Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 22.1-24: "Từ bỏ!"



"Từ bỏ!"

(Sáng thế ký 22.1-24)
Có một người đi dạo trên con đường hẹp, không chú ý nhiều xem coi mình đang đi đâu. Thình lình ông ta trượt chơn ngã qua mép núi. Khi ông ta ngã, ông ta nắm lấy một nhánh cây gie ra từ sườn núi. Khi nhận ra mình không thể treo lâu như thế được nữa, ông ta kêu la xin được cứu.
Người kia: Có ai ở trên đó không?
Giọng nói: Có đây, có tôi đây!
Người kia: Ai vậy?
Giọng nói: Chúa.
Người kia: Chúa ơi, xin cứu con!
Giọng nói: Ngươi có tin cậy ta không?
Người kia: Lạy Chúa, con hoàn toàn tin cậy Ngài.
Giọng nói: Tốt. Bỏ tay ra khỏi nhánh cây đi.
Người kia: Sao ạ???
Giọng nói: Ta phán, hãy buông nhánh cây ra đi.
Người kia: [Sau một lúc] Có ai khác trên đó không? [Michael P. Green, Illustrations for Biblical Preaching (Grand Rapids. Baker, 1989), Electronic Ed].
Giống như kẻ đang treo tòng teng kia, có phải bạn từng sợ rằng Đức Chúa cũng sẽ tra hỏi nhiều về bạn chăng? Hãy xem trong một phút những gì là quá nhiều đi? Đời sống hàng ngày của chúng ta được xây dựng quanh nhiều người và nhiều vật mà chúng ta đang vui hưởng: một người bạn đời, con cái, bạn bè, công ăn việc làm, sở thích, của cải, và những chương trình trong tương lai. Đây là những cột cái và đòn tay của hệ thống giúp đỡ theo đời nầy của chúng ta; và nếu một trong số chúng bị dời đi, đôi khi chúng ta cảm thấy cái khung cuộc sống của chúng ta đang lung lay quanh chúng ta. Nhưng có nhiều lúc, khi Đức Chúa Trời phán: “Từ bỏ!” và các chi tiết cần thiết đang duy trì thế giới của chúng ta đột nhiên sụp đổ hết. Nếu bạn từng ở trong tình huống ấy, bạn biết rõ áp lực một cơn thử nghiệm giống như thế có thể úp đổ lên đức tin của bạn [Charles R. Swindoll, Abraham. The Friend of God (Fullerton, CA. Insight for Living, 1988), 123]. Ápraham vốn quen thuộc với những thử nghiệm vất vả như thế. Trong Sáng thế ký 22, chúng ta đến với một trong những chương quan trọng nhất của toàn bộ Kinh Thánh. Đây cũng là một cơn khủng hoảng quan trọng nhất trong Kinh Thánh. Cơn khủng hoảng nầy là cơn khủng hoảng của sự vâng phục và nó được phân thành ba mãng sau đây:
1. Thử nghiệm về sự vâng phục (22.1-8). Phân đoạn Kinh Thánh bắt đầu với cụm từ: “Khi mọi việc kia đã xong” [Johnson viết: “Trong Sáng thế ký 23.1, Kinh Thánh chép rằng Sara sống đến 127 tuổi. Đây là mẫu thông tin về niên đại kế tiếp chúng ta có sau 21.34. Khi Y-sác thôi bú, Sara vào khoảng 93 đến 95 tuổi, vì vậy các biến cố trong chương 22 đã xảy ra trong khoảng thời gian xen giữa chừng 35 năm. Một sự so sánh 21.34 với cụm từ: ‘khi mọi việc kia đã xong’, ở 22.1 dẫn tới ý kiến cho rằng việc dâng Y-sác đã diễn ra một thời gian sau sự ra đời của dòng dõi được hứa cho. Y-sác không còn là một đứa trẻ nữa. Ít nhất Y-sác đang ở lứa tuổi thanh thiếu niên và có thể lớn hơn”. S. Lewis Johnson, Jr., “The Old Testament’s Greatest Scene,” Genesis 22.1-24.
http.//www.believers-chapel.org/bulletins/Genesis/37_Genesis_22_1-24.pdfhttp.//www.believers-chapel.org/bulletins/Genesis/37_Genesis_22_1-24.pdf, 2]. Cụm từ nầy quay nhìn lại với hành trình đức tin của Ápraham [Năm lần trong chuyến hành trình đức tin, Đức Chúa Trời đã đến với Ápraham để đưa ra lời yêu cầu đã thử thách đức tin ông một cách nghiệt ngã. Thứ nhứt, Đức Chúa Trời kêu gọi Ápraham phải lìa khỏi quê hương và gia đình mình rồi đi đến một xứ mà Ngài sẽ chỉ cho ông (12.1). Trong chương kế đó, thật là cần thiết cho Ápraham phải phân rẽ ra khỏi người cháu trai của mình là Lót, có lẽ đối với ông Lót càng giống như con trai của ông vậy (13.1-18). Sau đó, ở chương 17, Ápraham đã nắm lấy dấu hiệu của giao ước, phép cắt bì, cho bản thân và cả gia đình ông. Ápraham đã cắt bì cho mình khi ông 99 tuổi. Giờ đây, đó là đức tin! Cơn khủng hoảng thứ tư dính dáng tới việc trục xuất Íchmaên đã được 13 tuổi đã được xem là dòng dõi được hứa của Ápraham (21.14). Cơn khủng hoảng thứ năm và là khủng hoảng quan trọng nhất trong chương 22]. Trong những năm nầy, Ápraham đã gặp gỡ vài lần thử thách; một số ông đã vượt qua và những lần khác ông đã thất bại [Ápraham đã thất bại không kính sợ Đức Chúa Trời và tin cậy Ngài với tương lai của mình (xem Sáng thế ký 12, 16, 20)]. Ápraham hoàn toàn là con người, giống như bạn và tôi. Tuy nhiên, mặc dù có sự pha trộn giữa thành công và thất bại, Đức Chúa Trời đã tìm cách làm cho Ápraham phải trưởng thành rồi sử dụng đời sống ông cách có quyền. Có thể bạn đã có phần thành công, nhưng bạn cũng kinh nghiệm một số thất bại kèm theo. Ngày nay bạn cần phải biết rõ rằng Đức Chúa Trời đã không thải hồi bạn, Ngài cũng chưa xong việc đối với bạn. Thực vậy, Ngài muốn đưa bạn lên cấp độ thuộc linh kế tiếp. Ngài đang làm điều nầy qua những thử nghiệm. Hãy chú ý cụm từ: “Đức Chúa Trời [Từ ngữ “Đức Chúa Trời” (Elohim) bao gồm mạo từ xác định (“the God”, Sáng thế ký 6.2; 27.28; 31.11; 46.3; 48.15). Đây là phương thức chỉ ra Đức Chúa Trời chơn thật đang đưa ra những đòi hỏi nầy] thử [Việc thử thách như thế cho thấy con người sẽ giống với cái gì, và nó thường bao gồm khó khăn và nhọc nhằn (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 15.25; 16.4; 20.20; Phục truyền luật lệ ký 8.2, 16; 13.3; Các Quan Xét 2.22; 3.1, 14; I Các Vua 10.1; Đaniên 1.12, 14). Đây là lần đầu tiên động từ “thử” (nsh) xảy ra trong Kinh Thánh] Ápraham”. Từ ngữ “thử” vẫn gợi lên những cơn ác mộng đối với tôi: đốt dầu lúc nửa đêm để học thuộc lòng những cột sự kiện, chú ý nhịp đập tim của tôi tăng lên khi đã vượt qua kỳ thi, nhìn vào khoảng không và tìm cách nhớ một cái tên hay ngày tháng. Hết thảy chúng ta đều trải qua nỗi căng thẳng của thử thách [Edward G. Dobson, Abraham. The Lord will Provide (Grand Rapids. Revell, 1993), 145]. Tuy nhiên, giả định rằng những thử thách chỉ diễn ra ở trường học thôi thì sai lầm lắm. Những thử thách thật sự đang diễn ra trong dòng cuộc sống của chúng ta. Trong những thử nghiệm nầy, dù chúng ta thành công hay thất bại thì vẫn là điều quan trọng nhất.
Chúng ta phải giữ hai việc trong trí ở đây:
Thứ nhứt, có một sự khác biệt rất lớn giữa mục đích của Đức Chúa Trời và mục đích của Satan khi thử nghiệm một người. Đức Chúa Trời thử nghiệm để biết chắc và để thêm sức cho. Satan thử nghiệm để làm hại và làm cho yếu đi. Trong Tân Ước, Giacơ khiến cho chúng ta phải nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đang thử thách Ápraham để đức tin ông sẽ được “trọn vẹn” ở trước mặt nhiều người (Giacơ 2.22). Từ ngữ “trọn vẹn” có nghĩa là hoàn toàn hay chín chắn [Tiếng Hy lạp teleioo, đối chiếu I Giăng 2.5; 4.12, 17-18]. Sự bền đỗ qua những thử thách và sự vâng theo Đức Chúa Trời đã khiến cho đức tin của Ápraham ra thấy được trước một thế giới đang quan sát. Đức Chúa Trời đã thử Ápraham để ban cho ông một cơ hội để tỏ ra bản chất thực của ông [Chẳng có gì phải ngạc nhiên, trong chương kế (Sáng thế ký 23) xử lý với cái chết của Sara. Đức Chúa Trời đã sử dụng việc dâng Y-sác làm của lễ để sửa soạn Ápraham cho cái chết của vợ mình].
Ngài sẽ làm như thế cho bạn. Từng cuộc thử nghiệm Đức Chúa Trời đưa vào đời sống của bạn là một cơ hội cho bạn chiếu sáng và tiến bộ đến cấp độ thuộc linh khác. Điều nầy đã kích thích bạn. Dù những thử nghiệm thuộc linh là khó khăn, chúng có một mục đích kỳ diệu: để biến bạn ngày càng ra giống với Đấng Christ hơn để thế gian có thể nhìn thấy sự cao trọng của Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho bạn (Châm ngôn 17.3; Giacơ 1.2-4, 12-14; I Phierơ 1.6-7).
Thứ hai, chúng ta cần phải ý thức rằng Ápraham đã đồng đi với Đức Chúa Trời trong khoảng 35 năm trước khi Đức Chúa Trời thử ông theo cách nghiệt ngã nhất [Có một lỗ hỗng thời gian 24 năm giữa Sáng thế ký 12.4 và 17.1. Năm khác đã trôi qua trước khi Y-sác ra đời. Giờ đây Y-sác có lẽ được 10 tuổi hay hơn nữa (21.8). Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 12-23 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 117]. Đức Chúa Trời không ban cho ông thử nghiệm nghiệt ngã nầy cho tới khi Ngài biết rõ ông đã được trang bị về điều đó. Một trong những việc lớn về Đức Chúa Trời, ấy là Ngài không ban cho chúng ta những thử nghiệm mà chúng ta không thể vượt qua. Những thử nghiệm của Ngài đến khi chúng ta đã được sửa soạn. Thêm nữa, Ngài cung ứng một lượng ân điển đủ để giúp chúng ta trải qua những lúc thử nghiệm (I Côrinhtô 10.13). Đức Chúa Trời không giống như mấy vị giáo sư của chúng ta trước đây, họ đưa ra cho chúng ta những bài thi quá vội vã hay bài vấn đáp mà họ cho biết không kiểm tra giống như các bài thuyết trình. Ngài rất giàu ơn và thành tín. Ngài muốn chúng ta phải nhận lãnh ở một cấp độ cao nhất khả thi!
Kinh Thánh cho chúng ta biết ngay từ câu đầu tiên trong chương nầy, ấy là Ápraham sẽ bị thử nghiệm. Hãy chú ý khi Đức Chúa Trời gọi đích danh Ápraham, Ápraham đáp ứng với: “Có tôi đây” (22.1; đối chiếu 22.11) [Cũng xem Môise (Xuất Êdíptô ký 3.4); Samuên (I Samuên 3.4); Êsai (Êsai 6.8); và Đức Chúa Jêsus Christ (Hêbơrơ 10.7)]. Ông bằng lòng lắng nghe từ Đức Chúa Trời rồi bước sang hành động. Howard Hendricks, nhà văn và là giáo sư Cơ đốc lỗi lạc, thích nói rằng các cấp lãnh đạo tài ba phải “FAT: faithful [trung tín], available [sẵn sàng], và teachable [dễ dạy]”. Có phải những đặc điểm đó xác định bạn là ai không? Vâng phục và kỷ luật đòi hỏi bạn là một con người tỏ ra mình là FAT. Đôi khi con người và sự vật cũng có thể rất quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta nắm lấy chúng với cái nắm thật chặt và tích cực, để Đức Chúa Trời phải cạy mở những ngón tay của chúng ta hầu làm lỏng lẻo cái nắm chặt của chúng ta [Swindoll, Abraham. The Friend of God, 123]. Điều nầy không phải là lý tưởng đâu. Có phải bạn đang ở giữa một cuộc thử nghiệm? Có phải việc gì đó là quan trọng khiến cho bạn phải liều lĩnh hoặc bị tước mất khỏi bạn không? Một công ăn việc làm? Một ước mơ? Một tình bạn? Tài chính chăng? Đừng để cho Đức Chúa Trời tước nó ra khỏi bạn; hãy dâng nó cho Ngài! Hãy trở nên một con người FAT vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Chúa phán một lần nữa trong 22.2: “Hãy bắt [Sự lặp đi lặp lại từ ngữ “con” (ben) 10 lần và “con một” 3 lần lặp lại bản chất khắc nghiệt của cuộc thử nghiệm nầy. Từ ngữ nầy có thể đề cập tới một đứa trẻ (Xuất Êdíptô ký 2.6) hay một thanh niên (I Sử ký 12.28). Hamilton cung ứng cho chúng ta cái nhìn thấu suốt vào mọi niềm tin của các học giả Do thái xưa về tuổi tác của Y-sác lúc bấy giờ. “Truyền khẩu Do thái xưa (Midrash Gen. Rabbah 56.8) nói rằng Y-sác đã 37 tuổi lúc bấy giờ khi bị Ápraham trói lại. Con số nầy có được là do đối chiếu số tuổi mà Sara khi sanh Y-sác (90) với số tuổi khi bà qua đời (127), một cái chết thình lình do khám phá ra Ápraham sắp sửa giết chết Y-sác. Qua việc đặt Y-sác vào lứa tuổi ấy, truyền khẩu Do thái cung ứng một vai trò rộng lớn cho Y-sác hơn truyền khẩu Cơ đốc, vai trò ấy đã chiếu sáng sự vâng lời của Ápraham và sự thành tín của Đức Chúa Trời” Victor P. Hamilton, The Book of Genesis, Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 100] đứa con một [Từ ngữ “một” (yachid) có ý nghĩa rất đặc biệt, vì Íchmaên mới vừa bị đuổi đi vào đồng vắng. Và cụm từ theo sau “ngươi yêu dấu”, ông được nhắc nhớ về tình yêu sâu đậm của ông dành cho đứa con duy nhứt ngay thời điểm ông sắp mất nó] ngươi yêu dấu [Johnson lưu ý: “Chúng ta có ở đây lần nhắc nhở đầu tiên về chữ “yêu” trong Ngôi Lời. Phải chăng nó không có ý nói rằng tình yêu của một người cha tin kính dành cho con trai của mình là một hình ảnh thu nhỏ của tình yêu đang tồn tại giữa các thân vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, và đặc biệt tình yêu thương của Đức Chúa Cha dành cho Đức Chúa Con. Đối chiếu Giăng 17.24. Đây là một sự kiện rất thú vị trong Tân Ước, là lần xảy ra đầu tiên của từ ngữ “yêu” là sự bày tỏ rõ ràng về tình yêu của Đức Chúa Cha dành cho Đức Chúa Con” (đối chiếu Mathiơ 3.17; Mác 1.11; Luca 3.22). Johnson, “The Old Testament’s Greatest Scene,” 4], là Y-sác [Với từng lời trôi qua, câu chuyện càng đi tới chỗ tệ hại hơn], và đi [Bản Hy bá lai thêm “tự mình”. Ápraham được kêu gọi để tự “phân rẽ cố ý” ra khỏi các môi trường quen thuộc. Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 305] đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi [Trên các ngọn núi nầy về sau Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng David, ông đã xây một bàn thờ cho Đức Giêhôva (II Samuên 24.16-25). Ở đây Vua Solomon cũng xây bàn thờ (II Sử ký 3.1) và Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết. Chỗ nầy một ngày kia sẽ được gọi là “Jerusalem”] kia mà ta sẽ chỉ cho”. Câu nầy không tạo ra một loạt những lời cầu xin giàu ơn. Thay vì thế, Đức Chúa Trời ban ra ba mạng lịnh rất kinh khủng (“bắt, “đi” và “dâng”) mà chẳng có một lời giải thích nào hết [Arnold rút ra những chỗ tương ứng giữa Sáng thế ký 12 & 22:
Sáng thế ký 12 & Sáng thế ký 22
Mạng lịnh: Đi! Bắt, Đi, Dâng của lễ!
Đến một đất Đến một hòn núi
Không biết Không biết
(“Ta sẽ chỉ cho ngươi”) (“Ta sẽ chỉ cho”)
Đáp ứng: 12.4—vâng theo 22.3—vâng theo
Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 108. Bình luận về những điểm tương ứng nầy, Ross viết: “Sự lặp đi lặp lại các động thái nầy hình thành một sự bao gồm trong cấu trúc câu chuyện kể về truyện tích Ápraham, chỉ ra vòng quay trọn vẹn trong kinh nghiệm của vị tộc trưởng. Lời nói bóng gió của sự kêu gọi trước kia cũng giục giã sự vâng lời đối với lời kêu gọi trong hiện tại, với nhiều cách thức một chuyến hành trình gian khổ theo đúng hướng của Đức Chúa Trời ” Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 394]. Ápraham không những làm bị thương đứa con của mình và rồi phải dưỡng cho nó được mạnh khoẻ trở lại [Đức Chúa Trời rất ghét những thứ của lễ của con người (Lê vi ký 18.21; 20.2; Phục truyền luật lệ ký 12.31; Thi thiên 106.35-38; Êxêchiên 20.30-31), vì vậy khi Ápraham sắp sửa giết Y-sác, Đức Chúa Trời đã chặn ông lại rồi cung ứng cho một của lễ khác]. Ông sắp sửa dâng con trai mình làm một của lễ thiêu. Bạn có thể cảm xúc được nỗi khổ của người nầy không? Nỗi khổ ấy chắc là kinh khiếp lắm đấy!
Thắc mắc thường được đưa ra vào điểm nầy của phân đoạn Kinh Thánh gốc là: “Làm sao mà một Đức Chúa Trời yêu thương lại ra lịnh cho Ápraham phải dâng con một của ông là của lễ thiêu như vậy chứ?” Về sự tin kính trong gia đình, Martin Luther từng đọc câu chuyện nầy và vợ ông, Katie, đã nói: “Em không tin như thế được. Đức Chúa Trời sẽ không đối xử với con của Ngài như thế đâu!” Luther đáp: “Nhưng, Katie ơi, Ngài đã xử lý như thế mà” (xem Êsai 53.10) [Mục sư Bob Hallman, “The Test Of Faith” Genesis 22.1-24. http.//calvarychapel.com/kauai/teachings/Genesis_pdf/gen_22_notes.pdf, 3]. Cho nên, chúng ta buộc phải đi đến kết luận rằng của lễ Y-sác không thể sai lầm được, dù chỉ nổ lực hay hoàn thành, vì Đức Chúa Trời không thể là ác được (Giacơ 1.13-15; I Giăng 1.5). Còn hơn thế nữa, như Luther đã công nhận, dâng con một chẳng thể là sai lầm vì Đức Chúa Trời hiển nhiên đã hy sinh Con Độc Sanh của Ngài (xem Giăng 3.16) [Xem Êsai 53.6, 10; Giăng 3.16; đối chiếu Mathiơ 26.39,42; Luca 22.22; Giăng 3.17; Công vụ Các Sứ đồ 2.23; II Côrinhtô 5.21; Khải huyền 13.8. See Robert Deffinbaugh, Genesis. From Paradise to Patriarchs. Lesson 23. “Final Exams” Genesis 22.1-24
(http://www.bible.org/http://www.bible.org/, 1997), 2].
Một thời gian ngắn sau khi Joshua, đứa con đầu lòng của tôi chào đời, là cha của nó tôi đã dâng nó cho Chúa. Tôi không bao giờ quên giây phút ấy. Tôi mới vừa chuẩn bị cho nó đi ngủ khi Chúa gây ấn tượng cho tôi nhớ rằng nó không thuộc về tôi. Đang khi bé Joshua đang nằm tựa lưng nó lên bàn làm việc của tôi, tôi quì gối xuống rồi công nhận với Chúa rằng Joshua đã thuộc về Ngài. Tôi thưa với Chúa rằng Ngài có cách tể trị của Ngài với nó. Tôi yêu Joshua với mọi sự có trong tôi, nhưng tôi thưa với Chúa Ngài có thể cất nó đi khỏi tôi bất cứ lúc nào nếu điều đó phù hợp với ý chỉ trọn vẹn của Ngài. Tôi cầu xin rằng đây sẽ chẳng phải là trường hợp, nhưng Joshua không phải là thuộc về tôi; nó không thuộc về Lori nữa. Nó thuộc về Đức Chúa Trời và chỉ một mình Đức Chúa Trời mà thôi! Bạn thấy đấy, chỉ có một việc phải nói: “Chúa chúc phước cho tôi với một đứa con” nhưng thắc mắc là: bạn nói gì khi Chúa đòi đứa con lại? Sống chỉ là vay mượn đối với chúng ta, cả cha mẹ và con cái. Đức Chúa Trời có thể đòi phải trả lại bất cứ lúc nào. Có phải bạn đang sống với sự nhận biết nầy không? Ngày nay tôi thách bạn dám buông ra những gì Đức Chúa Trời đã ban cho bạn đấy.
Ở 22.3-4, chúng ta thấy Ápraham đã vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời ngay lập tức mà chẳng thắc mắc chi hết. Môise cho chúng ta biết Ápraham “dậy sớm”. Bây giờ, nếu tôi là Ápraham, tôi sẽ để ít nhất một hay hai ngày để cầu nguyện và kiêng ăn. Tôi sẽ thông qua mọi điều với vợ mình. Tôi sẽ tìm cách bày tỏ sâu cạn. Nhưng Ápraham thì không như vậy…ông đã vâng lời (Thi thiên 119.60). Kinh Thánh không nói, nhưng tôi e quyết định dậy sớm của ông có thể có nhiều việc phải làm với nỗi dày vò hơn là với sự sốt sắng [R.C. Sproul, “Providence as Provision,” Moody March-April 1997, 47]. Hãy lưu ý Ápraham “thắng lừa” và cũng “chặt củi để dùng về của lễ thiêu”. Đây là một người hơn 100 tuổi và có nhiều tôi tớ. Ông đang suy nghĩ gì vậy? Ức đoán của tôi có lẽ là ông đang tìm cách đóng lý trí mình lại với sinh hoạt ấy để ông sẽ không suy nghĩ tới những gì đang có ở trước mặt. Dầu mọi sự tới nước nầy, ông đã “đi đến nơi mà Đức Chúa Trời đã truyền dạy”. Có điều còn khó mang nổi hơn thế nữa, ấy là ông không hoàn thành công việc cách mau chóng; ông đã dành thì giờ để suy nghĩ về những gì có ở trước mặt. Ấy là chuyến hành trình ba ngày [Trong thế giới thời Kinh Thánh, ba ngày là khoảng thời gian tiêu biểu để sửa soạn một việc quan trọng nào đó (đối chiếu Sáng thế ký 31.22; 42.18; Xuất Êdíptô ký 3.18; 15.22; 19.11, 15, 16; Dân số ký 10.33; 19.12; 31.19; 33.8; Êxơtê 5.1; Ôsê 6.2; Giôna 3.3; Mathiơ 12.40; I Côrinhtô 15.4). Waltke, Genesis, 307] từ BêeSêba đến Núi Môria [“Môria” có nghĩa là “Nơi Đức Giêhôva tiếp trợ cho” hay “Nơi Đức Giêhôva hiện ra”] (50 dặm). Ba ngày trong đó để suy nghĩ về những gì ông phải làm. Mọi sự nầy là một phần trong thử nghiệm về sự vâng lời.
Ở 22.5-8, chúng ta thấy sự vâng lời của Ápraham đã dựa theo đức tin. Sau khi nhìn thấy nơi phải đến, Ápraham đã nói. Ông dặn các tôi tớ của mình phải ở lại đàng sau với con lừa của mình. Tại sao Ápraham không đem các tôi tớ mình cùng lên núi với ông? Ông biết rõ các tôi tớ của ông sẽ tìm cách ngăn ông lại. Họ sẽ giữ ông không cho đặt con mình lên bàn thờ. Họ sẽ kết luận rằng ông đã mất trí rồi và sẽ tìm cách khuất phục ông “vì ích của chính ông”. Được đồng ý, họ sẽ làm ra điều nầy từ chỗ thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, họ sẽ nổ lực đánh bại chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Ápraham. Chúng ta phải tỏ ra chính sự khôn ngoan mà Ápraham đã có. Nếu chúng ta muốn trở thành hạng môn đồ trung tín thì chúng ta phải khôn khéo trong việc dời đi từng trở ngại. Đôi khi chúng ta phải loại ra hạng người nào giữ chúng ta không sống thánh khiết. Chúng ta phải thường xuyên đánh giá tình bạn của chúng ta vì một số người sẽ dẫn chúng ta vào hướng sai lầm [Bruce Goettsche, “First Place,” Genesis 22.1-19. http.//www.unionchurch.com/archive/062099.html]. Đôi khi địa vị môn đồ hiệu quả bắt đầu với sự khai trừ. Đây là thử nghiệm khác về sự vâng phục. Bạn có bằng lòng làm bất cứ chi bạn có thể làm để đồng đi cùng Đức Chúa Trời chăng?
Đừng bỏ qua mệnh đề cuối ở 22.5: “ta cùng đứa trẻ sẽ đi đến chốn kia đặng thờ phượng [Từ ngữ “thờ phượng” (shachah) sát nghĩa có ý nói “cúi mình xuống sát đất”], rồi sẽ trở lại với hai ngươi”. Ápraham đang nói: “Đức Chúa Trời bảo ta phải giết con trai ta, nhưng chúng ta sẽ quay trở lại” [Sát nghĩa: “Chúng ta đã quyết định đi tới, chúng ta quyết phải thờ phượng, và chúng ta quyết phải trở lại”]. Ông đã chuẩn bị để giết Y-sác, thiêu thân thể Y-sác như một của lễ và rồi trông mong Đức Chúa Trời làm cho Y-sác được sống lại ngay tại bàn thờ. Tại sao chứ? Vì ông tin Đức Chúa Trời có quyền [Hughes viết: “Ápraham hoàn toàn tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời rằng dòng dõi của Y-sác sẽ mang dòng máu của ông đến nỗi ông lý luận rằng Đức Chúa Trời sẽ phải làm cho Y-sác sống lại từ kẻ chết. Ápraham đã nhìn thấy trước lẽ đạo nói tới sự sống lại khi chẳng có gì trong lịch sử cho thấy điều đó! Ở chỗ nầy có lẽ ông đã bắt đầu nhìn thấy ngày của Đấng Christ” (đối chiếu Giăng 8.56). R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 302]. Giờ đây, tôi dám chắc ông đã thốt ra lời cầu nguyện tận đáy lòng, nhưng ông đã vâng phục ở ngay giữa nỗi đau khổ hết mức của mình. Đáp ứng của Ápraham rất là đáng nhớ khi bạn nhìn biết rằng mạng lịnh của Đức Chúa Trời là phi lý. Từ nhận định của từng con người, mạng lịnh đó là mâu thuẫn và trái ngược. Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham Ngài sẽ lập giao ước của Ngài với Y-sác và giao ước ấy sẽ là “giao ước đời đời cho dòng dõi của nó” (17.19). Vì vậy ông cụ già 100 tuổi Ápraham đã trở thành một người cha và giờ đây Đức Chúa Trời muốn đoạt lấy con của ông. Điều nầy chẳng có ý nghĩa chi hết. Tuy nhiên, Ápraham đã vâng theo và đã làm theo cái điều phi lý trái ngược kia (Hêbơrơ 11.17-19).
Sẽ có những lúc trong cuộc đời mà sự vâng phục sẽ không có ý nghĩa gì cả. Bạn có sửa soạn để vâng theo Đức Chúa Trời thậm chí trong những trường hợp như thế nầy không? Tôi thấy có nhiều việc trong Kinh Thánh khiến tôi ước ao mình không có mặt ở đó — cuộc sống không dễ dàng chút nào. Tôi có thể trà trộn vào xã hội. Nhưng thử nghiệm thực về sự đầu phục xảy ra không nhằm lúc tôi vâng theo các mạng lịnh mà tôi thích. Nếu tôi nói với mấy đứa con của tôi: “Hãy ăn kem đi các con”, đấy không phải là thử nghiệm hay về cách chúng có vâng theo tôi hay không!?! Phần thử nghiệm thực là khi tôi yêu cầu chúng làm một việc gì khó kìa [Steven J. Cole “Ultimate Surrender,” Genesis 22.1-24. http.//www.fcfonline.org/site/content/1/sermons/111796M.pdf ,6]. Nếu Đức Chúa Trời kêu gọi bạn đến với một việc gì đó khó nhọc hôm nay, liệu bạn có nói: “Có tôi đây” không? Bạn sẽ vâng theo chứ? Nếu Đức Chúa Trời kêu gọi bạn rời bỏ một việc gì đó hôm nay, bạn sẽ vâng theo không?
Phần thử nghiệm của Ápraham được ghi ra ở 22.6-8 khi ông phải lấy gỗ dùng làm của lễ thiêu rồi đặt nó lên con trai của mình. Khi Ápraham và Y-sác đang cùng nhau bước đi, nơi Y-sác nhận thấy còn thiếu thiếu một yếu tố quan trọng nào đó. Vì vậy Y-sác sau cùng đã phá vỡ sự im lặng rồi nói với cha mình: “Củi đây, lửa đây, nhưng chiên con đâu có đặng làm của lễ thiêu?” (22.7) Ai có thể tưởng tượng điều gì len qua lý trí của Ápraham khi Y-sác đưa ra câu hỏi ấy? Ông có thể nói gì đây? “Con là chiên con đó đó! Ta thương con lắm, con ơi, nhưng ta sẽ dâng con làm của lễ thiêu”.
Thay vì thế, Ápraham đáp: “Con ơi! chính Đức Chúa Trời sẽ sắm sẵn lấy chiên con đặng dùng làm của lễ thiêu” (22.8). Không những câu đáp của ông che giấu sự thực đối với Y-sác, mà nó còn tỏ ra đức tin nơi Đức Chúa Trời nữa.
Cái điều ông đang nói là: “Chúng ta hãy để cho Đức Chúa Trời lo việc ấy”. Tôi muốn đạt tới mức trong chính đời sống của tôi, ở đó tôi đầy lòng tin cậy nói: “Đức Chúa Trời lớn lao đủ để lo cho tôi”. Nếu tôi trung tín vâng theo Ngài trong mọi sự Ngài yêu cầu tôi, Ngài sẽ tiếp trợ cho tôi mọi sự mà tôi cần [Hai lần Kinh Thánh chép rằng “hai cha con đồng đi” (đối chiếu 22.6, 8). Điều nầy nhắc cho tôi nhớ tới sự hài hoà tuyệt vời tồn tại giữa Đức Cha và Đức Con, khi công tác trung bảo được Đức Chúa Con cưu mang (đối chiếu Giăng 8.29). Johnson, “The Old Testament’s Greatest Scene,” 6]. Cách duy nhứt loại vâng phục nầy có thể thực hiện được là do đồng đi với Đức Chúa Trời và nhìn biết tấm lòng của Ngài.
[Ápraham đã thi đậu phần thử nghiệm, nhưng giờ đây chúng ta đến với…]
2. Cam kết vâng phục (22.9-12). Ở 22.9-10, chúng ta thấy sự vâng phục của Ápraham rất triệt để và hoàn toàn. Toàn bộ thủ tục đã được vạch ra giống như phim chiếu chậm vậy. Thủ tục ấy mất ba ngày để đi tới Núi Môria. Sau cùng rồi Ápraham cũng đến nơi, ông phải leo lên Núi Môria. Khi ấy, ông phải dựng bàn thờ lên, [Lẽ đạo nói tới việc dựng bàn thờ của Ápraham được ghi ra ở đây. Ông là một người thờ phượng rất trung tín. Liệu ông có tiếp tục thờ phượng khi được kêu gọi phải dâng con sinh như thế nầy không? See NET Notes
http.//www.bible.org/netbible/] rồi sắp củi, trói con mình lại, đặt nó lên bàn thờ, giơ cao tay mình, cầm lấy con dao mà giết nó. Bây giờ, trong ngày thuộc linh nhất của tôi, có lẽ tôi sẽ có đức tin để dựng lên một bàn thờ nhưng chẳng phải để giết đâu. Ápraham đã làm mọi sự khi thiên đàng cứ giữ mãi sự im lặng. Tôi dám chắc khi ông giơ cao con dao đó lên, từng đốt xương trong thân thể ông chắc chẳng muốn vâng theo đâu. Nhưng nếu Ápraham không giơ cao con dao đó lên ông sẽ không nghe thấy từ Đức Chúa Trời. Bạn có nắm bắt được ở chỗ đó chưa? Khi giơ cao lên con dao của sự vâng phục với chủ định để giết (đó là sự cam kết), và rồi Ápraham nghe thấy từ Đức Chúa Trời. Phần nhiều người trong chúng ta sẽ bằng lòng đặt thứ gì đó lên bàn thờ nhưng khi chúng ta thực hiện, chúng ta đem theo với mình con dao bằng cao su. Thế đấy, sự vâng phục của chúng ta không được hoàn toàn nếu có một số dây ràng buộc [J. Robert Clinton, The Making of a Leader (Colorado Springs. NavPress, 1988), 90].
Một việc rất là rõ ràng. Ápraham không thể dâng Y-sác nếu không có sự bằng lòng và cộng tác của Y-sác. Y-sác, là người vác củi, là kẻ mạnh sức hơn trong hai người. Là một thanh niên, Y-sác cũng là người nhanh nhẹn hơn trong cả hai. Rõ ràng, Y-sác mạnh sức đủ và cao lớn đủ để kháng cự hay phục theo cha của mình. Hiển nhiên, Y-sác đã quyết vâng theo cha mình với bất cứ giá nào, giống như cha của mình đã quyết vâng theo Đức Chúa Trời với bất cứ giá nào vậy (đối chiếu Êsai 53.7) [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 303; Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50, 110; Waltke, Genesis, 302].
Ở điểm nầy trong câu chuyện của chúng ta, thường thì khuynh hướng của chúng ta muốn chống cự lại mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Chúng ta lấy làm lạ tại sao Đức Chúa Trời lại muốn của lễ như thế từ chúng ta. Chúng ta phải tự hỏi mình, tại sao Ngài muốn mọi sự thuộc về tôi? Được rồi, cho phép tôi đưa vấn đề nầy vào viễn cảnh. Hỡi những người làm chồng, có phải là không thích hợp cho vợ quí vị mong muốn mọi sự thuộc về quí vị chăng? Có phải là sai trái hay bất công dành cho nàng khi không muốn chia sẻ quí vị với những người đàn bà khác không? Còn nhiều hơn như thế nào nữa đối với Cha chúng ta ở trên trời? Ngài muốn mọi sự thuộc về bạn đấy! [Đức Chúa Trời không hề yêu cầu chúng ta phải làm một việc gì mà chính mình Ngài không bằng lòng làm. Chúng ta cần phải nhớ rằng Đức Chúa Trời đã ban Con một và duy nhứt của Ngài làm của lễ thiêu một lần đủ cả vì tội lỗi của thế gian]. Hãy nhớ, vâng phục hoàn toàn không những được đánh giá bởi những gì bạn dâng cho Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời cũng ghi vào sổ những gì bạn giữ lại cho chính mình. Có thể Đức Chúa Trời biết rõ những gì là quan trọng nhất trong đời sống của bạn đấy: của cải, công việc làm ăn, các chương trình cùng những ước mơ, và các mối quan hệ? Có phải bạn bằng lòng lìa bỏ không (Luca 14.26-27)? Đôi khi bài thử nghiệm tối ưu về đức tin của chúng ta sẽ là đặt sự vâng phục đối với Đức Chúa Trời trên hết mọi thứ mà chúng ta đã sống đời sống của chúng ta. Đôi khi nó dính dáng tới một việc mà mọi người khác xem là dồ dại và lố bịch [Eaton, Genesis 12-23, 112]. Có phải bạn bằng lòng hy sinh vâng phục đối với Đức Chúa Trời trong từng lãnh vực của đời sống bạn không?
Khi con dao của ông được giơ lên để giết con mình, có một việc lạ lùng đã diễn ra: “Thiên sứ của Đức Giê-hô-va từ trên trời kêu xuống mà rằng: Hỡi Áp-ra-ham, Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Thiên sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi” (22.11-12). Sự can thiệp nầy quả là một sự thoải mái dường bao! Ápraham đã lau hai hàng nước mắt rồi nhảy cẩng lên vì vui mừng! Thiên sứ của Đức Giêhôva báo cho Ápraham biết rằng Y-sác đã được buông tha vì “bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời” (đối chiếu 20.11). Câu nầy không thể nói rằng Đức Chúa Trời khám phá do tri thức, trong thời điểm có hạn ấy, rằng Ápraham kính sợ Ngài như một kết quả của các hành động trung tín của Ápraham đối với Y-sác. Vì như thế sẽ làm cho Đức Chúa Trời ra một kẻ chẳng phải là Đức Chúa Trời toàn tri. Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời ấn định mọi sự và đã làm thế trước khi sáng tạo ra vũ trụ; vì vậy chắc chắn Ngài không cần phải đợi cho tới khi Ápraham sống trung tín trong mọi vụ việc mới “biết” Ápraham kính sợ Đức Chúa Trời (đối chiếu Thi thiên 139.1-4, 16) [Waltke lưu ý: “[Người thuật chuyện] nhắm vào thực tại Đức Chúa Trời chưa kinh nghiệm chất lượng đức tin của Ápraham cho tới khi nó thể hiện ra trong chặng đường lịch sử” (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 8.2). Waltke, Genesis, 308].
Thiên sứ của Đức Giêhôva đang phán với Ápraham, bởi các hành động trung tín của ngươi ta thừa biết rằng ngươi kính sợ Đức Chúa Trời. Cách nói được điều chỉnh, được thốt ra theo trí hiểu của con người, từ nhận định của con người. Thí dụ, một giáo sư hoá học, đang trình bày với lớp học của mình, ông nói: “Bây giờ tôi sẽ nhỏ một acid vào chất nầy rồi xem kết quả sẽ ra thể nào”. Ông nói theo cách nầy, mặc dù ông đã biết trước rồi. Sau khi làm xong thí nghiệm, ông nói: “Bây giờ tôi biết rõ những kết quả như thế, như thế sẽ nối tiếp nhau”. Khi nói như vậy, ông tự đặt mình vào vị trí của lớp học rồi phát biểu theo quan điểm của họ [http.//www.biblestudymanuals.net/gen22.htm].
Chúng ta phải phân biệt giữa hiểu biết là sự công nhận và hiểu biết là sự kinh nghiệm. Mặc dù Đức Chúa Trời vốn biết trước về thời điểm những gì Ápraham sẽ làm, vẫn có chứng cớ rõ ràng xuyên suốt Kinh Thánh rằng Đức Chúa Trời ao ước chúng ta phải thể hiện ra đức tin và sự thờ lạy của chúng ta bất chấp sự thực Ngài biết rõ mọi lòng của chúng ta. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải cầu nguyện ngay cả khi Ngài biết chúng ta sẽ nói gì và có thể đã có câu trả lời rồi nữa. Ngài muốn chúng ta ngợi khen Ngài ngay cả khi Ngài biết cách chúng ta cảm nhận. Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta thể hiện ra đức tin và tình cảm của chúng ta. Đúng là làm vinh hiển cho Ngài khi chúng ta bày tỏ ra những việc mà Ngài biết đang tồn tại vì điều đó đẹp lòng Ngài [John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 514]. Có phải bạn bằng lòng thờ lạy và kính sợ Đức Chúa Trời không? Liệu bạn có chịu từ bỏ con người, đồ vật, hay những ước mơ mà bạn đang ôm ấp hay không? Liệu bạn có cam kết buông hết những việc nầy ra không?
[Chúng ta đã nhìn xem những thử thách và sự cam kết vâng phục. Giờ đây câu chuyện của chúng ta sang số và chuyển qua…]
3. Phước hạnh của sự vâng phục (22.13-24). Vâng phục được ban thưởng theo ba cách:
Thứ nhứt, Đức Chúa Trời chúc phước cho chúng ta bằng cách tiếp trợ cho những thứ thuộc về chúng ta mà Ngài đòi hỏi (22.13-14). Môise viết: “Áp-ra-ham nhướng mắt lên, xem thấy sau lưng một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay [Đây là lần nhắc nhở đầu tiên về của lễ của một đời sống thay thế cho đời sống khác trong Kinh Thánh, mặc dù nó được ám chỉ trong của lễ của Nôê (Sáng thế ký 8.20-22). Waltke, Genesis, 308] cho con mình. Áp-ra-ham gọi chỗ đó là Giê-hô-va Di-rê. Bởi cớ ấy, ngày nay có tục ngữ rằng: Trên núi của Đức Giê-hô-va sẽ có sắm sẵn”. Khi Ápraham chứng tỏ rằng ông sẵn lòng đi suốt con đường trong sự sự vâng phục của mình đối với Đức Chúa Trời, Chúa đã tiếp trợ một giải pháp cho tình huống của ông [Bản Kinh Thánh Hêbơrơ nói “con chiên đực khác”. Những bản dịch cổ xưa và hiện đại đã bỏ sót mục đích khi họ dịch “một con chiên đực” hay “một con chiên đực ở sau lưng ông”. Y-sác là con chiên thứ nhứt. Ở đây là con chiên thứ nhì]. Hãy nhớ, Đức Chúa Trời đang thử Ápraham (đối chiếu 22.1). Ngài không muốn của lễ là một con trai; Ngài muốn sự đầu phục của một người cha. Thật là phù hợp, Ápraham đặt tên chỗ nầy “Đức Giêhôva sắm sẵn” (Yahweh Yireh) hay sát nghĩa: “Đức Giêhôva sẽ nhìn thấy”. Trong Anh ngữ có câu nói rằng: “Ma quỉ có mặt trong các chi tiết”. Người ta không có khuynh hướng hay chi tiết hoá khi sử dụng câu nói nầy. Tuy nhiên, nếu ma quỉ có mặt trong các chi tiết, chúng ta đang ở trong rắc rối. May thay, trong câu nầy Ápraham đang nói: “Đức Chúa Trời là Đấng có mặt trong các chi tiết”. Ngài là Đấng sẽ “nhìn thấy việc ấy”, nghĩa là mọi sự cần phải lo toan đến sao cho thích ứng [Ý nầy ra từ Walton, Genesis, 516]. Danh xưng mà ông chọn không kéo sự chú ý đến bản thân ông, mà đến với Chúa của ông. Ông không đặt tên cho chỗ đó “Ápraham đã vâng phục”. Ông nhắm vào ơn thương xót và sự thành tín của Đức Chúa Trời, chớ không nhắm vào sự vâng phục của chính ông [Walter A. Elwell, ed., Evangelical Commentary on the Bible (Grand Rapids. Baker, 1989), Electronic Ed]. Ápraham muốn có một tường trình lại cho Y-sác biết. Ông sẽ chẳng có bất kỳ một nan đề nào khi tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Ở đây chúng ta thấy Đức Chúa Trời vừa là Đấng thử thách vừa là Đấng tiếp trợ cho. Khi Đức Chúa Trời thử bạn, Ngài sẽ tiếp trợ cho bạn [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 304]. Thứ chi bạn buông ra cho Đức Chúa Trời, Ngài thay thế với một thứ có giá trị hơn. Bạn có tin như thế không? Thêm một chú thích quan trọng. Nếu bạn tinh ý, bạn sẽ thấy Ápraham nói rằng Đức Chúa Trời sẽ sắm sẵn một con chiên dùng cho của lễ thiêu. Tuy nhiên, đây chẳng phải là con chiên bị kẹt trong bụi cây, mà là một con chiên đực! Con chiên đực không thể cung ứng của lễ một lần đủ cả mà Ápraham đã nói có tính cách tiên tri trong 22.8. Tiếng gọi cao cả đó đã được dành giữ cho Đức Chúa Jêsus Christ, là Con yêu dấu của Đức Chúa Trời, là Đấng đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc cho mọi người, là chứng cớ được ban cho đúng kỳ (I Timôthê 2.6) [Hallman, “The Test Of Faith,” 6]. Ngài là sự thay thế của chúng ta … Cứu Chúa của chúng ta. Sự cứu rỗi là công nhận nhu cần của bạn về một Cứu Chúa và đặt đức tin của bạn nơi Đấng Thay Thế Cứu Chúa đó, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Thứ hai, Đức Chúa Trời chúc phước cho chúng ta bằng cách cung ứng sự bảo đảm cho mọi lời hứa của Ngài (22.15-19) [Sailhamer bình luận: “Lời hứa được lặp lại ở đây tương tự với lời hứa trong các chương 12, 13, 15, 17, và 18. Lời hứa về ‘phước’ (câu 17) tương tự với 12.2. Sự gia tăng “dòng dõi” của Ápraham tương tự với 13.16; 15.5; và 17.2. Quan điểm về ‘các nước’ thưởng thức và dự phần vào phước hạnh của Ápraham (câu 18) tương tự với 12.3 và 18.18. Phần tham khảo đến hành động vâng phục của Ápraham là nền tảng của lời hứa tương tự với 18.19. Có lẽ, phần tham khảo đến dòng dõi của Ápraham chiếm lấy ‘các thành của kẻ thù nghịch’ (câu 17) đã được rút ra làm một tham khảo đến sự ban cho ‘đất’ đã được thấy xuyên suốt cả câu chuyện” (thí dụ, 12.7; 13.15; 15.18; 17.8). John H. Sailhamer, Genesi. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed.]. Ở 22.15-18, chúng ta có trường hợp Đức Chúa Trời phán cùng Ápraham lần sau cùng được ghi lại [Đức Chúa Trời phán trực tiếp với Ápraham tám lần (Sáng thế ký 12.1, 7, 13.14; 15.1; 17.1; 18.1; 21.12; 22.1, 15)]. Ở đây Đức Chúa Trời phán: “Ta lấy chính mình ta mà thề” (22.16) khi khẳng định các lời hứa, những gì Ngài đã ban cho Ápraham rồi. Đức Chúa Trời phải thề bằng chính mình Ngài vì chẳng có ai lớn hơn để Ngài có thể chỉ vào đó mà thề (Hêbơrơ 6.13-14). Thật là bất thường cho Đức Chúa Trời khi phải phán với một lời thề. Hành động vâng phục cao nhất của Ápraham đã rút tỉa được sự bảo đảm tối cao của Đức Chúa Trời về ơn phước [Từ ngữ “vì” (eqeb) thể hiện ra điều nầy (Sáng thế ký 22.16, 18)]. Nếu bạn thiếu bảo đảm về các lời hứa của Đức Chúa Trời đối với bạn, hãy vâng theo Ngài! Ngài ban ra sự bảo đảm long trọng nhất của Ngài cho những ai vâng theo Ngài cách trọn vẹn [Đối chiếu Sáng thế ký 12.1-3, 7, 13-16; 17.1-8, 15-16, 19-21. Thực ra chúng chẳng có gì khác biệt đối với những gì đã có trước đó, nhưng vài đặc điểm đã được thêm vào. Đối với lời hứa về dòng dõi nhiều như “sao trên trời” (22.17), giờ đây Đức Chúa Trời nói thêm rằng dòng dõi nầy sẽ đông như “cát bờ biển”. Dòng dõi của ông cũng sẽ chiếm lấy các cửa thành của kẻ thù họ. Điều nầy có ý nói Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ápraham khả năng đối diện với các kẻ thù và chinh phục hoàn toàn chúng. Những câu nói nầy làm nổi bật lời hứa của Đức Chúa Trời thêm. Đức Chúa Trời cũng lấy chính mình Ngài mà thề trong việc ban cho những sự nầy (đối chiếu Hêbơrơ 6.13-14)]. Chúng ta không được kể cho biết Đức Chúa Trời có phán với Ápraham suốt ba ngày đường lên núi hay không!?! Nhưng ông đã đến đó và đã hoàn thành việc dâng của lễ, Đức Chúa Trời phán truyền cho Ápraham phải giữ tay ông lại và rồi ban cho một lời hứa. Đây là một lời lành. Giống như Ngài đã phán cùng Ápraham: “Được lắm, hỡi đầy tới ngay lành và trung tín kia…hãy vào mà hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi” (Mathiơ 25.21) [James Montgomery Boice, Genesis. Vol .2 Genesis 12-36 (Grand Rapids. Baker, 1998 [1985]), 707]. Đây là chú thích có giá trị, chính “thiên sứ của Đức Giêhôva” là Đấng phán với Ápraham. Sự thể giống như ở trước ngai phán xét của Đấng Christ, Chúa Jêsus đang khen ngợi Ápraham.
Thứ ba, Đức Chúa Trời chúc phước cho chúng ta bằng cách tiếp trợ cho các nhu cần của chúng ta (22.20-24). Câu chuyện của chúng ta kết thúc với những tin tức phước hạnh, rằng Nacô em của Ápraham đã trở thành cha của 12 người con. Về sau họ trở thành tổ phụ của 12 chi phái người Aram [Phần lớn những cái tên khác trong bản gia phổ nầy đều là tổ phụ của các thành và bộ tộc ở chung quanh dân Israel. Họ đúng là các dân tộc đã được chúc phước qua dòng dõi của Ápraham. Đúng là một đặc ân mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ápraham…trở thành nguồn phước cho nhiều người khác]. Mục đích chính của bản danh sách nầy là giới thiệu cô dâu tương lai của Y-sác, là Rê-be-ca (22.23). Không nghi ngờ chi nữa, Ápraham đã lấy làm lạ, ông sẽ tìm đâu một người vợ cho Y-sác để con trai ông sẽ không bị cuốn hút vào xã hội của người xứ Canaan. Đức Chúa Trời đã lo liệu rồi vấn đề về nhân thân của Rê-be-ca. Khi chúng ta vâng theo Đức Chúa Trời cách trọn vẹn, chúng ta có thể tin cậy Ngài sâu xa hơn về những gì ở trước mặt. Ngài đang lo liệu rồi, không những các nhu cần của chúng ta trong tương lai, mà còn các nhu cần của con cái chúng ta nữa! [Cole “Ultimate Surrender,” 8-9]. Nhưng làm ơn công nhận rằng Đức Chúa Trời không hứa với Cơ đốc nhân những ơn phước lớn về thuộc thể, mà bất cứ khi nào chúng ta lập một của lễ cho Ngài, ít nhất Ngài ban cho chúng ta một mối quan hệ sâu sắc hơn với chính mình Ngài. Vì lý do nầy, chúng ta không nên e sợ việc lập những của lễ riêng dâng cho Đức Chúa Trời [Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis ( http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdf, 2005), 170].
Cách đây mấy năm, gia đình của một vị Mục sư đã lái xe dọc theo Interstate 94 ở Wisconsin. Bình xăng của họ bị một mãnh thép chạm vào làm lũng một lỗ 5-by-18 — mãnh thép cân nặng khoảng 20-35 cân Anh. Bố mẹ thì ngồi ở băng trước. Sáu đứa con ngồi ở băng sau. Chiếc xe phát cháy, làm chết 5 trong 6 đứa con và làm bị thương đứa thứ sáu. Bố mẹ còn sống sót. Cái điều đáng nhớ nhất về tai hoạ là phản ứng của người mẹ Cơ đốc nầy khi bà nhìn thấy con cái mình nằm chết ở đó. Bà nói với chồng: “Đây là những gì Đức Chúa Trời đang sửa soạn cho chúng ta mọi sự trong cuộc sống của chúng ta”. Tôi cần phải nói cho bạn biết. Loại tin cậy nầy không phát ra ngay giờ phút ấy đâu. Nó đã phát triển trong một thời gian rất dài đấy. Đây là sự tin quyết Đức Chúa Trời đáng được tin cậy bất luận có chuyện gì xảy ra [Leith Anderson, Leadership that Works. Hope and Direction for Church and Parachurch Leaders in Today’s Complex World (Minneapolis. Bethany, 1999), 207].
Một cây đinh chắc chắn sẽ thắc mắc giá trị của cái búa. Đối với cây đinh, cái búa là một dụng cụ rất nghiệt ngã. Nhưng cái điều nó không thấy, ấy là mỗi lần cây búa đập xuống, cây đinh bị cắm sâu hơn và có hiệu quả hơn. Không có cái búa, cây đinh sẽ chẳng tạo được hiệu quả nào cả. Những thử nghiệm giống như cây búa. Đôi khi chúng giáng xuống thật thình lình…nhiều lần khác phải qua nhiều tháng trời, từ từ giống như sự mài mòn của đất vậy.
Có phải bạn là một “cây đinh” đã bắt đầu tức tối những lần đập xuống của cây búa? Có phải bạn đang ở bên bờ vực thất vọng, đang nghĩ rằng bạn không thể chịu nổi ngày thử thách khác nữa chăng? Có thể là khó tin điều nầy cho bạn hôm nay, Chúa biết Ngài đang làm gì (Hêbơrơ 4.14-16). Cứu Chúa của bạn biết rõ điểm tan vỡ của bạn. Phương án cây búa đã được ấn định để tái nắn đúc bạn lại, chớ không phải gây tàn hại cho bạn đâu. Giá trị của bạn đang làm cho Ngài nấn ná bên cạnh bạn lâu hơn [Ý tưởng nầy đến từ Charles R. Swindoll, Encourage Me (Grand Rapids. Zondervan, 1993), 36].
Đức Chúa Trời muốn bạn và tôi phải buông con người, đồ vật, và những ước mơ ra. Để giúp chúng ta trong cuộc theo đuổi nầy, Ngài sử dụng những thử nghiệm. Ngài sẽ thử nghiệm thái độ vâng phục và sự cam kết của bạn. Nếu bạn đậu những phần thử nghiệm của Ngài, Ngài sẽ chúc phước cho đời sống của bạn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét