh từ. Là một động từ, từ ngữ có ý nói “thực hành bói toán” và “quan sát những dấu lạ” (Sáng thế ký 30.27; 44.5, 15; Lê vi ký 19.26 và Phục truyền luật lệ ký 18.10). Là một danh từ, chữ nầy cũng có ý nói tới “bói khoa” (Dân số ký 23.23 và 24.1), cho thấy rõ sự nối kết chính yếu giữa thế giới thờ lạy hình tượng và học thuyết Satan]. Điều nầy mô tả sự xuất hiện của con rắn là rất đẹp và có bề ngoài rất dễ nhìn. Con rắn làm một cử chỉ vuốt ve và có lẽ thường xuyên ở quanh A-đam và Ê-va. Thực vậy, cũng có lẽ vì lý do nầy, mà Satan đã chọn sử dụng con rắn làm cái lốt của hắn để lừa gạt Ê-va.
Con rắn được gọi là “giống quỉ quyệt hơn hết”. Từ ngữ Hy bá lai nói tới “quỉ quyệt” (arum) nghe giống như chữ nói tới “trần truồng” (arumim, 2.25) [Wenham lưu ý: “Sự chọn lựa từ ngữ ‘khôn’ ở đây là một trong những cách chơi chữ trong phiên bản; vì người nam và vợ mình đã được mô tả là ‘trần truồng’ rồi (2.25). Họ sẽ thấy mình khôn (đối chiếu 3.6) nhưng sẽ khám phá ra rằng họ đang ‘trần truồng’ (3.7, 10).” Gordon Wenham, Genesis 1-15. WBC (Waco, TX. Word, 1987), 72]. Trong khi A-đam và Ê-va trần truồng trong sự ngây thơ, con rắn vốn quỉ quyệt trong sự dối gạt [Nói cách khác, trong Sáng thế ký 2.25, trước sự sa ngã, tình trạng trần truồng của con người không phải là điều khó hiểu, vì chưa có một tình dục nào dính dáng vào. Giờ đây, tính toàn vẹn của con người đã trở thành mục tiêu cho cuộc tấn công của Satan. Tình trạng trần truồng của họ có ý nói rằng họ chẳng biết gì tới điều ác, và họ không biết những cái bẫy đặt gài ở chỗ nào, còn Satan, tất nhiên là hắn biết rõ. Cũng chính từ ngữ đã được sử dụng nói tới tình trạng trần truồng của A-đam và Ê-va đã được sử dụng để nói tới bản chất quỉ quyệt của con rắn, vì hắn sẽ sử dụng nó để lợi dụng tình trạng toàn vẹn của họ]. Chữ “quỉ quyệt” không hẳn là một từ tiêu cực trong Kinh thánh. Mà đúng hơn, chữ ấy thường có ý nói tới sự khôn khéo [Từ ngữ Hy bá lai xảy ra ở chỗ khác trong Kinh thánh trong 10 phân đoạn: Gióp 5.12; 15.5; Châm ngôn 12.16, 23; 13.16; 14.8, 15, 18; 22.3; 27.12. Chỉ có hai phân đoạn trong sách Gióp có mang ý tiêu cực của từ ngữ nầy. Qua cách đối chiếu, tất cả 8 lần xảy ra trong sách Châm ngôn đều nhấn mạnh thuộc tính tích cực của từ ngữ]. Phần mô tả con rắn là “quỉ quyệt” nằm trong chỗ đối chiếu trực tiếp với sự dại dột mà người nam người nữ đầu tiên đã tỏ ra. Trong lời thỉnh cầu của con người muốn được khôn ngoan giống như Đức Chúa Trời (3.6), người nam đã đưa ra một quyết định dại dột nhất. Thay vì vui hưởng mọi thứ đều rất “tốt lành” (1.31) người nam đã phạm vào điều rõ ràng đã bị cấm (2.16-17).
Trong 3.1b, con rắn nói cùng người nữ và hỏi câu đầu tiên được ghi lại trong Kinh thánh: “Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi [Satan đã thuyết phục họ (chữ “các ngươi” trong Sáng thế ký 3.1-5 là số nhiều] không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” Đây không phải là một khởi đầu cuộc trò chuyện vô tư đâu. Con rắn đang thu nhỏ lại mạng lịnh của Đức Chúa Trời thành một câu hỏi. Satan rất tinh vi. Hắn không trực tiếp chối bỏ Lời của Đức Chúa Trời, nhưng đưa ra một sự giả định rằng Lời của Đức Chúa Trời là đề tài cho sự phán xét của chúng ta [Derek Kidner, Genesis. An Introduction and Commentary (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1975), 67]. Hãy chú ý cách kéo dài câu hỏi ra. Hắn không nói: “Sao Đức Chúa Trời cấm các ngươi không cho ăn trái của một cây vậy?”
Trong lời lẽ dối gạt ấy, hắn hàm ý nói rằng Đức Chúa Trời, là Đấng đã cấm đoán một cây, đã cấm đoán họ cả thảy. Tuy nhiên, vấn đề là một cây, chớ không phải “bất cứ [mỗi] cây trong vườn”. Lời lẽ của ma quỉ đang tạo ra sự sai lạc, và đó là phương thức sự cám dỗ luôn luôn xảy đến [David Hocking, The Rise and Fall of Civilization (Portland, OR. Multnomah, 1989), 90].
Satan nhắm vào sự Ê-va đang chú ý vào một điều cấm của Đức Chúa Trời. Hắn cho rằng Đức Chúa Trời không thực sự muốn điều chi là tốt nhất cho A-đam và Ê-va, mà đúng hơn đang cầm giữ lại không cho họ một điều gì đó về cơ bản là tốt lành. Hắn tinh vi lắm khi gợi ý rằng tuyến bảo hộ của Đức Chúa Trời chắc chắn là một lằn ranh Ngài đã vẽ ra vì Ngài rất ích kỷ. Con rắn muốn Lời của Đức Chúa Trời như khó nghe và rất hạn chế [Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 91]. Satan đang quỉ quyệt ra sức gieo một hạt giống nghi ngờ trong lý trí của Ê-va về Lời của Đức Chúa Trời và sự nhơn từ của Ngài.
Tôi có một vài luật lệ trong gia đình của tôi. Đừng chơi với mấy con dao. Những lưỡi dao ấy giống như dao cạo bén nhọn và các con có thể cắt rạch mình dễ dàng. Đừng chạy quanh nhà bếp. Trong bếp có những góc nhọn và các con có thể đập đầu vào đó. Tôi có những luật lệ nầy vì tôi là kẻ phá đám muốn cướp đi niềm vui của mấy đứa con tôi, có phải không? Không, tôi có những luật lệ nhất định ấy vì tôi muốn bảo hộ đời sống của chúng. Đức Chúa Trời cũng có những dự tính đối với chúng ta khi Ngài lập ra những luật lệ cấm đoán chúng ta đừng làm những việc nhất định nào đó.
Quí vị có tin Đức Chúa Trời đang giữ lại việc gì đó không cung ứng cho quí vị chăng? Có phải Ngài không cho quí vị có được điều chi là đúng theo ý của quí vị không? Satan không muốn chúng ta suy nghĩ về ân điển của Đức Chúa Trời, mà muốn chúng ta phải miễn cưỡng suy gẫm về những cách thức chối bỏ của hắn. Chúng ta cần phải hiểu rằng những sự chối bỏ (những điều cấm đoán) đều đến từ tay của một Đức Chúa Trời nhơn từ và yêu thương. “Ngài sẽ chẳng từ chối điều tốt lành gì cho ai ăn ở ngay thẳng” (Thi thiên 84.11). Khi sự cám dỗ đến, hãy dừng lại để suy nghĩ trước khi quí vị cầm lấy mà ăn.
Thay vì quở trách con rắn vì sự quỉ quyệt của nó rồi kêu gọi Ađam đến giúp đỡ về mặt thuộc linh, Ê-va đã im lặng. Lỗi lầm đầu tiên của Ê-va là nghe theo sự dạy không đến từ Đức Chúa Trời hay A-đam. Lỗi lầm thứ hai của nàng là nghe theo sự dạy đi ngược lại với các huấn thị trước đó của Đức Chúa Trời. Ê-va đã tự đặt mình vào tình trạng chẳng đặng đừng bằng cách chấp nhận trao đổi với con rắn [Nhưng đây chưa phải là tội lỗi. Tội lỗi chưa xảy ra cho tới chừng nàng đặt giá trị thuộc linh lên sự dạy giả dối rồi làm theo sự dạy ấy bằng cách ăn trái của cây cấm (xem Sáng thế ký 3.6)].
Một trong những thắc mắc quí vị có thể có là: tại sao con rắn lại nói chuyện với người nữ? Tại sao nó không nói với A-đam hay cả hai người như một đôi vợ chồng? Tôi tin Satan đã cố gắng chèn một cái nêm vào giữa hai vợ chồng chia rẽ họ để bắt phục, nhờ đó nắm lấy lý trí của họ rồi khiến họ hành động trong sự bất tuân đối với Lời của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời đặt một giải thưởng cao vào sự hiệp một của vợ chồng và tại sao, là vợ chồng, chúng ta cần phải khích lệ nhau và gây dựng lẫn nhau. Giây phút cái nêm của Satan lọt vào, chúng ta là những đại biểu đã bị Satan nhai ngấu nghiến ra thành từng mãnh nhỏ [Richard Mayhue, A Christian’s Survival Guide (Wheaton, IL. Victor, 1987), 38].
2. Đáp ứng của người nữ (3.2-3). Thay vì tránh xa con rắn, Ê-va đã trợ giúp nó bằng cách cứ trò chuyện với nó. Thay vì bỏ chạy thật xa đối với kẻ dám chế giễu bổn tánh của Đức Chúa Trời, nàng trụ lại để tranh cãi. Điều nầy chẳng bao giờ là khôn ngoan cả. Ma quỉ không bao giờ biết điều phải cho nên chẳng có ích gì trong việc tìm cách lý lẽ với hắn. Không cần phải nhắc nữa, luôn luôn là nguy hiểm khi đùa bỡn với sự cám dỗ. Giây phút Ê-va phát hiện ra con rắn đang nói bóng gió một việc tạo ra sự nghi ngờ về lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời, nàng phải đá vào mặt nó rồi rạch lên đó những con dấu. Nhưng thay vì thế, nàng đã trụ lại để bàn bạc. Có nhiều Cơ đốc nhân ngày nay nghĩ họ có thể chống lại ma quỉ. Vì thế họ có thể nói năng nhăng nhít với hắn, dậm hắn dưới chân họ, rồi làm cho thế lực của hắn phải giảm thiểu đi. Quả là dại dột dường bao! Satan cười nhạo chúng ta và có thể ăn nuốt chúng ta trong bữa điểm tâm nếu hắn muốn. Chúng ta luôn luôn phải nhớ cần có một sự trọng nể nào đó dành cho Satan. Hắn rất có quyền lực. Chúng ta không thể đấu địch với hắn nếu không có quyền phép của Đấng Christ tác động trong và qua chúng ta.
Chúng ta hãy quan sát kỹ lời đáp trả của Ê-va trong 3.2-3: “Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời [Cần phải lưu ý rằng con rắn đã tránh không sử dụng danh giao ước của Đức Chúa Trời “Giê-hô-va” (Yahweh). Trong Sáng thế ký 1, Elohim (chỉ ra Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá) đã được sử dụng trong từng trường hợp đề cập đến Đức Chúa Trời, nhưng trong Sáng thế ký 2 - 4 tước hiệu Yahweh Elohim được sử dụng ở nhiều chỗ trừ ra ở đây trong phần đối thoại ở 3.1-5. Satan rất cẩn thận không nhắc tới danh giao ước cá nhân của Đức Chúa Trời mà chỉ nói tới Elohim, là tước hiệu nghe rất xa xôi. Thật đáng ngại thay, Ê-va đã noi theo sự dẫn dắt của nó khi nàng chỉ sử dụng Elohim trong lúc đối thoại] có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến [Có người xem phần đáp ứng của Ê-va khi thêm thắt vào mạng lịnh của Đức Chúa Trời (“Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến”), là tội lỗi đầu tiên. Tuy nhiên, Kinh thánh cho rằng tội lỗi là ăn trái cấm (Sáng thế ký 2.18; 3.11)], e khi hai ngươi phải chết chăng”. Khi đối đáp với con rắn, Ê-va cố gắng biện hộ cho danh dự của Đức Chúa Trời, nhưng trong quá trình ấy đã vặn cong Lời của Ngài. Trước tiên, trong khi Đức Chúa Trời phán: “Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn” (2.16), Ê-va nói: “Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn” (3.2). Ê-va quên “các thứ” và “tự do”, hai cụm từ nhấn mạnh tính rời rộng của Đức Chúa Trời (đối chiếu Rôma 8.32). Ê-va trừ bớt Lời của Đức Chúa Trời.
Tương tự, Ê-va có cảm tưởng không hay về tính nghiêm nghị của Đức Chúa Trời trong việc cấm trái của Cây biết điều thiện và điều ác. Nàng bày tỏ huấn thị của Đức Chúa Trời bằng những lời nầy: “Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng” (3.3). Còn Đức Chúa Trời, Ngài phán: “nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết” (2.17). Ê-va đã thổi phồng tính nghiêm ngặt của Đức Chúa Trời — “cũng chẳng đá động đến, e hai ngươi phải chết chăng!” Lời bình của nàng cho thấy rằng Đức Chúa Trời gay gắt đến nỗi một sơ suất vô ý sẽ đem lại sự chết [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 68]. Ở đây, Ê-va đang thêm thắt vào Lời của Đức Chúa Trời (xem Châm ngôn 30.5-6). [Khi chúng ta không nhớ chính xác Lời của Đức Chúa Trời, một tư tưởng về Đức Chúa Trời bị vặn cong là kết quả. Một xu hướng tự nhiên chúng ta hay có khi chúng ta không hiểu rõ hoặc không nhớ chính xác Lời của Đức Chúa Trời là làm cho lời ấy ra hạn chế nhiều hơn là ma quỉ làm nữa. Đây là một hình thức thiên về với luật pháp].
Trong khi thổi phồng sự cấm đoán tới điểm mà ở đó ngay cả việc đụng đến cây cũng là tội ác, Ê-va đã vô tình làm giảm đi sự phán xét của Đức Chúa Trời bằng cách bỏ sót từ “chắc”, và không chỉ ra được sự chết sẽ đến trong ngày vi phạm. Nói cách khác, Ê-va đã nhấn mạnh tính nghiêm khắc của Đức Chúa Trời, nhưng hạ thấp sự thực rằng sự phán xét sẽ được thực thi chắc chắn và mau chóng. Cuộc tấn công đầu tiên của Satan vào người nữ là cuộc tấn công của một kẻ tìm kiếm tôn giáo, trong một nổ lực tạo ra những nghi ngờ về sự nhơn từ của Đức Chúa Trời và hướng sự chú ý của nàng vào những gì bị cấm đoán như chống lại tất cả những gì đã được ban cho cách tự do. Trong trường hợp sau cùng nầy, Ê-va làm cho Lời của Đức Chúa Trời ra nhẹ đi.
Mạng lịnh nguyên thủy (Sáng thế ký 2.16-17)
Đáp trả của Ê-va (Sáng thế ký 3.2-3)
“Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn”
“Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn”
“nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết”
“song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng”
Kế hoạch của Satan hoàn toàn hiểm độc. Nếu hắn bắt đầu thách thức luật lệ của Đức Chúa Trời hay lòng tin của Ê-va đặt nơi Ngài, sự lựa chọn của nàng sẽ là một sự lựa chọn rất dễ dàng. Nhưng Satan đã lầm khi nói mạng lịnh của Đức Chúa Trời với một câu hỏi cho thấy rằng hắn đã sai lạc và cần phải được chỉnh đốn. Một ít người trong chúng ta có thể tránh né sự cám dỗ khi nói cho người khác biết rằng họ đang sai lầm. Và thực vậy, thật là kỳ diệu, Ê-va đã bắt đầu bước đi trên con đường bất tuân đang khi tưởng rằng mình đang biện hộ với con rắn về Đức Chúa Trời [Deffinbaugh, Genesis, Lesson 4. The Fall of Man (Genesis 3.1-24),
http://www.bible.org/http://www.bible.org/].
3. Cái độc ác của con rắn (3.4-5). Trong 3.1b, Satan đã hành động giống như một con chó săn ranh mãnh, nhưng giờ đây ở 3.4-5 Satan để lộ ra cái tôi dã thú của hắn. Môi-se ghi lại: “Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác” (3.4-5). Trong câu hỏi đầu tiên (3.1b), Satan đã thận trọng đến bên Ê-va, nhưng giờ đây hắn lao tới cùng nàng bên vệ đường với một lời dối trá tận mặt. Từ ngữ theo tiếng Hy bá lai lo (“bằng không”) đứng trước lời tuyên bố của Đức Chúa Trời “bằng không — ngươi chắc sẽ chết!” Hãy nắm lấy Đức Chúa Trời! Đây là lời của con rắn đối cùng Lời của Đức Chúa Trời — một đối xứng lố bịch [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 68]. Thật là quan trọng khi hiểu cụm từ “cha sự nói dối” (Giăng 8.44) chuyên nghiệp với những lời nói dối đến nỗi hắn thậm chí nổ lực biến Đức Chúa Trời thành một kẻ nói dối!
Chiến lược của Satan đã bắt đầu rất ngây ngô bằng cách giới thiệu và khích lệ sự nghi ngờ. Chiến lược của hắn mau chóng lên đến cực điểm nơi sự chối bỏ hiển nhiên Lời của Đức Chúa Trời (đối chiếu 2.17). Khi chối bỏ Lời ấy, hắn đã cài những động lực vào Đức Chúa Trời cho rằng Ngài không kiên định với bổn tánh của Ngài. Động lực chơn thật của Đức Chúa Trời là vì ích của con người, nhưng con rắn lại hàm ý cho rằng sở dĩ như thế là vì ích của Đức Chúa Trời với mọi phí tổn của con người. Điều nầy thêm vào phần đề nghị dường như chắc chắn với những gì con rắn đã có ý nói tới rồi về các động lực của Đức Chúa Trời trong 3.1. Sau khi ấp ủ một mối nghi ngờ về Lời của Đức Chúa Trời, Ê-va đã sẵn sàng tiếp nhận một sự chối bỏ Lời của Ngài.
Như 3.4 tỏ ra, việc đầu tiên Satan muốn chối bỏ là lẽ đạo nói tới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Hắn chối bỏ hình phạt của tội lỗi. Thực ra hắn muốn nói: “Hai ngươi sẽ không gặt lấy những gì mình gieo đâu”. Đây là lời nói dối đã quyến rũ dòng giống con người từ lúc ban đầu. Chẳng có một hình phạt nào dành cho sự bất tuân cả. Nhưng Kinh thánh rất nhiều lần nói rõ ràng rằng không một người nào thoát khỏi tội lỗi (Galati 6.7-8). Sự bất tuân đem lại sự chết (Rôma 6.23). [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 2002 [1988]), 135]. Như vậy, bắt buộc chúng ta phải công nhận có những hậu quả dành cho các hành động tội lỗi. Ám chỉ hay đề nghị là quyết định xem thường sự thánh khiết, sự công bình, và cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Habacúc 1.13).
Biến sự trái ngược trực tiếp nầy của Lời Đức Chúa Trời dường như là hợp lý; Satan sáng chế ra một động lực giả dối gán cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời, hắn ta nói, thực sự đã phát minh một hình phạt thực sự không có để giữ các ngươi trong chỗ của các ngươi đó. Ngài sợ các ngươi sẽ dấy lên tới cấp độ của Ngài. Nếu các ngươi biết nhiều như Đức Chúa Trời biết, các ngươi sẽ trở thành mối đe doạ đối với Ngài. Đáp ứng của Ê-va là điều tai hoạ không thể tránh được. Nàng tách lý do mà Đức Chúa Trời đã ban cho ra khỏi Lời của Đức Chúa Trời và nương cậy vào chính kinh nghiệm riêng có hạn của mình [Albert H. Baylis, From Creation to the Cross (Grand Rapids. Zondervan, 1996), 45].
Điều nầy xác lập tội lỗi lớn lao của con người: ấy là sống độc lập với Đức Chúa Trời. Đó là căn nguyên của tội lỗi. Như Burger King nói: “Hãy theo đường ngươi”. Tôi có đọc điều nầy tuần qua giữa số người vô tín, bài hát của Frank Sinatra: Đường tôi (My Way) nằm trong khổ thứ nhứt như giai điệu của một đám tang. Giai điệu viết như sau: “Nhưng tốt hơn hết tôi đã làm điều ấy theo cách riêng của tôi”. Nhưng sự thực là: Đường Tôi là bài ai ca nói tới sự chết, đánh dấu sự bùng nổ của cái tôi đòi tự trị. Nhưng nó mang lấy một sự quyến rũ ghê gớm lắm [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 69-70].
Thật là thú vị khi để ý thấy rằng những điều con rắn nói về sự sống của Ê-va chỉ là một nửa sự thật. A-đam và Ê-va không chết ngay tức khắc, và mắt của họ đã được mở ra. Mỉa mai thay, nàng đã sẵn sàng như Đức Chúa Trời, đã được dựng nên theo ảnh tượng của Ngài (1.26). Nàng đã trở nên giống như Đức Chúa Trời, trong đó nàng đã nhận được một tri thức lớn lao hơn về điều thiện và điều ác bằng cách ăn trái cấm. Tuy nhiên, nàng đã kém hơn Đức Chúa Trời vì nàng không còn ngây thơ về tội lỗi nữa. Mối tương giao của nàng với Đức Chúa Trời đã phải chịu khổ. Mặc dù nàng vẫn còn giống như Đức Chúa Trời, nàng không còn ở cùng Ngài nữa. Sự phân rẽ ra khỏi Đức Chúa Trời là hậu quả, là cốt lõi của sự chết (2.17). Lẽ đạo đầu tiên Satan chối bỏ trong Kinh thánh, ấy là tội lỗi kết quả trong sự chết (phân rẽ ra khỏi Đức Chúa Trời), hay chúng ta có thể nói, ấy là lẽ đạo Đức Chúa Trời không trừng phạt tội lỗi. Đây vẫn là lẽ thật mà hắn chịu khó nhọc để khiến cho người ta phải đi vào chỗ vô tín.
Cũng rất là thú vị khi để ý thấy rằng con rắn chỉ nói có hai lần (3.1b, 4-5). Tất cả chừng ấy là cuộc trao đổi có cần để nhận chìm con người liên tục xuống con đường xoắn ốc tội lỗi. Sự thành công của con rắn có thể được gán cho khả năng quỉ quyệt thắc mắc về sự nhơn từ của Đức Chúa Trời: là lẽ đạo chính của Sáng thế ký 1-2. Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ sự “tốt lành” cho con người nếu họ chỉ tin cậy nơi Ngài và vâng theo Ngài, là điều mà con rắn đã thách thức. Hắn cho rằng Đức Chúa Trời quả thực đang giữ lại điều “tốt lành” không ban cho tạo vật của Ngài. Lời xưng nhận của con rắn trực tiếp mâu thuẫn với mục đích chính của Sáng thế ký 1 và 2, nghĩa là, Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho điều chi là tốt lành cho con người [Chúng ta hãy dành ra một phút để xem xét vấn đề nầy. Trong sự cám dỗ phải có một việc cho đôi hôn phối, (1) ma quỉ sẽ nói với các bạn Đức Chúa Trời không thể mong các bạn hài lòng trọn vẹn trong 50 năm với người bạn đời mà bạn đã chọn lúc hai mươi tuổi. “Điều nầy không thực tế đâu!” hắn sẽ suỵt một tiếng cho xem. Không, đó là một cuộc tấn công vào sự bạn tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Sự thực của vấn đề, ấy là Đức Chúa Trời có khả năng trọn vẹn trong việc vùa giúp chúng ta giữ lấy giao ước hôn nhân và nâng đỡ mối tương giao trọn đời. (2) Satan sẽ nói với các bạn Đức Chúa Trời muốn các bạn phải sống hạnh phúc trên mọi điều khác và thậm chí nếu bất trung là sai trái, Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho các bạn. Đó là lẽ thật đã bị đầu độc với những sự dối trá. Đức Chúa Trời không quan tâm nếu chúng ta có sống hạnh phúc hay không, thực ra Ngài rất vui thích điều ấy nơi chúng ta, nhưng không phải với phí tổn của sự thánh khiết. Đức Chúa Trời cũng giàu ơn tha thứ, nhưng như thế không có nghĩa là không có một hậu quả xứng đáng nào dành cho tội lỗi. (3) Satan sẽ cho các bạn một việc chứng minh cho các bạn và nhiều người khác biết rằng các bạn vẫn còn hấp dẫn đối với phái kia. Đây là một sự hấp dẫn đối với lòng kiêu ngạo của các bạn. Toàn bộ lẽ thật là các bạn sẽ chứng minh mình dại dột là dường nào. Sách Châm ngôn cho chúng ta biết người nào đặt mình xuống con đường phức tạp của ngôi vườn sẽ chỉ còn có một “miếng bánh” mà thôi (6.26). Satan sẽ nói cho các bạn biết, với một gương mặt lạnh như tiền, rằng một việc sẽ cung ứng mẫu bị mất của trò chơi lắp ráp hay sẽ làm thư giãn cơn đau đầu trong nỗi cô đơn của các bạn. Đấy là một lời hứa sẽ không được giữ. Việc duy nhứt đem lại sự thoả lòng, thoả mãn và vui mừng trong cuộc sống là một sự đồng đi với Đức Chúa Trời, sự đồng đi ấy tươi mới, sinh động và thực sự].
[Một lần nữa, Ê-va đã có sự vui vẻ phấn khởi, muốn trần truồng chạy khắp khu vườn, nhưng nàng đã trụ lại tìm cách khiêu khích sự cám dỗ].
4. Tội lỗi của người nam và người nữ (3.6-7). Trong 3.6a: “Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn” [Franz Delitzch, the esteemed German scholar, called Gen 3.6 “The Devil’s Communion”]. Trong 3.1-5, con rắn đề xướng ra hai bước đầu tiên. Nhưng ở 3.6, nó để cho các ước ao tự nhiên của Ê-va đưa nàng vào bẫy. Đây là lý do tại sao chúng ta không thể chìu theo Flip Wilson mà xưng nhận: “Ma quỉ khiến tôi làm điều đó!” Giacơ đã chống lại phần tranh luận nầy cách đây 2.000 năm khi ông viết: “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình” (Giacơ 1.14).
Các nhu cần và ước ao cơ bản của Ê-va rơi vào ba phạm trù tương ứng với I Giăng 2.15-17. Trước tiên, về mặt thuộc thể: “bộ ăn ngon”. Điều nầy tương ứng với “tư dục của xác thịt”: muốn làm một việc gì đó ngược lại với ý chỉ của Đức Chúa Trời (nghĩa là, “ăn trái ngon”) [Hamilton viết: “Ngược lại với niềm tin thông thường, câu gốc không chỉ rõ trái nào mà người nam và người nữ đã ăn. Cây duy nhứt được nhắc tới trong phân đoạn cây vả (câu 7). Truyền khẩu đáng tin nhận dạng trái cây là trái táo theo cách đọc thông thường của tiếng La tinh malus, ‘ác’, và malum, ‘táo’” Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 1-17. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1990), 191]. “Trái của cây đó bộ ăn ngon”. Lòng ham muốn về đồ ăn là một phần của những gì đã kéo Ê-va vào trong tội lỗi. Thân thể thực hiện một sự lôi kéo trên chúng ta và tội lỗi sẽ sử dụng nhiều thứ ham muốn khác nhau. Có những ham muốn khác nhau của thân thể, ham muốn được thoải mái, sự nhàn rỗi, thèm ăn, ham muốn khoái lạc theo phần xác, về tình dục. Tất cả những thứ nầy là ống dẫn kéo chúng ta vào trong tội lỗi [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 1-11 (Kent, England, Sovereign World, 1997), 74].
Thứ hai, về tình cảm: “lại đẹp mắt”. Điều nầy tương ứng với “sự mê tham của mắt”. Ham muốn một thứ gì đó nằm ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời (nghĩa là, có trái đẹp). “Đẹp mắt”. Quyền của thị lực có một khả năng đáng kinh ngạc kích thích lòng ham muốn nhắm đến tội lỗi. Lòng ham muốn ở chỗ nầy mạnh hơn bất cứ một cảm xúc nào khác của thân thể. Cái nhìn sẽ làm tăng cao sự thèm muốn một thứ gì đó. Có một sự ham muốn thêm nữa, nó đến qua cái nhìn thấy — những sự cám dỗ đến qua sự tưởng tượng, bị khuấy động bởi thứ chi đó được nom thấy. Nếu Ê-va vô tội có thể bị níu kéo như thế, những kẻ sanh ra trong tội lỗi sẽ bị lôi kéo càng hơn nữa [Eaton, Genesis 1-11, 74].
Sau cùng, về trí khôn: “để mở trí khôn” [Từ ngữ Hy bá lai nói tới “ham muốn” (nechmad) ra từ cùng gốc rễ của từ “to covet” (thèm thuồng), Ê-va đang thèm muốn địa vị và tri thức của Đức Chúa Trời. Nàng cảm thấy ăn trái cấm sẽ cung ứng cho nàng thứ gì đó mà nàng hiện chưa có. Điều nầy luôn luôn là cốt lõi của sự thèm thuồng – muốn có thứ chi mà người ta hiện chưa có]. Điều nầy tương ứng với “sự kiêu ngạo của đời”, lòng ham muốn một việc ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời (nghĩa là, khôn ngoan giống như Đức Chúa Trời). “Điều nầy sẽ làm cho tôi khôn hơn” “Tôi cần điều chi tôi chưa có để được sung sướng”. [ Khi mọi sự đã được thốt ra và đã được thực thi, chính đây là sự cám dỗ sau cùng (khôn ngoan theo trí khôn ở ngoài Đức Chúa Trời) đã dẫn Ê-va tới chỗ bất tuân Đức Chúa Trời. Đúng là một bài học. Chúng ta phải tỉnh thức và thường xuyên dè chừng ý chỉ của Đức Chúa Trời! John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan), Electronic ed. Sailhamer, Genesis, 51]. Đây là cốt lõi của sự thèm muốn.
Nhu cần của con người
Sáng thế ký 3.6 Những sự cám dỗ
I Giăng 2.15-17 Tương xứng
Về phần xác
“Bộ ăn ngon”
Tư dục của xác thịt
Về tình cảm
“Đẹp mắt”
Mê tham của mắt
Về trí khôn
“Để mở trí khôn”
Sự kiêu ngạo của đời
Phân đoạn kế tuyệt đối là sự tàn phá: “bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa” (3.6b) [Ê-va đã nhìn thấy, đã hái, đã ăn và đã trao cho (Giacơ 1.13-15). Arnold, Encountering the Book of Genesis, 37]. Không những Ê-va đã phạm tội, nhưng trong sự suy nghĩ méo mó và ý thức về sự thành tựu ảo của nàng, nàng cũng trao trái cấm cho chồng mình ăn nữa. Khi Ê-va đem trái cấm đến cho A-đam, nàng đang hành động ngược lại với nguyên tắc “giúp đỡ” (đối chiếu 2.18). Thay vì hữu dụng và trợ giúp cho A-đam, nàng đang góp phần cho sự sa ngã của chàng. Nàng đang mời chàng và áp lực với chàng để tiếp nhận những gì đi ngược lại với quan điểm thiên thượng.
Người yêu của bạn nói với bạn về tội lỗi nào khiến cho bạn phải phạm tội vậy? Sự bất tuân Lời Đức Chúa Trời luôn luôn ảnh hưởng đến người khác. Tai hại thay, nó ảnh hưởng đến những người chúng ta yêu mến nhất. Sự bất tuân của Ê-va đã ảnh hưởng đến chồng, con cái, cháu, chắt, chít của nàng, và mỗi dòng dõi nối theo sau. Nan đề tội lỗi không dừng lại với sự lựa chọn. Khi chọn phạm tội, điều nầy dẫn tới nhiều hậu quả [Anne Graham Lotz, God’s Story (Nashville. Word, 1999 [1997]), 82].
Cụm từ “trao cho” là điều gây tàn phá trong câu nầy. A-đam đã ở với Ê-va trong khi cuộc trao đổi qua lại với con rắn đang diễn ra. Buồn thay, A-đam chẳng nói một lời rồi kế đó ông đã phạm tội cách cố ý khi ăn trái cấm đó [Walton viết: “A-đam đã ở đâu suốt câu chuyện nầy?” Phân đoạn Kinh thánh cho chúng ta biết, nhưng vì một lý do nào đó chúng ta lưỡng lự phải chấp nhận những gì Kinh thánh nói. A-đam đã ở với Ê-va khi ấy. Câu 6 có ý nói chàng đứng bên cạnh nàng trong lúc có sự cám dỗ? Nếu sự hiện diện của A-đam với vợ mình có ý nói rằng chàng đang đồng ý với nàng hoặc đang giữ vườn với nàng, đây là một câu nói vô nghĩa và không cần thiết. Thêm nữa, Kinh thánh không thể phân tích cách đơn giãn khi nói rằng chàng hiệp với nàng bằng cách dự phần hái và ăn trái cấm. Từ 3.1 chỗ con rắn nói với người nữ nhưng sử dụng số nhiều ‘các ngươi’, với cách nói bao gồm của người nữ ‘chúng ta’ và phần mô tả của con rắn về những kết quả sẽ hình thành cho cả hai, có từng biểu thị về văn phạm cho thấy rằng cả hai đang có mặt ở đó” John H. Walton, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 206]. Đừng đưa ra một sự nghi ngờ gì về việc ấy hết; mặc dù người nữ đã bị lừa gạt, người nam thì không (xem I Timôthê 2.13-14). A-đam thụ động quan sát mọi sự. Ông đã cố ý phạm tội, mắt mở to ra, không lưỡng lự. Tội lỗi của ông đã chất chứa với tư lợi tội lỗi. Ông đã quan sát Ê-va hái trái cấm, và chẳng có gì xảy ra cho nàng. Ông đã phạm tội cách cố ý, tưởng sẽ chẳng có hậu quả gì. Mọi sự đều đảo lộn hết. Ê-va đã bước theo con rắn, còn A-đam thì bước theo Ê-va, và chẳng có ai bước theo Đức Chúa Trời cả [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 71].
Tương tự với Lori (vợ tôi) và tôi đang ngồi trong phòng khách gia đình xem Super Bowl. Thình lình có chuông reo vang. Lori bật dậy để trả lời trong khi tôi cứ ngồi xem Super Bowl. Tôi có thể nghe thấy Lori đang trao đổi với kẻ tiếp thị máy hút bụi và lắng nghe với sự thích thú càng lúc càng tăng cách rao bán hàng của anh ta. Tôi không muốn ngưng việc quan sát trận đấu, vì vậy tôi để cho cuộc trao đổi đó cứ tiếp tục, thậm chí để cho Lori ký hợp đồng. Nếu khi ấy nàng chạy vào phòng và nói với tôi: “Nè, anh cũng ký vào đây nữa đi”. Thì chẳng có gì là sốc khi tôi ký vào đấy không chút phản kháng. Do vắng mặt, tôi đã để cho vợ tôi đưa ra một quyết định và tôi đã chọn đồng ý với quyết định đó [Minh hoạ nầy đã được sử dụng từ Deffinbaugh, Genesis, 4].
Trong câu chuyện Kinh thánh nầy, người nam chọn vâng theo vợ mình thay vì vâng theo Đức Chúa Trời (đối chiếu 3.17). A-đam nhìn thấy, nghe theo nàng trong một tình trạng chập chờn, đã chết mất về mặt thuộc linh, và sau khi có đủ mọi yếu tố, ông phải quyết định ôm lấy nàng hay ôm lấy Đức Chúa Trời. Với tất cả yếu tố, A-đam đã từ chối mối tương giao của mình với Đức Chúa Trời và đã vòng tay ôm lấy Ê-va. Ông đã nói “không” với Đấng Tạo Hoá của mọi ơn phước của ông, và đáp: “Vâng” với một người được dựng nên. Ông làm đảo ngược ý định thiêng liêng trong Sáng thế ký 1.28 rồi chuyển nó qua cho Satan.
Hỡi những người làm chồng, làm cha, nếu quí vị không lãnh đạo gia đình của mình, Satan sẽ làm việc ấy. Hỡi quí bà, làm ơn đừng xem đây là việc riêng; điều nầy không dự trù để gây ra mất lòng đâu. Đây là một câu nói chỉ ra lẽ thật của Kinh thánh. Đức Chúa Trời đã dựng nên gia đình để cho người nam lãnh đạo. Nếu người nam không lãnh đạo, hãy cầu xin Ngài lãnh đạo.
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta kết thúc ở 3.7 với những lời đáng buồn nầy: “Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân”. Lần đầu tiên trong Kinh thánh, chữ “đoạn” được viết ra với tính cách tiêu cực [Đối chiếu Sáng thế ký 1.3, 6, 9, 11, 14, 20, 24, 26, 29; 2.3, 7, 15, 18, 21]. Giây phút A-đam và Ê-va phạm tội, họ đã nhận được sự hiểu biết về điều thiện và điều ác. Kết quả là, họ “biết rằng mình loã lồ”. Mãi cho tới thời điểm nầy, cơ quan sinh dục của họ giống như hai bàn tay, hai bàn chân và môi miệng của họ. Tình trạng trần truồng của họ là rất xinh đẹp. Thế nhưng khi tội lỗi bước vào thế gian, tình trạng trần truồng đã trở thành xấu hổ ngoài mối quan hệ hôn nhân (đối chiếu 2.25).
Sau khi bản thân họ đã phạm tội, và giờ đây sống với những hậu quả tất yếu của nó, họ ra sức làm dịu đi nan đề. Thay vì đưa họ quay trở lại với Đức Chúa Trời, lỗi lầm của họ dẫn họ vào một quá trình tự ném đá, tự bảo hộ. Họ phải che thân mình lại [Hamilton, The Book of Genesis Chapters 1-17, 191]. Đây là khuynh hướng của nhân loại khi phải lo đến mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Kinh thánh nói rõ ràng rằng con người chỉ có thể có mối quan hệ với Đức Chúa Trời qua đức tin thật đơn sơ. Đức Chúa Trời đã vận dụng chương trình nầy để chẳng một người nào dám khoe mình trước mặt Ngài (Êphêsô 2.8-9). Ngày nay, liệu bạn sẽ thôi không còn tin vào bản thân nữa mà tin theo Đức Chúa Jêsus Christ làm sự thay thế cho bạn vì cớ tội lỗi không?
Chúng ta sẽ tóm tắt lại vấn đề nầy như thế nào? Tôi sẽ đề nghị việc hiểu biết và ứng dụng phần thông tin sau đây:
Chiến lược của Satan.
Có những tương xứng giữa sự cám dỗ của Satan đối với Ê-va và sự cám dỗ của hắn đối với Chúa Jêsus:
Chiến lược của Satan
Sáng thế ký 3
Luca 4
Nghi ngờ
“Đức Chúa Trời có phán rằng…?” (3.1b)
“Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời” (4.3).
Xuyên tạc
“Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” (3.1b).
“Hãy gieo mình xuống đi” (4.9).
Phủ nhận/Lừa đảo
“Hai ngươi chẳng chết đâu!” (3.4a).
“Ta sẽ cho ngươi hết thảy…vì đã giao hết cho ta” (4.6).
1. Satan tấn công gia đình. Hắn chẳng màng gì đến A-đam cho tới khi ông thành hôn.
2. Satan tấn công những tân tín hữu và những ai chưa ở trong mối quan hệ với các tín hữu khác. Họ thường làm miếng mồi ngon.
3. Satan tấn công khi bạn ít trông mong nhất. Hắn thích yếu tố ngạc nhiên. Khi bạn thoải mái, thư thả, không dè chừng, hay chắc ăn, hãy coi chừng! Ê-va đã ở trong một môi trường trọn vẹn, không có một lo toan nào trong thế gian, khi Satan tấn công.
4. Satan tấn công sự chúng ta tin cậy nơi Đức Chúa Trời.
5. Satan đầu độc lẽ thật bằng những lời dối trá.
6. Satan khơi lên sự kiêu ngạo của chúng ta.
7. Satan đưa ra những lời hứa mà hắn không bao giờ giữ.
Đáp ứng của bạn.
1. Hãy nhận biết tình trạng dễ bị tấn công của bạn.
2. Hãy mạnh mẽ lên. Hãy tỉnh thức về việc gieo ra “chơi bời trác táng” và rồi cầu nguyện vì “mùa màng mất ráo”!
3. Hãy đào sâu đức tin của bạn.
4. Hãy nhận biết và sử dụng Lời của Đức Chúa Trời (II Timôthê 2.15). “Kinh thánh chép” (Mathiơ 4). Dốt nát hay bất chấp Lời của Đức Chúa Trời khiến cho một người rơi vào chỗ dễ bị tấn công, bị cám dỗ (Thi thiên 119.11).
5. Hãy vững vàng. Hãy từ chối đừng đầu hàng (Êphêsô 6.10).
6. Hãy kháng cự Satan (Giacơ 4.7; I Phierơ 5.8-9).
7. Hãy tin cậy nơi sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời (Thi thiên 16.11). Hãy tỏ ra sự biết ơn đối với Ngài vì mọi sự mà Ngài đã làm cho bạn.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét