Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Cuộc hôn nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh (Eph 5.22-33) (B)



Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Cuộc hôn nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh
Êphêsô 5.22-33
1. John Maxwell cung ứng cho hội chúng của ông một bài giảng có đề tựa là: “Người vợ lý tưởng”. Dưới phụ đề “Điều người chồng trông mong, ở đây ghi như sau: "Luôn luôn xinh đẹp và vui tươi...có thể cưới một ngôi sao điện ảnh nhưng chỉ muốn có em... đẹp đến nỗi sẽ không bỏ chạy trong giông bão...không hề đau ốm...chỉ bị dị ứng đối với đồ nữ trang và áo choàng lông thú...dám nói rằng tự nàng dời đồ đạt đi là rất tốt cho phong cách của nàng...nấu ăn rất giỏi, lau chùi nhà cửa, sắp xếp các thứ trong nhà, và giữ yên lặng. Thú tiêu khiển thường xuyên của nàng là cắt cỏ và xúc dọn tuyết. Nàng hay nói câu: "ANH YÊU, EM SẼ LÀM GÌ CHO ANH BÂY GIỜ?" Nàng muốn bạn phải ra ngoài với những người bạn khác để nàng có thể ở lại trong nhà và lo ủi đồ". Rồi, dưới phụ đề: “Mỗi người sẽ được gì?” ở đây ghi như sau: "Nàng nói 140 từ trong một phút với những cơn gió thỉnh thoảng ở tốc độ 180. Ở đâu có khói...nàng đang nấu nướng! Nàng làm cho bạn biết bạn chỉ có hai lỗi lầm, những gì bạn nói và những gì bạn làm".
2. Không một ai nghi ngại rằng hôn nhân là không dễ bị tan vỡ. Ý tưởng ấy được tóm tắt trong lời đề tặng nầy trên tấm bia mộ ở New England.
Nằm đâu lưng nhau bên dưới những hòn đá nầy, chồng tôi và tôi.
Khi tiếng kèn chót thổi trên không, nếu anh ấy chổi dậy, tôi nghĩ mình vẫn còn nằm ở đó.
3. Nếu người ta yêu cầu chúng ta mô tả cuộc hôn nhân lý tưởng, tôi rất ngạc nhiên không biết chúng ta sẽ viết ra điều gì. Quí vị có thể chất đầy một thư viện với nhiều quyển sách mà người ta đã viết phân tích điều chi tạo thành cuộc hôn nhân lý tưởng. Hàng triệu đôla đã được phát ra từng năm một bởi sách vở, tạp chí, hội nghị và nhóm họp được vạch ra để giúp những đôi vợ chồng có được mối quan hệ mạnh mẽ hơn.
4. Thật là thú vị khi thấy rằng sự mô tả của Đức Chúa Trời về cuộc hôn nhân lý tưởng không dài lắm, mà chỉ có một đoạn ngắn. Tuy nhiên với một vài nét nầy từ ngòi viết rất cảm động của Phao-lô, chúng ta có sự dạy quan trọng nhất về hôn nhân mà thế gian đã từng biết qua. Sự dạy nầy đã chịu đựng phần thử nghiệm của nhiều thế kỷ. Người nào đã học biết các bí quyết của mối hôn nhân ấy cứ tiếp tục vui hưởng bông trái của nó rồi chuyển nó cho các thế hệ nối theo sau. Người nào bất chấp mưu luận của nó đã đối diện với đau thương, cay đắng, giận dữ và tức tối. Họ cũng chuyển những vết thương đau đớn nầy sang cho con cái của họ.
5. Đây là những nguyên tắc chung, chúng sẽ tác động nếu quí vị đã thành hôn trong năm tháng hay năm mươi năm. Những lẽ thật áp dụng cho mọi đôi vợ chồng vào bất cứ thời đại nào. Chúng ta càng áp dụng chúng và mối hôn nhân của chúng ta càng chu tất hơn. Chúng ta càng bất chấp chúng thì mối hôn nhân của chúng ta càng nếm phải điều tệ hại nhất.
6. Mưu luận của Đức Chúa Trời ở đây đã được nói ra rất đơn giãn. Những người làm vợ cần phải "phục theo" chồng của họ. Những người làm chồng cần phải "yêu thương" vợ của mình. Tuy nhiên, chúng ta phải thắt chặt lấy sự dạy nầy trong câu 18. Chúng ta cần phải được "đầy dẫy Đức Thánh Linh".
7. Phải "đầy dẫy" là phải phục theo Đức Chúa Trời và để cho Đức Thánh Linh cai quản những tư tưởng, lời nói và hành động. Những người làm vợ không thể "phục" nếu không có Đức Thánh Linh. Những người làm chồng sẽ không thể "yêu thương" một khi họ chẳng có Ngài.
8. Phân đoạn nầy so sánh mối quan hệ vợ chồng với mối quan hệ của Đấng Christ với Hội thánh của Ngài. Tuần vừa qua chúng ta đã tiếp thu một số lẽ thật đáng kinh ngạc về Đấng Christ và Hội thánh. Hôm nay chúng ta sẽ áp dụng các lẽ thật đó cho mối hôn nhân của chúng ta.
9. Khi chúng ta xem xét cuộc hôn nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh, trước tiên chúng ta sẽ xem xét bản chất của người vợ đầy dẫy Đức Thánh Linh rồi kế đó là bản chất của người chồng được đầy dẫy Đức Thánh Linh.
I. Bản chất của người vợ được đầy dẫy Đức Thánh Linh (các câu 22-24).
A. Ý NGHĨA của sự thuận phục (câu 22).
1. Ở đây, quí bà, một từ số nhiều. Khi nói ra từ "vâng phục" trong phạm trù hôn nhân là được hoan nghênh trong lỗ tai của một số phụ nữ giống như những mũi đinh cào xước ngang qua mặt một tấm bảng đen vậy.
2. "Vâng phục" ra từ một chữ Hy lạp có ý nói: "theo thứ tự trên dưới". Nó có nghĩa là: "phục theo quyền bính". Khi quí vị lái xe trong hạn định của tốc độ, quí vị đang vâng phục đối với luật pháp. Cấu trúc văn phạm trong giọng nói miền trung Hy lạp cho thấy rằng đây là sự bằng lòng và tình nguyện.
Nữ giới biết "vâng phục" đối với chồng của họ là không được ai ưa chuộng cả. Hội SBC sử dụng một giải pháp về gia đình bao gồm chức năng làm đầu của người làm chồng và sự vâng phục của người làm vợ. Những người theo chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa tự do đã đi quá lố! Họ nói quan niệm nầy rất cổ xưa và hạ phẩm giá đối với nữ giới. Có người gán cho sứ đồ Phao-lô cái nhãn "gynophobe", một kẻ thù ghét phụ nữ. Khi Công Nương Diana lấy Hoàng Tử Charles, nàng đã thốt ra những lời thề trong đám cưới cổ truyền theo giáo hội Anh của mình. Có những thanh nữ đến yêu cầu tôi làm y như thế. Quí vị ơi, có người muốn tải quan niệm ấy vào nghi thức cưới xin của họ, nhưng Đức Chúa Trời không bỏ điều ấy ra khỏi Lời của Ngài!
3. Lý do mà nhiều người có nan đề với sự vâng phục trong hôn nhân, ấy là họ có một quan niệm không đúng trong cách suy nghĩ. Có người đã sử dụng điều nầy để khống chế vợ của họ. Nhận định chung về sự vâng phục là người chồng luôn giữ tư thế gác chân kiểu "chủ lãnh địa" trong khi vợ ông ta phục vụ như một nô lệ thần phục, lo làm hết mọi việc. Tôi có hai đứa con gái và tôi đã gặp rắc rối với bất kỳ một thanh niên nào với nhận định nầy!
Một đôi vợ chồng vừa mới cưới đưa nhau vào khách sạn trong tuần trăng mật của họ. Cô dâu nói: "Chúng ta không hành động giống như mới cưới, chúng ta hãy hành động giống như chúng ta đã thành hôn lâu rồi vậy". Người chồng đáp ngay: "Ok, em mang hành lý lên nhé".
4. Không có điều gì cao xa hơn lẽ thật của Kinh thánh. Hãy nhìn vào câu đứng trước đó xem. Hết thảy tín đồ đều phải "vâng phục nhau". Chúng ta cần phải bằng lòng nhân nhượng quyền hạn, của cải, thì giờ, năng lực của mình để trợ giúp, yêu thương khích lệ nhau. Theo ý nghĩa đó, những người làm chồng cũng phải "vâng phục" đối với những người làm vợ.
5. Đúng là ý nghĩa của sự vâng phục theo Kinh thánh. Nó có ý nói Đức Chúa Trời có một trật tự trong gia đình. Học trò đang ở dưới quyền của thầy. Cũng một thể ấy với cha mẹ và con cái, giữa chủ và người làm công, huấn luyện viên và toàn đội. Người chồng có một vai trò, người vợ có một vai trò khác.
6. Đúng là ý nghĩa của sự vâng phục theo Kinh thánh. Hãy chú ý nàng cần phải "vâng phục" đối với chính "chồng MÌNH". Nữ giới không thấp kém hơn nam giới. Nàng không "vâng phục" đối với từng người đờn ông, chỉ vâng phục chính chồng mình mà thôi.
7. Cũng hãy chú ý rằng những người làm vợ cần phải vâng phục "như vâng phục Chúa". Điều nầy có ý nói rằng là những người nữ đầy dẫy Đức Thánh Linh, đây là bổn phận, sự vâng phục, và nghĩa vụ của họ đối với Đức Chúa Trời.
B. Phương pháp cho sự vâng phục (câu 23).
1. "Vì chồng là đầu vợ". "Đầu" có ý nói "có quyền hơn". Theo cùng một cách thức Cảnh sát trưởng là đầu Cơ quan Cảnh sát, người chồng là đầu của người nhà mình.
2. Trật tự quyền bính bắt rễ từ trong sự sáng tạo. Từ lúc ban đầu khi có trật tự do Đức Chúa Trời thiết lập. I Cô-rinh-tô 11.3 chép: "Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Đấng Christ là đầu mọi người; người đờn ông là đầu người đờn bà; và Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ". Người nam đã được dựng nên trước tiên (tiếng Hê-bơ-rơ là ish) và người nữ được dựng nên từ người nam (isha – "ra từ người nam"). Sáng thế ký 2.23 chép rằng Ađam nói: "Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có".
3. Trật tự quyền bính cũng bắt rễ từ trong sự cứu chuộc. Khi ấy Phao-lô so sánh hôn nhân với Đấng Christ là "đầu của Hội thánh". Không một ai trong chúng ta dám luận rằng Chúa Jêsus vừa là "đầu" vừa là "Cứu Chúa" của Hội thánh, là thân thể của Ngài. Vì lẽ đó, nếu chúng ta chấp nhận Kinh thánh là không thể sai sót được, chúng ta không dám luận rằng người chồng đang ở trong một địa vị có trách nhiệm trên cả vợ của mình.
C. TẤM GƯƠNG cho sự vâng phục (câu 24).
1. Phao-lô nói: "ấy vậy" hay "cũng một thể ấy" "như Hội thánh phục dưới Đấng Christ, thì đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự". Điều nầy làm bật ra thắc mắc: "Hội thánh phục dưới Đấng Christ như thế nào?"
2. Mối quan hệ của Hội thánh đối với Đấng Christ không phải là tước bỏ phẩm chất hay làm giảm giá trị của con người. Mối quan hệ của chúng ta với Chúa Jêsus không phải là nô lệ khúm núm, quì lụy, nhưng là những người tiếp nhận sự ưu ái và chăm sóc của Ngài. Mục sư John Stott đã nói: "Bất cứ lúc nào chức năng làm đầu của người chồng chỉ ra quyền lãnh đạo của Đấng Christ, khi ấy người làm vợ phải vâng phục đối với sự bảo hộ, sự tiếp trợ từ tình yêu thương của người chồng, chớ không làm giảm đi giá trị chức năng đàn bà của người làm vợ, mà còn tích cực làm cho chức năng ấy được phong phú thêm".
3. Những người làm vợ không còn là đồng lãnh đạo, đồng tiếp trợ, đồng bảo hộ với chồng của mình bất cứ điều chi khác hơn Hội thánh đối với Đấng Christ.
4. Hãy chú ý cụm từ sau cùng. Ở đây chép: "trong mọi sự". Phải chăng "mọi sự" thực sự có ý nói "mọi việc?" Phải và không.
a. “Phải” theo ý nghĩa điều nầy phù hợp với lẽ thật của Kinh thánh.
b. “Không” theo ý nghĩa một người chồng có thể buộc vợ mình đang vi phạm Lời Đức Chúa Trời.
D. Áp dụng nguyên tắc vâng phục.
1. Kẻ thù quan trọng nhất trong sự vâng phục chính là bản ngã. Khi chúng ta không vâng phục đối với Chúa hay bất kỳ ai có quyền trên chúng ta, sở dĩ như thế là vì tính ích kỷ. Chúng ta tranh luận, chiến đấu và giữ lấy sự miễn cưởng vì chúng ta muốn điều chúng ta muốn và sẽ không chịu phục dưới uy quyền.
2. Sự vùa giúp quan trọng nhất trong sự vâng phục chính là Đức Thánh Linh. Hãy nhớ câu 18, chúng ta được truyền cho phải được "đầy dẫy Đức Thánh Linh". Thưa quí bà, quí vị sẽ không bao giờ thực sự vâng phục chồng mình với sức lực riêng của quí vị được. Xác thịt rất mạnh mẽ. Thánh Linh của Đức Chúa Trời phải cai quản quí vị.
3. Phần thử nghiệm quan trọng nhất trong sự vâng phục là từng trải. Nhiều Cơ đốc nhân đang tìm cách vâng phục. Họ đến sát một bên nhưng không hoàn toàn thực thi sự vâng phục đó. Họ không hề vâng phục cách hoàn toàn, sợ có điều gì đó sẽ xảy ra.
Hannah Whithall Smith thuật lại câu chuyện nói về một người tuột sợi dây rớt xuống giếng. Ông ta tưởng sợi dây đủ dài, nhưng khi xuống lần theo sợi dây ông ta đụng đáy giếng bằng chân của mình. Ông cũng mệt mõi lắm không leo lên lại được, vì vậy ông ta cứ bám ở đó lâu lắm, ông ta cứ sợ rằng ông ta rớt xuống tan tành thành từng mãnh ở dưới đáy giếng ở bên dưới. Sau cùng, khi ông ta có sức vùng lên được …ba inches!
4. Nỗi sợ hãi lớn nhất trong sự vâng phục là đau khổ. Trong quyển Creative Counterpart, Linda Dillow liệt kê ra 4 nỗi sợ của nữ giới trong sự vâng phục: (1) Nàng sợ những gì chồng yêu cầu nàng phải làm; (2) nàng sợ chồng sẽ thất bại; (3) nàng sợ chồng không có trách nhiệm; (4) nàng sợ ý muốn của Đức Chúa Trời.
5. Niềm vui lớn lao nhất trong sự vâng phục là phục theo Đức Chúa Trời. Thưa quí bà, sự vâng phục không phải quá thiên vào việc tin cậy nơi chồng của mình. Mà thiên về việc tin Đức Chúa Trời sẽ làm gì với chồng của mình.
Linda Dillow chia sẻ một câu chuyện về người phụ nữ mà bà quen biết. "Sharon là một phụ nữ rất xinh đẹp, khôn ngoan và là một tân tín hữu khi bị chồng bỏ…" Ông ta bỏ đi để theo đuổi khoái lạc với bất cứ giá nào. "Có nhiều người cho bà ta là dại dột khi bà ta cứ tiếp tục hy vọng có một sự phục hoà rồi cứ giữ cho những cánh cửa mở rộng trong hy vọng. Bà ta đã chờ đợi chồng và phấn đấu chịu vâng phục". Bà nhờ lời nói nầy từ Alan Redpath: "Chẳng có một thứ gì – không phải hoàn cảnh, không phải rắc rối, không phải thử thách – có thể chạm đến tôi cho tới chừng, trên hết mọi sự, nó đi ngang qua Đức Chúa Trời và ngang qua Đấng Christ thì mới đến thẳng với tôi được. Nếu nó đi xa như thế, nói đã đến với một mục đích quan trọng, tôi không thể hiểu nổi trong giờ phút đó. Nhưng khi tôi từ chối không hốt hoảng, khi tôi nhướng mắt lên nhìn xem Ngài và chấp nhận nó như đã đến từ ngôi của Đức Chúa Trời vì một mục đích quan trọng nào đó, đem ơn phước đến cho tấm lòng tôi, không một nổi buồn nào khuấy khuất tôi, không một thử thách nào sẽ tác động được tôi, không một hoàn cảnh nào khiến cho tôi phải băn khoăn – vì tôi sẽ yên nghỉ trong sự vui mừng vì biết Chúa tôi đang làm gì – đấy là sự yên nghỉ của đắc thắng". Nhiều người cũng bị sốc khi chồng bà ta trở về, phục theo Chúa và vợ mình cách sâu sắc.
II. Bản chất của người chồng được đầy dẫy Đức Thánh Linh (các câu 25-33).
A. Tình yêu thương của người chồng là tình yêu THUỘC LINH (câu 25a).
1. Thưa quí ông, Kinh thánh dạy rất rõ ràng rằng quí vị là "đầu" trong gia đình của quí vị. Đức Chúa Trời đã khoác chiếc áo quyền bính lên hai vai của quí vị rồi. Chúa Jêsus phán với Phi-lát, Tổng đốc La mã: "Nếu chẳng phải từ trên cao đã ban cho ngươi, thì ngươi không có quyền gì trên ta" (Giăng 19.11). Chúa Jêsus đã phán trong Luca 12.48: "…Vì ai được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều".
2. Có người sẽ nói: "Tôi cảm thấy có tình yêu dành cho vợ tôi". Cảm xúc là một phần của tình yêu, nhưng tình yêu thực được thấy qua hành động – cách chúng ta đối xử với họ.
3. Thưa quí ông, vợ của chúng ta là những sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Kinh thánh cung ứng cho chúng ta ít nhất ba lý do tại sao! Thứ nhứt, về tình bạn (Trong Sáng thế ký 2.18, Đức Chúa Trời phán: "Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó". Thứ hai, về sự nhân giống (Sáng thế ký 1.28). Thứ ba, về sự cầu toàn (I Cô-rinh-tô 7.1-3).
4. Ở đây trong thơ Êphêsô, Kinh thánh cung ứng cho chúng ta một lý do thuộc linh, chúng ta phải nêu gương tình yêu thương của Đấng Christ. Là "đầu" trong gia đình của chúng ta, Đức Chúa Trời phán: "hãy yêu vợ mình". Khuôn mẫu là "…như Đấng Christ đã yêu Hội thánh".
Trẻ em trong thập niên 1800 đã có "sổ tay" sử dụng để học cách viết chữ. Chúng đồ lại những mẫu tự chính xác y như in trong sổ đó. Đấy là lý do tại sao khi quí vị xem xét cách viết từ thời kỳ ấy, chữ ai viết cũng tương tự với nhau cả. Chúa Jêsus là quyển "sổ tay" dành cho hết thảy những người làm chồng.
5. I Phierơ 3.7 chép: "Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em". Phierơ đã mô tả hôn nhân là "phước sự sống". Khi chúng ta yêu vợ mình theo cách thuộc linh, chúng ta càng gần gũi hơn, tốt đẹp hơn, phong phú hơn và sâu sắc hơn.
B. Tình yêu của người chồng là tình yêu HY SINH (câu 25b). Không những Chúa Jêsus yêu Hội thánh theo cách thuộc linh mà còn theo cách hy sinh nữa. Ngài đã "phó chính mình vì Hội thánh". Chúng ta hãy chú ý bốn cách mà những người làm chồng có thể tỏ ra loại tình yêu hy sinh đó.
1. Thứ nhứt, một người chồng sẽ CUNG ỨNG MỌI SỰ cho vợ mình giống như Đấng Christ đã phó mạng sống Ngài cho Hội thánh. Chúa Jêsus đã phó mạng sống Ngài cho Hội thánh. Hầu hết chúng ta đều không ngần ngại bắn ra một viên đạn cho vợ con mình. Mặc dù chúng ta sẽ chết vì họ, có phải chúng ta sống vì họ không? Liệu chúng ta sẽ bỏ đi một ngày chơi golf (hay bất cứ điều chi khác) để đi mua sắm? Tình yêu hy sinh có nghĩa là đặt mọi nhu cần của họ lên trên nhu cần của chúng ta.
2. Thứ hai, một người chồng sẽ CẦU THAY cho vợ mình giống như Đấng Christ đã cầu thay cho Hội thánh. Chúa Jêsus thường cầu thay cho các môn đồ. Trong Giăng 17.20-21: "Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa, để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến". Chúng ta có cầu thay hay cầu nguyện cùng với vợ mình không?
3. Thứ ba, một người chồng cần phải CHÚ Ý tới vợ mình giống như Đấng Christ chú ý tới Hội thánh vậy. Chúa Jêsus "nuôi nấng và săn sóc" Hội thánh của Ngài. Ngài ấp ủ chúng ta. Chúng ta có làm như thế với vợ của mình không? Mỗi người phụ nữ đều có 5 nhu cần chính: (1) Tình cảm; 2) trao đổi, 3) thành thực và cởi mở, 4) ủng hộ về tài chính, 5) tận tâm và sốt sắng trong gia đình.
4. Thứ tư, một người chồng cần phải TRUNG THÀNH với vợ mình giống như Đấng Christ đối với Hội thánh vậy. Thưa quí ông, từ nhà người láng giềng của quí vị cho đến Nhà Trắng, chúng ta đang sống vào một thời điểm khi sự chung thủy hôn nhân dường như cần phải chuẩn hoá vậy. Chúa Jêsus đã không bao giờ và sẽ không bao giờ bất trung đối với chúng ta. Chúng ta là tình yêu chơn thật duy nhứt của Ngài cho đến đời đời. Món quà lớn lao nhất mà quí vị có thể trao cho vợ mình là sự tin cậy hoàn toàn.
C. Tình yêu của người chồng là tình yêu NÊN THÁNH (các câu 26-27).
1. Tuần qua chúng ta đã nhìn thấy hai hình ảnh trong mấy câu nầy. Thứ nhứt có hình ảnh cô dâu người Do thái. Thứ hai là hình ảnh cô dâu của Đấng Christ, hình ảnh mang tính tiên tri nói tới sự tái lâm của Đấng Christ.
2. Hôm nay, chúng ta hãy xem hình ảnh thứ ba, một hình ảnh nói tới cuộc hôn nhân ở trên đất. Một phụ nữ Cơ đốc đã được "nên thánh… không vết không nhăn" hay "đẹp đẽ" bởi ơn cứu rỗi trong Đấng Christ. Tuy nhiên, về mặt thực tế nàng đã được nên thánh và được thanh tẩy khi nàng tấn tới trong ân điển và trở nên trưởng thành về mặt thuộc linh.
3. Hỡi những người làm chồng, quí vị đang đóng một vai chính trong sự trưởng thành thuộc linh nơi vợ của mình. Khi quí vị càng trở nên giống như Chúa Jêsus hơn, khi quí vị tỏ ra đạo đức tin kính, vợ của quí vị sẽ noi theo gương của quí vị. Quí vị là đầu, nàng là thân thể. Quí vị là "một thịt".
D. Tình yêu của người chồng là tình yêu THOẢ LÒNG (các câu 29-33).
1. Câu 29 chép: "Vì chẳng hề có người nào ghét chính thân mình, nhưng nuôi nấng săn sóc nó". Câu 33 chép: "Thế thì mỗi người trong anh em phải yêu vợ mình như mình". Đây là Điều Luật Vàng trong hôn nhân.
2. Thưa quí ông, chúng ta yêu bản thân mình. Tình yêu nầy không phải là tình yêu hoặc sự ngưỡng mộ không bình thường và quá mức đối với bản thân mình theo ý nghĩa thông thường. Chúng ta yêu thân thể của mình. Chúng ta mặc quần áo, che chở và nuôi nấng chúng. Chúng ta cung ứng cho chúng sự yên nghỉ và quan tâm về y tế… mà chẳng suy nghỉ về nó! Cũng một thể ấy với vợ của chúng ta.
3. Quí vị là "một thịt" với vợ của mình! Khi quí vị chúc phước, gây dựng, xét đoán, hay chỉ trích, phê phán nàng, quí vị đang làm những việc đó với chính bản thân mình.
PHẦN KẾT LUẬN: Thưa quí bà, cách tốt nhất để nâng cao cuộc hôn nhân của quí vị là phải tỏ ra sự "kính trọng" dành cho chồng mình. Một người phụ nữ đi gặp một vị tư vấn và nói ra bà ta rất căm ghét, và dự định ly dị với chồng. "Tôi muốn làm cho ông ấy bất cứ gì tôi có thể làm để cho ông ấy biết mặt". Vị tư vấn kia nói: "Được, trong trường hợp đó, tôi khuyên bà phải khởi sự đổ trên ông ấy với nhiều lời thăm hỏi. Khi bà đã thấy không thể thiếu ông ấy được nữa, khi nào ông ấy nghĩ bà yêu ông ấy cách thành kính, lúc đó hãy khởi sự hành động ly dị. Đó là cách làm cho ông ấy đau thương". Một vài tháng sau, người vợ quay trở lại cho hay rằng mọi sự đều tiến triễn tốt đẹp. Bà nói với vị tư vấn của mình như thế. Ông ta bèn đáp: "Tốt rồi, bây giờ là lúc nộp hồ sơ xin ly dị". Người đàn bà kia nói: "Ly dị hả, không bao giờ. Tôi yêu chồng tôi lắm lắm" (Bits & Pieces, 8-91).
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét