Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

Gen 1.1-2: "Thiên tài sáng tạo"



"Thiên tài sáng tạo"
(Sáng thế ký 1.1-2)

Năm Mới đánh dấu một mùa của những khởi đầu mới. Vì thế, có nhiều người bắt đầu Năm Mới với “những giải pháp của Năm Mới”. Mục tiêu là duy trì những giải pháp nầy suốt cả năm …hay thực tế, ít nhất suốt cả tháng Giêng. Người nào trong chúng ta giữ các giải pháp trong tháng Hai đặc biệt muốn kỷ luật người ta. Khi có người thất bại không giữ được các giải pháp của họ, tôi muốn đề nghị nên khởi sự một Năm Mới với một nghiên cứu mới về quyển sách nói tới những khởi đầu mới — sách Sáng thế ký.
Mục đích chuyến hành trình của chúng ta qua sách Sáng thế ký là tự làm quen với gốc rễ đức tin của chúng ta, cung ứng cho chúng ta một cái nền vững chải trên đó chúng ta bắt đầu Năm Mới với Đức Chúa Trời. Có lẽ phải mất một thời gian bạn mới làm quen với từng trang của quyển sách đầu tiên trong Kinh thánh. Đây là một cách thử đơn giãn để xem coi bạn có cần tự làm quen với những lẽ thật trong sách Sáng thế ký hay không đấy thôi! Tôi muốn chia sẻ với quí vị “Mười Cách Để Biết Bạn Có Cần Nghiên Cứu Sách Sáng Thế Ký” hay không!?!
1. Vị Mục sư của bạn công bố một loạt bài giảng mới từ sách Sáng thế ký và bạn kiểm tra Bảng Mục Lục để xem coi sách ấy có trong quyển Kinh thánh hay không!?!.
2. Bạn nghĩ Ápraham, Y-sác, và Gia-cốp có một ít may mắn ở độ tuổi 60.
3. Bạn mở sách Sáng thế ký ra và bản hợp đồng Đệ II Thế Chiến rơi ra.
4. Vị tộc trưởng trong Cựu Ước bạn ưa thích là Hercules.
5. Một gia đình nhỏ loài chuột chũi đã có chỗ ở trong quyển sách.
6. Bạn thấy thất vọng vì Charlton Heston không được kê ra trong phần mục lục của Kinh thánh.
7. Bạn bắt mấy đứa con của mình nhìn vào các bức tranh trong quyển Kinh thánh của chúng chỉ về Vườn Ê-đen rồi bạn hỏi: “Ai đưa cho tụi bây thứ rác rưỡi nầy?”
8. Bạn nghĩ tháp Babên đang ở tại Paris, nước Pháp.
9. Bạn để quyển Kinh thánh xuống mỗi lần vị Mục sư nói: “Làm ơn mở sách nói tới Mênchixêđéc ra, chương 14”.
10. Mấy đứa con cũng hỏi bạn nhiều câu về truyện tích Kinh thánh khi lên giường ngủ: “Nôê gã chăn chiên và chiếc tàu nhiều màu sắc của gã ấy”.
Tôi muốn bắt đầu phần nghiên cứu có cần về sách Sáng thế ký bằng cách tóm tắt quyển sách và lưu ý một số sự kiện đặc biệt và thú vị về chính quyển sách. Môise đã viết ra quyển sách Sáng thế ký. Nói về mặt niên đại, thật là thú vị khi thấy rằng ba chương đầu tiên của sách Sáng thế ký bao phủ một phần ba lịch sử của Kinh thánh! Đức Chúa Trời đã gói ghém một khoảng thời gian trong ba chương của Kinh thánh. Sách Sáng thế ký có thể được chia ra làm hai phần chính. Phần thứ nhứt, các chương 1-11, nhắc tới vũ trụ vật chất và với sự sáng tạo, nhưng ở phần sau, các chương 12-50, Đức Chúa Trời bắt đầu xử lý cách cá nhân với con người và với tuyển dân của Ngài. Đức Chúa Trời chú trọng nhiều vào Ápraham hơn Ngài chú trọng vào cõi vũ trụ đã được dựng nên. Mọi điều nói cho tôi biết, ấy là Đức Chúa Trời chú trọng nhiều vào bạn và xem trọng bạn hơn là Ngài có đối với toàn bộ vũ trụ vật chất kia. Đức Chúa Trời xem trọng giá trị sự Ngài sáng tạo con người hơn vũ trụ vật chất kia xuyên suốt sách Sáng thế ký.
Cho phép tôi minh hoạ điều nầy bằng cách chỉ ra bốn sách Tin Lành trong Tân Ước. Trong 89 chương ghi các câu chuyện trong bốn sách Tin Lành, chỉ có bốn chương bao phủ 30 năm đầu tiên trong cuộc đời của Chúa Jêsus trong khi 85 chương kia bao phủ ba năm cuối của cuộc đời Ngài. (27 trong số các chương đó nhắm vào 8 ngày cuối của cuộc đời Ngài). Như vậy Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang đặt phần nhấn mạnh ở đâu? Tôi dám chắc bạn sẽ đồng ý phần chú trọng đặt ở phần cuối, 8 ngày cuối được bao phủ bởi 27 chương. Và phần cuối nói tới điều gì? Phần ấy nói tới sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ (I Côrinhtô 15.1-19). Đó là phần quan trọng nhất của bản tường trình về Tin Lành. Đức Chúa Trời đã ban cho các sách Tin lành để bạn phải tin rằng Đấng Christ đã chịu chết vì cớ tội lỗi của bạn và Ngài đã sống lại từ kẻ chết để ban cho bạn sự sống đời đời (Giăng 20.30-31). Đó là phần quan trọng. Đó là lẽ thật rất quan trọng mà Đức Chúa Trời muốn nhấn mạnh. Cũng một thể ấy, lẽ thật rất quan trọng trong sách Sáng thế ký, ấy là Đức Chúa Trời của vũ trụ vốn yêu thương và xem trọng bạn hơn bất cứ điều chi khác.
Vào ngày Lễ Giáng Sinh năm 1968, ba phi hành gia chiếc Apollo 8 đã bay ở mặt tối của mặt trăng đối mặt với quả địa cầu. Thình lình, trên đường chân trời của mặt trăng nổi lên quả đất màu xanh và trắng, bao phủ bởi ánh sáng lấp lánh của mặt trời chiếu qua khoảng không gian tối tăm kia. Mấy nhà kỹ thuật nầy, được đào tạo bởi kỹ thuật và khoa học, đã không thốt ra tên của Einstein. Thậm chí họ không nhắc tới các thi sĩ, hay những kịch sĩ. Chỉ có một điều duy nhứt bắt lấy nỗi rung động trước bối cảnh uy nghi nầy. Hàng tỉ người đã nghe thấy giọng nói từ ngoài không gian bao la kia khi phi hành gia thốt ra câu nói: “Ban đầu Đức Chúa Trời” — ý tưởng duy nhứt xứng đáng đủ để mô tả nỗi kính sợ khôn tả xiết ấy, không thể thốt ra bằng một phương thức nào khác. “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên” — ý tưởng không thể không có về cõi vô hạn và đời đời [Preaching Today Citation. Ravi Zacharias, “If the Foundations Be Destroyed,” Preaching Today, Tape No. 142].
Không có một cách nào khác để tiếp cận sách Sáng thế ký để công nhận rằng Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời rất đáng sợ. Hãy cẩn thận đọc cầu Kinh thánh nầy: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất” [Bản Kinh thánh New Revised Standard dịch Sáng thế ký 1.1 có khác đôi chút. “Ban đầu, khi Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất” (chữ in nghiêng là do tôi). Các nhà dịch thuật ấy hiểu câu nầy như sau: phải xác định tình huống khi Đức Chúa Trời khởi sự công cuộc sáng tạo. Stuart viết: “Bản Hêbơrơ dịch hay hơn: “Đức Chúa Trời, lúc ban đầu, dựng nên …” hay “Khi Đức Chúa Trời bắt đầu dựng nên…”. Douglas Stuart, Favorite Old Testament Passages (Philadelphia. Westminster, 1985), 10. Phần dịch thuật của Stuart bị tranh cãi gay gắt lắm]” (1.1). [Bản Kinh thánh Hêbơrơ chỉ có 7 từ trong Sáng thế ký 1.1. Con số “7” rất quan trọng trong bản tường trình của Kinh thánh một khi nó làm biểu tượng cho sự trọn vẹn và hoàn toàn. Thật thú vị thay, con số nầy thích ứng với khuôn mẫu bằng số suốt cả chương nầy và phần còn lại của Ngũ Kinh. Đúng là một sự nhắc nhớ từng chữ trong từng câu rất là quan trọng!]. Có hai mục đích trong câu nói mở đầu nầy: (1) xác định Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá và (2) giải thích nguồn gốc của thế gian. Nguồn gốc không ám chỉ rằng tuyệt đối chẳng có gì tồn tại hay đã xảy ra trước sự sáng tạo nầy. Công cuộc sáng tạo có tính cách phân rẽ những thiên sứ cùng các tạo vật khác ở trên trời đã được thừa nhận rồi (xem 1.26).
Ba từ đầu tiên trong bản Kinh thánh Anh ngữ (“In the beginning”) (Ban đầu) chuyển dịch một từ Hy bá lai bereshit [“Ban đầu” là sự khởi đầu của công cuộc sáng tạo của vũ trụ, chớ không phải khởi đầu của muôn vật (đối chiếu Mác 1.1; Giăng 1.1). Điều nầy rất rõ ràng từ văn mạch]. Từ nầy không nhất thiết nói tới một khoảng thời gian ngắn. Từ nầy có ý nói tới Kinh thánh không hề dự trù cho chúng ta phải định vị tuổi tác của vũ trụ. Chúng ta không thể nói chắc khi nào Đức Chúa Trời dựng nên vũ trụ hay bao lâu Ngài dựng nên nó. Ngài có thể dành ra hàng tỉ tỉ năm hoặc Ngài chỉ sử dụng sáu ngày, mỗi ngày có 24 giờ. Phân đoạn Kinh thánh không làm cho sự tò mò của chúng ta được thỏa mãn. Nó chỉ nói: “Ban đầu Đức Chúa Trời …” [Nếu chúng ta phải tái sắp xếp lại muôn vật tính theo niên đại, chúng ta sẽ nói rằng Giăng 1.1, ở đây chép: “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời”, hiển nhiên là có trước Sáng thế ký 1.1. Chúng ta biết rõ điều nầy vì Giăng 1.3 cho chúng ta biết rằng chính là đạo, Ngôi Lời, Đấng Mêsi, qua Ngài cả vũ trụ đã được dựng nên. Qua Giăng 1.1 bắt đầu cùng một cách giống như Sáng thế ký 1.1 với “Ban đầu”, về niên đại thì Giăng 1.1 có trước Sáng thế ký 1.1].
Đây là một sự công nhận rất quan trọng. Cuộc tranh cãi về tuổi của địa cầu đã đem đến một sự bất hoà vào trong cộng đồng Cơ đốc. Người nào cho rằng địa cầu hãy còn trẻ đang chỉ trích phê phán những Cơ đốc nhân lão thành. Người nào cho địa cầu già cỗi đang phê bình các Cơ đốc nhân trẻ tuổi là kém cõi. Tuy nhiên, khi mọi bàn bạc kết thúc, chúng ta phải hạ mình xuống và công nhận rằng đây là một vấn đề chẳng có gì quan trọng cả. Khi chúng ta nói hay ám chỉ, chúng ta đang làm buồn lòng Chúa.
Trong chức vụ Mục sư của tôi, tôi phát triển một tình bạn với một sinh viên xuất sắc tại đại học đường bang Oregon. Ông ấy đang theo đuổi Tiến sĩ trong môn sinh vật học. Khi chúng tôi bắt đầu nói tới các đề tài thuộc linh, chủ đề sự sáng tạo khi ấy được đưa ra. Bạn tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên vũ trụ, nhưng ông ấy tin theo chứng cớ khoa học rõ ràng chỉ ra một quả địa cầu đã già nua. Tôi đồng ý với nhận định nầy. Vì vậy tôi bắt đầu giải thích cho ông ấy hiểu rằng có vài quan điểm do các học giả bảo thủ tin theo Kinh thánh đưa ra. Không may, trong phần tiếp thu của ông tại trường đại học chuẩn bị cho phần tốt nghiệp, người ta nói với ông ấy rằng trở thành một Cơ đốc nhân, ông ấy phải đăng ký 24 giờ về nhận định sự sáng tạo. Tôi bảo ông ấy rằng chẳng có gì khác hơn là chân lý. Khi đó, tôi bắt đầu chia sẻ Tin Lành với ông ấy và có được đặc ân dẫn dắt ông ấy đến với đức tin nơi Đấng Christ.
Giờ đây, tôi không muốn cho rằng điều nầy là khuôn sáo đâu. Không phải như thế đâu. Mục đích của tôi là như vầy đây: Cộng đồng Cơ đốc đã mắc mứu khi lập tuổi của địa cầu thành một vấn đề quá khắt khe. Kết quả là, chúng ta đẩy người ta đi rồi chúng ta khiến cho nhiều người quay lại với một lai lịch khoa học tách ra khỏi đức tin nơi Đấng Christ. Thực sự chúng ta phải chọn lấy những bãi chiến trường trong vai trò Cơ đốc nhân. Để cho công bằng với Kinh thánh, chúng ta có trách nhiệm phải giải trình những lẽ đạo trong sáng của Kinh thánh (thí dụ, tội lỗi, địa ngục, Đấng Christ là con đường duy nhứt dẫn đến Đức Chúa Trời). Có đủ khó khăn; chúng ta không làm cho vấn đề ra phức tạp. Vấn đề không phải là khi nào vũ trụ được dựng nên; vấn đề là ai đã dựng nên vũ trụ. [Youngblood nói: “Giao ước cũ chú trọng sâu xa vào sự kiện sáng tạo hơn là thời điểm sáng tạo”. Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 22].
May thay, Kinh thánh nói cho chúng ta biết. Từ ngữ chính kế đó là “Đức Chúa Trời”, một chuyển dịch từ chữ Hy bá lai Elohim, [Elohim là một từ nói tới Thượng Đế cũng như là một danh xưng chỉ ra Đức Chúa Trời chơn thật. Từ ngữ nầy được sử dụng để chỉ ra các tà thần (Sáng thế ký 31.30; Xuất Êdíptô ký 12.12), các thiên sứ (Thi thiên 8.5), con người (Thi thiên 82.6), và các quan xét (Xuất Êdíptô ký 21.6), mặc dù hầu hết thường nói tới Đức Chúa Trời chơn thật. Ý nghĩa cơ bản của từ nầy là: “Thượng đế tối cao, Đấng Toàn Năng, Đấng mạnh sức”. Hình thức của từ ngữ là số nhiều, ám chỉ nhiều quyền phép, oai nghi và cho phép sự khải thị trong Tân Ước nhắm vào sự hiệp một của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Từ ngữ được sử dụng khắp Kinh thánh chỉ với Đức Chúa Trời là đối tượng của nó. Từ nầy đã xảy ra hơn 2.500 lần trong kinh Cựu Ước], cho thấy rằng Đấng Tạo Hoá là khởi đầu của muôn vật. [Suốt cả tiểu đoạn nầy, từ ngữ Đức Chúa Trời hay Elohim đã được sử dụng 35 lần, một lần nữa cho thấy rõ tính nổi bật của con số 7]. Từ ngữ Elohim xảy ra 32 lần trong Sáng thế ký 1. Mục đích, ấy là Đức Chúa Trời đã tồn tại trước muôn vật. Không có một nổ lực nào trong sách Sáng thế ký để minh chứng sự hiện hữu của Ngài, vì sự hiện hữu của Ngài là thực vậy. Theo nhận định của Kinh thánh, chỉ có kẻ dại mới dám nói rằng chẳng có Đức Chúa Trời (Thi thiên 14.1). Cho nên, Kinh thánh mới bắt đầu nói đến Đức Chúa Trời. [Môise muốn ai nấy đều nhận biết rằng Đức Chúa Trời của Kinh thánh có chủ ý tách riêng Ngài ra đối với các “thần” khác. Ý nghĩa của Sáng thế ký 1.1 là tương tự với sứ điệp mà Giêrêmi cung ứng cho Israel phải mang đến cho các nước. “Các ngươi khá nói cùng họ rằng: Những thần nầy không làm nên các từng trời, cũng không làm nên đất, thì sẽ bị diệt đi khỏi trên đất và khỏi dưới các từng trời” (Giêrêmi 10.11). Thi thiên 96.5 cũng tỏ ra rằng mục đích của Sáng thế ký 1.1 đã được tán thưởng bởi các học giả Kinh thánh sau nầy. “Vì những thần của các dân đều là hình tượng; Còn Đức Giê-hô-va đã dựng nên các từng trời”. Khắp cả Kinh thánh, công tác sáng tạo của Đức Chúa Trời luôn luôn là cái nền sau cùng của Kinh thánh chỉ ra sự thiết lập quyền phép và thần tính của Đức Chúa Trời (Thi thiên 33.6; Giăng 1.3; Hêbơrơ 11.3)]. Hãy lưu ý từ Elohim là một từ số nhiều. Ngay chính trong câu đầu tiên của Kinh thánh, Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải nhìn biết rằng Đức Chúa Trời là số nhiều cũng như Ngài là số ít. Sau đó, trong 1.26, Ngài tỏ ra điều nầy trong sự dựng nên con người vì Ngài phán: “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng [chúng] ta” (phần nhấn mạnh được thêm vào). Nhưng rồi trong câu kế đó Ngài phán: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài” (phần nhấn mạnh được thêm vào). Văn mạch chuyển từ số ít sang số nhiều. Tại sao? Vì Đức Chúa Trời của chúng ta là do Ba Ngôi hợp thành.
Kinh thánh chép rằng Đức Chúa Trời “dựng nên” [Tiếng Hy bá lai bara được sử dụng suốt Kinh thánh chỉ với Đức Chúa Trời là đối tượng của nó. Chỉ có một từ và là từ duy nhứt trong tiếng Hy bá lai, từ briyah có cùng gốc rễ ấy. Đây là một danh từ giống cái được sử dụng ở một chỗ duy nhứt trong cả Kinh thánh. Trong Dân số ký 16.30, ở đây từ nầy cũng ám chỉ Đức Chúa Trời đang làm một sự mới. Bara (“dựng nên”) có thể nhắc tới sự sáng tạo từ chỗ không không, nhưng chắc chắn không bị giới hạn (đối chiếu Sáng thế ký 2.7). Đúng hơn, nó nhấn mạnh rằng điều chi được làm ra đều là mới mẻ và trọn vẹn hết]. Kinh thánh chỉ sử dụng từ “dựng nên” với Đức Chúa Trời là đối tượng. Không một người nam người nữ nào là đối tượng. Kinh thánh không hề nói có người nào “dựng nên” một việc gì. Ngày nay chúng ta thường nói tới con người có tính “sáng tạo”. Nói như thế thì cũng đúng đấy, nhưng chúng ta nên lưu ý rằng Kinh thánh đặc biệt dành từ “dựng nên” cho mọi việc mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được. Câu nầy và nhiều câu khác rõ ràng dạy rằng Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật từ chỗ không không. Một hoạ sĩ có thể tạo ra một bức tranh, nhưng ông ta sử dụng hoá chất hay dầu. Một viên kỷ sư dựng lên một toà nhà, nhưng nó được làm bằng kính, thép và bê tông. Chỉ suy nghĩ như thế thôi, cũng cho chúng ta biết về quyền phép, sự khôn ngoan, và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đúng là một Đức Chúa Trời Đấng Sáng Tạo rất đáng kính sợ!
Một ngày kia, có vị khoa học gia đến gần Đức Chúa Trời rồi nói: “Lạy Chúa, chúng tôi không cần đến Ngài đâu. Sau cùng thì khoa học đã nghĩ ra một cách làm cho cuộc sống được tạo ra từ chỗ không không rồi. Giờ đây chúng tôi có thể làm bất cứ thứ chi mà Ngài đã làm vào lúc ban đầu kia”. Đức Chúa Trời đáp: “Ồ, thiệt vậy sao?” Nhà khoa học ấy đáp “Thưa phải, chúng tôi có thể lấy bụi đất rồi nắn nó thành một con người, rồi hà sự sống vào nó, dựng nên con người mà”. Đức Chúa Trời phán: “Ồ, quả là thú vị đấy, hãy chỉ cho ta xem nào”. Nhà khoa học liền ngồi xuống, nắm tay ông đầy bụi đất, rồi khởi sự nắn nên hình một con người. Khi ấy Đức Chúa Trời liền xen vào: “Không, không, hãy lấy bụi đất của chính ngươi kìa!”
Đức Chúa Trời đã dựng nên địa cầu, vũ trụ, và muôn vật đang tồn tại. Sự kiện nầy là chắc chắn. Cách đây mấy năm có nhà khoa học viết một bài có đề tựa: “Bảy lý do tại sao tôi tin Đức Chúa Trời”. Ông bàn trường hợp nầy như sau:
1. Hãy xem xét sự trái đất quay vòng. Quả địa cầu của chúng ta xoay quanh trục của nó với tốc độ một ngàn dặm một giờ. Nếu nó chỉ xoay một trăm dặm một giờ, ngày và đêm của chúng ta sẽ dài thêm gấp mười lần. Rau cỏ sẽ đông lại trong đêm hay nó sẽ bị thiêu cháy lúc ban ngày; và sẽ chẳng có sự sống nữa.
2. Hãy xem xét hơi nóng của mặt trời. Mười hai ngàn độ nhiệt độ nơi bề mặt, và chúng ta đã ở xa đủ để được phước với hơi nóng kinh khủng đó. Nếu mặt trời giảm đi phân nửa bức xạ của nó, chúng ta sẽ đông lạnh cho tới chết. Nếu nó giảm đi thêm phân nửa nữa, chúng ta hết thảy trở thành những khúc cây khô cứng.
3. Hãy xem xét độ nghiêng 23o của quả đất. Nếu độ nghiêng đó khác đi, hơi nước từ các đại dương sẽ hoá đá các đại lục. Sẽ chẳng có sự sống nữa.
4. Hãy xem xét mặt trăng. Nếu mặt trăng ở vào khoảng cách 50.000 dặm thay vì khoảng cách hiện tại, hai lần một ngày các lượn sóng khỗng lồ sẽ ụp vào tràn ngập phần lớn đất đai trên địa cầu nầy.
5. Hãy xem xét lớp vỏ của quả đất. Chỉ cần mỏng hơn một chút thôi thì sẽ chẳng có sự sống nữa vì sẽ không còn có oxygen.
6. Hãy xem xét độ dày của bầu khí quyển. Nếu bầu khí quyển của chúng ta mỏng hơn một chút, hàng triệu sao băng tự thiêu đốt chúng trên khoảng không sẽ lao thẳng vào quả đất nầy.
7. Sau cùng, sự thực cho thấy rằng con người có khả năng nắm bắt ý tưởng nói tới sự tồn tại của Đức Chúa Trời với chính những bằng chứng hiện hữu như thế.
Ông kết luận bằng câu nói: “Có nhiều lý do tôi tại sao tôi tin Đức Chúa Trời”. [A. Cresesy Morrison, Seven Reasons Why a Scientist Believes in God.
http.//www.sivanandaslshq.org/messages/sciblgod.htm].
Ba từ sau cùng của câu nầy “trời và đất” mô tả toàn bộ vũ trụ. Ngôn ngử Hy bá lai không có một từ nào nói tới “vũ trụ” cả, vì vậy tác giả đã sử dụng cụm từ “trời và đất”. Cách nói nầy, được gọi là merism, đề cập tới MUÔN VẬT (mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, cây cối, đất đá, sông rạch, núi non, cùng nhiều sự khác nữa) [“Cụm từ ‘trời và đất’ chỉ ra toàn bộ sự sáng tạo, cũng như nó chỉ ra từng sự kiện khác trong Cựu Ước” William J. Dumbrell, The Search for Order (Grand Rapids. Baker, 1994), 16]. Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật một cách tuyệt đối!
Sáng thế ký 1.1 đưa ra vài sự bác bỏ các quan điểm chống đối lại đức tin theo Kinh thánh. Thí dụ, Kinh thánh bác bỏ thuyết vô thần, vì Sáng thế ký nói tới sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Sáng thế ký chỉ ra một Đức Chúa Trời rất riêng tư, cũng như một vũ trụ đã được Đức Chúa Trời dựng nên. Thứ hai, Sáng thế ký bác bỏ thuyết bất khả tri, vì thực tế cho thấy Đức Chúa Trời đang tự tỏ chính mình Ngài ra, cũng như những gì Ngài đã làm. Thứ ba, Sáng thế ký bác bỏ thuyết phiếm thần, vì Đức Chúa Trời tuyệt đối vốn siêu việt hơn mọi điều mà Ngài đã dựng nên. Thứ tư, Sáng thế ký bác bỏ thuyết đa thần, như Kinh thánh nói rõ ràng rằng chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật. Thứ năm, Sáng thế ký bác bỏ chủ nghĩa duy vật, vì có một sự phân biệt rất rõ giữa Đức Chúa Trời và tạo vật vật chất của Ngài. Vật chất có một sự khởi đầu; vật chất không tồn tại đời đời được. Thứ sáu, Sáng thế ký bác bỏ chủ nghĩa tự nhiên. Chúng ta biết rằng bản chất thiên nhiên vốn có nguồn gốc của nó. Thứ bảy, Sáng thế ký bác bỏ thuyết nhị nguyên, như Đức Chúa Trời chắc chắn có một khi Ngài thực thi công cuộc sáng tạo. Thứ tám, Sáng thế ký bác bỏ chủ nghĩa nhân văn. Chính Đức Chúa Trời, chớ không phải con người, Ngài là thực tại tối hậu. Thứ chín, Sáng thế ký bác bỏ thuyết tiến hoá, vì Đức Chúa Trời đã dựng nên muôn vật.
Bây giờ, hãy trở lại với phân đoạn Kinh thánh gốc. Trong 1.2, Môi-se viết: “Vả, đất là [Có người hiểu “khoảng trống” của thời gian giữa Sáng thế ký 1.1 và 1.2, và dịch “hoá ra” thay vì “là”. Mặc dù từ ngữ Hy bá lai có thể nói “hoá ra” (như trong 19.26), cấu trúc của mệnh đề không ủng hộ cho câu nói được thánh hoá mô tả một việc đã xảy ra sau 1.1 (“và”) thay vì thế mô tả một việc có trong 1.1 (“nhưng”) vô hình và trống không [“Ý nghĩa của từ tohu giống y với ý nghĩa của Êsai 45.18. ‘[Đức Chúa Trời] đã tạo thành đất và làm ra nó [đất], đã lập nó cho bền vững, chẳng phải dựng nên là trống không [tohu], bèn đã làm nên để dân ở”. Cụm từ ‘trống không’ trong phân đoạn Êsai đứng nghịch với cụm từ ‘để dân ở’. Chữ nầy có cùng ý nghĩa với từ tohu trong Phục truyền luật lệ ký 32.10. Ở đó ‘nơi vắng vẻ’ (tohu) tương ứng với ‘đồng vắng’ (midbar), một vùng đất hoang không dân ở”. Sailhamer, Genesis, Electronic Ed], sự mờ tối ở trên mặt vực [“Vực” (tahom) mô tả thế gian. Trong Cựu Ước tahom đề cập tới đại dương, thế giới cổ xem đây là biểu tượng của hỗn độn và điều ác cần phải thắng hơn và là điều mà Chúa đã thắng hơn. Tuy nhiên, khi từ nầy được sử dụng trong Phục truyền luật lệ ký giúp chúng ta hiểu rõ dự tính của tác giả trong cách sử dụng từ ngữ ở đây …ông gọi đại dương trên toàn cầu (‘vực’) trong 1.2 là một ‘đồng vắng’. Điều nầy không rõ ràng trong bản dịch Anh ngữ ‘trống không’, nhưng bản NASB lưu ý ở cột chú thích là ‘vùng đất có nước tưới’ . . . Môise sử dụng từ ngữ nầy (Phục truyền luật lệ ký 32.10) để mô tả vùng đất hoang vắng có nước tưới, nơi dân Israel đã phiêu bạt trong 40 năm. Tại sao gọi một đồng vắng là đại dương? Đúng là một phương thức rất hay để dạy cho dân sự biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng sẽ dẫn dắt họ ra khỏi đồng vắng rồi ban cho họ Đất Hứa chính là Đức Chúa Trời, Ngài từng sửa soạn đất cho họ bằng cách phân rẽ biển rồi tạo nên ‘đất khô’? Đức Chúa Trời của Ngũ kinh là Đấng dẫn dắt dân sự Ngài ra khỏi đồng vắng vào trong đất hứa. Sailhamer, Genesis, Electronic Ed] Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước [Sáng thế ký 1.2 chứa toàn bộ 14 từ (theo bản Kinh thánh Anh ngữ), hai lần bảy, một lần nữa nhấn mạnh con số 7]. Trước tiên, chúng ta phải lưu ý rằng từ ngữ “đất” (eretz) có thể được dịch là “địa cầu” hay “đất đai”. Trong văn mạch, cách dịch “đất” được ưa thích hơn. Khi chúng ta nghe từ “địa cầu” trong kỷ nguyên khoa học của chúng ta, chúng ta thường nghĩ tới một món đồ trang sức lớn chúng ta có, trên đó là những vệ tinh bay quanh mặt trời. Nhưng từ ngữ không có nghĩa ấy cho những ai sống trong thời xa xưa khi Sáng thế ký được viết ra, vì họ không biết gì về chiều kích “toàn cầu” của hành tinh. [Phạm trù của câu chuyện sáng tạo tự nó cho thấy rằng chúng ta cần phải giải thích eretz trong câu hai là “đất” mà không phải là “toàn bộ hành tinh”. Trong Sáng thế ký 1.10, “đất” [eretz] được xác định là đất khô, là nơi A-đam và Ê-va cư ngụ đối mặt với biển. Sailhamer chỉ ra rằng “‘biển’ không bao phủ ‘đất’, một khi từ ngữ là ‘địa cầu’ thì mới có ý nghĩa đó. Thay vì thế ‘biển’ nằm sát ngay với ‘đất’ và ở trong đất”. Hơn nữa, “đất” được xác định bằng cách đối chiếu nó với biển (1.10) và khoảng không trên trời (1.20) không ở trong đối chiếu với các ngôi sao và các hành tinh, và sẽ là trường hợp nếu “đất” (eretz) được sử dụng để nói tới “hành tinh địa cầu”. Cho nên, có tiền lệ đúng đắn trong văn mạch để hiểu eretz theo một ý nghĩa như trong 1.2. Kết quả là, khi câu 2 đề cập tới một mãnh đất chớ không phải cả hành tinh, phần còn lại của chương, là phần mô tả công việc của Đức Chúa Trời trên đất nầy để khiến nó có dân ở, không phải về cả hành tinh mà là một phần đất đai trong hành tinh. Xem Dr. John H. Sailhamer, Genesis Unbound (Sisters, OR. Multnomah, 1996), 49]. Thế là từ ngữ “đất” (eretz) [Đôi khi eretz không đề cập tới cả thế gian (Sáng thế ký 18.25). Thường từ nầy không nói như thế. Phần lớn eretz (“đất”) đề cập tới một mãng nào đó của hành tinh, như “đất Ai cập” (45.8), “chỗ cạn” (1.10), hay đất đã được hứa cho Ápraham (15.18). Trong các trường hợp nầy, eretz tốt nhứt được dịch là “đất”, chớ không phải “địa cầu”, như nhiều bản dịch khác] trong sách Sáng thế ký, không thường xuyên đề cập tới toàn bộ hành tinh, mà đề cập tới một phần đất đặc biệt.
Thứ hai, cụm từ “vô hình và trống không” là một cách nói theo tiếng Hy bá lai [Cách nói nầy được gọi là phép thế đôi (hendiadys, dùng hai từ độc lập và nối bằng chữ “và”], để bày tỏ ra một tư tưởng. Thí dụ, “nice and warm” có nghĩa là “rất ấm”. Từ ngữ “vô hình” có nghĩa là chưa khai khẩn, giống như một bảng viết màu trắng vậy. Từ ngữ “trống không” có nghĩa là đất chưa có người ở trên đó (đối chiếu Êsai 45.18). Cho nên, từ ngữ nói tới đất chưa được sửa soạn và chưa có dân ở [Bộ đôi từ ngữ nầy xảy ra một lần nữa chỉ ở Giêrêmi 4.23 và Êsai 34.11, cả hai đều ở trong phạm trù sự phán xét thiêng liêng. Tuy nhiên, chúng ta không bị đòi hỏi phải đọc Sáng thế ký 1.1 theo ánh sáng nầy]. Tóm lại, 1.1 giải thích nguồn gốc của vũ trụ và 1.2 phác hoạ ra đất đai trước khi Đức Chúa Trời chuẩn bị nó cho người ta ở. Sự sáng rất cần thiết cho con người. Đất rất cần thiết thay vì biển. Chưa có một trận mưa nào cả. Khoảng không trên trời sắp sửa hình thành. Rau cỏ được dựng nên cho con người. Mặt trời và mặt trăng để cho con người định thì tiết. Các loài thú đồng được dựng nên cho con người (Những tư tưởng nầy do Eaton).
Sự sáng tạo nầy dành cho dòng giống con người đã diễn ra như thế nào? “Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước”. Đức Chúa Trời đã sử dụng Đức Thánh Linh để sửa soạn thế gian cho dòng giống con người. Khi đây là phần tham khảo đầu tiên nói tới Đức Thánh Linh trong Kinh thánh, nó cung ứng cho chúng ta một ý niệm những gì Ngài sẽ luôn luôn thực hiện. Đức Thánh Linh là Đấng ban ra sự sống, là Đấng cung ứng hình thức và hướng đi cho đời sống của chúng ta.
Thật là thú vị khi thấy sự cứu rỗi cũng noi theo khuôn mẫu tương tự những gì chúng ta đang thấy ở đây. Khi lần đầu tiên Đức Chúa Trời đến với chúng ta, Ngài thấy đời sống chúng ta trống không, chẳng có mục đích gì hết. Khi ấy Ngài hà hơi vào đời sống chúng ta. Thánh Linh của Ngài vận hành trên chúng ta. Đây là những gì Phaolô công bố trong II Côrinhtô 4.6: “Vì Đức Chúa Trời, là Đấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ”. Những đường lối Đức Chúa Trời thực hiện trong sự sáng tạo và cứu chuộc tương tự nhau. Sự cứu rỗi là sự Ngài phục hồi lại công cuộc sáng tạo, sử dụng một khuôn mẫu tương tự. Đức Chúa Trời đến với chúng ta trong sự trống không của chúng ta. Ngài thấy sự tối tăm, sự trống không, và sự vô hy vọng. Lời có tính sáng tạo của Ngài đem lại sự sống cho chúng ta. Một lần nữa, Phaolô nói: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới [Tiếng Hy lạp là ktisis. Hãy chú ý ba phạm trù của ý nghĩa từ từ vựng Hy lạp phổ thông nhất. 1. Một hành động của sự sáng tạo (Rôma 1.20). 2a. Kết quả của một hành động có tính sáng tạo, những gì đã được dựng nên (Rôma 8.39; II Côrinhtô 5.17; Galati 6.15; Côlôse 1.15, 23; Hêbơrơ 4.13). 2b. Toàn bộ mọi sự đã được dựng nên, loài thọ tạo, thế gian (Mác 10.6; 13.19; 16.15; Rôma 1.25; 8.19-22; Hêbơrơ 9.11; II Phierơ 3.4; Khải huyền 3.14). 3. Hệ thống quyền hành đã được thiết lập, là kết quả của một hành động, hệ thống cai trị, hệ thống quyền bính (I Phierơ 2.13). Xem BDAG, Electronic Ed]; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (II Côrinhtô 5.17).
Các hàm ý của câu nầy rất lớn. Thứ nhứt, nếu Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá của muôn vật từ chỗ không không, thế thì Ngài làm chủ muôn vật và mọi người một cách tuyệt đối (Thi thiên 24.1; 89.11; 95.5). Đức Chúa Trời làm chủ muôn vật một cách tuyệt đối. Có thể chúng ta nghĩ mình là hạng chủ nhân chỉ trong mối quan hệ với người khác mà thôi. Nghĩa là, họ không có quyền lấy đi khhỏi chúng ta những việc nhất định mà chẳng có sự bồi thường. Nhưng trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời, chúng ta chẳng có chi hết, tuyệt đối không có chi hết, và Ngài có từng quyền hạn để sắp đặt những thứ gọi là của cải của chúng ta và chúng ta một cách chính xác theo ý muốn của Ngài. Điều nầy có nghĩa là khi nói tới của cải, chúng ta là quản gia hay người được ủy thác trông nom tài sản của Đức Chúa Trời, còn khi nói tới bản thân mình, chúng ta là hạng nô lệ của Đấng Toàn Năng. Quả là sai lầm khi nghĩ rằng một phần mười thu nhập của chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời và 90% kia thuộc về chúng ta. Tất cả đều thuộc về Đức Chúa Trời, một cách tuyệt đối, và chúng ta không có quyền phân phối nó bằng cách nào khác, chỉ bằng cách làm đẹp lòng Đấng Chủ Nhân của tài sản ấy mà thôi. Lẽ đạo nói tới sự sáng tạo ám chỉ rằng chúng ta phải thắc mắc về từng món chi tiêu. Khi mua sắm món đồ nầy có phải tôi đang làm tròn mục đích của Đấng Tạo Hoá của mình không?
Không những Đức Chúa Trời làm chủ mọi của cải của chúng ta, mà Ngài còn làm chủ chúng ta một cách tuyệt đối nữa. Chúng ta là đất sét, còn Ngài là thợ gốm, và Ngài sẽ nắn đúc chúng ta một cách chính xác theo như Ngài đẹp lòng (Thi thiên 29.16; 45.9). Như Phaolô trình bày trong Rôma 9.20-21: “Có lẽ nào cái bình bằng đất sét lại nói với kẻ nắn nên mình rằng: Sao ngươi đã làm nên ta như vậy? Người thợ gốm há chẳng có quyền trên đất sét?” Câu trả lời là, phải, thợ gốm có quyền tuyệt đối trên đất sét. Hãy lấy nhiệt phần thuộc linh của quí vị ở đây. Nếu điều nầy là ngọt ngào cho quí vị và quí vị sẵn sàng phục theo quyền chủ tể của Đức Chúa Trời, đây là dấu hiệu của ân điển và sự trưởng thành trong đời sống của quí vị. Còn nếu điều nầy làm phật lòng quí vị và quí vị bực bội với tư tưởng Đức Chúa Trời có quyền tuyệt đối để nắn đúc quí vị theo ý muốn Ngài, đây là dấu hiệu của xác thịt và cần phải ăn năn.
Một hàm ý thứ hai về lẽ đạo sáng tạo, ấy là mọi sự tồn tại có một mục đích, một mục tiêu, và một lý do để tồn tại. Nếu Đức Chúa Trời không dựng nên thế gian thì mục tiêu của con người đều là tốt cả. Không có một sự tuyệt đối nào và muôn vật sống vô mục đích và vô lý. Ý nghĩa duy nhứt trong cuộc sống là những gì quí vị tùy tiện tạo ra bằng cách làm theo việc riêng mình. Còn nếu Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian thì nó có một mục đích và mục tiêu tuyệt đối, vì Đức Chúa Trời không hay thay đổi hoặc bông lông. Mục đích của Ngài cũng không bao giờ nằm trong chỗ hiểm nguy vì Ngài phán trong Êsai 46.10: “Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý”. Mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời trong công cuộc sáng tạo đã và đang bày tỏ ra sự vinh hiển của Ngài với mọi sự đầy dẫy nhất. Thep Dân số ký 14.21, dự tính của Đức Chúa Trời là làm đầy dẫy đất với sự vinh hiển của Đức Giêhôva chắc chắn như chính sự hằng hữu của Ngài vậy. Ngài phán trong Êsai 43.7: “ta đã dựng nên họ [Israel] vì vinh quang ta; ta đã tạo thành và đã làm nên họ”. Và, trong Êphêsô 1.12, các tạo vật loạn nghịch đã được mang trở lại cùng Đức Chúa Trời vì cớ mục đích nầy: “hầu cho sự vinh hiển của Ngài nhờ chúng ta là kẻ đã trông cậy trong Đấng Christ trước nhất mà được ngợi khen”. Khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, Ngài làm chủ muôn vật; mọi sự chúng ta có đều thuộc về Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó, chúng ta phải thắc mắc về từng món chi tiêu và từng hành vi của chúng ta: “Có phải điều nầy làm tròn mục đích của Chủ Nhân ta không?” Và bây giờ, chúng ta biết rõ mục đích nầy là gì rồi và chúng ta phải thắc mắc: “Mua sắm thứ nầy hay hành động nầy hoặc thái độ nầy có tỏ ra sự vinh hiển của Ngài không?” Cho nên, hàm ý thứ hai của lẽ đạo sáng tạo, ấy là Đức Chúa Trời có một mục đích trong sự sáng tạo, để tỏ ra sự vinh hiển của Ngài, và vì thế mục đích của mọi loài thọ tạo của Ngài là phải hiệp với Ngài trong mục đích đó. Đấy là lý do chúng ta tồn tại.
Hàm ý thứ ba của lẽ đạo nầy mà tôi muốn nhắc tới chỉ là điều nầy đây. Nếu chúng ta là loài thọ tạo, chúng ta hoàn toàn nương cậy vào Đấng Tạo Hoá của mình trong mọi sự. Chúng ta là con trẻ yếu đuối hơn con trẻ yếu đuối nhất khi tách ra khỏi Ngài, vì tách ra khỏi Ngài chúng ta bay vào hư vô. Từng hơi thở chúng ta có, từng calorie năng lực chúng ta tiêu thụ, và từng dự tính tốt đẹp chúng ta làm tròn đều là một ân tứ đến từ Đấng Tạo Hoá có lòng thương xót của chúng ta, Ngài làm chủ chúng ta. Cho nên bài học rất rõ ràng. Bạn không thể làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá và là Đấng Nâng Đỡ muôn vật trừ phi quí vị trở nên giống như con trẻ vui sướng nương cậy vào Cha của chúng trong mọi sự [Mọi hàm ý nầy do Tấn sĩ John Piper đề xướng trong quyền: “Ngài bảo thì chúng ta được dựng nên” (He Commanded and They Were Created), Piper’s Notes. October 4, 1981 (Morning) Bethlehem Baptist Church].
Hàm ý sau cùng, ấy là muôn vật đang tồn tại phải ở dưới quyền điều khiển của Đức Chúa Trời. Loài thọ tạo phải ở dưới sự thần phục Đấng Tạo Hoá. Các thế lực thiên nhiên, kẻ thù nghịch, những loài thọ tạo, cùng các đối tượng đã trở thành những tà linh — không ai trong số nầy sẽ có tư thế đe dọa đối với các tôi tớ của Đức Chúa Trời hằng sống [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 2002 [1988]), 102]. Vậy thì quí vị đang lo lắng điều gì? Có phải quí vị lo sẽ trở thành gánh nặng tài chính đối với con cái của quí vị chăng? Có phải quí vị lo về việc giải phẩu hay sức khỏe suy sụp chăng? Có phải quí vị lo về tương lai của con cái mình — sự an toàn về mặt thuộc thể, sự an toàn về tài chính, và sự sống thuộc linh? Có phải quí vị lo về sự nghiệp và nếu nó sẽ đưa quí vị đến chỗ mà quí vị muốn đi? Có phải quí vị lo mính sẽ không có khả năng thích nghi với những thay đổi về kỷ thuật trong thế giới ngày nay rồi vì thế không có khả năng hội nhập trong công việc làm ăn của mình?
Có lẽ quí vị đang sống giống như một cô gái nhỏ kia, mẹ nó nhìn thấy nó đang thổn thức không thể kềm chế được. Khi mẹ hỏi cô bé lý do tại sao nó khóc, cô bé đưa bàn tay lên quẹt nước mắt, chỉ vào bức tường, và nói giữa những tiếng khụt khịt rằng nó sợ cây đinh đang lồi ra ở đó. Bà mẹ liếc nhìn nó trong sự khiếp đảm và hỏi tại sao đang đứng trên đất mà lại sợ cây đinh trên tường. Cô bé gái thổn thức: “Con sợ ngày kia con sẽ có đứa con gái nhỏ, rồi nó sẽ lớn lên và đóng cây đinh ấy lên đầu nó”.
Quí vị đang sợ cây đinh nào trên bức tường vậy? Dù đấy là thực hay tưởng tượng, những nỗi lo toan về tương lai của chúng ta có thể cướp khỏi chúng ta sự bình an và niềm vui mừng trong hiện tại [Lotz, God’s Story, xxii-xxiii]. Liệu quí vị có chịu nhổ cây đinh ấy cho Elohim hôm nay không?
Sáng thế ký 1-2. Một quan điểm theo Kinh thánh
Khi chúng ta giải thích chính xác hai chương đầu tiên của sách Sáng thế ký, chúng ta phải phấn đấu thành thực trả lời mấy câu hỏi sau đây.
1. Đâu là mục đích của Ngũ Kinh? Mục đích của Ngũ kinh (nghĩa là, năm sách đầu tiên của Kinh thánh) được thấy có trong một sự cố rất quan trọng: giao ước giữa Đức Chúa Trời và Israel, thiết lập trên Núi Sinai (Xuất Êdíptô ký –Phục truyền luật lệ ký). Giao ước nầy có quan hệ trực tiếp với mong ước của Đức Chúa Trời muốn chúc phước cho dòng giống con người qua dòng dõi của Ápraham (Sáng thế ký 12.1-3). Tuy nhiên, chúng ta nhìn biết từ việc đọc Ngũ Kinh rằng giao ước nầy đã thất bại Ngài nhơn câu chuyện Isarel thất bại không tin cậy Đức Chúa Trời và vâng theo ý muốn của Ngài (Dân số ký 14.22-23; 20.12; Phục truyền luật lệ ký 34.1-12). May thay, tác giả tiếp tục chứng tỏ rằng lời hứa của Đức Chúa Trời muốn phục hồi lại ơn phước một ngày kia sẽ thành công, vì chính mình Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Israel một tấm lòng sẽ tin cậy và vâng theo Ngài (Phục truyền luật lệ ký 30.1-10). Vì lẽ đó, toàn bộ Ngũ Kinh nhìn vào tương lai khi thời điểm lời hứa thành tín của Đức Chúa Trời sẽ được ứng nghiện một cách hoàn toàn.
2. Đâu là (các) mục đích của sách Sáng thế ký? Có ít nhất ba mục đích trong sách Sáng thế ký. (1) nối Đức Chúa Trời của giao ước Sinai với Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên thế gian; (2) kết sự kêu gọi các vị tộc trưởng và Giao ước Sinai với mục tiêu tái thiết lập lại mục đích nguyên thủy của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo; và (3) gắn những cá nhân cùng các sự cố trong truyện tích Ngũ Kinh vào sự khải thị trong tương lai (typology).
3. Đâu là (các) mục đích của Sáng thế ký 1 và 2? Một nghiên cứu kỹ lưỡng Sáng thế ký 1-2 cho thấy rằng Môi-se có quan tâm chủ yếu về ba đề tài đặc biệt: (1) Đức Chúa Trời, (2) người nam/người nữ, và (3) đất đai. Ông nói cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là chủ nhân của đất đai; Ngài đã dựng nên và đã sửa soạn nó, và Ngài có thể ban nó cho kẻ mà Ngài chọn lựa (Giêrêmi 27.5).
4. Đâu là những kỳ vọng chúng ta có trong Sáng thế ký 1 và 2? Trong khi chúng ta nổ lực trả lời các câu hỏi nầy, chúng ta phải công nhận những quan điểm và các kỳ vọng mà chúng ta có trước, rồi bằng lòng sắp xếp lại trong những thứ chúng ta cưu mang. Bốn kỳ vọng sai trái sau đây dường như thích đáng nhất:
Thứ nhứt, chúng ta mong pha trộn câu chuyện sáng tạo với xu hướng khoa học của chúng ta. Đại đa số quan điểm nổ lực để xưng công bình cho cả Kinh thánh và khoa học (không nhất thiết phải theo trình tự đó). Điều nầy thường xuyên được thực hiện bằng cách hợp phần chú giải của bản Kinh thánh Hy bá lai với các lý thuyết cùng những kết luận của khoa học mới đây. Tuy nhiên, có vài nan đề với phương thức nầy. (1) Thường thì chúng ta để cho các luận điểm hiện đại, khoa học của chúng ta trong thế gian quyết định những điều chúng ta hiểu các trước giả Kinh thánh đang nói. Nhưng thắc mắc chính cho bất kỳ một lời giải thích nào đều phải là: “Câu Kinh thánh ấy nói gì?” Mặc dù khoa học và lịch sử có thể cung ứng những thông sáng rất nâng đỡ và thú vị, tiêu điểm của mọi lời giải thích phải là chính câu gốc ấy. Chúng ta phải luôn luôn nhớ, câu chuyện trong Sáng thế ký không nương vào sự hiểu biết khoa học “thích hợp” đâu. Rốt lại, những khám phá đã tìm được và sự hiểu biết về khoa học của chúng ta tương đối mới về nguồn gốc. Các nhà chú giải đã làm gì với câu chuyện Sáng thế ký trước thời đại khai sáng? Đấy là câu hỏi đem lại nhiều sự kinh ngạc. (2) Nghiên cứu khoa học giống như hạt cát trong sa mạc. Trong khi Lời của Đức Chúa Trời cứ trụ vững trên Vầng Đá, những kết luận khoa học luôn luôn tranh cãi và nương theo dữ liệu. Tất nhiên, có người sẽ nói: “Ấy chỉ là văn bản cổ mà thôi” (khoa học về giải thích Kinh thánh). Tuy nhiên có một sự khác biệt quan trọng. Khoa học hiện đại không nắm giữ câu trả lời trước ý nghĩa của câu Kinh thánh. Thay vì thế, Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời đã được cảm thúc và có uy quyền (sự khải thị đặc biệt, có một không hai của Ngài) và khoa học là sự chúng ta theo đuổi Đức Chúa Trời trong sự khải thị tổng quát của Ngài .
Trong khi đây là sự thực, thì khoa học vẫn không mấy thuyết phục (thích ứng với lý trí hữu hạn, tội lỗi của con người), có nhiều việc phải nói về khả năng làm sáng tỏ của chúng ta để hiểu biết và giải thích chính xác Ngôi Lời. Một nhận định đúng đắn phải là nhận định “tác động” trước sự dấy lên của khoa học và cách sử dụng của nó trong công tác diễn dịch Kinh thánh.
Thứ hai, chúng ta mong có khả năng nghiên cứu câu chuyện sáng tạo theo phạm trù lịch sử của chúng ta. Sự sai trái nầy rất thông thường và cũng rất dễ phạm phải. Sự thực là, hầu hết sinh viên của Ngôi Lời sử dụng một nhận định gẫn gũi với quê hương và hợp thời (thí dụ, chú giải văn bản cổ vào thế kỷ thứ 21 ở tây phương). Trong khi điều nầy khó thay đổi, chúng ta phải công nhận điều nầy là thực và vật lộn với sự thành thực trong cách diễn giải khéo léo của chúng ta.
Trong trường hợp sách Sáng thế ký, cái nền là cái nền của những người đầu tiên nhận lãnh quyển sách nầy. Cái nền nầy rất quan trọng cho sự chúng ta nắm bắt ý nghĩa và sứ điệp nói tới sự sáng tạo. Khi giả định Môi-se là tác giả của sách Sáng thế ký, quyển sách gần như đã được viết ra một thời gian sau khi Xuất Ai cập và trước lối vào xứ Canaan. Cho nên, trước khi chúng ta nắm lấy câu hỏi sự sáng tạo có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta, chúng ta phải xử lý với ý nghĩa của nó đối với những người đầu tiên đọc được những lời được cảm thúc từ ngòi viết của Môi-se. Mục đích ban đầu của câu chuyện nầy dành cho dân Israel trong thời của Môi-se. Đâu là hoàn cảnh của thời điểm câu chuyện sáng tạo nầy được viết ra? Ai đã nhận được sự khải thị nầy và nó làm thỏa mãn nhu cần nào? Họ đã tiếp thu được điều gì? Họ đã đáp ứng ra sao? Khả năng trả lời cho các câu hỏi nầy là cốt lõi cho việc giải thích và áp dụng đúng đắn sứ điệp của sự sáng tạo.
Thứ ba, chúng ta mong có khả năng sử dụng câu chuyện sáng tạo cho các mục đích cáo lỗi. Trong khi điều nầy có thể có một vài giá trị, song không cùng mục đích của tác giả khi viết nó ra. Sáng thế ký được viết ra cho dân sự của Đức Chúa Trời, chớ không phải cho những người vô tín. Người nào từ chối không tin vào lý thuyết sáng tạo, họ không tin vì thiếu sự kiện hay thiếu minh chứng (đối chiếu Rôma 1.18…), hay thích ứng với tri thức lớn lao hơn của họ (Thi thiên 14.1), mà là thích ứng với sự thiếu đức tin (Hêbơrơ 11.3). Sáng thế ký phần lớn là lời công bố hơn là một lời biện hộ. Rốt lại, Sáng thế ký 1.1 chỉ ra sự hiện diện của Đức Chúa Trời (đối chiếu “Ban đầu Đức Chúa Trời …”). Tác giả chẳng thấy một nhu cần nào về chứng cớ cả.
Thứ tư, chúng ta mong tìm gặp trong câu chuyện sáng tạo những giải đáp cho các lẽ mầu nhiệm mà không một chỗ nào giải thích được. Thí dụ, chúng ta ao ước muốn học hỏi cho biết tuổi của trái đất, làm sao và khi nào Đức Chúa Trời vừa dựng nên vũ trụ vừa dựng nên con người, hay Satan sa ngã lúc nào và sự phán xét thích ứng với câu chuyện sáng tạo, nhưng không thể cung ứng phần thông tin vì đây không phải là mục đích của tác giả khi giải đáp những thắc mắc như vậy. Vấn đề, ấy là những chương nầy không được dự trù để cung ứng cho chúng ta một câu chuyện nói tới sự sáng tạo sẽ giải đáp hết những nan đề và hiện tượng khoa học. Đấy không phải là mục đích của tác giả. Có một bầu không khí kín nhiệm đang thấm qua hai chương nầy. Chúng ta phải thoả lòng với sự nhìn biết đó.
Sáng thế ký. Các quan điểm sáng tạo
“Người nào đòi hỏi Sự Sáng Tạo phải được giải thích từ đầu cho đến cuối đang đòi hỏi điều khó thực hiện. Chúng ta là loài thọ tạo hữu hạn. Làm sao có ai trong chúng ta hoàn thành được điều vô hạn chứ?”
— Morris West
Với câu nói trên đây ở trước lý trí của chúng ta, những phần sau đây sẽ tìm cách xác định những quan điểm đa dạng đang hiện hữu giữa vòng những người theo Tin lành. Mặc dù có một số quan điểm đáng tin, những quan điểm sau đây dường như hữu hiệu hơn hết:
1. Sáng tạo theo khoa học. Những người ủng hộ sự sáng tạo trái đất hãy còn trẻ tin rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên đất trong 6 ngày và toàn bộ vũ trụ cách đây khoảng 10.000 năm. Họ cũng tin rằng hầu hết những vật hoá thạch đều được hình thành trong khi có nạn lụt thời Nôê, là nạn lụt mà họ xem là một tai hoạ rộng khắp (Sáng thế ký 6.17; 7.21-23). Những người theo thuyết sáng tạo nầy áp dụng các phương pháp khoa học của họ vào câu chuyện nước lụt ở Sáng thế ký 6-9 và dám tin rằng tình trạng hiện tại của quả đất, cho thấy bề ngoài già nua hơn, phản ảnh sự hủy diệt của tai vạ nước lụt thời Nôe. Những người đề xướng: Henry Morris và Duane Gish.
2. Sáng tạo theo lịch sử. Đức Chúa Trời đã dựng nên vũ trụ trong thời điểm chẳng có gì đặc biệt cả, tác giả gọi thời điểm ấy là “ban đầu” (Sáng thế ký 1.1). Lúc “ban đầu” ấy không phải là mốc thời gian mà là một khoảng thời gian. Sau khoảng thời gian đó, Đức Chúa Trời tiếp tục sửa soạn “đất” làm một nơi cho con người cư trú. Nhận định nầy hiểu 1.2 - 2.4a là phần mô tả sự chuẩn bị của Đức Chúa Trời cho vườn Ê-đen, hay đặc biệt hơn, cho Đất Hứa. Người đề xướng: John Sailhamer.
3. Thuyết lỗ hỗng. Những người ủng hộ điều được gọi là thuyết lỗ hỗng đều tin rằng Sáng thế ký 1.1 chủ yếu nói tới sự sáng tạo, theo sau là một thời gian rất dài. Hầu hết các bộ phận mà chúng ta tìm được nơi tường trình vật hoá thạch trong thời gian ấy. Theo thuyết lỗ hỗng, Sáng thế ký 1.2 mô tả một thời kỳ chết chóc và đỗ nát, gây ra bởi Satan khi Đức Chúa Trời ném hắn xuống đất. Phần còn lại của Sáng thế ký 1 mô tả Đức Giêhôva thể nào đã khôi phục lại sự sáng tạo trong 6 ngày. Mặc dù quan điểm nầy cho phép người ta xem Sáng thế ký là lịch sử, trong khi vẫn tin vào một quả đất xứ cũ Kinh thánh dường như không ủng hộ bao nhiêu. Không một chỗ nào Kinh thánh trực tiếp nhắc tới một lỗ hỗng như thế hay bất kỳ một sự hủy diệt rộng khắp nào do Satan gây ra. Các phân đoạn khác (tỉ như Xuất Êdíptô ký 20.11) đề cập tới sáu ngày sáng tạo, chớ không phải tái tạo. Những người đề xướng. C.I. Scofield, Merrill Unger, M.R. DeHaan, and J. Vernon McGee. Quan điểm nầy ngày nay chẳng ai duy trì.
4. Sáng tạo cấp tiến. Những người ủng hộ thuyết nầy tin rằng những ngày trong Sáng thế ký 1 không đề cập tới khoảng thời gian 6 ngày, mà đề cập tới những kỷ nguyên dài bất định. Thuyết nầy tin rằng vũ trụ kéo dài từ 8 đến 16 tỉ năm và sự sống bắt đầu ở trên đất cách đây khoảng 3,5 tỉ năm. Những người theo thuyết sáng tạo cấp tiến cho rằng từ ngữ Hy bá lai nói đến ngày (yom) đã được sử dụng theo ba cách khác nhau trong truyện tích sáng tạo (1.4-5; 2.4). Trong những câu nầy, yom được sử dụng để mô tả thời gian 12 tiếng đồng hồ, thời gian 24 tiếng đồng hồ, và toàn bộ thời gian của sự sáng tạo. Những người theo thuyết sáng tạo cấp tiến cũng trưng dẫn Thi thiên 90.4 và II Phierơ 3.8 làm bằng chứng rằng “ngày” theo diễn tiến của Đức Chúa Trời là dài hơn ngày của chúng ta. Những người đề xướng: Hugh Ross, Gleason Archer, và Millard Erickson.
5. Tiến hoá hữu thần. Những người ủng hộ thuyết tiến hoá hữu thần dạy rằng cây cối, thú vật, và con người dần dần được tạo ra từ những hình thái thấp kém hơn, còn Đức Chúa Trời thì giám sát tiến trình. Trong khi những người ủng hộ sự sáng tạo quả đất trẻ và quả đất già nua, họ tin rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên các hình thái sự sống bằng mạng lịnh thiêng liêng, những người theo thuyết sáng tạo hữu thần tin rằng Đức Chúa Trời đã sử dụng sự tiến hoá, hay một điều chi tương tự, để thực thi phần lớn công việc của Ngài. Hầu hết những nhà tiến hoá hữu thần đều rút các phân đoạn Kinh thánh như Sáng thế ký 1.1 - 1.24 ra để bàn bạc rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên các hình thái sống động một cách gián tiếp, sử dụng các luật lệ trong thiên nhiên. Qua sự nhìn nhận của họ, những nhà tiến hoá hữu thần đã dùng thi ca hay biểu tượng trong sự giải thích Sáng thế ký 1.1 - 2.4. Những người đề xướng: C.S. Lewis và Howard van Till.
6. Sáng tạo thông minh. Một trường tư tưởng mới được mở ra. Ai cũng biết đó là phong trào “sáng tạo thông minh”. Những người bám lấy quan điểm nầy thường theo thuyết bất khả tri [agnostics] (và thậm chí là những nhà vô thần trước kia) giờ đây họ tin rằng có một nhà sáng tạo thông minh đứng ở đàng sau công cuộc sáng tạo. Họ không thể biết Ngài là ai, nhưng ít nhất họ bằng lòng công nhận những gì các tín đồ tin lành đã tin lâu nay. Phong trào nầy thực sự kết thúc vào năm1966 với quyển “Cái hộp đen của Darwin. Thách thức hoá sinh cho sự tiến hoá” bởi Michael Behe viết (một nhà hoá sinh Công giáo tại đại học đường Lehigh).
Sau đây là hai quan niệm trích từ quyển sách của ông.
[Behe trưng dẫn Darwin] Nếu có thể chứng tỏ bất kỳ một bộ phận phức tạp nào tồn tại không được hình thành bởi những biến đổi liên tiếp, lý thuyết của tôi tuyệt đối sẽ sụp đổ.
— Charles Darwin, in The Origin of Species
Đối với Darwin, tế bào là “cái hộp đen” — những tác động phía bên trong cái hộp hoàn toàn là kín nhiệm đối với ông ta. Giờ đây, cái hộp đen đã được mở ra và chúng ta biết cách thức nó vận hành. Khi áp dụng thử nghiệm của Darwin vào thế giới phân tử máy móc quá phức tạp và hệ thống tế bào đã được tìm ra hơn 40 năm qua, chúng ta có thể nói rằng lý thuyết của Darwin đã “sụp đổ hoàn toàn”.
Michael Behe

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét