Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Gen 34.1-31: "Giống y như cha mình"



"Giống y như cha mình"

(Sáng thế ký 34.1-31)
Khi tôi còn nhỏ, tôi hay bị đau lỗ tai. Cứ mỗi lần đau nhức, là mỗi lần tôi chán nãn lắm. Tuần vừa qua, tôi có khoảnh khắc kinh khủng với mấy lần đau nhức trong cổ họng. Hãy nói về việc sử dụng tuần lễ của bạn xem! Để làm cho vấn đề ra tệ hại hơn, vào ngày thứ Hai, tôi thức dậy với hai dấu cắt đứt nơi khóe miệng. Tôi không biết điều gì đã xảy ra. Tôi lấy làm lạ không làm sao mở miệng rộng ra được, buổi sáng trước đó khi tôi tôi đứng giảng, hay tôi đã tự cắt thịt mình bằng dao cạo râu, khi đặt dao quá sát vào miệng mình. Tôi không biết điều gì đã xảy ra. Suốt cả tuần lễ, những dấu cắt nầy cứ đau nhức tăng dần lên. Rồi tôi thấy mình đang đấu vật với cả hai thứ: loét miệng và bịnh hecpet môi. Bài học đau đớn mà Chúa đã dạy tôi là đây. Thỏa hiệp thì giống như bịnh hecpet môi. Cả hai đều khởi sự ở chỗ nhỏ thôi, song có thể lớn lần. Hơn nữa, thỏa hiệp và bịnh hecpet môi có thể đem lại đau đớn hoàn toàn. Qua sự thỏa hiệp của chính ông, Gia-cốp đã khám phá ra thực tại khắc nghiệt nầy.
Ở Sáng thế ký 34, chúng ta đến với một chương rất dễ sợ — không những trong sách Sáng thế ký — mà còn trong lịch sử nhân loại nữa. Giờ đây, chúng ta biết rằng Kinh Thánh không được viết bằng nhiều chương đâu. Thay vì thế, nhiều chương đã được thêm vào về sau để cho tiện dụng đấy thôi. Nhưng chúng ta biết rằng trong toàn bộ câu chuyện nầy (những gì đã tạo nên chương nầy), danh của Đức Chúa Trời không có ở đây. Càng tệ hại hơn khi đấy lại là chương duy nhứt trong Kinh Thánh, ngoài sách Ê-xơ-tê, tại đó danh của Đức Chúa Trời thậm chí không được nhắc tới nữa. Tuy nhiên, suốt cả sách Ê-xơ-tê, chúng ta nhìn thấy các ngón tay của Đức Chúa Trời. Đây không phải là trường hợp ở Sáng thế ký 34. Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta không nhìn thấy danh của Đức Chúa Trời hay ảnh hưởng của Ngài. Đây là một phân đoạn đầy ắp với tội lỗi, quá độ, và sự bất kỉnh. Tuy nhiên, câu chuyện nầy góp phần cảnh cáo chúng ta về cái giá cao của sự thoả hiệp. Những thảm họa đang diễn ra trong chương nầy là kết quả của sự Gia-cốp thất bại không chịu vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời quay trở lại Bê-tên (28.21; 31.3, 13). Hành động thoả hiệp đơn giãn kia làm cho con gái ông phải trả giá và đặt phần còn lại của gia đình giao ước của Đức Chúa Trời vào chỗ phải liều mạng. Đúng là một sự nhắc nhớ đáng sợ, vâng phục nửa vời có thể đem lại chết chóc giống như sự bất tuân vậy.
Câu chuyện của chúng ta bắt đầu ở 34.1: “Nàng Đi-na, con gái của Lê-a sanh cho Gia-cốp, đi ra thăm bọn con gái của xứ đó” Đi-na đương ở độ tuổi thanh xuân và nàng là con gái duy nhứt của Gia-cốp (30.21) [Tên Đi-na có nghĩa là “công bình”. Sự công bình nầy sẽ được thực thi khi chúng ta cứ lần theo câu chuyện]. Bạn sẽ nghĩ nàng sẽ bị hư hỏng và được cha rất nuông chiều. Tuy nhiên, câu chuyện nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đi-na là “con gái của Lê-a” — người vợ “không được yêu” của Gia-cốp (29.31, 33). Vì lẽ đó, y như rằng Gia-cốp rất ít chú ý tới Đi-na. Điều nầy hiển nhiên khiến nàng phải đi ra khám phá những đại lộ khác để được chú ý và được yêu mến. Vấn đề nầy được ủng hộ bởi sự thực 34.1 đã được viết ra theo cung cách đơn giãn, chẳng có gì phức tạp hết, cho thấy rằng đây chẳng phải là chuyến đi đầu tiên của Đi-na vào trong thành phố. Gần như là Đi-na đã đi lang thang với bọn con gái trong xứ cùng bạn trai của họ. Tuy nhiên, trong các thời kỳ Kinh Thánh, con gái ở độ tuổi có thể lấy chồng không được phép rời khỏi trại của dân sự họ mà đi đó đi đây mà không có người nhà đi kèm [Rê-be-ca và Ra-chên đi ra giếng được bộ tộc của họ làm chủ (đối chiếu 24.15-16; 29.6) hoàn toàn khác với việc đi ra không có người đi kèm giữa vòng dân xứ Canaan. Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 461]. Thú vị thay, từ ngữ Hy bá lai được dịch là “đi ra” (yatsa) cũng mang ý nghĩa không phải phép [Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 310]. Giống như nhiều thiếu nữ ở độ tuổi thanh xuân hay nằm suốt giờ, sự việc cho thấy Đi-na đã đi ra sau lưng cha mẹ của nàng [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 412].
Có phải Đi-na ngây thơ, loạn nghịch, hay chỉ không biết đường xá của thế gian? Tại sao là quan trọng cho nàng phải làm quen với những người nữ ở trong xứ, và tại sao mẹ nàng không khuyên nàng và có ai đó cùng đi với nàng trên chuyến tham quan với nàng? (Mấy người anh của nàng đã ra đồng với những bầy gia súc). Còn bố mẹ nàng đang ở đâu? Gia-cốp đang ở đâu? Họ biết rõ Si-chem là một nơi đồi bại và bất kỉnh. Sao họ lại để cho con gái họ ở lứa tuổi ấy lang thang trên đường phố của một thành phố gian ác như vậy chứ? Ba lý do được đưa ra:
1. Gia-cốp là con người của sự thỏa hiệp. Ông không nên lần lữa trong vùng lân cận tà giáo nầy và gây nguy hiểm cho gia đình mình. Ông đáng phải ở tại Bê-tên dẫn dắt họ đến gần với Chúa hơn [Warren W. Wiersbe, Be Authentic. Genesis 25-50 (Colorado Springs. Chariot Victor, 1997), 63]. Nếu Gia-cốp chịu vâng theo Đức Chúa Trời rồi qua xứ Bê-tên thay vì dừng chân ngắn ngủi tại Si-chem, thì sự việc nầy đã không xảy ra. Có phải bạn là con người của sự thỏa hiệp không? Nếu vậy, thì điều gì hiện đang làm tổn thương gia đình bạn vậy? Bạn sẽ làm gì với việc đó?
2. Gia-cốp không phải là một cấp lãnh đạo thuộc linh mạnh mẽ trong gia đình. Chẳng có một sự nhắc nhở nào về việc Gia-cốp dạy dỗ con cái mình trong Chúa hết. Thích ứng với sự thiếu sót liên tục của mình về đức tin, chắc chắn là Gia-cốp không phải là người cha mà ông đáng phải là. Hỡi những kẻ làm cha, quí vị cần phải trở thành cấp lãnh đạo thuộc linh trong gia đình mình — đấy là trách nhiệm của quí vị đấy. Dù bạn là người cha, người mẹ, hay người đỡ đầu, bạn đang là giáo sư/người dạy dỗ chính cho đứa con của bạn. Nếu bạn không canh chừng chúng, thì ai sẽ lo việc ấy?
3. Tuần vừa qua, Joshua và tôi cùng nhau đi dạo rất lâu. Từ khi cánh tay nó bị gãy, chúng tôi đã giữ nó trong nhà mấy ngày sau khi bị thương. Chúng tôi muốn bảo hộ nó không bị thương tích gì thêm nữa. Nhưng nó hơi bực bội khi ở trong nhà, vì thế tôi đã đưa nó ra ngoài để làm một sự thực tập. Khi chúng tôi chúng tôi cùng đi bộ, có mấy lần nó bị vấp. Tất nhiên, nếu nó ngã xuống đất, nó có thể gây thiệt hại thêm cho vai của nó … và tôi không thể giải thích điều nầy với mẹ của nó được. Vì vậy trong khi chúng tôi cùng đi bộ, tôi giục nó nên ở lại trên đường phố và đừng bối rối khi gặp khó hay những miếng băng. Tôi là người đi kèm với nó. Tôi đã bảo hộ cho Joshua vừa bản thân nó và vừa những trở ngại có thể làm cho nó vấp ngã. Hỡi quí phụ huynh, đây là điều mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi quí vị phải lo làm.
4. Gia-cốp là con người của sự thiên vị. Không biết là Gia-cốp có yêu thương Đi-na theo cách mà Đức Chúa Trời đã dự trù hay không, thì điều nầy đã không xảy ra? Hỡi bậc phụ huynh, phải cẩn thận đừng thiên vị đứa con nầy hơn đứa con kia. Hãy dành thời gian như nhau với từng đứa con của quí vị. Nếu quí vị không dành thời gian với con cái của mình trong lúc bây giờ, chúng sẽ làm mất thì giờ của quí vị sau đó đấy [R.T. Kendall, All’s Well that End’s Well. The Life of Jacob (Carlisle, UK. Paternoster, 1998), 155]. Chúng ta cần phải đầu tư vào tất cả con cái của chúng ta khi chúng còn trẻ. Chúng ta phải dạy dỗ và kỷ luật chúng. Chúng ta cần phải thắc mắc: “Có phải thị trấn tôi muốn sinh sống ở đó có nhà thờ không? Con cái của tôi có thể tìm bạn bè thuộc linh không? Loại thờ phượng Cơ đốc nào tôi có thể có trong thành phố nầy?” Trên hết, chúng ta phải thắc mắc: “Có phải đây là chỗ mà Chúa cần tôi không? Có phải đây là chỗ mà tôi có thể hầu việc Ngài tốt nhứt không?” [James Montgomery Boice, Genesis 12-36 Vol. 2 (Grand Rapids. Baker, 1985 [1998]), 830].
Ở 34.2-4, Môi-se ghi lại câu chuyện rắc rối nầy: “Si-chem, con trai Hê-mô, người Hê-vít, hoàng tử xứ đó, thấy [Đi-na cứ thoải mái trà trộn ở Si-chem và có lẽ nàng đã được con trai của vua xứ ấy chiếu cố đến. Tuy nhiên, chắc chắn nàng không muốn bị chiếm đoạt đâu. Không một người nữ nào muốn tội ác nầy nghịch lại mình bao giờ] nàng, thì cướp [Cũng chính hậu quả đó “thấy…cướp” đã được sử dụng để nói tới hàng bạo chúa không kềm chế được về tình dục ở Sáng thế ký 6.2 (đối chiếu 3.6). Waltke, Genesis, 462] đi, nằm với nàng và làm điếm nhục nàng [HALOT xác định từ ngữ Hy bá lai shakab là: “hành động bạo lực … để cưỡng hiếp một phụ nữ” (Sáng thế ký 34.2; Các Quan Xét 19.24; 20.5; II Samuên 13.12, 14, 22, 32; Ca thương 5.11). Một số nhà giải kinh tin rằng đây là tình dục liên ứng, tiền hôn nhân. Từ ngữ Hy bá lai có thể mang tính linh động nầy]. Tâm hồn chàng vấn-vít cùng Đi-na, con gái Gia-cốp, thương mến con gái tơ đó, lấy lời ngon ngọt nói cùng nàng [Đây là đáp ứng đối ngược với sự cưỡng chiếm của Am-nôn đối với Tama rồi sau đó Am-nôn đã khinh dễ nạn nhân của mình (II Samuên 13.15)]. Si-chem nói cùng Hê-mô, cha mình, rằng: Hãy cho tôi con gái nầy làm vợ” [Thú vị thay, trong Xuất Ê-díp-tô ký, chương 22.16-17, nếu một người hòa dụ và nằm với một người gái đồng trinh, người ấy phải cưới nàng, tất nhiên là trừ phi người cha từ chối, trong trường hợp nầy một số tiền sính sẽ được cung ứng]. Giờ đây, đừng nhầm lẫn ở chỗ nầy, Si-chem là tên của thành phố mà họ sinh sống trong đó. Đây cũng là tên của con trai Hê-mô, chàng ta là hoàng tử, là lãnh đạo phần ấy của thế giới. Là con của Hê-mô, có lẽ Si-chem rất có quyền lực. Chàng ta có thể có bất cứ điều gì mình muốn, bất cứ con gái nào của Hê-mô mà chàng ta muốn, bất cứ đứa con gái nào của thành Si-chem mà chàng ta muốn, nhưng khi chàng ta nhìn thấy Đi-na, nàng là một thiếu nữ mà chàng ta mong muốn. Không may, trong tư dục của mình, chàng ta đã cưỡng chiếm nàng.
Sau khi cưỡng chiếm Đi-na, có một việc bất thường xảy ra — chàng ta thành thật đem lòng yêu đương với nàng. Đây là phản ứng đối ngược với sự Am-nôn cưỡng chiếm Tama rồi về sau, Am-nôn đã khinh dễ nạn nhân của mình (II Samuên 13.15). Theo hai câu nầy, chúng ta thấy hai mặt cá tính của Si-chem. Ở 34.3, Môi-se viết rằng Si-chem yêu Đi-na rồi lấy lời ngon ngọt nói cùng nàng; ở 34.4 chàng ta ra lịnh cho cha mình phải cho chàng ta con gái trẻ nầy. Chàng ta nói giống như kẻ vũ phu trong phim hoạt hình: “Ta muốn đàn bà!” Dường như giống với những kẻ phạm tội hãm hiếp, Si-chem có kiểu nhân cách vừa tốt lại vừa xấu.
Ở 34.5-6, chúng ta sẽ thấy các phản ứng của Gia-cốp và các con trai mình trước việc Đi-na bị cưỡng chiếm: “Vả, Gia-cốp hay được rằng chàng làm hư danh giá Đi-na, con gái mình, nhưng các con trai mình mắc ở ngoài đồng cùng súc vật, nên người làm thinh đến khi họ trở về. Lúc đó, Hê-mô, cha Si-chem, đến cùng Gia-cốp đặng nói chuyện cùng người”. Hai câu nầy làm cho tôi phải lặng đi vì chúng tỏ ra tính tiêu cực của Gia-cốp. Phản ứng tự nhiên và được trông mong sẽ là giận dữ và thịnh nộ; nhưng Gia-cốp “đã làm thinh”. Xem ra ông quá dửng dưng hay bối rối không hành động cách dứt khoát. Tại sao Gia-cốp không giận dữ lên? Tại sao ông không hành động vì ích của con gái mình? Một lần nữa, ông lại phạm vào tội thiên vị (đối chiếu Gia-cơ 2.1). Hãy xét tình cảm của ông dành cho Giô-sép và Bên-gia-min và nỗi đau của ông khi hai đứa con kia gặp rủi ro!?! Nếu đây là con gái của Ra-chên bị xúc phạm, ông sẽ hành động khác đấy [Sự thực là, Gia-cốp không hề để ý đến Lê-a, và thái độ của ông nhỏ giọt đối con gái và sáu người con trai của bà. Thực thế, mấy người con ít được yêu thương của Lê-a sẽ có mặt ở tuyến đầu trong việc bán đi đứa con mà ông ưa thích là Giô-sép sang Ai cập. Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 413].
Khi làm thinh như vậy, Gia-cốp là nhân vật báo trước cho một nhân vật khác trong Kinh Thánh. Khi Tama, con gái của Vua David, bị cưỡng chiếm, David đã giận dữ lắm. Tuy nhiên, giống như Gia-cốp ông cũng chẳng làm một việc gì (II Samuên 13.20-21). Kết quả là, Ápsalôm con trai ông đã nắm lấy vấn đề vào tay mình rồi lựa lúc đổ ra cơn giận dữ đó (II Samuên 13.22). Tương tự, thay vì nắm lấy quyền làm chủ một tình huống nguy hiểm, Gia-cốp để cho các anh của Đi-na nắm lấy hành động. Việc Gia-cốp từ chối không làm điều chi là phải lẽ trong tình huống nầy, không những để cho điều ác được đắc thắng, mà còn tạo ra một chức năng lãnh đạo vô nghĩa trong gia đình, những gì ngay lập tức và tội lỗi do mấy người con giận dữ của ông có dư thừa. Edmond Burke từng nói: “Việc duy nhứt cần thiết cho sự thắng hơn của điều ác là hạng người nhơn đức không làm gì hết”.
Ở 34.7, sự dửng dưng nhẫn tâm của Gia-cốp đối với Đi-na và các anh của nàng đã châm thêm nhiên liệu cho cơn giận của mấy người con của ông: “Các con trai Gia-cốp ở ngoài đồng trở về, vừa hay được việc ấy, bèn nổi nóng và giận lắm, vì việc ô danh mà Si-chem đã xui cho họ Y-sơ-ra-ên [Môi-se dùng họ “Israel” ở đây lần đầu tiên, như một tham khảo đến tuyển dân của Đức Chúa Trời (34.7). Gia đình của Gia-cốp đã có một mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời do sự kêu gọi thiêng liêng, phản ảnh trong cái tên “Israel” (hoàng tử với Đức Chúa Trời)], nằm cùng con gái của Gia-cốp, là việc chẳng bao giờ nên làm”. Rõ ràng, Gia-cốp không xem sự bôi bác là quan trọng đủ để cho mấy con trai của mình hay [Waltke, Genesis, 463]. Nhưng sau cùng khi họ hay được việc ấy, họ đã nổi cơn lên! Từ ngữ nói tới “nổi nóng” (atsab) được thấy có ở chỗ khác chỉ nói tới phản ứng của Đức Chúa Trời trước sự gian ác của loài người (Sáng thế ký 6.6). Những cảm xúc thích ứng nầy đã được gắn cho mấy người anh, chớ không cho Gia-cốp [Waltke, Genesis, 464]. Mấy người anh tỏ ra một sự căm phẫn công bình. Ở giữa sự giận của họ, mấy người con trai của Gia-cốp đã phản ứng thích đáng đối với việc hạ thấp Israel cũng như đối với Đi-na. Họ hiểu rõ vì Gia-cốp đã trở thành Israel tại Phê-ni-ên, sự cưỡng chiếm con gái của họ là một tội ác nghịch lại Israel, là một dân tộc, khi thấy rõ mối quan hệ của Israel với Đức Chúa Trời đã bị bất chấp và ngược đãi. Thê thảm thay, cha của họ là Gia-cốp, đã không chổi dậy vì con gái của ông hay vì Đức Chúa Trời mình! [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 413].
Nhiều Cơ đốc nhân nói rằng chúng ta không thể nổi giận. Chúng ta CÓ THỂ nổi giận (Ê-phê-sô 4.26). Đau buồn và giận dữ là những cảm xúc rất thích đáng, nếu chúng ở trong phản ứng với những gì làm cho Đức Chúa Trời phải nổi giận. Vấn đề là, chúng ta giận dữ đối với những việc chúng ta không nên nổi giận và khi ấy chúng ta thậm chí không nhướng con mắt nhìn vào những thứ sẽ làm cho chúng ta nổi giận. Hơn nữa, tôi thích lời bình mà Môi-se thêm vào ở phần cuối 34.7: “là việc chẳng bao giờ nên làm”. Môi-se không phải là người theo thuyết tương đối về mặt đạo đức. Ông biết rõ Kinh Thánh của mình … và ông phải làm theo vì ông đang viết ra nó. Chẳng có một thắc mắc nào ở đây về đúng hay sai. Kinh Thánh chép cưỡng hiếp là một việc “chẳng bao giờ nên làm”.
Cưỡng hiếp là tội lỗi và nó đã tác dụng vào đời sống của nhiều phụ nữ vô số, một số trong đó tôi và bạn đều quen biết theo cách riêng [62% các sinh viên đại học nói họ đã bị quấy rối về tình dục, theo những gì được gọi là nghiên cứu để xác định sự quấy rối về tình dục trong các trường đại học. Phần nghiên cứu, do Harris Interactive tổ chức cho Hội Phụ Nữ Mỹ ở các trường đại học, cho thấy rằng 32% đã bị rờ rẫm hay bốc hốt ngược lại ý muốn của họ, nhưng chỉ có 7% sinh viên bị quấy rối về tình dục cho một thành viên của khoa biết. H.B. London Jr., The Pastor’s Weekly Briefing Vol. 14, No. 5 (Feb. 3, 2006)]. Nếu bạn đang đọc bài giảng nầy và bạn đã bị tấn công hay bị quấy nhiễu về mặt tình dục, bạn đã bị xúc phạm ở mức độ rất kinh khủng. Vì ích cho hạng người tin kính, tôi bày tỏ cơn giận và đau buồn đối với những gì đã xảy ra cho bạn. Tấm lòng tôi tan vỡ vì bạn. Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ khác đã nếm trải sự thử thách kinh khủng nầy và một phụ nữ như thế có thể yên ủi cho bạn (II Cô-rinh-tô 1.3) và, với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, giúp bạn đắc thắng được sự xúc phạm nầy. Làm ơn chia sẻ điều nầy với ai đó hôm nay và tìm cách kinh nghiệm sự chữa lành.
Ở 34.8-12, chúng ta sẽ thấy được các phản ứng của Hê-mô và Si-chem: “Hê-mô nói cùng họ rằng: Tâm hồn Si-chem, con trai tôi, đã dan-díu cùng con gái các ông; xin hãy gả nàng cho nó làm vợ. Hãy kết sui-gia cùng nhau; các ông gả con gái cho chúng tôi, rồi cưới các con gái chúng tôi lại. Hãy ở cùng chúng tôi; xứ sẵn dành cho các ông; hãy ở, buôn bán và dựng cơ nghiệp tại đó. Si-chem thưa cùng cha và các anh em của người con gái rằng: Xin cho tôi được ơn trước mặt các ông, và điều chi các ông nói, tôi xin nạp cho. Xin hãy đòi một lễ cưới cho lớn, sính nghi cho cao, tôi xin nạp theo y lời các ông nói; nhưng hãy gả con gái đó cho tôi làm vợ” [Wenham viết: “Hôn nhân luôn luôn được tiến hành bởi sự hứa hôn, trong đó gia đình của chàng rễ trả một mhd ‘sính lễ’ cho gia đình cô dâu (I Samuên 18.25). Trong trường hợp giao hợp trước hôn nhân, sính lễ nầy vẫn phải được nộp để hợp pháp hóa sự hiệp một, và cha của cô gái được phép xác định tầm cỡ của sính lễ (Xuất Ê-díp-tô ký 22.15-16 [16-17]; bị hạn chế bởi Phục truyền luật lệ ký 22.29 tới mức tối đa 50 siếc-lơ bạc) … Ở đây dường như là Si-chem đang hiến cả hai: một ‘sính lễ’ cho Gia-cốp và ‘lễ cưới’ cho Đi-na”. Wenham, Genesis 16-50, 312-313]. Hê-mô và Si-chem cả hai không đưa ra một lời xin lỗi. Rõ ràng, họ cho rằng sự xúc phạm kia chẳng có gì lớn lao hết. Rốt lại, đây là cách thức người thành Si-chem ứng xử. Thực vậy, Hê-mô nói: “Không phải khó chịu gì hết. Chúng ta hết thảy hãy thực hiện sự thành hôn đi là trở thành một đại gia đình hạnh phúc” [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 413]. Hê-mô hiến sự liên minh giữa hai dân tộc. Gồm có hôn nhân khác chủng tộc, thương mại, và kết hợp đất đai. Tuy nhiên, mặc dù là hiệp ước hòa bình của ông ta, Hê-mô yêu cầu Gia-cốp cùng các con trai ông đồng ý một việc rất phi Kinh Thánh (Phục truyền luật lệ ký 7.3; Giô-suê 23.12; E-xơ-ra 9.14; II Cô-rinh-tô 6.14-16; I Giăng 2.15-17) [Luật pháp Môi-se nói rằng Israel không được kết hôn với dân Canaan hay lập hiệp ước với họ, mà phải tiêu diệt họ vì họ đã đưa ra một sự ngăm dọa như vậy. Phân đoạn Kinh Thánh nầy cung ứng chi tiết hợp lý hóa cho những luật lệ đó, vì nó mô tả thể nào dân Canaan vô đạo đã làm ô uế Israel bởi sự xúc phạm về tình dục rồi nổ lực để thành hôn vì mục đích nuốt chửng lấy dân Israel (đối chiếu 9.25-27)]. Đức Chúa Trời muốn dân sự của Ngài chỉ nên kết hôn với giống dân tin kính khác. Bạn có chấp nhận điều nầy không?
Khi Gia-cốp đã làm thinh: “Các con trai Gia-cốp đáp lại cùng Si-chem và Hê-mô, cha chàng, cùng dùng mưu nói chuyện với họ, vì Si-chem đã làm mất danh giá của Đi-na, em gái mình. Chúng tôi sẽ nhận lời các ông được, là khi nào các ông trở nên giống như chúng tôi, tức là mọi người nam chịu phép cắt bì. vậy, chúng tôi sẽ gả con gái chúng tôi cho các ông, và sẽ cưới con gái các ông lại; đoạn ta sẽ ở chung nhau, thành ra một dân mà thôi. Còn nếu không khứng nghe theo lời, và không chịu phép cắt bì, thì chúng tôi bắt con gái lại và đi ở nơi khác” (34.13-17). Giống như phong tục trong xã hội của họ, các con trai Gia-cốp đã nắm lấy phần chủ động trong việc tán thành mối hôn nhân của em gái họ (34.13; đối chiếu 24.50). Họ đã đúng trong khi chống đối cứu cánh, là sự pha trộn của dòng giống được chọn với dòng giống của dân xứ Canaan. Tuy nhiên, họ đã sai khi sử dụng các phương tiện mà họ đã chọn để đạt được cứu cánh của họ. Môi-se nói, các chàng trai “đã dùng mưu” mà đáp. Giờ đây, bạn nghĩ mấy chàng trai nầy đã học biết sự dối gạt từ đâu vậy? Dối gạt đã là một nan đề trong gia đình của vị tộc trưởng ngay từ lúc khởi sự rồi. Dối gạt ăn luồn sâu trong gia đình nầy, và không ai biết rõ điều nầy hơn Gia-cốp. Và giờ đây các con trai của ông đã “giống y như cha mình”. Vì vậy, phần mô tả “các con trai Gia-cốp” thay vì “các anh của Đi-na”. Các con trai đúng là đang bước theo những dấu chơn dối gạt của cha mình (34.13). Chúa Jêsus về sau phán rõ ràng điều này: “Môn đồ không hơn thầy; nhưng hễ môn đồ được trọn vẹn thì sẽ bằng thầy mình” (Luca 6.40).
Các con trai pha trộn sự thực và dối gạt có trình tự hẳn hòi hầu sắp đặt báo thù chống lại người Si-chem. Sự thực có quan hệ đến phép cắt bì. Phép cắt bì là dấu hiệu bề ngoài của sự đầu phục bên trong đối với giao ước của Đức Chúa Trời (17.10) [Sailhamer lưu ý: “Ở chương 17 nghi thức cắt bì là một dấu hiệu (17.11) về sự nhất trí của con người với giao ước và sự họ phân rẽ đối với phần còn lại của các nước. Phép cắt bì không bị hạn chế đối với dòng dõi của Ápraham, thay vì thế được ban cho làm một dấu chỉ ra sự dự phần của một người vào sự trông cậy các lời hứa của Đức Chúa Trời với Ápraham. Thực vậy, đó là một dấu của giao ước hứa rằng Ápraham sẽ trở thành cha của ‘các nước’ (17.5). Nhưng cách thức các con trai của Gia-cốp thể hiện yêu cầu những người thuộc xứ Canaan nầy phải chịu phép cắt bì là một sự đảo ngược lạ lùng dự tính của Đức Chúa Trời. Họ đưa ra phép cắt bì là một phương tiện cho hai gia đình trở thành ‘một dân’ (34.16). Người xứ Canaan không nhập vào dòng dõi của Ápraham; thay vì thế, dòng dõi của Ápraham đang kết thân với người xứ Canaan. Cái quan trọng của điểm nầy đã được nhấn mạnh khi Si-chem lặp lại điều đó với đồng bào của mình. ‘Thế thì, há rằng các súc vật, các tài sản và các bầy của họ sẽ chẳng thuộc về chúng ta sao?’ (34.23)”. John H. Sailhamer, Genesis Unbound. A Provocative New Look at the Creation Account (Sisters, OR. Multnomah, 1996), 201]. Dấu nầy rất là quan trọng cho dân ở trong giao ước. Bất kỳ người nam nào trong Israel chưa chịu phép cắt bì bị cắt đứt khỏi giao ước. Tuy nhiên, các con trai của Gia-cốp là dối gạt không giải thích lý do chính đáng tại sao họ muốn người Si-chem phải chịu phép cắt bì (đối chiếu 34.25-31) [Barry C. Davis, Genesis (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003)].
Ở đây, các con trai của Gia-cốp đang chơi canh bạc tôn giáo. Mấy người con trai thật là đáng khinh vì lấy sự thiêng liêng trong sự thờ phượng để làm điều trần tục [Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 237]. Nhưng Si-mê-ôn và Lê-vi, cảm thấy được bào chữa bởi sự xúc phạm nghịch với Đi-na, đã bán rẽ dấu hiệu giao ước của Đức Chúa Trời để lấn lướt trên người của Si-chem. Tuy nhiên, sự làm thinh của Gia-cốp thậm chí còn gian ác hơn kế hoạch của các con trai mình. Các con trai của ông đã đề nghị liên kết hôn nhân với dân Canaan chỉ như một phương tiện để khiến họ phải chịu cắt bì hầu cho họ có thế thắng hơn một cách dễ dàng. Gia-cốp đã chấp nhận cách im lặng và thụ động hiệp ước với dân sự thành Si-chem, đủ để trông đợi chiến thắng ấy. Gia-cốp đã tính để cho dòng dõi của ông liên kết hôn nhân với dân Canaan, nhưng các con trai ông lại chẳng dự tính như thế. Gia-cốp, trong sự ví sánh với các con trai của ông, thậm chí còn tội lỗi hơn cả họ nữa! Sự bằng lòng của Gia-cốp liên kết hôn nhân với dân Canaan không những đi ngược lại với các mục đích và lời hứa của Đức Chúa Trời trong giao ước với Ápraham, mà sự bắng lòng ấy còn là một sự vi phạm trực tiếp những sự dạy dỗ, mà cha ông đã ban ra cho ông (28.1-4). Thoả hiệp có thể gây nên chết chóc!
Ở 34.18-24, Môi-se tiếp tục câu chuyện: “Bao nhiêu lời họ nói làm cho đẹp dạ Hê-mô và Si-chem, con trai người. Chàng trẻ tuổi đó không ngần ngại các việc họ đã định, vì con gái của Gia-cốp đẹp lòng chàng. Vả, chàng đây là một người quí trọng hơn mọi người trong nhà cha mình. [Nếu Si-chem được quí trọng nhất trong nhà của Hê-mô và Hê-mô là người sáng lập và lãnh đạo cư dân thành Si-chem, điều nầy cho chúng ta biết đôi điều về sự băng hoại hoàn toàn của địa điểm ấy!] Vậy, Hê-mô và Si-chem, con trai người, đi đến cửa thành mình, nói cùng dân trong thành như vầy: ‘Các người đó ăn ở hòa thuận giữa vòng chúng ta; vậy cho họ ở trong xứ đặng buôn bán. Nầy, xứ cũng rộng cho họ ở; chúng ta sẽ cưới con gái họ làm vợ, và gả các con gái chúng ta lại. Nhưng họ bằng lòng ở cùng chúng ta đặng thành một dân, miễn khi nào các người nam trong bọn mình phải chịu phép cắt bì chính như mọi người nam của họ vậy. Thế thì, há rằng các súc vật, các tài sản và các bầy của họ sẽ chẳng thuộc về chúng ta sao? thôi, ta hãy nhận theo họ điều đó đi, để họ ở chung cùng chúng ta’. Mọi người đi ra cửa thành mình đều nghe theo lời Hê-mô và Si-chem, con trai người, và hết thảy người nam đi ra cửa thành mình đều chịu phép cắt bì”. Những người trong thành đều bị thuyết phục trên lãnh vực tài chính. Phép cắt bì là một cái giá nhỏ phải trả nếu nó kết quả trong vận may khổng lồ bất ngờ về tài chính.
Ở 34.25-29, khi những người của thành Si-chem còn yếu sức và bị thương, các con trai của Gia-cốp nắm lấy vấn đề trong hai bàn tay của họ [Nếu người chồng hay người cha không lãnh đạo, có một sự vô nghĩa trong chức năng lãnh đạo và ai đó sẽ lãnh đạo. Đây là những gì đã xảy ra với Ê-va và Sara. Ở đây nó xảy ra với 11 người anh]. “Đến ngày thứ ba, khi mọi người đang đau đớn, thì hai con trai Gia-cốp, là Si-mê-ôn và Lê-vi, anh nàng Đi-na, cầm mỗi người một thanh gươm, thừa khi ai nấy yên ổn, xông vào thành giết hết thảy người nam. Hai người lại lấy gươm giết Hê-mô và Si-chem, con trai người, đem nàng Đi-na ra khỏi nhà Si-chem, rồi đi. Vì cớ họ làm mất danh giá em gái mình, nên các con trai Gia-cốp xông vào những xác chết và phá cướp thành, bắt các bầy chiên, bò, lừa, cùng vật chi trong thành và ngoài đồng; cướp đem đi hết tài vật, các con trẻ và đàn bà, cùng mọi vật chi ở trong nhà vậy”. Si-mê-ôn và Lê-vi là hai trong số 11 nông dân lỗ mãng. Cả hai chàng trai nầy ở độ tuổi 20 và họ thích đánh nhau lắm. Vì vậy, họ đi từ nhà giết chết tất cả những người nam. Sau cuộc chè chén diệt chủng nầy, những anh em còn lại đột kích vào “giống như bầy kên kên sà xuống những cái xác vô hồn” [Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 370]. Sự cưỡng chiếm Đi-na là một hành động gian ác, không nên làm; nhưng việc giết hết những người nam của thành Si-chem, cướp bóc cả thành phố, và lưu tù những người nữ và trẻ con của thành phố là quá đáng không có nhân đạo [Dân số ký 25 thuật lại câu chuyện nói tới Phi-nê-a, một dòng dõi của Lê vi, giết một công chúa người Ma-đi-an và một dòng dõi của Si-mê-ôn trong hành động giao hợp. Ông ta dùng giáo đâm xuyên qua đầu của người đàn ông]. Sự hình phạt rõ ràng không phù hợp với tội ác. Luật lex talionis xưa (“mắt đền mắt, răng đền răng”) đã bị chà đạp bởi Si-mê-ôn và Lê vi. Chẳng có một sự công bằng nào ở đây hết, chỉ có báo thù theo luật số mũ [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 415]. Hai cái sai không bao giờ làm thành một cái đúng, cũng không thể làm cho đúng được [Youngblood, The Book of Genesis, 237].
Harry Emerson Fosdick đã nói: “Thù hận giống như đốt bỏ cả ngôi nhà để bắt lấy một con chuột”. Giờ đây họ còn tệ hại nhiều hơn sau khi Đi-na bị cưỡng hiếp. Nếu các con trai của Gia-cốp chỉ có thể tha thứ cho Si-chem về tội lỗi của chàng ta, không một điều gì trong số các điều nầy sẽ xảy ra hết [Bạn sẽ làm gì nếu bạn gánh chịu sự bất công trong đời nầy?
 Đừng nắm lấy sự việc vào chính tay mình (Rôma 12.17-21).
 Đối diện với tội lỗi theo Kinh Thánh (Ma-thi-ơ 18.15-17).
 Tường trình các vấn đề liên quan đến tội ác cho nhà cầm quyền (Rôma 13.1-5).
 Hãy tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng xét đoán cách công bình (I Phierơ 2.21-23).
Cũng hãy xem Bob Hallman, Violated In Si-chem (Genesis 34.1-31).
http.//www3.calvarychapel.com/kauai/teachings/Genesis_pdf/gen_34_notes.pdfhttp.//www3.calvarychapel.com/kauai/teachings/Genesis_pdf/gen_34_notes.pdf, 9]. Một sự tha thứ nhỏ nhoi đi một con đường dài trong việc chữa lành những tổn thương. Thù hận không có chỗ trong đời sống của chúng ta, hỡi quí vị, thậm chí khi người ta làm những việc không thể mô tả được với chúng ta. Phản bội có con cái, và khi chúng ta phản ứng đối với phản bội bằng sự phản bội, chúng ta cho ra đời những đứa con đó. Chúng ta phải biết chắc chúng ta tỏ ra sự tha thứ và không thù hận bởi vì thù hận hủy diệt chúng ta còn nhiều hơn nó hủy diệt bất cứ ai khác [Woodrow Kroll, Treachery Has Children.
http.//www.backtothebible.org/radio/today/24756].
Câu chuyện của chúng ta kết thúc ở 34.30-31 với câu chuyện thê thảm nầy: “Gia-cốp bèn nói cùng Si-mê-ôn và Lê-vi rằng: Bay xui cho tao bối rối, làm cho dân xứ nầy, là người Ca-na-an và người Phê-rê-sít, oán ghét tao vậy. Tao đây, chỉ có ít người; nếu họ hiệp lại đánh tao, thì chắc tao và nội nhà đều bị tàn hại”. Mọi sự mà Gia-cốp có thể nghĩ đến là danh tiếng riêng của mình [Câu chuyện nầy chỉ ra bản chất cũ của Gia-cốp tự nó xác nhận lại, một người có những nguyên tắc đạo đức rất là yếu ớt, là kẻ vốn sợ không dám đứng cho lẽ phải khi lẽ phải ấy buộc ông phải trả giá, ông nghi ngờ quyền phép bảo hộ của Đức Chúa Trời, và ông để cho thù hận phân ông ra khỏi con cái giống như nó đã chia rẽ ông với anh của mình. Wenham, Genesis 16-50, 318]. Cái tôi của ông đã bị thương, và ông chỉ nghĩ đến chỗ đứng của ông bị hạ thấp giữa vòng dân cư địa phương. Đáp ứng ích kỷ của ông được nổi bật lên với cách sử dụng “của tao” và “tao” không ít hơn 8 lần trong bản Kinh Thánh NASB. Không màng với sự thực con gái mình bị cưỡng hiếp, các con trai ông đã lạm dụng nghi thức cắt bì hay phá vỡ một khế ước, hoặc mỗi cư dân nam của thành Si-chem đều đã bị giết, hay chính thành phố đã bị cướp bóc, hoặc các phụ nữ và trẻ con của thành ấy đã bị bắt lưu tù, hay các con trai của Gia-cốp đã tự hạ thấp mình và vô nhân đạo qua những hành vi gian các không tả hết được [Youngblood, The Book of Genesis, 237-238; Wenham, Genesis 16-50, 316]. Mối quan tâm của ông là có chiến thuật và chiến lược, hơn là đạo đức [Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 371].
Hỡi quí ông, khi quí vị trở thành một người cha, quí vị cần phải là một con người tin kính lo chăm sóc nhiều đối với con cái hơn là bản thân mình. Chẳng có một điều gì chỉ ra rằng Gia-cốp từng trao đổi, trò chuyện với Đi-na. Ông chỉ quở trách các con trai mình về việc phạm tội đang khi phần lỗi là của ông. Gia-cốp quan tâm về những gì người ta sẽ suy nghĩ. Ông đang nói: “Hãy xem những gì mà tụi bây đã làm cho tao”. Cũng vậy, có nhiều người lo lắng về hình ảnh, công việc làm ăn, thu nhập, đầu tư, sở thích, an ninh, v.v…của họ hơn. Tuy nhiên, họ không sử dụng đúng thì giờ để lo cho con cái họ … đặc biệt là con gái của họ.
Có người mong rằng Gia-cốp sẽ xưng ra tội lỗi của mình và câu chuyện sẽ kết thúc. Rốt lại, sự cưỡng hiếp, sự xúc phạm, sự diệt chủng, và sự nhục nhã hết thảy đều ứng với sự bất tuân của ông [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 417]. Nhưng Gia-cốp không ăn năn [Trong khi ông không ăn năn, lúc cuối đời ông, Gia-cốp đã nhìn thấy rõ Simêôn và Lê vi là như thế nào (Sáng thế ký 49.5-7), song ông đã quở trách họ thật sâu xa về sau trong cuộc sống và đã thất bại không cung ứng cho họ với tấm gương đáng tin về một đời sống tin kính. Như một kết quả của tội lỗi nầy, Gia-cốp thay vì chúc phước cho Simêôn và Lê vi, ông đã chúc phước cho Giu-đa].
Cái điều hợp lý của câu chuyện ám chỉ tầm quan trọng của việc giữ lời thề của một người. Gia-cốp thất bại không giữ lời thề của mình lo xây dựng một bàn thờ tại Bê-tên và rồi hầu như mất hết người nhà mình. Một người không thể thờ phượng Đức Chúa Trời như người thích được.
Gia-cốp xây dựng một bàn thờ nhưng không đúng chỗ (đối chiếu 33.20). Vì ông không ở đúng chỗ mà ông được dự định phải ở đó, ông đem gươm giáo, chớ không đem ơn phước cho các nước [Waltke, Genesis, 468].
Câu chuyện của chúng ta kết thúc với lời lẽ nầy: “Đáp rằng: Chúng tôi nỡ chịu người ta đãi em gái chúng tôi như con đĩ sao?” (34.31). Cái điều thú vị, ấy là Si-mê-ôn và Lê vi đã đề cập tới Đi-na là “em gái chúng tôi” thay vì là con gái của Gia-cốp, là điều sẽ thích ứng khi nói tới Gia-cốp. Điều nầy ám chỉ rằng, khi Gia-cốp không tỏ ra quan tâm đủ đối với Đi-na, những người anh cùng máu mủ của nàng cảm thấy buộc phải hành động để bảo hộ cho nàng. Si-mê-ôn và Lê vi có thể đã ganh tỵ đối với một lỗi lầm, nhưng ít nhất mối quan tâm của họ dành cho Đi-na là một đứa em gái, cho thấy rằng Gia-cốp đã không lo lắng cho nàng như một đứa con gái [Wenham, Genesis 16-50, 317. Waltke lưu ý rằng sự sốt sắng của thầy tế lễ Phi-nê-a (từ nhà Lê vi) được sử dụng cách thích đáng, đem lại cho ông một cơ nghiệp tốt hơn (xem Dân số ký 25). Waltke, Genesis, 467].
Mặc dù tính hung bạo của họ trong sự diệt chủng, các con trai của Gia-cốp đã lập cái nền đạo đức rất cao. Gia-cốp đã làm thinh. Phản ứng của các con trai Gia-cốp có thể nhắm thẳng vào cả Si-chem và Gia-cốp. Không làm một việc gì hết về sự cưỡng hiếp và rồi lại bằng lòng chấp nhận các thứ của lễ sau sự cố là một hành động giống như một gã ma cô [Wenham, Genesis 16-50, 317]. Gia-cốp đã phạm tội chễnh mãng. Tội lỗi không những là những điều bạn làm, mà những điều bạn không làm nữa! Gia-cốp đã phạm tội bởi việc đến sống ở Si-chem, để cho con gái ông đi ra thành phố, và không nghĩ ra một kế hoạch.
Câu chuyện nầy chứng tỏ quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Trong khi câu chuyện trong chương nầy tác động ở một cấp độ danh dự gia đình và mối quan tâm của mấy người anh dành cho đứa em gái bị cưỡng hiếp, tuy nhiên câu chuyện cũng chứa lẽ đạo chạy xuyên suốt truyện tích của Gia-cốp, nghĩa là, Đức Chúa Trời đang hành động qua và thường bất chấp những chương trình hạn chế, tự lo liệu của con người. Mục đích của tác giả không phải là tán thành những kế hoạch và mưu kế nầy của con người, nhưng để tỏ ra trong ân sũng tối cao của Ngài, Đức Chúa Trời vẫn đạt được ý định của Ngài qua họ [John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed].
Đức Chúa Trời đòi hỏi sự vâng phục hoàn toàn. Ngài xem khinh sự thoả hiệp giống như bịnh hecpet môi. Khi chúng ta thỏa hiệp, Ngài sẽ kỷ luật chúng ta rồi để cho chúng ta kinh nghiệm những hậu quả đối với mọi hành động của chúng ta. Nhưng các tin tức tốt lành là đây: Đức Chúa Trời là thành tín bất chấp tình trạng tội lỗi của chúng ta. Ngài là Đức Chúa Trời chí cao, là Đấng có quyền hoàn thành mọi ý định của Ngài trong và qua chúng ta bất chấp chúng ta.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét